Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 150 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***




NGUYỄN THẾ THÀNH




ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH
Ở HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN




CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐINH VĂN ĐÃN





HÀ NỘI – 2014



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và hoàn toàn chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Nguyễn Thế Thành

















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi
lời cảm ơn đến TS. Đinh Văn Đãn – người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban quản lý đào tạo Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầ
y,
các cô trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn; Bộ môn KTNN & CS,
trong suốt qúa trình học tập và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Thanh tra tỉnh Hưng Yên, UBND
huyện Mỹ Hào, Thanh tra huyện, các Phòng chuyên môn, cơ quan có liên
quan thuộc UBND huyện Mỹ Hào, UBND các xã trong huyện đã cung cấp số
liệu liên quan đến đề tài và các đối tượng tham gia điều tra.
Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm
ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Nguyễn Thế Thành






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục chữ viết tắt viii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TRA
HÀNH CHÍNH 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm 5
2.1.2 Vai trò của thanh tra hành chính 9
2.1.3 Nguyên tắc công tác thanh tra hành chính 11
2.1.4 Đặc điểm của thanh tra hành chính 15
2.1.5 Nội dung đánh giá công tác thanh tra hành chính 20
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra hành chính 31
2.2 Cơ sở thực tiễn 39

2.2.1 Thực tiến về công tác thanh tra của một số nước trên thế giới 39
2.2.2 K
ết quả công tác thanh tra và bài học kinh nghiệm trong những
năm qua của Thanh tra Việt Nam 43

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 48
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 48
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 48
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 52
3.2 Phương pháp nghiên cứu 57
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 57
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 57
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 60
3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin 60
3.3 Hệ thống các ch
ỉ tiêu nghiên cứu 60
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 62
4.1 Đánh giá thực trạng công tác thanh tra hành chính ở huyện Mỹ Hào 62
4.1.1 Công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm 62
4.1.2 Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện thanh tra hành chính 67
4.1.3 Kết quả công tác thanh tra hành chính 81
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra hành chính ở
huyện Mỹ Hào. 92
4.2.1 Cơ chế, chính sách liên quan đến công tác thanh tra 92
4.2.2 Chất lượng và số l
ượng cán bộ thanh tra 95
4.2.3 Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và chi ngân sách hàng

năm phục vụ công tác thanh tra hành chính 98
4.2.4 Sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra cấp trên và của lãnh đạo huyện 101
4.2.5 Sự phối hợp của đối tượng bị thanh tra 101
4.2.6 Sự phối hợp của các cơ quan liên quan 103
4.3 Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra hành chính ở huyện Mỹ Hào 105
4.3.1 Nhóm giải pháp về đổ
i mới cơ chế, chính sách 105
4.3.2 Nhóm giải pháp về nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ 108

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v

4.3.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy trình thanh tra 112
4.3.4 Tăng cường điều kiện vật chất, trang thiết bị và ngân sách cho
công tác thanh tra hành chính 115
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117
5.1 Kết luận 117
5.2 Kiến nghị 118
5.2.1 Đối với Nhà nước 118
5.2.2 Đối với huyện Mỹ Hào 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 121














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 - 2014 50
3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 - 2014 53
3.3 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của huyện 56
4.1 Chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm 64
4.2 Ý kiến đánh giá của Thanh tra tỉnh, huyện và cán bộ huyện liên
quan về kế hoạch thanh tra của huyện 66
4.3 Lự
c lượng, cán bộ, thanh tra viên Thanh tra huyện Mỹ Hào 67
4.4 Tổ chức bộ máy thực hiện theo nội dung thanh tra 68
4.5 Tình hình công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra 69
4.6 Công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra theo lĩnh vực TTr 70
4.7 Tình hình thực hiện các nội dung của thanh tra hành chính 71
4.8 Việc thực hiện nội dung thanh tra theo lĩnh vực thanh tra 73
4.9 Kết thúc thanh tra hành chính 74
4.10 Đánh giá công tác thực hiện quy trình thanh tra 75
4.11 Tình hình chấp hành thời hạn thanh tra 76
4.12 Việc chấp hành công khai kết luận thanh tra
77
4.13 Đôn đôc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau TTr 78
4.14 Phân theo nội dung thanh tra 80
4.15 Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra ở huyện Mỹ Hào giai đoạn

2012 – 2014 81
4.16 Kết quả thanh tra phát hiện sai phạm về kinh tế 83
4.17 Phân theo lĩnh vực thanh tra từ năm 2012 - 2014 85
4.18 Đánh giá về kết quả qua công tác thanh tra hành chính Phát hiện
sai phạm 90
4.19 Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc thanh tra
91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii

4.20 Đánh giá về cơ chế, chính sách liên quan đến công tác TTr 94
4.21 Trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng cán bộ,
thanh tra viên Thanh tra huyện Mỹ Hào (tính đến 30/10/2014) 96
4.22 Tình hình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực
lượng thanh tra huyện Mỹ Hào 97
4.23 Tình hình chi ngân sách cho công tác thanh tra hành chính
hàng năm 99
4.24 Cơ sở vật chất, trang thiết bị (đến 30/10/2014) 100
4.25 Đánh giá về sự phối hợp của đối t
ượng thanh tra 102
4.26 Tình hình tham gia phối hợp của các cơ quan liên quan 104



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UBND Ủy ban nhân dân
TTr Thanh tra

KH Kế hoạch
BTC Bộ Tài chính
TTCP Thanh tra Chính phủ
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
TTV Thanh tra viên
XDCB Xây dựng cơ bản
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TC – KH Tài chính – Kế hoạch
KT – XH Kinh tế - xã hội
PL Pháp luật
WTO Tổ chức thương mại thế giới










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kỳ hoạt động quản lý nào, để đảm bảo hiệu quả và đạt được
mục tiêu đề ra, nhất thiết phải tiến hành công tác thanh tra, phải coi thanh tra
là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục của quá trình quản lý. Có thể thấy thanh
tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước; là phương thức

đảm bả
o pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện
quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa. Song song với đó đòi hỏi phải xây dưng hệ thống
quản lý đồng bộ trên các lĩnh vực, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhữ
ng yêu cầu
của nền kinh tế thị trường đặt ra. Một thực tế hiện nay, công tác quản lý nhà
nước các cấp còn bộc lộ nhiều bất cấp, hàng loạt các vụ việc tiêu cực về tham
ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát đang diễn ra một cách công khai, trầm
trọng, gây nên những thiệt hại rất lớn cho đất nước. Chính vì vậy thời gian
qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác thanh tra nói chung và
công tác thanh tra hành chính nói riêng. Trong Văn kiện Đạ
i hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI đã xác định: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí thực hành tiết kiệm. Tiếp tục hoàn thiện
thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham nhũng,
lãnh phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãnh phí; thực hiện
chế độ công khai minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành
chính, đơn vị cung ứng dịch v
ụ công, doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu
tư xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước…” [3]. Để đảm bảo
thực hiện được mục tiêu trên, ngành thanh tra được Đảng và Nhà nước giao
nhiệm vụ như là một công cụ quan trọng trong công cuộc phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, thất thoát, những vấn đề mà trong thời gian qua gây bức xúc,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2

làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và
sự quản lý của Nhà nước.

Những năm qua huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên được đánh giá là một
trong những huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều diện tích đất nông
nghiệp đã bị thu hồi để chuyển đổi cho phát triển công nghiệp và các khu đô
thị. Các xã, thị trấn trong tỉnh đã và đang tập chung triển khai nhi
ều chương
trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, phát triển nông thôn mới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong
quá trình tổ chức thực hiện cũng còn nhiều bất cập. Hàng năm Ủy ban nhân
dân huyện (UBND) luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác
thanh tra hành chính, nhằm kịp thời phát hiện chấn chỉnh những tồn tại, sai
phạm trong công tác quản lý; phòng ngừa tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra hành chính còn bộc lộ nhiều
điểm hạn chế như: chất lượng các cuộc thanh tra chưa cao; đội ngũ cán bộ,
thanh tra viên chưa được kiện toàn, bổ sung nên còn thiếu và yếu; điều kiện
về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra hành chính còn
chưa được đầu tư đ
úng mức.
Do vậy, để từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh
tra hành chính ở huyện Mỹ Hào là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện
nay. Thông qua đó giúp cho công tác quản lý, uốn nắn kịp thời những khiếm
khuyết, điều chỉnh kịp thời cơ chế, chính sách cho phù hợp, tránh sự xơ cứng,
quan liêu. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần làm trong
sạch bộ máy, nh
ằm làm cho Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân.
Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả lưa chọn đề tài “Đánh giá công
tác thanh tra hành chính ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên” làm luận văn
thạc sỹ kinh tế của mình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thanh tra hành chính ở huyện
Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trong những năm qua, từ đó đề xuất những giải pháp
chủ yếu nhằm từng bước hoàn thiện công tác thanh tra hành chính ở huyện
Mỹ Hào cho đến năm 2020.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh
tra hành chính.
- Đ
ánh giá thực trạng công tác thanh tra hành chính ở huyện Mỹ Hào,
tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thanh tra
hành chính ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên cho những năm tiếp theo.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động thanh tra hành chính ở huyện
Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về n
ội dung:
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác thanh tra hành chính.
- Nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra hành chính ở huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên. Đề tài tập trung đánh giá thực trạng công tác thanh tra
hành chính ở các lĩnh vực gồm: thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai;
công tác quản lý thu, chi ngân sách; công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
và thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế, do Thanh tra huyện phối hợp
với các cơ
quan có liên quan thuộc UBND huyện Mỹ Hào thực hiện.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra hành chính ở

huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên cho những năm tiếp theo. Phù hợp với thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4

tiễn quản lý, với quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với xu
hướng phát triển kinh tế xã hội hiện nay, cũng như xu hướng hội nhập kinh
tế thế giới.
* Về thời gian:
- Số liệu nghiên cứu thu thập để phân tích tình hình công tác thanh tra
hành chính ở huyện Mỹ Hào trong 3 năm từ năm 2012- 2014.
- Số liệu điều tra đánh giá công tác thanh tra hành chính ở điểm nghiên
cứu tập trung chủ y
ếu vào năm 2014.
- Các giải pháp đề xuất đến năm 2020.
* Về không gian:
- Phạm vi nghiên cứu công tác thanh tra hành chính ở huyện Mỹ Hào,
tỉnh Hưng Yên.
- Thực hiện tại các xã, các đơn vị là đối tượng thanh tra đã được thanh
tra trong những năm qua trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
THANH TRA HÀNH CHÍNH

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm về thanh tra: Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ
nguồn gốc La tinh (Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự
kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng nhất
định. Theo Từ điển pháp luật Anh - Việt, thanh tra “là sự kiểm soát, kiểm kê
đố
i với đối tượng bị thanh tra”. Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích thanh
tra “là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm
quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định - sự tác động có tính trực
thuộc”. Theo Từ điển tiếng Việt “thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc
làm của
địa phương, cơ quan, xí nghiệp” [20]. Với nghĩa này, Thanh tra bao
hàm nghĩa kiểm soát nhằm: “xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với
quy định”. Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định: “Người làm
nhiệm vụ thanh tra” “đoàn thanh tra của Bộ” và “đặt trong phạm vi quyền
hành của một chủ thể nhất định”.
Quan niệm về thanh tra hiện nay cũng như trong lịch sử nước ta được
thể
hiện qua mô hình các cơ quan nhà nước, các quy định của Hiến pháp và
pháp luật và được đề cập ở các giác độ khác nhau:

Thời kỳ phong kiến, khái niệm thanh tra chưa được sử dụng, nhưng các
triều đại Lý, Trần, Lê có cơ quan gọi là “Ngự sử đài” với chức năng gần
giống như cơ quan Thanh tra nhà nước hiện nay và có chức “Quan ngự sử”
đứng đầu Ngự sử đài. Ngự sử
đài có nhiệm vụ giúp vua trong việc theo dõi,
xem xét các công việc hệ trọng của triều đình. Quan ngự sử đời nhà Trần có
quyền tiền trảm hậu tấu và là chức quan duy nhất có quyền can gián vua. Thời
Lê có hàm “Gián nghị đại phu” phong tặng cho bất cứ bề tôi nào dám nói

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6

thẳng, nói đúng sự thật, Gián nghị đại phu có quyền can gián nhà vua những
việc nên làm và những việc không nên làm.
Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta chưa sử dụng
thuật ngữ “thanh tra”, hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được giao cho một
cơ quan chuyên trách nào, mà quyền “kiểm soát” đối với Chính phủ được
giao cho Ban Thường vụ của Nghị viện: “khi Nghị viện không họp, Ban
Thường vụ có quyền kiể
m soát, phê bình Chính phủ” [11] .
Ngày 23/11/1945, chỉ sau ba tháng từ khi Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hoà ra đời, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra
đặc biệt. Sắc lệnh nêu rõ: “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt,
có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Uỷ ban
nhân dân và các cơ quan của Chính phủ”, từ đây thuật ngữ “thanh tra” xuất
hiện, quyền thanh tra được xác định và chính thức giao cho Chính phủ.
Hi
ến pháp năm 1959 cũng đề cập đến một số nội dung về kiểm tra việc
thi hành các quyết định quản lý nhà nước: “Các Bộ trưởng và thủ trưởng các
cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ ra đời những thông tư, chỉ thị và kiểm tra
việc thi hành các thông tư và chỉ thị ấy” và “Uỷ ban hành chính các cấp chiếu

theo quyền hạn do luật định mà ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việ
c thi hành
những quyết định chỉ thị ấy” [12]. Như vậy, thanh tra, kiểm tra ở đây ngoài
việc xem xét vi phạm của các cơ quan, nhân viên hành chính hay Chính phủ
còn mở rộng ra giám sát, kiểm tra các hoạt động xây dựng, ban hành, thực
hiện các văn bản pháp quy.
Hiến pháp năm 1980 đã sử dụng thuật ngữ “thanh tra” với nội dung là
một chức năng của cơ quan quản lý nhà nước. Khoản 15 Điều 107 của Hiế
n
pháp quy định Hội đồng Bộ trưởng có nhiệm vụ: “tổ chức và lãnh đạo công
tác thanh tra và kiểm tra của Nhà nước”, Điều 110 quy định: “Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra
việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng nhà nước, Hội đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7

Bộ trưởng”. Về Uỷ ban nhân dân, Điều 124 quy định: “Uỷ ban nhân dân các
cấp chiểu theo quyền hạn ho luật định, ra những quyết định, chỉ thị và kiểm
tra việc thi hành những văn bản đó” [13].
Đến Hiến pháp năm 1992, khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện
rõ hơn. Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ có nhiệm vụ “tổ chức và lãnh
đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nướ
c, công tác thanh tra, kiểm tra
nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân”. Điều 115 quy định: “… Chính phủ ra
nghị quyết, nghị định, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra
việc thi hành các văn bản đó …”. Đối với Bộ trưởng, các thành viên khác của
Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ “ra quyết định, chỉ thị,
thông t
ư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó…” (Điều 116). Đối với Uỷ

ban nhân dân, Điều 124 Hiến pháp năm 1992 cũng quy định “Uỷ ban nhân
dân… ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó” [14].
Từ Pháp lệnh thanh tra năm 1990, Luật thanh tra năm 2004 và hiện
nay là Luật Thanh tra năm 2010, hoạt động thanh tra của các tổ chức Thanh
tra được xác định là một chức năng thiết yếu c
ủa cơ quan quản lý nhà nước.
Điều 3 Luật thanh tra năm 2010 xác định: “Thanh tra nhà nước là hoạt động
xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành” [16].
Như vậy có thể thấy, thanh tra không đồng nhất với hoạt động đi
ều
hành, quản lý, khác với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ. Trong
hoạt động, thanh tra thực thi quyền lực của Nhà nước, tác động đến đối tượng
bị quản lý, nhằm mang lại cho chủ thể quản lý những thông tin chính xác,
khách quan, để từ đó có biện pháp chấn chỉnh hoạt động quản lý. Hoạt động
thanh tra không chỉ xem xét tính hợp pháp, mà còn xem xét tính hợp lý của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8

hành vi của đối tượng quản lý. Bản chất của hoạt động thanh tra không phải
chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm, mà điều quan trọng hơn là tìm ra nguyên nhân
vi phạm để từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm. Nếu
cho rằng, thanh tra là phát hiện hành vi vi phạm và áp dụng biện pháp xử phạt
vi phạm hành chính thì đó là việc nhận thức không đúng với bản chất của hoạ
t
động thanh tra. Ngược lại, thanh tra phải chỉ ra được những việc làm được,
những thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân của nó và phải thực sự trở thành
''tai mắt của trên, là người bạn của dưới'' theo đúng như mong muốn và yêu

cầu của Bác Hồ đối với ngành thanh tra.
* Khái niệm hành chính:
Hành chính theo nghĩa rộng là chỉ những hoạt động, những tiến trình
chủ yếu có liên quan đến nhữ
ng biện pháp để thực thi các mục tiêu, nhiệm vụ
đã được xác định trước. Khi có từ hai người trở lên cùng làm việc với nhau,
thì xuất hiện một hình thức thô sơ của quản lý, dạng quản lý này chính là hoạt
động hành chính, hay nói cách khác hành chính là một dạng của quản lý.
Hành chính là một loại hoạt động chung nhất của các nhóm người hợp tác với
nhau để hoàn thành các mục tiêu mà họ muốn hướng tới. Như vậy hành chính
chính là nhữ
ng biện pháp tổ chức các nhóm người hợp tác trong hoạt động
với nhau để thực hiện những mục tiêu mà cả nhóm người đó muốn hướng tới.
Theo nghĩa hẹp, hành chính là những hoạt động quản lý các công việc
của Nhà nước và như vậy hành chính xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà
nước. Khi Nhà nước ra đời thì cũng xuất hiện ngay hoạt động hành chính, nó
cũng tồn tạ
i và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.
* Khái niệm thanh tra hành chính:
Theo khái niệm quy định tại Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra
hành chính được xác định như sau: “Thanh tra hành chính là hoạt động
thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9

quyền hạn được giao”.
Như vậy xét về mặt tổ chức: Thanh tra hành chính là hoạt động được
đảm nhiệm bởi các cơ quan thanh tra được tổ chức theo cấp hành chính. Ở
trung ương là Thanh tra Chính phủ; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

gọi là thanh tra tỉnh; ở huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh là thanh tra huyện.
Về mặt nội dung thanh tra: Ngoài thanh tra việc thực hiện chính sách,
pháp luật, thanh tra hành chính còn thanh tra việc thực hi
ện nhiệm vụ cơ
quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp.
Nó thể hiện quan hệ trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát giữa
cấp trên đối với cấp dưới, giữa cơ quan có thẩm quyền với đối tượng trực
thuộc chịu sự quản lý. Mục đích là nhằm xem xét, đánh giá trong tổ chức
và hoạt động của cơ quan, t
ổ chức và cá nhân có tuân thủ các quy định của
pháp luật không. Mặt khác, còn nhằm xem xét, đánh giá về việc thực hiện
các nhiệm vụ được giao mang tính kế hoạch, chỉ đạo, điều hành giữa cơ
quan cấp trên đối với cấp dưới có được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng
đắn hay không.
2.1.2. Vai trò của thanh tra hành chính
Thanh tra là một nội dung, một chức năng thiết yếu của quản lý nhà
nước: Theo quan đ
iểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, khi có quản lý là phải có
thanh tra. Lênin nói “Thanh tra và quản lý là một chứ không phải là hai”.
Người cho rằng mục đích của thanh tra là nhằm xây dựng “khả năng biết làm,
biết thành thạo trong quản lý”. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công
tác thanh tra cũng dựa trên những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Người nói: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dướ
i” và “Thanh
tra là để theo dõi, xem xét kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phương đã
chấp hành như thế nào”, “nếu họ làm sai hay gặp khó khăn, còn giúp họ làm
cho đúng với nghị quyết, chỉ thị của trên đưa xuống”. Thanh tra là một trong
những phương thức thực hiện chức năng quản lý của Nhà Nước. Nội dung cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10


bản của quản lý nhà nước bao gồm 3 mặt thống nhất chặt chẽ với nhau: Ban
hành quyết định quản lý; tổ chức, phân công, chỉ đạo việc thực hiện các quyết
định quản lý; và kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý.
Mặt khác, các nghị quyết của Đảng đều khẳng định vai trò quan trọng
của công tác thanh tra đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý. Đảng ta cho
rằng: “Tổ chức Thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng và chính quyền trong
việc kiểm tra sự chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế
hoạch của Nhà nước”. Gần đây, trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương
Đảng ta đã nhấn mạnh quan điểm coi thanh tra là một nội dung quan trọng
của quản lý, nhằm “thiết lập kỷ cương xã hội, tăng cường hiệ
u quả quản lý
nhà nước”.
Thanh tra là một phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng: Một nét
đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta là có sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn
diện đối với toàn bộ đời sống xã hội và toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước. Đảng lãnh đạo thông qua các chỉ thị, nghị quyết. Các chỉ thị, nghị quyết
này đượ
c Nhà nước thể chế hoá thành các văn bản pháp luật. Chính vì vậy,
hoạt động thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, suy cho cùng, cũng
là nhằm đảm bảo cho các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống. Cũng
chính vì vậy, hoạt động thanh tra với tư cách là một phương diện hoạt động
của bộ máy nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong cơ ch
ế Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Đảng lãnh đạo Nhà nước
thông qua những phương thức như: Hoạch định chính sách và những giải
pháp lớn để định hướng cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Những chính sách của Đảng sẽ được Nhà nước thể chế hoá bằng pháp luật và
tổ chức thực hiện; đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức,
định ra chủ trương, biện

pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; giới thiệu những đảng viên hoặc
người có phẩm chất, có năng lực, có uy tín để nhân dân bầu hoặc để Nhà nước
bổ nhiệm giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước; kiểm tra việc thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11

đường lối, chính sách của Đảng; kiểm tra các tổ chức đảng, các đảng viên
trong bộ máy nhà nước trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
Thanh tra là phương thức bảo đảm pháp chế, ngăn ngừa, phát triển và
xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Một trong những nguyên tắc cơ bản
của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội
ch
ủ nghĩa. Nội dung của nguyên tắc pháp chế là sự bảo đảm cho pháp luật
được tuân thủ một cách tuyệt đối, đồng thời hệ thống pháp luật cũng phải
hoàn chỉnh để đảm bảo pháp luật được thực hiện. Công tác thanh tra, đánh giá
được việc chấp hành pháp luật đồng thời phát hiện các quy định pháp luật
chưa hoàn thiện để tạo cơ sở xây dựng hệ thống pháp luậ
t hoàn chỉnh.
Nói tóm lại, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì thanh tra là
một nội dung, là một chức năng của quản lý nhà nước. Thanh tra là phương
thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.
2.1.3. Nguyên tắc công tác thanh tra hành chính
a) Mục tiêu công tác thanh tra hành chính
Hoạt động thanh tra hành chính nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luậ
t để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các
biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

Phát hiện và kết luận những việc đã làm được, những tồn tại, sai phạm
trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; từ đó phân tích, tìm rõ nguyên
nhân khách quan, chủ quan; xác định trách nhiệm của tập thể
, cá nhân có liên
quan, đồng thời có những kiến nghị xử lý cụ thể đối với từng sai phạm.
b) Nguyên tắc công tác thanh tra hành chính
Trong hoạt động thanh tra hành chính, các nguyên tắc được hiểu là
những tư tưởng, định hướng chủ đạo, đúng đắn, khách quan và khoa học,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12

được quy định trong pháp luật thanh tra mà các cơ quan quản lý nhà nước, các
tổ chức thanh tra, cán bộ, thanh tra viên phải tuân theo trong quá trình thực
hiện thanh tra kinh tế, xã hội và phòng, chống tham nhũng. Các nguyên tắc
này không chỉ thể hiện trong toàn bộ quá trình tiến hành thanh tra mà nó phải
trở thành ý thức của từng cán bộ, công chức, thanh tra viên trong suy nghĩ và
trong hành vi, hành xử cụ thể khi thực thi nhiệm vụ, công vụ trên cương vị của
mình. Các nguyên tắc hoạt động thanh tra chỉ đạo và chi phối mối quan h
ệ trong
thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra đạt được mục đích đề ra.
Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra được ghi nhận trong các văn
bản pháp luật về thanh tra. Trên cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng
về hoạt động thanh tra, Nhà nước thể chế hóa vào các văn bản pháp luật cụ
thể trong lĩnh vực này. Những văn bản pháp luật quan trọng ghi nhận các
nguyên tắ
c làm cơ sở, nền tảng và định hướng cho các quy định cụ thể về tổ
chức và hoạt động thanh tra được phát triển và kế thừa từ Pháp lệnh Thanh tra
năm 1990 đến Luật Thanh tra năm 2004, Luật Thanh tra năm 2010, cụ thể:
Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, tại Điều 5 quy định “Hoạt động thanh tra chỉ
tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp

thời. Không một cơ quan, tổ chức ho
ặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp
luật vào hoạt động thanh tra”. Nguyên tắc này nhấn mạnh khá rõ sự độc lập
của thanh tra và gần giống với nguyên tắc hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Nguyên tắc này có yếu tố hợp lý tại thời điểm ban hành Pháp lệnh, đặc biệt
trong hoàn cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền mà ở đó, pháp luật có vị trí
thượng tôn, hoạt động của mọi cá nhân, cơ quan, tổ
chức đều phải tuân thủ
pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Pháp lệnh Thanh tra thì
nguyên tắc này cũng nảy sinh những điểm bất hợp lý. Trên thực tế, hoạt động
thanh tra không thể có sự độc lập hoàn toàn mà còn phụ thuộc vào cơ quan
quản lý. Hoạt động thanh tra không thể tách rời hoạt động quản lý, do vậy,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13

những nguyên tắc hoạt động thanh tra cũng không thể tách rời hay khác biệt
những nguyên tắc của hoạt động quản lý.
Luật Thanh tra năm 2004 tại Điều 5 quy định “Hoạt động thanh tra
phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công
khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra”. So với các nguyên tắc được
quy định trong Pháp lệ
nh Thanh tra năm 1990 thì các nguyên tắc hoạt động
thanh tra đã được thay đổi đáng kể. Nguyên tắc “Không một cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh
tra” không còn được quy định mà thay vào đó là nguyên tắc “không làm cản
trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh
tra” theo Luật Thanh tra 2004. Điều này xuất phát từ thực tiễn của hoạt động
thanh tra cho th
ấy, khi tiến hành thanh tra dù là dưới hình thức thanh tra theo

chương trình, kế hoạch hay thanh tra đột xuất, thì ít hay nhiều cũng thu hút sự
chú ý của dư luận và ảnh hưởng đến tâm lý của đối tượng thanh tra và các đối
tượng có liên quan. Khi tiến hành thanh tra một cơ quan, tổ chức hay cá nhân
nào thì hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó ít nhiều cũng
bị ảnh hưởng. Và có những ảnh hưởng mang tính tiêu cực đến hoạt động bình
thường của đối tượng thanh tra, gây tác động xấu đến tình hình sản xuất kinh
doanh hay hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị. Do đó, Luật Thanh tra
2004 đã quy định nguyên tắc này, nhằm đảm bảo hoạt động thanh tra không
tác động xấu đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, mà chỉ giúp
cho cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra thấy được những sai sót, hạn chế
trong tổ
chức và hoạt động của mình để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Bên cạnh đó, nguyên tắc đầu tiên cũng được sửa đổi cho phù hợp với
thực tiễn quản lý nhà nước, do thanh tra là một chức năng của quản lý. Đó là
thay đổi cụm từ “chỉ tuân theo pháp luật” bằng “phải tuân theo pháp luật”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14

Nếu như “chỉ tuân theo pháp luật” cho thấy pháp luật là thượng tôn, là kim
chỉ nam và là cơ sở cho mọi hoạt động thanh tra. Mọi xem xét, đánh giá chỉ
dựa vào các quy định pháp luật, không tính đến các yếu tố xã hội khác như sự
hợp lý, sự phù hợp với tồn tại xã hội, với thực tế xã hội đầy biến động mà công
tác quản lý phải điều chỉnh hàng ngày. Như vậy nếu “chỉ
” tuân theo pháp luật sẽ
khiến cho việc đánh giá bị hạn chế đi những nhân tố tích cực, phù hợp với đời
sống xã hội nhưng lại có thể chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc pháp luật điều
chỉnh nhưng đã lỗi thời, chưa kịp sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nguyên tắc hoạt
động “phải” tuân theo pháp luật mở đường cho sự
đánh giá và ghi nhận cả về sự
hợp lý, phù hợp của các quyết định, hành vi của các cơ quan, tổ chức và cá nhân

là đối tượng thanh tra. Do đó hoạt động thanh tra có ý nghĩa hơn trong việc giúp
cho quản lý thực hiện tốt, hiệu quả vai trò của mình.
Luật Thanh tra năm 2010 tại Điều 7 quy định hoạt động thanh tra “tuân
theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân
chủ, kịp thời; Không trùng lặp về phạ
m vi, đối tượng, nội dung, thời gian
thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở
hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra”
[16]. Việc quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra trong Luật Thanh tra là
hết sức cần thiết, trên thực tế nguyên tắc này không chỉ giúp cho hoạt động
thanh tra được thực hiện một cách nghiêm túc, công khai, minh bạch mà còn
giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối t
ượng thanh tra, không bị ảnh
hưởng đến hoạt động của mình. Bên cạnh đó, nguyên tắc mới được bổ
sung, không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra
giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra là một yêu cầu đòi hỏi từ thực
tiễn bất cập trong việc thực hiện Luật thanh tra năm 2004, khi có nhiều hoạt
động thanh tra bị trùng lắp về đối tượ
ng, thời gian, gây lãng phí nguồn lực và
ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công tác thanh tra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15

Tóm lại hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói
riêng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực,
công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường
của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn
thanh tra, thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra, phải thực hiện đúng các
quy định của pháp luật về thanh tra và phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành

vi, quyết định của mình.
Sau khi kế
t thúc thanh tra, phải có Kết luận thanh tra; các Đoàn thanh
tra phải bàn giao đủ hồ sơ, tài liệu, chứng lý cho cơ quan quyết định thanh tra
theo đúng quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Đây là những yêu cầu cụ thể về nguyên tắc hoạt động thanh tra nói
chung và công tác thanh tra hành chính nói riêng. Các Đoàn thanh tra, phải
tuân thủ đúng nguyên tắc này trong quá trình hoạt động, thực hiện nhiệm vụ,
đảm bảo đoàn thanh tra thực hi
ện đúng chức năng theo pháp luật quy định.
2.1.4. Đặc điểm của thanh tra hành chính
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Về chủ thể thanh tra: Đó là các cơ quan quản lý nhà nước. Thanh tra
được coi là chức năng thiết yếu của cơ quan qu
ản lý nhà nước, là công cụ
quan trọng của quản lý nhà nước. Hoạt động đó có thể do thủ trưởng cơ quan
quản lý quyết định hoặc do một loại cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan
quản lý nhà nước tiến hành, đó là các cơ quan thanh tra nhà nước được tổ
chức theo cấp hành chính. Ở Trung ương là Thanh tra Chính phủ; ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương gọi là Thanh tra tỉnh; ở huyện, qu
ận, thị xã
thuộc tỉnh là Thanh tra huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16

- Về đối tượng thanh tra: Đó là các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự
quản lý. Có thể thấy đối tượng thanh tra là rất rộng, tương ứng theo đối tượng
quản lý.

- Về nội dung thanh tra: Đó là xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện
chính sách, pháp luật; việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
quyền quản lý trực tiếp. Như vậy, n
ội dung thanh tra là khá toàn diện, nó bao
gồm từ việc xem xét làm rõ hoạt động hay hành vi của cơ quan, tổ chức, cá
nhân, đánh giá những hoạt động và hành vi đó, đồng thời đưa ra những biện
pháp xử lý kịp thời bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý.
2.1.4.1 Thanh tra hành chính gắn liền với quản lý nhà nước
Với tư cách là một chức năng, là một giai đoạn của chu trình quản lý
nhà nước, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước. Thanh tra là một phạm trù
lịch sử, thanh tra gắn liền với quá trình lao động xã hội. Chính bản chất của
quá trình lao động xã hội đã đòi hỏi tính tất yếu phải có quản lý để điều hoà
những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự
khác nhau giữa sự vận động của cả cơ chế s
ản xuất với sự vận động của các
yếu tố khách quan, độc lập hợp thành cơ chế sản xuất đó.
Như vậy, việc xem xét, định hướng, đánh giá kết quả quản lý là một
phương diện của quản lý xã hội. Quản lý nhà nước là một bộ phận quản lý xã
hội và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó có thanh tra.
Trong mối quan hệ giữa qu
ản lý và thanh tra thì quản lý nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (đề ra đường lối, chủ trương,
quy định thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, sử dụng các kết quả, các
thông tin từ phía các cơ quan Thanh tra). Mặt khác, hoạt động chấp hành của
quản lý nhà nước thường bao hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình
thực hiện các văn bản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiể
m tra nghiêm ngặt của
các cơ quan có thẩm quyền.

×