Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại sở Tài nguyên và môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.25 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRẦN XUÂN MẠNH



ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA,
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO,
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI SỞ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2009 - 2013



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI


















Thái Nguyên - 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRẦN XUÂN MẠNH



ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA,
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO,
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI SỞ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2009 - 2013


Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã ngành: 60 85 01 03


LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Viết Khanh







Thái Nguyên - 2014

i
LỜI CAM ĐOAN


- Tôi xin cam đoan những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực.
- Tôi xin cam đoan mọi số liệu và các thông tin trích dẫn trong
luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn





Trần Xuân Mạnh





ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, Tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã
tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Trần Viết Khanh, Phó
Giám đốc trường Đại học Thái nguyên đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh
Phúc, các phòng, ban chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh
Phúc và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên
cứu thực hiện đề tài tại Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc.
Xin cảm ơn sự góp ý chân thành của Thầy, Cô giáo Khoa Tài nguyên và
Môi trường, Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp và bạn bè đã
tạo điều kiện về mọi mặt giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./.

Tác giả luận văn





Trần Xuân Mạnh




iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.4. Ý NGHĨA 2

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1. THANH TRA 4

1.1.1. Khái niệm thanh tra 4

1.1.2.Thanh tra Nhà nước 4

1.1.3. Đối với Thanh tra chuyên ngành đất đai 12

1.2. KHIẾU NẠI 15


1.2.1. Khái niệm 15

1.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai 15

1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại 16

1.2.4. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai 18

1.3. TỐ CÁO 20

1.3.1. Khái niệm 20

1.3.2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo 20

1.3.3. Trình tự giải quyết và hình thức tố cáo 21

1.3.4. Quy trình xử lý và Thời hạn giải quyết tố cáo 22

1.4. TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI 24

1.4.1. Khái niệm 24

1.4.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai 24

1.4.3 Trình tự giải quyết tranh chấp về đất đai 25

2. CƠ SỞ THỰC TẾ 27

2.1. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC CUỘC THANH TRA 27


2.2. TIẾP DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP VỀ
ĐẤT ĐAI TRÊN CẢ NƯỚC 28


iv
2.2.1. Về tiếp công dân 28

2.2.2. Về xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo 28

2.2.3. Thống kê sơ bộ kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm
quyền trên phạm vi cả nước 28

2.24. Kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai ở đồng bằng sông Cửu Long 30

3. CƠ SỞ PHÁP LÝ 33

Chương 2:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 36
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 36

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 36

2.3.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai 36

2.3.2. Đánh giá công tác thanh tra đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi

trường trong những năm gần đây 36

2.3.3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại Sở
Tài nguyên và Môi trường trong những năm gần đây 37

2.3.4. Kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc giai
đoạn 2009 – 2013 37

2.3.5. Tổng hợp tình hình tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc từ năm 2009– 2013 37

2.3.6. Đánh giá công tác thanh tra, tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh
Phúc giai đoạn 2009 – 2013 37

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.4.1. Thu thập số liệu 38

2.4.2. Phương pháp thống kê và so sánh 38

2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu 38

Chương 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 39


3.1.1. Điều kiện tự nhiên 39


v
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 42

3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT 46

3.2.1. Tình hình sử dụng đất nói chung tại địa phương 46

3.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA, TIẾP DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 56

3.3.1. Đánh giá công tác thanh tra đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi
trường trong những năm gần đây. 56

3.3.2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại Sở
Tài nguyên và Môi trường trong những năm gần đây. 59

3.3.3. Kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc giai
đoạn 2009 – 2013 68

3.3.4. Tổng hợp tình hình tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc từ năm 2009 – 2013 74

3.3.5. Đánh giá công tác thanh tra, tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố

cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh
Phúc giai đoạn 2009 – 2013 80

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 88

1. KẾT LUẬN 88

1.1. Công tác thanh tra 88

1.2. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai 89

2. ĐỀ NGHỊ 90

2.1. Công tác thanh tra 90
2.2. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92



vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT



BĐS : Bất động sản
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CTBCVT : Công trình bưu chính viễn thông
ĐGHC: : Địa giới hành chính
GCN : Giấy chứng nhận
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB : Giải phóng mặt bằng
HĐND : Hội đồng nhân dân
KNTC : Khiếu nại tố cáo
QH - KHSDĐ : Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất
STT : Số thứ tự
TS, CQ, CTSNNN : Trụ sở, cơ quan, công trình, sự nghiệp Nhà nước
TN & MT : Tài nguyên và Môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
V/v : Về việc
VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 45
Bảng 3.2 Kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn tỉnh 51
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 53
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả thanh tra, xử lý vi phạm đất đai tại Sở Tài
nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc các năm 2009 - 2013. 58
Bảng 3.5: Tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại Sở
Tài nguyên và Môi trương Vĩnh Phúc qua các năm 2009– 2013 60
Bảng 3.6: Tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở
Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2009 – 2013 trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc 61
Bảng 3.7: Tổng hợp đơn thư khiếu nại về đất đai tại Sở Tài nguyên và
Môi trường giai đoạn 2009 – 2013 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 63
Bảng 3.8: Tổng hợp đơn thư tố cáo về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi

trường giai đoạn 2009 – 2013 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 65
Bảng 3.9: Tổng hợp đơn thư tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và
Môi trường giai đoạn 2009 – 2013 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 67
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất
đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2009 - 2013 trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 69
Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả đơn thư tố cáo về đất đai tại Sở Tài nguyên
và Môi trường giai đoạn 2009 - 2013 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 71
Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai tại Sở Tài
nguyên và Môi trường giai đoạn 2009 – 2013 trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc 73
Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về
đất đai tại sở Tài nguyên Môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc từ năm 2009 – 2013 75

1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thành, tồn tại và phát
triển trên nền tảng quan trọng nhất đó là đất đai. Ngay từ khi xuất hiện, con
người đã lấy đất đai làm nơi cư ngụ, sinh tồn, phát triển. Ngày nay đất đai trở
thành tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, nó luôn gắn với
cuộc sống, với lao động của con người nên có vai trò hết sức to lớn trong đời
sống xã hội. Tuy nhiên, đất đai chỉ phát huy tác dụng dưới sự tác động tích
cực và thường xuyên của con người.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, công tác quản lý về đất đai của Nhà
nước ta luôn là vấn đề hàng đầu. Tuy nhiên, chính vì những tính chất đặc biệt
của đất đai mà công tác quản lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Thực tế, trong những năm gần đây, đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng, bức

xúc của toàn xã hội. Trong thực tế công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều
bất cập, bên cạnh những địa phương, những đơn vị thực hiện quản lý và sử dụng
đất đúng pháp luật vẫn còn không ít các địa phương, đơn vị buông lỏng công tác
quản lý đất đai. Việc thực hiện pháp luật đất đai chưa tốt không chỉ đối với các
chủ sử dụng đất mà ngay cả với cơ quan Nhà nước. Do vậy vẫn xảy ra nhiều vi
phạm như: sử dụng đất không đúng mục đích được giao, lấn, chiếm đất đai, mua
bán đất trái phép, giao đất và cấp đất không đúng thẩm quyền… dẫn đến các tranh
chấp, khiếu kiện, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật đất đai ngày càng nhiều. Ở
những địa phương yếu kém, những khiếu nại, tố cáo đó dẫn đến các đơn thư yêu
cầu giải quyết liên tục bị tồn đọng, trở thành điểm nóng tác động xấu đến mọi mặt
đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, làm giảm niềm tin của nhân dân trong
việc thực hiện pháp luật và vai trò quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền
cơ sở giảm sút.

2
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự phân công của Khoa Sau đại học,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự hướng dẫn tận tình của
Phó giáo sư Tiến sỹ Trần Viết Khanh, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất
đai tại sở Tài nguyên và môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấpđất
đai tại tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây.
- Đề xuất một số giải phát nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đẩt đai lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Nắm vững và thực hiện đúng các văn bản theo quy định của Luật Đất
đai năm 2003, Luật Thanh tra năm 2010 và Luật Khiếu nại tố cáo sửa đổi, bổ
sung năm 2005và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Khi đưa ra số liệu phải chính xác, trung thực, khách quan và có nguồn.

- Nêu rõ biện pháp khắc phục cụ thể và đưa ra kiến nghị và đề xuất phải
có tính khả thi, phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và phù hợp
với quy định của pháp luật.
- Tổng hợp được kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp về đẩt đai tại Sở Tài nguyên Môi trườngtỉnh Vĩnh Phúc trong những
năm gần đây.
1.4. Ý NGHĨA
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Làm cơ sở triển khai các đề án nhằm cải cách công tác tiếp dân xử lý
đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, trnhc chấp đất đại tại Sở Tài nguyên
và Môi trường nói riêng và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

3
+ Nắm bắt được hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp về đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Đánh giá được công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp về đẩt đai tại Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc trong những
năm gần đây.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác thanh tra về đất đai, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai.
+ Nâng cao hiệu quả trong công tácthanh tra, tiếp dân và xử lý đơn thư
và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi
trường Vĩnh Phúc.


















4
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. THANH TRA
1.1.1. Khái niệm thanh tra
- Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với
việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành.
-Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật,
quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

1.1.2.Thanh tra Nhà nước
1.1.2.1. Hệ thống thanh tra nhà nước
Hệ thống thanh tra nhà nước gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ,
cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở;
Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
Thanh tra huyện), cụ thể:
- Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh
tra Chính phủ và Thanh tra viên.

5
- Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
- Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
- Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
- Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
1.1.2.2.Vị trí, chức năng của thanh tra Nhà nước
Vị trí, chức năng của Thanh tra Nhà nước được quy định và phân theo
từng cấp như sau:
- Vị trí, chức năng của Thanh tra Chính phủ: Thanh tra Chính phủ là cơ
quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Vị trí, chức năng của Thanh tra bộ: Thanh tra bộ là cơ quan của bộ,
giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra
chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà
nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Vị trí, chức năng của Thanh tra tỉnh: Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân
cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Vị trí, chức năng của Thanh tra sở: Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp
Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

6
Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của
pháp luật.
- Vị trí, chức năng của Thanh tra huyện: Thanh tra huyện là cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban
nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
1.1.2.3.Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra Nhà nước
a) Đối với Thanh tra Chính phủ
Trong quản lý nhà nước về thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng chiến lược, Định hướng chương trình, văn bản quy phạm
pháp luật về thanh tra trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt hoặc ban
hành theo thẩm quyền; hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện pháp luật về thanh tra;
+ Lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Thanh tra
bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;
+ Chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng
nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra;

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức bộ máy, biên
chế thanh tra các cấp, các ngành, điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Chánh
Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên các cấp, các ngành;
+ Yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ), Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công
tác thanh tra; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra;

7
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ;
+ Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra.
- Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền
hạn sau đây:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra đối với
doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
+ Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của
nhiều bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định
xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi
chung là Bộ trưởng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết.
- Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện
nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
- Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện
nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng.
b) Đối với Thanh tra Bộ
Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước

của bộ, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực
hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn, theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm
của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ;

8
+ Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở;
hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp
luật về thanh tra;
+ Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết
quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra bộ.
- Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra
đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên
môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;
+ Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định
xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với
vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ khi cần thiết.
- Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp

luật về khiếu nại, tố cáo.
- Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham
nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật về phòng, chống tham nhũng.

9
c) Đối với Thanh tra Tỉnh
Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
+ Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây
gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra;
tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra;
+ Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính
đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh.
- Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà
nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
+ Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở,
Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định
xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi
cần thiết.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy

định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng,
chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

10
d) Đối với Thanh tra sở
Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý , Thanh tra Sở
có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực
hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên
môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân
thuộc phạm vi quản lý của sở.
- Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.
- Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của
pháp luật về thanh tra.
- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết
quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở.
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định
xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản
lý nhà nước của sở khi cần thiết.

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo.

11
- Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật về phòng, chống tham nhũng.
e) Đối với Thanh tra Huyện
Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
+ Báo cáo kết quả về công tác thanh tra;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị,
quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Thanh tra huyện.
- Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Ủy ban nhân
dân cấp xã;
+ Thanh tra vụ việc phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo
quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác phòng,
chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.


12
1.1.3. Đối với Thanh tra chuyên ngành đất đai
1.1.3.1. Hệ thống tổ chức của thanh tra đất đai
Thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành về đất đai. Bộ Tài nguyên và
Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong
cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện thanh tra đất đai ở địa phương.
- Tổ chức của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường bao gồm Thanh tra
Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường,
cụ thể:
- Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh
tra viên.
- Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh
tra viên.
1.1.3.2. Vị trí, chức năng của thanh tra đất đai
- Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài
nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Thanh tra Bộ có các phòng trực thuộc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quyết định thành lập
- Thanh tra Sở là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi
quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra đất đai
a) Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành theo quy định tại Luật Thanh tra. Trong đó thực hiện nhiệm vụ thanh


13
tra về đất đai các nội dung: Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan
nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;Phát hiện,
ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai trong phạm vi cả nước.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên
và môi trường; kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật
của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm gây thiệt hại
đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; kiến nghị với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những
văn bản trái với quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; kiến
nghị xử lý cán bộ, công chức có vi phạm trong thi hành công vụ đã được phát
hiện qua công tác thanh tra.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị,
quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Bộ.
- Giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tiếp công dân,
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo
quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
cho Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và Thanh tra Sở; hướng dẫn, kiểm tra
các đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra.

14
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,

tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường giao.
b) Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành về tài nguyên và môi trường. Trong đó thực hiện nhiệm vụ thanh tra về
đất đai các nội dung: Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà
nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;Phát hiện, ngăn
chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai trong phạm vi quản lý nhà nước
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính.
- Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao.
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo theo quy
định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo
quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; hướng dẫn
về nghiệp vụ thanh tra cho Thanh tra viên.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tài
nguyên và Môi trường với các cơ quan quản lý theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

15
1.1.3.4. Đối tượng, nội dung, quy trình của thanh tra đất đai
a) Đối tượng thanh tra

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan
quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài
nguyên và môi trường tại Việt Nam.
b) Nội dung thanh tra đất đai
- Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của Uỷ ban nhân dân các cấp;
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và
của tổ chức, cá nhân khác.
1.2. KHIẾU NẠI
1.2.1. Khái niệm
Là việc công dân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật đề nghị
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước về lĩnh vực đất đai khi có căn cứ
cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của mình.
1.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai
Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành
vi hành chính về quản lý đất đai.
- Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
+ Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về
quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại

16
đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong
trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
+ Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về
quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân;
1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
1.2.3.1. Quyền của người khiếu nại
- Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc
khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất
hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy
quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc
người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy
định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc
ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình;
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham
gia đối thoại;

×