Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

phát triển sản xuất cây vụ đông ở huyện thạch thất, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 144 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
[\




NGUYỄN THỊ HƯƠNG




PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG
Ở HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI






LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
[\




NGUYỄN THỊ HƯƠNG



PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG
Ở HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN











HÀ NỘI, NĂM 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi
tới PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền, người đã định hướng, trực tiếp hướng
dẫn và đóng góp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng để tôi hoàn thành luận
văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và
PTNT, Bộ môn PTNT, Ban quản lý đào tạo - Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã trực ti
ếp giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thất, Phòng
kinh tế, Chi cục thống kê, Trạm khuyến nông huyện Thạch Thất, Trạm khí
tượng thủy văn Sơn Tây, Hợp tác xã Đại Đồng, Hương Ngải, Canh Nậu, Hạ
Bằng, UBND xã Đại Đồng, các hộ gia đình, các chủ trang trại, mô hình tại
khu vực nghiên cứu đã cung cấp số
liệu, thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và chia sẻ của gia đình, các anh chị em
đồng nghiệp, bạn bè trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC HÌNH ix

DANH MỤC HỘP x
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY VỤ ĐÔNG 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Mộ
t số khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Vai trò phát triển sản xuất cây vụ đông 7
2.1.3 Đặc điểm phát triển sản xuất cây vụ đông 8
2.1.4 Nội dung phát triển sản xuất cây vụ đông 9
2.1.5 Một số mô hình tổ chức sản xuất trong sản xuất vụ đông 10
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông 13
2.2 Cơ s
ở thực tiễn 20
2.2.1 Phát triển sản xuất cây vụ đông (cây vụ thứ 3) ở một số nước trên thế giới 20
2.2.2 Kinh nghiệm sản xuất vụ đông của một số địa phương ở Việt Nam 23
2.2.3 Các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan đến
phát triển cây vụ đông 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 32

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Chọn địa bàn nghiên cứu 38
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 39
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 41
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 41
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
42
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1 Thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông ở huyện Thạch Thất 44
4.1.1 Khái quát về quá trình phát triển sản xuất cây vụ đông ở huyện Thạch Thất 44
4.1.2 Thực trạng phát triển diện tích và quy mô cây vụ đông 49
4.1.3 Phát triển các loại hình tổ chức sản xuất vụ đông 57
4.1.4 Chủng loại cây vụ đ
ông 62
4.1.5 Chủng loại và chất lượng sản phẩm cây vụ đông 63
4.1.6 Chi phí sản xuất cây vụ đông 65
4.1.7 Các kết quả và hiệu quả phát triển cây vụ đông 68
4.1.8 Đánh giá chung về phát triển sản xuất cây vụ đông ở huyện Thạch Thất 75
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây vụ đông huyện Thạch Thất 76
4.2.1 Điều ki
ện tự nhiên 76
4.2.2 Chính sách phát triển cây vụ đông 78
4.2.3 Quy hoạch phát triển cây vụ đông 80
4.2.4 Cơ sở hạ tầng 83
4.2.5 Nguồn lực 87
4.2.6 Áp dụng khoa học kỹ thuật 94
4.2.7 Thị trường 97
4.2.8 Các liên kết trong sản xuất vụ đông 102
4.2.9 Tổng hợp trong bảng ma trận SWOT 104


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v

4.3 Định hướng và các giải pháp phát triển sản xuất cây vụ đông huyện
Thạch Thất 105
4.3.1 Định hướng phát triển sản xuất cây vụ đông huyện Thạch Thất 105
4.3.2 Một số giải pháp phát triển 106
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118
5.1 Kết luận 118
5.2 Kiến nghị 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC 123












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CC Cơ cấu
CVĐ Cây vụ đông

DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
GO Giá trị sản xuất
HTX Hợp tác xã
IC Chi phí trung gian
KH Khoa học
KHKT Khoa học kỹ thuật
LĐ Lao động
N
TM
N
ông thôn
m
ới
N
S
N
ăng suất
PTNT Phát triển nông thôn
SL Sản lượng
SXNN Sản xuất nông nghiệp
Trđ Triệu đồng
VA Giá trị gia tăng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất huyện Thạch Thất năm 2013 34
3.2 Tình hình dân số huyện Thạch Thất trong 2 năm (2011 - 2012) 35
3.3 So sánh ngành chăn nuôi, thuỷ sản huyện Thạch Thất 37
3.4 Số lượng mẫu điều tra 40
4.1 Tổng hợp diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính giai
đoạn 2006 – 2011 48
4.2 Diện tích cả
năm của một số cây trồng chính ở huyện Thạch Thất giai
đoạn 2006-2013 52
4.3 Diện tích đất trồng cây vụ đông huyện Thạch Thất năm 2011-2013 53
4.4 Diện tích một số cây trồng vụ đông của huyện Thạch Thất năm 2013 55
4.5 Các loại hình tổ chức sản xuất và công thức luân canh nông nghiệp ở
một số xã tiêu biểu của huyện Thạch Thất giai đ
oạn 2009-2013 59
4.6 Đặc điểm lao động tham gia sản xuất nông nghiệp 60
4.7 Đặc điểm của hộ sản xuất của hộ điều tra 61
4.8 Giống cây trồng vụ đông ở huyện Thạch Thất qua các năm 62
4.9 Diện tích và chủng loại cây trồng vụ đông ở huyện Thạch Thất qua
các giai đoạn 64
4.10 Giá trị sản xuất nông nghiệp củ
a một số cây trồng chính tính theo giá
cố định từ năm 2011-2013 ở huyện Thạch Thất 65
4.11 Chi phí sản xuất các loại cây trồng vụ đông chính năm 2013 (tính bình
quân 1 sào) 67
4.12 Năng suất một số cây vụ đông huyện Thạch Thất năm 2011 - 2013 68
4.13 Giá trị sản xuất vụ đông huyện Thạch Thất năm 2011-2013 71
4.14 Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây một số cây v
ụ đông 72
4.15 Các yếu tố thời tiết trong các tháng gieo trồng vụ đông (từ tháng 9
năm trước đến tháng 2 năm sau) 77

4.16 Kế hoạch phát triển vụ đông huyện Thạch Thất đến năm 2020 82

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii

4.17 Tỷ lệ nguồn gốc giống sử dụng trong sản xuất vụ đông 90
4.18 Các hình thức hỗ trợ vốn trong sản xuất vụ đông 92
4.19 Một số khó khăn trong sản xuất vụ đông theo đánh giá của hộ nông dân 93
4.20 Kết quả một số mô hình trình diễn sản xuất vụ đông huyện Thạch Thất 94
4.21 Kế hoạch chuyển giao KHKT sản xuất v
ụ đông 96
4.22 Nguồn cung cấp thông tin khi bán sản phẩm 98
4.23 Nhu cầu sử dụng ngô trong nước 100
4.24 Hiện trạng và dự kiến cứng hóa/làm mới, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ
tâng giao thông, thủy lợi của huyện Thạch Thất đến năm 2020 110
4.25 Tổ chức chuyển giao KHKT cho hộ sản xuất nông nghiệp 114



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang
4.1 Diện tích của một số cây trồng vụ đông năm 2011-2013 huyện
Thạch Thất 50
4.2 Diện tích trồng cây vụ đông huyện Thạch Thất năm 2011-2013 54
4.3 Quy mô phát triển vụ đông huyện Thạch Thất năm 2011-2013 54
4.4 Diện tích cây vụ đông các xã nghiên cứu huyện Thạch Thất năm
2011-2013 66
4.5 Năng suất một số cây trồng vụ đông chủ yếu huyện Thạch Th

ất năm
2011-2013 69
4.6 Sản lượng một số cây trồng vụ đông huyện Thạch Thất năm 2011-2013 69
4.7 Diện tích cây vụ đông ở hộ điều tra huyện Thạch Thất 79
4.8 Giới tính hộ sản xuất cây vụ đông huyện Thạch Thất năm 2013 88
4.9 Trình độ văn hoá của hộ sản xuất cây vụ đông huyện Thạch Thất 88
4.10 Độ tu
ổi của hộ sản xuất cây vụ đông huyện Thạch Thất 89
4.11 Giá một số vật tư nông nghiệp chủ yếu giai đoạn 2007-2013 93
4.12 Phương thức tiêu thụ sản phẩm vụ đông của hộ điều tra 97
4.13 Tình hình nhập khẩu đậu nành từ năm 2008-2012 của Việt Nam 100


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Thạch Thất 123
Hình 2. Thu hoạch khoai tây vụ đông ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất 123
Hình 3. Cây ngô vụ đông ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội 124
Hình 4. Cây hoa lily ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội 124

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page x

DANH MỤC HỘP

STT Tên hộp Trang

4.1 Được mùa gia đình tôi mừng lắm 56
4.2 Xã tôi mọi người bảo nhau chuyển sang trồng ngô hết rồi 57
4.3 Giống không rõ nguồn gốc 63
4.4 Giờ nhiều giống mới lắm 63

4.3 Đi nghe hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các giống ngô lai 78
4.4 Tôi đi lĩnh tiền hỗ trợ các ruộng trồng màu vụ đông 79
4.5 Khuyến khích trồng khoai tây đông 79
4.6 Xã tôi có kho lạnh bảo quản khoai tây 80
4.7 Quy ho
ạch vùng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn 83
4.8 Khuyến khích phát triển vụ đông 83
4.9 Trồng ngô bán bắp thương phẩm thu lời nhiều hơn 85
4.10 Tham gia nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất vụ đông 86
4.11 Nông dân được miễn Thủy lợi phí 86
4.12 Có điện phục vụ sản xuất bà con đỡ vất vả 87
4.13 Muốn ăn ngô, khoai, sắn luộc cứ ra chợ là có 87
4.14 Giờ toàn người già ở nhà sản xuất vụ đông 89
4.15 Nghe đài, xem bảng tin để nắm lịch gieo trồng 91
4.16 Đi nghe kỹ thuật chăm sóc khoai tây 91
4.17 Phát thuốc diệt chuột vụ đông 91
4.18 Áp dụng khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất cây trồng 95
4.19 Chưa có buổi tập huấn nào về bảo quản, thu hoạch nông sản 95
4.20 Tham quan mô hình trồng khoai tây 97
4.21 Trồng vụ đông ph
ụ thuộc giá cả 98
4.22 Rau an toàn vẫn phải tự tiêu thụ 99
4.23 Mua rau an toàn ở đâu 99
4.24 Tăng cường liên kết 4 nhà để có thị trường ổn định 103

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Hầu
hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển
nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp phát triển
các ngành khác. Vì vậy, việc tổ chức s
ử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có
hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu. Mục
tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện
về kinh tế, xã hội, môi trường một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên cần
bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả sử dụng đấ
t trong nông nghiệp toàn diện, như Bùi
Huy Đáp đã viết "phải bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn lại cho một
nền sản xuất nông nghiệp bền vững" (Vũ Thị Phương Thụy, 2000).
Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt với
hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất
chất lượng hàng hóa thấ
p, khả năng hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch
cơ cấu chậm. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, diện tích đất
nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là
hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh t
ế đồng thời tạo đà cho phát triển nông
nghiệp bền vững. Chính vì vậy, nông nghiệp hàng hóa là một nội dung trong Nghị
quyết Đại hội X của Đảng: "Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, đa dạng và
bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, áp dụng khoa học công nghệ,
làm ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và tăng khả
năng c
ạnh tranh chiếm lĩnh thị trường Quốc tế; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, lao
động, vốn; tăng thu nhập và đời sống nhân dân".
Huyện Thạch Thất nằm trong vùng phát triển mở rộng của thủ đô Hà Nội.
Huyện được Trung ương và thành phố quy hoạch xây dựng các dự án đầu tư quy

mô lớn như Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội và các khu công
nghiệp, đô thị
lớn, Song với sự phát triển về công nghiệp, đô thị, diện tích đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2

nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần. Để đảm bảo sản lượng lương thực và hiệu
quả kinh tế bền vững trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã có những thay đổi cơ
bản trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ để tạo ra
nhiều sản phẩm nông nghiệp cho xã hội và tăng thu nhập kinh tế cho người dân. Xu
thế độc canh cây lúa không còn, nhiều mô hình chuy
ển đổi được áp dụng. Cây
lương thực không chỉ còn có lúa, từ lâu nay, ngoài việc cấy lúa 2 vụ, nông dân còn
tận dụng thời gian để sản xuất vụ thứ 3 với các cây trồng ưa lạnh. Chính vì vậy, vụ
đông đã tạo ra những sản phẩm đặc trưng. Vụ đông đã góp phần đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng của thị trường về các loại lương thực, th
ực phẩm. Bên cạnh đó,
thành phố Hà Nội có nhiều chính sách hỗ trợ (vốn, giống, kỹ thuật,…) phát triển
vùng sản xuất nông nghiệp ven đô với các cây trồng có giá trị như: hoa, rau an toàn,
cây có giá trị thu nhập cao,… đã đem lại động lực lớn cho huyện Thạch Thất phát
triển sản xuất vụ thứ 3.
Trên thực tế cho thấy, diện tích cây vụ đông trong những năm qua của huyện
Thạch Thất luôn được coi là vụ sản xuất chính thứ 3 trong năm, đem lại hiệu quả
kinh tế lớn cho người dân; diện tích vụ đông trên đất hai lúa hàng năm thường đạt
từ 1500 - 1800ha, chưa kể các diện tích đất nông nghiệp bị hoang hóa do dự án treo.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, diện tích cây trồng vụ đông của huyện có xu
hướng giảm. Nguyên nhân: thứ nhất do Thạch Thất là huyện có diện tích
đất bị thu
hồi lớn, khoảng 2.882 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tới 1.853,53 ha, thứ hai
sản xuất cây vụ đông phụ thuộc nhiều vào thời tiết đầu vụ; thứ ba do các hộ nông

dân của một số xã trong huyện không thấy được hiệu quả của sản xuất cây vụ đông
nên đã bỏ ruộng hoang trong suốt mùa đông. Để phát huy hiệu quả sản xuất vụ
đ
ông, đưa vụ đông trở lại và phát triển mạnh trên hầu khắp các diện tích của nông
dân trong huyện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất cây vụ
đông ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông của huyện
Thạch Thất. Tìm ra các mô hình sản xuất vụ đông hiệu qu
ả, từ đó đưa ra các giải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3

pháp áp dụng phát triển sản xuất cây vụ đông của huyện trong ngắn hạn đến năm
2015 và dài hạn đến năm 2020.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây vụ đông;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông ở trên địa bàn huyện;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng; thuận lợi khó khă
n và tiềm năng phát triển
cây vụ đông ở huyện;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây vụ đông ở
huyện trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển cây vụ đông.
- Các hộ tham gia phát triển sản xuất vụ
đông của huyện.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu của 3 năm gần đây (2011-
2013), khảo sát thực trạng tiến hành vào vụ đông năm 2013.
- Phạm vi về không gian: Tại địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nội dung:
+ Thực trạng phát triển sản xuất vụ đông ở trên địa bàn huyện. Tập trung vào
các hộ v
ới quy mô khác nhau và tập trung vào 1 số nhóm cây vụ đông chính như:
ngô, đậu tượng, khoai lang, khoai tây, lạc, hoa và rau các loại.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây vụ đông của huyện.
+ Đề xuất các giải pháp chính phát triển sản xuất cây vụ đông và định hướng
đến năm 2020.









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CÂY VỤ ĐÔNG
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế trước hết là sự tăng nhiều hơn về số lượng và chất lượng sản
phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế. Đồng th
ời, phát triển còn là

sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế, xã hội.
Không những vậy, phát triển đảm bảo tăng khả năng thích ứng với hoàn cảnh của quốc
gia, các ngành, các doanh nghiệp và của mọi người dân. Sự phát triển sẽ đảm bảo nâng
cao phúc lợi của người dân về kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội và tự do bình đẳng, sự
phát triể
n đồng đều giữa các vùng, giữa các dân tộc, các tầng lớp dân cư và sự bình
đẳng trong phát triển giữa nam và nữ. (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005)
Như vậy, phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ
cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng xã hội.
Phát triển kinh tế bao hàm các nội dung cụ thể sau:
+ Mức tăng tr
ưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số.
+ Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo
đảm tăng trưởng bền vững.
+ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho
mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả c
ủa tăng
trưởng kinh tế.
+ Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của
con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
2.1.1.2 Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất: Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay
tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao
g
ồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế - xã hội. (Giáo trình kinh tế học phát triển, 2002)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5

Trong nền phát triển sản xuất người sản xuất luôn muốn tồn tại và có lãi, do đó

người sản xuất phải luôn năng động, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao
năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nâng cao hiệu
quả kinh tế. Phát triển sản xuất hàng hoá phải phù hợp với từng địa phương, phát
huy tối đa các nguồ
n lực hiện có: vùng có tiềm năng về nông nghiệp thì đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp, vùng có lợi thế sản xuất tiểu thủ công nghiệp thì phát
triển ngành hiện có. Phát triển sản xuất mang tính ồ ạt, bất chấp lợi thế của vùng sẽ
không đem lại hiệu quả kinh tế.
Phát triển sản xuất theo hướng đa canh trên cơ sở sản xuất lớn gắn li
ền với
việc xây dựng các vùng chuyên môn hoá sản xuất hiện nay là phù hợp và đúng đắn.
Vùng chuyên môn hoá phải là vùng có khối lượng sản phẩm và sản phẩm hàng hoá
lớn, tỷ suất hàng hoá cao, có khả năng ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học,
công nghệ mới vào sản xuất và chế biến sản phẩm và sản xuất của vùng luôn gắn
liền với thị trường. Những cây chuyên môn hoá của vùng là những cây có giá trị
kinh tế cao, cây xu
ất khẩu phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên, kinh tế của vùng,
cho phép lợi dụng năng suất tự nhiên và thu về địa tô chênh lệch cao và có điều kiện
phát triển với qui mô lớn. Vùng chuyên môn hoá cần kết hợp phát triển tổng hợp,
ngoài cây trồng chính – cây trồng chuyên môn hoá, còn lựa chọn cây trồng bổ sung
và cây trồng phụ nhằm sử dụng đầy đủ và hợp lý các yếu tố đất đ
ai, tiền vốn, sức
lao động. Nhằm đạt được năng suất cao và giá thành hạ đối với các loại cây trồng
trong vùng bao gồm cả cây trồng chính và cây phụ, đòi hỏi cần có sự đầu tư đúng
mức để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông
nghiệp phù hợp với phương hướng sản xu
ất của vùng.
Đặc điểm nổi bật của các vùng chuyên môn hoá các loại cây trồng là có khối
lượng hàng hoá lớn và tỷ suất hàng hoá cao, sản xuất luôn gắn với thị trường vì
thế độ nhạy cảm với thị trường trong nước, thế giới và với các chính sách kinh tế

rất cao.
Do sự phát triển hình thành các vùng sản xuất cây trồng tập trung chuyên môn
hoá, đảm bảo cho ngành trồng trọt chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá đa d
ạng
từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng lớn, nhất là thị trường xuất khẩu.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6

2.1.1.3 Cây vụ đông
Cây vụ đông chủ yếu là các loại cây cạn và ngắn ngày có đặc tính sinh lý và
sinh hoá khác nhau, đang dạng và phong phú với nhiều loại cây trồng khác nhau,
cho ra các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng nước cao nên rất khó
bảo quản. Hầu hết những loại cây trồng này có yêu cầu về thời vụ tương đối nghiêm
ngặt và rất dễ bị các loại sâu bệnh hại (Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình,1997).
Trong đi
ều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh.
Các cây ngô sắn, khoai lang thích hợp với thời tiết khí hậu lạnh, ấm của mùa đông,
xuân. Vì vậy nông dân thường trồng vào vụ thứ 3 trong năm.
+ Ngô là loại cây ngũ cốc quan trọng trên thế giới, đứng thức ba sau lúa mì và
lúa gạo.
+ Khoai tây là cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột, loại cây
trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giớ
i và là loại cây trồng phổ biến thứ 4 về mặt sản
lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì và ngô.
+ Khoai lang là một loài cây nông nghiệp có củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị
ngọt. Nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò
của cả rau lẫn lương thực.
+ Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Cây
lạc còn là cây trồng tăng vụ cải tạo đất rất tốt. Lạc có lượng tinh dầu lớn, là nguồn

nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dầu thực vật.
+ Đậu tương (còn gọi là đậu nành), là cây trồng lấy hạt, lấy dầu quan trọng bậc
nhất trên thế giới, đứng hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngô. Đậu tương là
một cây công nghiệp và thực phẩm quan trọng
2.1.1.4 Phát triển sản xuất cây vụ đông
Phát triển sản xuất cây vụ đông là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và sự tiến
bộ về cơ cấu cây trồng, cơ cấu chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Như vậy, phát triển sản xuất cây vụ đông bao hàm cả sự biến
đổi về số lượng và
chất lượng (Đinh Văn Đãn, 2002).
- Sự thay đổi về lượng đó là sự tăng lên về quy mô diện tích, khối lượng sản
phẩm và tổng giá trị sản xuất vụ đông.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7

+ Sự thay đổi về chất bao gồm sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây vụ đông
theo hướng tăng tỷ trọng diện tích những cây có hiệu quả kinh tế cao, sự tăng lên về
năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập/ đơn vị diện tích cây vụ đông.
+ Phát triển sản xuất cây vụ đông với năng suất và hiệu quả ngày càng cao,
góp ph
ần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ, phân công lại
lao động, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Ngoài ra, trong sản xuất cây vụ đông những thay đổi tích cực về mặt xã hội
như tạo việc làm cho lao động nông thôn, làm tăng lợi ích của cộng đồng, hay
những lợi ích về môi trường như không làm suy thoái, ô nhiễm các nguồn tài
nguyên đất, nước, không khí cũng là nhữ
ng biểu hiện của sự phát triển.
2.1.2 Vai trò phát triển sản xuất cây vụ đông
Trước đây, cây vụ đông được trồng ít, chủ yếu là để tận dụng đất trống, lao
động dư thừa, tăng thu nhập cho nhân dân trong thời tiết mùa đông. Sau đó được

nhân rộng. Ngày nay, rất nhiều giống lai tạo, giống mới cho hiệu quả nâng suất cao
được đưa vào trồng trong vụ động. Vì vậ
y, cây vụ đông rất có ý nghĩa to lớn trong
chiến lược phát triển ngành nông nghiệp thành ngành sản xuất hàng hoá. Cây vụ
đông được tiến hành sản xuất trong điều kiện thời tiết khí hậu lạnh, khô và diễn biến
phức tạp. Khí hậu lạnh và khô là điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông do hạn
chế được sự phát triển của sâu bệnh hại, nhưng sự
diễn biến phức tạp của thời tiết
lại gây ra những rủi ro lớn cho sản xuất vụ đông. Do đó cần có biện pháp thu hoạch,
bảo quản, chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa tránh
được rủi ro thị trường.
- Khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực. Việc tăng thêm vụ đông đ
ã góp
phần làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, tận dụng được nguồn lao động nông nhàn.
Năm 1998 cả nước đã sử dụng tương đương 1,997 triệu lao động cho ba tháng sản
xuất vụ đông (Đào Thế Tuấn, 1984). Ngoài ra, sản xuất vụ đông còn cho phép sử
dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất khác và các cơ sở vật chất phục vụ s
ản xuất
nông nghiệp của địa phương.
- Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của nông dân.Với việc phát
triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao, tỷ suất hàng hoá lớn, vụ đông đang dần trở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8

thành vụ sản xuất chính và có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vụ đông
đã cung cấp cho thị trường một lượng nông sản hàng hoá có giá trị tiêu dùng cao,
góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Sản xuất vụ đông là nguồn cung cấp các loại thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao cho con người mà hiếm có các sản phẩm thay thế. Sản phẩm vụ đông
còn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và công nghiệp dược phẩm.

- Góp phần thúc đẩy quá trình cải tạo và bồi dưỡng đất. Sản xuất cây vụ đông
một mặt làm tiêu hao dinh dưỡng đất, mặt khác do đặc tính sinh học và đặc tính
canh tác của cây vụ đông đã tạo nên sự kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng đất với
bồi dưỡng cải tạo đất lâu dài. Cây vụ đông thường là cây trồng cạn và được ứng
dụng kỹ thuật canh tác c
ủa nghề làm vườn nên đã góp phần cải thiện chế độ dinh
dưỡng của đất.
2.1.3 Đặc điểm phát triển sản xuất cây vụ đông
- Cây trồng vụ đông chủ yếu là các loại cây cạn và ngắn ngày có đặc tính sinh
lý và sinh hoá khác nhau. Hầu hết những loại cây trồng này có yêu cầu về thời vụ
tương đối nghiêm ngặt và rất dễ bị các loại sâu bệnh hại. Do đó, vi
ệc lựa chọn giống
cây trồng cho phù hợp với chất đất của từng vùng và thích nghi với sự biến động về
điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, các hộ nông
dân cần đầu tư thích đáng cho khâu lựa chọn giống tạo ra một tập đoàn giống đa
dạng và phong phú đảm bảo cho nâng cao năng suất cũng nh
ư chất lượng của sản
phẩm khi thu hoạch, đồng thời các khâu sản xuất phải làm đúng và kịp thời để
không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng vụ đông,
không ảnh hưởng đến vụ sản xuất kế tiếp. (Đinh Văn Đãn, 2002).
- Vụ đông là vụ trồng nhiều loại cây khác nhau, do vậy, các hộ nông dân cần
bố trí cơ cấu cây tr
ồng sao cho phù hợp với sự đầu tư của mình nhằm tạo ra năng
suất cao đáp ứng tốt cho nhu cầu tiêu dùng và có sản phẩm cung ứng cho nhu cầu
thị trường. Đây là vấn đề quan trọng đối với các nông hộ sản xuất cây vụ đông. Có
như vậy hiệu quả sản xuất mới được tăng lên, do đó việc tăng tỷ trọng hàng hoá
trong cơ cấu sả
n phẩm có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển ngành nông
nghiệp thành ngành sản xuất hàng hoá.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9

- Sản xuất vụ đông được tiến hành trong điều kiện thời tiết khí hậu lạnh, khô
và diễn biến phức tạp. Khí hậu lạnh và khô là điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ
đông do hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh hại, nhưng sự diễn biến phức tạp
của thời tiết lại gây ra những rủi ro lớn cho s
ản xuất vụ đông. Vì vậy, từng vùng,
từng địa phương cần nắm rõ được quy luật thay đổi của khí hậu để có những giải
pháp tốt, khắc phục một cách hữu hiệu nhất nhằm tránh được những thiệt hại khôn
lường có thể xảy ra. (Đinh Văn Đãn, 2002).
- Sản phẩm cây vụ đông có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng nước cao nên
rất khó bảo quản. C
ũng do đặc điểm trên mà sản phẩm vụ đông sản xuất ra phải bán
ngay làm cho tỷ suất hàng hoá của sản phẩm vụ đông cao. Do đó cần có biện pháp
thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa đảm bảo chất lượng sản
phẩm, vừa tránh được rủi ro thị trường.
- Cây trồng vụ đông đòi hỏi đầu tư
lớn về lao động, chi phí vật chất. Do vậy,
để cây vụ đông đạt năng suất, chất lượng cao, các hộ nông dân phải bố trí hợp lý
tiền vốn, lao động cho vụ sản xuất này.
2.1.4 Nội dung phát triển sản xuất cây vụ đông
Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển kinh tế, chúng ta có thể quan niệm phát
triển cây vụ đông là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và s
ự tiến bộ về cơ cấu cây
trồng, cơ cấu chất lượng sản phẩm. Như vậy, phát triển cây vụ đông bao hàm cả sự
biến đổi về số lượng và chất lượng. Trong nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu
những nội dung sau:
* Mở rộng diện tích và quy mô sản xuất
- Tăng quy mô diện tích, khối lượng sản phẩm và tổng giá trị sản xuất vụ đông.
- Chuyển dịch cơ cấu diện tích cây vụ đông theo hướng tăng tỷ trọng diện tích

những cây có hiệu quả kinh tế cao, chất lượng sản phẩm tốt và tăng thu nhập/ đơn vị
diện tích cây vụ đông.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phát triển
sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn gắn với qu
ảng bá xây dựng thương hiệu, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10

- Đẩy mạnh việc chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp, khảo nghiệm một số bộ giống cây, con phù hợp với sinh thái từng
vùng, tăng cường đầu tư cho công tác tập huấn kỹ thuật, kiến thức kinh tế thị trường
cho nông dân.
- Phát triển mô hình kinh tế hợp tác 4 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm cho các vùng sản xuất tập trung. Tạo cơ
chế ưu đãi về lãi suất, thuê đất,
chính sách thuế để thu hút các doanh nghiệp, công ty sản xuất tiêu thụ đầu tư vào
địa bàn huyện.
- Từng bước quan tâm và có chính sách ưu tiên đối với công nghệ thu hoạch và
sau thu hoạch, bảo quản chế biến nhằm nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản.
Thực hiện cơ giới hóa trong các công đoạn sản xuất nông nghiệp.
* Phát triển các hình thức tổ chức, loại hình sả
n xuất:
- Hình thức tổ chức sản xuất: Hợp tác xã sản xuất, hợp tác xã cung ứng, các hộ
liên kết, các trang trại, hộ gia đình.
* Nâng cao kết quả và hiệu quả của cây vụ đông
- Giảm chi phí sản xuất
- Nâng cao năng suất, sản lượng
- Nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
* Phát triển chất lượng sản phẩm và chủng loại sản phẩm

- Đa dạng hóa ch
ủng loại cây vụ đông: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang,
sắn, lạc, Thay thế các giống cây vụ đông kém năng suất và chất lượng bằng các
giống mới đáp ứng nhu cầu.
- Đưa vào và phát triển thêm các cây trồng mới phù hợp: hoa ly, hoa đồng tiền,
rau các loại.
2.1.5 Một số mô hình tổ chức sản xuất trong sản xuất vụ đông
2.1.5.1 Trang trại
- Là hình thức tổ chức sản xuất cơ s
ở trong nông, lâm và thuỷ sản với mục
đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá có quy mô ruộng đất và yếu tố sản xuất đủ lớn có
trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiến bộ.
- Đặc trưng của trang trại:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11

+ Kinh doanh sản xuất nông sản phẩm trên thị trường
+ Chủ trang trại là chủ kinh tế cá thể
+ Quy mô sản xuất của trang trại lớn
+ Chủ trang trại là người có ý trí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức
và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, có hiểu biết về kinh doanh trên thị trường
nông nghiệp.
2.1.5.2 Hợp tác xã
- Hợp tác xã là tổ chức liên kết trong sản xuất nông nghiệp từ sự liên kế
t tự
nguyện trong nông dân, nông hộ trang trại có chung yêu cầu về những dịch vụ sản
xuất, kinh doanh với sự cùng góp vốn giữa các thành viên và có quyền bình đẳng
giữa các thành viên, không phân biệt lượng vốn góp ít hay nhiều.
Mục đích
- Cung cấp đủ quyền lợi cho xã viên, đáp ứng đủ và kịp thời số lượng và chất

lượng sản phẩm. Đồng thời phải tuân theo nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở
rộng
vốn bằng cách thực hiện mức giá và lãi suất nội bộ thấp hơn giá trị trên thị trường
- Mỗi thôn, mỗi xã đều có thể cùng tồn tại nhiều loại hình hợp tác xã có nội
dung kinh doanh khác nhau, số lượng xã viên không như nhau. trong đó nông hộ
cũng đồng thời là xã viên nhiều hợp tác xã.
2.1.5.3 Kinh tế nông nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước
- Trong nông nghiệp nước ta, loại hình doanh nghiệp công ích gồm các công
ty và trung tâm nghiên cứ
u chuyển giao công nghệ. Đó là những doanh nghiệp có
100% vốn do nhà nước cung cấp sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ cho nhiều
người cùng hưởng.
- Hiệu quả của hình thức này thấp do tính cạnh tranh yếu. Còn các doanh
nghiệp Nhà nước kinh doanh hoạt động gắn với thị trường. Thường kinh doanh
trong những ngành sản xuất xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
* Liên doanh trong sản xuất nông nghiệp
- Xây dựng mô hình hợp đồ
ng trong các doanh nghiệp thành viên đảm bảo
kế hoạch hoạt động kinh doanh chung vừa tôn trọng pháp luật vừa đảm bảo lợi ích
giữa các thành viên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12

2.1.5.4 Hộ
Theo viện sĩ Đào Thế Tuấn, nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ và đã góp phần
to lớn vào sự phát triển sản xuất nông nghiệp của nước ta trong những năm qua. Tất
cả những hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp chủ yếu được thực hiện thông
qua nông hộ. Do vậy, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thực chất là sự cải tiến
sản xuất nông nghiệp ở các hộ nông dân.
- Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến quá trình sản xuất, tái

sản xuất tiêu dùng và hoạt động xã hội khác (Martin,1988)
- Hộ là những người cùng chung huyết tộc, cùng chung sống dưới một mái
nhà, cùng ăn chung, ở chung và cùng ngân quỹ (Raul,1989)
- Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung, ở
chung và cùng ngân quỹ (Werberster,1990).
Kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ
nông nghiệp sống ở nông thôn, bao gồm cả
thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hộ nông dân là các
hộ gia đình có tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia
đình trong sản xuất nông nghiệp, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ
bản được đặc trưng bằng việc tham gia hoạ
t động trong thị trường với một trình độ
ít hoàn chỉnh. Hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là
một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ
tự cấp hoàn toàn đến sản xuấ
t hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định đến
quan hệ giữa nông hộ với thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt
động phi nông nghiệp với mức độ khác nhau, nên khó giới hạn được như thế nào là
một hộ nông dân thuần thúy.
Căn cứ vào mục đích và cơ chế hoạt động của nông hộ để phân biệt cá kiểu
hộ nông dân khác nhau.
- Kiểu hộ hoàn toàn tự cấp: người nông dân ít có ph
ản ứng thị trường, nhất là
thị trường lao động và vật tư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13


- Kiểu nông hộ chủ yếu tự cấp: có trao đổi một phần nông sản lấy hàng tiêu
dùng, có phản ứng ít nhiều với giá cả thị trường (chủ yếu là giá vật tư).
- Kiểu nông hộ bán phần lớn sản phẩm nông sản, có phản ứng nhiều với
thị trường.
- Kiểu nông hộ hoàn toàn sản xuất hàng hóa, có mục đích thu lợi nhuận.
Mục đích sản xuất củ
a các hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh,
cơ cấu cây trồng, quyết định mức đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và
sản phẩm của thị trường. (Đào Thế Tuấn,1984)
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông
2.1.6.1 Điều kiện tự nhiên
- Thời tiết: Việ
t Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi
để phát triển sản xuất đa dạng các giống cây trồng. Thời tiết vụ đông của khu vực
miền bắc thường ít mưa ở đầu vụ, nhiệt độ thấp, không khí khô, gió bắc nhiều thuận
lợi cho các cây rau vụ đông ưa nhiệt độ thấp phát triển (nhiệt độ thích hợp là
khoảng 15
0
C – 20
0
C). Nếu thời tiết vụ đông ít rét và độ ẩm cao thì đó là điều kiện
có tác động không tốt đến cây trồng vụ đông. Trong vài năm gần đây diễn biến thời
tiết có nhiều bất thường, rét thường đến muộn hơn, mưa đầu mùa khi ít khi nhiều,
có những năm hầu như không có rét, nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng nhưng cũng
có năm khô hạn, rét đậm kéo dài, s
ương muối cây dễ chết, dễ bị quăn lá, rụng hoa,
thối quả làm ảnh hưởng tới khối lượng và chất lượng cây vụ đông. Chính vì vậy yếu
tố về thời tiết đã có tác động rất lớn đến năng suất và chất lượng cây vụ đông.
Từ năm 2010 trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay
đổi,

mưa nhiều vào thời điểm trồng cây vụ đông. Do đó có ảnh hưởng không nhỏ tới
diện tích gieo trồng, năng suất cây vụ đông.
- Đất đai: Đối với sản xuất cây vụ đông, đất là yếu tố quan trọng tác động trực
tiếp đến năng suất cũng như chất lượng cây vụ đông. Mỗi chủng loại cây thích hợp
v
ới loại đất có thành phần cơ, lý, hoá học khác nhau. Nắm bắt được từng loại đất,
hộ nông dân sẽ sử dụng đầy đủ và hợp lý, khai thác triệt để tiềm năng của đất đai

×