Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

điều trị HIV bằng ARV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.85 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH
NGUYỄN VĂN DŨNG
MÔ TẢ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, HỖ TRỢ, ĐIỀU TRỊ
THUỐC KHÁNG RETROVIRUS (ARV) TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI
TRÚ, HUYỆN MƯỜNG LA MƯỜNG LA TỈNH SƠN LA, GIAI
ĐOẠN 2012 – 2013
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thái Bình, 2013
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH
NGUYỄN VĂN DŨNG
MÔ TẢ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, HỖ TRỢ, ĐIỀU TRỊ
THUỐC KHÁNG RETROVIRUS (ARV) TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI
TRÚ, HUYỆN MƯỜNG LA TỈNH SƠN LA, GIAI ĐOẠN 2012 – 2013
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thái Bình, 2013
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Acquired Immune Deficiency Syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
ARV AntiRetroVirus – Thuốc điều trị kháng
retrovirus
AZT Zidovudine
BVĐK Bệnh viện đa khoa
CSTN Chăm sóc tại nhà
FHI Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế
HIV Human Immunodeficiency Virus
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
NTCH
NVP
Nhiễm trùng cơ hội


Nevirapine
MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới
PKNT Phòng khám ngoại trú
PVS Phỏng vấn sâu
PNMD Phụ nữ mại dâm
TTYT Trung tâm y tế
TCMT Tiêm chích ma tuý
UNAIDS Chương trình phối hợp phòng, chống
HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc
WHO Tổ chức Y tế thế giới
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 9
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11
1. Một số khái niệm, phân loại về HIV/AIDS 11
2. Điều trị thuốc kháng virus HIV [5] 12
5. Chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đang triển
khai tại tỉnh Sơn La 22
6. Chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS tại huyện
Mường La 24
7. Câu hỏi đánh giá, phạm vi đánh giá 26
1. Thiết kế nghiên cứu 26
2. Thời gian và địa điểm, đối tượng nghiên cứu đánh giá 26
3. Khung lý thuyết 27
4. Các biến số, chỉ số đánh giá 28
5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 40
6. Phương pháp thu thập số liệu 41
7. Công cụ đánh giá 42
8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 42

9. Tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu 43
11. Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục 44
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 45
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 45
2. Kết quả hoạt động chăm sóc và điều trị ARV tại PKNT 47
3. Kết quả hoạt động của nhóm CSTN huyện Mường La 54
4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc, hỗ trợ và điều trị
ARV tại huyện Mường La 57
5. Nguồn nhân lực và công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ
tham gia vào mô hình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị. 59
6. Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai mô hình chăm sóc, hỗ
trợ và điều trị ARV tại huyện Mường La 59
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 59
Chương 5: DỰ KIẾN PHỔ BIẾN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN
NGHỊ 59
PHỤ LỤC 3: THU THẬP THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU
TRỊ ARV TẠI PKNT 76
PHỤ LỤC 8: DỰ TRÙ KINH PHÍ, VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ
PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU 85
TÓM TẮT
HIV/AIDS mang lại nhiều tác động tiêu cực đối với bản thân người
nhiễm HIV, gia đình, kinh tế xã hội, hệ thống y tế. Ngoài việc phải chịu
đựng những đau đớn, bệnh tật về mặt thể xác, người nhiễm HIV/AIDS và
gia đình của họ còn phải chịu sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng.
Do đó, để đảm bảo chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ lây nhiễm cho
cộng đồng và có khả năng đóng góp cho xã hội, họ cần được chăm sóc, hỗ
trợ cả về mặt thể chất và tinh thần.
Tỉnh Sơn La đã tạo được mạng lưới chăm sóc toàn diện liên tục với
nhiều mô hình từ tuyến thành phố đến huyện/xã trong đó, mô hình chăm
sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS tại huyện Mường La là một điển hình. Mô

hình có sự hỗ trợ, chăm sóc tích cực của nhóm chăm sóc tại nhà (CSTN),
bao gồm: 08 nhân viên y tế xã và 08 người nhiễm HIV, nhóm hoạt động
theo nhu cầu của khách hàng tại phòng khám ngoại trú (PKNT).
Sau 04 năm hoạt động cho đến nay mô hình chưa thực hiện đánh giá
nào để kiểm tra lại kết quả hoạt động ngoại trừ báo cáo hàng năm và đánh
giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà tài trợ, vì vậy đánh giá kết quả
chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thuốc kháng retrovirus (ARV) tại
huyện Mường La, tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2013 được thực hiện với
mục tiêu: 1) Mô tả kết quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thuốc
kháng retrovirut (ARV) cho người nhiễm HIV tại phòng khám ngoại trú
huyện Mường La; 2) Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm
sóc, hỗ trợ và điều trị ARV tại huyện Mường La.
Đây là nghiên cứu cắt ngang có phân tích, định lượng kết hợp định
tính và hồi cứu số liệu, được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 6/2013 trên
đối tượng là người nhiễm HIV đang điều trị ARV, cán bộ phòng khám
ngoại trú (PKNT), văn kiện dự án, các báo cáo, hồ sơ bệnh án và nhóm
CSTN.
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để chống lại sự nhân lên của virus HIV và kéo dài cuộc sống cho người
bệnh, vũ khí hiện nay của nhân loại là thuốc kháng retrovirus (ARV).Trong
những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm đẩy lùi sự gia
tăng của HIV/AIDS. Bên cạnh các giải pháp truyền thông, giảm tác hại, vấn đề
điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) nhằm ức chế sự nhân lên của vi rút,
kéo dài sự sống cho người có HIV ngày càng được quan tâm.
Ngày 20/11/2012, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về
HIV/AIDS đã công bố “ Báo cáo toàn cầu về HIV/AIDS năm 2012”, trong đó
nêu rõ tình hình dịch và đáp ứng với HIV/AIDS trên phạm vi toàn cầu đến hết
năm 2011.
Theo báo cáo này trong năm 2011, năm thứ 31 của cuộc chiến chống

HIV/AIDS nhân loại vẫn phải nhận thêm 2,5 triệu người mới nhiễm HIV ( dao
động từ 2,2 triệu – 2,8 triệu) và 1,7 triệu người ( dao động từ 1,5 triệu – 1,9 triệu)
tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS. Số người nhiễm HIV/AIDS hiện đang
còn sống trên hành tinh này là 34 triệu (dao động từ 31,4 triệu – 35,9 triệu).
Trong 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống có khoảng ½ ( 17 triệu
người) không biết về tình trạng nhiễm vi rút này của mình. Điều này hạn chế khả
năng của họ được tiếp cận với các dịch vụ dự phòng và chăm sóc, do đó làm tăng
khả năng lây truyền HIV từ họ ra cộng đồng. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS trên
thế giới đến cuối năm 2011 vào khoảng 0,8% số người lớn ( từ 15 – 49 tuổi).
Khu vực cận Sahara của châu Phi vẫn là nơi hị HIV/AIDS tấn công nặng nề
nhất, gần như cứ trong 20 người lớn (độ tuổi từ 15 – 49 tuổi) trong khu vực này
lại có 01 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống ( 4,9%). Hiện khu vực này
chiếm 69% tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống của thế giới. Mặc dù tỷ lệ
hiện nhiễm HIV/AIDS ở khu vực cân Sahara châu Phi cao gấp 25 lần so với tỷ lệ
này ở châu A, nhưng tổng số người nhiễm HIV đang sống ở châu Á ( bao gồm
Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á) lên tới con số 5 triệu. Sau cận Sahara của
8
châu Phi (nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất) là vùng Caribê, Đông Âu và Trung Á –
nhưng khu vực đang có khoảng 1,0 % số người lớn đang mang trong mình HIV.
Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm
1990, tính đến 30/11/2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 208.866
trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 59.839 và 62.184 trường hợp
tử vong do AIDS. Riêng 11 tháng đầu năm 2012, cả nước phát hiện 11.102
trường hợp nhiễm HIV, 3.716 bệnh nhân AIDS và 961 người tử vong do AIDS.
So với cùng kỳ năm 2011, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện và báo cáo giảm
26%, số người tử vong giảm 53%, tuy nhiên số liệu tử vong từ tuyến xã phường
thống kê chậm nên con số tử vẫn còn chưa thống kê đầy đủ. Về địa bàn dịch
HIV/AIDS ghi nhận tăng lên 79.1% số xã/phường/thị trấn báo cáo có người
nhiễm HIV ở 98% quận/huyện trong cả nước. Về hình thái dịch HIV tiếp tục ghi
nhận có sự thay đổi, trong số người nhiễm HIV báo cáo năm 2012 có 31,5%

người nhiễm là nữ giới cao hơn 0,5% so với năm 2011, đường lây truyền HIV
lần đầu tiên báo cáo ghi nhận số người nhiễm HIV bị lây nhiễm qua quan hệ tình
dục cao hơn lây truyền qua tiêm chích ma túy (45,5% so với 42,1%), trong khi
năm 2011 tương ứng là (41,8% so với 46,4%). Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
nghiện chích ma túy theo dõi qua giám sát trọng điểm tiếp giảm, tỷ lệ này năm
2012 là 11,% so với 13,4% năm 2012, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán
dâm năm 2012 2,7% so với 2,9% năm 2011, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM
2,3% so với 5% năm 2011 (tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM chưa phản ánh
đầy đủ nhiễm HIV trong nhóm này chung cho cả nước do cỡ mẫu nhỏ).
Tính đến 30/06/2013, tỉnh Sơn La đã phát hiện 9.129 trường hợp nhiễm
HIV, chuyển sang AIDS 5.066 trường hợp, tử vong 2.494 trường hợp, số nhiễm
HIV còn sống là 6635 người. 11/11 huyện, thành phố có người nhiễm HIV, tập
trung chủ yếu ở Huyện Mai Sơn, Mường La, Mường La, Thành phố, Sông Mã.
Người nhiễm HIV chủ yếu thuộc lứa tuổi từ 20 - 39 chiếm 84,51% tổng số phát
hiện. Tình hình tội phạm liên quan đến ma tuý và các tụ điểm buôn bán, sử dụng
ma tuý vẫn không ngừng gia tăng điều đó cũng đồng nghĩa với hình thái lây
9
nhiễm tại tỉnh chủ yếu qua đường máu chiếm 83,3%; đường tình dục 8,51%; mẹ
truyền sang con 1,27% [20].
Là một trong 3 huyện có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất, huyện Mường
La cho đến 30/06/2013 đã có 1.244 trường hợp nhiễm HIV (số tích lũy), 654
trường hợp chuyển giai đoạn AIDS và 252 trường hợp tử vong. Hình thái lây
nhiễm chính tại Mường La là do TCMT 80%. Là một huyện vùng cao, kinh tế
khó khăn, trình độ dân trí hạn chế, đa số là người dân tộc, thông tin cập nhật
chưa đầy đủ do đó công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung và đặc biệt là
công tác chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS nói riêng gặp nhiều khó khăn,
trở ngại [20].
Đầu năm 2010, Sở Y tế, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La
phối hợp với Trung tâm y tế (TTYT) huyện Mường La, Bệnh viện đa khoa
(BVĐK) huyện Mường La với sự tài trợ của dự án Quỹ toàn cầu hình thành dự

án “Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS”. Bao gồm hoạt động của PKNT,
nhóm CSTN đặt tại PKNT cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà cho khách hàng
khi có nhu cầu và các hoạt động phối kết hợp các dịch vụ có liên quan.
Việc mô tả kết quả hoạt động và bài học kinh nghiệm rút ra từ mô hình dự
án can thiệp sau 2 năm triển khai sẽ giúp cho việc định hướng hoạt động cho
chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị của huyện, tỉnh cũng như của nhà tài
trợ trong những năm sắp tới.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung
Mô tả kết quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị thuốc kháng retrovirus
(ARV) tại phòng khám ngoại trú huyện Mường La, tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 –
2013
2. Mục tiêu cụ thể
2.1 Mô tả kết quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị ARV cho người nhiễm
HIV tại phòng khám ngoại trú huyện Mường La, tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 –
2013
10
2.2 Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc, hỗ trợ và điều trị
ARV tại phòng khám ngoại trú huyện Mường La, tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 -
2013

11
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Một số khái niệm, phân loại về HIV/AIDS
Nhiễm HIV được chia làm 4 giai đoạn, phụ thuộc vào các bệnh lý liên
quan đến HIV như tình trạng sụt cân, các nhiễm trùng cơ hội, các bệnh ác tính,
mức độ hoạt động về thể lực [10].
- Giai đoạn 1 (Giai đoạn cửa sổ)
- Giai đoạn 2 (Giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng)
- Giai đoạn 3 (Giai đoạn cận AIDS)

- Giai đoạn 4 (Giai đoạn AIDS)
Nhiễm trùng cơ hội (NTCH) là nhiễm trùng xảy ra do cơ thể bị suy giảm
miễn dịch vì bị nhiễm HIV [4].
Chăm sóc tại nhà là một phần thiết yếu của chăm sóc giảm nhẹ. Nhóm
CSTN cung cấp các dịch vụ cho người nhiễm HIV và gia đình họ gồm: tư vấn,
hướng dẫn cách tự chăm sóc, xử trí các triệu chứng đau và các triệu chứng thông
thường khác tại nhà, khám phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm cần chuyển tới các
cơ sở y tế, hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV, các điều trị khác và xử trí các tác dụng
phụ thông thường của các thuốc, tư vấn hỗ trợ về tinh thần, tâm lý. CSTN còn
giúp cho người nhiễm HIV và gia đình họ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ xã hội và
hỗ trợ khác, chăm sóc cuối đời, hỗ trợ trẻ em và những thành viên khác trong gia
đình bị ảnh hưởng bởi HIV.
Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV trong từng giai đoạn [27].
Giai đoạn đầu Giai đoạn sau Giai đoạn cuối
-Xét nghiệm HIV
-Tư vấn và hỗ trợ về mặt
tinh thần
- Phòng lây truyền cho
người khác
- Phòng và điều trị NTCH
- Quản lý các vấn đề về
dinh dưỡng
- Chăm sóc giảm nhẹ
- Điều trị ARV
- Chăm sóc cuối đời
- Chuẩn bị cho cái
chết
- Hỗ trợ gia đình và
trẻ mồ côi sau khi
NCH qua đời.

12
-Bảo vệ khỏi kỳ thị và
phân biệt đối xử
- Các biện pháp chăm sóc
y tế bổ sung và thay thế
2. Điều trị thuốc kháng virus HIV [5]
2.1 Mục đích của điều trị
Ức chế sự nhân lên và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất.
Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh NTCH.
Cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho người bệnh.
2.2 Nguyên tắc điều trị
Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh
có đủ tiêu chuẩn lâm sàng, và/hoặc xét nghiệm và chứng tỏ đã sẵn sàng điều trị.
Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Điều trị ARV
là điều trị suốt đời; người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu
quả và tính kháng thuốc.
Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục
hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh NTCH.
2.3 Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị
Dựa vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4.
Nếu có xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi:
1. Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 4, không phụ thuộc số lượng tế bào
CD4.
2. Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3 với CD4 < 350 TB/mm
3
.
3. Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 1, 2 với CD4 < 250 TB/mm
3
.
Nếu không làm được xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi người

nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3, 4.
2.4 Chuẩn bị sẵn sàng điều trị ARV
2.4.1 Đánh giá trước điều trị
13
Các nội dung đánh giá trước điều trị đối với người bệnh HIV đủ tiêu chuẩn
điều trị ARV về lâm sàng và/hoặc CD4.
- Ghi nhận giai đoạn lâm sàng và số CD4 (nếu có) trước điều trị.
- Sàng lọc Lao và các bệnh NTCH; điều trị Lao và các bệnh NTCH cấp
tính nếu có; phối hợp với các dịch vụ y tế khác (lao, sản, da liễu, v.v ) khi cần.
- Làm các xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm để lựa chọn phác đồ như:
CTM/Hb và men gan (ALT); xét nghiệm HBsAg và anti-HCV (nếu có điều
kiện).
- Hỏi tiền sử dùng thuốc ARV trước đó: lý do sử dụng, nơi cung cấp, phác
đồ cụ thể, lưu ý tiền sử dùng các phác đồ không đúng (phác đồ hai thuốc); sự
tuân thủ, tiến triển trong quá trình điều trị, v.v…
- Đánh giá mong muốn được điều trị của người bệnh và khả năng có người
hỗ trợ điều trị.
- Dự kiến phác đồ ARV thích hợp cho bệnh nhân; xem xét tương tác giữa
các thuốc ARV và các thuốc điều trị NTCH đồng thời và các thuốc khác.
- Thông báo về kế hoạch chuẩn bị điều trị ARV cho bệnh nhân.
- Điều trị dự phòng Cotrimoxazole; các dự phòng khác nếu có chỉ định .
2.4.2 Cung cấp thông tin và tư vấn về điều trị ARV
Tiến hành cung cấp thông tin theo nhóm về diễn biến nhiễm HIV, dự phòng
lây nhiễm HIV, sống khỏe mạnh, dinh dưỡng và điều trị ARV, sau đó tư vấn cá
nhân, mỗi người bệnh cần được tư vấn trước khi điều trị ARV 3 lần.
Tư vấn cụ thể về điều trị ARV, phác đồ điều trị của từng bệnh nhân, tầm
quan trọng của tuân thủ điều trị và kế hoạch hỗ trợ tuân thủ điều trị cũng như xử
trí các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều trị như quên thuốc, tác dụng phụ.…
Tư vấn các nội dung cụ thể, thích hợp cho những người bệnh còn sử dụng
ma túy, phụ nữ có thai.

2.4.3 Đánh giá sẵn sàng điều trị
Đánh giá hiểu biết của người bệnh về nhiễm HIV, về điều trị ARV và tầm
quan trọng của tuân thủ điều trị và cách xử trí khi quên uống thuốc.
14
Đánh giá hiểu biết của người bệnh về cách sử dụng thuốc, các tác dụng phụ
thường gặp và hướng xử trí.
Đánh giá khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh qua việc tham gia các
buổi tư vấn đầy đủ, tái khám đúng hẹn, tuân thủ điều trị dự phòng
Cotrimoxazole, có kế hoạch tuân thủ điều trị (lịch uống thuốc, các biện pháp
nhắc nhở uống thuốc, có người hỗ trợ tuân thủ điều trị); người bệnh đồng ý và
cam kết tham gia điều trị.
Kiểm tra lại các yếu tố khác như: nơi cư trú, khả năng liên lạc khi cần.
Người bệnh đủ tiêu chuẩn về sẵn sàng điều trị: Bắt đầu điều trị ARV.
2.4.4 Bắt đầu điều trị
Hướng dẫn lại cách sử dụng thuốc, lịch cấp thuốc, lịch hẹn tái khám; đảm
bảo người bệnh có kế hoạch tuân thủ điều trị và biết cách xử trí khi gặp khó
khăn.
Chỉ định phác đồ bậc một cho người nhiễm HIV mới bắt đầu điều trị ARV.
Người nhiễm HIV có tiền sử dùng các thuốc ARV trước đó hoặc điều trị
gián đoạn, cần được đánh giá lâm sàng và xét nghiệm để quyết định sử dụng
phác đồ bậc 1 thích hợp, hoặc chuyển phác đồ bậc 2 nếu có thất bại điều trị.
2.4.5 Theo dõi điều trị
Người bệnh bắt đầu điều trị ARV cần được tái khám và phát thuốc định kỳ.
Thăm khám thường xuyên trong giai đoạn đầu để được tư vấn, hỗ trợ tuân
thủ và theo dõi tác dụng phụ khi bắt đầu điều trị. Khi người bệnh tuân thủ và
dung nạp thuốc tốt, các triệu chứng lâm sàng được cải thiện, thời gian giữa các
lần tái khám và phát thuốc là 1 tháng. Một số trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt
có diễn biến lâm sàng, tuân thủ tốt thì thời gian giữa các lần tái khám có thể 2
tháng và do nhóm điều trị quyết định. Một số trường hợp cần theo dõi thường
xuyên hơn tại cơ sở điều trị nếu người bệnh có các NTCH mới xuất hiện, có tác

dụng phụ của thuốc hoặc phải thay thuốc và khi người bệnh tuân thủ kém. Mỗi
lần tái khám, người bệnh được đánh giá tiến triển lâm sàng, làm các xét nghiệm
15
cần thiết, cung cấp tư vấn và hỗ trợ cần thiết. Các thông tin đều phải được ghi lại
trong bệnh án và sổ khám bệnh của phòng khám.
* Theo dõi tiến triển lâm sàng
Mỗi lần tái khám, người bệnh cần được đánh giá tiến triển lâm sàng, phát
hiện và xử trí các tác dụng phụ hoặc các nhiễm trùng cơ hội mới, cụ thể:
- Theo dõi cân nặng, nhiệt độ, mạch, huyết áp và khả năng vận động.
- Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến tác dụng phụ của thuốc.
- Phát hiện các NTCH mới, tái phát; phân biệt nguyên nhân phục hồi miễn
dịch hay thất bại điều trị để có hướng xử trí phù hợp.
- Đánh giá lại giai đoạn lâm sàng.
- Đánh giá khả năng mang thai để thay thuốc ARV khi cần (không dùng
efavirenz cho phụ nữ có thai trong 12 tuần đầu của thai kỳ).
Các dấu hiệu lâm sàng chứng tỏ người bệnh đáp ứng với điều trị ARV:
- Tăng cân, thèm ăn trở lại và ăn ngon miệng, chức năng vận động tốt hơn.
- Hết các dấu hiệu liên quan đến các NTCH và bệnh lý liên quan đến HIV.
* Theo dõi xét nghiệm
Người bệnh điều trị ARV cần được theo dõi về các xét nghiệm cận lâm
sàng để phát hiện tác dụng phụ của thuốc và đáp ứng điều trị.
- Công thức máu toàn bộ và công thức bạch cầu 6 tháng một lần hoặc khi
người bệnh sử dụng phác đồ có AZT có biểu hiện thiếu máu.
- Men gan ALT/SGPT thực hiện một tháng sau khi điều trị phác đồ có
NVP, sau 6 tháng xét nghiệm một lần.
- Xét nghiệm CD4 6 - 12 tháng một lần khi điều trị (nếu có).
- Xét nghiệm thai nếu người bệnh đang điều trị EFV và có khả năng mang
thai.
* Theo dõi sự tuân thủ điều trị:
Đánh giá lại về sự tuân thủ điều trị trong tất cả các lần tái khám.

16
- Đánh giá tuân thủ dựa trên đếm số thuốc còn lại, tự báo cáo của bệnh
nhân, sổ nhỏ tự ghi, báo cáo của người hỗ trợ điều trị (nếu có), đánh giá về diễn
biến lâm sàng và xét nghiệm.
- Kiểm tra lại cách dùng thuốc, cách xử trí khi quên uống thuốc. Nếu
người bệnh tuân thủ không tốt, tìm hiểu lý do. Người bệnh cần được tư vấn về
cách khắc phục các rào cản tuân thủ và nhận được sự hỗ trợ kịp thời đảm bảo sự
tuân thủ tốt.
Hướng dẫn khi người bệnh quên uống thuốc:
Khi phát hiện ra quên uống thuốc theo lịch, người bệnh phải uống ngay liều
thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường
lệ:
- Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn trên 4 tiếng, uống liều đó vào
đúng thời gian theo lịch như bình thường.
- Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 tiếng, KHÔNG ĐƯỢC
uống liều kế tiếp theo lịch cũ mà phải đợi trên 4 tiếng mới được uống.
- Nếu quên hơn 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo cho Bác sỹ
điều trị để được hướng dẫn.
3. Tình hình chăm sóc, hỗ trợ, điều trị HIV/AIDS trên thế giới
Hiện nay do chưa có thuốc điều trị khỏi và vắc xin phòng bệnh đặc hiệu
nên các biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế tối đa tác hại và sự lan truyền HIV ra
cộng đồng là dự phòng với 3 mục tiêu chính: hạn chế tốc độ lây lan HIV, làm
chậm quá trình tiến triển từ nhiễm HIV tới bệnh AIDS và làm giảm ảnh hưởng
của HIV/AIDS tới kinh tế-xã hội [28].
Năm 1996, thuốc điều trị HIV thuộc loại chống retrovirus (ARV) mạnh
được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển để điều trị cho bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS. Điều trị này đã cải thiện rõ rệt tỉ lệ mắc bệnh NTCH, gia tăng chất
lượng cuộc sống và quan trọng hơn cả là giảm được nguy cơ tử vong cho người
bệnh [8].
17

Việc kết hợp và triển khai rộng khắp các chương trình tài trợ trên thế giới
cho các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình, nhiều người đã được tiếp
cận dịch vụ điều trị ARV ở tất cả các vùng trên thế giới, số người nhiễm
HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ điều trị ARV cao hơn so với trước đây.
Theo ước tính của WHO và UNAIDS đến năm 2010 có khoảng 15 triệu người
cần điều trị thuốc kháng vi-rút. Cuối năm 2010 đã có 6,6 triệu người tiếp cận để
điều trị kháng retrovirus ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [31].
Ở Zambia, một quốc gia Châu Phi chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của dịch
với 1,8 triệu người nhiễm chiếm 28% dân số, 47 chương trình chăm sóc người
bệnh nhiễm HIV tại nhà đã được triển khai từ năm 1987 và là bài học thành công
cho nhiều nước khác [30].
Tùy vào tình hình dịch, nguồn lực sẵn có và một số yếu tố khác tại mỗi
nước và sự quan tâm của các nhà tài trợ mà mô hình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị
khác nhau tại mỗi nước, thậm chí mô hình triển khai trong cùng một quốc gia
cũng có thể khác nhau. Có những mô hình có đầy đủ các thành phần, một mô
hình chăm sóc toàn diện liên tục như Brazil, Uganda, Thái Lan, Campuchia…có
những mô hình tập trung nhiều vào mảng cung cấp dịch vụ điều trị ARV và
chăm sóc tại nhà/cộng đồng như Nepal, Ấn Độ.
Những kinh nghiệm phòng, chống HIV/AIDS tại một số nước như Brazin,
Ấn Độ, Thái Lan và nhiều nước khác cho thấy tăng cường chăm sóc, hỗ trợ cho
người nhiễm HIV/AIDS là biện pháp tốt nhất để khống chế, đẩy lùi dịch
HIV/AIDS do giảm sự sợ hãi, kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến
HIV/AIDS, làm tăng số người đến xét nghiệm và tư vấn HIV.
4. Tình hình chăm sóc, hỗ trợ, điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam
Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn tập trung với tỷ lệ
hiện nhiễm HIV cao nhất trong các nhóm TCMT, phụ nữ mại dâm (PNMD) và
nam tình dục đồng giới (MSM), tuy nhiên tình hình dịch HIV đã có xu hướng
chững lại, biểu hiện qua việc không gia tăng tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm người
TCMT, PNMD tại nhiều tỉnh/thành phố, tuy nhiên tỷ lệ này lại gia tăng ở một số
18

tỉnh/thành phố phía Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên). Tỷ lệ nhiễm HIV trong các
nhóm trọng điểm khác như thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự và phụ nữ
mang thai có xu hướng chững lại và ở mức thấp [25].
Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam năm
1990, hiện nay 63 tỉnh/thành phố trên cả nước đều đã phát hiện có người nhiễm
HIV, tính đến 20/11/2012 cả nước hiện có 208.866 người nhiễm HIV còn sống,
trong đó có 59.839 bệnh nhân AIDS và đã có 62.184 người tử vong do
HIV/AIDS [6].
Nhận thức được tầm quan trọng của chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều
trị trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong Chiến lược quốc gia phòng,
chống HIV/AIDS ở Việt Nam - tầm nhìn 2020 đã xác định: Các chương trình
hành động trong giai đoạn 2010 - 2020 chủ yếu tập trung cho 2 chương trình chủ
đạo: Chương trình chăm sóc điều trị và Chương trình dự phòng và giảm nhẹ các
tác động đến kinh tế - xã hội do HIV/AIDS gây ra [9].
Công tác điều trị ARV: Tính đến 30/9/2012, trên toàn quốc có 69.882
trong đó có 66.167 người lớn và 3.715 trẻ em, đạt 99,83% kế hoạch năm 2012.
Kết quả báo cáo tại 10 tỉnh có số người được điều trị cao nhất là 48.367 bệnh
nhân, chiếm 69,21% số người nhiễm HIV đang được điều trị trên toàn quốc.
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục là thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng
người nhiễm HIV đang điều trị. Tính đến 30/9/2012, thành phố Hồ Chí Minh có
21.350 người nhiễm HIV đang điều trị, chiếm 30,55% số lượng bệnh nhân đang
điều trị trên toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng bệnh nhân điều trị ARV trung bình là
942 bệnh nhân/tháng (trung bình 3 tháng gần nhất). Phác đồ bậc 1 chiếm đa số
với tỷ lệ là 96,82%, phác đồ bậc 2 là 3,05% và có 0,13% thuộc phác đồ khác.
Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: hiện đang được triển
khai trên địa bàn toàn quốc với những định hướng mới đối với các can thiệp về
PLTMC như sau: (1) Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai (PNMT)
sớm, (2) Thuốc ARV cho PLTMC sớm từ tuần thai thứ 14 (thay cho từ tuần thai
thứ 28 trước đây). Hiện nay toàn quốc có 226 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng
lây truyền HIV từ mẹ sang con. 02 điểm tuyến TW, 92 điểm tuyến tỉnh, còn lại

là tuyến huyện 132 huyện chiếm khoảng 25% số huyện trong toàn quốc. Tính
19
đến 30/9/2012 cả nước đã xét nghiệm HIV cho 855.439 PNMT được tư vấn và
xét nghiệm HIV (chiếm50,3% trong số PNMT đến khám thai); trong đó, 512.216
xét nghiệm trong thời gian mang thai (chiếm 60 %), 348.369 xét nghiệm lúc
chuyển dạ (chiếm 40,7 %). Trong tổng số phụ nữ mang thai tới tư vấn và xét
nghiệm có 1.275 lượt PNMT nhiễm HIV (0,15 %). Có 872 trẻ sinh ra từ mẹ
nhiễm HIV, trong đó có 613 trẻ được điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole
trong vòng 2 tháng sau sinh (70,3%).
Tại Việt Nam, đầu mối chăm sóc y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS được đặt
tại các PKNT, tùy theo từng địa phương và sự phân bố người nhiễm cũng như
nguồn nhân lực mà PKNT được đặt ở tuyến huyện, tỉnh và tuyến trung ương.
Các mô hình chăm sóc toàn diện liên tục hiện nay đang được triển khai đều lấy
PKNT làm cơ sở, từ đó kết nối với các dịch vụ chăm sóc y tế khác.
Việc tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc kháng
retrovirut giúp người nhiễm HIV kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy
nhiên chỉ điều trị không thể giải quyết hết tất cả những thách thức mà những
người sống chung với HIV và gia đình họ phải đối mặt. Chăm sóc tại nhà/tại
cộng đồng đóng vai trò hỗ trợ cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ xã hội
chính thống. Chăm sóc tại nhà/tại cồng đồng lấp đầy khoảng trống về dịch vụ
bằng cách huy động nguồn lực cồng đồng và đảm bảo mối liên hệ hiệu quả hai
chiều với các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
Qua kết quả đánh giá nhanh các mô hình CSTN do Cục Phòng, chống
HIV/AIDS thực hiện năm 2009 cho thấy có 5 dạng mô hình chăm sóc tại nhà và
cộng đồng chính đang hoạt động tại Việt Nam: Dịch vụ CSTN đặt tại PKNT
(FHI), CSTN do nhóm người nhiễm HIV tổ chức, dịch vụ CSTN được cung cấp
thông qua mạng lưới y tế xã/phường (Quỹ toàn cầu HIV/AIDS), CSTN của Hội
phụ nữ và dịch vụ CSTN thông qua các tổ chức tôn giáo thực hiện [11].
* Một số nghiên cứu được thực hiện với quy mô nhỏ nhằm tìm hiều, đánh giá
kết quả hoạt động của một số mô hình tại các địa phương:

20
Kết quả Điều tra cơ bản thực trạng chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS và các hoạt động phòng chống HIV dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
do Quỹ Toàn cầu HIV/AIDS, Cục Phòng chống HIV/AIDS phối hợp với Viện
Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện vào năm 2005 cho thấy các chương trình
chăm sóc tại nhà chưa có đầy đủ hướng dẫn chăm sóc tại nhà và chăm sóc giảm
đau cho bệnh nhân mạn tính. Số lượng nhân viên chăm sóc tại nhà mới chỉ là con
số khiêm tốn. Tỷ lệ thấp các cơ sở y tế huyện/huyện tư vấn theo các tiêu chuẩn
cơ bản và đối xử công bằng với người nhiễm HIV (23,7%) [3].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Xuân Tuyết về kết quả hoạt động
tư vấn và điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS tại quận Tây Hồ, Hà Nội
năm 2008 (mô hình chăm sóc điều trị tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe ban ngày
do Tổ chức Thầy thuốc thế giới Pháp MDM tài trợ) cho thấy 73,2% bệnh nhân
đạt hiệu quả điều trị sau 6 tháng; 89,3% có kiến thức đạt về điều trị ARV; 83%
có kiến thức đạt về tuân thủ điều trị ARV; 79,5% người bệnh có thực hành tuân
thủ điều trị đạt. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa kết quả điều trị với
kiến thức về điều trị và tuân thủ điều trị, thực hành tuân thủ điều trị ARV và sự
hỗ trợ tích cực của người nhà bệnh nhân trong quá trình điều trị [23].
Năm 2008, tác giả Nguyễn Văn Kính đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả
mô hình quản lý, chăm sóc và tư vấn cho người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng
tại 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh cũng đã cho thấy những kết
quả khả quan: Tỷ lệ người nhiễm được tư vấn trước và sau xét nghiệm tăng lên
rõ rệt (71,62%), hoạt động của câu lạc bộ người nhiễm gắn với hoạt động của
PKNT đã mang lại những hiệu quả đáng kể trong việc hỗ trợ, tuân thủ điều trị
ARV [16]
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Cầm Giang về đánh giá kết
quả chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thuốc kháng virus tại quận Thốt
Nốt, thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006-2009 cho thấy: Tỷ lệ bệnh nhân còn
sống và tiếp tục điều trị tại thời điểm 6 tháng là 73,4%; tỷ lệ bệnh nhân sống và
tiếp tục điều trị sau 12 tháng là 69,8%. Hiệu quả điều trị sau 6 tháng điều trị là

21
44,7%; sau 12 tháng điều trị 72,7%; có 58% ĐTNC đã từng nhận được dịch vụ
của nhóm, số lượng người nhiễm HIV được CSTN tăng lên theo từng năm [13].
Kết quả đánh giá mô hình chăm sóc và hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS
tại quận Hải Châu, Đà Nẵng của tác giả Đỗ Mai Hoa, Phạm Thị Đào và Lê Bảo
Châu cho thấy sinh hoạt tập thể giữa những người nhiễm HIV/AIDS đã mang lại
những lợi ích tinh thần lớn lao cho bệnh nhân, từ đó sức khỏe thể chất của họ
cũng dễ dàng được cải thiện hơn, đồng thời cũng khuyến khích người nhiễm
HIV/AIDS tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động xã hội truyền thông
phòng, chống AIDS [14].
Nghiên cứu của tác giả Lê Đình Vinh, Chu Đức Thảo, Nguyễn Đình Tuấn,
Nguyễn Thị Thu Hà về thực trạng điều trị kháng Retrovirus cho bệnh nhân AIDS
tại tỉnh Đắc Lắc từ năm 2007-2009 cho thấy: Tình trạng cân nặng của bệnh nhân
tăng dần trung bình 1,6 kg sau 6 tháng và 2,6 kg sau 12 tháng điều trị, tuy nhiên
tỷ lệ tế bào CD4 trung bình tăng không nhiều do bệnh nhân không tuân thủ điều
trị [26].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương về đánh giá kết
quả hoạt động chăm sóc và điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS tại Trung
tâm Y tế quận Đống Đa - Hà Nội giai đoạn 2006-2009 cho thấy: Tỷ lệ bệnh nhân
có kiến thức chung về tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu là 61,9%;
người hỗ trợ chăm sóc chính cho người nhiễm trong quá trình điều trị là
vợ/chồng 40,2%; 51,5% đối tượng nghiên cứu nhận được sự chăm sóc của đồng
đẳng viên [15].
Năm 2008, tác giả Hà Văn Tuân đã tiến hành nghiên cứu xác định mức độ
tuân thủ điều trị của 151 bệnh nhân HIV/AIDS tại tỉnh Bình Thuận kết quả cho
thấy: 97% bệnh nhân có kiến thức đạt về tuân thủ điều trị, tuy nhiên chỉ có 75%
bệnh nhân biết tác nhân gây bệnh là do vi rút HIV, 69% bệnh nhân biết
HIV/AIDS là bệnh suy giảm miễn dịch ở người [21].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liễu về đánh giá thực trạng tư
vấn hỗ trợ điều trị HIV/AIDS (ARV) cho bệnh nhân có TCMT tại PKNT huyện

22
Từ Liêm – Hà Nội năm 2010 cho thấy: Có sự khác nhau giữa bệnh nhân có
TCMT và bệnh nhân không TCMT, trung bình tỷ lệ thành công trong điều trị ở
bệnh nhân có TCMT thấp hơn nhiều so với bệnh nhân không TCMT, tỷ lệ bệnh
nhân có TCMT quên uống thuốc cao 31/33 [17].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang về sự tuân thủ điều
trị thuốc ARV và một số yếu tố liên quan của người nhiễm HIV/AIDS tại 4
PKNT ở Thanh Hóa năm 2010 cho thấy: Bệnh nhân có kiến thức đạt về tuân thủ
điều trị có tỷ lệ khá cao 66,2% [18].
Để đánh giá hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc và điều trị trong việc cải
thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài sự sống và phòng ngừa kháng thuốc, 2 chỉ số
được lựa chọn là tỷ lệ bệnh nhân tiếp tục điều trị theo phác đồ bậc 1 tại thời điểm
6 tháng, 12 tháng và 24 tháng sau điều trị và tỷ lệ sống vào thời điểm 6 tháng, 12
tháng và 24 tháng sau khi bắt đầu điều trị [1]. Báo cáo kết quả điều trị bằng
thuốc kháng Retrovirus (ARV) và thí điểm thu thập chỉ số cảnh báo sớm HIV
kháng thuốc năm 2007 của Cục Phòng chống HIV/AIDS thực hiện tại 21 cơ sở
điều trị ARV trên địa bàn 7 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ bệnh nhân người lớn
còn sống và tiếp tục điều trị tại thời điểm 6 và 12 tháng kể từ lúc bắt đầu là
85,2% và 81%. Tỷ lệ này được nhận định là tương đối cao cho thấy một dấu hiệu
đáng mừng về hiệu quả của chương trình điều trị ARV cho những người đang
sống chung với HIV ở Việt Nam. Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ bệnh nhân người
lớn duy trì phác đồ bậc 1 là 85,6% sau 6 tháng và 81,3% sau 12 tháng [2].
5. Chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đang triển khai
tại tỉnh Sơn La
Kể từ trường hợp phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1998, số người
nhiễm HIV không ngừng gia tăng qua các năm, đến nay 100% huyện, thành phố
và trên 86,4% xã/phường báo cáo có người nhiễm HIV. Theo báo cáo của Trung
tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La, tính đến ngày 30/5/2013 luỹ tích số
người nhiễm HIV/AIDS của tỉnh là 9.129, trong đó số người chuyển sang giai
23

đoạn AIDS là 5.066, số người tử vong do AIDS là 2.494, số người nhiễm HIV
còn sống 6.635 [20].
Tỉnh Sơn La bắt đầu triển khai chương trình điều trị ARV từ năm 2005 cho
đến nay (30/5/2013) số bệnh nhân hiện đang được điều trị là 1.981 người [19].
Đến quý I năm 2013, Sơn La là một trong 3 tỉnh/thành phố có người nhiễm HIV
cao nhất cả nước [7], số trường hợp nhiễm HIV mới gia tăng góp phần làm tăng
nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV tại địa phương. Để
đảm bảo cung cấp các dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV một cách toàn diện
và đạt độ bao phủ cao, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Sơn La đã có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các dự án và chương trình với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cho người có HIV với sự tham gia của nhóm chăm sóc tại nhà/cộng đồng, gia
đình người có HIV, mạng lưới cộng tác viên, đồng đẳng viên.
Hiện tại, tỉnh Sơn La có 09 PKNT người lớn, 02 PKNT Nhi, trong đó 02
phòng khám Nhi lồng ghép cùng PKNT người lớn ( Mường La, Sông Mã), 01
trại tạm giam và 04 Trung tâm giáo dục lao động thực hiện công tác tiếp tục điều
trị cho bệnh nhân AIDS đang điều trị bằng thuốc ARV đưa vào cải tạo. Các
PKNT, điểm điều trị có nhiệm vụ: Quản lý, khám sức khoẻ định kỳ, dự phòng
NTCH bằng Cotrimoxazone, điều trị các bệnh NTCH, điều trị bằng thuốc ARV,
chuyển tiếp đến các cơ sở y tế chuyên khoa khi có nhu cầu đối với người nhiễm
HIV đến đăng ký khám và điều trị tại cơ sở. Số người nhiễm được quản lý, chăm
sóc đạt 86% so với chỉ tiêu đề ra [19].
*Mô hình điều trị đang được triển khai tại tỉnh Sơn La với sự hỗ trợ của
các tổ chức quốc tế và nhà nước:
- Dự án LIFE-GAP hỗ trợ: Bệnh viên đa khoa (BVĐK) tỉnh, Mai Sơn, Thảo nguyên
Mộc Châu, Mường La dưới sự điều phối của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS
tỉnh.
- Dự án Quỹ toàn cầu: BVĐK Mường La, Sông Mã, Mường La, Phù Yên
dưới sự điều phối của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.
24
- Chương trình mục tiêu quốc gia: Yên Châu, Quỳnh Nhai (02 điểm điều trị

mới triển khai năm 2011).
Để đảm bảo cho người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Sơn La đều có thể
tiếp cận với dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị, Trung tâm Phòng, chống
HIV/AIDS tỉnh thực hiện công tác điều phối gắn kết các dịch vụ, ghép điểm điều
trị với những huyện chưa có PKNT tạo nên một mạng lưới chăm sóc toàn diện
liên tục.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Tô Minh Tuệ tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn
La cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn trước điều trị là 95,5%, tỷ lệ bệnh nhân
còn sống và tiếp tục điều trị sau 6 tháng là 90,9% và 81,8% sau 12 tháng điều trị.
Hiệu quả điều trị đạt sau 6 tháng là 55,6% và đạt 57,1% sau 12 tháng điều trị.
Kiến thức đúng về điều trị và tuân thủ điều trị chỉ đạt 24,5% [22].
6. Chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS tại huyện Mường
La
Giai đoạn trước năm 2009, chương trình chăm sóc, điều trị chưa được triển
khai tại huyện Mường La, công tác chính của chương trình phòng chống
HIV/AIDS tại huyện là quản lý đối tượng tại địa phương. Người nhiễm HIV
muốn điều trị ARV phải đến khoa truyền nhiễm, BVĐK tỉnh Sơn La (cách
Mường La30km) hoặc mua thuốc bên ngoài. Trung tâm y tế (TTYT) không quản
lý được số lượng người nhiễm HIV đang điều trị ARV vào thời điểm đó. Năm
2009, chương trình mục tiêu quốc gia triển khai PKNT tại khoa truyền nhiễm
BVĐK huyện Mường La. Được sự hỗ trợ của dự án Quỹ toàn cầu và sự điều
phối của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La, từ năm 2010 huyện
Mường Labắt đầu triển khai chương trình điều trị HIV/AIDS theo mô hình
chung: PKNT đặt tại BVĐK huyện với sự hỗ trợ của nhóm CSTN đặt tại PKNT,
cung cấp dịch vụ cho khách hàng khi có nhu cầu.
25
Sơ đồ 1: Mô hình hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị tại huyện Mường La
Nhân sự tại PKNT 100% là cán bộ kiêm nhiệm, thuộc biên chế nhà nước tại
BVĐK huyện, 01 bác sỹ điều trị, 01 tư vấn viên (điều dưỡng); 01 cán bộ quản lý
số liệu (báo cáo), 01 dược sỹ trung học cấp phát thuốc.

Tình hình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV tại PKNT huyện Mường La
(tính đến 30/06/2013) hiện đang điều trị là 228 trường hợp [19].
Các hoạt động chính:
- PKNT cung cấp dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV bao gồm: Khám
sức khỏe định kỳ, xét nghiệm, dự phòng và điều trị NTCH, điều trị ARV, tư vấn
tuân thủ điều trị, giới thiệu chuyển gửi đến các cơ sở nội/ngoại trú và dịch vụ dự
phòng lây truyền từ mẹ sang con tuyến tỉnh.
- Nhóm CSTN (16 người): 08 cán bộ y tế tại các trạm y tế xã và 08 nhân
viên tiếp cận cộng đồng (người nhiễm HIV) đặt tại TTYT huyện, cung cấp dịch
vụ chăm sóc tại nhà cho khách hàng. Dịch vụ CSTN bao gồm: chăm sóc điều trị
triệu chứng, giảm đau, tư vấn tuân thủ điều trị, vệ sinh và dự phòng NTCH, tư
Trung tâm Phòng,
chống HIV/AIDS
tỉnh Sơn La
Trung tâm Y tế
Mường La
Bệnh viện Đa
Khoa huyện
Mường La

PKNT
Mườn
g La
Nhóm
CSTN
Mường La
Đối
tượng
hưởng
lợi

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×