Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây húng chanh ấn độ (coleus forskohlii) tại thanh trì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.29 MB, 102 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







NGUYỄN THỊ HƯƠNG




ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯỢNG KALI BÓN
TỚI SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÂY
HÚNG CHANH ẤN ĐỘ (COLEUS FORSKOHLII)
TẠI THANH TRÌ – HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







NGUYỄN THỊ HƯƠNG




ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯỢNG KALI BÓN
TỚI SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÂY
HÚNG CHANH ẤN ĐỘ (COLEUS FORSKOHLII)
TẠI THANH TRÌ – HÀ NỘI


Chuyên ngành : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số : 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS.NGUYỄN XUÂN MAI
2. TS. TRẦN THỊ LIÊN


HÀ NỘI, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả



Nguyễn Thị Hương











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ và
giúp đỡ, Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
TS, Nguyễn xuân Mai, Bộ môn Canh tác học - Khoa Nông học –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thầy đã hướng dẫn tận tình trong suốt
quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tập thể các thầy cô giáo bộ môn Canh tác học đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
TS. Trần Thị Liên, Ban lãnh đạo Viện Dược liệu, Trung tâm nghiên
cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội và cán bộ nhân viên Trạm nghiên
cứu cây thuốc Thanh Trì đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề
tài tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, các đồng
nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả



Nguyễn Thị Hương


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu của đề tài 2
2.2. Yêu cầu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 6
1.2. Đặc điểm thực vật học cây Húng Chanh 7
1.2.1. Nguồn gốc và phân loại 7
1.2.2. Đặc điểm thực vật 8
1.2.3. Công dụng 9
1.2.4. Kỹ thuật trồng cây Coleus forskohlii tại Miền Bắc 10
1.3. Tình hình sản xuất dược liệu trong nước và trên thế giới 17
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dược liệu trên Thế giới 17
1.3.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam 19
1.3.3. Tình hình nghiên cứu trồng và sản xuất dược liệu húng chanh Ấn Độ 23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.4. Các kết quả nghiên cứu về mật độ và phân bón cho cây dược liệu 24

1.4.1.Một số nghiên cứu xác định mật độ trồng đối với cây dược liệu 24
1.4.2. Một số nghiên cứu xác định liều lượng phân bón đối với cây dược liệu 25
1.4.3. Nghiên cứu về khoảng cách trồng và phân bón tới sinh trưởng, sản
lượng, chất lượng hung chanh tại Ấn Độ 26
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Vật liệu, địa điểm nghiên cứu 31
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu 31
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 31
2.2. Nội dung nghiên cứu 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Bố trí thí nghiệm 31
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 33
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 36
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến sinh trưởng của
cây húng chanh 37
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến các giai đoạn
sinh trưởng phát triển của cây húng chanh 38
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây húng chanh 40
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến động thái tăng trưởng
đường kính thân cây húng chanh 46
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến động thái tăng trưởng
đường kính tán lá và chỉ số diện tích lá của cây húng chanh 50
3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến mức độ nhiễm sâu
bệnh hại trên cây húng chanh 61
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến các yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất của dược liệu húng chanh 63
3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hàm lượng hoạt chất trong
dược liệu húng chanh 68
3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến hiệu quả kinh tế
của dược liệu húng chanh 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Đề nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 76


















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của cây húng chanh 39
Bảng 3.2a. Ảnh hưởng của mật độ với lượng kali bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của cây húng chanh 42
Bảng 3.2b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và lượng kali đến
động thái tăng trưởng chiều cao cây húng chanh 42
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến tốc độ
tăng trưởng chiều cao cây húng chanh 44
Bảng 3.4a. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến động thái
tăng trưởng đường kính thân cây húng chanh 46
Bảng 3.4b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và lượng kali đến
động thái tăng trưởng đường kính thân cây húng chanh 48
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến tốc độ
tăng trưởng đường kính thân cây húng chanh 49
Bảng 3.6a. Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón đến tăng trưởng
đường kính tán lá cây húng chanh 51
Bảng 3.6b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và lượng kali bón đến
động thái tăng trưởng đường kính tán lá cây húng chanh 53
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến tốc
độ tăng trưởng đường kính tán lá cây húng chanh 55
Bảng 3.8a. Ảnh hưởng của mật độ, lượng kali bón đến chỉ số diện
tích lá 57
Bảng 3.8 b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và lượng kali bón
đến chỉ số diện tích lá cây húng chanh 59
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến mức độ nhiễm sâu
bệnh trên cây húng chanh 62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

Bảng 3.10a. Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón đến yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất cây húng chanh 63
Bảng 3.10b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và lượng kali bón
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dược
liệu húng chanh 65
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến hàm
lượng hoạt chất trong dược liệu húng chanh 68
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế
trồng cây húng chanh 70
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 2.1. Cây húng chanh trồng tại Thanh Trì – Hà Nội 8
Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây húng chanh 43
Hình 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến động thái
tăng trưởng đường kính tán cây húng chanh 54
Hình 3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến chỉ số diện
tích lá cây húng chanh 60
Hình 3.4. Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón đến các yếu cấu
thành năng suất dược liệu húng chanh 66
Hình 3.5. Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón đến năng suất
thực thu dược liệu Húng chanh 67



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Các từ viết tắt Diễn giải
CT Công thức
FAO Tổ chức lương thực thế giới
KLTB/C

Khối lượng trung bình trên củ
NST Ngày sinh trưởng
NSTT Năng suất thực thu
S
Ố CỦ TB/CÂY
Số củ trung bình trên cây
STT Số thứ tự





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Cây húng chanh (Coleus forskohlii) là một trong những cây thuốc có
giá trị dược tính quan trọng, được quan tâm nhiều trong ngành công nghiệp
thuốc của Ấn Độ. Cây có tầm quan trọng trong ngành dược phẩm bắt
nguồn bởi khả năng điều trị bệnh cũng như nhu cầu đột biến của thị trường
thế giới mà cụ thể là từ Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Bởi vậy, việc phát
triển trồng cây húng chanh trở nên được chú trọng bởi ngành công nghiệp
dược phẩm, các nhà đầu tư và nông dân (Desouza, 1991). Các rễ củ của
loài này là nguồn cung cấp giàu forskolin - 1 diterpenoid, được sử dụng để
sản xuất các loại thuốc chống lại các bệnh tăng huyết áp, bệnh tăng nhãn
áp, hen suyễn, suy tim sung huyết và một số loại bệnh ung thư (Shah etal,
1981). Tinh dầu húng chanh được biết đến như là các ứng dụng trong
ngành công nghiệp hương liệu thực phẩm cũng như có các hoạt chất chống
vi sinh vật (Chowdhary và Sharma, 1998).
Cây húng chanh đã được Viện Dược Liệu di thực về Việt Nam từ
năm 2011.Tuy nhiên, khi trồng ở Việt Nam cây húng chanh chưa thu
được năng suất như trồng ở Ấn Độ. Vì Vậy, để phát huy hết tiềm năng
năng suất của cây húng chanh Ấn Độ cần tiếp nghiên cứu thử nghiệm
các biện pháp kỹ thuật canh tác. Ngoài các biện pháp như bố trí thời vụ
,làm đất, phòng trừ sâu bệnh thì xác định mật độ và lượng kali bón là
những biện pháp kỹ thuật quan trọng.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của mật
độ và lượng Kali bón tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây Húng
chanh Ấn Độ (Coleus forskohlii) tại Thanh Trì – Hà Nội”.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài

Xác định mật độ trồng và lượng kali bón thích hợp cho cây Húng
chanh Ấn Độ sinh trưởng, phát triển để đạt năng suất cao và chất lượng tốt.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón đến các chỉ tiêu
sinh trưởng, phát triển của cây Húng chanh.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến các
chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến sâu
bệnh hại trên cây húng chanh.
- Phân tích hoạt chất chính trong cây.
- Tính hiệu quả kinh tế
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài làm cơ sở xây dụng quy trình thâm canh cây dược
liệu nhập nội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tích cực cho việc chỉ đạo,
hướng dẫn sản xuất nhằm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế.
Tăng tính đa dạng sinh học cây dược liệu ở Việt Nam
Đề tài thành công tăng nguồn nguyên liệu dược liệu sản thuốc chữa
bệnh cho người dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
a. Cơ sở khoa học của bố trí mật độ trồng hợp lý
Mật độ trồng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng.

Giải quyết tốt vấn đề về khoảng cách mật độ tức giải quyết tốt mối quan hệ
giữa sinh trưởng và phát triển của các cá thể làm cho quần thể cây trồng
khai thác tốt nhất khoảng không gian (không khí, ánh sáng) và mặt đất
(nước, dinh dưỡng trong đất) nhằm thu được sản lượng cao nhất trên một
đơn vị diện tích.
Mật độ dày thì sự cạnh tranh diễn ra càng quyết liệt. Khi đất không
cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu của cây thì cây sẽ phát triển kém, còi
cọc. Trên khoảng không gian, để có thể lấy được ánh sáng khi phải cạnh
tranh với các cây khác cây sẽ phải tăng trưởng chiều cao một cách tối đa,
chính vì vậy sẽ làm cho thân nhỏ, cây yếu, sức chống chịu kém trước các
điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống đổ kém, sâu bệnh phát sinh nhiều
Khi trồng ở mật độ thưa cây sẽ không phải cạnh tranh nhau nhiều,
do vậy cây sẽ có điều kiện phát triển tốt cho năng suất cá thể cao nhưng
năng suất quần thể lại giảm. Điều chỉnh khoảng cách mật độ là biện pháp
đơn giản nhất để tăng diện tích lá. Tuỳ thuộc vào giống, mức độ thâm canh,
độ màu mỡ của đất mà ta xác định khoảng cách mật độ trồng thích hợp,
sao cho khi phát triển tối đa, quần thể có diện tích lá tối ưu.
Mật độ trồng thích hợp sẽ giúp cho cây sử dụng được tối đa các lợi
thế trên không cũng như dinh dưỡng, nước trong đất từ đó giúp cho cây
sinh trưởng phát triển tốt, khả năng tích luỹ vật chất của cây tăng, từ đó có
thể tăng năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế của cây trồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

b. Cơ sở khoa học của bón phân
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng là lượng chất dinh dưỡng mà cây
cần qua các thời kỳ sinh trưởng để tạo nên một năng suất kinh tế tối đa.
Phân bón là thức ăn của cây trồng . Đối với thực vật nói chung và cây
trồng nói riêng thì Nitơ có vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng ảnh hưởng sinh

trưởng phát triển và hình thành năng suất. Nitơ có mặt trong rất nhiều hợp
chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và
năng lượng, đến các hoạt động sinh lý của cây.
Cây trồng rất nhạy cảm với phân đạm. Phản ứng trước tiên khi bón
phân đạm là cây sinh trưởng mạnh, tăng trưởng nhanh về chiều cao, diện
tích lá, đẻ nhánh nhiều, tăng sinh khối nhanh, các hoạt động sinh lý cũng
được xúc tiến như quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng và kết quả cuối
cùng là năng suất cây trồng tăng.
Mỗi thời kỳ sinh trưởng, cây trồng cần lượng đạm khác nhau, Hầu
hết các loại cây trồng có nhu cầu về đạm ở giai đoạn đầu lớn hơn ở giai
đoạn sau. Trong giai đoạn đầu cây bắt đầu phát triển thân lá, tốc độ tăng
trưởng của tế bào rất nhanh, là giai đoạn ổn định về số lá, diện tích lá. Khi
cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng
sinh thực thì nhu cầu đạm của cây bắt đầu giảm đi.
Bón đạm cho cây trồng căn cứ vào nhiều yếu tố như tính chất đất đai,
thời tiết khí hậu, khả năng cung cấp đạm cho cây của đất, nhu cầu đạm của
cây Nếu đất có thành phần cơ giới nặng có thể bón tập trung một lượng
đạm lớn ở dạng amôn. Nếu đất có thành phần cơ giới nhẹ thì cần chia nhỏ
nhiều lần theo nhu cầu của cây. Bón đạm cần quan tâm đến loại phân bón
và đặc điểm của chúng, mặt khác cũng cần quan tâm đến đặc điểm và tình
hình phát triển của cây trồng trước. Bón lượng đạm không hợp lý có ảnh
hưởng rất nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất
cây trồng. Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

giới kém hình thành nên cây rất yếu và gây nên hiện tượng lốp đổ, giảm
năng suất nghiêm trọng. Ngược lại thiếu đạm làm cho cây sinh trưởng kém,
giảm sút hoạt động quang hợp và tích luỹ, giảm năng suất nghiêm trọng. Cây
trồng yêu cầu lân thấp hơn đạm. Lân là yếu tố quan trọng mà cây cần trong

suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nhất là ở giai đoạn đầu. Do
đó lân thường được bón lót trước khi trồng. Lân có vai trò rất quan trọng
đối với cây trồng nói chung và cây húng chanh nói riêng. Khi bón đủ lân,
biểu hiện trước hết là cây sinh trưởng tốt, hệ thống rễ phát triển, xúc tiến
hình thành cơ quan sinh sản tiến hành trao đổi chất và năng lượng mạnh
mẽ, xúc tiến các hoạt động sinh lý đặc biệt là quang hợp và hô hấp Kết
quả là tăng năng suất cây trồng.
Lân có vai trò tăng khả năng hút đạm, hạn chế tác hại của việc bón
thừa đạm, chống lốp đổ, rút ngắn thời gian sinh trưởng một cách hiệu quả.
Giúp cây tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Do đó thiếu lân sẽ làm rối loạn quá trình sinh lý, sinh hoá trong cây
như: Cây nhỏ, dáng mảnh khảnh, lá hẹp, mặt lá có những chấm nâu. Nếu
thiếu lân nghiêm trọng sẽ dẫn tới thân cây có màu đỏ, rễ có màu nâu, giảm
năng suất và chất lượng của cây trồng. Thừa lân không có biểu hiện gây hại
như thừa đạm.
Vai trò sinh lý của kali đối với cây trồng nói chung và cây húng chanh
nói riêng là cực kỳ quan trọng, kali điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất
và các hoạt động sinh lý của cây. Kali có tác dụng điều chỉnh các đặc tính lý
hoá của keo nguyên sinh chất và từ đấy ảnh hưởng đến tốc độ và chiều
hướng của các quá trình xảy ra trong tế bào. Kali điều chỉnh sự đóng mở khí
khổng và dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch libe nên kali có ý
nghĩa quan trọng trong tăng năng suất kinh tế và phẩm chất sản phẩm. Kali
làm tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như
tính chống bệnh, tính chống chịu hạn, nóng…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Thiếu kali cây có biểu hiện về hình thái rất rõ là lá ngắn, hẹp, xuất
hiện các chấm đỏ, lá bị khô rồi héo rũ vì mất sức trương. Thiếu kali làm
giảm khả năng chống chịu của cây trồng và giảm năng suất kinh tế rõ rệt.

Bón phân kali vào giai đoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế sẽ
làm tăng quá trình vận chuyển các chất hữu cơ tích luỹ về cơ quan dự trữ
nên sẽ làm tăng năng suất kinh tế. Bón phân kali sẽ phát huy hiệu quả của
phân đạm và lân. Vì vậy, việc bón tỷ lệ cân đối giữa N: P: K là kỹ thuật
bón phân hiệu quả nhất đối với các cây trồng .
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hòa và Nguyễn Bá Hoạt – Viện
Dược liệu (1994) cho thấy khoảng cách trồng cho năng suất dược liệu tốt
nhất của cây nhân trần là 15 x15 cm và 15 x 20 cm. Các tác giả trên còn
cho biết để nhân trần có năng suất chất lượng tốt yêu cầu về phân bón 15
tấn phân chuồng + 100 kg N + 100 kg P
2
O
5
+ 100kg K
2
O trên ha.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận, Ngô Quốc Luật - Viện Dược
liệu và Đoàn Thị Thanh Nhàn Trường ĐHNN Hà Nội (2004) cho thấy nền phân
bón cho năng suất cao và hiệu quả nhất của cây đương quy là 20 tấn phân
chuồng + 200kg N + 150kg P
2
O
5
+ 100 kg K
2
O trên ha. Các tác giả trên cũng
cho biết chiều cao luống cho năng suất cao nhất ở cây đương quy là 30 cm.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Hoạt và cộng sự - Viện Dược liệu
(2000) cho biết khoảng cách trồng của cây lão quan thảo tại SaPa Lào Cai

cho năng suất cao nhât là 20 x 20 cm, hàm lượng phân bón cho hiệu quả kinh tế
cao nhất là 200 kg N.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thư - Viện Dược liệu (1996) cho biết
khoảng cách trồng khoảng cách trồng mã đề cho năng suất cao nhất là 10 x 15 cm.
Theo tác giả Phạm Thị Lượt - Viện Dược liệu (1989 - 1990) nghiên
cứu về khoảng cách trồng thanh cao hoa vàng 20 x 20 cm và 20 x 30 cm
cho năng suất cao nhất. Chế độ phân bón cho năng suất dược liệu và hàm
lượng art cao nhất là 120 kg N + 80 kg P2O5+40 kg K2O.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Nguyễn Bá Hoạt - Viện Dươc liệu (2001 - 2004) khi nghiên cứu về
khoảng cách trồng đương quy cho năng suất dược liệu cao nhất là 20 x 20
cm và 20 x 30 cm, hàm lượng phân bón 200 kg N.
Nguyễn Bá Hoạt - Viện Dược liệu (2001) nghiên cứu về liều lượng
phân NPK tổng hợp bón cho bạch truật ở Sa Pa cho thấy ở mức phân bón là
1000 kg NPK/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất và mật độ trồng là 25 vạn
cây/ha (20 x 20 cm) cho năng suất cao nhất, tỷ lệ cây bị bệnh thấp nhất.
Phạm Anh Thắng - Viện Dược liệu (2005) cho biết mật độ trồng
thích hợp đối với cây Xuyên Khung là 25 vạn cây/ha (20 x 20 cm).
Cây Húng Chanh Ấn Độ là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao đã
được di thực về Việt Nam (Viện Dược Liệu) từ năm 2011. Cây đã được
nghiên cứu quy trình kỹ thuật để nhân rộng sản xuất dược liệu nhưng chưa
thu được năng suất như cây trồng ở Ấn Độ.
Vấn đề bức xúc đặt ra làm thế nào chúng ta có được nguồn giống tốt,
giống sạch bệnh, giống chất lượng cao, không để lặp lại các giống cây
thuốc quý bị mất giống, thoái hóa giống như trước đây đồng thời đáp ứng
được nguồn giống nhanh cho sản xuất dược liệu húng chanh Ấn Độ.
Việc xác định mật độ trồng và lượng phân bón thích hợp để cho năng
suất cao, chất lượng tốt là đòi hỏi của thực tiễn sản xuất nói chung và cây

dược liệu nói riêng.
1.2. Đặc điểm thực vật học cây Húng Chanh
1.2.1. Nguồn gốc và phân loại
Cây Coleus forskohlii có tên tiếng Việt là cây húng chanh Ấn Độ
Tên tiếng Anh: Coleus Forskohlii.
Phân loại thực vật: Họ (Family): Bạc hà (Lamiaceae), Giống (Genus):
húng chanh (Coleus).
Cây húng chanh có nguồn gốc vùng địa lý tiểu lục địa của Ấn Độ,
phân bố chủ yếu trên các giồng cát của bờ sông, chân núi. Đất thích hợp
cho canh tác húng chanh là đất sét pha cát màu đỏ có độ pH 5,5 – 7. Cây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

phát triển tốt trong khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới và cận nhiệt đới tùy theo
tình hình thuỷ lợi tưới tiêu tốt. Ẩm độ từ 83% - 95% và nhiệt độ từ 10 đến
25
0
C là thích hợp nhất cho cây sinh trưởng phát triển.
Ngoài ra cây Coleus forskohlii còn phát triển tự nhiên trong khí hậu
ôn đới cận nhiệt đới của Nepal, Miến Điện, Sri Lanka.


Hình 2.1. Cây húng chanh trồng tại Thanh Trì – Hà Nội
1.2.2. Đặc điểm thực vật
Cây húng chanh Ấn Độ (C. Forskohlii L.) là cây lâu năm nhưng được
trồng hàng năm để làm dược liệu, chiều cao từ 45 - 60 cm chiều cao, thân cây
góc cạnh được phân nhánh và đôt thân có lông. Lá dày hình trứng, có lông,
mép răng cưa dài từ 7,5 đến 12,5cm, rộng từ 3 đến 5 cm, khi trưởng thành lá
thường thu hẹp vào cuống lá. Cụm hoa thành chùm, dài 15 - 30 cm, hoa mập
mạp, kích thước 2 đến 2,5 cm, trong đài hoa có lông. Môi trên của đài hoa

rộng có hình trứng, cánh hoa chẻ đôi có màu xanh hoặc hoa cà. Gốc thường
có màu nâu vàng, dày. Rễ củ dài 20 cm và đường kính 0,5 đến 2,5 cm, đầu rễ
tù, thẳng, có mùi thơm, C. forskohlii L. là loài duy nhất của chi này có rễ củ
có hoạt chất forskohlii. Toàn bộ cây có mùi thơm. Lá và củ có mùi khá khác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

nhau. Cây trồng thích hợp ở đất cát pha hoặc sét pha, đất có cấu trúc nhẹ, giàu
dinh dưỡng, pH 5,5 - 7,0. Cây phát triển tốt trong khí hậu nóng ẩm, và vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới được tưới tiêu. Khí hậu ẩm ướt có độ ẩm tương đối
từ 83% - 95% và nhiệt độ từ 10 đến 25
0
C là lý tưởng cho cây trồng, lượng mưa
hàng năm 100 - 160 mm. Cây được nhân giống bằng hạt cũng như bằng cách cắt
cành gốc, Nhân giống bằng hạt khó và chậm, trong khi đó nhân giống bằng cành
lại dễ dàng và kinh tế. Cây trồng từ 4,5 tháng đến 5 tháng có thể thu hoạch. Tối
đa hàm lượng tinh dầu trong rễ (1,4%) thu được nếu rễ được thu hoạch vào cuối
tháng thứ năm sau khi trồng. Cây trồng trưởng thành trong khoảng 150 ngày sau
trồng. Nghiên cứu cho thấy dược liệu từ cây trồng thu hoạch vào tháng thứ năm
là tốt hơn so với dược liệu thu hoạch vào tháng thứ ba hay thứ bảy sau trồng.
Năng suất củ khô trung bình từ 800 – 1.000 kg/ha. Trong trường hợp canh tác
tốt, năng suất củ khô có thể đạt tới 2.000 – 2.200 kg/ha.
Cây húng chanh thường bị sâu ăn lá, bệnh tuyến trùng ở rễ. Bệnh
héo do Fusarium chlamydosporum gây ra là một bệnh rất nghiêm trọng,
nhưng có thể phòng bệnh và kiểm soát căn bệnh này bằng nấm
Trichoderma viride và Glomus mosseae. Bệnh thối rễ do Macrophomina
phaseolina gây ảnh hưởng đến năng suất củ lên đến 100%, sử dụng các chế
phẩm sinh học có chứa Trichoderma harzianum và sulphate kẽm có tác
dụng giảm tối đa tỷ lệ mắc bệnh thối gốc.
1.2.3. Công dụng

Trong cây húng chanh Ấn Độ có chứa hoạt chất quan trọng là
forskohlii , một cây thuốc quan trọng bản địa Ấn Độ được sử dụng trong y
học cổ truyền Ayurvedic để trị bệnh và đây là nguồn duy nhất của
forskohlin diterpenoid. Forskolin được sử dụng để điều trị eczema, hen
suyễn, bệnh vẩy nến, rối loạn tim mạch và cao huyết áp, hoạt hóa enzym
adenyl cyclase.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Tại Ấn Độ, dược liệu từ củ C. forskohlii. C. amboinicus, C.blumei, C.
malabaricus và C. scutellaroides và các loài khác được sử dụng chủ yếu để điều
trị bệnh tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa, C. forskohlii được sử dụng rộng rãi ở các
nước khác nhau với nhiều mục đích. Ở Ai Cập và châu Phi, lá được sử dụng như
thuốc điều kinh, long đờm và lợi tiểu. Tại Brazil, nó được sử dụng như là một vị
thuốc trợ giúp dạ dày và điều trị rối loạn đường ruột. Nó còn được dùng như một
loại gia vị ở Ấn Độ và làm thức ăn. Trong các hệ thống y học truyền thống
Ayurvedic, C. forskohlii được sử dụng để điều trị bệnh tim mạch, đau bụng, rối
loạn hô hấp, mất ngủ, co giật, hen suyễn, viêm phế quản, rối loạn đường ruột,
cảm giác nóng, táo bón, động kinh và đau thắt ngực. Tinh dầu chiết xuất từ húng
chanh Ấn Độ dùng để điều trị bệnh chàm và nhiễm trùng da. Forskolin còn được
sử dụng trong việc sản xuất các loại thuốc ngăn ngừa tóc bạc, phục hồi và giữ
màu mái tóc. Tinh dầu có tiềm năng sử dụng làm gia vị, trong ngành công
nghiệp hương liệu thực phẩm và có thể được sử dụng như một tác nhân kháng
khuẩn. Ngoài ra, forskohlin còn dùng chữa bệnh tăng nhãn áp.
1.2.4. Kỹ thuật trồng cây Coleus forskohlii tại Miền Bắc (Viện dược liệu
đề xuất).
a, Thời vụ trồng
Húng chanh Ấn Độ có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên, thời
vụ thích hợp nhất để trồng ở miền Bắc là vụ Đông Xuân (trồng tháng 10-

11, thu hoạch tháng 4-5). Các vụ khác có thể trồng được nhưng ít thích
hợp, chủ yếu để giữ và nhân giống.
b, Chuẩn bị đất
Yêu cầu về đất đai: Cây húng chanh có thể trồng trên nhiều loại đất,
nhưng thích hợp nhất là đất có thành cơ giới nhẹ (thịt pha cát đến thịt trung
bình), đất phải tơi tơi xốp, giàu dinh dưỡng, độ pH 5,5-7. Đất cần cao ráo,
thoát nước tốt. Các loại đất thích hợp trồng hung chanh như đất phù sa ven
sông, đất cát pha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Làm đất, lên luống: Đất nên được cày phơi ải để khoáng hóa đất,
phân hủy chất độc trong đất. Trước khi trồng, nên bừa 1-2 lần để làm phẳng
đất và diệt cỏ dại. Đất cần được lên luống (liếp) để tiêu nước khi gặp mưa
và thuận tiện cho việc chăm sóc sau này, kỹ thuật lên luống lên luống đơn
mặt luống rộng 20 cm, cao 25-30 cm. Bố trí sao cho khi trồng thì hàng cách
hàng 50cm.
c, Hom giống và kỹ thuật trồng
 Cắt hom (cành) giống: Húng chanh được trồng từ cành ngọn của
các cây của vụ trước khi cây được khoảng 75-100 ngày tuổi. Có thể cắt đợt 2
sau đợt 1 khoảng 30-35 ngày. Chọn cành mập, khỏe, không bị bệnh để làm
hom giống. Dùng dao cắt cành 15-20 cm, sau đó trước khi giâm hoặc trồng
mới cắt làm 2 hom: hom ngọn có 2-3 cặp lá, dài khoảng 10-12 cm và hóm kế
ngọn cũng có ít nhất 2 cặp lá. Xếp hom giống theo lớp, tránh trầy xước để hạn
chế nấm bệnh xâm nhập làm hư hom giống. Mỗi ha cần 40,000 hom giống.
Hom giống có thể giâm tại vườn ươm trước khi đem trồng hoặc trồng trực tiếp
ra ruộng sản xuất tùy theo điều kiện chuẩn bị đất trồng.
 Xử lý hom giống: Có thể sử dụng một trong các thuốc trừ bệnh
(có chứa hoạt chất) sau để xử lý hom giống như Metiram Complex
(Polyram 80DF của BASF), Mancozeb+ Metalaxyl (Vimonyl 72WP của

VIPESCO, Ridomil Gold 68WG của Syngenta, …), Mancozeb (Annong
Manco 80WP của An Nông, Dove 80WP của ADC, …), Carbendazim
(Bavistin 50SC của BASF, Carban 50SC của An Giang, Care 50SC của
ADC, …). Nồng độ thuốc pha theo hướng dẫn trên bao bì. Có thể sử dụng
thuốc kích thích ra rễ nhúng vào phần gốc hom trước khi trồng.
 Giâm trong vườn ươm: Sử dụng cát sạch để làm nền giâm cành
giống. Tạo luống cát có chiều rộng khoảng 1-1,2 m, chiều dài tùy ý. Độ dày
lớp cát khoảng 7-8cm. Trước khi trồng rắc vôi bột và phun ướt hoặc tưới
dung dịch thuốc trừ nấm (một trong các loại thuốc ở trên) lên mặt luống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Giâm cành với mật độ 7x7cm (225 cành/m
2
). Tưới nước giữ ẩm trong suốt
thời gian giâm trong vườn ươm. Rễ sẽ mọc sau khoảng 5-7 ngày sau giâm.
Một ngày trước khi nhổ mang đi trồng nên tưới/phun thêm một lần thuốc
trừ nấm với nồng độ loãng hơn. Thời gian giâm cành trong vườn ươm
khoảng 8-12 ngày.
 Trồng trực tiếp cành giống ra ruộng sản xuất: Xử lý phun
thuốc trừ nấm trước và ngay sau khi trồng, sau đó tùy tình hình thực tế của
cây trồng để phun phòng trừ.
d, Khoảng cách trồng:
Trồng theo hàng đơn với mật độ trồng hung chanh thích hợp là 50 x
50 cm (50.000 cây/ha).
e, Kỹ thuật trồng:
Nếu tưới hốc hoặc tưới phun thì trồng giữa luống, nếu tưới rãnh hoặc
tưới thấm thì trồng ở 1 bên, 25-30 ngày sau trồng tiến hành vun tạo thêm
chiều rộng cho luống.
Dùng tay bới hốc, đặt nhẹ hom giống mới cắt đã được xử lý với

thuốc trừ nấm hoặc cây giống giâm từ vườn ươm, sau đó lấp đất, vun nhẹ
đất vào gốc. Chú ý trồng nông tay. Sau khi trồng phải tưới nước, giữ ẩm,
Sau 1-2 tuần, trồng dặm lại những cây bị chết.
f, Bón phân:
Phân bón dùng cho 1 ha: Phân chuồng hoai mục 15 tấn/ha + 100 N+
120P
2
O
5
+ 100K
2
O.
Cách bón phân:
- Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + lân + 300-500 kg vôi (nếu có
điều kiện) cho 1 ha trước khi bừa lần cuối. Bừa trộn đều vào đất, rồi lên
luống. Ở vùng đất có nhiều tuyến trùng, nên bón thêm khoảng 10-15 kg
Basudin/ha để trừ tuyến trùng hại rễ, củ sau này.
Bón thúc lần 1 (25-30 ngày sau trồng, khi cây hồi xanh): 30% N

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Trộn đều, bón rải theo hàng hoặc theo hốc, rải cách gốc 10 cm. Bón
phân đợt này kết hợp với vun gốc, mở rộng luống, Chú ý tưới nước, giữ ẩm,
- Bón thúc lần 2 (60-70 ngày sau trồng): 50% N + 50% K
2
O
Trộn đều, bón rải theo hàng hoặc theo hốc, tưới nước làm tan phân
và giữ ẩm.
- Bón thúc lần 3 (100-120 ngày sau trồng): 20% N + 50% K

2
O
Bón theo hàng hoặc theo hốc, bón xong, tưới nước, giữ ẩm.
g, Tưới tiêu
Tưới nước: Sau khi trồng, nếu trời không mưa, cần tưới ngay để cây
nhanh chóng hồi xanh, ra rễ. Giữ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh
trưởng, Đặc biệt sau mỗi đợt bón phân, cần phải tưới nước để hòa tan phân,
cây dễ hấp thu phân bón, Ngưng tưới trước khi thu hoạch 20 ngày. Tuy
nhiên có thể tưới hơi ẩm đất ngay trước khi thu hoạch để thuận lợi cho việc
nhổ lấy củ và rễ.
Lịch tưới có thể như sau: Nếu không có mưa, tưới ngay sau khi trồng
và ngày hôm sau, Sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần trong tuần đầu. Tiếp tục tưới
4-5 ngày/lần trong 1 tháng đầu, Tưới 7 ngày/lần trong các tháng thứ 2 đến
tháng thứ 3, Tưới 10 ngày/lần trong các tháng tiếp theo, Nếu có mưa, tùy
theo độ ẩm của đất để điều chỉnh khoảng cách thời gian tưới cho thích hợp.
Tiêu nước: Coleus rất kỵ úng, khi bị úng, rễ cây phát triển kém, rất
dễ bị nấm bệnh tấn công, gây hại. Do đó cần chọn nơi đất cao để trồng
hung chanh và phải tiêu nước ngay và kịp thời khi bị úng, bị đọng nước,
nhất là khi cây còn nhỏ.
h, Phòng trừ sâu bệnh hại
Coleus ít bị sâu hại nhưng khá mẫn cảm với bệnh, đặc biệt là bệnh
héo rũ, chết yểu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

 Tác hại
Bệnh héo rũ (còn gọi là bệnh lở cổ rễ) là một bệnh nguy hiểm nhất
đối với cây hung chanh. Bệnh xuất hiện trong tất cả các giai đoạn sinh
trưởng của cây, nhất là ở giai đoạn cây con. Bệnh gây hại rất nghiêm trọng,
làm chết cây và làm giảm năng suất.

Triệu chứng bệnh
Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh là lá và toàn cây bị héo rũ, sau đó
bị chết. Trên thân thường xuất hiện các vết sọc đen, gốc bị lở, loét, Tại rễ
mới đầu có nhiều vết đen tạo thành vệt, sau đó bị thối. Cây bị nặng thường
bị chết. Ở những cây bị nhẹ, khả năng hồi phục cũng rất kém.
Tác nhân gây bệnh
Đây là bệnh do nấm gây ra, Loại nấm bệnh chủ yếu là nấm Fusarium
sp,, phát sinh chủ yếu từ đất (soil-born disease).
Ngoài ra, còn có một số loại nấm bệnh khác như Phytopthora sp,
Mycosphaerella sp…
 Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh
Bệnh thường phát triển trong điều kiện mưa nhiều, mưa to, mưa liên
tục nhiều ngày hoặc đất bị ngập úng hoặc bão hòa nước.
Kỹ thuật canh tác không đúng cũng có thể làm cho bệnh này phát
triển như bón nhiều phân hữu cơ còn tươi, chưa phân hủy, trồng sâu hoặc
bón phân không cân đối (dư phân đạm).
 Biện pháp phòng trừ
Ngoài các biện pháp canh tác như chọn cây khỏe, không bị bệnh để
trồng; trồng trên đất ít loại nấm này (luân canh cây trồng, hạn chế trồng
trên đất đã trồng các loại cây có cùng bệnh hại: đậu tương, thuốc lá, cà
chua, khoai tây, …); chọn đất cao ráo, dễ thoát nước và tiêu nước kịp thời
ngay sau mưa, quy trình xử lý đất, hom giống và cây sau đây cần được tuân
thủ để phòng trừ có hiệu quả bệnh héo rũ này.

×