Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN QUA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.59 KB, 26 trang )

LỜI NÓI ĐÂU
Viện nghiên cứu Thương mại là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa
học trực thuộc Bộ Thương mại, được thành lập trên cơ sở hợp nhất Viện kinh
tế kỹ thuật thương nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật và kinh tế Vật tư, Viện
kinh tế Đối ngoại.
Trong suốt hơn 30 năm thành lập, xây dựng và trưởng thành, trải qua
những biến động về tổ chức, chịu tác động bởi những biến đổi về tình hình
kinh tế – xã hội của đất nước, đặc biệt ở giai đoạn hơn 10 năm đổi mới vừa
qua, Viện nghiên cứu Thương mại đã có những đóng góp xứng đáng trong
hoạt động nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại,
chính sách, cơ chế quản lý thương mại, phát triển thị trường trong và ngoài
nước, thực hiện các hoạt động thông tin, đào tạo và tư vấn thương mại….
A. VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN NGHIÊN
CỨU THƯƠNG MẠI.

Viện nghiên cứu thương mại là một đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học
trực thuộc Bộ Thương mại với trên 30 năm xây dựng và phát triển, được
thành lập trên cơ sở hợp nhất viện Kinh tế kỹ thuật Thương mại và Viện kinh
tế đối ngoại. Tiền thân của viện là các viện: Viện Kinh tế kỹ thuật thương
nghiệp thành lập vào năm 1971, Viện Kinh tế ngoại thương thành lập năm
1982 (năm 1987 đổi tên thành Viện Kinh tế Đối ngoại) và Viện Khoa học –
Kỹ thuật và Kinh tế vật tư thành lập vào năm 1983.
Ngày 2/3/1992 Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ký quyết định số 156/TM-
TCCB thành lập Viện Kinh tế – Kỹ thuật thương mại trên cơ sở hợp nhất
Viện Kinh tế kỹ thuật Thương nghiệp, Viện Khoa học – Kỹ thuật và Kinh tế
vật tư.
Ngày 8/11/1995 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 721/TTg về sửa
đổi một số tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại: trong đó đã quyết định thành
lập Viện nghiên cứu Thương mại trên cơ sở hợp nhất Viện Kinh tế Kỹ thuật
Thương mại và Viện Kinh tế đối ngoại.


Trong quá trình hình thành và phát triển, các Viện đã chủ trì và thực hiện
thành công nhiều chương trình nghiên cứu cấp Bộ, đề tài NCKH cấp Nhà
nước và đề tài nghiên cứu độc lập cấp Bộ. Đồng thời các Viện đã chủ trì tham
gia nhiều đề tài nghiên cứu khảo sát, tổng kết thực tiễn của ngành Thương
mại, phục vụ thiết thực cho công tác hoạch định đường lối của Đảng, xây
dựng chính sách, luật pháp của Nhà nước nói chung, phục vụ công tác quản
lý, điều hành vĩ mô lĩnh vực thương mại của Bộ thương mại nói riêng. Viện
cũng giúp đỡ các Sở Thương mại địa phương tiến hành lập quy hoạch tổng
thể phát triển thương mại để giúp phát triển kinh tế của tỉnh. Các viện này
cũng tổ chức các khoá đào tạo về các vấn đề có liên quan đến thương mại cho
các doanh nghiệp trong cả nước. Từ năm 1996 Viện Nghiên cứu Thương mại
tham gia đào tạo sau Đại học bậc tiễn sĩ kinh tế và thương mại.
Các Viện trên đã từng bước chủ động mở rộng quan hệ hợp tác khoa học
và đào tạo với nước ngoài, đã chủ trì 06 dự án hợp tác với các nước và tổ
chức quốc tế (Chiến lược phát triển ngoại thương – VIE/89/024: mua sắm
quốc tế và quản lý nhập khẩu – VIE/80/86: Quyu hoạch tổng thể du lịch Việt
Nam- VIE/89/003: Việt Nam và WTO: ảnh hưởng đầu tư nước ngoài đến cơ
cấu xuất nhập khẩu; xúc tiến thương mại và hội nhập kinh tế thương mại).
Trong quá trình hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ nghiên cứu đã
phấn đấu vươn lên về mọi mặt để có bản lĩnh khoa học và bản lĩnh chính trị
vững vàng, nhiều cán bộ có trình độ học vị tiến sĩ, thạc sĩ kinh tế và có học
hàm giáo sư, phó giáo sư. Nhiều giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ của Viện đã
đựơc bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo quản lý của Bộ và ngành Thương
mại.
Về công tác đào tạo sau đại học, trong những năm qua nhiều cán bộ
nghiên cứu của Viện có học hàm, học vị khoa học đã tham gia hướng dẫn
nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ, tham gia giảng dạy và
các hội đồng chấm luận án, luận văn thạc sĩ, tiến sỹ ở nhiều cấp cơ sở đào tạo
sau đại học của Việt Nam.
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU

THƯƠNG MẠI.

Theo quyết định số 71/TM-TCCB ngày 27/1/1996 của Bộ trưởng Bộ
Thương mại về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Viện
Nghiên cứu Thương mại. Viện Nghiên cứu Thương mại có chức năng nghiên
cứu chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại, chính sách, cơ chế quản lý
thương mại và thực hiện các hoạt động thông tin, đào tạo và tư vấn thương
mại. Viện có 9 nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược,
quy hoạch phát triển thương mại và thị trường.
2. Nghiên cứu việc đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý
thương mại.
3. Nghiên cứu các tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế như ASEAN,
APEC, WTO, và các vấn đề liên quan đến việc Việt Nam tham gia vào các
tổ chức này.
4. Nghiên cứu và dự báo liên quan đến quan hệ cung cầu, xu hướng phát
triển thị trường trong và ngoài nước.
5. Tổ chức điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn về hoạt động thương mại,
chính sách, cơ chế quản lý và tổng quan thị trường.
6. Tổ chức các hoạt động tư vấn về phát triển thương mại, đầu tư và trợ
giúp phát triển các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
7. Tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ, đào
tạo sau và trên đại học về thương mại.
8. Tổ chức và thực hiện hoạt động thông tin thương mại và cơ sở dữ liệu
phục vụ hoạt động của Viện và các tổ chức có liên quan.
9. Hợp tác nghiên cứu và trao đổi thông tin khoa học thương mại với các
tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước.
III. CŨNG THEO QUYẾT ĐỊNH NÀY VIỆN CÓ CÁC QUYỀN HẠN SAU:
Viện nghiên cứu Thương mại có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại
Ngân hàng, kho bạc Nhà nước. Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh có con

dấu và tài khoản riêng.
Có quyền quản lý cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí được cấp
theo quy định của Nhà nước.
Có quyền ký hợp đồng nghiên cứu triển khai với các tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ được giao, không trái với
quy định và pháp luật của Nhà nước và chịu trách nhiệm về các hợp đồng đã
ký.
Có quyền hạn tham dự các cuộc họp về phương hướng và kế hoạch, các
hội thảo về phát triển thương mại.
B. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA
TỪNG PHÒNG, BAN.
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC.
Tổ chức bộ máy của Viện nghiên cứu thương mại gồm:
Lãnh đạo Viện:
Viện trưởng: Chịu trách nhiệm chung về công tác toàn Viện trước Bộ
trưởng Bộ Thương mại, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VIện
trong phạm vi cả nước và là người quyết định cuối cùng những vấn đề đã
được tập thể lãnh đạo Viện thảo luận. Viện trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác
tổ chức, cán bộ, tài chính, kế toán thi đua, khen thưởng, đối ngoại. Trực tiếp
phụ trách các đề tài, dự án về quy hoạch phát triển thương mại; trực tiếp phụ
trách văn phòng Viện: Trung tâm tư vấn và Đào tạo Kinh tế Thương mại.
Các Phó Viện trưởng: Các phó viện trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn giúp
Viện trưởng chỉ đạo một số mặt hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách
nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được phân công. Các phó Viện trưởng
có nhiệm vụ báo cáo Viện trưởng về việc mình đã quyết định. Đối với những
công việc vượt thẩm quyền thì trước khi quyết định Phó Viện trưởng phải xin
ý kiến Viện trưởng.
Các Phó Viện trưởng trực tiếp chỉ đạo nghiện cứu ở các lĩnh vực: Hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới, tham gia các định chế khu vực và quốc tê, chỉ đạo
công tác thông tin tư liệu. Đồng thời, các Phó Viện trưởng thay mặt Lãnh đạo

Viện tổ chức và thực hiện các mối quan hệ với các tổ chức Đảng cơ quan bộ,
Công đoàn Ngành và các đoàn thể khác trong và ngoài Viện.
Các chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo được thực hiện bởi 6
phòng ban chức năng và Phân Viện thành phố Hồ Chí MInh, với sự hỗ trợ của
phòng Hợp tác quốc tế và Văn phòng.
II. CÁC TỔ CHỨC TRỰC THUỘC:

1. Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại.
Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo ban: gồm Trưởng Ban và các Phó Ban có nhiệm vụ chủ đạo, điều
hành toàn diện các mặt công tác của Ban trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đựơc
giao( theo quy định của Viện). Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
Viện về toàn bộ công tác của Ban. Các Phó Ban giúp Trưởng Ban và chịu
trách nhiệm trước Trưởng Ban về công việc được Trưởng Ban phân công.
- Các nhóm nghiên cứu: các cán bộ nghiên cứu trong Ban có trách nhiệm
hoàn thành tốt chức trách và nhiệm vụ được giao của từng nhóm.
Nhóm 1: Chính sách phát triển ngành hàng tư liệu sản xuất.
Nhóm 2: Chính sách phát triển ngành hàng công nghiệp tiêu dùng.
Nhóm 3: Cơ chế quản lý thương mại
Nhóm 4: Chính sách phát triển thương mại với thị trường nước ngoài
( Mỹ, EU, ASEAN…)
Nhóm 5: Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chính sách
và cơ chế quản lý thương mại.
Chức năng: nghiên cứu việc đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản
lý thương mại.
Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại có nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu các luận cứ khoa học, các chính sách và cơ chế quản lý
thương mại của các nước và của Việt Nam.
+ Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học và xây dựng chính sách và cơ chế
quản lý thương mại.

+ Tư vấn và thực hiện các dịch vụ xây dựng chính sách theo cơ chế quản lý
thương mại
+ Nghiên cứu chinh sách phát triển thương mại với thị trường nước ngoài.
+ Nghiên cứu các Hiệp định Thương mại khu vực và quốc tế như AFTA,
APEC, WTO và các Hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết; khảo
sát, tổng kết và đánh giá việc đổi mới, hoàn thiện và thực thi các chính sách
thương mại của Nhà nước và cơ chế quản lý thương mại trong nước để tìm ra
những bất cập và đưa ra đề xuất cho Bộ và cho Chính phủ sửa đổi bổ sung và
xây dựng các chính sách thương mại tuân thủ các quy định của quốc tế, phù
hợp với xu thế kinh tế thương mại toàn cầu và điệu kiện thực tiễn trong nước.
2. Ban nghiên cứu Chiến lược phát triển Thương mại.

Ban nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại (gọi tắt là Ban Chiến
lược) có chức năng nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển
thị trường thương mại cả nước và các vùng lãnh thổ, đồng thời làm công tác
tư vấn và đào tạo về lĩnh vực này.
Ban Chiến lược có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược và quy
hoạch phát triển thị trường thương mại và những vấn đề lý luận cơ bản về
kinh tế thương mại.
+ Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học và xây dựng chiến lược quy hoạch
phát triển thị trường thương mại của cả nước và các vùng lãnh thổ.
+ Tư vấn và thực hiện các dịch vụ xây dựng chiến lược và quy hoạch phát
triển thị trường thương mại của các địa phương (tỉnh, thành phố…) và các
doanh nghiệp thương mại, tham gia các luận chứng và thẩm định các dự án
đầu tư quan trọng về thương mại.
+ Nghiên cứu chiến lược phát triển thị trường thương mại của các nước trên
thế giới và khu vực tác động đến chiến lược phát triển thương mại Việt Nam.
+ Nghiên cứu dự báo thị trường thương mại trong và ngoài nước, thu thập,
xử lý lưu trữ và sử dụng các thông tin có liên quan khác phục vụ cho việc xây

dựng chiến lược và quy hoạch thương mại.
+ Tổ chức công tác nghiên cứu và bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn,
phương pháp nghiên cứu cho cán bộ công nhân viên trong Ban.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu toàn bộ nội dung
nghiên cứu của Ban được chia thành các nhóm:
Nhóm 1: Chiến lược quy hoạch phát triển ngành hàng tư liệu sản xuất (về
vật tư) – chủ yếu là những loại vật tư quan trọng và thông dụng.
Nhóm 2: Chiến lược quy hoạch phát triển ngành hàng công nghiệp tiêu
dùng (trong tâm là các mặt hàng cơ bản thiết yếu).
Nhóm 3: Chiến lược quy hoạch phát triển ngành hàng nông, lâm, thuỷ sản
và dịch vụ thương mại.
Nhóm 4: Nghiên cứu chiến lược – quy hoạch phát triển thị trường thương
mại của một số nước trên thế giới và khu vực có ảnh hưởng lớn đến phát triển
thị trường thương mại Việt Nam.
Nhóm 5: Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược
quy hoạch phát triển thị trường và thương mại và những vấn đề lý luận cơ bản
về kinh tế thương mại, đồng thời tổng hợp kết quả nghiên cứu của tất cả các
nhóm.
3. Ban nghiên cứu thị trường .
Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Ban: gồm Trưởng Ban và các Phó Ban có nhiệm vụ chỉ đạo, điều
hành toàn diện các mặt công tác của Ban trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ
được giao( theo quy định của Viện) Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước lãnh
đạo Viện về toàn bộ công tác của Ban. Các Phó Ban giúp việc Trưởng Ban và
chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công việc được Trưởng Ban phân
công.
- Các nhóm nghiên cứu: các cán bộ nghiên cứu trong Ban có trách nhiệm
hoàn thành tốt chức trách và nhiệm vụ được giao theo từng nhóm.
Nhóm 1: Nghiên cứu thị trường ngoài nước( quan hệ cung cầu, giá cả, xu
hướng phát triển của thị trường)

Nhóm 2: Nghiên cứu thị trường trong nước (quan hệ cung cầu, giá cả, xu
hướng phát triển thị trường).
Nhóm 3: Nghiên cứu kinh tế thế giới, các tổ chức kinh tế và thương mại
quốc tế và các vấn đề có liên quan đến việc Việt Nam tham gia các tổ chức
này.
Nhóm 4: Nghiên cứu thị trường hàng hoá trong nước và thế giới.
Ban nghiên cứu thị trường có chức năng nghiên cứu và dự báo liên quan đến
quan hệ cung cầu, xu hướng phát triển thị trường trong và ngoài nước. Và
nghiên cứu kinh tế thế giới, các tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế và các
vấn đề có liên quan đến việc Việt Nam tham gia các tổ chức này.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu để định hướng phát triển thị trường trong và ngoài
nước Nghiên cứu thị trường hàng hoá và xu hướng phát triển của thị trường
trong nước và thế giới.
Theo dõi sát tình hình kinh tế thương mại của thế giới, các tổ chức kinh tế
và thương mại quốc tế, các nền kinh tế và thương mại lớn trên thế giới và các
nước mà Việt Nam có nhiều quan hệ kinh tế và thương mại. Ban cũng nghiên
cứu tình hình thương mại, quan hệ cung cầu, xu hướng giá cả và các kênh
phân phối của các mặt hàng xuất nhập khẩu chính của Việt Nam. Từ những
nghiên cứu thực tiễn, Ban sẽ đánh giá khả năng cạnh tranh và dự báo triển
vọng phát triển thương mại các mặt hàng xuất khẩu chính này. Ban cũng có
nhiệm vụ đánh giá những tác động của Việt Nam thamgia các tổ chức kinh tế
thương mại khu vực và thế giới đối với triển vọng kinh tế và thương mại của
Việt Nam. Chính vì phạm vi nghiên cứu rộng và đòi hỏi phải sát sao như vậy
nên Ban cũng có nhiệm vụ thường xuyên gửi báo cáo cho Bộ về tình hình
thương mại và kinh tế thế giới và dự báo triển vọng ngắn hạn. Có thể nói,
nhiệm vụ tư vấn cho các doanh nghiệp chủ yếu do Ban này thực hiện bởi các
nhu cầu tư vấn chủ yếu về nghiệp vụ ngoại thương, các thông tin thị trường
về từng mặt hàng trên thế giới và các luật định cũng như thông tin về thị
trường ở từng nước. Ban cũng thực hiện các cuộc khảo sát thị trường theo đơn
đặt hàng của các doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu của Bộ.

4. Phòng Thông tin – Tư liệu có vai trò hết sức quan trọng trong Viện cũng
như trong Bộ. Đây là đầu mối của những thông tin đầu vào phục vụ cho công
tác nghiên cứu. Ban có trách nhiệm thu thập, xử lý thông tin kinh tế thương
mại và xây dựng cơ sở dữ liệu nghiên cứu.
Cơ cấu tổ chức:
+ Lãnh đạo phòng: bao gồm trưởng phòng và các phó trưởng phòng.
Lãnh đạo phòng có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng
nhiệm vụ của phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Viện về
toàn bộ côngtác của phòng trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Các Phó
trưởng phòng giúp việc trưởng phong và chịu trách nhiệm trước Trưởng
phòng về các việc được trưởng phòng phân công.
+ Các nhóm công tác:
Nhóm 1: Nhóm thư viện
Nhóm thư viện chịu trách nhiệm về việc bổ sung, quản lý và khai thác
các tài liệu phòng và ngoài nước pơhục vụ cho công tác nghiên cứu của Lãnh
đạo Bộ, Lãnh đạo Viện và các nghiên cứu viên trong Viện
Cung cấp những tài liệu, tư liệu cần thiết cho Lãnh đạo Bộ khi có nhu
cầu.
Lập hệ thống hồ sơ tư liệu về tình hình kinh tế, xã hội đặc biệt là các vấn
đề về phát triển kinh tế, thương mại trong nước, các nước và các khu vực thị
trường ngoài nước và trên thế giới.
Nhóm 2: Nhóm ấn phẩm.
Nhóm này có nhiệm vụ huy động thông tin từ mọi nguồn trong và ngoài
Viện, chịu trách nhiệm về việc tổ chức và biên soạn các ấn phẩm định kỳ, các
chuyên đề về thị trường, hàng hoá, các chính sách phát triển thương mại trong
và ngoài nước.
Nhóm 3:
Nhóm máy tính. Là bộ phận có trách nhiệm khai thác thông tin từ mạng
Internet, Vinanet, Vitranet… và cập nhật các thông tin cần thiết để báo cáo
Lãnh đạo Viện và phục vụ các Ban nghiên cứu.

Chức năng của Phòng:
Tổ chức và thực hiện hoạt động thông tin thương mại và ngân hàng dữ liệu
phục vụ hoạt động nghiên cứu của Viện và các tổ chức có liên quan.
Hợp tác nghiên cứu và trao đổi thông tin khoa học thương mại với các nhà
khoa học, các tổ chức thông tin trong và ngoài nước
Phòng Thông tin – Tư liệu có nhiệm vụ:
+ Thường xuyên bổ xung và khai thác có hiệu quả các tư liệu, tài liệu trong
và ngoài nước thông qua hệ thông thư viện.
+ Định kỳ ra ấn phẩm phục vụ công tác nghiện cứu của Lãnh đạo Bộ, các cơ
quan chức năng và nghiên cứu viên trong Viện.
+ Tổ chức ngân hàng dữ liệu, trao đổi thông thin với các tổ chức nghiên cứu
và các nhà khoa học trong nước và quốc tế.
5. Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo.
Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo phòng: Bao gồm trưởng phòng và các phó trưởng phòng.
Lãnh đạo phòng có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng
nhiệm vụ của phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Viện về
toàn bộ công tác của phòng trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Các Phó
trưởng phòng giúp việc trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng
về các việc được Trưởng phòng phân công.
- Các nhóm công tác: Cán bộ thuộc các nhóm công tác có trách nhiệm
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Nhóm 1: Nhóm làm công tác quản lý khoa học.
Nhóm 2: Nhóm làm công tác quản lý đào tạo sau đại học.
Nhóm 3: Nhóm xúc tiến hoạt động liên kết nghiên cứu khoa học với các
cơ quan trong và ngoài nước.
Chức năng của Phòng:
+ Tổ chức đăng ký, triển khai nghiên cứu và đánh giá các đề tài nghiên
cứu khoa học ở các cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Nhà nước… trên cơ sở chức năng
nhiệm vụ của Viện.

+ Xúc tiến hoạt động nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu với các Bộ,
ngành
+ Thực hiện công tác đào tạo sau đại học theo chức năng, nhiệm vụ đựơc
phân công.
Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo có nhiệm vụ:
+ Tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học theo quy chế của
Nhà nước.
+ Tuyển sinh, đào tạo nghiên cứu sinh và đào tạo các lớp nghiệp vụ, ngoại
ngữ theo quy chế của Nhà nước và yêu cầu của Lãnh đạo Bộ.
Nhiệm vụ quản lý việc thực hiện và bảo vệ các đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ và cấp Nhà nước và đào tạo nghiên cứu sinh; mục tiêu là nâng cao
năng lực cho các cán bộ thương mại nên đối tượng tuyển sinh chủ yếu là các
cán bộ nghiên cứu của Viện và của Bộ, công chức tại các Sở thương mại và
trong ngành thương mại, cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp và cơ quan hành
chính sự nghiệp. Nội dung đào tạo chính là nhằm nâng cao năng lực nghiên
cứu, hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại, chính sách, cơ
chế quản lý thương mại, đồng thời phát triển năng lực tổ chức thực hiện các
chính sách thương mại, giải quyết các vấn đề kinh tế và thương mại, quản lý
nguồn nhân lực, tổ chức nghiên cứu khoa học, thông tin tư vấn và giảng dạy
về kinh tế thương mại. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng bởi lẽ nhân lực là
yếu tố quyết định cho sự thành công của mọi chính sách và chiến lược, đặc
biệt trong xu thế toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức hiện nay.
6. Văn phòng Viện.
Là bộ phận thực hiện công tác tổ chức, lao động và tiền lương, tài chính kế
toán, hành chính và quản trị.
Văn phòng trợ giúp và tạo điều kiện để các Phòng, Ban khác hoàn thành
nhiệm vụ được phân công theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Cơ cấu tổ chức:
Lãnh đạo Văn phòng: Bao gồm Chánh Văn phòng và các Phó văn phòng.
Lãnh đạo Văn phòng chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Viện về mọi hoạt

động của Văn phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Các Phó Văn phòng giúp việc cho Chánh Văn phòng và chịu trách nhiệm
trước Chánh Văn phòng về những công việc đã được phân công.
+ Các nhóm công tác:
Nhóm 1: Nhóm tổ chức, lao động và tiền lương.
Nhóm 2: Nhóm tài chính – kế toán.
Nhóm 3: Nhóm hành chính, văn thư, lễ tân.
Nhóm 4: Nhóm phụ trách công tác quản trị.
Chức năng của Văn phòng Viện: Điều hành các hoạt động của Văn phòng để
trợ giúp các Phòng, Ban thực hiện chức năng chủ yếu và cơ bản của VIện là
nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Nhiệm vụ của Văn phòng Viện:
+ Cùng với Lãnh đạo Viện tổ chức, sắp xếp bộ máy của cơ quan và mọi vấn
đề có liên quan đến nhân sự của cơ quan.
+ Thực hiện công tác tài chính theo quy định của Nhà nước.
+ Điều hành mọi hoạt động trong cơ quan dựa trên cơ sở những quy định của
Nhà nước đối với cơ quan hành chính sự nghiệp.
+ Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện khác để hoạt động của cơ
quan nghiên cứu khoa học được tiến hành một cách có hiệu quả nhất.
7. Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại (ICTC).
Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo trung tâm: Gồm Giám Đốc trung tâm và Phó Giám Đốc trung tâm
có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành toàn diện các mặt công tác của trung tâm trên
cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao (theo quy định của Viện). Giám Đốc
trung tâm chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Viện về toàn bộ công tác của
trung tâm. Các Phó Giám Đốc giúp việc Giám Đốc trung tâm.
- Các tổ công tác: các cán bộ trong trung tâm có trách nhiệm hoàn thành tốt
chức năng và nhiệm vụ được giao theo từng nhóm.
Nhóm 1: Làm công tác tư vấn.
Nhóm 2: Làm công tác đào tạo.

Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại có chức năng, nhiệm vụ:
+ Tổ chức các hoạt động tư vấn về phát triển thương mại, đầu tư và trợ giúp
các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
+ Tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ.
8. Phân Viện tại Thành phố Hồ CHí Minh.
Phân Viện tại Thành phố Hồ Chí Minh là bộ phận đại diện cho Viện nghiên
cứu Thương mại thực hiện hoạt động của Viện tại khu vực này.
Phân Viện trong Thành phố Hồ Chí Minh cũng có các chức năng tương tự
nhưng theo dõi quản lý tình hình kinh tế và thương mại của Thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Mọi hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo,
tư vấn thương mại… được tiến hành theo quy định của Nhà nước dưới sự
giám sát của Viện nghiên cứu thương mại và các cơ quan chức năng có thẩm
quyền. Phân Viện có trách nhiệm thường xuyên báo cáo về tình hình kinh tế
và thương mại của các tỉnh này cho trụ sở chính của Viện tại Hà nội và liên
hệ trực tiếp với các Sở Thương mại các tỉnh để thực hiện các đề tài nghiên
cứu và quy hoạch.
Có thể nói với những chức năng và nhiệm vụ được giao, Viện Nghiên
cứu Thương mại có một vai trò quan trọng trong Bộ Thương mại cũng như
đóng góp vào sự phát triển thương mại và kinh tế của cả nước, đặc biệt trong
tiến trình hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và kết quả
nhất định Viện vẫn chưa thực hoàn thành đựơc các chức năng và nhiệm vụ
ngang tầm với nó vì rất nhiêu những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
C. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
KHÁC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI TRONG
THỜI GIAN QUA.
I. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO.
Nhìn chung, Viện đã cố gắng thực hiện và hoàn thành tất cả các chức năng
và nhiệm vụ được giao. Hàng năm các cán bộ của Viện làm chủ nhiệm hoặc
tham gia các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước, tiến hành nghiên cứu các đề tài
thường được đánh giá từ khá trở lên, trong đó đại bộ phận đã đạt xuất sắc.

Những phát kiến và đề xuất của các đề tài phần nào đã cung cấp được các số
liệu và thông tin hữu ích, cập nhật cho cộng đồng các doanh nghiệp, và chỉ ra
được vướng mắc, hạn chế và những đề xuất giúp Bộ và Nhà nước đưa ra
những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, hiệu quả thương
mại hoặc hoàn thiện chính sách. Ngoài ra, Viện còn có đóng góp vào việc
nghiên cứu, phổ biến các kiến thức liên quan đến các tổ chức quốc tế như
ASEAN, APEC và WTO cho cộng đồng các doanh nghiệp dưới hình thức tổ
chức các khoá đào tạo
1. Về công tác nghiên cứu khoa học:
- Các đề tài nghiên cứu Viện nhận nhiệm vụ Nhà nước giao được tổ chức
đúng tiến độ.
Năm 2001 nghiệm thu 01 đề tài độc lập cấp Nhà nước, đã hoàn thành sản
phẩm và nghiệm thu 7 đề tài cấp Bộ (có một đề tài đã nghiệm thu cấp Bộ và 3
đề tài đã nghiệm thu cấp cơ sở) chuyển tiếp từ năm 2000 sang 2001. Đồng
thời Viện đã nhận nhiệm vụ chủ trì thực hiện 02 đề tài độc lập cấp Nhà nước,
02 đề tài cấp Bộ mới của năm 2001, chuyển tiếp sang 2002, đã tổ chức tham
gia tuyển chọn và trúng tuyển 3 đề tài cấp Nhà nước thuộc các chương trình
nghiên cứu trọng điểm cấp Nhà nước KC.06 và KX.03, đã tham gia tuyển
chọn và trúng tuyển 5 đề tài cấp Bộ, các đề tài này bắt đầu thực hiện từ quý
IV/2001 chuyển tiếp sang 2002.
Các dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và các dự án qui hoạch do
Viện tự khai thác và ký hợp đồng với các địa phương đã được tổ chức triển
khai thực hiện đạt kết quả khá cao. Viện đã hoàn hành giai đoạn I của 1 dự án
cấp Nhà nước về điều tra thị trường miền núi từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế;
đã hoàn thành sản phẩm và đang chuẩn bị nghiệm thu 2 dự án qui hoạch phát
triển thương mại đến năm 2010 do Bộ giao nhiệm vụ.
Năm 2002 có 5 đề tài cấp Nhà nước trong đó 1 đề tài đã nghiệm thu
chính thức cấp Nhà nước đạt loại xuất sắc, 4 đề tài mới được giao từ quý
IV/2001 đang triển khai đúng tiến độ.
Có 32 đề tài cấp Bộ trong đó có 4 đề tài chuyển tiếp từ năm 2000 (đã nghiệm

thu cấp Bộ xong, có 1 đề tài xuất săc, 2 đề tài loại khá, 1 đạt yêu cầu). 14 đề
tài được giao trong 2001 chuyển sang 2002 đã triển khai xong các thủ tục và
nghiên cứu đúng tiến độ, trong đó có 8 đề tài đã nghiệm thu cấp Bộ (5 đạt loại
xuất sắc, 3 khá), 3 đề tài nghiệm thu cấp cơ sở xong, chờ nghiệm thu cấp Bộ;
3 đề tài chưa nghiệm thu cấp cơ sở. 14 đề tài được giao trong năm 2002 đang
được triển khai nghiên cứu đúng tiến độ, có một đề tài đã nghiệm thu cấp Bộ
đạt loại khá.
Một số công việc Bộ giao phục vụ cho công tác quản lý tổ chức hoạt động
thương mại của Bộ:
Hoàn thành báo cáo nghiên cứu về tình hình, triển vọng kinh tế thế giới
năm 2002 và dự báo 2003 phục vụ cho xây dựng kế hoạch 2003 của Bộ
Thương mại.
Tham gia phối hợp cùng các Vụ chức năng của Bộ trong xây dựng một số
chính sách và cơ chế quản lý thương mại cùng nghiên cứu một số đề án Bộ
giao.
Tham gia nghiên cứu, thảo luận và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa
học về kinh tế thương mại của Ban Kinh tế thành uỷ Hà Nội và Sở thương
mại.
1 dự án cấp Bộ 2000-2001 về Điều tra thị trường miền núi đã hoàn thành
đúng tiến độ nghiệm thu trong quý I/2002.
Hoàn thành, nghiệm thu 2 dự án Qui hoạch thương mại các cửa khẩu biên
giới phía Bắc và Tây – Tây Nam do Bộ giao đã bảo vệ xong quý I/2002.
Đề tài “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để hình thành thị trường giao
sau của Việt Nam” đã được Nhà nước chọn để nghiên cứu vận dụng thành lập
một số trung tâm giao dịch nông thuỷ sản.
Năm 2003 đã có 3 đề tài nghiệm thu chính thức ở cấp Nhà nước: 2 đề tài
đạt loại xuất sắc và một đề tài đạt loại khá và 2 đề tài đang triển khai.
Có 31 đề tài cấp Bộ, trong đó 13 đề tài chuyển tiếp từ 2002 (đã nghiệm
thu cấp Bộ 4 đề tài, có 2 đề tài đạt loại xuất sắc, 2 khá, 6 đề tài đã nghiệm thu
cơ sở, chuẩn bị nghiệm thu cấp Bộ. 18 đề tài được giao trong 2003 đã triển

khai xong các thủ tục, trong đó có 13 đề tài Bộ giao, 5 đề tài Viện trúng thầu.
Tất cả các đề tài đang triển khai khảo sát, viết chuyên đề
14 dự án quy hoạch thương mại Viện ký hợp đồng nghiên cứu với các
tỉnh; trong đó 5 dự án đã bảo vệ xong, có một loại xuất sắc, 3 khá và 1 đạt yêu
cầu.
Tham gia phối hợp cùng các Vụ chức năng của Bộ trong xây dựng một số
chính sách và cơ chế quản lý thương mại và cùng nghiên cứu một số đề tài
Bộ giao như tham gia nghiên cứu cải tiến cổ phần hoá doanh nghiệp của Bộ.
Đánh giá và đề xuất chính sách phát triển các thành phần kinh tế trong
lĩnh vực thương mại
Xây dựng Sổ tay hỏi - đáp về Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ.
Xây dựng báo cáo về Cục diện kinh tế thương mại thế giới và Việt Nam
2003 và dự báo 2004.
Năm 2004 Viện nghiên cứu Thương mại tiếp tục triển khai thực hiện 02
đề tài cấp Nhà nước và 21 đề tài NCKH cấp Bộ từ năm trước chuyển sang,
đồng thời Bộ giao 12 đề tài và đấu thầu thành công 17 đề tài NCKH và nhiệm
vụ Nhà nước về bảo vệ môi trường. Đã và đang triển khai nghiên cứu một số
dự án qui hoạch phát triển thương mại, qui hoạch phát triển hệ thống chợ và
qui hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu với các địa phương, trong đó có 7 dự
án được UBND các tỉnh tham gia.
2. Về công tác đào tạo – tư vấn.
Về đào tạo trên đại học:
Năm 2000 đã tổ chức được 3 khoá đào tạo cấp tiến sĩ với 11 nghiên cứu
sinh (NCS) trong đó có 3 nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sỹ, 8 nghiên cứu
sinh có trình độ cử nhân. Sang năm 2002 đã có 2 NCS bảo vệ xong chuyên đề
cấp tiến sỹ, 1 NCS bảo vệ xong luận án tiến sỹ cấp cơ sở, 6 NCS bảo vệ xong
luận án tiến sỹ cấp Nhà nước và các NCS khác được đào tạo đúng kế hoạch.
Viện đã tích cực triển khai xây dựng 6 bộ đề cương bài giảng trên đại học của
6 môn chuyên ngành về thương mại. Năm 2003 có 4 NCS bảo vệ xong luận

án tiến sỹ cấp Nhà nước, tuyển được 6 NCS cho khoá đào tạo 2003; tham gia
với các khoá cơ sở đào tạo khác về hướng dẫn, chấm chuyên đề Tiến sỹ, luận
văn thạc sỹ, làm luận án tiến sỹ. Và đến năm 2004 đã tuyển được 8 NCS theo
chỉ tiêu của Bộ, nâng tổng số NCS đang nghiên cứu, học tập lên 20 NCS,
trong đó đã tổ chức cho 2 NCS bảo vệ luận án tiến sỹ cấp Nhà nước, 02 NCS
bảo vệ luận án tiến sỹ cấp Bộ môn. Đồng thời, thực hiện đầy đủ và nghiêm
túc qui chế, quy trình đào tạo tiến sỹ tại Viện.
Về kết quả đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và ngoại ngữ.
Năm 2000 Hoàn thành 30 chỉ tiêu đào tạo (vượt định mức 5 chỉ tiêu) so với
chỉ tiêu Bộ phân bổ đầu năm. Phối hợp với một số đơn vị có liên quan tổ chức
giới thiệu về Hiệp định thương mại Việt- Mỹ ở phía Nam.
Năm 2001 Viện đã cử 6 cán bộ nghiên cứu đi đào tạo Thạc sỹ tại các cơ sở
đào tạo trong nước, 4 cán bộ đi học lớp bồi dưỡng kiến thức ở nước ngoài. Và
cũng trong năm này Viện đã chú trọng hơn việc nâng cao và đổi mới hoạt
động thông tin, thư viện.
Đào tạo lớp tin học văn phòng đã tăng từ 5 lớp năm 2002; 8 lớp năm 2003
và mở thêm 5 lớp tin học văn phòng cho các đối tượng là cán bộ trong ngành
năm 2004. Có 6 lớp tiếng Anh thương mại và luyện thi BEC, TOEFL cho trên
100 lượt người, một lớp tiếng Trung năm 2002; 2 lớp tiếng Anh thương mại
giao tiếp năm 2003 và 3 lớp tiếng Anh chuyên ngành thương mại năm 2004.
Một lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ ngoại thương cho 100 cán bộ tỉnh Quảng
Ngãi. Phân Viện tổ chức 4 lớp về sở hữu CN và hội nhập AFTA cho 32 cán
bộ công nhân viên một số cơ quan , doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai năm 2002.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG
MẠI TRONG THỜI GIAN TỚI.
Trong bối cảnh nước ta tiếp tục công cuộc đổi mới, chuyển sang nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế thì:
- Hoạt động của Viện thời gian tới phải hướng vào việc nghiên cứu, cung

cấp các luận cứ khoa học, các giải pháp đồng bộ giúp thực hiện thắng lợi các
mục tiêu phát triển thương mại đất nước.
- Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Viện phải tích cực tham gia vào
việc xây dựng và hình thành các quan điểm, đường lối và chính sách của
Đảng và Nhà nước về phát triển thương mại nước ta trong bối cảnh trong
nước và quốc tế đang có những biến động lớn, nền kinh tế tri thức và toàn cầu
hoá, khu vực hoá đang trở thành những xu thế tất yếu, khách quan.
- Trong lĩnh vực đào tạo và tư vấn thương mại, Viện phải tăng cường
công tác xúc tiến đào tạo trên đại học, tích cực mở rộng các hình thức đào tạo
và bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho cán bộ
thương mại của Bộ, ngành theo yêu cầu khách hàng.
- Phát triển nguồn nhân lực Viện theo hướng xây dựng kế hoạch và quy
hoạch phát triển cán bộ của Viện ổn định về lâu dài phù hợp với yêu cầu phát
triển của Viện, ngành và của đất nước.
- Mở rộng và tăng cường hoạt động hợp tác trong và ngoài nước của Viện
theo hướng Viện phải hướng tới tầm một Viện Quốc gia có đủ tiềm lực và
khả năng tham gia hợp tác trong và ngoài nước.
Quán triệt nhiệm vụ chiến lược của Viện cũng là nhiệm vụ chung: xây
dựng CNXH, bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh CNH- HĐH. Tạo ra sự chuyển hướng
trong công tác xây dựng tổ chức và hoạt động trong thời gian tới.
Thực hiện tốt các đề tài, dự án hợp tác quốc tế và các dự án tay đôi Viện
ký với các đơn vị trong và ngoài nước.
Duy trì và phát huy, mở rộng có hiệu quả hơn về công tác thông tin tư
liệu, tư vấn dịch vụ.
Phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể để thực hiện tốt nhiệm vụ của Viện,
các nghị quyết của Đảng, chế độ chính sách Nhà nước, Chính phủ đối với tổ
chức nghiên cứu khoa học và người lao động.

1. Công tác nghiên cứu khoa học năm 2005:
Coi trọng việc tổ chức lực lượng lao động nghiên cứu khoa học để sẵn

sàng hoàn thành các nhiệm vụ mà Bộ và Nhà nước giao. Nghiên cứu góp
phần xây dựng chiến lược phát triển thương mại, các cơ chế chính sách quản
lý ỵthương mại nhằm mục tiêu tổ chức tốt thị trường trong nước và mở rộng
thị trường ngoài nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Tập trung ưu tiên cho hoạt động nghiên cứu khoa học, hoàn thành đúng
tiến độ và đảm bảo chất lượng các đề tài cấp Nhà nước, các đề tài cấp Bộ, các
dự án qui hoạch thương mại, qui hoạch phát triển hệ thống chợ, qui hoạch
phát triển mạng lưới xăng dầu từ các năm trước chuyển sang. Đồng thời tích
cực xây dựng đề cương cho các đề tài được giao và tham gia đầu thầu đề tài
năm 2005 do Bộ Thương mại và Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức.
2. Công tác đào tạo:
Công tác đào tạo trên đại học: Phấn đấu tuyển đủ chỉ tiêu NCS được giao
trong năm 2005 và đảm boả NCS bảo vệ luận án tiến sĩ đúng thời hạn với
chất lượng cao.
Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ: Tiếp tục
mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho các đối tượng
tỷong và ngòi ngành. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ nghiệp vụ, ngoại ngữ cho CBVCLD của Viện ở các cơ sở đào tạo trong
nước và ngoài nước.
3. Công tác thông tin thư viện.
Xây dựng thư viện điện tử và Website giới thiệu chức năng, nhiệm vụ và các
kết quả hoạt động của Viện. Tổ chức khai thác thông tin trên mạng để phục
vụ hoạt động nghiên cứu và đào tạo sau đại học của Viện. Kết nối mạng LAN
tại 46 Ngô Quyền với mạng EMOT của Bộ.
4. Công tác hợp tác quốc tế:
Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong khu vực và thế
giới, đồng thời tiếp tục triển khai các dự án hợp tác đã ký kết trong năm 2004.
5. Các công tác khác:
Công tác tăng cường co sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và
đào tạo; xây dựng và triển khai thực hiện dự án sửa chữa, mua sắm đúng tiến

độ và đảm đúng quy trình, nguyên tắc, chế độ qui định của Nhà nước.
Thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự, quản lý cơ sở vật chất của
Viện.
6. Công tác thi đua khen thưởng:
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, động viên cán bộ
CBVCLĐ đoàn kết, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và xây dựng
Viện tiến bộ toàn diện. Hoàn thiện hồ sơ đề nghị khen thưởng cho CBVCLĐ
có thành tích xuất sắc trong năm 2004.
7. Công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên:
Phát huy tốt vai trò tổ chức Đảng, Công đoàn, Chi đoàn, phốia hợp chặt chẽ
với chính quyền để lãnh đạo, động viên CBVCLĐ tích cực phấn đấu thi đua
hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và xây dựng Viện vững mạnh.
8. Công tác tổ chức cán bộ:
Triển khai hoạt động Phân viện Nghiên cứu thương mại tại thành phố Huế.
Thực hiện tốt chế độ, chính sách Nhà nước đối với người lao động và tạo điều
kiện cho CBVCLĐ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Triển khai thực
hiện chế độ tiền lương mới cho CBVCLĐ theo qui định.
Những tồn tại và nguyên nhân
Nhận định chung đưa ra là dù có đóng góp nhất định nhưng Viện vẫn chưa
hoàn thành được các chức năng với kết quả ngang tầm với nó hoặc thiếu sự
thông nhất đầy đủ và đáng lo ngại hơn đôi khi thiếu mức độ tin cậy.
- Những yếu kém của đề tài có liên quan trực tiếp đến khả năng tiếp cận các
nguồn thông tin. Bộ phận thông tin gần như không có khả năng cung cấp số
liệu và thông tin cho việc thực hiện nghiên cứu đề tài. những nghiên cứu viên
làm đề tài phải tự tìm hiểu, nắm bắt thông tin trong điều kiện thiếu các
phương tiện để tiếp cận thông tin như Internet, các sách báo và tạp chí hữu ích
trong nước và nước ngoài.Theo đúng chức năng, bộ phận thông tin phải là
đầu ra cho các kết quả nghiên cứu của Viện và đóng góp quan trọng vào việc
cung cấp dịch vụ thông tin cho khu vực kinh doanh để thực hiện chức năng là
một đầu mối xúc tiến thương mại của Viện. Tuy nhiên, cả hai nhiệm vụ đều

không được thực hiện. chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu của Viện thường
bị lãng quên và bị đánh giá là không thiết thực.
- ngoài sự yếu kém cung cấp dịch vụ thông tin cho doanh nghiệp, Viện cũng
không thực hiện tốt vai trò tư vấn cho doanh nghiệp. Do thiếu sự liên hệ
thường xuyên với các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp không biết đến các
chức năng này của Viện. Một nguyên nhân khác quan trọng hơn là do đội ngũ
cán bộ của Viện chưa đạt đến trình độ tư vấn. Những kiến thức còn tập trung
ở Viện còn mang tính lý thuyết cao và thiếu sự đồng bộ, chuyên sâu nên đã có
nhiều trường hợp Viện phải từ chối những đề xuất tư vấn từ phía doanh
nghiệp.
- về mặt đào tạo, việc đào tạo tiến sĩ được tổ chức ở Viện nhưng thực tế giảng
viên và hướng dẫn viên cho các khoá đào tạo này là của trường đại học thuộc
khối kinh tế và thương mại. việc tổ chức các khoá đào tạo về nghiệp vụ ngoại
thương và các workshop để phổ biến kiến thức về các tổ chức và các Hiệp
định thương mại mà Việt Nam tham gia như AFTA (của ASEAN), APEC,
WTO các hiệp định thương mại song phương quan trọng như với Mỹ đều
không đựơc tiến hành thường xuyên. Do các giảng viên của các khoá đào tạo
từ bậc tiến sĩ cho đến các khoá đào tạo cho doanh nghiệp đều thường do các
giảng viên ở bên ngoài nên cũng không có cơ hội để đưa các kết quả nghiên
cứu của các đề tài vào chương trình giảng dạy.
- xét trên mọi phương diện từ cung cấp thông tin thị trường cập nhật cho đến
đào tạo, phổ biến kiến thức cho doanh nghiệp. Viện đều chưa thực hiện thì
hiệu quả chưa cao. Như vậy, chức năng là một đầu mối xúc tiến thương mại
cho các doanh nghiệp đã không được Viện thực hiện đầy đủ và có hiệu quả.
Một chức năng quan trọng của viện là tư vấn cho Bộ về việc hoạch định
chính sách thương mại, chiến lược phát triển thương mại và chiến lược hội
nhập của Việt Nam. Từ những đánh giá ở trên về sự thiếu thông tin và sự xâu
xát với cộng đồng kinh doanh, có thể dễ dàng suy luân ra rằng nhiệm vụ này
sẽ không thể được thực hiện có hiệu quả. Cán bộ nghiên cứu của Viện vẫn
chưa thực sự hiểu sâu những vấn đề mà mình phụ trách, những kiến thức thu

lượng được chỉ mang tính chung chung và thiếu thống nhât, chính vì vậy chức
năng này gần như chỉ được thực hiện về mặt hình thức. Viện đưa ra các ý kiến
đóng góp thường thiếu cụ thể và dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học chuyên
sâu. Đặc biệt những đóng góp về chính sách hội nhập của Việt Nam thường
chỉ dưới hình thức những ý kiến độc lập dược phát biểu tại các cuộc họp của
Uỷ Ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế mà Viện được mời tham gia.
Trong năm quam những đề tài của Viện đã phần nào chú trọng hơn đến xu
hướng hội nhập của đất nước như những ảnh hưởng của việc Việt Nam thực
hiện cam kết AFTA và nghiên cứu để đưa ra lộ trình phù hợp. Tuy nhiên, xem
chừng nghiên cứu này đã đi sau “thời cuộc” khi việc Việt Nam thực hiện
AFTA là điều chắc chắn phải làm. vấn đề cần nghiên cứu hiện nay là những
quy định của WTO, những tác động đến kinh tế xã hội của Việt Nam khi gia
nhập tổ chức này và nghiên cứu các chiến lược đàm phán phù hợp, những
việc Việt Nam cần làm để đàm phán có hiệu quả và giảm thiểu những tác
động của việc gia nhập thì Viện lại hoàn toàn thiếu năng lực chuyên môn về
vấn đề này. chính vì sự thiếu kiến thức đồng bộ như vậy về vấn đề hội nhập-
vấn đề tác động quan trọng đến mọi chính sách thương mại của Việt Nam
hiện nay nên dĩ nhiên những ý ý kiến Viện đưa ra sẽ không thể có tính thống
nhất và nghiên cứu sâu.
Mặc dù Viện đã có rất nhiều kinh nghiệm trong vấn đề quy hoạch thương
mại cho các tỉnh thành, tuy nhiên, đôi khi Sở thương mại các tỉnh phàn nàn về
đề án quy hoạch đưa ra những số liệu không chính xác, có tình trạng chắp vá
quy hoạch của tỉnh này với quy hoạch của tỉnh khác. Nhưng vấn đề phổ biến
hơn với các quy hoạch này là nó thiếu tính thực tế do các nghiên cứu viên
thiếu điều kiện đi thực tế khảo sát. Vấn đề này dẫn đến việc các đề tài quy
hoạch bị yêu cầu sửa chữa nhiều lần, lãng phí nhiều công sức và tiền của.
Vấn đề cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là việc hợp tác với các
tổ chức, các cơ sở đào tạo, các Viện nghiên cứu và trường đại học ở nước
ngoài hoàn toàn bị bỏ ngỏ. Mặc dù đã có quyết định thành lập phong Quan hệ
quốc tế nhưng trên thực tế, phòng này không tồn tại ở Viện vì không có nhân

sự phù hợp đảm nhận trách nhiệm. Điều này chứng tỏ Viện không mấy quan
tâm đến việc mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài trong khi những chủ đề
nghiên cứu chính của Viện lại hoàn toàn gắn liền với yếu tố quốc tế và quan
hệ của Việt Nam với các nước và khu vực trên thế giới.

KẾT LUẬN
Viện Nghiên cứu Thương mại có chức năng nghiên cứu những vấn đề
khoa học thương mại như chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại,
chính sách và cơ chế phát triển thương mại, nghiên cứu tình hình thị trường
trong nước và quốc tế, dự báo xu hướng phát triển của thị trường hàng hoá
trong nước và quốc tế, dự báo xu hướng phát triển của thị trường hàng hoá và
dịch vụ thế giới cũng như của Việt Nam, nghiên cứu các vấn đề về thương
mại và môi trường, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam…; thực hiện các
hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thương mại và
cung cấp các dịch vụ tư vấn, thông tin thương mại.
Trong những năm gần đây, Viện đã đạt được những bước tiến quan trọng
trong mọi công tác chuyên môn như về nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ
cũng như các công tác khác. Bên cạnh đó, Viện còn có những hạn chế nhất
định. Để tiến tới hoạt động theo mô hình đơn vị hoạt động sự nghiệp nghiên
cứu khoa học có thu vào năm 2009, Viện cần có những thay đổi nhất định.
Chắc chắn trong thời gian tới, Viện Nghiên cứu Thương mại sẽ đứng đầu
trong công tác nghiên cứu và hoạch định các chính sách thương mại của Việt
Nam.

×