Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty rau quả, nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.88 KB, 22 trang )

Lời mở đầu
Đối với mỗi sinh viên quá trình học tập nghiên cứu, trau dồi kiến thức
trên ghế nhà trường rất quan trọng, nhưng làm sao để vận dụng những kiến
thức Êy vào thực tiễn cuộc sống mới càng quan trọng hơn. Bởi vậy giai đoạn
thực tập có một ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên, nã tạo điều kiện cho
sinh viên tiếp cận với thực tiễn cuộc sống và vận dụng những kiến thức đã
học trong nhà trường vào thực tế. Bên cạnh đó giai đoạn thực tập còn giúp
cho mỗi sinh viên trau dồi thêm kiến thức kinh nghiệm thực tiễn để khỏi bỡ
ngỡ sau khi ra trường.
Là sinh viên kinh tế năm cuối, em luôn ý thức được tầm quan trọng của
giai đoạn thực tập này. Thời gian đầu là giai đoạn thực tập tổng hợp. Đây là
khoảng thời gian để sinh viên nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề tổng quan
nhất về cơ sở thực tập để từ đó có thể xây dựng tên đề tài cho chuyên đề thực
tập của mình.
Được thực tập tại phòng Xúc tiến Thương mại của Tổng công ty rau
quả, nông sản chưa lâu nhưng được sự giúp đỡ hướng dẫn của các cô chú
trong phòng em đã phần nào nắm được sơ qua về quá trình hình thành phát
triển, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những
năm gần đây và phương hướng trong thời gian tới. Qua đó em đã hoàn thành
được báo cáo tổng hợp của mình với kết cấu 5 phần như sau:
I. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty rau quả, nông
sản.
II. Chức năng nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng
công ty rau quả, nông sản.
III. Cơ cấu tổ chức.
IV. Tình hình thực trạng kinh doanh gần đây của Tổng công ty rau
quả, nông sản.
V. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng nhiệm vụ trong thời
gian tới.
ĐÓ hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này em đã được sự chỉ bảo,
giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng Xúc tiến Thương mại của Tổng


công ty rau quả, nông sản và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của GV- ThS :
Nguyễn Thị Liên Hương. Nhưng do thời gian thực tập còn ngắn và năng lực còn
hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự
đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
I. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty rau quả, nông sản
1. Quá trình hình thành
Năm 2003 là năm đầu tiên Tổng công ty rau quả, nông sản được thành
lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2003, trên cơ sở sáp nhập
Tổng công ty Nông sản và TPCB và Tổng công ty rau quả Việt Nam theo
quyết định số 66/2003/QĐ/BNN- TCCB ngày 11/6/2003 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT.
Tên doanh nghiệp: Tổng công ty rau quả, nông sản
Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam National Vegetable, Fruit and
Agricultural Product Corporation.
Viết tắt: VEGETEXO VIET NAM.
Trụ sở giao dịch: Số 2 Phạm Ngọc Thạch quận Đống Đa, Hà Nội
Tên cơ quan sáng lập: Bộ NN & PTNT
- Tổng công ty rau quả Việt Nam được thành lập theo quyết định
số63/NNTCCB/QĐ ngày 11/2/1988 trên cơ sở hợp nhất công ty rau quả
Trung ương, liên hiệp các xí nghiệp Phủ Quỳ và Tổng công ty xuất khẩu rau
quả. Quyết định thành lập Tổng công ty là nhằm tạo nên sự thống nhất giữa
ba khối (nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu) tạo nên sự
phối hợp và sự thích ứng tốt trong ngành.
- Tổng công ty nông sản và thực phẩm chế biến được thành lập theo
quyết định số 409 NNT- TTCP QĐ ngày 30/12/1995 của Bộ NN & PTNT
trên cơ sở các đơn vị:
Công ty xuất nhập khẩu thực phẩm
Công ty xuất nhập khẩu nông sản
Công ty sản xuất và dịch vụ vật tư kỹ thuật

Công ty vận tải và đại lý vận tải
Công ty xây dựng và sản xuất vật liệu
2. Các giai đoạn phát triển
2.1 Hơn 15 năm hoạt động của tổng công ty rau quả Việt Nam có thể chia
ra làm ba thời kì
2.1.1.Thời kì 1988- 1990
Tổng công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp. Sản xuất kinh doanh rau
quả trong thời gian này đang nằm trong chương trình hợp tác rau quả Việt Xô
(1986- 1990) mà Tổng công ty được Chính phủ giao làm đầu mối. Vật tư chủ
yếu phục vụ cho sản xuất nông công nghiệp đều do Liên Xô cung cấp. Sản
phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến được xuất khẩu sang Liên Xô là chính
(chiếm 97,7% kim ngạch xuất khẩu).
2.1.2.Thời kì 1991- 1995
Cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường. Hàng loạt chính
sách mới của Nhà nước ra đời và tiếp tục được hoàn thiện. Nền kinh tế của
đất nước bắt đầu tăng trưởng từ nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh xuất
nhập khẩu và đầu tư phát triển, đã tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho hoạt
động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của Tổng công ty.
Nhưng chóng ta đã gặp phải rất nhiều khó khăn:
- Trước đây, Tổng công ty được Nhà nước giao làm đầu mối nghiên
cứu sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả, nay do cơ chế thị trường, nhiều
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng đã tích cực đầu tư và kinh
doanh xuất nhập khẩu rau quả. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam còng đầu tư 100% vốn vào lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả,
tạo thế cạnh tranh quyết liệt với Tổng công ty.
- Sù hụt hẫng đột ngột về thị trường do Liên Xô và các nước XHCN
Đông Âu tan vỡ đã ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất kinh doanh và xuất nhập
khẩu của Tổng công ty. Cùng với việc chuyển hoạt động từ bao cấp sang cơ
chế thị trường đã gây cho chóng ta nhiều bỡ ngỡ lúng túng.
- Trong bối cảnh đó toàn Tổng công ty đã trăn trở, dồn tâm sức (thậm

chí có lúc phải trả giá đắt) tìm những giải pháp, những bước đi thích hợp để
trụ lại, ổn định và từng bước phát triển.
2.1.3 Thời kì 1996- nay
Là thời kì hoạt động theo mô hình “Tổng công ty 90”
Bước vào thời kì này, Tổng công ty có những thuận lợi cơ bản sau:
- Từ những bài học khởi đầu của 5 năm chập chững bước vào kinh tế
thị trường. Từ những thành công và cả những thất bại trong sản xuất kinh
doanh, Tổng công ty đã tìm cho mình một hướng đi vững chắc hơn.
- Hoạt động trong mô hình mới, lại được Bộ NN & PTNT quan tâm chỉ
đạo xây dựng và phê duyệt định hướng phát triển Tổng công ty giai đoạn
1998- 2000 và 2010. Chính phủ phê duyệt đề án phát triển rau quả và hoa cây
cảnh thời kì 1999- 2010, đã tạo cho Tổng công ty cơ hội phát triển mới về
chất.
Tuy vậy thời kì này chúng ta cũng gặp không Ýt khó khăn:
- Khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực, sự giảm giá liên
tục hàng nông sản trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là xuất khẩu của Tổng công ty.
- Hết năm 1999, Chính phủ chấm dứt giao kế hoạch trả nợ Nga cho
Tổng công ty, sù bao cấp cuối cùng về thị trường không còn nữa.
- Sù không cân đối trong đầu tư cùng với thời tiết thất thường và thiên
tai liên tục, lại bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn của các đơn vị ngoài
Tổng công ty, làm cho chóng ta không đủ nguyên liệu sản xuất đẩy giá
nguyên liệu lên cao, tăng giá thành chế biến, giảm khả năng cạnh tranh trên
thị trường quốc tế.
- Nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường, từng bước tháo
gỡ những khó khăn, chúng ta đã cơ bản hoàn thành giai đoạn I của dự án đầu
tư (1998- 2000) đưa Tổng công ty phát triển lên một tầm cao mới.
2.2. Quá trình phát triển của Tổng công ty nông sản và thực phẩm chế biến
từ 1995 đến nay
Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề mà cấp trên giao phó Tổng công ty tiến

hành sắp xếp lại các đơn vị thành viên, ổn định tổ chức triển khai công tác
kinh doanh tại văn phòng Tổng công ty cũng như ở các đơn vị thành viên.
Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty thực hiện trên kế hoạch hàng năm đã
xây dựng và được Nhà nước phê duyệt. Tuy nhiên Tổng công ty cũng gặp rất
nhiều khó khăn khi phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền
kinh tế thị trường. Bên cạnh đó sự thiếu vốn, hạn chế trình độ cũng như công
nghệ sản xuất và chế biến cộng với một số đơn vị thiếu vốn kéo dài cũng là
những trở ngại làm giảm khả năng kinh doanh, khả năng thu hồi vốn cũng
như khả năng cạnh tranh của Tổng công ty.
Tóm lại năm 2003 là năm đầu tiên Tổng công ty rau quả, nông sản
được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở sáp nhập hai Tổng công ty.
Mặc dù mới sáp nhập gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Tổng công ty đã
xây dựng tạo mối đoàn kết nhất trí, nhanh chóng hoà nhập, phối hợp giữa các
đơn vị, tạo động lực để chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt mọi mặt công tác sản
xuất kinh doanh, đã đạt được các kết quả bước đầu như đã nêu trên, hoàn
thành vượt mức kế hoạch năm 2003 của Bộ giao.
II. Chức năng nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty rau
quả, nông sản
1. Chức năng
- Hoạch định chiến lược phát triển chung, tập trung các nguồn lực (vốn,
kĩ thuật, nhân sự ) để giải quyết các vấn đề cơ bản then chốt như: đổi mới
giống cây trồng, công nghệ, quy hoạch và đầu tư phát triển nhằm không
ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức quản lý kinh doanh
+ Tổ chức bộ máy kinh doanh phù hợp đổi mới trang thiết bị đặt chi
nhánh văn phòng đại diện của Tổng công ty trong và ngoài nước.
+ Mở rộng kinh doanh lùa chọn thị trường, thống nhất thị trường giữa
các đơn vị thành viên được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.
+ Quy định khung giá, xây dựng và áp dụng các định mức lao động
mới và các đối tác nước ngoài.

+ Tổ chức công tác tiếp thị, hoạch định chiến lược mặt hàng, giá cả
nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Quản lý sử dụng vốn đất đai tài nguyên các nguồn lực khác, đầu tư, liên
doanh, liên kết, chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản.
2. Nhiệm vụ
- Phải đăng kí kinh doanh theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng kí
trong điều lệ của Tổng công ty, các quy định và pháp luật hiện hành của Nhà
nước và pháp luật hiện hành.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao
- Nép ngân sách Nhà nước và các địa phương
- Thực hiện chế độ thu chi, hoá đơn chứng từ theo chế độ hạch toán Nhà
nước.
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước trong quá trình hoạt
động kinh doanh. Thực hiện đường lối chính sách của Nhà nước.
- Kinh doanh trong phạm vi ngành nghề đăng kí. Nghiêm chỉnh thực
hiện chế độ bảo hộ lao động, môi trường của Nhà nước.
3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty
3.1 Sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất nhập khẩu trực tiếp:
- Rau, quả, nông, lâm, thuỷ hải sản, thực phẩm đồ uống.
- Giống: rau, hoa, quả, nông, lâm, thuỷ hải sản.
- Các sản phẩm cơ khí, máy móc thiết bị phụ tùng phương tiện vận tải
chuyên ngành rau, quả, nông, lâm, thuỷ hải sản, chế biến thực phẩm.
- Phân bón hoá chất, nguyên nhiên nhiên liệu vật tư phục vụ chuyên
ngành rau, quả, nông, lâm, thuỷ hải sản, chế biến thực phẩm.
- Bao bì các loại.
- Hàng thủ công mĩ nghệ, hàng tiêu dùng.
3.2 Nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo công nhân
kĩ thuật chuyên ngành về sản xuất chế biến rau, quả, nông, lâm, thuỷ hải sản.
3.3 Dịch vụ tư vấn đầu tư, phát triển sản xuất chế biến rau, quả, nông,
lâm, thuỷ hải sản.

3.4 Kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán (chỉ hoạt
động khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành).
3.5 Sản xuất kinh doanh các lĩnh vực khác:
- Giao nhận kho cảng vận tải và đại lý vận tải.
- Bất động sản xây lắp công nghiệp và dân dụng.
- Du lịch, khách sạn, nhà hàng cho thuê.
- Tiếp nhận và thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển.
3.6 Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để
phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
III. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty rau quả, nông sản
1. Sơ đồ tổ chức (trang bên)
2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
2.1. Hội đồng quản trị:
Thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty chịu trách
nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của Nhà nước giao.
Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kì hàng quý để
xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của
mình. Khi cần thiết có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp
bách của Tổng công ty do chủ tịch HĐQT hoặc TGĐ hoặc trưởng ban kiểm
soát hoặc trên 50% số thành viên của HĐQT đề nghị.
2.2. Ban kiểm soát
Do HĐQT thành lập để giúp HĐQT thực hiện việc kiểm tra giám sát
Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty
trong điều hành hoạt động tài chính, chấp hành điều lệ Tổng công ty, chấp
hành luật pháp của Nhà nước.
2.3. Tổng giám đốc
Do Bộ trưởng Bộ NN& PTNT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ
luật theo đề nghị của HĐQT. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng
công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước người bổ nhiệm mình và
trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là

người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty.

2.4. Các phó Tổng giám đốc
Là người giúp việc Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực
hoạt động của Tổng công ty theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc
phân công thực hiện
2.5. Văn phòng
Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty trong lĩnh vực quản lý
hành chính, văn thư lưu trữ, quản lý và bảo vệ tài sản cơ quan, mua sắm sửa
chữa trang thiết bị và phương tiện, phòng cháy chữa cháy, quản lý điều hành
xe ô tô phục vụ lãnh đạo, phục vụ công tác bảo vệ sức khỏe cho cán bộ công
nhân viên, đôn đốc việc thực hiện các nội quy, quy chế của quan, thường trực
hội đồng thi đua, quản trị kinh doanh kho của cơ quan văn phòng Tổng công ty
2.6. Phòng tổ chức cán bộ
Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty trong lĩnh vực tổ chức
cán bộ lao động, tiền lương, chính sách, chế độ và thanh tra. Giải quyết chế
độ chính sách; thống kê tình hình tổ chức cán bộ và lao động của toàn Tổng
công ty, quản lý lưu trữ hồ sơ về tổ chức Tổng công ty, cán bộ công nhân viên
cơ quan Tổng công ty và cán bộ chức danh của đơn vị thành viên thuộc diện
Tổng công ty quản lý.
2.7. Phòng kế hoạch tổng hợp
Chức năng: Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty trong công
tác kế hoạch sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, thống kê hợp tác quốc tế,
liên doanh liên kết, xây dựng cơ bản, quản lý số liệu và thông tin kinh tế,
pháp chế.
Nhiệm vô:
2.7.1 Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Dù thảo xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
ngắn hạn hàng năm và dài hạn Tổng công ty, theo dõi sơ kết quý, 6 tháng,

tống kết năm của Tổng công ty.
- Dù thảo các văn bản giao kế hoạch cho các đơn vị.
- Tham gia xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu.
- Theo dõi nắm vững tình hình sản xuất, chế biến kinh doanh xuất nhập
khẩu rau quả, nông sản của các đơn vị trong cả nước.
- Theo dõi tập hợp các chính sách chế độ của Nhà nước liên quan đến
kinh doanh của Tổng công ty.
- Giải quyết các thủ tục vướng mắc trong công tác xuất nhập khẩu.
- Tìm hiểu các văn bản của Nhà nước về xuất nhập khẩu để hướng dẫn
các đơn vị.
2.7.2 Quản lý công tác xây dựng cơ bản
- Lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm.
- Lập kế hoạch xin vốn cho các dự án đã được phê duyệt.
- Hướng dẫn kiểm tra và làm các thủ tục để trình duyệt các dự án về
thiết kế dự toán các hạng mục công trình được đầu tư.
- Tham gia duyệt quyết toán và nghiệm thu công trình xây dựng cơ bản
sau khi hoàn thành.
- Quản lý đất đai trong Tổng công ty.
2.7.3 Thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty lập báo cáo thống kê trình lãnh đạo Tổng công ty hàng tuần, tháng, năm.
- Theo dõi và thống kê tình hình sản xuất kinh doanh rau quả, nông sản
(những sản phẩm Tổng công ty kinh doanh) trong cả nước.
- Theo dõi các chính sách và quy định của Nhà nước về những mặt
hàng Tổng công ty kinh doanh.
- Lưu trữ và bảo vệ bí mật số liệu sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty
2.7.4 Công tác hợp tác quốc tế, liên doanh liên kết.
- Theo dõi hoạt động của các liên doanh Tổng công ty.
- Đầu mối giao dịch đàm phán với khách nước ngoài và trong nước về
lĩnh vực đầu tư hợp tác, liên doanh, liên kết, vay vốn nước ngoài, trực tiếp

làm thủ tục cần thiết cho khách nước ngoài đến Tổng công ty làm việc
2.7.5 Công tác pháp chế
- Tham gia dự thảo, theo dõi kiểm tra tình hình kí kết và thực hiện các
kinh tế của cơ quan Tổng công ty và hợp đồng đầu tư của Tổng công ty
- Theo dõi tập hợp các văn bản, chính sách của Nhà nước để tư vấn
hướng dẫn giải quyết các vướng mắc trong công tác pháp chế cho các đơn vị.
2.8. Phòng kĩ thuật
Phòng kĩ thuật có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng
công ty trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật về sản xuất, chế biến những sản
phẩm của công ty; giải quyết các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, mã số, mã
vạch và sở hữu công nghiệp; thực hiện công tác đo lường chất lượng sản
phẩm.
2.9 Phòng kế toán tài chính
Giúp cho Tổng Giám Đốc thực hiện quản lý tài chính kế toán trong
Tổng công ty và cơ quan văn phòng Tổng công ty theo chế độ hiện hành, lập
kế hoạch tài chính năm, tổ chức hạch toán kế toán, đôn đốc kiểm tra giám sát
về tài chính kế toán của Tổng công ty.
2.10. Phòng tư vấn đầu tư phát triển
Phòng tư vấn đầu tư phát triển có chức năng tham mưu giúp việc cho
lãnh đạo Tổng công ty trong việc xác định chiến lược đầu tư phát triển Tổng
công ty, nghiên cứu đề xuất và xây dựng phương hướng chủ trương về chiến
lược đầu tư phát triển Tổng công ty, tham gia triển khai các dự án khả thi đã
được phê duyệt. Tư vấn và dịch vụ về đầu tư phát triển ngành rau quả, nông
sản
2.11. Phòng xúc tiến thương mại
- Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty về công tác thị
trường - Tìm thị trường mới và các mặt hàng kinh doanh có tiềm năng
- Nghiên cứu và thực hiện thiết kế nhãn hiệu sản phẩm của Tổng công
ty
- Thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị, triển lãm

2.12. Trung tâm KCS
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:
Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá Kiểm tra các vật
tư, nguyên liệu, hàng hoá chuyên dùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của
ngành, Tham gia nghiên cứu chế biến sản phẩm mới, Có trách nhiệm đào tạo,
bồi dưỡng đội ngò cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các đơn vị thành
viên.
2.13. Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:
Kinh doanh các mặt hàng được ghi trong giấy đăng kí kinh doanh của
Tổng công ty Tham gia xây dựng chiến lược mở rộng thị trường của Tổng
công ty, Tham gia tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị thành viên và của ngành,
tham gia giúp các đơn vị thành viên về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu,
Chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của phòng.
2.14. Các đơn vị trực thuộc và liên doanh: Tiến hành hoạt động theo
định hướng chung của Tổng công ty, thực hiện hợp đồng ký kết .
IV. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty rau quả, nông sản trong
những năm gần đây
Từ khi thành lập mặc dù gặp không Ýt khó khăn do thời tiết bất lợi, thị
trường lớn trước đây của Tổng công ty là Liên Xô tan rã, ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tiền tệ Châu Á, việc áp dụng luật thuế GTGT đã gây không Ýt
khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Song với sự nỗ
lực hết sức mình lại trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển cơ
chế tài chính hoàn thiện, tình hình phát triển chung của thế giới và Việt Nam
trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu có nhiều thuận lợi đồng thời Đảng
và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết về hợp tác kinh tế quốc tế
tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để chúng ta chuẩn bị và thực hiện hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Bên cạnh đó giá một số sản phẩm
chế biến và nông sản có xu hướng tăng (nước dứa cô đặc, dứa đông lạnh ).
Thị trường thế giới tiếp tục có nhu cầu cao về sản phẩm dứa chế biến, vải hộp,

dưa chuột, điều nhân Được sự chỉ đạo giúp đỡ trực tiếp của Bộ NN và
PTNT Tổng công ty rau quả, nông sản đã có những thành tựu đáng kể. Kết
quả này được thể hiện:
1. Về sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003
2004
2005
Giá trị tổng sản lượng
nông nghiệp
Tỉ đồng 41 61
67
73
Giá trị tổng sản lượng
công nghiệp
Tỉ đồng 424 613
642
640
Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu
Trong đó: - Xuất khẩu
- Nhập khẩu
Triệu
USD
70
25,8
44,2
132
69,9
62,1
153

82
71
127,3
76
51,3
Ghi chó: Trong bảng trên số liệu năm 2002 là của Tổng công ty rau
quả Việt Nam, còn số liệu năm 2003, 2004, 2005 là của Tổng công ty rau
quả, nông sản.
Tổng công ty đã xác định đúng hướng việc đầu tư giống cây trồng,
nghiên cứu phát triển các giống cây trồng mới trên cơ sở hình thành các vùng
nguyên liệu tập trung trong cả nước tạo nên nguồn nguyên liệu ổn định cho
sản xuất và chế biến.
Tổng công ty đã đầu tư đúng hướng và có quyết tâm cao trong việc đầu
tư cho các cơ sở chế biến để tạo bước nhảy vọt cho công nghiệp, đổi mới thiết
bị, chú trọng đến quản lý chất lượng và không ngừng tìm ra các sản phẩm mới
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
2. Công tác liên doanh liên kết
Thiết bị lạc hậu và thiếu vốn đầu tư là khó khăn lớn của Công ty khi
bước vào cơ chế thị trường, thực hiện chủ trương của Nhà nước về mở rộng
thu hót đầu tư liên doanh liên kết với nước ngoài, Tổng công ty đã xây dựng
nhiều dự án kêu gọi nước ngoài đầu tư. Kết quả, chúng ta đã kí và triển khai
thực hiện 5 hợp đồng liên doanh, liên kết với nước ngoài. Đó là:
- Công ty Hộp sắt TOVECAN: Là liên doanh giữa Tổng công ty và 2
công ty của nước ngoài (công ty TOMEN của Nhật và công ty TONYL của
Đài Loan.
- Công ty Thực phẩm và nước giải khát DONA NEWTOVEWR: Là
công ty Liên doanh giữa Tổng công ty với Công ty Tân Đồng Đạt Hồng Kông
(nay là Công ty TNHH Golden Sino và Công ty TNHH quốc tế Honsan).
- Công ty TNHH LUVECO: Là công ty Liên doanh giữa nhà máy
TPXK Nam Hà và Tập đoàn LULU Trung Quốc.

- Công ty liên doanh TNHH chế biến gia vị XNK Vinaharris
- Công ty liên doanh bao bì Crown Vinalimex
3. Công tác tài chính
Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004
2005
Tổng doanh thu Tỉ đồng
1149
2670 3650 3548
Nép ngân sách
Triệu
đồng
103346 180000 245000 170000
Lợi nhuận trước thuế
Triệu
đồng
25550 20800 119,6 129,6
Thu nhập bình quân
(Đồng/
tháng/
người)
703000 830000 1035000 1170000

Ghi chó: Trong bảng trên số liệu năm 2002 là của Tổng công ty rau
quả Việt Nam, còn số liệu năm 2003, 2004, 2005 là của Tổng công ty rau
quả, nông sản.
4. Về xây dựng cơ bản
Trong năm 2003 Tổng công ty đã tiến hành rà soát, đánh giá các dự án
đầu tư, phân tích các nguyên nhân của các mặt còn hạn chế, tìm các giải pháp
để củng cố và phát huy các dự án. Chỉ đạo các đơn vị tập trung quyết toán các
dự án đã hoàn thành (đồ hộp rau quả Hà Tĩnh, IQF Bắc Giang, tinh bột sắn

Thanh Hoá ).
Năm 2004 Tổng công ty đã hoàn thành và đưa vào hoạtđộng 4 dù án :
Trung tâm chế biến nông sản Bình Dương Công ty XNK NS TP HCM , dây
chuyền IQF nhà máy đồ hộp Duy Hải Công ty XNK rau quả III, dây chuyền
sản xuất hộp sắt Công ty Luveco, dự án nâng cấp cảI tạo trại giống rau
Thường Tín- Hà Tây – Công ty Giống Rau quả.
5. Về tổ chức cán bộ, lao động
Năm 2003 thực hiện QĐ số 66/2003/quyết định/BNN- TCCB ngày
11/6/2003 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT, hai Tổng công ty đã khẩn trương
phối hợp xây dựng phương án sáp nhập, phương án tổ chức bộ máy, nhanh
chóng ổn định tổ chức để lãnh đạo mọi mặt hoạt động của Tổng công ty mới.
Đã xây dựng: Điều lệ Tổ chức và hoạt động, Quy chế hoạt động của Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát, quy chế tài chính của Tổng công ty và các đơn vị
thành viên. Bộ đã có quyết định điều động và bổ nhiệm một đồng chí phó
Tổng giám đốc giữ chức quyền Tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê.
Đã làm thủ tục cho 35 đoàn với 95 cán bộ đi học tập, tham quan và
khảo sát thị trường ở 17 nước.
Năm 2005 đang khẩn trương sắp xếp lại cơ quan Văn phòng Tổng công
ty
Hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con theo hướng gọn nhẹ
hiệu quả.
V. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới
1. Thuận lợi
- Tình hình phát triển chung của thế giới và Việt Nam trong lĩnh vực
thương mại xuất nhập khẩu có nhiều thuận lợi. Đảng và Chính phủ đã có
nhiều chủ trương, Nghị quyết về hợp tác kinh tế quốc tế tạo điều kiện, môi
trường thuận lợi để chúng ta chuẩn bị và thực hiện hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới.
- Giá một số sản phẩm chế biến và nông sản có xu hướng tăng (nước
dứa cô đặc, dứa đông lạnh ). Thị trường thế giới tiếp tục có nhu cầu cao về

sản phẩm dứa chế biến, vải hộp, dưa chuột, điều nhân
2. Khó khăn
- Hầu hết các nhà máy thiếu nguyên liệu để chế biến, nhiều đơn vị thiếu
vốn lưu động để triển khai sản xuất. Tỷ giá đồng USD, EUR tăng.
- Giá nhiều loại vật tư tăng: điện, xăng, Đơn giá tiền lương tăng.
- Mét số đơn vị phía Nam thiếu lao động.
- Thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, rét, khô hạn kéo dài làm giảm
năng suất và sản lượng cây trồng.
3. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới
Phương châm chỉ đạo:
Tập trung khai thác triệt để mọi nguồn lực và lợi thế của Tổng công ty,
mở rộng quan hệ hợp tác, tăng cường sự liên kết và phối hợp giữa các đơn vị
thành viên để phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện nhanh việc sắp xếp
đổi mới doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo tiền đề cho
hoạt động của Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ- công ty con.
3.1 Công tác thị trường, xúc tiến thương mại, kinh doanh- xuất nhập
khẩu:
Tập trung đẩy mạnh công tác thị trường, xúc tiến thương mại để tạo
điều kiện cho sản xuất phát triển
- Xây dựng chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm cho các mặt
hàng xuất khẩu giai đoạn 2005- 2010. Tập trung phát triển các thị trường
trọng điểm: Trung Quốc, Nga, Mĩ, Đức và EU. Giữ vững và mở rộng các thị
trường hiện có. Tiếp tục khẳng định các mặt hàng chủ lực của Tổng công ty
nh dứa, hạt điều, tiêu, lạc nhân, măng tre. Mỗi đơn vị cần có các mặt hàng chủ
lực của mình.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thực hiện các
chương trình xúc tiến thương mại của ngành rau quả (Hoàn thiện Website, Tổ
chức các đoàn tham gia hội chợ kết hợp khảo sát thị trường: Hội chợ quốc tế
Thượng Hải- Trung Quốc, Hội chợ Sant Peterburg- Nga, Hội chợ Sial- Pháp,
Hội chợ Foodex- Nhật Bản). Thành lập văn phòng đại diện của Tổng công ty

tại Trung Quốc, củng cố văn phòng đại diện tại Nga. Tăng cường xúc tiến
thương mại qua mạng Internet.
- Tiếp tục hoàn thiện quy chế thống nhất thương hiệu chung của Tổng
công ty, chỉ đạo thống nhất về giá sàn, nhãn sản phẩm vào thị trường Nga, Mĩ
đối với một số sản phẩm chính. Đăng ký bảo hộ thương hiệu Vegetexco ở một
số thị trường trọng điểm (Mỹ, Trung Quốc, Nga).
- Tiếp tục mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong nước (thông qua
các đại lý, các đơn vị thành viên ) với các loại sản phẩm như nước quả, vải
hộp, ngô rau, ngô ngọt, đậu Đẩy mạnh kinh doanh nội địa và dịch vụ vận
tải, kho bãi, bến cảng và xây lắp.
3.2 Sản xuất nông nghiệp- nguyên liệu:
- Tập trung phát triển vùng nguyên liệu, gắn với nhà máy ở tất cả các
đơn vị chế biến (dứa, điều, cà chua, sắn, dưa chuột, ngô rau, ngô ngọt, măng
tre, ớt). Chú trọng đặc biệt phát triển vùng dứa nguyên liệu tại Đồng Giao,
Quảng Nam, Kiên Giang, Tân Bình, Bắc Giang, Hà Tĩnh. Phối hợp chặt chẽ
với các địa phương để quy hoạch vùng nguyên liệu. Tiếp tục triển khai thực
hiện quyết định 80/2002- ĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ nông
sản thông qua hợp đồng cho nông dân. Các đơn vị phải có cơ chế đầu tư và
thu mua ổn định lâu dài để phát triển vùng nguyên liệu.
- Tập trung nhân nhanh giống mới tại các trung tâm nhân giống và các
hộ gia đình nông dân (dứa, điều, măng tre, dưa chuột, lạc tiên ). Tiếp tục
khảo nghiệm giống mới có năng suất và chất lượng cao: vải,kiwi, macka, ngô
ngọt, đậu Phối hợp với tỉnh Bắc Cạn việc tổng kết khảo nghiệm cây lê.
- Hoàn thiện quy trình xử lý dứa Cayen trái vụ ở Đồng Giao, Hà Tĩnh,
Quảng Nam, Bắc Giang. Xây dựng và triển khai các mô hình công nghệ cao
cho cây dứa, dưa chuột, cà chua. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kịp
thời giải quyết các vướng mắc phát sinh về kỹ thuật trong sản xuất.
3.3 Sản xuất công nghiệp:
- Nghiêm túc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng đã được công nhận
nhằm đảm bảo các sản phẩm chế biến có chất lượng ổn định, đáp ứng yêu cầu

của khách hàng. Đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001- 9002 (hai đơn vị), HACCP (ở 4 đơn vị).
- Tiếp tục rà soát lại các định mức kinh tế kĩ thuật và các chi phí ở tất
cả các công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm giảm giá thành,
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm như: dứa đồ hộp, dứa cô đặc, vải, dưa
chuột, điều.
- Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có hiệu quả cao như nước dứa cô
đặc, rau quả đông lạnh các loại, xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý. Nghiên cứu
đa dạng hoá sản phẩm, tạo sản phẩm mới, nhằm nâng cao hệ số sử dụng công
suất và hiệu quả của dây chuyền chế biến, khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có
trong nước và đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: Puree đu đủ, ổi, vải;
nước quả tự nhiên đóng bao bì aseptic; Các sản phẩm chế biến từ măng tre,
nấm; Các sản phẩm rau quả đông lạnh ngô rau, ngô ngọt, đậu, ớt, bí đỏ, khoai
lang
- Đẩy mạnh sản xuất và gia công sản xuất điều nhân, sản xuất tinh bột
sắn và bột mú.
- Tiến hành cải tiến đổi mới thiết bị công nghệ. Đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật cho các đơn vị mới được đầu tư.
3.4 Công tác đầu tư xây dựng cơ bản
Tập trung rà soát đánh giá các dự án đầu tư, củng cố và tìm ra các giải
pháp để sử dụng, pháp huy các dự án đã hoàn thành. Với các dự án mới, đầu
tư bằng nguồn vốn tín dụng nếu có tính khả thi cao cần tập trung chỉ đạo triển
khai nhanh, đảm bảo hiệu quả của dự án.
3.5 Công tác tài chính
Cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hoá. Rà soát lại
tài sản không cần dùng, xử lý các khoản công nợ nhằm lành mạnh hoá tình
hình tài chính doanh nghiệp.
Yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản
lý tài chính, tích cực hoàn thuế giá trị gia tăng, đẩy nhanh luân chuyển tiền tệ,
giải quyết công nợ

Xem xét bảo lãnh cho một số đơn vị vay vốn ngân hàng do thiếu vốn
sản xuất kinh doanh thực hiện các dự án đầu tư. Giải quyết ứng vốn kịp thời
cho các đơn vị thành viên để phục vụ sản xuất kinh doanh khi vào vụ (dứa,
vải, dưa chuột, lạc )
MỤC LỤC
L i m uờ ở đầ 1
I. Quá trình hình th nh v phát tri n c a T ng công ty rauà à ể ủ ổ
qu , nông s n ả ả 3
1. Quá trình hình th nhà 3
2. Các giai o n phát tri nđ ạ ể 3
II. Ch c n ng nhi m v v các l nh v c kinh doanh ch y uứ ă ệ ụ à ĩ ự ủ ế
c a T ng công ty rau qu , nông s n ủ ổ ả ả 6
1. Ch c n ngứ ă 6
2. Nhi m vệ ụ 7
3. Các l nh v c kinh doanh ch y u c a T ng công ty ĩ ự ủ ế ủ ổ 7
III. C c u t ch c c a T ng công ty rau qu , nông s n ơ ấ ổ ứ ủ ổ ả ả 8
1. S t ch c (trang bên)ơ đồ ổ ứ 8
2. Ch c n ng nhi m v các phòng banứ ă ệ ụ 8
IV. K t qu ho t ng s n xu t kinh doanh c a T ng công tyế ả ạ độ ả ấ ủ ổ
rau qu , nông s n trong nh ng n m g n âyả ả ữ ă ầ đ 13
1. V s n xu t kinh doanhề ả ấ 14
2. Công tác liên doanh liên k tế 15
3. Công tác t i chínhà 16
4. V xây d ng c b nề ự ơ ả 16
5. V t ch c cán b , lao ngề ổ ứ ộ độ 16
V. Nh ng thu n l i, khó kh n v ph ng h ng nhi m vữ ậ ợ ă à ươ ướ ệ ụ
trong th i gian t iờ ớ 17
1. Thu n l iậ ợ 17
2. Khó kh nă 17
3. Ph ng h ng nhi m v trong th i gian t iươ ướ ệ ụ ờ ớ 18

×