Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đánh giá hiệu quả của công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.08 KB, 119 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




Tr−¬ng quang hîp



ðÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIAO ðẤT,
GIAO RỪNG TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP,
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ðẤT ðAI

Chuyên ngành: Quản lý ñất ñai
Mã số : 60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH LÂM


HÀ NỘI - 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể
bảo vệ một học vị nào.



Tôi cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Trương Quang Hợp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện ñề tài tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt
tình, sự ñóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân, ñã tạo ñiều mọi kiện
thuận lợi ñể tôi hoàn thành bản Luận văn này. Tôi xin ghi nhận và trân trọng
cảm ơn.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Lâm, ñã trực
tiếp hướng dẫn và giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô
giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện ñào tạo sau ðại học - Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện hoàn
thành luận văn.

Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp ñỡ nhiệt tình của UBND huyện Quỳ
Hợp; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Phòng Thống kê, Văn phòng ðăng ký quyền sử dụng ñất huyện
Quỳ Hợp và UBND các xã ñã tạo ñiều kiện cho tôi thu thập số liệu, những
thông tin cần thiết ñể thực hiện nghiên cứu ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới người thân trong gia ñình, bạn bè và
ñồng nghiệp ñã tạo những ñiều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực
hiện ñề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn



Trương Quang Hợp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan………………………………………………………………… i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục bảng………………………………………………………………vi
Danh mục viết tắt………………………………………………………… vii
PHẦN I. MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục ñích 1
1.3. Yêu cầu 2

PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1. Chính sách ñất ñai của một số nước châu Á 3
2.1.1. Chính sách ñất ñai ở Thái Lan 3
2.1.2. Chính sách ñất ñai ở Inñônêxia 5
2.1.3. Chính sách ñất ñai của Trung Quốc 5
2.1.4. Chính sách ñất ñai ở Nhật Bản 7
2.1.5. Chính sách ñất ñai ở ðài Loan 8
2.2. Chính sách giao ñất, giao rừng ở Việt Nam 9
2.2.1. Chính sách giao ñất thời kỳ năm 1945 - 1975 9
2.2.2. Chính sách giao ñất thời kỳ năm 1976 – 1986 12
2.2.3. Chính sách giao ñất thời kỳ ñổi mới từ 1986 ñến nay 14
2.3. Kết quả giao ñất nông - lâm nghiệp ở nước ta 27
2.3.1 Kết quả giao ñất nông nghiệp cho hộ gia ñình 27
2.3.2 Kết quả giao ñất lâm nghiệp cho hộ gia ñình 28
2.3.3 Tình hình sử dụng ñất sau khi giao ñất 28
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

iv
PHẦN III ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
31
3.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 31
3.2. Nội dung nghiên cứu 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu 31
3.3.1. Chọn ñiểm nghiên cứu 31
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp 32
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 32
3.3.4. Phương pháp chuyên gia 33
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 34

4.1.1. ðiều kiện tự nhiên……………………………………………………34
4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 39
4.2. Tình hình quản lý ñất ñai của huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 46
4.3. Tình hình sử dụng ñất của 3 xã nghiên cứu 51
4.3.1. Khái quát tình hình 3 xã nghiên cứu 51
4.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng ñất ở 3 xã trước khi giao ñất 52
4.3.3. Kết quả ñiều tra về tình hình giao ñất và nhu cầu sử dụng ñất của
hộ gia ñình ở 3 xã
55
4.4. Hiệu quả của công tác giao ñất, giao rừng 74
4.4.1. Hiệu quả trong sản xuất nông, lâm nghiệp 74
4.4.2. Hiệu quả Kinh tế hộ gia ñình 78
4.4.3. Hiệu quả trong lao ñộng việc làm và mối quan hệ cộng ñồng 80
4.4.4. Hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường sinh thái 81
4.4.5. Hiệu quả trong quản lý Nhà nước về ñất ñai 83
4.4.6. Ảnh hưởng ñến ý thức của người dân 85
4.5. Ý kiến của người dân về chính sách giao ñất và các quyền sử dụng
ñất
86
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

v

4.5.1. Tư tưởng của người dân khi ñược giao ñất 86
4.5.2. Về hạn mức giao ñất và thủ tục giao ñất 87
4.5.3. Các quyền lợi của người sử dụng ñất sau khi nhận ñất 87
4.5.4. Tình hình hỗ trợ sản xuất cho nông hộ sau khi nhận ñất 89
4.6. Những vấn ñề tồn tại, thách thức cần giải quyết và giải pháp khắc
phục trong quá trình thực hiện chính sách giao ñất, giao rừng
91

4.6.1. Những vấn ñề tồn tại sau khi giao ñất, giao rừng 91
4.6.2. Những vấn ñề cần giải quyết và giải pháp khắc phục trong quá
trình thực hiện công tác giao ñất, giao rừng 93
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 95
5.1. Kết luận 95
5.2. ðề nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHU LỤC 101
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

vi
DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của
huyện Quỳ Hợp
40

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng ñất của huyện Quỳ Hợp năm 2011 48

Bảng 4.3: Khái quát tình hình của 3 xã ñiều tra 52

Bảng 4.4: Cơ cấu sử dụng ñất của 3 xã năm 1995 54

Bảng 4.5: Nhu cầu sử dụng ñất của 3 xã ñiều tra 58

Bảng 4.6: Cơ cấu sử dụng ñất của 3 xã năm 2011 61

Bảng 4.7: So sánh tình hình sử dụng ñất của 3 xã trước và sau khi giao ñất 62


Bảng 4.8: So sánh tình hình sử dụng ñất của từng xã trước và sau khi giao ñất. 63

Bảng 4.9: Diện tích các hộ gia ñình sử dụng năm 2011 65

Bảng 4.10: Tình hình ñầu tư tư liệu sản xuất của các hộ gia ñình (Trước và
sau khi giao ñất giao rừng)
67

Bảng 4.11: Tình hình vay vốn của 300 hộ gia ñình ở 3 xã ñiều tra 70

Bảng 4.12: Hướng ưu tiên ñầu tư của hộ gia ñình 72

Bảng 4.13: Cơ cấu bình quân diện tích một số cây trồng của các hộ gia
ñình sau khi giao ñất giao rừng
75

Bảng 4.14: So sánh năng suất một số loại cây trồng chính trước và sau khi
giao ñất
77

Bảng 4.15: Tình hình mua sắm tài sản của hộ gia ñình ở 3 xã ñiều tra 79

Bảng 4.16: Tình hình ñổi công ở 3 xã ñiều tra 81

Bảng 4.17: Số vụ cháy rừng qua các năm ở 3 xã ñiều tra 82

Bảng 4.18: So sánh tình hình tranh chấp ñất ñai và sử dụng ñất sai mục
ñích ở 3 xã ñiểu tra sau khi giao ñất
84


Bảng 4.19: Ý kiến của nông hộ sau khi ñược giao ñất giao rừng ở 3 xã
ñiều tra
90

Bảng 4.20: Số hộ xác ñịnh ñược thửa ñất của mình trên bản ñồ 91

Bảng 4.21: Bình quân số thửa ñất nông nghiệp, lâm nghiệp trên một hộ 92

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

vii




DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BHYT Bảo hiểm y tế
DTTN Diện tích tự nhiên
GCNQSDð Giấy chứng nhận quyền sử dụng ñất
GðGR Giao ñất giao rừng
GPMB Giải phóng mặt bằng
HðBT Hôi ñồng bộ trưởng
HðND Hội ñồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
KH Kế hoạch
KNTC Khiếu nại tố cáo
KT-XH Kinh tế xã hội
TLSX Tư liệu sản xuất
TN&MT Tài nguyên và Môi trường

UBND Uỷ ban nhân dân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

1

PHẦN I. MỞ ðẦU


1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðất ñai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất ñặc biệt không thể thay thế ñược của nông nghiệp, là thành phần quan
trọng hàng ñầu của môi trường sống, là ñịa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Vì thế, việc
bảo vệ và sử dụng bền vững ñất nông, lâm nghiệp giữ một vai trò vô cùng
quan trọng. Xác ñịnh ñược tầm quan trọng ñó, ðảng và Nhà nước ta ñã có
những chính sách ñúng ñắn, phù hợp trong công tác quản lý và khai thác sử
dụng tài nguyên ñất.
Giao ñất nông - lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia ñình, cá nhân sử dụng
ổn ñịnh lâu dài vào mục ñích sản xuất nông - lâm nghiệp theo quy hoạch và
kế hoạch là một chủ trương chính sách lớn của ðảng và Nhà nước từ nhiều
năm nay, nhằm gắn lao ñộng với ñất ñai tạo ñộng lực phát triển sản xuất nông
- lâm nghiệp, từng bước ổn ñịnh và phát triển tình hình kinh tế xã hội, tăng
cường an ninh quốc phòng.
Huyện miền núi Quỳ Hợp nằm về phía Tây của tỉnh Nghệ An là một
trong những huyện ñã triển khai sớm chính sách giao ñất giao rừng trên toàn
tỉnh. ðến nay, huyện ñã cơ bản hoàn thành việc giao ñất, giao rừng. Nhằm
ñánh giá hiệu quả việc giao ñất, giao rừng, tôi ñã tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“ðánh giá hiệu quả của công tác giao ñất, giao rừng trên ñịa bàn huyện
Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục ñích

ðánh giá ảnh hưởng của công tác giao ñất, giao rừng (GðGR) ñến hiệu
quả sử dụng ñất nông, lâm nghiệp và ñề xuất một số giải pháp nâng cao công
tác quản lý Nhà nước về ñất ñai nói chung và công tác giao ñất, giao rừng nói
riêng trên ñịa bàn huyện Quỳ Hợp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

2

1.3. Yêu cầu
- Kết hợp ñiều tra, phỏng vấn, quan sát thực ñịa nhằm tìm hiểu thực
tiễn quá trình GðGR và mức ñộ ảnh hưởng tại cơ sở, ñịa phương.
- ðánh giá các ưu ñiểm và hạn chế trong GðGR tại ñịa phương.
- ðề xuất các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với ñịa bàn nghiên cứu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

3

PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Chính sách ñất ñai của một số nước châu Á

2.1.1. Chính sách ñất ñai ở Thái Lan
Tại Thái Lan bước sang chế ñộ quân chủ, luật ruộng ñất ñược ban hành
năm 1954 ñã thúc ñẩy mạnh mẽ chính sách kinh tế xã hội của ñất nước. Luật
ruộng ñất ñã công nhận toàn bộ ñất ñai bao gồm ñất khu dân cư ñều có thể
ñược mua, tậu lại từ cá thể. Các chủ ñất có quyền tự do chuyển nhượng, cầm
cố một cách hợp pháp, từ ñó Chính phủ có ñược toàn bộ ñất trồng (có khả
năng trồng trọt ñược) và nhân dân ñã trở thành người làm công trên ñất ấy.
Tuy nhiên, trong giai ñoạn này Luật ruộng ñất quy ñịnh chế ñộ lĩnh canh

ngắn, chế ñộ luân canh vừa. Bên cạnh ñó việc thu ñịa tô cao, dân số tăng
nhanh, tình trạng thiếu thừa ñất do việc phân hoá giàu nghèo, ñã dẫn ñến việc
ñầu tư trong nông nghiệp thấp. Từ ñó, năng suất cây trồng trên ñất phát canh
thấp hơn trên ñất tự canh. Bước sang năm 1974 Chính phủ Thái Lan ban hành
chính sách cho thuê ñất lúa, quy ñịnh rõ việc bảo vệ người làm thuê, thành lập
các tổ chức người ñịa phương làm việc theo sự ñiều hành của trại thuê mướn,
Nhà nước tạo ñiều kiện cho kinh tế hộ gia ñình phát triển. Luật cải cách ruộng
ñất năm 1975 quy ñịnh các ñiều khoản với mục tiêu biến tá ñiền thành chủ sở
hữu ruộng ñất, trực tiếp sản xuất trên ñất. Nhà nước quy ñịnh hạn mức ñối với
ñất trồng trọt là 3,2 ha (50 rai), ñối với ñất chăn nuôi 6,4 ha (100 rai), ñối với
những trường hợp quá hạn mức Nhà nước tiến hành trưng thu ñể chuyển giao
cho tá ñiền, với mức ñền bù hợp lý [12].
ðối với ñất rừng, ñể ñối phó với vấn ñề suy thoái ñất, xâm lấn rừng, bắt
ñầu từ năm 1979, Thái Lan thực hiện chương trình giấy chứng nhận quyền hoa
lợi, trong rừng dự trữ Quốc gia. Theo chương trình này, mỗi mảnh ñất ñược chia
làm hai miền. Miền từ phía dưới nguồn nước là miền ñất có thể dùng ñể canh tác
nông nghiệp, miền ở phía trên nguồn nước thì lại hạn chế và giữ rừng, còn miền
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

4

ñất phù hợp cho canh tác mà trước ñây những người dân ñã chiếm dụng (dưới
2,5 ha) thì ñược cấp cho người dân một giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi.
ðến năm 1976 ñã có 600.126 hộ nông dân có ñất ñược cấp giấy chứng nhận
quyền hưởng hoa lợi. Cùng với chương trình này, ñến năm 1975 Cục Lâm
nghiệp Hoàng gia Thái Lan ñã thực hiện chương trình làng lâm nghiệp nhằm
giải quyết cho những hộ gia ñình ñược ở trên ñất rừng, quá trình thực hiện
chương trình này ñã thành lập ñược 98 làng lâm nghiệp với 1 triệu hộ gia ñình
tham gia [12].
Chương trình làng lâm nghiệp ñược quy ñịnh một cách chặt chẽ, mỗi

hộ gia ñình trong làng ñược cấp từ 2 - 4 ha ñất và ñược hưởng quyền sử dụng,
thừa kế, nhưng không ñược bán, mua hay chuyển nhượng diện tích ñất ñó.
Quá trình sản xuất của làng ñược sự hỗ trợ của Nhà nước về ñiều kiện cơ sở
hạ tầng, tiếp thị và ñào tạo nghề. ði cùng với chương trình này là việc thành
lập các hợp tác xã nông, lâm nghiệp hoạt ñộng dưới sự bảo trợ của ban chỉ
ñạo HTX (Hợp tác xã). Cục Lâm nghiệp Hoàng gia sẽ ký hợp ñồng giao ñất
dài hạn cho các HTX yêu cầu và thành lập nhóm chuyên gia ñánh giá hiệu
quả ñầu tư trên ñất ñược giao ñó. Thái Lan tiến hành giao ñược trên 200.000
ha ñất gắn liền với rừng cho cộng ñồng dân cư sống gần rừng, diện tích mỗi
hộ gia ñình ñược nhận trồng rừng từ 0,8 ha ñến 8 ha.
Bước sang thời kỳ những năm 90, Chính phủ Thái Lan tiếp tục chính
sách ruộng ñất theo dự án mới. Trên cơ sở ñánh giá, xem xét khả năng của
nông dân nghèo, giải quyết khâu cung cầu về ruộng ñất theo hướng sản xuất
hàng hoá và giải quyết việc làm. Dự án này có sự thoả thuận giữa Chính phủ,
chủ ñất và nông dân nhằm chia sẻ quyền lợi trong giới kinh doanh và người
sử dụng ruộng ñất. Theo dự án này Chính Phủ giúp ñỡ tiền mua ñất, mặt khác
khuyến khích ñầu tư trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho
nông dân nghèo [12].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

5

2.1.2. Chính sách ñất ñai ở Inñônêxia
Nhà nước Inñônêxia quy ñịnh mỗi hộ nông dân ở gần rừng ñược nhận
khoán 2.500 m
2
ñất ñể trồng cây, hai năm ñầu ñược phép trồng lúa cạn, hoa
màu trên diện tích ñó và ñược quyền hưởng toàn bộ sản phẩm, không phải
nộp thuế. Quá trình sản xuất của nông dân ñược Công ty Lâm nghiệp hỗ trợ
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dưới hình thức cho vay. Sau khi thu

hoạch người nông dân phải hoàn trả lại giống ñã vay, còn phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật chỉ phải trả 70%, nếu mất mùa thì không phải trả vốn vay ñó
[12]. Bên cạnh ñó, thông qua các hoạt ñộng khuyến nông khuyến lâm Nhà
nước còn tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn làm nghề cho người dân, hỗ
trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại nơi họ sinh sống. Từ ñó, việc quản lý rừng và
ñất rừng ở Inñônêxia bước ñầu ñã thu ñược những kết quả ñáng kể [12].
2.1.3. Chính sách ñất ñai của Trung Quốc
Trong những năm qua việc khai thác và sử dụng ñất ñai, tài nguyên
rừng ở Trung Quốc ñược ñiều chỉnh bởi hàng loạt các văn bản chính sách
pháp luật ñất ñai. Do vậy, quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp ở Trung Quốc
ñã phát triển và ñạt ñược những kết quả tốt [20]:
ðã cải thiện ñược môi trường sinh thái và nâng cao sản xuất gỗ. ðất
canh tác ñược Nhà nước bảo hộ ñặc biệt, khống chế nghiêm ngặt việc chuyển
ñổi mục ñích ñất nông nghiệp sang ñất khác. Mỗi hộ nông dân chỉ ñược dùng
một nơi làm ñất ở với diện tích giới hạn trong ñịnh mức quy ñịnh tại ñịa
phương. ðất thuộc sở hữu tập thể thì không ñược chuyển nhượng, cho thuê vào
mục ñích phi nông nghiệp. ðối với ñất lâm nghiệp trước những năm 1970,
Chính phủ Trung Quốc ñã chỉ ñạo nông dân trồng cây bằng biện pháp hành
chính, nên hiệu quả trồng rừng thấp, giữa lợi ích cộng ñồng và lợi ích của
người dân chưa có sự phối kết hợp. Bước sang giai ñoạn cải cách nền kinh tế,
Chính phủ Trung Quốc ñã quan tâm khuyến khích hỗ trợ nông dân kinh doanh
lâm nghiệp. Trung Quốc luôn coi trọng việc áp dụng luật pháp ñể phát triển
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

6

lâm nghiệp, bảo vệ rừng và làm cho lâm nghiệp hoạt ñộng có hiệu quả. Hiến
pháp Trung Quốc ñã quy ñịnh "Nhà nước phải tổ chức thuyết phục nhân dân
trồng cây bảo vệ rừng". Kể từ năm 1984 Luật Lâm nghiệp quy ñịnh “…xây
dựng rừng, lấy phát triển rừng làm cơ sở, phát triển mạnh mẽ việc trồng cây mở

rộng phong trào bảo vệ rừng, kết hợp khai thác rừng trồng ”. Từ ñó ở Trung
Quốc toàn xã hội tham gia công tác lâm nghiệp, Chính phủ chỉ ñạo cán bộ có
trách nhiệm lãnh ñạo, chỉ ñạo mỗi cấp hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của cấp
mình, quá trình thực hiện chính sách này nếu tốt sẽ ñược khen thưởng, ngược
lại sẽ bị xử lý.
Giai ñoạn từ năm 1979-1992 Trung Quốc ñã ban hành 26 văn bản về
Pháp luật, Nghị ñịnh, Thông tư và Quy ñịnh liên quan ñến công tác quản lý
bảo vệ tài nguyên rừng.
ðầu năm 1980 Trung Quốc ban hành Nghị ñịnh về vấn ñề bảo vệ tài
nguyên rừng, một trong những ñiểm nổi bật của Nghị ñịnh này là thực hiện chủ
trương giao cho chính quyền các cấp từ TW ñến cấp tỉnh, huyện, tiến hành cấp
chứng nhận quyền chủ ñất rừng cho tất cả các chủ rừng là những tập thể và tư
nhân. Luật Lâm nghiệp ñã xác lập các quyền của người sử dụng ñất (chủ ñất)
quyền ñược hưởng hoa lợi trên ñất mình trồng, quyền không ñược phép xâm
phạm ñến quyền lợi hợp pháp và lợi ích của chủ rừng, chủ ñất rừng. Nếu tập
thể hay cá nhân hợp ñồng trồng rừng trên ñất ñồi trọc của Nhà nước hay của
tập thể, cây ñó thuộc về chủ cho hợp ñồng và ñược xử lý theo hợp ñồng.
Bên cạnh ñó quá trình quy hoạch ñất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi bảo vệ
nguồn nước, phát triển công nghiệp, dân số và giao thông nhằm sử dụng ñất có
hiệu quả ở miền núi ñược Chính phủ Trung Quốc quan tâm. Trung Quốc từng
bước ñưa sản xuất nông, lâm nghiệp vào hệ thống phát triển nông thôn ñể tăng
trưởng kinh tế, loại bỏ nghèo nàn. Bắt ñầu từ năm 1987, Nhà nước ñã thực hiện
chương trình giúp ñỡ nhân dân thoát khỏi nghèo nàn trong những huyện nghèo,
có thu nhập bình quân ñầu người dưới 200 nhân dân tệ. Các huyện nghèo ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

7

miền núi là ñối tượng quan trọng thích hợp ñể phát triển lâm nghiệp.
Trung Quốc ñã thực hiện chính sách phát triển trại rừng, kinh doanh ña

dạng, sau khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng ñất
(GCNQSDð). Từ ñó các trại rừng kinh doanh hình thành bước ñầu ñã có hiệu
quả. Lúc ñó ngành lâm nghiệp ñược coi như công nghiệp có chu kỳ dài nên
ñược Nhà nước ñầu tư hỗ trợ các mặt như:
- Vốn, khoa học kỹ thuật, tư vấn xây dựng các loại rừng, hỗ trợ dự án
chống cát bay.
- Mỗi năm Chính Phủ trích 10% kinh phí ñể ñầu tư cho quá trình khai
khẩn ñất phát triển nông, lâm nghiệp, hỗ trợ các hộ nông dân nghèo.
- Quy ñịnh trích 20% tiền bán sản phẩm lại ñể làm vốn phát triển nông,
lâm nghiệp.
2.1.4. Chính sách ñất ñai ở Nhật Bản
Tháng 12 năm 1945 Nhật Bản ñã ban hành Luật cải cách ruộng ñất lần
thứ nhất với mục ñích là xác ñịnh quyền sở hữu ruộng ñất cho người dân và
buộc ñịa chủ chuyển nhượng ruộng ñất nếu có trên 5 ha.
Quá trình cải cách ruộng ñất lần thứ nhất tại Nhật Bản ban ñầu ñã mang
lại kết quả ñáng kể, song lúc ñó vai trò kiểm soát của Nhà nước ñối với ñất
ñai chưa ñược chặt chẽ. Do vậy, Nhật Bản tiến hành cải cách ruộng ñất lần
thứ hai với nội dung:
- Nhằm xác lập vai trò kiểm soát của Nhà nước ñối với việc thực hiện
chuyển nhượng quyền sở hữu ruộng ñất là thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
- Xác lập quyền sở hữu ruộng ñất của nông dân nhằm giảm ñịa tô.
- Nhà nước ñứng ra mua và bán ñất phát canh của ñịa chủ nếu vượt quá
1 ha. Ngay cả với tầng lớp phú nông, có diện tích quá 3 ha nếu sử dụng không
hợp lý Nhà nước cũng trưng thu một phần.
Như vậy, qua hai lần cải cách ruộng ñất bằng những chính sách cụ thể ñã
làm thay ñổi quan hệ sở hữu cũng như kết cấu sở hữu ruộng ñất ở Nhật Bản ñó
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

8


là: Nhà nước ñã khẳng ñịnh ñược vai trò kiểm soát ñối với việc quản lý và sử
dụng ñất ñai, người dân ñã thực sự làm chủ ñất ñể yên tâm ñầu tư phát triển sản
xuất [20].
2.1.5. Chính sách ñất ñai ở ðài Loan
Chính phủ ðài Loan tiến hành cải cách ruộng ñất theo phương pháp
hoà bình, thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng" từng bước theo phương
thức thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Quá trình cải cách ruộng ñất của ðài Loan ñược thực hiện theo từng
giai ñoạn phát triển của từng thời kỳ mà họ có những chính sách ñiều chỉnh cụ
thể cho phù hợp với từng thời kỳ ñó [29]:
- Bắt ñầu từ 1949 và ñến nay họ ñã tiến hành giảm ñịa tô ñể giảm gánh
nặng về kinh tế cho nông dân ñó là: Giảm tô 37,5%, thực hiện với tính toán
rằng 25% sản lượng nông nghiệp là dùng cho chi phí sản xuất, phần thặng dư
(75%) ñược chia ñôi cho tá ñiền và ñịa chủ.
- Sau khi hoàn thành việc giảm tô, ñến năm 1951 họ có chính sách bán
ñất công cho nông dân với giá bằng 2,5 lần sản lượng hàng năm của thửa ñất
và thanh toán trong 10 năm. Nông dân cũng có thể thanh toán sớm hơn nếu
muốn, từ ñó Nhà nước lập ñược quỹ cải cách ruộng ñất.
- ðến năm 1953 họ tiếp tục cải cách ruộng ñất ñó là chính sách cho
người cày có ruộng. ðịa chủ ñược giữ lại 3 ha lúa nước và 6 ha ñất màu, còn
số diện tích dư thừa còn lại thì Nhà nước sẽ tiến hành trưng mua và bán lại
cho nông dân. Giá trưng mua và giá bán lại ñều bằng 2,5 lần sản lượng hàng
năm của thửa ñất, tính theo sản phẩm thu ñược sau sản xuất (bằng gạo) ñể
không chịu ảnh hưởng của lạm phát và ñược thanh toán 20 lần trong 10 năm,
giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng ñất ñược cấp ngay sau lần thanh toán
ñầu tiên. ðịa chủ ñược nhận 70% bằng trái phiếu ñất ñai ñể lấy hiện vật (gạo
hoặc khoai lang) với lãi suất 4%/năm, 30% còn lại ñược chuyển thành cổ
phần của doanh nghiệp Nhà nước (công ty phát triển nông - lâm nghiệp, công
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………


9

ty giấy và bột giấy, công ty công nghiệp mỏ và công ty xi măng). Kết quả là
139.250 ha ñã ñược bán cho 194.820 hộ nông dân và 4 công ty của Nhà nước
ñã ñược bán cho các ñịa chủ.
Trong nông nghiệp, ngay những năm 50, kinh tế trang trại ñược hình
thành và ñược Nhà nước tạo ñiều kiện cho mô hình kinh tế trang trại ở nông
thôn ñược phát triển, thông qua các biện pháp tích cực ñể hiện ñại hoá nông
nghiệp. Ở các làng xã, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ñược mở mang.
Trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn, công nghiệp chế biến nông
sản, thực phẩm vừa ñáp ứng nhu cầu phục vụ nông nghiệp tại chỗ, vừa thu hút
lao ñộng ñịa phương, tạo nhiều việc làm mới. Công nghiệp hoá nông thôn ở
ðài Loan ñã thúc ñẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao ñộng (ví dụ năm 1952, lao
ñộng nông nghiệp chiếm 56,1%, lao ñộng công nghiệp chiếm 16,9%, lao ñộng
dịch vụ chiếm 27%. ðến năm 1992, các chỉ số ñó là 12,9%; 40,2% và 46,9%).
* Nhận xét:
Nhìn chung các chủ trương chính sách về ñất ñai của các nước Châu
Á ñều hướng tới mục ñích xác lập quyền sở hữu hoặc sử dụng ñất cho
người sử dụng ñất. ðể từ ñó người dân an tâm ñầu tư sản xuất, bên cạnh ñó
quá trình sản xuất của người dân trên ñất luôn ñược sự hỗ trợ từ phía Nhà
nước, nhằm mục ñích tăng cường hiệu quả sử dụng ñất về các mặt kinh tế
xã hội và môi trường. Do ñó, việc xem xét, ñánh giá hiệu quả sử dụng ñất
của người dân, từ ñó cho ta ñánh giá ñược hiệu quả của công tác giao ñất,
giao rừng của Nhà nước.
2.2. Chính sách giao ñất, giao rừng ở Việt Nam
2.2.1. Chính sách giao ñất thời kỳ năm 1945 - 1975
- Giai ñoạn 1945 - 1954
Chỉ sau một ngày tuyên bố ñộc lập, ngày 03/09/1945 Chủ tịch Hồ Chí
Minh ñã ký sắc lệnh "toàn dân tham gia sản xuất nông nghiệp", sau ñó là sắc
lệnh giảm tô, tịch thu và chia cấp ruộng ñất của thực dân Pháp và Việt gian

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

10
phản ñộng cho dân nghèo, chia lại công ñiền công thổ.
Vào giai ñoạn năm 1952 - 1953 giai cấp nông dân lao ñộng bao gồm
trung nông, bần nông, cố nông chiếm 92,5% dân số và 70,7% tổng diện tích
ñất canh tác, bước ñầu ñã có sự thay ñổi về cơ cấu sở hữu và sử dụng. Tuy
nhiên, chính sách ruộng ñất vẫn chưa ñược giải quyết cơ bản theo yêu cầu
"người cày có ruộng"; số hộ nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng còn
nhiều. Bất công trong quan hệ ruộng ñất còn tồn tại trên diện rộng. Vào lúc ñó
trên các mặt trận chiến trường ñang cần ñộng viên sức người, sức của gấp bội
ñể dốc toàn lực lượng vào cuộc quyết chiến chiến lược. Trong bối cảnh ñó,
hội nghị TW 5 khóa II họp tháng 11/1953 ñã thông qua cương lĩnh ruộng ñất
và quyết ñịnh tiến hành cải cách ruộng ñất; ngay sau ñó tháng 12/1953 Quốc
hội thông qua Luật cải cách ruộng ñất [15].
Do hoàn cảnh còn kháng chiến nên cuộc cải cách ruộng ñất chưa thể
triển khai rộng khắp; cho ñến trước khi hòa bình lập lại (tháng7/1954) mới
tiến hành ñược 5 ñợt giảm tô và bắt ñầu ñợt 1 cải cách ruộng ñất trong các
vùng tự do ở 53 xã thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa
Thời gian này có hàng ngàn hécta ruộng ñất và một số tư liệu sản xuất khác
của giai cấp ñịa chủ bị tịch thu, trưng thu hoặc trưng mua và sau ñó ñem chia
trực tiếp cho nông dân. Thành quả bước ñầu ñã tác ñộng tích cực ñến tinh
thần chiến ñấu của các chiến sĩ ngoài mặt trận và ñời sống nông dân ở những
nơi tiến hành cải cách ruộng ñất ñược cải thiện một bước.
Như vậy, ruộng ñất chia cấp cho nông dân trong thời kỳ cách mạng dân
tộc dân chủ ở miền Bắc (1945 - 1954) là 810.000 ha, trong ñó ruộng ñất của
thực dân Pháp là 30.000 ha, của ñịa chủ là 380.000 ha, ruộng ñất công và nửa
công là 375.700 ha. Về cơ bản trên toàn miền Bắc sau cải cách ruộng ñất, chế
ñộ sở hữu ruộng ñất của thực dân và phong kiến ñã chuyển thành chế ñộ sở
hữu ruộng ñất cá thể của nông dân [15].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

11
- Giai ñoạn 1954 - 1975
Trong 3 năm khôi phục kinh tế (năm 1955 - 1957) quyền sở hữu và sử
dụng ruộng ñất ñược bảo ñảm bằng pháp luật, hàng loạt các chính sách mới
như khuyến khích chăn nuôi, phát triển nghề cá, hình thành các hình thức tổ
ñổi công, hợp tác ñã tạo ra sự chuyển biến vượt bậc trong sản xuất và ñời
sống của nông dân, 85% diện tích ñất bỏ hoang vì chiến tranh ở miền Bắc ñã
ñược phục hóa, sản lượng lương thực năm 1957 ñạt 3,947 triệu tấn (ñây là
sản lượng cao nhất so với trước cách mạng), ñời sống nhân dân ñược cải
thiện rõ rệt.
Mặt khác, chính sách ruộng ñất của Nhà nước ta từ khi bắt ñầu hợp tác
hóa năm 1958 về sau, ñã thể hiện nhất quán một chế ñộ công hữu bao gồm sở
hữu tập thể và sở hữu Nhà nước. Quyền sở hữu cá thể về ruộng ñất dần bị thu
hẹp và hầu như ñược xóa bỏ hoàn toàn, theo các thời kỳ hợp tác hóa - tập thể
hóa ngày càng cao, nhưng tất cả nằm trong quyền quản lý tối cao của Nhà nước.
Thực chất của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp là tập thể hóa các tư
liệu sản xuất chủ yếu của nông dân, hàng ñầu là ruộng ñất và sức lao ñộng.
Có thể nói ñây là "cuộc cải cách ruộng ñất" lần thứ hai nhằm thiết lập chế ñộ
sở hữu tập thể về ruộng ñất trong các tổ chức HTX, theo từ mức ñộ từ thấp
lên cao. Năm 1957 mới có 45 HTX nhưng ñến năm 1975, mô hình tập thể hóa
nông nghiệp ñạt tới ñỉnh ñiểm, số HTX nông nghiệp có 17.000, trong ñó HTX
bậc cao chiếm 90% số HTX; tổng số hộ xã viên HTX chiếm 95,6% số hộ
nông dân toàn miền Bắc, tổng số hộ xã viên bậc cao chiếm 96,4% tổng số hộ
xã viên. Bình quân số hộ xã viên một HTX là 199 hộ, bình quân số lao ñộng
trong ñộ tuổi của một HTX là 337 người. Bình quân số diện tích canh tác một
HTX là 115 ha [15].
Thực tế cho thấy, HTX có quy mô càng lớn, quản lý tập trung thống nhất
thì hiệu quả kinh tế mang lại càng thấp. Các hộ gia ñình xã viên thu nhập kinh

tế từ tập thể ngày càng giảm, trong khi ñó thu nhập của xã viên từ ñất 5% ñể lại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

12
làm kinh tế phụ gia ñình trở thành bộ phận thu nhập quan trọng, có nơi chiếm
tới trên dưới 50% tổng thu nhập của hộ gia ñình. Từ cuối năm 1973 ñến ñầu
năm 1975 có ñến 1.098 HTX tan rã, nhiều HTX ñành phải chấp nhận những
biện pháp nhằm nới lỏng cho xã viên mượn ñất, gia công chăn nuôi cho hộ gia
ñình, hoặc khoán trắng cho ñội sản xuất quản lý, ăn chia theo ñội sản xuất [27].
ðến năm 1975, HTX nông nghiệp ở miền Bắc bộc lộ ngày càng nhiều
mặt hạn chế, yếu kém mặc dù cơ sở vật chất tăng lên rõ rệt, mức ñầu tư cũng
tăng lên nhiều, nhưng diện tích gieo trồng bị giảm sút, chi phí sản xuất tăng
vọt, sản lượng lương thực dậm chân tại chỗ, bình quân ñầu người về lương
thực giảm sút, thu nhập của xã viên thấp, tệ nạn tham ô, lãng phí, thất thoát
của tập thể, tiêu hao tiền vốn, vật tư tăng lên ñến mức nghiêm trọng [15].
2.2.2. Chính sách giao ñất thời kỳ năm 1976 – 1986
Sau ñại thắng mùa xuân 1975, ñất nước thống nhất, ðảng ñặc biệt chú
trọng xây dựng sự thống nhất về cơ cấu kinh tế - xã hội. Năm 1976, ñể xóa bỏ
những tàn tích làm cho nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng, ñồng thời
ñể tạo ñiều kiện thuận lợi cho công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH ở
nông thôn miền Nam, Chính phủ ñã ban hành Quyết ñịnh số 188/CP ngày
25/09/1976 về chính sách xóa bỏ triệt ñể tàn tích chiếm hữu ruộng ñất và các
hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam; những vấn ñề cần ñược ưu
tiên tập trung giải quyết là quốc hữu hóa toàn bộ ñất ñai và chia cấp ñất ruộng
cho nông dân lao ñộng.
- Quyết ñịnh số 272/CP ngày 03/10/1977 của Hội ñồng Chính phủ "Về
chính sách ñối với HTX mở rộng diện tích phát triển nông, lâm nghiệp, xây
dựng vùng kinh tế mới, thực hiện ñịnh canh, ñịnh cư".
- Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/1/1981 của Ban chấp hành Trung ương
ðảng "Về cải tiến công tác khoán mở rộng các công tác khoán sản phẩm ñến

nhóm lao ñộng và người lao ñộng trong hợp tác xã nông nghiệp".
- Quyết ñịnh số 184/HðBT ngày 06/11/1982 của Hội ñồng Bộ trưởng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

13
"Về ñẩy mạnh giao ñất, giao rừng cho tập thể nông dân trồng cây rừng".
- Chỉ thị 29/CT-TW ngày 12/11/1983 của Ban chấp hành Trung ương
ðảng "Về ñẩy mạnh công tác giao ñất, giao rừng và tổ chức kinh doanh theo
phương thức nông lâm kết hợp".
Ngày 18/01/1984, Ban bí thư ban hành Chỉ thị 35 về khuyến khích phát
triển kinh tế gia ñình: “về ñất, cho phép các hộ gia ñình nông dân tận dụng
mọi nguồn lực ñất ñai mà HTX, nông, lâm trường chưa sử dụng hết ñể ñưa
vào sản xuất”.
ðối với miền núi, Ban bí thư ñã ban hành Chỉ thị 29 ngày 21/11/1983 và
Chỉ thị 56 ngày 29/01/1985 về giao ñất, giao rừng cho hộ nông dân và việc
củng cố quan hệ sản xuất ở miền núi. TW nhận ñịnh: “do những hạn chế về cơ
chế quản lý cũ, thế mạnh của miền núi không ñược phát huy, tài nguyên ñồi rừng
ngày càng cạn kiệt, ñời sống của nông dân vẫn nghèo nàn và lạc hậu ” TW chủ
trương thực hiện việc giao ñất, giao rừng ñến hộ nông dân, gắn quyền hạn, trách
nhiệm và lợi ích vật chất ñể khuyến khích nông dân trồng rừng trên ñất trống,
ñồi núi trọc; nông dân ñược quyền thừa kế tài sản trên ñất trồng rừng và cây
công nghiệp dài ngày ñối với vùng núi cao không nhất thiết tổ chức HTX mà
phát triển kinh tế hộ gia ñình và thiết lập quan hệ Nhà nước - nông dân theo ñơn
vị bản, buôn; trong HTX thực hiện cơ chế khoán gọn cho hộ xã viên.
Riêng ñối với nông nghiệp miền Nam, Ban bí thư có Chỉ thị số 19
ngày 03/05/1983 "về hoàn thành ñiều chỉnh ruộng ñất, ñẩy mạnh cải tạo
XHCN ñối với nông nghiệp" và Thông báo số 44 ngày 13/07/1984 của Ban bí
thư "về ý kiến tiếp tục cải tạo XHCN ñối với nông nghiệp miền Nam", ñã chỉ
ra: " hỗ trợ những nông dân nghèo mới ñược chia cấp ruộng ñất ñể có ñiều
kiện sử dụng ruộng ñất có hiệu quả, phát triển sản xuất, cải thiện ñời sống ở

những nơi ñã ñiều chỉnh, song còn chênh lệch ít nhiều về ruộng ñất trong nội
bộ nông dân, thì kết hợp với xây dựng tập ñoàn và thực hiện khoán sản phẩm
ñể giải quyết tiếp " Chỉ thị nêu rõ: "các tập ñoàn sản xuất và HTX nông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

14
nghiệp ñã thu hút 45,6% nông hộ, 38% diện tích ñất ñai; có nơi như Tiền
Giang ñã có ñến trên 80% nông hộ tham gia lối làm ăn tập thể ".
Như vậy, trong vòng 5 năm thi hành Chỉ thị 100 của Ban bí thư và các
Chỉ thị, Nghị quyết khác của TW về cải tạo và quản lý nông nghiệp, có liên
quan về chính sách ruộng ñất, mặc dù vần còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn
ñầu tư, về vật tư cung ứng cho nông nghiệp nhưng sản lượng lương thực tăng
27%, năng suất lúa tăng 23,8%, diện tích cây công nghiệp tăng 62,1%, ñàn
trâu, bò tăng 33,2%, ñàn lợn tăng 22,1%. Tốc ñộ tăng trưởng nông nghiệp bình
quân hàng năm cao hơn hẳn các thời kỳ trước. Tổng sản lượng nông nghiệp
tăng 6%, thu nhập quốc dân trong nông nghiệp tăng 5,6%, lương thực bình
quân ñầu người năm sau cao hơn năm trước [15].
Nhìn chung sau 10 năm kể từ khi thống nhất ñất nước, những tàn tích
chiếm hữu ruộng ñất của chế ñộ thực dân phong kiến ñược xoá bỏ hoàn toàn.
Người dân ñược chia cấp ruộng ñất và làm ăn tập thể theo mô hình HTX
nhưng ñã bộc lộ một số hạn chế. Chính sách khoán sản phẩm ñến người lao
ñộng ra ñời ñã khắc phục ñược tình trạng kém hiệu quả trong sản xuất và từng
bước phát triển sản xuất, cải thiện ñời sống cho nhân dân. ðây là một thành
tựu lớn ñáng ghi nhận của thời kỳ này.
2.2.3. Chính sách giao ñất thời kỳ ñổi mới từ 1986 ñến nay
Thời kỳ ñổi mới ở Việt Nam ñã ñánh dấu bởi Nghị quyết ðại hội ðảng
lần thứ VI tháng 12/1986 với tư tưởng chỉ ñạo là triệt ñể xoá bỏ cơ chế quan
liêu bao cấp, chuyển sang nề kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận ñộng
theo cơ chế có sự quản lý của Nhà nước theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Và
sau ñó ñường lối ñổi mới ñược bổ sung hoàn thiện dần trong các nghị quyết

hội nghị Trung ương và các ñại hội tiếp theo. ðường lối này ñược Nhà nước
thể chế hoá Hiến pháp (1992), luật ñất ñai 1988, 1993, luật sửa ñổi bổ sung
một số ñiều của Luật ñất ñai 1988, 2001. Luật bảo vệ phát triển rừng năm
1991, Luật bảo vệ môi trường năm 1994 và các văn bản pháp luật khác.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

15
Chỉ thị 100- CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban chấp hành Trung ương
ðảng (khoán 100) còn một số nhược ñiểm làm hạn chế vai trò kinh tế nông hộ
của nông dân, nên tháng 4/1988 Bộ chính trị Trung ương ðảng (khoá VI) ñã
ñề ra nghị quyết 10-NQ-TW “Về ñổi mới kinh tế nông nghiệp” và sau ñó là
nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ VI (khoá VI), yêu cầu cơ bản của các
nghị quyết này là giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất nhằm khai thác hợp lý
tiềm năng lao ñộng, ñất ñai, tăng sản lượng nông sản hàng hoá lấy hộ xã viên
làm ñơn vị kinh tế tự chủ (khoán hộ), thực hiện chính sách một giá, thương
mại hoá vật tư, nông dân chỉ có một nghĩa vụ nộp thuế. Với chính sách ñúng
ñắn này, Nghị quyết 10 ñã làm cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn có
những chuyển biến tích cực, làm nền móng cho chính sách ñổi mới trong
nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân.
- Giai ñoạn 1986 - 1993
Chủ trương của Nhà nước trong giai ñoạn này là phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, ngoài thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, Nhà nước có
chủ trương giao ñất cho hộ gia ñình và cá nhân, ñiều này ñã khuyến khích rất
nhiều người nhận diện tích ñất trống, ñồi núi trọc ñể ñầu tư vốn trồng rừng.
Các tổ chức, hộ gia ñình, cá nhân có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh bằng
nhiều hình thức thích hợp tuỳ ñiều kiện cụ thể theo từng vùng như vườn rừng,
trại rừng, vườn cây công nghiệp, cây ăn quả, lương thực, thực phẩm, dược
liệu kết hợp với cây rừng (nông lâm kết hợp).
Song song với việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05/04/1988
của Bộ Chính trị, ngày 19/08/1991 Luật bảo vệ và phát triển rừng ñã ñược

Nhà nước công bố, ñiều 1 của Luật ñã xác ñịnh: “Nhà nước giao rừng, ñất
trồng rừng cho tổ chức và cá nhân ñể phát triển và sử dụng ổn ñịnh, lâu dài
theo quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước”; Tổ chức và cá nhân ñang sử dụng
hợp pháp ñất trồng rừng ñược tiếp tục sử dụng theo quy ñịnh của Luật, ñiều 3:
“Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, hộ gia ñình, cá nhân ñầu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

16
tư lao ñộng, tiền vốn, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ vào các
việc gây trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác, chế biến”.
Ngày 15/09/1992 Chủ tịch Hội ñồng Bộ trưởng ñã ban hành Quyết ñịnh
327/CT (gọi tắt là chương trình 327): “Về việc ban hành một số chủ trương,
chính sách sử dụng ñất trống ñồi núi trọc, rừng, bãi bồi, ven biển và mặt nước
hoang”. Nội dung chủ yếu của chương trình 327 là tập trung ñể cải tạo mới rừng
phòng hộ và rừng ñặc dụng gồm: bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng
gắn nông nghiệp với lâm nghiệp vừa khôi phục lại môi trường sinh thái, giải
quyết một số việc làm, tăng thu nhập, từng bước cải thiện và nâng cao ñời sống
của ñồng bào các dân tộc, tham gia tích cực vào chương trình xoá ñói, giảm
nghèo, ñiều chỉnh lại lao ñộng dân cư giữa các vùng. Qua ñây nhận thức về bảo
vệ và chăm sóc rừng, lâm nông kết hợp, tiếp thu kỹ thuật thâm canh, ý thức về
sản xuất hàng hoá của ñồng bào dân tộc vùng núi ñã ñược nâng lên một bước.
- Giai ñoạn từ 1993 ñến 2003
Luật ñất ñai năm 1993 ñược Quốc hội khoá IX thông qua ngày
14/7/1993. ðây là một bộ Luật quan trọng thể hiện chủ trương chính sách lớn
của ðảng và Nhà nước ta về ñất ñai cụ thể hoá ðiều 17 và 18 Hiến pháp 1992
Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể chế hoá ñường lối cơ bản của
ðảng mà trực tiếp là Nghị quyết Hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành Trung
ương ðảng tháng 6 năm 1993.
Luật ðất ñai năm 1993 ñược Quốc hội thông qua ñã ñánh dấu kết quả
một quá trình nghiên cứu, vận dụng thực tiễn ñể thể chế hoá các chính sách

mới về ñất ñai, vừa ñảm bảo phát huy quan hệ sở hữu toàn dân, phù hợp với
cách vận hành mới của một nền kinh tế hàng hoá bắt ñầu tiếp cận với cơ chế
thị trường. Bên cạnh ñó, Luật ðất ñai năm 1993 trong quá trình thực hiện vẫn
còn bộc lộ một số bất cập chưa ñáp ứng ñược yêu cầu phát triển của xã hội,
do ñó Luật sửa ñổi bổ sung một số ñiều của Luật ðất ñai năm 1998 và 2001
ñã có những vấn ñề nổi bật ñáng lưu ý như:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ quản lý ñất ñai………………………

17
- Hộ gia ñình cá nhân là ñối tượng ñược giao ñất sản xuất nông, lâm
nghiệp, thay vì giao cho HTX và tập ñoàn nông, lâm nghiệp như trước ñây.
- Người sử dụng ñất có quyền sử dụng ổn ñịnh, lâu dài, ngoài ra còn có
các quyền "Chuyển ñổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, góp vốn" tạo cơ
sơ pháp lý về những lợi ích cụ thể ñể người sử dụng ñất thực sự làm chủ về sử
dụng và kinh doanh trên ñất ñược giao.
- ðã khẳng ñịnh ñất có giá và Nhà nước xác ñịnh giá ñất ñể tính thuế
chuyển quyền sử dụng ñất, thu tiền khi giao ñất, tính giá trị tài sản khi giao
ñất, bồi thường thiệt hại khi bị thu hồi ñất.
Ngoài ra, Luật ðất ñai năm 1993, Luật sửa ñổi bổ sung năm 1998, 2001
còn ñề cập nhiều vấn ñề ñổi mới khác như: quy ñịnh mức hạn ñiền, thời hạn
sử dụng ñất, ñất dành cho nhu cầu công ích. ðây là những quy ñịnh cụ thể hoá
bằng các Nghị ñịnh 64/CP ngày 27/9/1993, Nghị ñịnh 85/CP ngày 28/08/1999
của Chính phủ ban hành quy ñịnh về giao ñất nông nghiệp và Nghị ñịnh số
02/CP ngày 15/01/1994, Nghị ñịnh 163/1999/Nð-CP ngày 16/11/1999 về
việc giao ñất, cho thuê ñất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia ñình và cá nhân sử
dụng ổn ñịnh, lâu dài vào mục ñích lâm nghiệp [6],[7],[8],[9].
a. Những quy ñịnh về giao ñất nông nghiệp cho hộ gia ñình, cá nhân
Chủ trương giao ñất nông nghiệp cho hộ gia ñình, cá nhân sử dụng ổn
ñịnh, lâu dài vào mục ñích sản xuất nông nghiệp ñược quy ñịnh tại ðiều 18 Hiến
pháp 1992, ðiều 1, ðiều 12 Luật ðất ñai năm 1993, Nghị ñịnh 64/CP ngày

27/09/1993, Nghị ñịnh 85/CP ngày 28/08/1999 của Chính phủ ban hành quy
ñịnh về giao ñất nông nghiệp cho hộ gia ñình và cá nhân sử dụng ổn ñịnh, lâu dài
vào mục ñích nông nghiệp, ñược thể hiện bằng các quy ñịnh về ñối tượng ñược
giao, quỹ ñất ñược giao, nguyên tắc giao, thời hạn và hạn mức giao [6].
* ðối tượng ñược giao ñất nông nghiệp ñể sử dụng ổn ñịnh, lâu dài:
- Các nhân khẩu thường trú tại ñịa phương kể cả những người ñang làm
nghĩa vụ quân sự.

×