Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.51 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM









ðẶNG THỊ HỒNG THẮM







NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM
TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN






LUẬN VĂN THẠC SĨ












HÀ NỘI – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




ðẶNG THỊ HỒNG THẮM



NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM
TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VIẾT ðĂNG



HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa hề ñược bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược ghi rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2014
Tác giả



ðặng Thị Hồng Thắm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và
ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ñã hết lòng giúp
ñỡ và truyền ñạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập
tại trường.
ðặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS Nguyễn
Viết ðăng, giảng viên Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ñã tận tình hướng
dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện ñề tài.
Qua ñây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các cán bộ, chính quyền ñịa
phương và các hộ nông dân huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ñã tạo ñiều kiện
giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia ñình, bạn bè ñã ñộng viên
giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2014
Tác giả



ðặng Thị Hồng Thắm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ vi
DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
PHẦN I : MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II :TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam 5
2.1.1 Khái niệm về phát triển 5
2.1.2 ðặc ñiểm phát triển sản xuất cam 7
2.1.3 Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất cam 8
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất cam 10
2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cam 13
2.2.1 Vài nét về lịch sử nguồn gốc và phân bố cây cam 13
2.2.2 Tình hình sản xuất cam trên thế giới 14
2.2.3 Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam 16
2.2.4 Một số chính sách của ðảng và Nhà Nước về phát triển sản xuất cam 20
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.2.5 Kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới về phát triển sản
xuất cam 24

PHẦN III: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 28
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 28
3.1.2 Tình hình sử dụng ñất ñai của huyện Nghi Lộc 31
3.1.3 ðiều kiện kinh tế - xã hội 36
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu 42
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 44
3.2.3 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu 44
3.2.4 Phương pháp phân tích ma trận SWOT 45
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 46
3.3.1 Chỉ tiêu thể hiện nguồn lực sản xuất 46
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam 46
3.3.3 Chỉ tiêu về kinh tế 47
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
4.1 Khái quát tình hình phát triển sản xuất cam trên ñịa bàn huyện Nghi
Lộc 50
4.1.1 Khái quát cơ cấu sản xuất cam của huyện Nghi Lộc 50
4.1.2 Quy hoạch vùng sản xuất cam trên ñịa bàn huyện Nghi Lộc 56
4.1.3 Biến ñộng diện tích, năng suất và sản lượng cam của huyện Nghi Lộc
từ 2000 - 2013 58
4.1.4 Chọn giống và áp dụng khoa học kỹ thuật cho phát triển sản xuất cam
ở huyện Nghi Lộc 64
4.2 Thực trạng phát triển sản xuất cam trên ñịa bàn huyện Nghi Lộc 71
4.2.1 Thông tin chung của các hộ ñiều tra 71
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.2.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất cam của các hộ ñiều tra 73
4.2.3 ðánh giá chung về thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức cho phát

triển sản xuất cam ở huyện Nghi Lộc 91
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất cam của các nông hộ
trên ñịa bàn huyện Nghi Lộc 97
4.3.1 Nhóm yếu tố ñiều kiện tự nhiên 97
4.3.2 Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội 97
4.3.3 Các biện pháp kỹ thuật canh tác 100
4.4 ðịnh hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cam trên
ñịa bàn huyện Nghi Lộc 102
4.4.1 ðịnh hướng ñề ra giải pháp phát triển sản xuất cam ở huyện Nghi Lộc 102
4.4.2 Giải pháp cho phát triển sản xuất cam trên ñịa bàn huyện Nghi Lộc104
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114
5.1 Kết luận 114
5.2 Kiến nghị 115
5.2.1 ðối với nhà nước 115
5.2.2 ðối với các nhà khoa học và doanh nghiệp 117
5.2.3 ðối với các hộ nông dân 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ

STT Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Sản lượng cam của 10 nước sản xuất cam lớn nhất trên thế giới
năm 2012 14
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất cam ở nước ta giai ñoạn 2005 – 2010 17
Bảng 3.1 Cơ cấu và diện tích các loại ñất chính của huyện Nghi Lộc năm 2013 34
Bảng 3.2 Tình hình ñất nông nghiệp của huyện Nghi Lộc qua 3 năm 2011 – 2013 35

Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế của huyện Nghi Lộc từ năm 2011 - 2013 37
Bảng 3.4 Bảng phân bổ các hộ ñiều tra theo 3 xã 43
Bảng 4.1 Cơ cấu cây trồng của huyện Nghi Lộc qua 3 năm 2011-2013 50
Bảng 4.2 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện Nghi Lộc 52
Bảng 4.3 Diện tích sản lượng các loại cây ăn quả chính của huyện Nghi
Lộc qua 3 năm 55
Bảng 4.4 Diện tích cam phân bổ theo xã qua các năm 56
Bảng 4.5 Biến ñộng diện tích cam cho quả qua các năm 58
Bảng 4.6 Năng suất và sản lượng cam của huyện qua các năm 61
Bảng 4.7 Năng suất cam tại các ñộ tuổi khác nhau (Tính BQ các hộ) 62
Bảng 4.8 Lượng phân bón cho cây trong ñộ tuổi 1 – 3 67
Bảng 4.9 Lượng phân bón cho cây trong ñộ tuổi 4 - 6 68
Bảng 4.10 Một số sâu, bệnh hại chính trên cây Cam và biện pháp phòng trừ 70
Bảng 4.11 Thông tin chung về hộ ñiều tra năm 2013 72
Bảng 4.12 Tình hình sản xuất cam của các hộ ñiều tra năm 2013 74
Bảng 4.13 Mức ñầu tư chi phí cho sản xuất cam trên 1 sào (BQ 1 hộ) 79
Bảng 4.14 Tình hình tiêu thụ sản phẩm cam của các nhóm nông hộ năm 2013 84
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ ñiều tra tính trên 1 sào 88
Bảng 4.16 Ma trận SWOT cho phát triển sản xuất cam của huyện Nghi Lộc 96
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ

STT Tên hình Trang

ðồ thị 4.1 Biến ñộng diện tích cam của huyện qua các năm 59
ðồ thị 4.2 Biến ñộng diện tích cam của 3 xã ñiều tra 60
ðồ thị 4.3 Biến ñộng năng suất cam của huyện qua các năm 62
ðồ thị 4.4 Biến ñộng sản lượng cam qua các năm 63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ : Bình quân
BVTV : Bảo vệ thực vật
CP : Chi phí
DT : Diện tích
ðVT : ðơn vị tính
GDTX : Giáo dục thường xuyên
GTSX : Giá trị sản xuất
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KL : Khối lượng
KTCB : Kiến thức cơ bản
MN : Mầm non
PTNT : Phát triển nông thôn
QML : Quy mô lớn
QMN : Quy mô nhỏ
QMV : Quy mô vừa
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TN : Thu nhập
TT : Thành tiền
UBND : Ủy ban nhân dân

BẢNG QUY ðỔI ðƠN VỊ TÍNH
1 Ha = 20 sào
1 sào = 500 m2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1

PHẦN I : MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Những năm qua thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội, tỉnh Nghệ An coi nhiệm vụ phát triển diện tích các loại cây ăn quả ñặc biệt
là cam trên ñịa bàn tỉnh là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong chương trình
phát triển kinh tế xã hội hàng năm. ðể thực hiện tốt nhiệm vụ trên, tỉnh Nghệ An
ñã tuyên truyền vận ñộng nhân dân các huyện mở rộng diện tích trồng cam, tăng
cường các biện pháp chăm sóc cây cam theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật
vào trong sản xuất, xây dựng nhiều mô hình trang trại trồng cam với quy mô lớn
theo hướng sản xuất hàng hoá ñể tạo thu nhập cao cho người dân góp phần nâng
cao ñời sống hộ nông dân, phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn, vùng ñồng
bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Trải qua nhiều thăng trầm, ñến nay
sản phẩm cam quả Nghệ An ñã ñứng vững trên thị trường trong nước và trở
thành một loại ñặc sản của miền ñất gió Lào.
Cam quả Nghệ An là một ñặc sản lâu ñời, có hương vị thơm, ngọt ñặc
trưng, ñược người tiêu dùng rất ưa chuộng. Việc xây dựng cho ñặc sản cam
quả Nghệ An mang thương hiệu " cam Vinh" nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thương hiệu này
ñã ñược Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận ñăng ký chỉ dẫn ñịa lý vào
tháng 2/2007. Sản phẩm cam quả mang chỉ dẫn ñịa lý “Vinh” có ba giống:
Cam Xã ðoài, cam Sông Con và cam Vân Du. Do ñặc ñiểm về giống, khí
hậu, thổ nhưỡng mà cam Vinh có những ñặc trưng hoàn toàn khác biệt, dễ
dàng phân biệt với các loại cam khác.
Là một người dân xứ nghệ có lẽ không một ai là không biết về loại cam
ñược trồng ở huyện Nghi Lộc. Huyện Nghi Lộc với diện tích ñất rộng lớn, sản
xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ ñạo. Nhưng việc sản xuất nông nghiệp ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2

ñây vẫn manh mún, nhỏ lẻ. Cây lương thực, thực phẩm ñược trồng nhiều nhất
tại ñây là cây lúa và lạc. Nhưng do nhiều yếu tố tác ñộng nên hiệu quả kinh tế
mang lại vẫn còn thấp. Chính vì thế sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung
của huyện vẫn chưa ñược ñánh giá cao. Mặc dù vậy nhưng ñất ñai ở Nghi Lộc
lại rất phù hợp ñể trồng cam. Những gốc cam ñược trồng trên vùng ñất này sẽ
cho ra những trái cam to, thơm ngon không nơi nào sánh bằng. Tuy huyện có
nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển cây cam, song thực tế những năm qua
việc phát triển cây cam vẫn chưa theo kế hoạch, diện tích cam ñang ngày càng
tăng. Trong những năm qua việc sản xuất cây cam ở huyện tuy ñã thành vùng
tập trung nhưng vẫn tự phát là chính, vẫn trồng quảng canh theo tập quán canh
tác cũ, trông chờ vào sự may rủi của thời tiết. Không những thế việc chăm bón
và phòng sâu bệnh cho cam ra quả ngọt là một quá trình hết sức khắt khe. Một
số hộ nông dân do không có kỹ thuật chăm sóc tốt nên cam cho ra quả không
nhiều. Hơn nữa nhiều năm nay do sâu bệnh phá hoại ñã ảnh hưởng nhiều ñến
việc sản xuất cam của huyện.
Sản xuất tập trung gây căng thẳng về thời vụ thu hoạch và gây ứ ñọng,
hư hỏng sản phẩm. Việc tiêu thụ sản phẩm còn mang tính tự phát, thiếu thông
tin về yêu cầu của thị trường nên dễ bị ép giá gây thua thiệt cho người sản xuất.
Trước thực trạng ñó, UBND tỉnh Nghệ An cùng với UBND huyện Nghi Lộc ñã
phê duyệt ñề án bảo tồn và phát triển cam Xã ðoài ñể ñưa cây cam ra ñồng
thay cây lúa. Nhưng dự án này ñược ñánh giá là khó khả thi.
Vì những lý do trên tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu
phát triển sản xuất cam trên ñịa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3


Nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất cam từ ñó ñưa ra các giải
pháp nhằm thúc ñẩy sự phát triển sản xuất cam trên ñịa bàn huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn ñề lý luận chủ yếu về phát triển sản xuất cam.
- ðánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam trên ñịa bàn huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An; từ ñó phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển sản
xuất cam.
- ðưa ra một số giải pháp phát triển sản xuất cam một cách hợp lý trên
ñịa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Yếu tố nào ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất cây cam?
- Thực trạng phát triển sản xuất cam trên ñịa bàn Nghi Lộc?
- Tiềm năng ñể phát triển sản xuất cam là thế nào?
- Có những giải pháp gì ñể phát triển sản xuất cam?
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
ðề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất cam trong các
hộ nông dân của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: luận văn ñi nghiên cứu sâu tình hình phát triển sản
xuất.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu một số xã có diện tích trồng cam
nhiều nhất của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi thời gian: số liệu thu thập từ năm 2011 – 2013. Nghiên cứu
luận văn bắt ñầu từ tháng 4 – 2013 và dự kiến phát triển ñến năm 2014.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam
2.1.1 Khái niệm về phát triển
Có nhiều ñịnh nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi ñịnh nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và ñánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
ñặc biệt là sự bình ñẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do
của con người (World Bank, 1992).
Theo MalcomGills – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương:
phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay ñổi cơ bản trong cơ cấu của nền
kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra,
sự ñô thị hoá, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá
trình tạo ra các thay ñổi trên.
Theo tác giả Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay ñổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội”.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến ñều cho
rằng ñó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong
cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân.
Phát triển kinh tế ñược hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Phát triển kinh tế ñược xem như là quá trình biến ñổi cả về lượng và
về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn

ñề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển trong ñó bao gồm cả sự tăng
thêm về qui mô số lượng cũng như sự thay ñổi cấu trúc theo chiều hướng tiến
bộ của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm ñể ñạt ñến ñích
cuối cùng ñó là tăng hiệu quả kinh tế.
Trong quá trình phát triển kinh tế, khái niệm phát triển bền vững ñược
hình thành và ngày càng ñược hoàn thiện. Năm 1987, theo Ngân hàng thế giới
(WB): phát triển ñáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm thương tổn
ñến hoạt ñộng kinh tế, hoạt ñộng xã hội nhu cầu hiện tại mà không phương
hại ñến khả năng ñáp ứng ñến nhu cầu của tương lai. Các thế hệ hiện tại khi
sử dụng các nguồn tự nhiên cho sản xuất và của cải vật chất không thể ñể cho
thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm cạn kiệt tự nhiên và nghèo
ñói. Cần phải ñể cho thế hệ tương lai ñược thừa hưởng các thành quả lao ñộng
của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực
khác ngày càng ñược tăng cường.
Hội nghị thượng ñỉnh Thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở
Johannesbug năm 2002 ñã xác ñịnh: phát triển bền vững là quá trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển,
gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn ñề xã hội và bảo vệ môi trường.
Như vậy, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân ñầu người, còn
bao gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu
chuẩn sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và ñảm bảo sự bình ñẳng
cũng như quyền công dân. Phát triển còn là sự tăng bền vững về các tiêu
chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi
trường. Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, ñặc biệt
là sự bình ñẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của
con người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7


2.1.2 ðặc ñiểm phát triển sản xuất cam
Cây cam thuộc họ cam Rutaseae, họ phụ cam quýt Aurantiodeae,
chi
Citrus có nguồn gốc từ vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới ð
ông
Nam Châu Á.
Họ
cam Rutaseae bao gồm cam, bưởi, quýt, chanh Cam là loại quả cao
cấp,

giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong thành phần thịt quả
có chứa
6-
12 % ñường (chủ yếu là ñường Saccaroza) hàm lượng vitamin C
từ 40-90 mg/100g tươi, các axit hữu cơ từ 0,4 - 1,2%, trong ñó có nhiều loại
axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm. Quả
dùng ñể ăn tươi, làm mứt, nước giải khát và chữa bệnh. Tinh dầu cất từ vỏ
quả, lá, hoa ñược dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm và chế mỹ phẩm.
Trên ñất gò ñồi trồng cây cam ñã cho hiệu quả cao lớn, nâng cao ñộ phì
nhiêu của ñất, và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nước Sản phẩm cây cam
xuất khẩu có giá trị kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá. Sản phẩm quả có
lượng sinh khối lớn, thuỷ phần cao, màu sắc ñẹp, hương vị ñặc trưng, rất giàu
dinh dưỡng và có một số loại vitamin hiếm, do ñó sản phẩm ñược ưa chuộng,
có tính hàng hoá cao. Mặt khác chúng có thể phân bố trên ñịa bàn rộng, thích
ứng với nhiều loại quy mô. Diện tích vườn cam, sức lao ñộng, nguồn vốn và
sách lược kinh doanh có quan hệ mật thiết với nhau. Vườn có diện tích lớn

ñầu tư sức lao ñộng, vốn trên mỗi ñơn vị diện tích tương ñối có thể thức thi
sách lược giá thành thấp ñể tính ñến tổng lợi nhuận cao nhất của vừơn cam.
Vườn nhỏ có thể xem xét sách lược chuyên môn hoá sản phẩm ñể kinh
doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. (Nguyễn ðăng Trực, 2009).
Cam ñưa vào tiêu thụ phải ñảm bảo các yếu tố tươi, ngon, hình thức
mẫu mã ñẹp, an toàn thực phẩm Cam có tính mùa vụ cao, ra quả tập trung
và trong một thời gian ngắn, ñiều này ñòi hỏi công tác bảo quản và tiêu thụ
một cách hợp lý. Sản phẩm cam sau khi thu hoạch có 85 - 90% sản lượng trở
thành hàng hóa trao ñổi trên thị trường. Do ñó, sự thay ñổi về sản xuất cũng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

kéo theo sự thay ñổi của công tác thu mua, vận chuyển và lưu thông phân
phối. Cam chứa hàm lượng nước lớn nên dễ bị dập nát, dễ bị héo, tỉ lệ hao
hụt về khối lượng và chất lượng cao, khó vận chuyển và bảo quản. Sau khi
thu hoạch, phần lớn cam ñược tiêu thụ dưới dạng cam tươi; Một phần ñưa
cam ñể chế biến thành nước cam hoặc dầu cam, ở nước ta mới chỉ chế biến
thành nước cam.
2.1.3 Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất cam
2.1.3.1 Quy hoạch vùng sản xuất cam
Quy hoạch vùng sản xuất cam bao gồm quy hoạch về diện tích trồng
cam và quy hoạch hệ thống dịch vụ sản xuất cam như: dịch vụ giống, dịch vụ
thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ phân bón và vật tư nông nghiệp.
Diện tích trồng cam hầu hết chỉ tập trung ở những vùng có ñiều kiện
ñất ñai thổ nhưỡng phù hợp với cây cam. Do vậy, từ thực trạng diện tích trồng
cam ñang có và diện tích ñất tiềm năng ñể phát triển cam, Huyện sẽ có những
chính sách và ñịnh hướng ñúng ñắn ñể phát triển thêm diện tích trồng cam, ñồng
thời quy hoạch các ñịa bàn trồng cam thành những vùng sản xuất trọng ñiểm.
Về dịch vụ giống thì Phòng nông nghiệp huyện kết hợp các Trung tâm,
các Viện Nghiên cứu tiến hành nghiên cứu, chọn tạo và cung ứng giống cam

chất lượng tốt, kháng sâu bệnh tốt. Duy trì mở rộng diện tích sản xuất giống
hiện hữu, ưu tiên áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới vào sản xuất. ðồng
thời Huyện sẽ hỗ trợ kinh phí cho các hộ trồng cam ñể phát triển vùng sản
xuất giống chất lượng cao, xây dựng các trang trại, nhà lưới ñể sản xuất giống
tập trung ñáp ứng cho nhu cầu giống của huyện và cả của tỉnh.
Về dịch vụ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và các vật tư nông nghiệp
khác Huyện phải tiến hành tập huấn cho các hộ nông dân về kỹ thuật trồng
cây, loại phân bón và vật tư phù hợp với cây cam, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh,
các loại thuốc ít ñộc hại, có hiệu quả cao nằm trong danh mục ñược cho phép.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

2.1.3.2 Chọn giống và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cam
Sản xuất và chọn giống cam là quá trình kỹ thuật rất khắt khe. Vì lý do
cam là loại cây trồng rất dễ mắc sâu bệnh, ñặc biệt bệnh vàng lá gân xanh là
loại bệnh lây qua cây giống. Do vậy việc nhân giống cam sạch bệnh là biện
pháp quan trọng ñể nâng cao năng suất và chất lượng cam. Hiện nay việc
nhân giống cam nói riêng và các loại cây có múi nói chung ñều ñược thực
hiện bằng kỹ thuật ghép. ðể có ñược mắt ghép khỏe và sạch bệnh các chuyên
gia phải nghiên cứu và chọn ra các cây ñầu dòng ñạt tiêu chuẩn như: sinh
trưởng và cho quả chất lượng tốt, ít sâu bệnh. Những cây ñầu dòng này sẽ
ñược ñưa vào sử dụng chồi ghép ñể nhân giống cây So. Những cây So cung
cấp mắt ghép ñể ghép lên các gốc ghép thích hợp cho ra cây S1. Những cây
S1 sẽ ñược lấy mắt ghép ñể nhân giống trong 3 năm, sau ñó lại thay ñợt cây
S1 mới. Các mắt ghép sạch bệnh từ các cây S1 sẽ ñược dùng ñể sản xuất cây
giống sạch bệnh.
Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình
trồng và chăm sóc cam nhằm nâng cao năng suất, sản lượng cam, tăng hiệu quả
kinh tế của sản phẩm cam, mang lại thu nhập cao cho các hộ. ðể ñáp ứng ñược
vấn ñề ñó ñòi hỏi huyện phải kết hợp với các trung tâm, Viện nghiên cứu tiến

hành tập huấn cho các hộ trồng cam các biện pháp kỹ thuật mới trong quy trình
trồng và chăm sóc cam như: kỹ thuật tạo tán; kỹ thuật thiết kế hàng hố và mương
liếp; kỹ thuật bón phân, tưới nước; kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh….
2.1.3.3 Biến ñộng về diện tích, năng suất và sản lượng cam
Phát triển sản xuất cam còn là phát triển cả về diện tích, năng suất và
sản lượng cam. Biến ñộng diện tích trồng cam chính là quá trình tăng lên về
quy mô diện tích của từng hộ và của toàn huyện. Sự tăng lên cả về số lượng
hộ tham gia sản xuất và cả quy mô sản xuất của từng hộ. Sự biến ñộng của
diện tích trồng cam còn ảnh hưởng trực tiếp ñến biến ñộng về năng suất và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

sản lượng cam. Mặt khác, năng suất cam cũng thay ñổi tùy thuộc vào ñộ tuổi
của vườn cam. Thông thường những vườn cam trong ñộ tuổi từ 4 – 9 cho
năng suất cao nhất. Ngoài ra việc chọn giống và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật cũng là nguyên nhân gây biến ñộng năng suất và sản lượng cam.
2.1.3.4 Tiêu thụ sản phẩm cam
Phát triển tiêu thụ sản phẩm là sự mở rộng thị trường tiêu thụ và thu hút
khách hàng. Phát triển thị trường tiêu thụ sẽ góp phần thúc ñẩy sản xuất, tạo
việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ trồng cam.
Phát triển tiêu thụ bao gồm:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, ñưa ra thị trường những sản phẩm
cam phải ngon, mẫu mã ñẹp và ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hoàn thiện các kênh tiêu thụ và phát triển thêm các kênh tiêu thụ cam
- Phát triển và quảng bá thương hiệu cam Nghi Lộc ñến với người tiêu dùng.
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất cam
(1) Nhóm nhân tố ñiều kiện tự nhiên:
Là một loại cây trồng, sinh trưởng phát triển của nó phụ thuộc rất
nhiều vào ñiều kiện tự nhiên, bao gồm: khí hậu, thời tiết, vị trí ñịa lý, ñịa
hình, ñịa mạo ñất ñai, môi trường, sinh thái,…trong ñó yếu tố ñất ñai ñóng vai

trò hết sức quan trọng trong sản xuất cam; các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn
ñến các thời kỳ sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cam.
(2) Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội:
- Thói quen tiêu dùng: ð
ó
là sự hình thành tập quán của người
tiêu
dùng, nó phụ thuộc vào ñặc ñiểm của vùng, mỗi quốc gia, cũng như trình
ñộ
dân trí của vùng ñó. Ví dụ như khi tiêu thụ cam ở thị trường các thành phố
lớn
thì sản phẩm phải ñẹp về mẫu mã, chất lượng còn thị trường ven ñô hay
các
khu công nghiệp có thể không nhất thiết ñẹp về mẫu, chất lượng quả
nhưng
giá phải hạ hơn mới ñược người tiêu dùng dễ chấp
nhận.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

- Tập quán sản xuất: Liên quan tới chủng loại cam, giống, kỹ thuật canh
tác, thu hoạch. ðây cũng là nhân tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, giá
trị thu hoạch ñược trên một ñơn vị diện tích.
- Thị trường và các chính sách của Nhà nước: Trong nền kinh tế
thị
trường, cầu- cung là yếu tố quyết ñịnh ñến sự ra ñời và phát triển một
ngành
sản xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào ñó. Người sản xuất chỉ
sản

xuất
những hành hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác ñịnh khả
năng
của
mình khi ñầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào ñó mang lại
lợi
nhuận
cao nhất, thông qua các thông tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ
thị
trường.
Thị trường với các quy luật cầu – cung, cạnh tranh và quy luật
giá trị, nó

tác ñộng rất lớn ñến các nhà sản xuất. Thị trường cam ở ñây
ñược ñề cập
ñến
cả hai yếu tố cầu - cung, có nghĩa là sức mua và sức sản
xuất ñều ảnh
hưởng
rất lớn ñến phát triển sản xuất cam, mất cân bằng một
trong hai yếu tố ñó
thì
sản xuất sẽ bất
ổn.

- Vai trò của Nhà nước:
Thể hiện qua các chính sách về ñất ñai, vốn
tín
dụng, ñầu tư cơ sở hạ
tầng và hàng loạt các chính sách khác liên quan ñến

sản
xuất nông nghiệp
trong ñó có sản xuất cam. ð
ây
là những yếu tố ảnh
hưởng
trực tiếp và gián
tiếp tới sản xuất cam, các chính sách thích hợp, ñủ mạnh
của
Nhà nước sẽ gắn
kết các yếu tố trong sản xuất với nhau ñể sản xuất phát
triển.
Bao gồm: quy
hoạch vùng sản xuất chính xác sẽ phát huy ñược lợi thế
so
sánh của vùng; xây
dựng ñược các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các
ñầu
vào theo ñúng các
quá trình tiên tiến; Tăng cường công tác quản lý,
thường
xuyên quan tâm ñổi
mới quy trình sản xuất, ña dạng hóa sản phẩm sẽ
tiết
kiệm ñược chi phí, nâng
cao ñược năng xuất cây trồng và có hiệu quả
cao.
- Trình ñộ, năng lực của các chủ thể trong sản xuất kinh doanh, có
tác
dụng quyết ñịnh trực tiếp việc tổ chức và hiệu quả kinh tế cây cam. Năng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

lực
của các chủ thể sản xuất ñược thể hiện qua: trình ñộ tổ chức quản lý

khả
năng áp dụng các tiến ñộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; Khả
năng
ứng
xử trước các biến ñộng của thị trường, môi trường sản xuất kinh
doanh;
khả
năng vốn và trình ñộ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, Nếu trình
ñộ, năng
lực
của các chủ thể tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sản xuất cam và
ngược
lại. (Trần ðăng Khoa, 2010).

- Quy mô sản xuất: các hộ nông dân khác nhau có diện tích trồng
cam
khác nhau. Có một số hộ gia ñình ngoài phần diện tích của gia ñình ñược
chia
theo số khẩu còn có diện tích nhận ñấu thầu. Diện tích càng lớn thì công
tác
quản lý giảm ñi và mọi công việc như tổ chức chăm sóc, thu
hoạch,
chi
phí cũng ñược tiết kiệm và ngược lại. Do vậy quy mô sản xuất

có ảnh
hưởng
trực tiếp ñến sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm.
- Quy mô vốn: Vốn bằng tiền, vật tư kỹ thuật và lao ñộng kỹ thuật

nhân
tố quan trọng ñể tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất nông
nghiệp.
Vốn ñầu tư
là cơ sở ñể tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của
nền
kinh tế, còn là
ñiều kiện ñể nâng cao trình ñộ khoa học công nghệ, vật tư
kỹ
thuật và lao ñộng
kỹ thuật, tạo thêm việc làm, mở rộng quy mô sản
xuất.
ð
ối
với trồng cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng yêu cầu
vốn
ñầu tư khá lớn. Vì vậy muốn sản xuất và sản xuất có hiệu quả cao thì yêu
cầu
có ñược nguồn vốn ñầy ñủ, kịp thời và sử dụng hiệu quả vốn vào sản xuất

rất quan trọng. Cây cam là cây trồng lâu năm, việc ñầu tư ở giai ñoạn
kiến
thiết cơ bản có ảnh hưởng nhiều ñến cả giai ñoạn kinh doanh, ñầu tư vốn


năm này không nhiều có ảnh hưởng ñến năng suất, sản lượng, chất lượng
sản
phẩm trong năm mà còn tác ñộng ñến những năm khác. Vì vậy, yêu cầu
ñầu
tư không thể xem nhẹ ở giai ñoạn nào,

(3) Nhóm các biện pháp kỹ thuật canh tác:
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác ñộng của con người vào cây
trồng
(như chọn giống cam ñưa vào trồng, kỹ thuật chăm sóc: tỉa cành, tạo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

tán,
phòng trừ sâu bệnh, phương thức trồng) tạo nên sự hài hòa giữa các
yếu
tố
của quá trình sản xuất ñể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ
thể:

- Giống cam: Từ trước ñến nay, giống cam chủ yếu ñược sản xuất
bằng
phương pháp chiết cành và hầu hết ñược các hộ gia ñình tự sản xuất nên
chất
lượng cây giống không ñược kiểm soát, ñảm bảo chất lượng. Do tâm lý
sợ
ảnh hưởng và tiếc những cây mẹ tốt nên hầu hết cây giống ñều ñược chiết
từ
những cây kém phát triển, những cành thải loại không ñủ tiêu chuẩn, ñã
làm

giảm khả năng phát triển, sinh trưởng của cây trồng khi trồng mới, sâu
bệnh
lan rộng, chất lượng giảm
sút.

- Kỹ thuật chăm sóc: là khâu tác ñộng ảnh hưởng không những năm
ñó
mà còn ảnh hưởng ñến nhiều năm về sau. Quan sát thực tế trên vườn
trong
nhiều năm cho thấy gia ñình nào thực hiện công tác tỉa cành, tạo tán ñúng
kỹ
thuật, ñúng thời ñiểm thì số cành cho quả tăng ñều nhau giữa các cành, tán

diện tích bề mặt rộng không có phần bị che
lấp

- Phòng trừ sâu bệnh: Cam là loại cây trồng dễ mắc nhiều loại bệnh,
do
vậy phòng trừ sâu bệnh và kịp thời cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt,


sở cho cây ra hoa và nuôi quả trong suốt thời gian mang quả. Nếu
không
làm
tốt khâu này sẽ cảnh hưởng trực tiếp ñến việc ra hoa, ñậu quả và
tới năng
suất,
sản lượng
cam.


- Phương thức trồng: Trên cơ sở ñặc tính sinh vật học và quy luật
phát
triển của cây cam ñể lựa chọn các tác ñộng kỹ thuật, lựa chọn một cách hợp

giữa các biện pháp nhằm ñạt mục tiêu kinh tế song việc áp dụng các
tiến
bộ
kỹ thuật trong canh tác phụ thuộc rất lớn vào mức ñộ ñầu
tư.

2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cam
2.2.1 Vài nét về lịch sử nguồn gốc và phân bố cây cam
Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng cam trồng trọt trên thế giới ñều có
nguồn gốc từ vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới ðông Nam châu Á. Tanaka
(1979) ñã vạch ñường ranh giới vùng xuất xứ của các giống thuộc chi Citrus
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

từ phía ðông Ấn ðộ (chân dãy Hymalaya) qua Úc, miền nam Trung Quốc,
Nhật Bản
Cũng có nhiều tác giả cho rằng nguồn gốc cam và nhất là quất là ở Việt
Nam xứ ðông Dương. Quả thực ở Việt Nam ta từ Bắc chí Nam, ñịa phương
nào cũng trồng cam với rất nhiều giống, dạng cùng với các tên ñịa phương
khác nhau mà không nơi nào tên thế giới có: cam sành Bố Hạ, cam sành Hà
Giang, cam sen Yên Bái, cam bù Hà Tĩnh
Theo lịch sử Việt Nam (tập 1- 1971) nghề trồng cây ăn quả của Việt
Nam ñã có từ thời ñồ ñá trong các di chỉ văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Quỳnh
Văn. Các tác giả Trung Quốc: Cao Mỹ Chuân, Nguyễn Hữu Tư, từ thế kỷ thứ
I ñến thế kỷ thứ VI mô tả ở Giao Châu trong mỗi gia ñình người Việt ñều có
vườn trồng rau và cây ăn quả: như chuối, vải thiều, nhãn, cam

2.2.2 Tình hình sản xuất cam trên thế giới
Bảng 2.1. Sản lượng cam của 10 nước sản xuất cam
lớn nhất trên thế giới năm 2012
ðvt: tấn
TT Tên nước Sản lượng
1 Braxin 18.340.240
2 Mỹ 8.280.780
3 Trung Quốc 4.054.125
4 Tây Ban Nha 2.748.200
5 Italya 2.476.200
6 Ai Cập 2.200.000
7 Inñonexia 2.102.562
8 Thổ Nhĩ Kỳ 1.689.921
9 Nam Phi 1.445.301
10 Hy Lạp 800.000
Nguồn: FAO, 2012

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

Trong suốt mấy thế kỷ qua, ngành sản xuất cam quýt trên toàn thế giới không
ngừng tăng nhanh và mức tiêu thụ quả của thị trường thế giới cũng ngày một cao
hơn do trồng cam quýt chóng ñược thu hoạch và lãi suất luôn luôn cao. Trên thế
giới sản xuất cây có múi là một ngành lớn với diện tích 3,5 triệu ha và sản lượng 80
triệu tấn/năm, mức tiêu thụ bình quân trên ñầu người là 15 kg quả/năm. Hiện có 75
nước trồng cam quýt với diện tích và sản lượng tăng ñáng kể.
Niên vụ 2010-2012, sản lượng cam thế giới ñạt 52,2 triệu tấn, trong ñó
Brazil 18,34 triệu tấn, Mỹ 8,2 triệu tấn, các nước thuộc EU 6,5 triệu tấn,
Trung Quốc 4,05 triệu tấn. Lượng cam tham gia thị trường thế giới 3,8 triệu
tấn, trong ñó Nam Phi 1,13 triệu tấn, Ai Cập 800 ngàn tấn, Mỹ 525 ngàn tấn,

EU 240 ngàn tấn, từ Trung Quốc và Mỹ. Diện tích trồng cam năm 2009 của
Trung Quốc lên ñến 2,07 triệu ha, tăng 700.000 ha, khoảng 3% so năm 2008
do hết quỹ ñất. Diện tích trồng cam lấy nước ép tiếp tục tăng ở tỉnh Trùng
Khánh (Chongqing), Giang Tây (Jiangxi), Hồ Nam (Hunan) và Tứ Xuyên.
Diện tích cam lấy nước tăng nhanh hơn cam ăn tươi vì các nhà máy ở các tỉnh
này bắt ñầu vận hành. Dù diện tích lớn nhưng sản lượng chỉ ñạt 6,35 triệu tấn,
tăng 6% so với năm 2008 do một số vườn mới trồng ñến giai ñoạn cho trái.
Cam mùa thu hoạch năm 2009 của Trung Quốc ñược ñánh giá có màu sắc
ñẹp, vị ngọt nhưng trái nhỏ do hạn hán. Kể từ niên vụ 2002-2004, nông dân ở
tỉnh Quảng Tây (tỉnh có diện tích cam lớn nhất Trung Quốc) ñược hỗ trợ xây
dựng các trang trại cam qui mô lớn với tốc ñộ tăng trưởng dự kiến 20%/năm
cho ñến năm 2013. Tuy nhiên sản lượng không ñạt theo mong muốn do thời
tiết bất lợi, như hạn hán nặng vào cây mùa hè của năm rồi nên tốc ñộ tăng
trưởng hàng năm chỉ còn 10%. Giá thành sản xuất cam Trung Quốc tiếp tục
tăng, ñiển hình tại tỉnh Quảng Tây chi phí sản xuất (không kể lao ñộng nhà)
tăng từ 120 USD/tấn (2.700 ñồng/kg) lên 150 USD/tấn (2.850 ñồng/kg). Giá
thuê mướn lao ñộng tăng 10,3-11,8 USD/ngày ở tỉnh Quảng Tây

×