BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
THÁI VĂN TÌNH
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
THÁI VĂN TÌNH
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG
HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc nghiên cứu đã được cảm ơn và các thông tin chỉ dẫn
trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Thái Văn Tình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cơ
quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả tập thể và các cá nhân
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng và Bộ môn
Kinh tế Tài nguyên Môi trường đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT
và Phòng quản lý đào tạo, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
huyện Hoài Đức, Phòng Kinh tế Hạ tầng, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên môi
trường; Đảng ủy, UBND, các cán bộ chuyên môn, các hộ chế biến nông sản các xã
Dương Liễu, Minh Khai và Cát Quế đã cung cấp tư liệu và tạo mọi điều kiện giúp đỡ
cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Thái Văn Tình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii
MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC ii1
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢN ĐỒ viii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
2.1 Cơ sở lý luận về tác động của đô thị hóa đến phát triển làng nghề CBNS 6
2.1.1 Cơ sở lý luận về đô thị hóa 6
2.1.2 Cơ sở lý luận về vùng ven đô thị 12
2.1.2 Cơ sở lý luận về nghề, làng nghề và phát triển làng nghề truyền thống 15
2.1.3 Tác động của đô thị hóa đến phát triển làng nghề chế biến nông sản 26
2.2 Cơ sở thực tiễn về tác động của đô thị hóa đến phát triển làng nghề 30
2.2.1 Thực trạng phát triển các làng nghề trong bối cảnh đô thị hóa tại một số quốc gia
trên thế giới 30
2.2.2 Thực trạng phát triển làng nghề trong bối cảnh đô thị hóa tại Việt Nam 35
2.2.3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 39
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 46
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Hoài Đức 46
3.1.2 Đặc điểm đất đai - kinh tế – xã hội huyện Hoài Đức 48
3.1.4 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ 53
3.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức 54
3.2 Phương pháp nghiên cứu 56
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 56
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 57
3.3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 58
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60
4.1 Thực trạng quá trình Đô thị hóa và Phát triển làng nghề tại huyện Hoài Đức 60
4.1.1 Thực trạng quá trình đô thị hóa tại huyện Hoài Đức 60
4.1.2 Khái quát quá trình phát triển làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức 76
4.2 Tác động của đô thị hóa đến phát triển làng nghề chế biến nông sản trên địa
bàn huyện Hoài Đức 80
4.2.1 Tác động của đô thị hóa đến quy hoạch phát triển làng nghề chế biến nông sản
trên địa bàn huyện Hoài Đức 80
4.2.2 Tác động của quá trình đô thị hóa đến quy mô/số hộ tham gia trong các làng
nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức 85
4.2.3 Tác động của quá trình đô thị hóa đến diện tích/mặt bằng sản xuất của hộ sản
xuất trong các làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức 88
4.2.4 Tác động của quá trình đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu lao động tham gia
trong các làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức 92
4.2.5 Tác động của quá trình đô thị hóa đến thu nhập trong các làng nghề chế biến
nông sản tại huyện Hoài Đức 95
4.2.6 Tác động của quá trình đô thị hóa đến nguồn vốn và đầu tư trong các làng nghề
chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức 99
4.2.7 Tác động của quá trình đô thị hóa đến áp dụng khoa học công nghệ trong các
làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức 104
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v
4.2.8 Tác động của quá trình đô thị hóa đến môi trường trong các làng nghề chế biến
nông sản tại huyện Hoài Đức 107
4.2.9 Tác động của quá trình đô thị hóa thương mại hàng hóa trong các làng nghề chế
biến nông sản tại huyện Hoài Đức 112
4.2.10 Tác động của quá trình đô thị hóa đến các chính sách và quản lý nhà nước trong
các làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức 117
4.3 Định hướng và giải pháp cho phát triển làng nghề chế biến nông sản trong bối
cảnh đô thị hóa tại huyện Hoài Đức 120
4.3.1 Định hướng phát triển làng nghề chế biến nông sản trong bối cảnh đô thị hóa tại
huyện Hoài Đức 120
4.3.2 Giải pháp phát triển làng nghề chế biến nông sản trong bối cảnh đô thị hóa tại
huyện Hoài Đức 124
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 133
5.1 Kết Luận 133
5.2 Kiến nghị 135
5.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước 135
5.2.2 Đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
PHỤ LỤC 131
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Đức đến năm 2011 và quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 50
Bảng 3.2: Dân số, lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp của Hoài Đức từ năm 2009 - 2011 52
Bảng 3.3: GTSX các ngành kinh tế nông thôn 2006 – 2011 53
Bảng 3.4 Số lượng mẫu điều tra tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội 57
Bảng 4.1: Một số khu đô thị đang được được triển khai tại Hoài Đức 58
Bảng 4.2: Cơ cấu dân số huyện Hoài Đức phân theo thành thị - nông thôn 2005 - 2011 63
Bảng 4.3: Biến động giá trị và cơ cấu ngành công nghiệp - TTCN Hoài Đức 72
Bảng 4.4: Tổng hợp số liệu làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức 79
Bảng 4.5: Các Cụm/Điểm công nghiệp được quy hoạch xây dựng tại Hoài Đức 79
Bảng 4.6: Hiện trạng sử dụng đất tại cơ sở chế biến nông sản 89
Bảng 4.7: Quy mô và thu nhập lao động tại các cơ sở điều tra 92
Bảng 4.8: Kết quả kinh tế của cơ sở sản xuất điều tra theo sản phẩm 98
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng vốn của các cơ sở điều tra 101
Bảng 4.10: Hiệu suất nguyên liệu của một số hoạt động sản xuất cho 1 tấn nguyên liệu 108
Bảng 4.11: Thống kê khối lượng nước thải từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất 109
Bảng 4.12: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm chế biến nông sản xã Dương Liễu 113
Bảng 4.13: Thay đổi về sản lượng và cơ cấu sản phẩm chế biến nông sản xã Dương
Liễu 2005-2013 114
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ tăng dân số của huyện Hoài Đức và thành phố Hà Nội 2009 - 2011 64
Biểu đồ 4.2: Biến động mục đích sử dụng đất huyện Hoài Đức 2005 - 2011 66
Biểu đồ 4.3: Biến động cơ cấu sử dụng đất đai đến năm 2009 và quy hoạch đến 2020
huyện Hoài Đức 67
Biểu đồ 4.4: Biến động dân số huyện Hoài Đức năm 2009 - 2011 68
Biểu đồ 4.5: Biến động lao động trên địa bàn huyện Hoài Đức 2009 - 2011 68
Biểu đồ 4.6: Biến động cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Hoài Đức 69
Biểu đồ 4.7: Biến động giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Hoài Đức 70
Biểu đồ 4.8: Biến động cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế Hoài Đức 71
Biểu đồ 4.9: Biến động cơ cấu giá trị sản xuất CN - TTCN Hoài Đức 73
Biểu đồ 4.10: Biến động giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Hoài Đức 74
Biểu đồ 4.11: Biến động cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Hoài Đức 74
Biểu đồ 4.12: Xu hướng SXNN Huyện Hoài Đức năm 2008 - 2011 75
Biểu đồ 4.13: Biến động cơ cấu giá trị sản xuất dịch vụ huyện Hoài Đức 2006 -2011 76
Biểu đồ 4.14: Số lượng hộ chế biến nông sản tại địa bàn nghiên cứu 85
Biểu đồ 4.15: Biến động số hộ tham gia chế biến nông sản tại các xã khảo sát 86
Biểu đồ 4.16: Nguyên nhân dịch chuyển của nhóm hộ dừng sản xuất 87
Biểu đồ 4.17: Xu hướng thay đổi mặt bằng sản xuất của các hộ được điều tra 91
Biểu đồ 4.18: Nguyên nhân giảm mặt bằng sản xuất của các hộ chế biến nông sản 92
Biểu đồ 4.19: Xu hướng quy mô lao động tại các cơ sở điều tra 94
Biểu đồ 4.20: Nguyên nhân thay đổi cơ cấu lao động tại các cơ sở điều tra 94
Biểu đồ 4.21: Biến động cơ cấu thu nhập theo các ngành các xã khảo sát 96
Biểu đồ 4.22: Biến đổi thu nhập của ngành CN-TTCN tại các xã 97
Biểu đồ 4.23: Cơ cấu chi phí của các cơ sở chế biến nông sản 99
Biểu đồ 4.24: Tình hình đăng ký kinh doanh của các hộ điều tra 102
Biểu đồ 4.25: Quyết định đầu tư của hộ sản xuất dưới tác động của đô thị hóa 103
Biểu đồ 4.26: Quyết định đầu tư của cơ sở sản xuất dưới tác động của đô thị hóa 104
Biểu đồ 4.27: Giá trị của các cơ sở điều tra 105
Biểu đồ 4.28: Tỷ lệ thay đổi kỹ thuật công nghệ vào sản xuất 106
Biểu đồ 4.29: Thị trường một số sản phẩm chế biến làng nghề tại Hoài Đức 115
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢN ĐỒ
Bản đồ 4.1: Các dự án đô thị, giải trí và hạ tầng đường xá tại Huyện Hoài được tỉnh Hà
Tây chấp thuận trước khi sáp nhập 61
Bản đồ 4.2: Phân bố làng nghề của thành phố Hà Nội 78
Hình 4.1: Đô thị hóa và làng nghề chế biến nông sản 90
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt
Nghĩa chữ cái viết tắt
SX
Sản xuất
NN
Nông nghiệp
CN
Công nghiệp
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
DV Dịch vụ
PTNT
Phát triển nông thôn
KTXH
Kinh tế xã hội
GT
Giá trị
KHKT Khoa học kỹ thuật
UBND
Ủy ban nhân dân
GDP
Tổng thu nhập quốc nội
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
HTX Hợp tác xã
CNH
Công nghiệp hóa
HĐH
Hiện đại hóa
QĐ Quyết định
NĐ
Nghị định
CP
Chính phủ
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
CB Chế biến
LT
Lương thực
TP
Thực phẩm
NS
Nông sản
SL Số lượng/sản lượng
CC
Cơ cấu
DN
Doanh nghiệp
VSTP
Vệ sinh thực phẩm
Tr.đ
Triệu đồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, đô thị hóa là một
quá trình tất yếu khách quan. Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, tốc độ đô thị hóa ở Việt
Nam tăng nhanh tạo ra sức ép của các vấn đề dân số, lương thực, thực phẩm, việc làm,
thu nhập, môi trường… Đô thị hóa trong điều kiện tiền công nghiệp hóa ít gắn với các
yếu tố nội tại làm động lực cho kinh tế đô thị đã làm trầm trọng thêm các khó khăn lớn
của các đô thị như: Một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất, trở nên
thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc,
làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng
bị ảnh hưởng nghiêm trọng; sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước là điều không
thể tránh khỏi… đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển nhanh và bền vững của các đô
thị hiện nay.
Đến năm 2013 cả nước có 4.575 làng nghề, trong đó có 1.467 làng nghề, làng
nghề truyền thống được công nhận (Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và
nghề muối, 2013) và một trong những nội dung trọng tâm của phát triển nông nghiệp,
nông thôn hiện nay là khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp, các
làng nghề truyền thống trong khu vực nông thôn, góp phần thu hút lao động dôi dư,
giải quyết việc làm, đồng thời nâng cao thu nhập và từng bước cải thiện đời sống nhân
dân. Từ đó giảm được làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị, khơi dậy tiềm năng
vốn có của địa phương, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc, tạo ra sự chuyển
biến tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Tuy nhiên, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các
làng Việt nói chung hay làng nghề nói riêng có nhiều biến đổi. Quá trình này về bản
chất chính là quá trình đô thị hóa khu vực nông thôn dẫn đến những hệ quả tất yếu đã
nhìn thấy về làng nghề: (1) Nhiều làng nghề đã biến mất do không còn nhu cầu sử
dụng lẫn thị trường; (2) Nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một bởi thị
trường thu hẹp và nhu cầu thấp của một bộ phận người sử dụng; (3) Các làng nghề vẫn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2
đang tồn tại và phát triển do nhu cầu và thị trường vẫn còn, nhưng đều buộc phải thay
đổi quy trình sản xuất, thay đổi mẫu mã cho phù hợp. (Vũ Trung, 2010)
Trong quá trình phát triển nghề và làng nghề vẫn mang tính tự phát, và vấp phải
không ít những khó khăn như: thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung, thiết vốn để đầu tư
đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm,
khả năng cạnh tranh thấp, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, nguồn nguyên liệu
không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hóa, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn
chế, một số sản phẩm truyền thống bị mai một, suy giảm. Cơ sở hạ tầng các làng nghề
nhất là giao thông, thông tin liên lạc chưa đồng bộ, môi trường làng nghề bị ô nhiễm
nghiêm trọng, chưa có biện pháp khắc phục.
Những năm gần đây, việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền
vững các làng nghề đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của Nhà nước cũng như các
nhà khoa học. Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũng như quản lý
môi trường và thu được hiệu quả đáng kể. Số hộ và số cơ sở ngành nghề ở nông thôn
đang tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8% - 9,8%/năm. Trung bình mỗi cơ sở doanh
nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 lao động thường
xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ; các hộ cá thể chuyên nghề tạo ra 4 - 6 lao động
thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ. Tại các làng nghề thêu ren, dệt, mây tre đan,
mỗi cơ sở có thể thu hút 200 - 250 lao động. Làng nghề thực sự đóng vai trò quan
trọng đối với việc xóa đói, giảm nghèo, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao
động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người lao động.
Hoài Đức là huyện phía Tây Hà Nội, nằm giáp ranh với khu vực trung tâm
thành phố, huyện Hoài Đức là khu vực được quy hoạch phát triển đô thị, đến năm
2020, trên 50% huyện Hoài Đức trở thành đô thị, đất canh tác bị thu hồi, các khu đô
thị mới mọc lên sự thay đổi này có những măt thuận lợi song cũng có những mặt khó
khăn vì nó tác động trực tiếp đến tât cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội (UBND thành
phố Hà Nội 2010). Thực trạng này dẫn đến tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng,
nhất là từ sau năm 2008, tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội. Cơ cấu kinh tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3
huyện thay đổi nhanh chóng theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ
trọng nông nghiệp. Về cơ cấu lao động cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích
cực, lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, lao động công nghiệp và dịch vụ có xu
hướng tăng.
Đối với làng nghề, Hoài Đức đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa
dạng và phong phú, toàn huyện có 51 làng có nghề, hầu hết các xã trong huyện đều có
làng nghề truyền thống, trong đó có 12 làng nghề được tỉnh công nhận (sở Công
Thương thành phố Hà Nội, 2009). Các làng nghề tiêu biểu với những hoạt động chính
như chế biến nông sản ở Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, nghề trạm khắc tượng phật
ở Sơn Đồng… các làng nghề truyền thống đóng một vai trò rất lớn trong việc nâng cao
đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, Hoài Đức với đặc
trưng của khu vực ven đô thị, sự gia tăng nhanh chóng về dân số, các khu đô thị, khu
dân cư và hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm trong
việc bảo tồn và phát triển làng nghề đang chịu sức ép từ quá trình đô thị hóa gây ra,
đặc biệt là các làng nghề chế biến nông sản.
Hoài Đức hiện có 10 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm với các sản phẩm
chủ yếu là miến dong, bún, mì gạo, bột sắn dây, xay xát, bánh kẹo cung cấp cho thị
trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Các làng nghề chế biến nông sản đã thu hút nhiều
lao động tham gia, mang lại thu nhập và đời sống kinh tế cao cho người dân. Tuy
nhiên, đô thị hóa đang ngày càng gây ra nhiều ảnh hưởng đến phát triển các làng nghề
này trên nhiều khía cạnh như: Quy hoạch phát triển làng nghề, quy mô làng nghề, mặt
bằng sản xuất, lao động, vốn, khoa học công nghệ, ô nhiễm môi trường, vệ sinh thực
phẩm, thị trường, làm nảy sinh yêu cầu cần có một định hướng về giải pháp cho phát
triển làng nghề chế biến nông sản dưới tác động của đô thị hóa trên địa bàn.
Với thực tế đó, nhằm có những phân tích và đánh giá về phát triển làng nghề
nói chung và làng nghề chế biến nông sản nói riêng tại các vùng ven đô thị dưới tác
động của quá trình đô thị hóa, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu
tác động của quá trình Đô thị hóa đến phát triển các làng nghề chế biến nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4
sản tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ
kinh tế của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển các làng nghề chế
biến nông sản tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp phát
triển bền vững các làng nghề chế biến nông sản trong bối cảnh đô thị hóa tại huyện
Hoài Đức.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa
đến phát triển các làng nghề chế biến nông sản.
- Nghiên cứu thực trạng quá trình đô thị hóa và quá trình phát triển làng nghề
tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
- Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển làng nghề chế biến
nông sản tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững và hiệu quả các làng nghề chế
biến nông sản trong bối cảnh đô thị hóa của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là các làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội.
Đối tượng được điều tra, khảo sát và thu thập tài liệu, số liệu trong quá trình nghiên
cứu bao gồm toàn bộ các tổ chức, cá nhân, các chính sách, quy hoạch và định hướng
liên quan đến đề tài.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn liên quan đến đề
tài, thực trạng quá trình Đô thị hóa, thực trạng phát triển các làng nghề chế biến nông
sản, đánh giá nhu cầu phát triển của các hộ tham gia sản xuất chế biến sản phẩm từ
nông sản trong bối cảnh đô thị hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại các làng nghề chế biến nông sản
tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian: Khoảng thời gian thu thập số liệu từ năm 2005 – 2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về tác động của đô thị hóa đến phát triển làng nghề chế biến nông sản
2.1.1 Cơ sở lý luận về đô thị hóa
2.1.1.1 Khái niệm đô thị hóa
Trong lịch sử loài người, đô thị hoá đã xảy ra khá sớm từ thiên niên kỷ thứ IV
trước công nguyên, tuy nhiên phải mất 5000 năm sau, tức là đến tận những năm 20 của
thế kỷ XX, cụm từ Đô thị hoá mới được xuất hiện chính thức. Hiểu một cách đơn giản
thì đô thị hoá là quá trình biến biến quần cư nông thôn thành quần cư đô thị. Tuy nhiên
Đô thị hoá là khái niệm phức tạp khó có thể diễn giải trong một vài câu chữ. Một định
nghĩa chưa đầy đủ có thể hiểu:
“Đô thị hoá là hiện tượng kinh tế – xã hội liên quan đến các dịch chuyển về mặt
kinh tế - xã hội, văn hoá, không gian, môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ
KHKT, tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp, hình thành
các nghề nghiệp mới. Thúc đẩy sự dịch cư vào trung tâm các đô thị và thúc đẩy sự
phát triển kinh tế làm thay đổi đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức sống người
dân và làm thay đổi cả lối sống và hình thức giao tiếp xã hội… Nói cách khác, đô thị
hoá là quá trình chuyển đổi liên tục cấu trúc và tính chất lao động xã hội theo hướng
từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ công nghiệp sang dịch vụ và khoa học công nghệ,
từ giản đơn đến phức tạp, từ hàm lượng trí tuệ nhỏ sang hàm lượng trí tuệ lớn, từ chân
tay sang trí óc dựa trên trên cơ sở của sự biến đổi công nghệ ngày càng nhanh và
rộng khắp.” (Đào Thế Anh, 2012)
Quá trình đô thị hoá được chia ra làm 3 giai đoạn: Giai đoạn đô thị hoá tiền
công nghiệp, đó là lúc xuất hiện thời điểm khi sản xuất thủ công nghiệp chuyển thành
dạng sơ khai của sản xuất hàng hoá và dân cư phi nông nghiệp tập trung đô về trung tâm
đô thị. Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn trong đó dưới tác động của cách mạng công nghiệp,
đô thị thu hút một lượng lớn lao động từ nông nghiệp chuyển sang các khu vực khác
(công nghiệp, thương mại và dịch vụ), khiến cho đô thị liên tục mở rộng và kể cả việc
xuất hiện các đô thị mới. Người ta gọi đây là giai đoạn đô thị hoá mở rộng. Giai đoạn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7
thứ 3 là giai đoạn đô thị hoá tăng cường hay đô thị hoá hậu công nghiệp. Khi đó văn
minh nông nghiệp sẽ đưa quá trình đô thị hoá đi vào chiều sâu (Đào Thế Anh, 2012).
Quá trình đô thị hoá sẽ tạo ra tiền đề cho sự sự đổi mới liên tục các yếu tố tạo nên
đô thị và kết tụ không gian phi nông nghiệp. Đô thị hoá đặt ra các vấn đề cần giải quyết
đối với mối quan hệ giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.
Khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng vì nó chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu
hiện khác nhau trong quá trình phát triển.
- Đô thị hóa là quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất,
bố trí dân cư những vùng không đô thị thành đô thị.
- Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành
nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống.
- Đô thị hóa nông thôn: Là xu hướng phát triển bền vững có tính quy mô, là
một quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn. Thực
chất đó là tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững.
- Quá trình đô thị hóa diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hóa, là quá
trình biến đổi sâu sắc cơ cấu sản xuất, cơ cấu tố chức, sinh hoạt xã hội, cơ cấu tố chức
không gian kiến trúc xây dựng từ nông thôn sang thành thị.
2.1.1.2 Đặc điếm của đô thị hóa
Theo khái niệm của ngành địa lý, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không
gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo
thời gian. Các quá trình đô thị hóa được biểu hiện thông qua: Sự mở rộng tự nhiên của
dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ
tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. Sự chuyển dịch
dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc như là sự nhập cư đến đô thị. Và sự kết hợp của
các yếu tố trên. Do đó, đô thị hóa thường có những đặc điểm:
- Đô thị hóa luôn là bước tiếp theo của việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,
cơ sở vật chất.
- Quá trình đô thị hóa là một quá trình lâu dài và liên tục về mặt thời gian,
thống nhất giữa các lĩnh vực khác nhau khi phát triển đô thị.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8
- Đô thị hóa gắn liền với biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội của đô thị và nông
thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ do vậy
đô thị hóa không thể tách rời khỏi chế độ kinh tế, xã hội.
- Đô thị có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh, do
tính năng động, lợi ích mà đô thị đem lại cho nền kinh tế nói chung, kinh tế đô thị nói
riêng. Tuy việc đầu tư lĩnh vực này không trực tiếp cho các sản phẩm, của cải vật chất
nhưng không thể thiếu cho chu trình sản xuất, nên ở các đô thị dù lớn hay nhỏ, xây dựng
cơ sở hạ tầng không bao giờ năm ngoài kế hoạch phát triển và luôn đi trước một bước.
Tiền đề cơ bản của đô thị hóa là sự phát triển công nghiệp hay công nghiệp hóa
là cơ sở phát triển đô thị. Đô thị hóa trên thế giới bắt đầu từ cách mạng thủ công, sau
đó được thay thế bằng cách mạng công nghiệp. Để thắng thế trong cạnh tranh, thu
được nhiều lợi nhuận là lợi ích sống còn của nhà đầu tư, dẫn đến tập trung cao cho sản
xuất công nghiệp, thương mại, phát triển khoa học, công nghệ do đó có nhu cầu tập
trung dân cư và quá trình tập trung ấy hình thành nên các đô thị. Đô thị trở thành cực
tăng trưởng của nền kinh tế, sức cạnh tranh của kinh tế đô thị là nhân tố chủ yếu của
cạnh tranh quốc gia. Có thế nói mức độ tăng trưởng của một quốc gia thường phụ
thuộc vào mức độ tăng trưởng của kinh tế đô thị.
2.1.1.3 Phân loại đô thị hóa
Có hai cách để phân loại quá trình đô thị hóa khác nhau bao gồm phân loại
theo đặc điểm của quá trình đô thị hóa và phân loại theo sự phát triển của đô thị hóa,
trong đó:
Theo đặc của quá trình đô thị hóa, có thể chia làm 2 loại đô thị hóa:
Đô thị hóa tăng cường: Xẩy ra ở các nước phát triển, đô thị hóa chính là công
nghiệp hóa đất nước ngày càng nâng cao điều kiện sống và làm việc tạo ra các tiền đề cho
phát triển kinh tế xã hội, xóa bỏ mâu thuẫn sự khác biệt cơ bản giữa đô thị và nông thôn.
Đô thị hóa giả mạo: Xẩy ra ở các nước đang phát triển, đô thị hóa đặc trưng là
sự bùng nổ về dân số và sự phát triển yếu kém của ngành công nghiệp. Mâu thuẫn giữa
đô thị hóa và nông thôn trở nên sâu sắc do sự phát triển mất cân đối của các điểm dân
cư. Đặc biệt là sự phát triển độc quyền của các đô thị cực lớn tạo nên những hiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9
tượng tiêu cực trong quá trình phát triển đô thị.
Theo lịch sử phát triển đô thị hóa, có 3 loại đô thị hóa:
Đô thị hóa thay thế: Chỉ quá trình đô thị hóa diễn ra ngay chính trong đô thị, ở
đây có sự di dân từ trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô.
Đô thị hóa cưỡng bức: Là khái niệm dùng để chỉ sự dịch chuyển dân cư từ
nông thôn về thành thị với lý do ngoài kinh tế, tức là không phải trước hết là tìm kiếm
việc làm hay tìm dịch vụ tốt hơn. Quá trình cưỡng bức xẩy ra có thể nông dân chuyển
vào thành phố.
Đô thị hóa ngược: Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô thị
nhỏ hoặc từ đô thị trở về nông thôn.
Tại mỗi vùng, mỗi địa phương khác nhau sẽ có các điều kiện kinh tế, xã hội,
văn hóa và chính trị khác nhau và có thể sẽ có nhiều hình thức đô thị hóa cùng diễn ra.
2.1.1.4 Tác động của đô thị hóa đến vấn đề kinh tế, xã hội
Đô thị hóa làm ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến
số lượng, chất lượng dân số đô thị. quá trình này còn làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất
đô thị và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia. Do đó, đô
thị hóa gây ra nhiều tác động tích cực cũng như tiêu cực khác nhau trên quy mô vùng.
a) Tác động tích cực
Kết quả của quá trình mở rộng và phát triển đô thị hóa góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng kinh tế ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng kinh
tế ngành công nghiệp và dịch vụ.
Quá trình đô thị hóa dẫn tới tập trung các nguồn lực sản xuất, khoa học, công
nghệ, văn hóa, kỹ thuật và sự tập trung các khu dân cư làm cho kinh tế đô thị tăng
trưởng mạnh mẽ, trong đó GDP đầu người ở các đô thị thường cao hơn từ 3 đến 5 lần
GĐP bình quân đầu người của cả nước và cao hơn nhiều lần so với khu vực nông thôn.
Đô thị hóa diễn ra kéo theo việc xây dựng các cơ sở hạ tầng tương ứng để đáp
ứng nhu cầu phát triển của đô thị. Đó là hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc,
đầu tư cấp điện, chiếu sáng, cấp nước, thu gom xử lý chất thải Xây dựng hạ tầng các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10
khu đô thị, khu dân cư, khu trung tâm thương mại, dịch vụ
Đô thị hóa góp phần nâng cao trình độ nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần
của người dân. Do được tập trung xây dựng các trung tâm y tế, bệnh viện, giáo dục,
đào tạo, nghiên cứu khoa học nên người dân đô thị có điều kiện tiếp cận các thành
tựu mới về khoa học, kỹ thuật cũng như tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể
thao hơn so với nông thôn. Hình thành lối sống công nghiệp, xây dựng xã hội mới, hạn
chế các phong tục lạc hậu của khu vực nông thôn. Ngoài ra đô thị hóa còn góp phần
hình thành các khu du lịch, vui chơi, giải trí cho người dân, bảo tồn các di tích lịch sử
văn hóa truyền thống của dân tộc.
b) Những hạn chế, thách thức của đô thị hóa
Đi cùng với sự tăng trưởng và phát triển trong quá trình đô thị hoá là những hạn
chế, thách thức tới sự phát triển ốn định của các đô thị. Đó là:
Phát triển mất cân đối: Do sự phát triển quá tập trung vào các đô thị làm cho
trình độ phát triển giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng chậm phát triển và các vùng
phát triển ngày càng lớn. Việc mở rộng không gian đô thị làm giảm diện tích đất nông
nghiệp và tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị.
Phát triển không bền vững: Dân số đô thị tăng nhanh đã gây ra quá tải đối với
hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng
xã hội đô thị ở hầu hết các đô thị đều phát triển chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh
tế - xã hội đô thị. Phát triển đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, đặc
biệt là tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử
lý chất thải rắn, hệ thống giao thông và nhà ở.
Năng lực quản lý hành chính của các chính quyền đô thị: Tốc độ phát triển
quá nhanh của đô thị đã vượt quá khả năng điều hành của chính quyền địa phương,
việc quản lý đất đai, nhà ở, quản lý trật tự xây dựng đô thị là vấn đề nóng bỏng và
thường xuyên, song hầu hết các đô thị chưa tìm ra biện pháp quản lý hữu hiệu. Các
phương tiện dịch vụ đô thị hiện đại (hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý vệ sinh
môi trường ) là đối tượng quản lý phức tạp hơn, đòi hỏi trình độ, năng lực quản lý
hành chính phải được nâng cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11
Trong khi số đông cán bộ, viên chức trong bộ máy chính quyền quản lý đô thị chưa
được đào tạo và bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý đô thị, kiến thức về kinh tế
thị trường, trình độ còn bất cập so với yêu cầu, chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới,
lúng túng trước những vấn đề mới nảy sinh. Việc phát triển của đô thị cũng đòi hỏi tất yếu
phải phân cấp, xác lập lại thẩm quyền, nhiệm vụ và các mối quan hệ giữa các ngành từ
trung ương đến địa phương và việc nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với các tổ chức và bản
thân cán bộ quán lý đế có thế thích nghi với những vấn đề mới.
Về an toàn xã hội, điều phối thu nhập và đói nghèo đô thị: Vấn đề đói nghèo
và thất nghiệp thường diễn ra ở những đô thị phát triển nhanh nhưng thiếu cơ sở hạ tầng
kinh tế, kỹ thuật vững chắc, sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân kéo theo sự
mất an toàn xã hội, an ninh trật tự đô thị cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hấp dẫn đầu tư
bị giảm sút. Việc giảm thiểu các tệ nạn xã hội đối với đô thị cũng là vấn đề cần được
quan tâm. Chênh lệch thu nhập đô thị tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về vật chất, dịch vụ
đô thị khác có nhiều mức độ khác nhau, đòi hỏi các giải pháp tổ chức cung cấp dịch vụ
đa dạng, đặc biệt là y tế, nhà ở cho người nghèo và người có thu nhập thấp.
Các thách thức đối với vấn đề tăng trưởng đô thị hiện nay cần được quan tâm,
nếu không có các giải pháp “đáp ứng” kịp thời và tương xứng thì có thể dẫn đến sự
phát triển không bền vững ở tất cả các đô thị.
2.1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa
Điều kiện tự nhiên: Trong giai đoạn kinh tế phát triển chưa mạnh mẽ thì đô thị
hóa phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những vùng có khí hậu, thời tiết tốt, có
nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư mạnh
hơn và do đó dẫn đến quá trình đô thị hóa diễn ra sớm hơn, quy mô lớn hơn. Ngược
lại, các vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn từ đó dẫn đến sự phát triển
không đồng đều hệ thống đô thị giữa các vùng.
Điều kiện xã hội: Mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị tương
ứng và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó. Kinh tế thị trường
đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của lực lượng
sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền đề cho đô thị hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12
Văn hóa dân tộc: Mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng của mình và nền văn hóa đó có
ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và hình thái đô thị nói riêng.
Trình độ phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết định trong
quá trình đô thị hóa. Bởi vì, khi nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính. Để xây
dựng, nâng cấp và cải tạo đô thị cần nguồn tài chính lớn có thể từ trong nước hay
ngoài nước. Trình độ phát triển kinh tế có thể thể hiện qua nhiều phương diện: Quy
mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền kinh tế, sự phát triển các thành
phần kinh tế, luật pháp kinh tế, trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa
giáo dục của dân cư và mức sống dân cư.
Tình hình chính trị: Ở Việt Nam, từ sau năm 1975, tốc độ đô thị hóa ngày càng
cao, các khu đô thị mọc lên nhanh chóng đặc biệt là thời kỳ sau đổi mới năm 1986,
với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần, dẫn đến quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và kéo theo đó
là sự phát triển kinh tế vượt bậc.
2.1.2 Cơ sở lý luận về vùng ven đô thị
Đề tài nghiên cứu được tiến hành ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, một
huyện mang tính chất đặc thù của khu vực ven đô thị. Để có cơ sở vững chắc trong
việc xác định các nhân tố và yếu tố tác động đến sản xuất của các làng nghề chế biến
nông sản tại huyện Hoài Đức chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số cơ sở lý luận cơ
bản về vùng ven đô thị.
2.1.2.1 Khái niệm vùng ven đô thị
Các nhà nghiên cứu phát triển đô thị đã đưa ra một số định nghĩa khác nhau về
vùng ven đô, song có thể tóm tắt các điểm chung nhất như sau: về mặt địa lý vùng ven
đô được hiểu là khu vực cận kề với thành phố. Vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt
động đặc trưng cho nông thôn vừa có các hoạt động mang tính chất đô thị. Vùng ven
đô không tồn tại độc lập mà nằm trong một miền liên thông nông thôn - ven đô - đô
thị. Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của các bộ phận hợp thành hệ thống nông thôn
- ven đô - đô thị được thể hiện ở chỗ nông thôn và ven đô là nơi cung cấp thường
xuyên, lâu dài lương thực thực phẩm, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động cho đô thị,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13
ngược lại đô thị tạo ra thị trường để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ hội việc
làm và nơi ở cho các dòng di dân từ nông thôn đến đô thị, và cung cấp các sản phẩm
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều trường hợp trong quá trình đô thị hóa, các
chính sách quy hoạch và phát triển đô thị sẽ biến vùng ven đô thành đô thị và đô thị
hóa một phần nông thôn thành vùng ven đô mới (Iaquinta và Drescher, 2002).
Thông thường, người ta xác định ranh giới của vùng ven đô dựa vào các chính
sách quy hoạch đô thị và các biện pháp quản lý hành chính. Trong nghiên cứu này
chúng tôi coi tất cả các xã, phường, thị trấn có phần lãnh thổ tiếp giáp khu vực nội
thành được xác định cụ thể qua các biện pháp quản lý hành chính là vùng ven đô.
2.1.2.2 Một số đặc trưng cơ bản của vùng ven đô
Khác với khu vực nông thôn và khu vực đô thị, vùng ven đô mang những đặc
trưng giao thoa của hai khu vực này tạo nên các nét đặc trưng riêng về kinh tế, xã hội
và văn hóa.
1. Về kinh tế: Khác với nông thôn, vùng ven đô bao gồm toàn diện hơn các hoạt
động kinh tế, như các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và các dịch vụ đô thị.
2. Về xã hội: Vùng ven đô không thuần nhất về thành phần dân cư (nông
dân/công dân/trí thức/chủ doanh nghiệp; tầng lớp trung lưu/người nghèo cùng sống
chung trong một vùng lãnh thổ ven đô); trình độ dân trí và nhận thức của người dân
cao hơn so với nông thôn vì được tiếp xúc nhiều hơn với các yếu tố hiện đại và được
cung cấp thông tin thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau. Quan hệ xã hội đa chiều
và phức tạp hơn, do vậy dễ nảy sinh những xung đột về lợi ích giữa các nhóm dân cư
(đặc biệt trong sử dụng đất, các dịch vụ xã hội, vệ sinh môi trường…) trong quá trình
chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị.
3. Về văn hóa: Lối sống cư dân ven đô là sự pha trộn lối sống nông thôn - đô thị
do sự đa dạng về thành phần dân cư, trong đó chịu tác động mạnh của lối sống đô thị.
Thái độ, hành vi và ứng xử giữa các cá nhân với nhau và với môi trường thay đổi theo
xu hướng đô thị. Các giá trị, chuẩn mực văn hóa và lối sống biến đổi trong mỗi gia
đình và ngoài xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14
Xuất phát từ những đặc trưng riêng về kinh tế, văn hóa và xã hội và văn hóa,
vùng ven đô thị thường nảy sinh ra các vấn đề sau:
- Có sự gia tăng mạnh về dân số, đặc biệt là sự gia tăng cơ học. Dân số ven đô
luôn được bổ sung bởi sự di cư từ nội thành ra và từ các nơi khác đến. Kết quả là tồn
tại một xã hội nông thôn ven đô đa đạng cả về dân số và nghề nghiệp. Xã hội nông
thôn vì thế mà dần mất đi các đặc trưng vốn có của nó. Ví dụ như các quan hệ dòng
họ, dòng tộc phai nhạt dần, các logic vốn có của nông thôn như sự hỗ trợ giúp đỡ, tình
làng nghĩa xóm cũng bị mai một, tính chất cư trú theo địa vực cũng không còn nữa các
làng cổ dần bị đô thị hoá…
- Nhiều người dân nông thôn ven đô bị tách biệt giữa nơi ở và nơi làm việc, các
hoạt động phi nông nghiệp cạnh tranh về lao động khá lớn với nông nghiệp và nó thu
hút đặc biệt là lực lượng lao động trẻ. Làng xưa kia vừa là nơi sinh sống, vừa là nơi
canh tác nay có thể chỉ là nơi cư trú cho một bộ phân dân cư có công ăn việc làm
(công nghiệp, xây dựng, dịch vụ) trong thành phố.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn khá tốt nhưng không gian nông thôn thường bị chia
cắt, gây khó khăn cho sinh hoạt và lao động của người dân.
- Tình trạng sản xuất không ổn định do ngày càng có sự mở rộng các vành đai đô
thị ra bên ngoài. Tốc độ đô thị hoá, khả năng quy hoạch đô thị, chính sách và khả năng
kiểm soát sự phát triển đô thị ảnh hưởng mạnh đến tính ổn định.
- Đất đai cho sản xuất có xu thế giảm mạnh do tác động của quá trình đô thị hoá.
Trong khu vực ven đô tồn tại 3 xu thế về quan hệ đất đai:
o Đầu cơ đất và sự chống lại việc mở rộng không gian đô thị
o Giữ đất làm gia sản của những gia đình nông dân và mua đất làm nhà nghỉ thứ 2
của các nhà giàu thành phố
o Mua ruộng đất nhằm phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp cho lợi nhuận cao.
- Ảnh hưởng nhiều của sự ô nhiễm đô thị. Sự ô nhiễm có thể có nguyên nhân từ
chính các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động sinh hoạt của
dân cư đông đúc và cả hoạt động của các làng nghề ở ven đô gây ra.