Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần tin học tân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.79 KB, 32 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trên đà phát triển, và lĩnh vực công nghệ thông tin cũng
theo đà đó đang ngày càng phát triển và ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh
vực kinh tế - xã hội – chính trị - văn hoá…Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế,
thì tin học dường như là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh
nghiệp, mỗi cơ quan - tổ chức. Tin học ngày càng trở nên quan trọng với đời
sống, thì các phần mềm tin học cũng ngày càng trở nên quan trọng trong
việc quản lý hoạt động, tổ chức, kinh doanh,… của các doanh nghiệp, các tổ
chức. Để tồn tại và phát triển, thì mỗi doanh nghiệp đều phải có định hướng
phát triển riêng cho mình, và một trong những yếu tố giúp đem lại sự thành
công chính là thông tin, thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ sẽ giúp quyết
định của doanh nghiệp trở nên hiệu quả và hữu ích.
Riêng với lĩnh vực kế toán, thì thông tin luôn là yếu tố hàng đầu, tất cả các
nghiệp vụ phát sinh đều phải được phản ánh một cách chính xác, kịp thời và
đầy đủ. Vì thông tin kế toán là cơ sở để ra quyết định quản lý của mỗi doanh
nghiệp. Đó chính là lý do vì sao em quyết định tham gia, tiến hành phân tích
và thiết kế hệ thống thông tin kế toán mà cụ thể ở đây là phân hệ kế toán chi
phí giá thành.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Trương Văn Tú, chú Nguyễn Công Điều,
chú Nguyễn Minh Hải, anh Ngô Tuấn Anh, cùng các anh chị trong cơ quan
đã tận tình hướng dẫn em.
Sau đây là nội dung báo cáo thực tập tổng hợp:
I. Tổng quan về cơ sở thực tập.
II. Định hướng đề tài thực tập tốt nghiệp.

I.Tổng quan về cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ sở thực
tập.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Tin học Tân
Dân.
Ra đời năm 1996 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Phát Triển Kỹ
Thuật và Thương Mại Tân Dân, số đăng ký kinh doanh là 0103001206-


15/072002 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, số vốn điều lệ ban đầu
là trên 1 tỷ đồng, với trụ sở nằm ở 20B Lê Thánh Tông, sau đó 10/1998 thì
chuyển về 16 Thuỵ Khê – Tây Hồ.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty lúc bấy giờ là sản xuất các phần
mềm ứng dụng, cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin, cung cấp các
trang thiết bị công nghệ thông tin và các dịch vụ tin học, tư vấn xây dựng hệ
thống mạng. Cho đến tháng 1/2000, thì công ty chuyển hẳn sang làm phần
mềm và các công việc tư vấn đào tạo công nghệ thông tin.
Khi mới thành lập, công ty có 11 nhân viên trong đó có 1 Giám đốc phụ
trách chung, 1 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, 4 nhân viên, 1 kế toán, 4
người làm về mạng và phần cứng. Hiện nay Công ty có 40 cán bộ nhân
viên, 100% đều đã tốt nghiệp các trường đại học về công nghệ thông tin và
các chuyên ngành khác, trong đó có 29 cử nhân công nghệ thông tin, 1 tiến
sỹ khoa học, 3 tiến sỹ, 2 kỹ sư, 2 cử nhân kinh tế, 1 cử nhân ngoại ngữ.
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty.

Trong đó Ban lãnh đạo bao gồm:
TS. Nguyễn Văn Hùng – Giám đốc.
TSKH. Nguyễn Minh Hải – Phó giám đốc.
TS. Nguyễn Dũng Tiến – Phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
Với phương châm hoạt động của Công ty là “ Thoả mãn tốt nhất nhu cầu của
khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ đã cung cấp”. Tân Dân
trở thành một công ty có uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cung cấp
các sản phẩm phần mềm, các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ đào tạo với chất lượng
đảm bảo và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
4. Một số kinh nghiệm dự án tiêu biểu.
• Nhóm quản lý dự án và phân tích thiết kế hệ thống.
- Triển khai 03 phần mềm dùng chung thuộc Đề án 112 tại các tỉnh Hà Nam,
Hưng Yên, Lạng Sơn, Thanh Hoá và Vĩnh Phúc ( 2005).

- Xây dựng “ Dự án khả thi tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước” tỉnh Hà
Nam, giai đoạn 2001 – 2005( 2001- 2002).
- Xây dựng “ Dự án khả thi tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước” tỉnh
Hưng Yên, giai đoạn 2001- 2005( 2001- 2002).
- Xây dựng “ Dự án Tổng thể về phát triển công nghệ thông tin “ cho tỉnh Lao
Cai giai đoạn 2001 – 2005 ( 2000 – 2001).
- Xây dựng “ Dự án khả thi tin học hoá quản lý hành chính “ cho Viện thi đua
Khen thưởng Nhà nước giai đoạn 2001 – 2005.
- Xây dựng “ Dự án khả thi xây dựng hệ thống mạng và các phần mềm kiểm
định “ cho Viện Kiểm nghiệm ( Bộ Y tế).
- Cung cấp giải pháp cho “ Dự án quản lý các dự án đầu tư” tại tỉnh Hà Tây
( 2000).
- Cung cấp giải pháp cho “ Hệ thống thông tin phục vụ tin học hoá các hoạt
động” của Xí nghiệp Cổ phần Dược Nam Hà (2000).
- Cung cấp giải pháp xây dựng mạng cho Tổng Công ty Dịch vụ Điện - Điện
lực Việt Nam ( 1999).
- Cung cấp giải pháp xây dựng mạng diện rộng cho Dự án quản lý tài nguyên
biển - Viện nghiên cứu tài nguyên biển Hải Phòng ( 1998).
• Nhóm Quản trị hệ thống và dịch vụ.
- Xây dựng “ Hệ các phần mềm thống kê chuyên dụng” cho Ủy ban sông Mê
Công ( 2002).
- Xây dựng chương trình tạo các CD tra cứu văn bản, công ướng, quy ước đàm
phán cho cán bộ thuộc Ủy ban Mê Công Việt Nam ( 2002).
- Thiết kế và xây dựng hệ thống “ Phần mềm phục vụ thương mại điện tử” cho
Xí nghiệp Dược phẩm Nam Hà ( 2001-2002).
- Xây dựng một số phần mềm thống kê, hỗ trợ quyết định ở dạng mẫu dùng để
nhúng vào các ứng dụng hoặc quảng cáo ( 2001 – 2002).
- Xây dựng CSDL và phần mềm khai thác số liệu cho Ủy ban sông Mê Công
( 2001).
- Phần mềm “ Quản lý thi đua khen thưởng “ cho các Ban thi đua của các Văn

Phòng UBND tỉnh Hưng Yên ( 2001 – 2002).
- Phần mềm “ Quản lý nguồn tài nguyên biển “ - Dự án hợp tác với Đan Mạch
( 1999 – 2000).
- Phần mềm “ Quản lý chế độ cấp phát huân, huy chương” - Viện thi đua khen
thưởng ( 1999).
- Phần mềm “ Quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, làm theo đơn đặt hàng
của Ngân hàng Thế giới ( WB – 1998).
- Phần mềm “ Quản lý khách hàng và sản phẩm” của Văn phòng Microsoft tại
Việt Nam ( 1998).
- Với các sản phẩm phần mềm đóng gói thì khách hàng chủ yếu là Văn phòng
Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Thương Mại, Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội,
Công ty Điện lực Hà Nội, Công ty Công nghệ mới ( Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường), Liên hiệp sản xuất phần mềm ( CSE), Trường Quốc tế Hà nội,
UBND tỉnh Hà Nam, Quảng Ngãi… và các công ty nước ngoài như Công ty
Taipei ( Nhật Bản), Công ty Oxfam ( Hồng Kông), Văn phòng Dự án Cầu
Thanh Trì ( JICA - Nhật Bản), Công ty VSL ( Thuỵ Sỹ)…
- Với nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hệ thống Tân Dân đã thiết kế và cài đặt
các mạng LAN, WAN, cung cấp các trang thiết bị máy tính hàng đầu thế giới.
Những công việc mà Công ty đã thực hiện như:
+ Thiết kế và cài đặt hệ thống mạng cho trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội
( 6/2002).
+ Thiết kế và cái đặt hệ thống mạng cho Liên hiệp sản xuất phần mềm ( CSE) (
5/2002).
+ Thiết kế và cài đặt hệ thống mạng cho Viện ngôn ngữ ( 2001).
+ Thiết kế và cài đặt hệ thống mạng cho Công đoàn ngành Bưu Điện
( 10/2001).
+ Thiết kế và cài đặt hệ thống mạng cho Trung tâm Việt - Nhật thuộc Khu
công nghệ cao Láng – Hoà Lạc ( 2001).
+ Thiết kế cài đặt hệ thống mạng giao dịch cho Sàn Chứng khoán thuộc Ngân
hàng Nông nghiệp ( 2001).

+ Thiết kế và cài đặt mạng máy tính cho Trường Quốc tế Hà Nội ( 2001).
+ Thiết kế và cài đặt mạng máy tính cho Cục Sở hữu Công nghiệp ( 10/2000).
+ Thiết kế và cài đặt mạng máy tính cho Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam
( 2000).
+ Cài đặt theo thiết kế của Nhật Bản cho mạng máy tính của khoa Hồi sức cấp
cứu bệnh viện Bạch Mai ( 1999).
+ Thiết kế và cài đặt mạng WAN cho Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng có
kết nối với Bộ Hải sản và 46 tỉnh ven biển ( 1998).
+ Cài đặt và thiết kế mạng máy tính phục vụ công tác quản lý và giảng dạy cho
trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định ( 1998).
+ Thiết kế và cài đặt mạng LAN phục vụ các hoạt động trao đổi thông tin cho
Công ty dịch vụ thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ( 1997).
+ Thiết kế cài đặt các mạng dạy học cho trường SOS Hà Nội ( 1996) và trường
SOS tại Thành phố Vinh, Nghệ An ( 1997).
• Nhóm phần mềm phục vụ các bài toán kinh tế.
- Xây dựng “ Chương trình bán hàng “ tại Siêu thị 152A Lạc Trung ( 2002).
- Xây dựng “ Chương trình kế toán “ tại Siêu thị 152A Lạc Trung ( 2002).
- Khảo sát và xây dựng Đề án tin học hoá Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ sơ sinh
( 2002).
- Xây dựng “ Chương trình quản lý bệnh nhân và tiền viện phí” cho Bệnh viện
103 ( 2002).
- “ Chương trình kế toán” cho Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia
Hà Nội ( 2002).
- “ Chương trình kế toán” cho trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định ( 2001).
- Một số chương trình quản lý khách hàng, quản lý công nợ cho Khách sạn
Kim Liên – Hà Nội ( 2001).
- Xây dựng “ Chương trình quản lý đặt phòng, thanh toán tiền phòng” cho
Khách sạn Kim Liên – Hà Nội ( 2002).
- Xây dựng “ Chương trình kế toán, quản lý sản phẩm và khách hàng “ cho
Công ty Thực phẩm Miền Bắc và một số đại lý độc lập ( 2000 – 2001).

- Kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI) xây dựng
một số phần mềm kế toán như Kế toán chủ đầu tư, Kế toán hành chính sự
nghiệp, Kế toán doanh nghiệp (2000 – 2001).
- Xây dựng “ Chương trình quản lý các đại lý thuốc tân dược “ cho Công ty
Dược Đông Đô ( 1999).
- Xây dựng “ Chương trình quản lý khách hàng sử dụng điện “ cho Tổng Công
ty Điện lực ( 1998).
- Xây dựng “ Chương trình quản lý khách hàng “ của Microsoft Việt Nam
thông qua OutLook ( 1997).
• Nhóm lập trình Web.
- Xây dựng Website cho tỉnh Hưng Yên ( 2004).
- Xây dựng Website cho cho tỉnh Hà Nam ( 2003).
- Xây dựng Website cho Ủy ban sông Mê Công Việt Nam ( 2002).
- Xây dựng “ Chương trình quản lý công văn giấy tờ, phần luồng công việc”
cho hệ thống bưu điện tỉnh Hải Dương ( 6, 7 – 2002).
- Xây dựng “ Chương trình tra cứu các chỉ tiêu kinh tế thế giới trên web” cho
chương trình thí điểm của Văn phòng Chính phủ” ( 2002).
- Triển khai “ Chương trình quản lý công văn giấy tờ” cho các Văn phòng
UBND các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, sở Giáo dục Quảng Nam, các trường cao
đẳng Sư phạm Hà Nội, Nam Định và Văn phòng Đảng uỷ tỉnh Thái Nguyên
( 2001 – 2002).
- Xây dựng “ Website tra cứu văn bản pháp quy và tổ chức CSDL tổng hợp
thông tin Kinh tế - Xã hội” cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( 6/2002).
- Xây dựng các chương trình quản lý sinh viên, quản lý điểm thi, quản lý nhân
sự, quản lý tài sản cho các trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Sư
phạm Nam Định ( 2002).
- Xây dựng “ Chương trình quản lý nhân sự trên Web” ( 2001).
- Xây dựng “ Chương trình tra cứu và quản lý đơn thư khiếu tố “ ( thuộc Đề án
112).
- Xây dựng Website tra cứu tài liệu chuyên môn cho Ủy ban sông Mê Công

( 2001).
- Xây dựng bộ từ điển tổng hợp tích hợp từ 8 cuốn từ điển tiếng Việt hiện có
cho Viện Ngôn ngữ ( 2000).
- Xây dựng Website cho Ủy ban Khoa học Xã hội ( 1998 – 1999).
• Nhóm Domino.
Công việc chủ yếu nhằm vào các bài toán quản lý công văn giấy tờ và theo dõi
luồng công việc. Các ứng dụng đã thực hiện bao gồm:
- Chương trình quản lý công văn, báo cáo ( 2001 – 2002).
- Chương trình quản lý đơn thư khiếu tố ( 2001 – 2002).
- Chương trình quản lý báo cáo ( 2001 – 2002).
- Với các Đề án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước (Đề án 112), nhóm
cũng đã xây dựng được một số đề án:
+ Xây dựng “Đề án tin học hoá quản lý Hành chính Nhà nước tỉnh Hà Nam
giai đoạn 2001 – 2005” ( 2001-2002).
+ Xây dựng “Đề án tin học hoá quản lý Hành chính Nhà nước tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2001 – 2005” ( 2001-2002).
+ Xây dựng “Đề án tin học hoá quản lý Hành chính Nhà nước tỉnh Hà Tây giai
đoạn 2001 – 2005” ( 2001-2002).
+ Xây dựng “Dự án tổng thể về phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Lao Cai
giai đoạn 2001 – 2005” ( 2000-2001). Kết hợp với VCCI, Trung tâm Điện tử -
Tin học thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh ).
+ Xây dựng “Đề án Tin học hoá quản lý hành chính Viện thi đua Khen thưởng
Nhà nước giai đoạn 2001 – 2005”.
+ Xây dựng Dự án khả thi “Tin học hoá quản lý hành chính” cho Viện thi đua
Khen thưởng Nhà nước giai đoạn 2001-2005.
+ Xây dựng “Đề án phát triển công nghệ thông tin” cho Viện Kiểm Nghiệm
( Bộ Y tế ) ( 2001).
+ Xây dựng Dự án khả thi cho phần mềm dùng chung “Hệ thống thông tin tổng
hợp kinh tế - xã hội”.
+ Xây dựng Dự án khả thi “ Xây dựng Hệ thống thông tin Sở Thương mại và

du lịch tỉnh Lạng Sơn “ ( 2003).
+ Xây dựng Dự án khả thi “ Xây dựng Hệ thống thông tin Sở tư pháp tỉnh Hà
Nam” ( 2003).
+ Xây dựng một số Dự án khả thi cho UBND các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Hà
Tây, trong khuôn khổ “Đề án tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước năm
2001 – 2005” của các tỉnh nói trên.
+ Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Hà Nam (2002).
+ Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Hưng Yên ( 2002).
+ Đề án “Xây dựng CSDL quốc gia nguồn lợi sông Cửu Long” kết hợp với UB
sông Mêkông (1999).
+ Đề án “Xây dựng CSDL quốc gia nghiên cứu biển” kết hợp với Viện Nghiên
cứu Hải sản Hải Phòng ( 1998).
• Nhóm phần mềm Y tế
Đây là nhóm dự án mới thành lập, vì thế các dự án mà nhóm dự định xây dựng
và triển khai còn đang trong quá trình tìm hiểu, và nghiên cứu.
• Nhóm Hỗ trợ, dự phòng và sinh viên thực tập.
- Viết giáo trình theo đơn đặt hàng của Microsoft Việt Nam về quản trị mạng
Windows NT 4.0, giáo trình tin học văn phòng dựa trên bộ Office và giáo trình
tin học phổ thông.
- Tham gia giảng dạy tại Trung tâm đào tạo của hãng Microsoft ở Việt Nam
( EDT).
- Tham gia giảng dạy các giáo trình CNTT tại các Khoa CNTT thuộc các
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thái
Nguyên, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Nam Định.
- Thực hiện một số công việc giảng dạy và hướng dẫn làm Khoá luận tốt
nghiệp cho sinh viên thuộc các Khoa CNTT của trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
• Một số dự án mà nhóm Domino và Nhóm Lập trình Web cùng xây
dựng:
- “Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội” (2004) thuộc Đề án Tin học

hoá Quản lý hành chính Nhà nước ( theo đơn đặt hàng của BĐH 112 Chính
phủ).
- “Chương trình quản lý văn bản và hồ sơ công việc” ( 2004) thuộc Đề án Tin
học hoá Quản lý hành chính Nhà nước ( làm theo đơn đặt hàng của BĐH 112
Chính phủ).
- “Website phục vụ điều hành tác nghiệp cho UBND tỉnh và các đơn vị trong
tỉnh” (2004) thuộc Đề án Tin học hoá Quản lý hành chính Nhà nước ( làm theo
đơn đặt hàng của BĐH 112 Chính phủ).
- “Chương trình quản lý các dự án đầu tư “ ( 2004) thuộc dự án Tin học hoá
Quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Hưng Yên triển khai tại Sở Kế hoạch đầu tư
tỉnh Hưng Yên.
- “Chương trình quản lý các dự án đầu tư” (2003) thuộc dự án Tin học hoá
Quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Lạng Sơn triển khai tại Sở Kế hoạch đầu tư
tỉnh Lạng Sơn.
- “Chương trình quản lý các dự án đầu tư “ (2002) thuộc đề án Tin học hoá
Quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Hà Nam triển khai tại Sở Kế hoạch đầu tư
tỉnh Hà Nam.
- Xây dựng “Chương trình quản lý nhân sự trên Web” (2001) theo quy trình
chuẩn của Ban chỉ đạo Đề án 112 của Chính phủ.
- “Chương trình quản lý đơn thư khiếu nại” (2001 – 2002), “Chương trình quản
lý công văn “ (2001 – 2003), “Chương trình quản lý báo cáo “ (2001 – 2002):
Song hành với một số chương trình trên Web, các chương trình này được phát
triển nhằm đáp ứng yêu cầu của Đề án 112 Chính phủ.
- Xây dựng “Website tra cứu văn bản pháp quy và tổ chức CSDL tổng hợp
thông tin Kinh tế - Xã hội” cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( chưa triển khai).
Website này sử dụng thông tin từ các CD do Văn phòng Quốc hội cung cấp.
CSDL tổng hợp thông tin KT – XH có cấu trúc tương tự như CSDL xây dựng
cho các Bộ, tỉnh theo Đề án 112.
- Xây dựng “Chương trình tổng hợp thông tin báo cáo” cho các Văn phòng
UBND tỉnh ( 2001 – 2002).

- Xây dựng “CSDL tổng hợp thông tin KT – XH” (2001 – 2002). Dựa trên các
chỉ tiêu chuẩn của Chính phủ cho tất cả các ngành nghề, chương trình này cho
phép các tỉnh có được một CSDL lưu trữ tất cả các số liệu theo các chỉ tiêu.
Dựa trên CSDL này, tỉnh có thể tìm thấy rất nhiều câu trả lời đáp ứng các đòi
hỏi liên quan đến tất cả các khía cạnh KT – XH của tỉnh.
• Một số phần mềm dùng chung đã được Tân Dân xây dựng và triển
khai.
- Ba phần mềm dùng chung thuộc Đề án Tin học hoá Quản lý hành chính Nhà
nước ( theo đơn đặt hàng của BĐH 112 Chính phủ).
+ “Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội”.
+ “Chương trình quản lý văn bản và hồ sơ công việc”.
+”Website phục vụ điều hành tác nghiệp cho UBND tỉnh và các đơn vị
trong tỉnh”.
Đã được:
+ Xây dựng chương trình tích hợp các hệ thống thông tin lưu trữ tại trung tâm
thông tin tư liệu viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ( 2005).
5. Các đối tác của Tân Dân.
- Viện Công nghệ thông tin thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Quốc gia.
- Khoa Công nghệ Thông tin thuộc Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phòng Thương Mại và Công nghệ Việt Nam (VCCI).
- Ủy ban sông Mêkông Việt Nam.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Bộ Thương mại.
- Viện Ngôn ngữ.
- Viện Thi đua Khen thưởng Nhà nước.
- UBND các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái nguyên, Hà Nam.
- Công ty Công nghệ mới – MITEC ( Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường).
- Trung tâm đào tạo của Microsoft ở Việt Nam ( EDT).
- Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ phần mềm – CSE.

- Công ty Tin học School@net, Công ty Tin học Minh Việt.
- Công ty Phần mềm Doanh nghiệp BSC.
- Bộ Xây dựng.
- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam….
II. Phương hướng lựa chọn đề tài thực tập tốt nghiệp.
Trong thời gian vừa qua thực tập ở Công ty Cổ phần Tin học Tân Dân,
em đã được tìm hiểu, nghiên cứu về tổ chức và các lĩnh vực hoạt động của
công ty, các sản phẩm mà công ty đã, đang và dự định xây dựng và triển khai.
Lúc mới thành lập, lĩnh vực hoạt động của Tân Dân rất rộng, bao gồm cả kinh
doanh máy tính và các thiết bị điện tử tin học. Sau này ( từ năm 2000), Công ty
chuyển hẳn sang xây dựng và triển khai các phần mềm, cung cấp và tư vấn các
dịch vụ mạng, thiết kế mạng và xây dựng Website theo yêu cầu của khách
hàng. Lĩnh vực chủ yếu mà Công ty đã tham gia xây dựng là các dự án phát
triển hệ thống thông tin cho các tỉnh, hay Đề án tin học hoá quản lý hành chính
Nhà nước ( thuộc Đề án 112), xây dựng các trang Web, thiết kế mạng cho
doanh nghiệp…
Nhóm mà em tham gia là Nhóm phần mềm xí nghiệp, nhóm chuyên xây
dựng và triển khai các phần mềm về lĩnh vực kinh tế và quản lý trong mỗi
doanh nghiệp.
Cũng trong thời gian qua, được sự hướng dẫn và đồng tình của chú
Nguyễn Minh Hải, cùng các anh chị trong nhóm phần mềm Xí nghiệp, và cũng
do sở thích của bản thân, em đã định hướng được đề tài thực tập của mình, đó
là tiến hành phân tích thiết kế phân hệ kế toán chi phí giá thành cho Nhà
máy Ống thép Việt Đức - một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh
thép.
Sản phẩm chính của Nhà máy là các loại ống thép đen, ống thép mạ tròn,
hình chữ nhật hay hình vuông với nhiều kích thước khác nhau được sản xuất
theo tiêu chuẩn Anh Quốc BS1387-1985, hay theo tiêu chuẩn Hàn Quốc
KSD3568-1986. Quy trình sản xuất của Nhà máy là từ tôn cuộn( nguyên vật
liệu chính) mua về cắt thành dải tôn rồi đưa vào sản xuất, sản phẩm đầu ra là

ống đen, từ ống đen đưa vào nhúng mạ và ra sản phẩm cuối cùng là ống mạ.
Với quy trình sản xuất đó, cách tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của
Nhà máy cũng có tính chất riêng biệt. Giá thành được tính qua hai giai đoạn, từ
nguyên vật liệu đầu vào tính ra giá của bán thành phẩm, cuối kỳ tập hợp chi
phí tính ra giá thành phẩm. Do thời gian có hạn và khả năng còn nhiều hạn chế,
nên trong chuyên đề thực tập của em chỉ tính giá thành cho thành phẩm là ống
thép đen, mà không tính giá cho ống thép mạ.
Quy trình tính giá thành sẽ được thực hiện như trên, nguyên vật liệu
chính dùng vào sản xuất là tôn cuộn, cắt ra thành dải tôn (chính là bán thành
phẩm) và tính ra giá bán thành phẩm - dải tôn theo giá xuất nguyên vật liệu
(đơn giá của dải tôn sẽ được tính bằng giá xuất nguyên vật liệu chính chia cho
số lượng dải tôn sau khi cắt), sau đó cuối kỳ tập hợp và phân bổ chi phí và tính
ra giá thành của thành phẩm là ống đen.
Chi phí tập hợp trong kỳ được chia thành các khoản mục phí bao gồm
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm toàn bộ giá trị thực tế của
nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất, gồm giá trị nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu sửa chữa bảo dưỡng
máy và các nguyên vật liệu khác ( như sơn các loại, vật liệu khác, phôi thép,
phôi đồng, phôi gang, bản mã các loại). Các vật liệu này thường được mua về
nhập kho sau đó xuất vào sản xuất. Cách tính giá xuất kho nguyên vật liệu
được sử dụng chủ yếu là bình quân gia quyền, có thể được tính theo nhập trước
xuất trước, hoặc nhập sau xuất trước.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền lương, gồm lương cơ
bản, các khoản phụ cấp lương cho công nhân viên trong kỳ. Thường cuối kỳ
chi phí nhân công được cập nhật từ bảng chi trả lương do phòng hành chính
đảm nhận.
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí phục vụ cho sản xuất mang
tính chất chung toàn công ty, các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao

TSCĐ, các chi phí khác, và cả chi phí phân bổ công cụ dụng cụ cũng được tập
hợp vào chi phí sản xuất chung. Ngoài ra cuối kỳ, còn phải tính lượng phế liệu
tập hợp trong kỳ và trừ vào chi phí sản xuất chung.
Sau đây là những chức năng chính mà chuyên đề của em sẽ làm:
Trong đó:
Phân hệ kế toán chi phí
giá thành
Nhập
liệu
Cập nhật
chứng từ
Tính chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm
Hệ
thống
Lên báo
cáo
Hệ thống
Tài
khoản
Quản trị Sao lưu
dữ liệu
Thoát
chương trình
Danh
mục
nhân
viên
Danh
mục

khách
hàng
Danh
mục
kho,
vùng,
bộ phận
Sơ đồ
kết
chuyển
Danh
mục
chi
phí
Nhập liệu
Số dư
sản
phẩm
Danh
mục
hợp
đồng
mua
Số dư
tài
khoản
Em mong nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thầy, cùng các anh
chị trên cơ quan thực tập để em có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.
Phiếu
nhập

nguyên
vật liệu,
hàng hoá
Phiếu
nhập
thành
phẩm
Phiếu
xuất
nguyên
vật liệu
Phiếu nhập
nguyên vật
liệu, thành
phẩm dở
dang
Cập nhật chứng từ
Báo cáo
Bảng kê
chứng từ
Bảng giá thành
sản phẩm
Tổng hợp NVL
phát sinh theo SP
Tính chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm
Tính giá thành sản phẩmTập hợp chi phí sản xuất
Tính giá xuất nguyên vật
liệu
Tập hợp và phân bổ CCDC

Tính giá bán thành phẩm
Tập hợp và phân bổ chi
phí NVL
Cập nhật NVL & SPDD
cuối kỳ
Tách chi phí
Tính giá thành sản phẩm




×