Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa với dịch vụ ca huế trên sông hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.34 KB, 15 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA VỚI DỊCH VỤ
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG



Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Nguyễn Đức Cường Nguyễn Thị Huệ
Lớp: K43 QTKD DL
Niên khóa: 2009 - 2013






Huế, 5 - 2013

Lời cảm ơn
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch



Để thực hiện đề tài này em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt
tình của các giáo viên phụ trách đợt thực tập cuối khóa, sự động viên
giúp đỡ của bạn bè và được tạo điều kiện thuận lợi từ phía công ty lữ
hành Vidotour chi nhánh Huế, Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh
Thừa Thiên Huế, trung tâm tổ chức và biểu diễn ca Huế.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo Th.s Nguyễn Đức
Cường đã cung cấp kiến thức chuyên ngành và tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các anh, chị nhân viên ở
công ty lữ hành Vidotour chi nhánh Huế, các cô chú và anh chị thuộc
phòng nghiệp vụ du lịch và phòng quản lý Văn hóa nghệ thuật thuộc sở
du lịch đã tạo điều kiện cho em học hỏi và cung cấp cho em những tư
liệu cần thiết để hoàn thành khóa luận này
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Du lịch
Đại học Huế đã giảng dạy cho em trong suốt bốn năm học. Em cũng
xin cảm ơn ba mẹ, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong
suốt quãng thời gian vừa qua.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài. Em rất mong nhận
được những đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Huế, tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Huệ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1. Lí do chọn đề tài 6

2. Mục đích nghiên cứu 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
3.1 Đối tượng nghiên cứu 8
3.2 Phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Kết cấu đề tài 10
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
ERROR! BOOKMARK NOT
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch và khách du lịch, các loại hình du
lịch. Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Sản phẩm du lịch, đặc điểm sản phẩm du lịch.Error! Bookmark not defined.
1.1.3 Khái niệm du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa và đặc trưng của
sản phẩm du lịch văn hóa Error! Bookmark not defined.
1.1.4 Khái niệm về nhu cầu du lịch và sở thích du lịch.Error! Bookmark not defined.
1.1.5 Lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ ca Huế trên sông Hương.
Error! Bookmark not defined.
1.1.6 Các đặc điểm của ca Huế Error! Bookmark not defined.
1.1.7 Những nhạc cụ sử dụng trong biểu diễn ca Huế trên sông Hương
Error! Bookmark not defined.
1.1.8 Mối quan hệ giữa ca Huế và các làn điệu dân ca Huế
Error! Bookmark not defined.
1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Thực trạng du lịch Huế qua 3 năm 2010 – 2012Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Thực trạng của hoạt động ca Huế trên sông HươngError! Bookmark not defined.

1.2.3 Những quy định của dịch vụ ca Huế trên sông Hương
Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨUERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành phố Huế Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Vị trí địa lý và địa hình Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Đặc điểm khí hậu và thủy văn Error! Bookmark not defined.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

2.1.4 Cơ sở hạ tầng xã hội Error! Bookmark not defined.
2.1.5 Tài nguyên du lịch và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Error! Bookmark not defined.
2.1.6 Vai trò của du lịch nói chung – du lịch văn hóa nói riêng trong phát triển
kinh tế – xã hội của thành phố Huế Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA VỀ
DỊCH VỤ CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNGERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1 Mô tả mẫu phiếu điều tra Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Sơ lược về mẫu điều tra: Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Phân tích kết quả điều tra Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Phân tích các nhân tố Error! Bookmark not defined.
3.2 Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa về dịch vụ ca Huế trên sông
Hương Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Đánh giá sự hài lòng của du khách về nhóm “chất lượng đội ngũ diễn
viên, ca sĩ,nhạc công, chủ thuyền và nội dung chương trình ca Huế trên sông
Hương. Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Đánh giá của du khách về chất lượng cơ sở vật chất và các dịch vụ bổ
sung Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Đánh giá của du khách về mức độ an toàn và thẩm mỹ của khu vực biểu
diễn Error! Bookmark not defined.
3.3 Kiểm định ANOVA sự khác biệt giữa các biến độc lập khi đánh giá các yếu tố:

Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Kiểm định ANOVA sự khác biệt giữa các biến độc lập khi đánh giá các
yếu tố về chất lượng nhạc công, ca sĩ, diễn viên, chủ thuyền và nội dung
chương trình ca Huế trên sông Hương Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Kiểm định ANOVA sự khác biệt giữa các biến độc lập khi đánh giá các
yếu tố về chất lượng cơ sở vật chất và các dịch vụ bổ sungError! Bookmark not defined.
3.3.3 Kiểm định ANOVA sự khác biệt giữa các biến độc lập khi đánh giá các
yếu tố vềmức độ an toàn và thẩm mỹ của khu vực biểu diễnError! Bookmark not defined.
3.4. Đánh giá chung Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG
CỦA DU KHÁCH VỚI DỊCH VỤ CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
ERROR! BOOKMARK NOT
4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp Error! Bookmark not defined.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

4.1.1 Quan điểm về phát triển du lịch Huế Error! Bookmark not defined.
4.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của dịch vụ ca Huế trên sông Hương.
Error! Bookmark not defined.
4.2 Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của du khách nội địa về dịch vụ ca Huế
trên sông Hương Error! Bookmark not defined.
4.2.1 Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý của các cơ quan nhà nước
Error! Bookmark not defined.
4.2.2 Giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất để phục vụ tốt nhất cho hoạt động ca
Huế trên sông Hương Error! Bookmark not defined.
4.2.3 Giải pháp về cải tiến nội dung chương trình biểu diễnError! Bookmark not defined.
4.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng diễn viên, bồi dưỡng năng lực của chủ
thuyền Error! Bookmark not defined.
4.2.5 Giải pháp về công tác bảo tồn và phát triển ca Huế nói chung, ca Huế
trên sông Hương nói riêng Error! Bookmark not defined.

4.2.6 Những giải pháp bổ trợ Error! Bookmark not defined.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11
1. Kết luận 11
2. Kiến nghị 12
2.1 Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 12
2.2 Đối với Sở văn hóa thể thao và du lịch và trung tâm quản lý tổ chức và
biểu diễnca Huế 13
2.3 Đối với ban quản lý bến thuyền du lịch 13
2.4 Đối với công ty lữ hành 14
2.5 Đối với đội ngũ diễn viên, nhạc công 14
2.6 Đối với chủ thuyền 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một
trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự
nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… của đất nước. Theo công bố
mới đây tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 vừa diễn ra ngày 16 tháng 5 năm
2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới. Du lịch không
chỉ đem lại những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế mà còn giải quyết một số
lượng lớn lực lượng lao động, là ngành quan trọng tạo ra nhiều việc làm cho xã
hội, chiếm 8% lao động toàn cầu. Ở Việt Nam, du lịch thực sự đã trở thành ngành
mũi nhọn, đem lại những đóng góp to lớn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn
ảnh hưởng quan trọng đến tất cả các lĩnh vực khác, đặc biệt là văn hóa – xã hội.
Hiện nay, ngành du lịch tập trung và phát triển đa dạng các loại sản phẩm du lịch.
Bên cạnh những hình thức du lịch đang được quan tâm và phát triển như du lịch
mạo hiểm, du lịch giáo dục, du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch nghỉ

dưỡng, du lịch văn hóa được xem là sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam và các
nước đang phát triển nói chung, đây là sản phẩm du lịch đem lại nhiều giá trị cho
cộng đồng xã hội.
Huế là một thành phố du lịch trọng điểm của Việt Nam và từ lâu đã được
xem là trung tâm du lịch văn hóa quan trọng của nước ta. Tỉnh Thừa Thiên Huế sở
hữu kho tàng tài nguyên du lịch văn hóa đồ sộ.Đây cũng là thành phố duy nhất ở
nước ta hiện còn lưu giữ được những di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa
dạng, độc đáo như các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, ca múa cung đình Huế ; ẩm
thực, các hoạt động lễ hội và hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tục tập
quán đặc sắc mà trong mỗi loại hình đều có sự gắn bó, hòa nhập giữa văn hóa
cung đình và văn hóa dân gian. Tất cả yếu tố đó là nguồn tài nguyên du lịch vô giá,
tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa - thế mạnh không chỉ của riêng Thừa
Thiên - Huế mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

Dựa theo chủ trương và định hướng phát triển du lịch của tỉnh, Thừa Thiên
Huế đã xác định phát triển du lịch văn hóa và nhấn mạnh đến những sản phẩm đặc
thù của tỉnh nhà. Và ca Huế trên sông Hương được xem là một trong những sản
phẩm độc đáo và đặc trưng, mang màu sắc Huế và chỉ có ở riêng Huế.
Ca Huế là sự kết hợp tài tình của dòng âm nhạc dân gian: những điệu hò
mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế,
những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang với ca
nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại
triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó có
những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất
chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân Cố đô.
Ca Huế trên sông Hương đã xuất hiện từ lâunhưng đến nay vẫn chưa thực
sự được bảo tồn và đầu tư đúng mức, cũng như chưa có được một kế hoạch phát
triển cụ thể, chính điều này đã làm cho ca Huế trên sông Hương chưa được phát

huy thế mạnh của nó một cách tối đa và đem lại nhiều hiệu quả. Mặt khác, ca Huế
trên sông Hương hiện nay chỉ tập trung đầu tư và phục vụ tốt với nhómkhách
nước ngoài mà đã bỏ quên nhóm khách nội địa, trong khi đó, đây là nhóm khách
đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho ngành du lịch, không chỉ ở Thừa Thiên
Huế mà còn ở trong cả nước. Chính vì vậy, việc đánh giá sự hài lòng của khách
nội địa được xem là vấn đề hết sức cần thiết.
Những sản phẩm du lịch luôn thay đổi và phát triển không ngừng, chính vì
vậy sự đánh giá là công tác phải được thực hiện một cách thường xuyên nhằm thỏa
mãn tốt nhất nhu cầu của du khách. Nắm bắt được những vấn đề đó và đặt trong
xu hướng phát triển du lịch hiện nay, tôi chọn đề tài “Đánh giá sự hài lòng của
khách nội địa với dịch vụ ca Huế trên sông Hương” làm đề tài cho khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đánh giá sự hài lòng của khách nội địa đối với dịch vụ ca
Huế trên sông Hương, từ đó tôi đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

 Hệ thống hóa lại các vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, chất lượng dịch vụ, ca
Huế, ca Huế trên sông Hương…
 Xác định mức độ mong đợi của khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ ca Huế
trên sông Hương.
 Đánh giá sự hài lòng của khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ ca Huế trên
sông Hương
 Đề xuất những đóng góp nhằm nâng cao chất lượng dịch dịch vụ ca Huế trên
sông Hương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là du khách nội địa sử dụng sản phẩm dịch vụ
ca Huế trên sông Hương.

3.2 Phạm vi nghiên cứu
 Về mặt không gian: Đề tài được điều tra và nghiên cứu tại thành phố Huế.
 Về mặt thời gian: từ 02/2013 đến 04/2013
 Về mặt nội dung: tìm hiểu những vấn đề mà khách nội địa cảm thấy hài lòng và
chưa hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ ca Huế trên sông Hương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tôi sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp và phương pháp phân
tích dữ liệu sơ cấp cùng với việc xây dựng bảng hỏi và xử lý số liệu thống kê bằng
phần mềm SPSS.
4.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Sử dụng các tài liệu có được từ phía
Sở du lịch văn hóa thể thao và du lịch, trung tâm quản lý tổ chức và biểu diễn ca
Huế cung cấp các vấn đề về doanh thu, lao động, kết quả kinh doanh và các tài
liệu từ báo chí và internet.
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp:Tiến hành nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức
4.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

a. Nghiên cứu định tính
 Mục tiêu: Xác định các yếu tố cần thiết để thiết lập bảng hỏi
 Cách thức tiến hành: tôi sử dụng phương pháp hỏi ý kiến các chuyên gia
và phương pháp phỏng vấn sau: Các chuyên gia dự kiến là các lãnh đạo, nhân viên
có kinh nghiệm. Từ kết quả thu được, tôi sẽ tiến hành phỏng vấn sâu để tìm ra các
yếu tố cần thiết để thiết lập bảng hỏi nháp.
b. Nghiên cứu định lượng
 Mục đích: để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và các giá trị của thang đo đã
thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp.
 Cách thức tiến hành: điều tra thử 20 đối tượng nghiên cứu được chọn lựa
theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả thu được sẽ sử dụng để tiến

hành xử lý SPSS, xác định các biến thừa, kiểm định sự phù hợp của thang
đo và điều chỉnh lại.
4.2.2. Nghiên cứu chính thức:
 Tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được chọn ra từ mẫu. Bước
nghiên cứu này nhằm đánh giá thang đo, xác định mức độ hài lòng của đối
với các yếu tố cũng như kiểm định các giả thuyết đã được nêu ra.
4.3. Thiết kế thang đo và bảng hỏi:
 Đối với các câu hỏi nhằm xác định đặc điểm đối tượng được điều tra, tôi sử
dụng hệ thống thang đo phân loại: câu hỏi phân đôi, nhiều lựa chọn một trả lời và
nhiều lựa chọn nhiều trả lời.
 Đối với các câu hỏi nhằm xác định mức độ mong đợi mà đánh giá sự hài
lòng của du khách, tôi sử dụng hệ thống thang đo likert với 5 mức độ:
1 Rất hài lòng 2 Hài lòng 3 Bình thường
4 Không hài lòng 5 Rất không hài lòng
Bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu định lượng được thiết kế theo các
đặc tính sau:
- Dạng bảng câu hỏi: có cấu trúc.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

- Hình thức câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở
- Cấu trúc bảng hỏi:
 Câu hỏi hướng dẫn
 Câu hỏi định tính: nhằm giới hạn phạm vi đối với đối tượng nghiên cứu
 Câu hỏi hâm nóng: gợi nhớ những vấn đề có liên quan đến nội dung chính
 Câu hỏi đặc thù: đi sâu chi tiết , thông tin cần thiết để hoàn thành mục tiêu
nghiên cứu
 Câu hỏi phụ: những đặc điểm cá nhân riêng tư của người được phỏng vấn.
4.4 Phương pháp chọn mẫu:
Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên thuận tiện. Công thức tính mẫu như

sau:

Do sự giới hạn về điều kiện, vì vậy cỡ mẫu điều tra được sử dụng là 110. e:
sai số cho phép = 5%. Giá trị Z tương ứng với độ tin cậy cho phép: Z= 1,96 . Như
vậy độ lệch chuẩn được xác định dựa vào công thức trên là S
2
=65%
4.5 Phương pháp xử lý số liệu thống kê:
Dữ liệu thu thập sẽ được tôi tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS.
 Thống kê mô tả.
 Đánh giá thang đo các khái niệm.
 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu.
 Phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích ANOVA.
 Kiểm định các giả thuyết.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài gồm có 4 chương
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

Chương 3: Đánh giá sự hài lòng của khách nội địa đối với dịch vụ ca Huế trên
sông Hương
Chương 4: Đề xuất và một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách nội
địa với dịch vụ ca Huế trên sông Hương.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Huế – một thành phố của di sản và du lịch. Thành phố Huế có thế mạnh về
phát triển du lịch với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú
và độc đáo, chính những yếu tố này đã tạo cho Huế những thuận lợi để phát triển

nhiều loại hình sản phẩm du lịch văn hóa và độc đáo.
Ca Huế trên sông Hương là một sản phẩm du lịch đặc thù của Huế.Sự ra đời
cũng như phát triển của nó đã làm phong phú cho những hoạt động du lịch của
Huế, làm đa dạng cho những hoạt động vui chơi giải trí về đêm tại Huế. Bên cạnh
đó ca Huế trên sông Hương ra đời còn góp phần giải quyết việc làm, cải thiện
nguồn thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn và phát huy những vẻ đẹp của
văn hóa Huế, quảng bá hình ảnh Huế và con người Huế trên trường quốc tế và
quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, ca Huế trên sông Hương còn
gặp phải những hạn chế cần được giải quyết. Qua quá trình điều tra và tìm hiểu tôi
nhận thấy rằng:
- Nhìn chung, đội ngũ diễn viên, ca sĩ, nhạc công chưa được bồi dưỡng một
cách có chất lượng và quy củ. Các nghệ sĩ biểu diễn chưa thật sự tâm huyết và
muốn truyền trải nghệ thuật truyền thống của Huế đến với du khách. Bên cạnh đó
là thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp, vẻ mặt “đưa đám” khi biểu diễn, và đặc
biệt là tình trạng phục vụ theo kiểu “nhìn người để phục vụ”, nói những lời khó
nghe, xúc phạm du khách.
- Những dịch vụ bổ sung vẫn chưa có những nét đặc trưng nhất định. Băng
đĩa được bán một cách đại trà và không đảm bảo chất lượng. Dịch vụ ăn uống trên
thuyền chưa đảm được chất lượng và nét đặc trưng. Những sản phẩm lưu niệm
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

được bày bán chưa phải là những sản phẩm đặc thù của Huế mà chủ yếu là những
sản phẩm xuất xứ từ các vùng khác, chủ yếu là hành hóa từ Trung Quốc.
Về vấn đề quản lý, các cấp quản lý như trung tâm quản lý tổ chức và biểu
diễn ca Huế, Sở văn hóa thể thao và du lịch, ban quản lý bến thuyền du lịch, chưa
có những kiểm tra sát sao đối với hoạt động ca Huế trên sông Hương, vẫn còn tình
trạng dồn khách, chèo kéo khách, thuyền không đảm bảo được chất lượng, thẩm
mỹ nhưng vẫn hoạt động. Điểm yếu mà tôi thấy là sở văn hoá Thể thao quy định
vé cho một du khách 40.000 vnd hay một tour trọn gói với một thuyền 680 .000

vnd nhưng hiện tượng chặt chém của chủ thuyền hay những đại lý bán vé đã làm
cho giá được đội lên rất cao nhưng chương trình thì không chất lượng. Giá trả cho
đội ngũ nghễ sĩ, diễn viên lại do chủ thuyền trả nhưng thuế diễn viên lại trả cho
trung tâm ca Huế dẫn tới thu nhập của đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên vẫn chưa cao.
Điều này ảnh hưởng tới chất lượng buổi diễn bởi một số diễn viên chỉ hoạt động
để kiếm sống trong thời gian rảnh và tâm huyết với nghề là không có.Bởi vậy mà
cánh phục vụ đã không làm cho du khách cảm thấy hài lòng.
- Vấn đề quảng bá vẫn chưa thực sự coi trọng. Trong những năm qua, những
cấp quản lý vẫn chưa có những chính sách quảng bá hiệu quả. chủ yếu biết đến ca
Huế qua công ty lữ hành, số lượng khách biết đến qua internet và các phương tiện
truyền thông khác rất hạn chế.
2. Kiến nghị
Để thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ca Huế trên sông
Hương trên địa bàn thành phố Huế một cách có hiệu quả. Dựa vào kết quả nghiên
cứu, tôi mạnh dạn đưa ra kiến nghị một số vấn đề sau:
2.1 Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Nâng cao vai trò của Sở du lịch trong quản lý hoạt động của dịch vụ ca Huế
trên sông Hương, đồng thời cần nghiên cứu phương án thành lập những công ty tổ
chức và biểu diễn ca Huế quản lý đội thuyền, diễn viên, ca sĩ, nhạc công, xây dựng
chương trình biểu diễn, quảng bá dịch vụ nhằm tránh tình trạng độc quyền.
UBND cần nghiên cứu phương án cho phép mở rộng khu vực bến thuyền Tòa
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

Khâm đẻ phục vụ cho , tránh tình trạng quá tải do chật hẹp của bến thuyền vào
mùa cao điểm.
Hỗ trợ cho các chủ thuyền vay vốn để cải tạo, trang trí thuyền và thay mới
những tiện nghi để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của du khách.
UBND quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm nhưng quy
định đã nêu ra, chỉ nên cho phép những các đơn vị có đủ điều kiện và uy tín kinh

doanh loại hình này, chấm dứt tình trạng ăn theo một cách tùy tiện.
Nâng cao nhận thức về ca Huế đối với người dân, các cấp, các ngành, các tổ
chức đoàn thể, xã hội, để họ có những nhận thức đúng đắn về ca Huế và ý thức
được vai trò của mình nhằm bảo tồn và phát huy một cách có hiệu quả loại hình
nghệ thuật truyền thống này.
Cần có chiến lược xây dựng và phát triền lâu dài cho ca Huế và có những chính
sách khuyến khích những nghệ nhân mở các lớp đào tạo cho các thế hệ trẻ để có
một đội ngũ chất lượng phục vụ cho loại hình du lịch này.
2.2 Đối với Sở văn hóa thể thao và du lịch và trung tâm quản lý tổ chức và biểu
diễnca Huế
Sở văn hóa thể thao và du lịch có những chính sách nhằm hỗ trợ cho trung tâm
quản lý tổ chức và biểu diễn ca Huế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ dẫn chương trình
về ca Huế, đào tạo đội ngũ ca sĩ, nhạc công tham gia biểu diễn ca Huế.
Sở du lịch và trung tâm QL&TC biểu diễn ca Huế nên phối hợp với nhau để
tập huấn cho các chủ thuyền về nghiệp vụ và kĩ năng giao tiếp, đón tiếp du khách,
về những ứng xử trong giao tiếp. Không cấp phép cho những chủ thuyền có hành
vi không phù hợp với du khách.
Thường xuyên tổ chức những đợt kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn của các nghệ
sĩ.
Tạo điều kiện thuận lợi cho những công ty lữ hành có các hoạt động quảng bá
cho ca Huế trên sông Hương.
2.3 Đối với ban quản lý bến thuyền du lịch
Cần có quy định bắt buộc đối với các chủ thuyền nên mang đồng phục, không
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

được để cả gia đình chủ thuyền đi cùng trong những suất diễn ca Huế, trên thuyền
chỉ có một thuyền trưởng và một thuyền viên.
Phối hợp với lực lượng an ninh của thành phố để giữ trật tự và an toàn tại bến
thuyền, tránh những tình trạng cò mồi, chèo kéo , người bán hàng rong, ăn xin,

gây mất trật tự, lộn xộn tại bến thuyền, ảnh hưởng đến tâm lí của du khách.
2.4 Đối với công ty lữ hành
Đưa dịch vụ ca Huế trên sông Hương vào trong chương trình du lịch của công
ty.
Có những phương án, kế hoạch quảng bá, giới thiệu ca Huế đến với du khách
nội địa và cả du khách quốc tế.
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các hướng dẫn viên nhằm giới
thiệu và quảng bá một cách có hiệu quả đến với du khách, bảo tồn và phát triển
dịch vụ ca Huế trên sông Hương.
2.5 Đối với đội ngũ diễn viên, nhạc công
Các diễn viên chủ động và tự giác mặc áo dài, khăn đóng khi biểu diễn. Đó
chính là nét đặc trưng của ca Huế mà du khách rất hài lòng và ấn tượng khi tham
gia dịch vụ ca Huế trên sông Hương.
Bên cạnh đó, những người nghệ sĩ luôn luôn giữ thái độ nhiệt tình khi biểu
diễn, tôn trọng với tất cả du khách, không phân biệt du khách nước ngoài với du
khách nội địa. Những người nghệ sĩ tiếp xúc trực tiếp chính là yếu tố quyết định
đến sự hài lòng của du khách, chính vì vậy phải biết gạt hết những chuyện cá nhân,
riêng tư để biểu diễn một cách hết lòng, không thể hiện bộ mặt “đưa đám” với du
khách.
2.6 Đối với chủ thuyền
Chú trọng đầu tư, trang trí thuyền mang một phong cách riêng nhưng vẫn giữ
được nét hài hòa và thống nhất với chủ đề ca Huế, cảnh quan hai bên bờ sông
Hương.
Các chủ thuyền thống nhất mặc đồng phục và luôn luôn giữ thái độ nhiệt tình
khi phục vụ khách du lịch.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. Nguyễn Đức Cường
Nguyễn Thị Huệ – K43 QTKD Du lịch

Không để người nhà của mình lên thuyền khi thuyền đang biểu diễn ca Huế.
Chủ động đầu tư, cải thiện những hệ thống cơ sở vật chất, tiện nghi để đáp ứng

tốt nhất nhu cầu của . Có ý thức trong việc đón khách, không được ép khách, chèn
khách, tự ý sang khách không có ý kiến chỉ đạo của trung tâm quản lý bến thuyền
du lịch.
















×