Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.35 KB, 8 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA

Bạn nghĩ thế nào về một người không muốn giao tiếp?
Đó có lẽ là điều đáng tiếc nhất của họ. Tại sao họ lại muốn từ bỏ đi điều
mà có thể là lợi thế của họ, điều mà biết bao người muốn mà không thể có
được, họ đã tự mình cắt đi con đường đưa họ gần gũi hơn với tất cả mọi
người.
Đúng vậy giao tiếp rất quan trọng, nó là sức mạnh, là nền tảng, là phương
thức để tồn tại xã hội. Nhờ có giao tiếp, từ hai người xa lạ, chúng ta có thể
làm quen, phát triển dần mối quan hệ và trở nên thân thiết, làm cho hai đất
nước – dùng 2 ngôn ngữ khác nhau vẫn có thể có mối quan hệ bang giao hữu
hảo…Không có giao tiếp, không thể có nền văn hóa cũng như văn minh giao
tiếp.
Giao tiếp chứa ba nội dung quan trọng, đó là ngôn ngữ- tư duy- văn hóa.
Có thể hiểu các khái niệm này như sau:
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp
nhận, ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng.
Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt- bộ
não người.
Văn hóa là cách hành xử của con người với con người, của con người với xã
hội, của con người với thiên nhiên môi trường, của con người với chính bản
thân mình.
Giữa ngôn ngữ và tư duy, rồi giữa ngôn ngữ và văn hóa đều có những mối
liên hệ mật thiết và không thể tách rời: “ngôn ngữ là hệ quả tất yếu của tư
duy, là sản phẩm trực quan của văn hóa”.
Cùng xem xét về 2 mối quan hệ này, để thấy rõ hơn về giao tiếp.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đầu tiên về ngôn ngữ và tư duy- hai khái niệm thống nhất nhưng không đồng
nhất “ ngôn ngữ và tư duy là hai mặt của tờ giấy, không thể cắt mặt này mà


không đồng thời cắt mặt kia” .Chúng xuất hiện đồng thời , sóng đôi không
tách rời. Có tư duy thì mới có thể có ngôn ngữ: ngôn ngữ là hệ quả tất yếu
của tư duy. Khi bạn không thể phân biệt được hai khái niệm thì làm sao có
thể nói về chúng, đưa ra những nhận xét về chúng. Mác đã khẳng định: ngôn
ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy” và “ý tưởng không thể tồn tại ngoài
ngôn ngữ ”. Ngay cả khi con người không nói ra, nhưng họ có suy nghĩ bên
trong, đó là thế giới nội tâm của họ, trong thơ văn chúng ta vẫn hay gọi đó là
: độc thoại nội tâm- tức ngôn ngữ bên trong. Điều đó cho thấy tư duy và
ngôn ngữ vẫn gắn liền với nhau dù trong hoàn cảnh nào. “Ngôn ngữ không
có tư tưởng thì không thể tồn tại, còn tư tưởng thì phải thể hiện trong cái chất
tự nhiên của ngôn ngữ”. Những âm điệu không có nghĩa thì dù đẹp đến đâu
nó cũng không thể trở thành lời bài hát, không thể tồn tại vì không phục vụ
cho mục đích nào. Người ta vẫn thường bảo “ uốn lưỡi bảy lần trước khi
nói” điều đó nhắc nhở chúng ta rằng, hãy nghĩ cho kĩ trước khi nói một điều
gì, đó cũng là một hoạt động tư duy. Muốn cho người khác hiểu được mình
thì lời lẽ cũng phải có nghĩa, có trình tự và logic nhất định, nói rõ ràng và
mạch lạc. Để có được điều đó thì cần phải có tư duy. Tư duy và ngôn ngữ
cùng đi với nhau tạo sức mạnh thuyết phục lớn, tạo sức nặng trong lời nói.
Đó là điều mà ai cũng nên học hỏi, nó giúp ích rất lớn trong việc giao tiếp
của mình, trong đời sống cũng như trong công việc.
Thứ hai là về quan hệ giữa “ngôn ngữ và văn hóa” hai trong những vấn
đề lớn của mỗi con người cũng như của một dân tộc: ngôn ngữ là sản phẩm
trực quan của văn hóa. Chúng cũng có mối liên hệ mật thiết và không thể
tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và ngược lại, văn hóa
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chứa đựng trong ngôn ngữ hay người ta nói ngôn ngữ là một thành tố của
văn hóa.
Văn hóa là một tảng băng chìm, gồm hai phần , và trong đó lại bao gồm
nhiều hơn nữa: là ngôn ngữ, là ấn tượng xuất hiện, là kĩ năng giao tiếp, là

đức tin, là thái độ, là cách đánh giá giá trị, là nhận thức…Ngôn ngữ cũng có
các mối liên hệ với các thành tố khác của văn hóa, ví dụ như:
Giữa ngôn ngữ và đức tin: Việt Nam chúng ta có Phật giáo và nho giáo, đó
là hai chuẩn mực đạo đức mà người dân ta rất xem trọng. Phật giáo dạy ta
làm điều hay lẽ phải, luôn luôn hướng thiện, tu nhân tích đức. Nho giáo có
tam cương ngũ thường,tam tòng tứ đức…Thời phong kiến, phải coi vua, thầy
và cha theo thứ tự , phải xem trọng, nghe lời mà luôn luôn nghe theo. Đi học
phải lạy thầy, về nhà phải lạy cha mẹ…Con gái sinh ra thì phải theo cha mẹ,
cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết thì
phải đi theo con trai, không có tiếng nói trong gia đình. Lời lẽ nói năng phải
tuân thủ theo các chuẩn mực, làm gì cũng phải dè chừng, kính trên nhường
dưới... Đó là thời xưa, còn ngày nay chúng ta vẫn xem trọng một số chuẩn
mực phù hợp, những chuẩn mực không phù hợp với thời đại cũng dần dần bị
mất đi và thay thế bởi cái khác.
Giữa ngôn ngữ và thái độ: khi chúng ta bực tức giận dỗi sẽ khiến cho lời nói
của chúng ta trở nên cộc lốc, lời lẽ trong những lúc này sẽ không tỉnh táo,
khiến cho mọi chuyện trở nên khó khăn, vì thế trong những lúc này cần phải
bình tình, kiềm chế bản thân tránh mọi hành động cũng như lời nói không
được đi quá giới hạn, ảnh hưởng đến mối quan hệ. Khi giao tiếp, nụ cười rất
có ích, có tạo ấn tượng tốt cho đối phương, tạo không khí vui vẻ cho cuộc trò
chuyện, câu chuyện trở nên sôi động và thú vị hơn. Hay khi chúng ta rất có
thiện cảm với ai đó, khi nói chuyện sẽ thân mật và dịu dàng hơn so với nói
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chuyện với ai đó mà mình không có thiện cảm. Đừng để người khác nhìn
nhầm về con người mình, một con người thô lỗ và không có thiện cảm.
Giữa ngôn ngữ và nhận thức: khi chúng ta xem xét một sự vật, sự việc hay
hiện tượng gì đó thì sẽ có nhận xét về nó. Nhận thức không đầy đủ về nó sẽ
khiến cho bạn nói sai lệch đi về bản chất sự việc dẫn đến những nhầm lẫn
không nên có. Vì thế khi nhìn nhận cái gì chúng ta cũng cần dựa trên nhiều

mặt, các mối liên quan để có thể đưa ra những lời nhận xét tích cực chính
xác, khách quan.
Giữa ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp: đây có thể được coi là sự liên quan thiết
yếu khi xem xét quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong giao tiếp.
Tùy thuộc cái hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà chúng ta cũng cần có sự
linh hoạt trong ngôn ngữ. Với những tên ngổ ngáo, coi thương pháp luật thì
ban đầu công an có thể dùng những lời lẽ khuyên răn nhẹ nhàng, nhưng khi
đã đi quá giới hạn cần có những biện pháp lớn hơn như trấn áp, cưỡng chế
để có thể lấy khẩu cung, thậm chí là bạo lực để ngăn chặn các hành vi không
đáng tiếc có thể xảy ra. Người bác sĩ lương y như từ mẫu cần có thái độ vui
vẻ và lời lẽ nhẹ nhàng để có thể khiến bệnh nhân an tâm chữa trị, tạo cảm
giác phấn chấn khích lệ người bệnh để có thể tạo điều kiện cho việc khám ,
chữa bệnh. Một người bán hàng luôn luôn có thái độ niềm nở, thân thiện với
khách hàng thì mới có thể thu hút người mua mua và sử dụng sản phẩm của
mình và sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình. Hay khi gặp khách du lịch
nước ngoài, chúng ta không thể giới thiệu cho họ về nước ta bằng tiếng việt,
như thế thì họ sẽ không thể hiệu được, giao tiếp không thành công. Nếu có
thể thì hãy sử dụng tiếng của họ để nói chuyện và chào hàng…
Có thể nói ngôn ngữ là một thành tố quan trọng của văn hóa, không chỉ có sự
liên hệ với các thành tố khác, mà quan trọng hơn nó là phương tiện chuyên
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chở văn hóa, trong văn hóa có ngôn ngữ và trong ngôn ngữ lại chứa đựng
văn hóa.
Lịch sử của hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, những nét văn hóa
truyền thống của dân tộc được lưu giữ và truyền lại đến muôn đời sau là nhờ
có ngôn ngữ. Là những câu chuyện ngày hè mà ông bà vẫn hay kể, là những
bài vè mà bọn con nít vẫn thuộc làu làu, là những lời thơ mà các cụ vẫn hay
ngâm, là những câu hò ví dặm, là điệu quan họ thân quen…Là lịch sử hào
hùng của dân tộc, là những nét văn hóa đẹp đẽ của dân ta…được ghi lại,

được truyền miệng lại từ đời này sang đời khác, từ năm này sang năm khác.
Sự phát triển và biến đổi của ngôn ngữ luôn đi cùng sự phát triển và biến đổi
của văn hóa. Mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có ngôn ngữ và những nét văn
hóa riêng. Có thể có sự tương đồng về ngôn ngữ cũng như văn hóa giữa các
nước trong cùng một khu vực, và có cả sự khác biệt lớn giữa các nước
phương tây và các nước phương đông. Chỉ phân tích ngôn ngữ, chúng ta
cũng có thể thấy được sự khác nhau giữa văn hóa giữa các nước:
Trung quốc và Việt Nam có thơ Đường, thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ
tuyệt,… và đặc biệt thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc ta, mà các nước
phương Tây không có. Đó là một ví dụ về sự khác biệt về ngôn ngữ văn thơ
giữa các nước, mà qua đó ta có thể thấy được nét văn hóa khác nhau.
Ngôn ngữ cũng thể hiện đời sống văn hóa tinh thần của người dân nước đó.
Chúng ta có những làn điệu dân ca ngọt ngào và sâu lắng: là điệu quan họ
của người Bắc Ninh, là đờn ca tài tử của người miền Nam, là câu hò ví dặm
của người miền Trung…là tiếng ca của người nông dân sau một vụ mùa vất
vả, là đêm sinh hoạt của người làng dưới gốc đa .Chúng ta có những điệu vè
ngộ nghĩnh của con nít vang lên dưới ánh trăng , với ánh sáng của những con
đom đóm nhỏ. Những lời thơ, câu hát chất chứa bao nhiêu nỗi niềm bao
nhiêu tình cảm cần thổ lộ… Những điều đó khiến cho đời sống văn hóa tinh
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×