Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tiểu luận tài chính tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.17 KB, 26 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TPHCM
KHOA NGÂN HÀNG






ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH VÀ VAI TRÒ TIỀN TỆ CỦA VÀNG
TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM





Giảng viên hƣớng dẫn : Ths. Diệp Gia Luật
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Kim Ngọc
Lớp : NH009
MSSV : 31111020714







2



Lời mở đầu:…………………………………………………………………………………… 3
CHƢƠNG 1: Tổng quan về vàng
1. Một số vấn đề cơ bản về vàng
1.1 Khái niệm……………………………………………………………………………….4
1.2. Vài nét về lịch sử của vàng trên thế giới…………………………………………….4
1.3 Sự phân bố của mỏ vàng trên thế giới……………………………………………… 8
1.4 Ứng dụng của vàng trong cuộc sống…………………………………………………9
2. Các hình thức đầu tƣ vàng
2.1 Trên thế giới
2.1.1 Đầu tƣ trên thị trƣờng giao ngay (spot market)……………………………………….10
2.1.2 Thị trƣờng giao sau (futures market)………………………………………………… 10
2.1.3 Các quỹ tín thác (ETF)…………………………………………………………………11
2.1.4 Vàng miếng và đồng xu vàng………………………………………………………….12
2.1.5 Đầu tƣ vàng qua tài khoản…………………………………………………………… 12
2.1.6 Sản phẩm phái sinh (giao dịch kỳ hạn-Forward)…………………………………… 13
2.1.7 Chứng Chỉ Vàng (Gold certificates)………………………………………………… 13
2.1.8 Đầu tƣ qua quỹ…………………………………………………………………………13
2.2 Tại Việt Nam
2.2.1 Mua vàng vật chất…………………………………………………………………… 13
2.2.2 Giao dịch kỳ hạn (Forward) ………………………………………………………… 13
2.2.3 Quyền Chọn Vàng (Option): ………………………………………………………… 14
2.2.4 Đầu tƣ qua phần mềm- Đầu tƣ qua tài khoản…………………………………………14
CHƢƠNG 2 :Thực trạng và vai trò tiền tệ của vàng trong nền kinh tế Việt Nam
1. Thực trạng
1.1 Thực trạng thị trƣờng vàng trong những năm gần đây…………………………… 14
1.2 Tình hình khai thác, nhập khẩu, tiêu thụ vàng tại Việt Nam……………………… 16
1.3. Biến động giá vàng trên thị trƣờng Việt Nam……………………………………… 18
1.3.1 Nguyên nhân biến động giá vàng Việt Nam trong thời gian qua……………………….19
1.3.2 Tác động của sự biến động giá vàng đối với Việt Nam…………………………………19

2.Vai trò tiền tệ của vàng trong nền kinh tế
2.1 Trong nền kinh tế hiện nay …………………………………………………….20
2.2 Trong các chế độ tiền tệ………………………………………………………….21
2.2.1 Chế độ song bản vị……………………………………………………………… 21
2.2.2 Chế độ bản vị vàng……………………………………………………………….22
2.2.3 Chế độ bản vị ngoại tệ………………………………………………………… 23
2.2.4Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng……………………………… 23
Chƣơng III: Định hƣớng phát triển và giải pháp phát triển thị trƣờng vàng Việt Nam
1 .Một số giải pháp phát triển thị trƣờng vàng Việt Nam………………………… 23
2 .Kết luận…………………………………………………………………………… 25
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………… 26
3


Lời mở đầu :
Từ năm 2001 trở lại đây, giá vàng diễn biến liên tục theo chiều hướng gia tăng. Đặc
biệt từ 4/ 2006, giá vàng trong nước diễn biến theo chiều hướng đột biến, liên tục gia
tăng từ mức 0,98 triệu đồng/chỉ vào thời điểm đầu năm 2006 lên đỉnh điểm 1,5 triệu
đồng/chỉ vào tháng 5/ 2006. Sau đó duy trì ổn định ở mức 1,3 triệu đồng/chỉ. Nhưng
từ tháng 9 năm 2007 đến nay, giá vàng thế giới và Việt Nam đột ngột tăng mạnh phá
kỷ lục năm 1980, có lúc đạt mức đỉnh điểm trên 1,9 triệu đồng/chỉ vào giữa tháng 3
năm 2008. Theo Tổng cục Thống kê chỉ số giá vàng tháng 8 /2012 tăng 0,41%;
tháng 9 tăng 5,25%; tháng 10/2012 tăng 4,64% so với tháng trước. Tuy nhiên ,trong
những năm gần đây, có thời điểm giá vàng trong nước vượt mốc 48 triệu
đồng/lượng. Tuy nhiên ,trong khi giá vàng thế giới được dự báo sẽ tăng khá mạnh
vào năm 2013, thì giá vàng Việt Nam ở năm 2013 các chuyên gia đều cho rằng rất
khó dự báo.
Việc tăng giá vàng đã khiến người dân kéo nhau đi mua vàng dự trữ chờ giá cao sẽ
bán ra khiến cho giá vàng trong nước tăng lên , hạ xuống đến mức khó kiểm soát .
Vậy tình hình giá vàng như thế nào trong thời điểm hiện nay và đâu là giải pháp nào

cho thị trường vàng biến động ,vai trò của vàng trong nền kinh tế tiền tệ ở nước ta
chính là điều khiến nhiều người quan tâm nhất . Do đó em đã chọn đề tài “ Tình hình
và vai trò tiền tệ của vàng “ cho bài tiểu luận của mình.
Mục đích nghiên cứu :
Mục đích của tiểu luận là đưa ra tình hình biến động của giá vàng hiện nay , nhấn mạnh
vai trò tiền tệ của vàng để từ dó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường vàng
trong nước ngày càng hiệu quả hơn . Ngoài ra , bài tiểu luện còn cung cấp những ứng
dụng , tình hình khai thác vàng hiện nay trong nước với tình trạng khai thác trái phép ,
sập hầm vàng , vàng tặc ngày càng phổ biến và gây nhức nhối đến xã hội .
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến động giá vàng và vai trò tiền tệ của vàng ở
Việt Nam .Phạm vi nghiên cứu là giá vàng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến
tháng 5 năm 2012
Nội dung của bài tiểu luận
Chương I : Tổng quan về vàng
Chương II: Thực trạng và vai trò tiền tệ của vàng trong nền kinh tế
Chương III: Định hướng phát triển và giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam



4



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÀNG
1.Một số vấn đề cơ bản về vàng.
1.1 Khái niệm.
Vàng là một trong 3 kim loại đầu tiên ( vàng , bạc , đồng ) được tìm thấy đầu tiên
trên thế giới , năm 5000 trước công nguyên . Vàng được xem là một kim loại quí ,
mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu

hết các hoá chất , có sức chịu đựng oxi hóa cao , dễ bị hư hao . Kim loại này có ở
dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích và là một trong số kim loại
đúc tiền.
Vàng cũng như ngoại tệ được giao dịch trên toàn thế giới.
Kí hiệu vàng giao dịch trên thị trường là XAU
Nước Mỹ là nước có dự trữ ngoại hối bằng vàng lớn nhất thế giới , tiếp theo là Đức
và quỹ tiền tệ IMF
1.2. Vài nét về lịch sử của vàng trên thế giới
Năm 3600 trƣớc công nguyên
Khối vàng đầu tiên được nung chảy.Những người thợ vàng ở Hy Lạp là những người
đầu tiên nung quặng vàng để lấy được vàng từ bên trong. Họ dùng những ống thổi
lửa làm bằng đất sét chống lửa để duy trì nhiệt độ cho lò nung
Năm 2600 trƣớc công công nguyên
Những trang sức vàng đầu tiên ra đời,Những người thợ vàng tại Mesopotamia cổ đại
( nước Iraq ngày nay) đã tạo ra một trong những đồ trang sức bằng vàng đầu tiên của
con người. Đó là một chiếc vòng cổ làm từ đá carnelian màu xanh da trời có gắn
những miếng vàng hình chiếc lá.
Năm 1200-1500 trƣớc công nguyên
Sự cải tiến trong việc làm đồ trang sức.Các thợ thủ công đã phát triển kĩ thuật nung
đồ trang sức mới, giúp cải thiện độ cứng và sự đa dạng màu của vàng. Nhờ đó, thị
trường cho sản phẩm làm từ vàng càng ngày càng được mở rộng.
Năm 950 trƣớc công nguyên
Nữ hoàng Sheba của Yemen đem tặng vua Solomon của Israel 2.500 kilogram vàng,
thì tổng số vàng mà vị vua này sở hữu đã lên tới 5.700 kg. Vì vậy, ông đã cho sử
dụng một phần tài sản của mình để xây nên lâu đài dát vàng nổi tiếng này.
Năm 600 trƣớc công nguyên
Lần đầu tiên vàng được dùng trong nha khoa là khi những người Etruscan khi họ đảm
bảo an toàn cho việc thay răng bằng các sợi dây bằng vàng. Độ tương hợp sinh học cao,
5


khả năng dát mỏng dễ dàng và tính chống ăn mòn tốt làm cho vàng trở nên hết sức hữu
dụng trong nha khoa.
Năm 564 trƣớc công nguyên
Đồng tiền vàng đầu tiên xuất hiện.Vua Croesus đã cho phát triển công nghệ tinh
luyện vàng để đúc ra đồng tiền vàng tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới. Với trọng
lượng như nhau cho tất cả các đồng tiền, Croesids đã trở thành đơn vị tiền tệ được
chấp nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Năm 300 trƣớc công nguyên
Lần đầu tiên dùng hạt nano vàng.Người La Mã đã sử dụng vàng để tạo ra màu sắc
đặc biệt cho chiếc cốc Lycurgus nổi tiếng. Họ đã đun chảy bột vàng trong thủy tinh
và làm nó khuếch tán ra xung quanh. Sự khúc xạ ánh sáng đã làm cho chiếc cốc này
có màu đỏ rực rỡ.
Năm 1300
Tiêu chuẩn về vàng được thiết lập.Hệ thống tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới nhằm
nghiên cứu và đảm bảo chất lượng các kim lại quý đã được thành lập tại Goldsmith's
Hall ở london. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của Phòng phân tích kim loại quý London
ngày nay.
Năm 1370
Cơn khát vàng đầu tiên trong lịch sử.Trong khoảng thời gian 1370-1420, rất nhiều
mỏ vàng lớn quanh khu vực châu Âu trở nên gần như cạn kiệt. Việc đào đãi và sản
xuất vàng tại vùng này giảm mạnh đến mức gây ra cả một thời kì mà người ta gọi là
“Cơn khát vàng lịch sử”.
Năm 1422
Sở đúc tiền Venice đã lập kỷ lục khi cho sản xuất 1,2 triệu đồng tiền vàng từ 4,26 tấn
vàng lấy tại châu Phi và Trung Á. Những đồng xu nhỏ này nhanh chóng trở nên phổ
biến vì dễ đúc và giá trị lớn.
Năm 1511
Vua Ferdinand của Tây Ban Nha đã nói: “Phải lấy được vàng, nhân đạo được thì
càng tốt, nhưng bằng mọi giá, phải lấy cho được vàng”. Và sau đó, ông đã phát động
một cuộc xâm lược chưa từng có tại châu Mỹ. Hậu quả là, trong nhiều năm, nền văn

minh Inca và Aztec đã gần như bị hủy diệt vì những kẻ xâm lược Tây Ban Nha.
Năm 1717
Anh đề ra chế độ bản vị vàng.Anh bắt đầu đề ra chế độ này khi chính phủ định giá 1
ounce vàng là 77 shilling và 10,5 xu năm 1717.
Năm 1792
Quốc hội Mỹ thông qua chuẩn lưỡng kim đó là Vàng và bạc cho một loại tiền tệ mới
của quốc gia với giá trị của Vàng là 19,30 USD/troy ounce.
6

Năm 1803
Việc mạ vàng lần đầu tiên trên thế giớiViệc này được thực hiện bởi giáo sư Luigi
Brugnatelli ở Đại học Pavia. Mạ vàng làm cải thiện tính dẫn điện và do đó nó đóng
vai trò rất quan trọng đối với nhiều công nghệ hiện đại ngày nay.
Năm 1848
Cơn sốt vàng tại California.John Marshall đã khám phá ra một ít vụn vàng khi xây
một nhà máy cưa gần Sacramento, California. Việc này đã châm ngòi cho một cơn
sốt vàng lớn nhất trong lịch sử khi có tới 40.000 người trên khắp thế giới đổ xô đến
California để đào vàng.
Năm 1885
Cơn sốt vàng tại Nam Phi .Trong khi đang đào đá để xây nhà, một người thợ
Australian tên là George Harrison đã tìm thấy quặng vàng tại trang trại Langlaagte
gần Johannesburg, Nam Phi. Và thế là những người thợ mỏ từ khắp các nơi đã đổ xô
về đây. Ngày nay, Nam Phi chính là nơi có trữ lượng vàng lên tới 40% của toàn thế
giới.
Năm 1885
Carl Faberge đã làm ra những quả trứng phục sinh bằng vàng đầu tiên cho Sa hoàng
Alexander III. Quả trứng này có tên là “Trứng gà mái”, và nó đã được Sa hoàng tặng
lại cho vợ mình là nữ hoàng Maria Fedorovna. Việc này đã khởi đầu cho một truyền
thống kéo dài suốt cho đến tận những năm 1917.
Năm 1870-1900

Thông qua chế độ bản vị vàng.Tất cả các quốc gia lớn trên thế giới trừ Trung Quốc
đã chuyển sang chế độ bản vị vàng mới và định giá cho vàng theo các đơn vị tiền tệ.
Chế độ hai bản vị bị bãi bỏ.
Năm 1925
Anh khôi phục chế độ bản vị vàng .Nước Anh quay về với chế độ bản vị vàng đặt ra
từ trước chiến tranh với 77 shilling và 10,5 xu cho mỗi ounce vàng, bãi bỏ chuẩn
mực đặt ra từ 6 năm trước khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ.
Năm 1933
Tổng thống Roosevelt ra lệnh cấm đổi USD ra vàng (giá tại thời điểm đó là 20.67
USD/ounce). Việc xuất khẩu và nắm giữ vàng tư nhân bị cấm hoàn toàn. Tháng
1/1934, Roosevelt đã định lại giá vàng ở mức 35 USD/ounce.
Năm 1939
Chiến tranh thế giới lần thứ 2 làm thị trường vàng phải đóng cửa.Thị trường vàng ở
London đã phải đóng cửa khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Sau đó, cả thế
7

giới đã quay về hệ thống tỉ giá hối đoái cố định, lần này là cố định các đơn vị tiền tệ
theo đồng USD và giá vàng cũng được tính theo USD.
Năm 1944
Hội nghị Bretton Woods đã thiết lập nền tảng cho hệ thống tiền tệ sau chiến tranh.
Giá vàng được quy định ở mức 35 USD/ounce. Các đồng tiền khác được niêm yết
với tỉ giá cố định so với đồng USD, từ đó hình thành nên chế độ bản vị trao đổi bằng
vàng.
Năm 1961
Dây dẫn bằng vàng đã được sử dùng để chế tạo ra các con chip máy tính tại phòng
thí nghiệm Bell ở Mỹ. Ngày nay, hàng tỉ con chip máy tính đã sử dụng loại dây dẫn
này để điều khiển toàn bộ hoạt động của các đồ dùng điện thiết yếu.
Năm 1961
Con tàu vũ trụ có người lái đầu tiên đã sử dụng vàng để bảo vệ các thiết bị nhạy cảm
khỏi bức xạ. Năm 1980, 41 kg vàng đã được dùng để chế tạo tàu con thoi, cụ thể là

để hàn các hợp kim, làm các khoang chứa nhiên liệu và các chất dẫn điện.
Năm 1967
Đồng tiền Krugerrand đầu tiên của Nam Phi The Krugerrand được giới thiệu vào
năm 1967, như một công cụ để sở hữu vàng cho cá nhân. Nhưng thực ra, loại tiền xu
này được đưa ra nhằm mục đích lưu thông như một đơn vị tiền tệ.
Năm 1971
Hệ thống Bretton Woods đã chấm dứt khi tổng thống Mỹ Nixon "đóng cửa gold
window ( cửa sổ vàng)", đình chỉ việc quy đổi USD ra vàng. Và sau đó, cả thế giới
đã theo chế độ tỉ giá thả nổi như hiện nay.
Năm 1985
Chữa bệnh viêm khớp bằng vàng.Người khổng lồ trong lĩnh vực dược phẩm -
SmithKline & French – đã bào chế ra Auranofin, một loại thuốc có chứa vàng để
điều trị bệnh viêm khớp mãn tính. Loại thuốc này đã được cấp phép và đem bán
ngay lần đầu tiên.
Năm 1993
tài nguyên trữ lượng vàng chỉ biết có 57.000 tấn và sản lượng khai thác hàng năm là
2.200 tấn. Lúc đó đã có nhà kinh tế lo ngại thế giới sẽ cạn kiệt vàng vào năm 2018.
Nhưng, đến năm 2008, các nhà địa chất đã phát hiện những mỏ vàng mới, làm gia
tăng thêm đến 43.000 tấn vàng đưa số vàng dự trữ trong thiên nhiên lên 100 nghìn
tấn.
Năm 1999
8

Thỏa thuận về vàng của các ngân hàng trung ương: 15 ngân hàng trung ương châu
Âu đã tuyên bố rằng vàng sẽ là thành phần quan trọng trong dự trữ quốc gia và cùng
nhau hạn chế tổng lượng vàng bán ra ở mức tối đa là 400 tấn mỗi năm trong vòng 5
năm tiếp theo.
Năm 2001
Vàng được dùng trong phẫu thuật tim : Boston Scientific đã làm ra loại ống stent bọc
vàng dùng trong phẫu thuật tim. Đây là loại ống được đặt bên trong động mạch,

đóng vai trò như một giá đỡ để giúp máu lưu thông bình thường.
Năm 2003
Vàng K (K-gold) xuất hiện tại Trung Quốc .Hội đồng Vàng thế giới đã tạo ra một
phân khúc hoàn toàn mới với việc đưa vàng K ra thị trường. Đây là loại vàng 18
carat ở Trung Quốc. Loại trang sức này chủ yếu có hai màu vàng và trắng, nó được
lấy cảm hứng từ các thiết kế của người Italy.
Năm 2004
Quỹ đầu tư vàng SPDR® ra đờiTừ đây, thị trường chuyển sang một hướng đầu tư
vàng mới tiên tiến, an toàn và dễ dàng hơn. 6 năm sau khi thành lập, số tài sản được
SPDR® nắm giữ đã lên tới hơn 55 tỷ USD.
Năm 2009
Các ngân hàng trung ương lại mua vào.Trong quý 2 của năm, lần đầu tiên sau hai
thập kỉ, các ngân hàng trung ương lại trở thành người mua ròng vàng. Động thái này
phản ánh đồng thời sự chậm lại trong việc bán vàng của các ngân hàng trung ương
châu Âu cũng như sự tăng mua của các nền kinh tế mới nổi.
Năm 2010
Giá vàng chạm đỉnhNỗi lo sợ lạm phát và khủng hoảng tài chính liên miên làm cho
tiền giấy và tiền xu suy yếu. Giá vàng tại London đã 35 lần liên tiếp chạm đỉnh kể từ
đầu năm nay.
1.3 Sự phân bố của mỏ vàng trên thế giới
Mò vàng nằm rải rác ớ 60 quốc gia ,trong đó Indonesia,Uzbekistan, Mỹ , Nam Phi
là người ta nhắc đến với những mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất thế giới như : Mỏ
Grasberg (Indonesia), Mỏ Muruntau (Uzbekistan), Mỏ Carlin-Nevada Complex (Mỹ) ,
Mỏ Yanacocha (Peru) , Mỏ Goldstrike (Mỹ), Mỏ Cortez (Mỹ), Mỏ Veladero
(Argentina), Mỏ Lagunas Norte (Peru), Mỏ Lihir (Papua New Guineau). Cả thế giới
ước tính có khoảng 145.000 tấn vàng . Vàng có thể ở dưới dạng vàng hạt hoặc vàg thỏi
Ở Việt Nam, quặng hoá vàng ở Việt Nam phân bố rải rác ở nhiều nơi với quy mô nhỏ,
tổng tài nguyên tính được khoảng vài nghìn tấn và trữ lượng chỉ đạt vài trăm tấn. Đến
nay đã phát hiện gần 500 điểm quặng và mỏ vàng gốc (quặng vàng thực thụ và các loại
quặng khác có chứa vàng), trong đó có gần 30 nơi đã được tìm kiếm thăm dò và đánh

9

giá trữ lượng với số lượng khoảng 300 tấn vàng. Các mỏ vàng gốc tập trung tại miền
núi phía Bắc. Vùng có biểu hiện khoáng hóa vàng khá tập trung ở quanh Đồi Bù (Hòa
Bình) như Cao Răm, Da Bạc, Kim Bôi với tổng trữ lượng khoảng 10 tấn,vùng núi Xà
Khía, xã Lâm Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) cũng đã phát hiện được quặng chứa vàng,ở
vùng Hà Giang,mỏ vàng tại Bồng Miêu (Quảng Nam)
1.4 Ứng dụng của vàng trong cuộc sống
Điện tử
Vai trò chính của vàng trong lĩnh vực điện tử được ứng dụng vào các công tắc, bộ
chuyển mạch, cục rơle và các khớp nối.Việc gắn vàng lên công tắc nhằm đảm bảo cho
việc phân tán nhiệt lượng một cách nhanh chóng, và giúp ngưng lại quá trình oxi hoá
hoặc bị mờ do tác động của nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Một ứng dụng khác của
vàng trong kỹ thuật điện là các thiết bị bán dẫn
Hàng không và du hành vũ trụ
Nhờ có vàng, con người mới có thể đặt chân đến mặt trăng. Vàng, được thiết kế thành
bảng dày 0.15mm, sử dụng trong các chương trình vũ trụ như một tấm khiên chống lại
bức xạ của mặt trời. Do vàng là một kim loại có khả năng phản xạ tốt nên sẽ làm chệch
hướng sức nóng thiêu đốt của mặt trời.
Một ví dụ cụ thể là hơn 40.8 kg vàng được sử dụng trong quá trình chế tạo tàu du hành
con thoi Columbia nổi tiếng, chủ yếu tập trung ở các bộ phần bằng hợp kim đồng thau,
chế tạo buồng nhiên liệu, các mảnh plastic và các công tác điện.
Y học
Trong lĩnh vực y học, vàng chủ yếu được sử dụng trong điều trị chứng viêm khớp và
các bệnh liên quan đến gan, tai và mắt. Vàng được sử dụng trong một nhóm thuốc giúp
giảm quá trình phát triển của bệnh viêm khớp. Những thuốc này được biết đến dưới cái
tên là DMARD giúp đánh tan cơn đau và vết sưng trong các khớp xương.
Môi trường
Vì những đặc tính hoá học độc đáo nên vàng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong
phát triển các công nghệ tương lai với mục đích giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm năng

lượng thông qua một vài ví dụ cụ thể như : thanh lọc nguồn nước, kiểm soát lượng khí
thải rắn trong không khí…
Công nghệ xanh
Công nghệ xanh là một mô hình khoa học khuyến khích nghiên cứu chế tạo ra các hóa
phẩm công nghiệp và quy trình sản xuất giúp giảm thiểu việc sử dụng và gia tăng hàm
lượng các chất nguy hiểm. Vàng được sử dụng làm chất xúc tác đóng vai trò chủ đạo
trong sự phát triển của công nghệ xanh.
Công nghệ Nano
Các nhà khoa học nghiên cứu công nghệ Nano có xu hướng xây dựng các cấu trúc nano
sử dụng sợi carbon, có thể tự động gắn kết nó với các vật liệu khác có ít hoặc nhiều tính
10

năng đồng nhất hơn, trong khi đó vàng xét trên khía cạnh này còn bền vững hơn rất
nhiều so với carbon nên có thể thay thế sợi cacbon bằng vàng.
Chất xúc tác.
Trước đây, phần lớn các nhà nghiên cứu đã bỏ qua vàng như là 1 chất xúc tác công
nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay đang có 1 sự tăng trưởng đáng kể việc ứng dụng tiềm năng
của vàng vào việc xúc tác các phản ứng công nghiệp. Có được thành tựu này là nhờ
đóng góp rất lớn từ các công trình nghiên cứu gần đây của ngài Graham Hutching tại
đại học Wales và ngài Masatake Haruta từ trường AIST, Nhật Bản.
Nha khoa
Vàng đã được ứng dụng trong nha khoa từ cách đây hơn 3000 năm. Đến thế kỷ 16, một
cuốn sách khảo cứu nha khoa đã giới thiệu vàng lá như là 1 vật liệu để lấp các lỗ hỏng
trong răng.
Tính dễ dát mỏng và chống bào mòn làm cho vàng trở thành một vật liệu hoàn hảo
trong nha khoa.Do đặc tính không gây dị ứng của nó, và hàng năm cả thế giới đều tiêu
thụ đến 60 tấn vàng phục vụ cho ngành “chăm sóc răng miệng” đặc biệt này.
Trang trí thiết kế
Vàng được sử dụng thiết kế cho nhiều đối tượng khác nhau, từ trang sức, mặt đồng hồ,
bút máy, bút chì cho đến gọng kính và các dụng cụ trang trí phòng tắm. Nhu cầu vàng

phục vụ cho lĩnh vực này ước khoảng 90 tấn/năm và được ứng dụng dưới nhiều hình
thức đa dạng, kiểu như “vàng cuốn” hoặc “vàng đệm”.
Khả năng phản xạ sức nóng mùa hè (và cả cái lạnh mùa đông) của vàng đã biến nó
thành vật liệu chế tạo các tấm kính mạ vàng ở nhiều toà nhà hiện đại. Những tấm kính
phản xạ này có thể cắt giảm sức nóng và hơi lạnh xuống đến 40%.
2. Các hình thức Đầu Tƣ vàng
2.1 Trên thế giới
2.1.1 Đầu tư trên thị trường giao ngay (spot market)
Các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư tổ chức thường mua vàng từ các nhà băng lớn. London
là trung tâm của thị trường vàng giao ngay toàn cầu, với giá trị giao dịch vào khoảng 30
tỷ USD được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán của London mỗi ngày. Các vụ
giao dịch đều được thực hiện thông qua giấy tờ.
Các thị trường vàng vật chất giao ngay quan trọng khác của thế giới bao gồm Ấn Độ,
Trung Quốc, Trung Đông, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Mỹ.
2.1.2 Thị trường giao sau (futures market)
Các nhà đầu tư cũng có thể gia nhập thị trường vàng thông qua các giao dịch giao sau.
Tại các sàn theo mô hình này, giới đầu tư giao dịch các hợp đồng để mua hoặc bán một
loại hàng hóa cụ thể, chẳng hạn như vàng ở một mức giá cố định vào một ngày nhất
định trong tương lai.
11

Bộ phận COMEX trên Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) là thị trường vàng
giao sau lớn nhất thế giới xét về khối lượng giao dịch. Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo
(TOCOM) là thị trường giao sau lớn nhất ở châu Á. Ngoài ra , các nước có thị trường
giao sau là : Trung Quốc , Ấn Độ, Dubai và Thổ Nhĩ Kỳ ,…
2.1.3. Các quỹ tín thác (ETF)
Các ETF phát hành chứng chỉ quỹ được đảm bảo bởi vàng vật chất. Các nhà đầu đầu tư
sở hữu các chứng chỉ này sẽ được hưởng lợi/chịu thiệt từ sự tăng/giảm của giá vàng mà
không cần phải trực tiếp nắm giữ vàng.
Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới hiện nay là SPDR Gold Trust ở New York.

Ngoài SPDR Gold, còn có các ETF vàng lớn khác như iShares COMEX Gold Trust,
ETF Securities' Gold Bullion Securities, ETFS Physical Gold, …Các loại hình đầu tư
thuộc hình thức này :
a)Cổ phiếu được bảo đảm bằng vàng (Gold-backed securities )
Vàng được mua bán dưới dạng cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán ở Úc, Pháp,
Mehico, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương Quốc Anh và Mỹ.
Những cổ phiếu này 100% được bảo đảm bằng vàng vật chất nằm tại các ngân hàng và
thường được gọi là “Exchange traded gold”- “Vàng được bán qua sàn giao dịch” hay
ETFs.
b)Đầu tư theo hình thức tương lai và quyền chọn vàng
Vàng tƣơng lai (Gold Futures)
Những hợp đồng vàng tương lai là những cam kết giao dịch sẽ nhận giao hàng một số
lượng vàng nhất định với độ tinh khiết nhất định vào một ngày định trước với giá cả
thỏa thuận. Tỉ lệ đặt cọc ban đầu- hay lượng tiền mặt đặt cọc trả cho người môi giới chỉ
là một phần nhỏ so với số tiền được ghi trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là về mặt
danh nghĩa, khách hàng đã có sở hữu một số lượng vàng nhiều hơn so với số tiền họ trả
ra ban đầu.
Mặc dù hình thức đầu tư này có lợi nhuận tương đối cao nhưng nhà đầu tư cũng sẽ mất
khá nhiều nếu thị trường vàng có những biến động ngược chiều. Giá của vàng tương lai
thường cao hơn giá vàng giao ngay vì phải bao gồm cả lãi suất của việc vay vàng, phí
lưu kho và phí bảo hiểm. Vàng tương lai thường được giao dịch tại một số sàn giao dịch
hàng hóa nhất định, trong đó thị trường lớn nhất là New York Mercantile Exchange
Comex Division, Chicago Board of Trade và Tokyo Commodity Exchange. Vàng tương
lai cũng đã có tại Ấn Độ.
Quyền chọn vàng (Gold Options)
Có nghĩa là nhà đầu tư đạt một lệnh mua („call‟) hoặc bán („put‟) một lượng vàng nhất
định ở giá định trước vào ngày định trước. Chi phí của quyền lựa chọn này phụ thuộc
vào giá vàng giao ngay, mức giá đặt lệnh („strike price‟), lãi suất, và sự dự đoán lên
xuống của thị trường cho đến ngày đã chọn thực hiện lệnh. Giá đặt lệnh càng cao bao
12


nhiêu thì lệnh mua càng rẻ và lệnh bán càng đắt. Cũng giống như các hợp đồng vàng
tương lai, quyền chọn vàng có thể đem lại cho người mua nhiều lợi nhuận. Trong
trường hợp biến động giá vàng không đạt mức giá đặt lệnh thì nhà đầu tư chỉ mất phí
đặt lệnh chứ không phải thực hiện lệnh đó. Cả hợp đồng vàng tương lai và quyền chọn
vàng đều có thể mua bán qua môi giới.
Giấy bảo đảm vàng (Warrants)
Trước đây, giấy bảo đảm vàng thường liên quan đến cổ phiếu của các công ty khai thác
vàng. Ngày nay, giấy chững nhận thường được sử dụng bằng các ngân hàng đầu tư lớn.
Những ngân hàng này trao cho người mua quyền mua vàng vào một ngày nào đó trong
tương lai. Để có được quyền này, nhà đầu tư cần trả một mức phí nhất định. Cũng giống
như vàng tương lai, giấy chứng nhận vàng thường đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư nếu
vàng hiện tại được định giá thấp hơn giá trị thực của nó.
2.1.4. Vàng miếng và đồng xu vàng
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể mua vàng miếng hoặc đồng xu vàng tại các cửa hiệu bán lẻ
hoặc thậm chí là mua tại các cửa hàng trên mạng. Giá của vàng miếng hoặc đồng xu
vàng có thể cao hơn từ 5-20% so với giá vàng giao ngay, tùy theo kích thước của sản
phẩm hoặc nhu cầu đối với sản phẩm.
2.1.5 Đầu tư vàng qua tài khoản
a)Tài khoản sở hữu vàng (Allocated Accounts)
Cách đầu tư này hiệu quả như việc giữ vàng trong một két ngân hàng và là hình thức
đầu tư vàng vật chất hiệu quả nhất. Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh mua, từng thỏi vàng sẽ
được đánh số và ký hiệu để thể hiện vàng đã thuộc sở hữu của nhà đầu tư đó.Vàng sẽ
được lưu trữ tại hầm của một cơ sở tín dụng hoặc công ty buôn vàng có có uy tín. Nhà
đầu tư chỉ cần trả thêm phí bảo hiểm và lưu kho và có toàn quyền sở hữu số vàng có
trong tài khoản. Cơ sở tín dụng hoặc công ty buôn vàng không thể bán, cho vay số vàng
đó trừ khi có yêu cầu trực tiếp của người chủ tài khoản.
b)Tài khoản không sở hữu vàng (Unallocated Accounts)
Là tài khoản mà vàng không được đánh số, ký hiệu để chỉ sự sở hữu riêng của nhà đầu
tư. Một lợi thế của loại tài khoản này là các nhà đầu tư sẽ không phải trả phí lưu kho và

bảo hiểm vì ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng giữ số vàng trên có quyền cho vay vàng.
Tuy nhiên, hiện nay, thực ra lãi suất cho vay vàng là thực âm nên một số nhà băng cũng
bắt đầu thu phí với loại tài khoản này. Loại tài khoản này chỉ dành cho các khách hàng
lớn với lượng giao dịch khoảng 1000 ounce mỗi lần.
Với những nhà đầu tư nhỏ lẻ có tài khoản dưới 1000 ounce vàng thì có những cách lựa
chọn như sau :
 Tài khoản thông thƣờng (Gold pool accounts )
Cho phép nhà đầu tư có thể đầu tư từ 1 ounce vàng trở lên.
 Kế hoạch Tích Trữ Vàng (Gold Accumulation Plans)
13

Kế hoạch tích trữ vàng (GAP) dựa trên nguyên tắc tích trữ một khoản tiền nhất định
hàng tháng và dùng lượng tiền này đầu tư vào vàng. Thường thì mỗi tháng, một lượng
tiền nhất định được tự động trừ khỏi tài khoản của nhà đầu tư và dùng để mua vàng vào
một ngày nhất định của tháng. Lượng mua có thể nhỏ nên không phải chịu phí mua bán
giống như với vàng thỏi hoặc xu. Vì lượng vàng mua nhỏ, rải đều trong một khoảng
thời gian dài nên nhà đầu tư sẽ không sợ là mình ra một quyết định sai lầm trong một
lúc nào đó. Bất cứ khi nào trong khi đang thực hiện hợp đồng này (ít nhất là 1 năm)
hoặc khi tài khoản bị đóng, nhà đầu tư có thể lấy vàng đã mua dưới dạng thỏi hoặc tiền
xu hoặc đồ trang sức.
2.1.6. Sản phẩm phái sinh (giao dịch kỳ hạn-Forward)
Forward là giao dịch trong đó ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau về giá và
số lượng ngày hôm nay, còn giao nhận tiền từ 3 ngày trở lên sau ngày giao dịch cho đến
ngày đáo hạn. Khi ký hợp đồng, khách hàng sẽ đặt cọc khoảng 7 % đến 10% tổng giá trị
hợp đồng. Nếu sau ba ngày khách hàng không nộp đủ 100% số tiền theo hợp đồng thì
ngân hàng sẽ cho khách hàng vay khoảng từ 90% đến 93% còn lại và tính lãi. Giao dịch
sẽ kết thúc khi lượng tiền đặt cọc trong tài khoản của nhà đầu tư còn lại dưới 7% hoặc
dưới 10% tùy theo yêu cầu của từng ngân hàng.
2.1.7 Chứng Chỉ Vàng (Gold certificates)
Trong lịch sử, chứng chỉ vàng là do Bộ Tài chính Mỹ ban hành từ cuộc nội chiến Mỹ

bắt đầu cho đến năm 1933. Được định giá bằng USD, những chứng chỉ này có thể được
dùng để đổi ra lượng vàng tương đương với giá trị của chứng chỉ. Loại chứng chỉ vàng
này từ lâu đã không còn lưu thông. Ngày nay, chứng chỉ vàng tạo cho nhà đầu tư cơ hội
được nắm giữ vàng mà không phải giữ vàng vật chất trong nhà. Chứng chỉ vàng ngày
nay thường do các ngân hàng phát hành, đặc biệt là ở các ngân hàng của Đức hay Thụy
Sĩ. Những chứng chỉ này khẳng định quyền sở hữu của cá nhân đối với lượng vàng mà
ngân hàng đang giữ hộ nhà đầu tư trong kho của ngân hàng. Nhà đầu tư có toàn quyền
quyết định với số vàng này chỉ đơn giản bằng cách gọi điện thoại ra lệnh cho ngân hàng.
2.1.8 Đầu tư qua quỹ
Đây là hình thức các nhà đầu tư chung vốn vào các quỹ và các quỹ này thường chủ yếu
đầu tư vào các cổ phiếu của các công ty khai thác vàng hoặc khoáng sản hơn là đầu tư
trực tiếp vào vàng. Nhiều nhà kinh tế cho rằng có sự khác biệt lớn giữa việc đầu tư vào
cố phiếu của các công ty khai thác vàng và đầu tư trực tiếp vào vàng vì giá cổ phiếu
thường chịu nhiều tác động hơn so với vàng.
2.2 Ở Việt Nam
2.2.1Mua vàng vật chất
Nhà đầu tư dùng tiền đi mua vàng rồi hoặc cất giữ tại gia đình hoặc mở tài khoản tiết
kiệm ký gửi vàng tại ngân hàng. Tất nhiên, hình thức này rất an toàn và khi vàng lên giá
thì nhà đầu tư có lãi nhưng số vốn ban đầu bỏ ra là tương đối cao.
14

2.2.2Giao dịch kỳ hạn (Forward)
Theo khái niệm đã nêu ở trên, giao dịch kỳ hạn hiện giờ đã có thể thực hiện được tại
Việt Nam, chủ yếu là qua sàn giao dịch vàng ACB.
Ví dụ, nếu bạn muốn mua kỳ hạn 100 lượng vàng SJC vào ngày 1/3/2008, thời hạn 1
tuần, đáo hạn 07/03/2008, với giá kỳ hạn là 17.000.000 đồng/lượng.Ngay khi ký hợp
đồng khách hàng phải ký quỹ 10% giá trị hợp đồng, tương đương 17.000.000 đồng.
-Trong trường hợp vào ngày 7/03/2008, giá vàng SJC là 17.200.000 đồng/lượng thì bạn
lời 20.000.000 đồng = (17.200.000-17.000.000)*100. Bạn sẽ nhận lại 170.000.000 đồng
tiền đặt cọc cùng với 20.000.000. đồng tiền lời.

-Trong trường hợp vào ngày 7/03/2008, giá vàng SJC là 16.800.000 đồng/lượng thì bạn
lỗ 20.000.000 đồng = (17.000.000-16.800.000)*100. Bạn sẽ nhận lại 170.000.000-
20.000.0000 = 168.000.000
2.2.3 Quyền Chọn Vàng (Option):
Cũng như định nghĩa về phương thức giao dịch quyền chọn vàng trên thế giới, hiện tại,
nhà đầu tư cũng có thể dùng phương thức quyền chọn vàng tại ACB.
Để dễ hiểu, chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ. Ví dụ, vào ngày 1//6/2008. bạn đặt
lệnh Call (mua) theo giá thế giới, khối lượng là 100 oz, giá 900 USD/oz thời gian đáo
hạn là 1 tuần. Ngay khi ký hợp đồng, bạn đã phải trả phí 10 USD một Oz, tương đương
1000 USD cho 100oz. Nếu đến ngày đáo hạn, giá vàng cao hơn 900 USD, vậy là bạn đã
lời và có thể nhận được khoản lời. Nhưng nếu giá vàng thấp hơn 900 USD thì bạn chỉ
mất phí 1000 USD ban đầu chứ không phải bù lỗ. Và phí 1000 USD này ngân hàng sẽ
không trả lại cho bạn dù bạn lãi hay lỗ.
2.2.4 Đầu tư qua phần mềm- Đầu tư qua tài khoản
Hiện nay trên thị trường đầu tư đã có một số nhà đầu tư dùng các phần mềm như
Vietforex hoặc Ocean. Nhà đầu tư nộp tiền vào một tài khoản của chủ hệ thống và có
thể mua bán vàng theo biến động của giá thế giới bằng phần mềm 24/24 của từng mạng.
Tuy nhiên, hình thức này vẫn còn khá nhiều rủi ro và các nhà chức trách vẫn đang theo
dõi tính khả thi và độ tin cậy của hình thức này.
CHƢƠNG 2 :THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA VÀNG
TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1. THỰC TRẠNG
1.1 Thực trạng thị trƣờng vàng trong những năm gần đây.
a) Trên thế giới
Trước các áp lực mất giá của tiền ngân hàng, đặc biệt là sự mất giá của USD trong thời
qua và sự leo thang của lạm phát hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007, Ngân hàng
Trung ương (NHTW) các nước đã điều chỉnh dự trữ ngoại hối quốc gia, chuyển qua
mua ròng vàng sau 2 thập kỷ đóng vai trò nguồn cung ổn định cho thị trường.
15


Xu hướng tăng giá vàng:
Thống kê giá vàng của USA Gold, giá vàng trên thế giới đã đảo ngược trạng thái từ năm
2001, liên tục tăng và tăng mạnh kể từ cuối năm 2005. Đáng chú ý là sự ổn định tương
đối của giá vàng trong thập kỷ 90 không phản ánh thực chất cung - cầu thị trường vàng
thế giới. Một trong những lý do cơ bản là do các NHTW và các công ty khai thác vàng
kết hợp giữ giá vàng ở mức thấp. Bên cạnh đó, quyền sở hữu vàng cá nhân cũng được
quản lý chặt chẽ. Diễn biến trên thị trường vàng thời gian gần đây phản ánh thực chất
hơn tương quan cung cầu vàng.
Theo thống kê của Hiệp hội vàng thế giới (WGC), 9 tháng đầu năm 2010, tổng lượng
vàng trang sức toàn cầu lên tới 1.468 tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2009. Bên cạnh
đó nhu cầu vàng phục vụ sản xuất cũng tăng mạnh cùng với sự bùng nổ của các ngành
công nghiệp ứng dụng, ngành nha khoa.
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2010, nhu cầu vàng phục vụ sản xuất tăng 19% so với cùng
kỳ năm trước. Đóng góp vào tổng cầu vàng, còn có nhu cầu đầu cơ vàng, gắn liền với
xu thế tăng giá vàng. Hệ quả là, tổng cầu vàng có xu hướng tăng mạnh, vượt so với tổng
cung vàng khoảng 3% năm 2010, kéo dài chuỗi tăng giá vàng trong vòng 10 năm liên
tiếp.

Mức độ sinh lợi từ đầu tư vàng tương đối cao so với các sản phẩm đầu tư khác, trong
khi mức độ rủi ro thị truờng tương đối thấp
Giá vàng liên tục tăng và mức tăng lên tới 29% trong năm 2010, đưa vàng trở thành một
kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao hơn nhiều so với các kênh đầu tư khác, khi chỉ số
hàng hóa S&P Goldman Sachs tăng 20%, chỉ số S&P 500 tăng 13%, chỉ số MSCI của
16

Thị trường chứng khoán thế giới (không tính thị trường Mỹ) tăng 6% (tính theo USD)
và chỉ số tổng hợp trái phiếu chính phủ Mỹ Barclays tăng 5,9%
Bên cạnh khả năng sinh lời cao, đầu tư vàng còn hấp dẫn bởi mức độ biến động của giá
vàng ở mức tương đối thấp, 16,1% trong suốt cả năm 2010, mức biến động thấp nhất
trong số các hàng hoá thuộc phạm vi giám sát của WGC, thấp hơn đáng kể so với mức

biến động giá của các loại hàng hóa thuộc S&P Goldman Sachs Commodity Index là
21% (tính theo giá giao dịch hàng ngày).
Thị trường vàng thế giới phát triển mạnh mẽ
Thập kỷ qua, thị trường vàng thế giới đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Ngoài
đầu tư vàng thỏi, vàng đúc (vàng vật chất), các hình thái đầu tư vàng hiện đại đã phát
triển mạnh, cho phép các tô chức, cá nhân tiếp cận, tham gia vào thị trường vàng dễ
dàng hơn. Các hình thức đầu tư đáng quan tâm là các quỹ kinh doanh vàng (ETFs), đầu
tư qua tài khoản, sản phẩm phái sinh vàng, cổ phiếu của các công ty khai thác vàng…,
b) Thị trường vàng trong nước
Cùng trong bối cảnh bất ổn kinh tế và chịu tác động chi phối của sự leo thang giá vàng
thế giới thị trường vàng trong nước cũng lập nhiều kỷ lục mới, giá vàng liên tục tăng,
mức giá cao nhất (vàng SJC) vào sáng ngày 9/11/2010 là 38,2 triệu đồng/lượng, tăng
44% so với giá vàng SJC đóng cửa ngày 31/12/2009. Nếu tính vào thời điểm
31/12/2010, thì giá vàng SJC đã tăng 35%.
Giao dịch trên thị trường vàng trong nước hiện nay là mua – bán kinh doanh vàng vật
chất và huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá, cho vay vàng chế tác, kinh
doanh trang sức. Các giao dịch diễn ra đơn lẻ, không có sàn giao dịch tập trung. Trước
đó, kinh doanh vàng qua tài khoản cũng diễn ra rất sôi động với mức ký quĩ thấp (7%)
trên các sàn giao dịch đơn lẻ trong nước, do một số ngân hàng, công ty/tổ chức kinh
doanh vàng thành lập, quản lý; một số NHTM cũng được kinh doanh vàng trên tài
khoản ở nước ngoài.
1.2 Tình hình khai thác, nhập khẩu, tiêu thụ vàng tại Việt Nam.
Quặng kim loại vàng ở Việt Nam thường là quặng đa kim. Vàng chưa bị nóng chảy nên
bị lẫn trong các kim loại khác như đồng, sắt, bạc Để khai thác quặng vàng loại này
người ta phải dùng đến các phương pháp tuyển vàng khác nhau, tùy theo tính chất của
mỗi loại quặng bị nhiễm vàng.
Ở Việt Nam , các mỏ vàng gốc tập trung tại miền núi phía Bắc. Vùng có biểu hiện
khoáng hóa vàng khá tập trung ở quanh Đồi Bù (Hòa Bình) như Cao Răm, Da Bạc, Kim
Bôi với tổng trữ lượng khoảng 10 tấn


, vùng núi Xà Khía, xã Lâm Thủy (Lệ Thủy,
Quảng Bình) cũng đã phát hiện được quặng chứa vàng, ở vùng Hà Giang, mỏ vàng tại
Bồng Miêu (Quảng Nam)
Tình hình khai thác vàng :
17

Hiện nay , ở nước ta tình hình khai thác vàng trái phép xảy ra ở nhiều mỏ vàng , khó có
thể kiểm soát và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ như mỏ vàng Bồng Miêu ( Quảng Nam ) , Mặc dù chính quyền địa phương đã cố
gắng quản lý, nhưng tình trạng khai thác vàng tại mỏ vàng Bồng Miêu ( Quảng Nam
)vẫn tiếp diễn và có chiều hướng phức tạp hơn. Núi Kẽm, xã Tam Lãnh, huyện Phú
Ninh, tỉnh Quảng Nam rộng hơn 100 ha và giao cho Công ty vàng Bồng Miêu thăm dò,
khai thác; nhưng từ nhiều tháng nay ngọn núi này đã bị hàng trăm người đào xới nham
nhở.Tình trạng khai thác vàng trái phép tại khu vực mỏ vàng Bồng Miêu kéo dài gây ra
nhiều hệ lụy: núi rừng bị băm nát, nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng và năm nào cũng
xảy ra tai nạn chết người vì sập hầm.
Ngoài ra , trong quá trình khai thác quặng vàng, nhiều vụ đánh cướp đã xảy ra tại mỏ
vàng Bồng Miêu , cướp đi 15 tấn quặng ngay trong đêm bởi một số đông người.Theo
một ước tính thì mỗi ngày mỏ vàng Bồng Miêu mất 5 - 7 tấn quặng vàng. Nguyên nhân
chính là sự bất lực của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc xử
lý đối với các đối tượng cướp đoạt một cách xử lý đến nơi đến chốn để răn đe và có sự
tiếp tay, xúi giục và thông đồng của các đối tượng đầu nậu thu mua quặng vàng bên
ngoài.
Pác Lạng là mỏ vàng gốc lớn nhất tỉnh Bắc Cạn, tập trung nhiều tổ, nhóm với số lượng
lên đến hàng nghìn người khai thác trái phép. Đây còn là nơi lẩn trốn của nhiều đối
tượng tội phạm bị truy nã, nghiện ma túy, an ninh trật tự phức tạp, chính quyền phải huy
động quân đội, công an giải tỏa, bảo vệ vùng mỏ.
Mỏ vàng Minh Lương (Văn Bàn, Lào Cai) có diện tích rộng khoảng 50 km2 (kể cả
vùng đệm, khoảng 1.500 ha) trải dài trên phạm vi ba xã Minh Lương, Nậm Xây và Nậm
Xé của huyện Văn Bàn. Đây là mỏ vàng gốc, có trữ lượng lớn và hàm lượng tốt, có thể

khai thác quy mô công nghiệp, đã được giao Công ty cổ phần vàng Lào Cai thăm dò,
khai thác.Thế nhưng, từ nhiều năm nay, tại đây liên tục diễn ra việc đào đãi vàng trái
phép. Đầu tiên là dân địa phương kéo nhau vào khoét núi, đào đãi vàng thủ công; sau đó
là người từ các xã chung quanh, rồi từ các tỉnh Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Nam
Định kéo lên mở hầm lò khai thác, quy mô ngày càng lớn và phức tạp.
Tình hình tiêu thụ vàng :
Năm 2011 : Theo báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng năm 2011 (Global Demand Trends
Report) mà Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) vừa công bố, Việt Nam xếp thứ 8 thế giới
về mức tiêu thụ kim loại quý này.
Nhu cầu vàng nữ trang của Việt Nam năm 2011 giảm 9% còn 13 tấn, nhu cầu đầu tư
vào vàng miếng đã tăng 30% lên 87,3 tấn.
Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê nào đo lường được số lượng vàng giao dịch trên
thị trường Việt Nam trung bình bao nhiêu mỗi ngày hoặc mỗi tháng. Số liệu mua bán
18

hàng ngày từ các đơn vị kinh doanh SJC hay PNJ nêu trên chỉ là số biểu trưng của
doanh nghiệp lớn.
Năm 2012 : Theo công ty nghiên cứu GFMS thuộc tập đoàn Thomson Reuters (Mỹ),
tiêu thụ vàng ở Việt Nam, gồm cả vàng trang sức và vàng miếng, năm 2012 là 77 tấn,
giảm 24% so với mức 100,8 tấn năm trước. Theo dự báo của GFMS thì nhu cầu đầu tư
vàng ở Việt Nam năm 2013 này có thể giảm 22 – 25% so với cùng kỳ khi Chính phủ
thắt chặt quản lý vàng để bình ổn tiền đồng.
Nhu cầu này được dự báo dựa trên nguồn cung và các số liệu vàng không chính thức
chảy vào Việt Nam. Việt Nam là nước tiêu thụ vàng nhiều thứ tư châu Á, sau Ấn Độ,
Trung Quốc và Thái Lan. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ giữ vàng cao
nhất châu Á.
Tình hình nhập khẩu – xuất khẩu vàng tại Việt Nam :
Lượng nhập khẩu vàng của Việt Nam chiếm 95% lượng tiêu thụ. Ngân hàng Nhà nước
là cơ quan quy định việc nhập khẩu. Các doanh nghiệp vàng muốn nhập khẩu phải xin
giấy phép và hạn ngạch của NHNN. Đôi khi NHNN không cấp giấy phép, kênh nhập

khẩu chính thức đã bị chặn lại. Việt Nam là một trong những nhà nhập khẩu vàng hàng
đầu thế giới, với 91 tấn trong năm 2006, 51 tấn trong năm 2007, và 90,5 tấn trong năm
2008. Đầu năm 2008 đến hết tháng 4/2008 có tới trên 52 tấn vàng đã được nhập khẩu về
Việt Nam. Nếu tính giá bình quân 30 triệu USD/tấn thì trị giá số vàng đó lên đến 1,56 tỷ
USD.
Việt Nam chưa đủ chủ độngtrong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu vàng.Trong quý
cuối cùng 2011, nhập khẩu vàng của Việt Namlà 15 tấn
Theo báo cáo của WGC, trong năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 35-38 tấn vàng. Tổng
nhu cầu vàng cả năm của Việt Nam tăng 23% từ mức 81,4 tấn trong năm 2010 lên mức
100,3 tấn vào năm ngoái.
1.3. Biến động giá vàng trên thị trƣờng Việt Nam
Ở Việt Nam, những năm qua, giá vàng bình quân 1 năm tăng 24%, cao đến mức đã
thành câu nói cửa miệng "vàng bỏ ống cũng có lãi‟‟, hiếm có kênh đầu tư nào sánh
được. Tình trạng "vàng hoá" tăng lên. Sự biến động của giá vàng tác động đến lạm phát
thông qua yếu tố tâm lý, lòng tin.
Vì vậy, một kết quả quan trọng trong điều hành hành tiền tệ năm 2012 là tốc độ tăng giá
vàng đã chậm lại rất nhiều so với tốc độ tăng trong hơn một thập kỷ trước đó.
Tốc độ tăng bình quân giá vàng năm 2012 so với năm 2011 vẫn còn cao (tăng 7,83%),
nhưng đã thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng tương ứng của năm 2011 so với năm 2010
(tăng 39%).
19


Tốc độ tăng giá vàng qua các năm. Nguồn: Tổng cục Thống kê
Mặc dù giá vàng trong nước còn cao hơn nhiều so với giá vàng trên thị trường thế giới,
nhưng do việc nhập khẩu vàng được quản lý chặt, nên giá USD không những không
tăng mà còn giảm (0,96%). Một lượng vàng không nhỏ trong dân đã được các ngân
hàng thương mại huy động, góp phần chuyển vàng sang tiền đồng để đầu tư trực tiếp
cho kinh tế, đồng thời góp phần giảm bớt tình trạng vàng hoá nền kinh tế
1.3.1 Nguyên nhân biến động giá vàng Việt Nam trong thời gian qua

Tại Việt Nam, nhu cầu vàng những tháng vừa qua tăng rất mạnh, giá vàng luôn lập
những kỷ lục mới, tạo nên một cơn „bão giá” chưa từng có.Những nguyên nhân là :
Trước cơn sốt vàng của thế giới, do không nhạy bén trước tình hình và do cơ chế xuất
nhập còn nhiều bất hợp hợp lý, trong 7 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất 30 tấn
vàng, với giá tính trung bình 40 triệu USD/tấn. Trong khi đó, nhiều quốc gia lại mua
vào nhiều vàng và chỉ bán ra nhỏ giọt. Thực tế đã chứng minh các quốc gia này nhạy
bén và cập nhật hơn chúng ta, bởi hiện tại, dù đã có giảm chút ít, giá vàng thế giới vẫn
dao động vào khoảng 60 triệu USD/tấn; trước đó, Việt Nam chỉ xuất khẩu với giá 40
triệu USD/tấn. Đây là một thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế của nước ta.
Một nguyên nhân nữa góp phần khiến giá vàng tăng mạnh tại Việt Nam, là do giới kinh
doanh vàng tranh thủ giá vàng thế giới tăng nhanh, và đoán biết tâm lý của người đầu tư
cho rằng giá vàng còn đi lên, đã dùng kỹ xảo đẩy giá vàng trong nước tăng nhanh, cao
hơn giá thế giới để trục lợi.
Có thể thấy rằng chính những bất hợp lý trong cơ chế điều hành xuất nhập khẩu vàng là
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cơn sốt vàng trong nước, kéo theo những
thiệt hại cho nền kinh tế và người đầu tư. Bởi theo cách quản lý hiện tại, Nhà nước chỉ
cho phép nhập khẩu vàng với số lượng nhỏ; trong khi hạn ngạch xuất khẩu vàng lại khá
thoải mái. Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp đã dùng thủ thuật hạ hàm lượng, trọng
lượng vàng để hưởng thuế suất 0%, rồi xuất khẩu vàng ra nước ngoài với số lượng lớn.
20

Hệ quả là cung và cầu về vàng mất cân đối, chỉ có lợi cho giới đầu cơ, gây thiệt hại cho
nền kinh tế và người dân khi đầu tư vào vàng.
1.3.2 Tác động của sự biến động giá vàng đối với Việt Nam
Vàng tác động đến nền kinh tế và thị trường tài chính
Tại Việt Nam theo số liệu của WGC (Hội đồng vàng thế giới) số lượng vàng nằm trong
dân lên đến cả ngàn tấn. Như thế tồn tại một khối lượng tiền lớn không được đưa vào
hoạt động sản xuất kinh doanh và làm cho các chính sách kiềm chế lạm phát, bình ổn
kinh tế trở nên khó khăn hơn, việc giảm bớt lượng tiền thừa trong nền kinh tế sẽ khó mà
đạt được kết quả như mong đợi khi không “hút” được lượng tiền này để đưa nó vào nơi

cần đến. Và thị trường chứng khoán nơi được xem là “phong vũ biểu” của nền kinh tế
sẽ khó có cơ hội đi lên
Tiêu dùng và hoạt động đầu tư
Tuy nhiên ,Trước tình hình giá vàng tăng trong nhữngnăm qua thì diễn biến giá vàng
thời gian qua chưa ảnh hưởng nhiều tới tiêu dùng và các hoạt động đầu tư, bởi đây
không phải là yếu tố nằm trong rổ hàng hoá để tính chỉ số giá. Hơn nữa, giá tăng mạnh
chủ yếu do tác động của thị trường thế giới.
Ngoài ra ,các công ty kinh doanh kim loại quý đều khẳng định giá lên cao song hoàn
toàn không có chuyện người dân đổ xô đi mua tích trữ như những lần biến động trước.
Cũng không có cảnh bán tống bán tháo vàng ra nhân lúc cao giá để hưởng chênh lệch.
Các giao dịch mua bán, dù đang là mùa mua sắm, vẫn diễn ra bình thường, thậm chí còn
chậm hẳn lại so với ngày thường.
Trên thực tế, theo các chuyên gia, độ "nhạy" của thị trường tài chính tiền tệ cũng như
của giới đầu tư trong nước chưa đủ để có thể nhanh chóng chuyển hướng theo biến động
của giá vàng. Chính vì vậy, hầu như vẫn chưa xảy ra tình trạng mỗi khi giá vàng leo
thang thì các hoạt động mua bán chứng khoán, trái phiếu hay huy động tiết kiệm bị
chững lại.
Tỉ giá và thị trường ngoại tệ
Báo cáo của NHNN cũng cho biết, mặc dù giá vàng trong nước và thế giới vẫn biến
động mạnh, khoảng cách lớn giữa vàng nội và ngoại không đi kèm với hiện tượng "sốt
vàng" như trước, chênh lệch giá cũng không kéo theo hiện tượng nhập lậu vàng qua
biên giới. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường ngoại tệ tương đối ổn định trong thời gian qua,
không bị tác động tiêu cực bởi sự biến động gần đây của giá vàng.
2.VAI TRÒ TIỀN TỆ CỦA VÀNG
2.1 Trong nền kinh tế hiện nay
Trao đổi tiền tệ
Vàng đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như một phương tiện chuyển đổi tiền
tệ, hoặc bằng cách phát hành và công nhận các đồng xu vàng hay các số lượng kim loại
khác, hay thông qua các công cụ tiền giấy có thể quy đổi thành vàng bằng cách lập ra
21


bản vị vàng theo đó tổng giá trị tiền được phát hành được đại diện bởi một lượng vàng
dự trữ.
Dự trữ ngoại hối :
Đối với ngân hàng trung ương (NHTW), vàng là phương tiện dự trữ tiền tệ an toàn và
có thể không bị mất giá trong dài hạn, nhưng chi phí cơ hội cao do lãi suất thấp và chi
phí bảo quản lớn .
Giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư :
Các thỏi vàng hiện đại cho mục đích đầu tư hay cất trữ không yêu cầu các tính chất cơ
khí tốt; chúng thường là vàng nguyên chất 24k.
Vàng là một kênh đầu tư thu hút nhiều doanh nghiệp , cá nhân nhiều năm qua .Nhất là
trong những năm gần đây , giá vàng biến động giá thất thường khiến ngưới dân đổ xô
đi mua vàng tích trữ , chờ lúc giá tăng bán ra sẽ kiếm lời . Chính điều đó đã làm cho thị
trường vàng nhộn nhịp hẳn lên .
Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu tư quý 3 năm 2010, vàng lại trở lại đóng
vai trò là vịnh tránh bão an toàn. Ở lúc đỉnh cao nhất giá vàng giao ngay đạt mức trên
$1900/oz vào quý 3 năm 2011 Ở thời điểm này giá vàng biến động rất lớn. Do vậy
nhiều nhà đầu tư đã coi vàng là kênh đầu tư ít rủi ro nhất.
Công cụ chống lạm phát
Vàng được xem là một lựa chọn đầu tư hàng đầu của nhiều người Việt Nam để chống
lại lạm phát cao, thị trường chứng khoán xuống dốc và sự mất giá của VND.
Khi lạm phát xảy ra , chỉ số giá tiêu dùng sẽ ở mức hai con số trong năm . Lạm phát
tăng thể hiện sự tương quan giữa tiền và hàng hoá. Với cùng một số tiền như nhau thì
người ta sẽ mua được một số lượng hàng hóa ít hơn. Từ điều này có thể thấy rằng, khi
có lạm phát thì người giữ tài sản sẽ có lợi hơn người giữ tiền hay nói cách khác hàng
hóa là công cụ phòng ngừa rủi ro lạm phát. Vì vậy, không chỉ có vàng mà các loại hàng
hóa khác như kim loại quý, bất động sản, các mặt hàng như cà phê, cao su, dầu đều là
những công cụ chống lạm phát hữu hiệu. Tuy vậy, vàng là một loại hàng hóa đặc biệt
hơn cả, có giá trị cao, luôn duy trì được giá trị trao đổi cao trên thị trường và đặc biệt là
khả năng thanh khoản trên thị trường. Tất cả những yếu tố trên đã biến vàng thành công

cụ để chống lạm phát hữu hiệu.
Thước đo giá trị
Vàng đã và đang trở thành thước đo giá trị trong nhiều giao dịch thương mại, được
nhiều quốc gia coi là nguồn tài chính dự trữ quan trọng, trong khi nguồn tài nguyên
vàng thế giới ngày càng cạn kiệt, việc khai thác cũng ngày càng khó khăn hơn. Các nhà
kinh doanh thận trọng hơn, tập trung vào những nước có sự ổn định về chính trị, pháp
luật và kinh nghiệm quản lý, hạn chế đầu tư vào các nước đang phát triển do mức độ rủi
ro khá cao mặc dù khả năng sinh lời có thể cao hơn.
2.2 Trong các chế độ tiền tệ
22

2.2.1 Chế độ song bản vị:
Đồng tiền của một nước được xác định bằng một trọng lượng cố định của hai kim loại
(thường là vàng và bạc). Ví dụ: năm 1792, 1 USD vàng bằng 1.603 gam vàng ròng; 1
USD bạc bằng 24,06 gam bạc ròng. Do đó, trọng lượng 1 USD bạc bằng 15 lần trọng
lượng 1 USD vàng. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh, Hoa Kỳ trước thế kỷ 19.
Đặc điểm:
Mọi người được tự do đúc tiền vàng và tiền bạc.
Tiền vàng và tiền bạc được tự do lưu thông trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia
với nhau
Ưu – nhược điểm của chế độ song bản vị:
+ Ưu điểm : - Thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng.
- Trong lưu thông hàng hoá, việc sử dụng chế độ song bản vị có nhiều
tiến bộ hơn so với thời kỳ nền kinh tế đổi chác hiện vật.
+ Nhược điểm : - Nhà nước khó kiểm soát lượng vàng, bạc của mỗi quốc gia.
- Hai thước đo giá trị, hai hệ thống giá cả còn gây trở ngại trong việc
tính toán và lưu thông hàng hoá.
2.2.2 Chế độ bản vị vàng
Bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định
bằng hàm lượng vàng. . Chế độ này được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ XIX

và đầu thế kỉ XX.
Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam
kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Các chính phủ sử dụng
thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước
khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỷ giá quy đổi,
Vàng được lựa chọn bởi sự tinh khiết, không bị biến đổi theo thời gian, dễ dàng phân
biệt, thẩm định nhờ màu đặc trưng, độ dẻo, âm thanh khi va chạm, khối lượng riêng lớn;
vàng là một vật phẩm mà các nhà buôn lựa chọn làm thước đo giá trị - nó đã được chọn
từ xa xưa là một dạng tiền và vật cất trữ của cải.
Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định dùng vàng để đúc tiền vàng.
Trong quá trình phát triển, chế độ này tiến triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau:
bản vị tiền vàng, bản vị vàng thỏi và bản vị hối đoái vàng.
Chế độ bản vị tiền vàng:
Trong chế độ tiền tệ Bản vị vàng, tiền dù ở dưới hình thức nào (đúc bằng vàng, in trên
giấy, tiền điện tử, ), thì người sở hữu tiền vẫn luôn có một quyền quan trọng: yêu cầu
người phát hành tiền đổi tiền thành vàng theo tỉ lệ đã cam kết.
Đồng tiền của một nước được bảo đảm bằng một trọng lượng vàng nhất định theo quy
định của pháp luật với những yêu cầu như Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng,
tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự
23

do chuyển đỏi ra vàng theo tỉ lệ đó, và tiền vàng được lưu thông không hạn chế. Chế độ
này được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỉ XX.
Chế độ bản vị vàng thỏi:
Chế độ này cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định.
Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không thành tiền, không lưu thông trong nền kinh
tế mà chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước
ngoài. Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định. Chế độ này từng được áp
dụng ở Anh năm 1925, ở Pháp năm 1928
Chế độ bản vị vàng hối đoái:

Đây là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng.
Muốn đổi ra vàng, cần phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển
đổi ra vàng như USD, Bảng Anh Chế độ này từng được áp dụng ở Ấn Độ năm 1898, ở
Đức năm 1924, ở Hà Lan năm 1928
2.2.3 Chế độ bản vị ngoại tệ:
Chế độ này quy định đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước
ngoài (ngoại tệ). Đó là các ngoại tệ mạnh và được tự do chuyển đổi trên thị trường quốc
tế. Chế độ này sử dụng phổ biến ở những nước có ít vàng hoặc bị lệ thuộc vào nước
khác. Chế độ này từng được áp dụng từ 1944-1971. Bắt đầu sụp đổ từ 1960.
2.2.4Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng:
Dưới chế độ này, đơn vị tiền tệ của một quốc gia không được chuyển đổi ra kim loại
quý. Theo đó, vàng bị rút ra khỏi lưu thông trong nước, tiền giấy không được đổi ra
vàng và vàng chỉ được dùng để thanh toán quốc tế. Chế đô này phổ biến vào những năm
1930.
Chƣơng III: Định hƣớng phát triển và giải pháp phát triển thị
trƣờng vàng Việt Nam
1 Một số giải pháp phát triển thị trƣờng vàng Việt Nam.
1.1 Quản lí về vấn đề lƣu thông vàng miếng
Do tính chất tiền tệ của vàng vật chất với hàm lượng cao ở nước ta còn khá mạnh, đặc
biệt trong điều kiện tiền đồng chưa ổn định, song cũng không thể để tình trạng lưu
thông vàng miếng có hàm lượng cao thay thế tiền đồng trong thanh toán. Nhà nước (đại
diện là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) cần phải quản lý giao dịch này, từng
bước hạn chế nó khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép. Chỉ trên cơ sở quản lý vàng với
tính chất là công cụ tiền tệ, NHNN mới có thể quản lý được tổng phương tiện thanh
toán trong nền kinh tế, quản lý được giá cả, góp phần ổn định vĩ mô nền kinh tế. Quản
lý nhà nước về vàng với tính chất là công cụ tiền tệ cần xác định cụ thể tiêu chuẩn vàng
với tính chất tiền tệ, điều kiện lưu thông vàng tiền tệ và quản lý quan hệ cung - cầu vàng
24

tiền tệ trong nền kinh tế (gắn với sự phát triển lành mạnh của thị trường vàng và vấn đề

liên thông thị trường vàng trong nước và quốc tế).
1.2 Đảm bảo sự phát triển lành mạnh thị trƣờng vàng trong nền kinh tế
Những biến động mạnh của giá vàng và sự đi trước của giá vàng trong nước so với giá
vàng thế giới vừa qua một phần là hệ quả của việc bỏ ngỏ thị trường (không có công cụ
pháp lý điều tiết) và việc áp dụng một vài giải pháp điều hành mang tính chất hành
chính. Do vậy, nhanh chóng hòan thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường vàng , điều
tiết các chủ thể bằng các công cụ và hàng rào kỹ thuật trên thị trường. Liên quan tới các
công cụ, các loại hình hoạt động trên thị trường, cần có lộ trình phát triển từng bước,
phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý cụ thể của đất nước. Khung pháp lý nên định
hướng nguyên tắc thị trường có quản lý của Nhà nước vì các biện pháp hành chính chỉ
có tác động tức thì, nhưng tiềm ẩn các hành vi lách luật, hoạt động „chui”, trong khi chi
phí theo dõi, giám sát là rất lớn. Và để quản lý được cung - cầu trên thị trường vàng ,
thì khung pháp lý phải đảm bảo rằng NHNN thực hiện được vai trò quản lý cuối cùng
trên thị trường vàng , tức là phải thực hiện quản lý tập trung các đầu mối hoạt động
kinh doanh vàng. Đồng thời, NHNN cần có các công cụ đủ quyền lực để có thể can
thịêp khi có các biến động quá mức trên thị trường.
1.3 Liên thông thị trƣờng vàng trong nƣớc và thế giới trên cơ sở nới lỏng có
kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) vàng.
XNK vàng nên được quản lý theo nguyên tắc thị trường, thay vì quota như hiện nay.
Việc áp dụng quota luôn tiềm ẩn các hoạt động XNK vàng lậu, không thể kiểm soát
được và thất thoát nguồn thu cho Nhà nước. Do không kiểm sóat được lượng vàng XNK
nên sẽ không có thông tin chính xác về cung - cầu vàng trong nền kinh tế. Xoá bỏ cơ
chế quota XNK vàng, thì chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế (sau khi đã cộng
các chi phí nhập khẩu) cũng sẽ bị loại bỏ.
Liên quan tới thuế XNK vàng cũng không nhất thiết phải áp thuế nhập khẩu với mục
đích hạn chế nhập vàng, giảm áp lực lên cầu ngoại tệ, vì khả năng tái tạo ngoại tệ của
vàng rất cao. Thực tế, quí I/2009, Việt Nam đã có xuất siêu nhờ xuất siêu vàng. Thuế
xuất khẩu vàng cũng nên được cân nhắc ở mức phù hợp, khuyến khích việc khơi thông
đầu ra, qua đó phát triển công nghịêp khai thác vàng và công nghiệp chế tác vàng trong
nước, tạo công ăn việc làm cho xã hội./.

1.4 Chính sách thuế ƣu đãi đối với vàng
Trong tình hình cạnh tranh như hiện nay , mức thuế nhập khẩu vàng vẫn còn khá cao vì
so với các nước trong khu vực không thu thuế vàng nhập khẩu . Do đó sẽ làm giá vàng
trong nước khó có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực
Mặt khác , nguồn cung vàng tại Việt Nam không nhiều , chủ yếu vẫn là nhập khẩu nên
chính sách nhập khẩu đối với vàng cần được ưu đãi , khuyến khích con đường nhập
25

khẩu chính ngạch , tăng sức cạnh tranh của vàng trong nước , đồng thời tạo nguồn thu
cho ngân sách nhà nước .
1.5 Thành lập sàn giao dich vàng quốc gia
Giống như giao dịch chứng khoán , nên thành lập một sàn giao dịch vảng để tránh tình
trạng tự phát . Cần có một đơn vị điều khiển trung tâm quản lí , giám sát và tạo sự thống
nhất chung cho toàn hệ thống sàn giao dich vàng
Ngoài ra , để giảm bớt rủi ro trong đầu tư vàng thì các sản phẩm giao dich vàng tương
lai , giao dịch đảm bảo bằng 100 % vàng vật chất , cần được đưa thêm vào để giúp thị
trường vàng Việt Nam liên thông thế giới
1.6 Cho phép và mở rộng đối tƣợng kinh doanh vàng trên tài khoản nƣớc
ngoài
Vì kinh doanh vàng hiện nay chủ yếu là kinh doanh vàng vật chất nên nếu nhà nước cho
phép và mở rộng đối tượng kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài thì sẽ làm cho thị
trường vàng sôi động hơn nhiều.
1.7 Dự trữ vàng hợp lí , huy động vàng trong dân
Hiện nay , lượng vàng cất giữ trong dân khá lớn , chủ yếu vàng thỏi , vàng nén . Để
giảm đi lượng vàng tích trữ trong dân , nhà nước cần phải huy động nguồn vốn này
phục vụ cho việc phát triển kinh tế , cần có những chính sách kinh tế hợp lí , đúng lúc ,
ổn định thị trường , không để xảy ra những đợt giá cả vàng leo thang như những năm
qua , nên cao giá trị đồng tiền Việt Nam để giảm tâm lí tích trữ vàng phòng rủi ro trong
dân
1.8 Chính sách nhập khẩu vàng

Khi gái vàng tăng đột biến , việc nhập khẩu vàng sẽ làm giảm nhiệt thị trường vàng
nhanh chóng .Do đó chính sách nhập khẩu rất cần thiết và kịp thời khi thị trường có
biến động . Nhà nước ần xem vàng như loại hàng hóa thông thường ,c ho phép người
dân tự do mua bán ,trao đổi trên thị trường theo mức giá cả và cung cầu quyết định .Khi
cần thiết , nhà nước đứng ra can thiệp như một nhà kinh doanh thực sự.
1.9 Kinh doanh vàng theo tiểu chuẩn quốc tế .
Hiện nay , vàng Việt Nam chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn Quốc Tế, chưa đủ uy tín được
chấp nhận lưu thông trên thị trường Thế giới . Do vậy , uy tín và năng lực phát hành
vàng tiền tệ Việt Nam là mấu chốt để vàng tiền tệ Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế
. Để đạt được điều này , nơi phát hành không nơi nào khác là các ngân hàng nhà nước .
Hiện nay , lưu hàng trên htị trường nội địa chỉ có vàng SJC là uy tín nhất – do công ty
vàng bạc đá quí Sài Gòn phát hành .
1.10 Hỗ trợ và tạo điều kiện để ngành kim hoàn Việt Nam tham gia vào thị
trƣờng thế giới
Hiện nay,ngành kim hoàn Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh với ngành kim hoàn Quốc
Tế do máy móc hiện đại và trình độ công nghiệp hóa cao . Vì vậy nhà nước cần có

×