Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông – lâm nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THANH TÙNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG – LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HOÀNG THỊ THÁI HÒA
HUẾ - 2014
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm
Huế, Phòng Đào tạo sau Đại học, quý thầy cô giáo khoa Tài nguyên đất và Môi
trường nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình
học tập và nghiên cứu này.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và anh chị em cán bộ,
công nhân viên chức Ủy ban nhân dân huyện Hương Khê, toàn thể bà con nhân
dân 38 hộ gia đình sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại đã giúp đỡ tạo
mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp đã luôn sát cánh và động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng do kiến thức còn


nhiều hạn chế, thời gian và tư liệu tham khảo cũng có hạn nên luận văn chắc
chắn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu, bổ sung của quí thầy cô giáo và bạn đọc để luận văn hoàn chỉnh
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 7 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Tùng
2
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các thông tin kế thừa từ các tài liệu khác đều được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ
trong luận văn.
Huế, ngày 19 tháng 7 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Tùng
3
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 9
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
Bảng 1.2. Tình hình phát triển trang trại của nước Pháp qua các năm 29
Phỏng vấn, tham khảo nhận định, nhận xét của những chuyên gia trong ngành, những
người am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu 42
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
1. Kết luận 93
Qua quá trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển

sản xuất trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tôi rút ra một số nhận xét như sau:
93
- Hương Khê là một huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh với diện tích đất tự nhiên là
126.350,04 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 112.318,92 ha; đất phi nông nghiệp
10.000,29 ha, đất chưa sử dụng 4.030,83 ha. Trong số diện tích đất chưa sử dụng, có
khoảng 1.800 ha có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp 93
- Mô hình trang trại trong huyện dao động từ 175 trang trại năm 2010 đến 38 trang trại
năm 2013. Trong năm 2013, toàn huyện có 38 mô hình kinh tế trang trại (12 trang trại
trồng trọt, 4 trang trại chăn nuôi, 6 trang trại lâm nghiệp, 1 trang trại nuôi trồng thủy
sản và 15 trang trại tổng hợp) nhưng chỉ có 33 trang trại đạt tiêu chí theo qui định phân
loại năm 2011, còn lại 5 trang trại chưa đạt tiêu chí. Tổng diện tích sử dụng đất của 38
trang trại là 648,2 ha (chiếm 5,86% diện tích đất nông - lâm nghiệp toàn huyện) bao
gồm: trang trại chăn nuôi chiếm 14,9 ha, trang trại lâm nghiệp 275,1 ha, trang trại nuôi
trồng thủy sản 3,8 ha, trang trại tổng hợp 181,1 ha, trang trại trồng trọt 173,3 ha. Lợi
nhuận hàng năm mà các trang trại mang lại đạt gần 450 triệu đồng/trang trại, trong đó:
trang trại chăn nuôi cho lợi nhuận trung bình 297,07 triệu đồng/trang trại, trang trại
lâm nghiệp cho lợi nhuận trung bình 455,71 triệu đồng/trang trại, trang trại nuôi trồng
thủy sản cho lợi nhuận 205,67 triệu đồng, trang trại tổng hợp cho lợi nhuận 448,27 triệu
đồng/trang trại, trang trại trồng trọt có lợi nhuận 479,67 triệu đồng/trang trại 93
- Trên khía cạnh kinh tế, các mô hình kinh tế trang trại mang lại lợi nhuận khá lớn cho
bản thân các chủ trang trại và có đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế toàn
huyện, là mô hình kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Tổng lợi
nhuận từ 38 trang trại mang lại trong năm 2013 đạt 16.536,31 triệu đồng, trong đó 12
trang trại trồng trọt và 15 trang trại tổng hợp mang về mức lợi nhuận lần lượt là
4
5.756,09 triệu đồng và 6.724,05 triệu đồng. Đối với hiệu quả sử dụng vốn, trang trại
trồng trọt có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất (3,8 lần), tiếp theo là trang trại lâm nghiệp
có hiệu quả sử dụng vốn là 3,67 lần. Về hiệu quả xã hội, các mô hình trang trại còn tạo
ra công ăn việc làm cho một số lượng không nhỏ người lao động (384 lao động, trong đó
có 49 lao động được thuê cố định). Về mặt môi trường, các mô hình trồng trọt và lâm

nghiệp giúp tăng diện tích cây xanh, tăng độ che phủ đất (nhất là đất đồi núi với việc
trồng cây keo tràm); các mô hình chăn nuôi đều được chủ trang trại tuân thủ nghiêm
công tác đảm bảo vệ sinh môi trường nên mức độ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường là
không đáng kể. Có thể khẳng định phát triển kinh tế trang trại đang là hướng đi đúng
đắn. Do đó chính quyền địa phương đang có chủ trương thúc đẩy phát triển kinh tế
trang trại trước mắt và dài hạn 93
- Do nhu cầu đất rừng sản xuất của người dân lớn trong khi quỹ đất trồng rừng không
còn nhiều nên trong thời gian tới mô hình trồng rừng phát triển, nhưng mô hình trang
trại lâm nghiệp được dự báo sẽ không có sự gia tăng nào đáng kể. Mô hình trang trại
chăn nuôi và mô hình nuôi trồng thủy sản hứa hẹn cho hiệu quả cao, tuy nhiên chi phí
lớn và mức độ rủi ro tương đối cao nên dự báo thời gian tới sẽ gia tăng ở mức hạn chế.
Trang trại trồng trọt do phù hợp với điều kiện tự nhiên, mức độ rủi ro không cao, chủ
trang trại và người lao động trong vài năm qua được hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất
giúp tăng hiệu quả và lợi nhuận nên trong thời gian tới sẽ có xu hướng tăng lên 94
- Thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp cho trang trại đã mang lại những hiệu quả
nhất định. Tuy nhiên phát triển trang trại của huyện số lượng còn ít và mang tính tự
phát, chưa có quy hoạch cụ thể nên chưa khai thác hết mọi tiềm năng và lợi thế của
vùng. Vì vậy so với tiềm năng của vùng thì hiệu quả của việc sử dụng đất nông - lâm
nghiệp vào phát triển kinh tế trang trại là chưa cao, cần có biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy để
kinh tế trang trại phát huy hết tiềm năng, sử dụng có hiệu quả tối đa nguồn lực sẵn có,
xứng đáng là kinh tế mũi nhọn của địa phương 94
2. Kiến nghị 94
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Quy mô các loại hình trang trại Error: Reference source not found
Bảng 1.2. Tình hình phát triển trang trại của nước Pháp qua các năm Error: Reference
source not found
Bảng 1.3. Tình hình phát triển trang trại của nước Mỹ qua các năm Error:
Reference source not found
Bảng 1.4. Tình hình phát triển trang trại của Nhật Bản qua các năm Error:

Reference source not found
Bảng 1.5. Tình hình phát triển trang trại của Đài Loan qua các năm Error:
Reference source not found
Bảng 1.6. Tình hình phát triển trang trại của Thái Lan qua các năm Error:
Reference source not found
Bảng 1.7. Thống kê số lượng trang trại của các vùng qua các nămError: Reference
source not found
Bảng 3.1. Tình hình dân số của huyện Hương Khê giai đoạn 2010 - 2013 Error:
Reference source not found
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp cơ cấu lao động trong các ngành kinh tếError: Reference
source not found
Bảng 3.3. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông - lâm nghiệp huyện Hương
Khê Error: Reference source not found
Bảng 3.4. Số lượng trang trại huyện Hương Khê phân bố theo các đơn vị hành
chính giai đoạn 2010-2013 Error: Reference source not found
Bảng 3.5. Số lượng các trang trại huyện Hương Khê năm 2013 phân theo loại hình
sản xuất và quy mô diện tích Error: Reference source not found
Bảng 3.6. Cơ cấu sử dụng đất trong trang trại Error: Reference source not found
Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp cho trang trại so với cơ cấu sử dụng đất
huyện Hương Khê năm 2013 Error: Reference source not found
Bảng 3.8. Tỷ lệ sử dụng đất nông lâm nghiệp cho phát triển trang trại Error:
Reference source not found
Bảng 3.9. Giá trị sản xuất của các mô hình trang trại trong năm 2013 Error:
Reference source not found
Bảng 3.10. Lợi nhuận của các mô hình trang trại trong năm 2013 Error: Reference
source not found
Bảng 3.11. Hiệu quả sử dụng vốn của các mô hình trang trại năm 2013 Error:
Reference source not found
Bảng 3.12. Hiệu quả chi phí đầu tư sản xuất của các mô hình trang trại trên địa
bàn huyện Hương Khê năm 2013 Error: Reference source not found

6
vii
Bảng 3.13. Hiệu quả sử dụng lao động của các mô hình trang trại trên địa bàn
huyện Hương Khê năm 2013 Error: Reference source not found
Bảng 3.14. Lợi nhuận do lao động tạo ra của các mô hình trang trại trên địa bàn
huyện Hương Khê năm 2013 Error: Reference source not found
Bảng 3.15. Tình hình lao động năm 2013 tại các trang trại trên địa bàn Error:
Reference source not found
Bảng 3.16. Cơ cấu lao động trong các trang trại năm 2013.Error: Reference source
not found
Bảng 3.17. Độ che phủ của các mô hình trang trại huyện Hương Khê Error:
Reference source not found
Bảng 3.18. Hạch toán chi phí, thu nhập, lợi nhuận tính trung bình năm 2013 của
các mô hình sản xuất tại các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê Error:
Reference source not found
Bảng 3.19. Giá trị trung bình của chi phí, thu nhập, lợi nhuận trên 01 ha đất của
các mô hình trong trang trại trung bình năm 2013 Error: Reference source not
found
7
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Số lượng trang trại ở Pháp qua các năm Error: Reference source not
found
Hình 1.2. Số lượng trang trại Mỹ qua các năm Error: Reference source not found
Hình 1.3. Số lượng trang trại Nhật Bản qua các năm Error: Reference source not
found
Hình 1.4. Biểu đồ về số lượng trang trại Đài Loan qua các năm Error: Reference
source not found
Hình 1.5. Số lượng trang trại Thái Lan qua các năm Error: Reference source not
found
Hình 1.6. Thống kê số lượng trang trại của các vùng qua các nămError: Reference

source not found
Hình 3.1. Vị trí huyện Hương Khê trong tỉnh Hà Tĩnh. Error: Reference source not
found
Hình 3.2. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hương Khê năm 2013 Error:
Reference source not found
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Hương Khê năm 2013 Error:
Reference source not found
Hình 3.4. Biểu đồ giá trị sản lượng hàng hóa và lợi nhuận trung bình trên 01 ha
của các trang trại trên địa bàn năm 2013 Error: Reference source not found
Hình 3.5. Hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả chi phí đầu tư của trang trại năm 2013
Error: Reference source not found
8
viii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền sản
xuất hàng hoá. Trong gần hai thế kỷ qua, nền nông nghiệp thế giới đã trải qua nhiều
hình thức tổ chức sản xuất khác nhau. Trong những năm gần đây, loại hình kinh tế
trang trại đã thể hiện ưu thế về hiệu quả kinh tế so với kinh tế hộ gia đình nhờ vào lợi
thế của quy mô sản xuất. Hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại
phù hợp với đặc thù của nông nghiệp nên đạt hiệu quả cao, và ngày càng phát triển ở
hầu hết các nước trên thế giới. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một
quá trình chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân chủ yếu, mang tính sản xuất tự cấp, tự túc
sang sản xuất hàng hoá có quy mô từ nhỏ tới lớn. Trong tiến trình phát triển nông
nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá, với quy mô ngày càng lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang
là một yêu cầu tất yếu khách quan. Phát triển kinh tế trang trại đã, đang và sẽ có những
đóng góp to lớn khối lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu nông sản trong nước và hướng
đến xuất khẩu nông sản ra các nước trên thế giới. Sự đóng góp của các kinh tế trang
trại là không thể phủ nhận, không những đem lại lợi nhuận cho chủ trang trại, mà còn

cải thiện đáng kể thu nhập của người lao động, người nông dân. Mặt khác kinh tế trang
trại là mô hình sản xuất rất ít, có thể không có tác động xấu, thậm chí còn tác động
theo chiều hướng có lợi đối với môi trường.
Huyện Hương Khê nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh, với diện tích đồi núi
chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên, có dân số đông, lực lượng lao động
dồi dào. Đó là những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế vườn đồi với nhiều mô
hình có hiệu quả và một số loại cây trồng đặc trưng cho giá trị kinh tế cao. Thời gian
gần đây, mô hình trang trại trên địa bàn xuất hiện và phát triển khá mạnh mẽ với mô
hình: trồng cây lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Kinh tế trang trại góp phần
đem lại lợi ích thiết thực cả kinh tế, xã hội lẫn môi trường sinh thái và trở thành một
trong những mũi nhọn kinh tế của huyện.
Mặc dù vậy, việc sử dụng quỹ đất trong phát triển trang trại vẫn còn nhiều hạn
chế. Các loại hình sản xuất chưa đa dạng, quy mô sản xuất còn nhỏ. Vì lý do đó nên số
lượng mô hình đạt tiêu chuẩn trang trại theo tiêu chí mới còn ít. Tiềm năng đất đai trên
địa bàn huyện cho phát triển trang trại còn nhiều, đòi hỏi việc khai thác, sử dụng hợp
lý, có hiệu quả cần được quan tâm. Vì vậy cần có những nghiên cứu để đánh giá thực
trạng, tìm hiểu các vấn đề còn vướng mắc, từ đó đề ra những giải pháp nhằm phát triển
kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao và có tính bền vững.
9
Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực
trạng sử dụng đất nông – lâm nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại trên
địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Mục đích đề tài
Đánh giá được thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông - lâm nghiệp theo hướng
phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh làm cơ sở đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp cho phát triển kinh tế
trang trại tại địa bàn nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả luận văn góp phần bổ sung cơ sở lý luận về nghiên cứu sử dụng đất nông

lâm nghiệp cho phát triển trang trại, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng quỹ đất này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng sử dụng
đất cho phát triển kinh tế trang trại tại huyện Hương Khê. Từ đó thấy được hiệu quả
việc sản xuất của các mô hình trang trại trên địa bàn cũng như tầm quan trọng của nó
trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
10
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho nhân
loại, con người sinh ra trên đất, sống và lớn lên nhờ vào sản phẩm của đất. Cho đến
nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định nghĩa
về đất. Học giả người Nga, Docutraiep cho rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc
lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của các yếu tố hình thành bao
gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian” [9]. Về sau các học giả khác
nghiên cứu, bổ sung các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh như nước
ngầm và vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất đai. Học giả người Anh,
Wiliam đã đưa thêm khái niệm về đất như “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả
năng tạo ra sản phẩm cho cây” [15]. Bàn về vấn đề này, C.Mác đã viết: “Đất là tư liệu
sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp”, “Điều kiện
không thể thiếu được của sự tồn tại và sinh sống của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp
nhau” [17].
Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất
là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” [8]. Hiểu theo nghĩa
rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết,
thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và

khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết
quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại”[8] .
Từ định nghĩa trên, có thể hiểu như sau: Đất đai là một vùng có ranh giới, vị trí
cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của tự nhiên, kinh tế, xã hội như khí hậu, thổ
nhưỡng, địa hình, địa mạo, thực vật, động vật và các hoạt động của con người.
1.1.2. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại
Thời gian gần đây, thuật ngữ trang trại được sử dụng nhiều, đặc biệt là trong
chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, tùy từng quốc gia, từng vùng và từng
quan điểm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học mà người ta đưa ra những
khái niệm khác nhau về trang trại.
Theo Wikipedia: ”Trang trại hay nông trại là một khu vực đất đai có diện tích
tương đối rộng lớn (có thể bao gồm cả hồ, sông, đầm, đìa, rạch ), nằm ở vùng đồng
11
quê, thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của cá nhân, tổ chức dùng để sản xuất nông
nghiệp như trồng lúa, ngũ cốc, làm ruộng (gọi là điền trang), sản xuất lương thực, thực
phẩm, chăn bò, chăn ngựa, chăn cừu, nuôi gà, dê, heo ), nuôi trồng thuỷ sản, biển,
sản xuất sợi, đay, bông hoặc chuyên dụng cung cấp nguyên liệu cho các ngành nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ” [29].
Các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh và một số vùng lãnh thổ ở Châu Á như
Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nơi khác trong khu vực quan niệm: “Trang
trại là loại hình sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi
phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất
nhiều nông sản, hàng hoá, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế
cạnh tranh”.
Ở Việt Nam, khái niệm về trang trại cũng đã được đưa ra dựa trên những quan
điểm cụ thể khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu. Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa
khái quát như sau: "Trang trại là trại lớn sản xuất nông nghiệp".
GS.TS Nguyễn Điền và các cộng sự cho rằng: “Trang trại gia đình là loại hình cơ
sở sản xuất nông nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường từ khi phương thức
sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến, bắt đầu cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ nhất ở một số nước Châu Âu” [10].
Theo Trần Hữu Quang: “Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông – lâm
nghiệp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách pháp
nhân, tự chủ sản xuất kinh doanh và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, có
chức năng chủ yếu là sản xuất hàng hoá tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình và
đáp ứng cho nhu cầu của xã hội” [19].
Ngày 10/01/1998, Bộ Chính trị ra Nghị quyết Trung Ương số 06/NQ – TW xác
định: “Trang trại gia đình thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, sử
dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả” [2].
Tháng 4 năm 2000, hội thảo về kinh tế trang trại trong cả nước được tổ chức tại
thành phố Hồ Chí Minh, qua đó Ban Kinh tế Trung Ương đã đưa ra khái niệm: “Trang
trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong nông – lâm – ngư nghiệp của các
thành phần kinh tế khác nhau ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực
tiếp quá trình sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra suất sinh lợi cao hơn bình
thường trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa ra những thành tựu khoa học công nghệ
mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường xã hội, mang
lại hiệu quả kinh tế cao” [3].
Mặc dù nhận thức vẫn còn khác nhau bởi nhiều khía cạnh, nhưng nhìn chung
quan điểm và nhận thức về bản chất và đặc trưng của kinh tế trang trại về cơ bản là đã
12
gần gũi, có sự thống nhất và có một số điểm chung như:
- Trang trại là một cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá trong nông, lâm , ngư
nghiệp ở nông thôn.
- Có nguồn gốc hình thành và phát triển từ kinh tế hộ nhưng ở vào giai đoạn có
trình độ tổ chức quản lý sản xuất hàng hoá cao hơn.
- Khai thác và sử dụng các nguồn lực kinh tế ở địa phương (như đất đai, vốn, lao
động, ứng dụng khoa học công nghệ) một cách có hiệu quả.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường.
- Nguồn gốc sở hữu trang trại chủ yếu là thành phần kinh tế tư nhân.
Từ những điểm chung trên, có thể nhận định về kinh tế trang trại như sau: “Kinh

tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp, được hình
thành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân có mức tích tụ và tập trung
cao hơn về đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật…nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá nông
sản lớn hơn, với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của kinh tế thị trường, có sự điều tiết
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [19].
1.1.3. Những đặc trưng của trang trại
1.1.3.1. Trang trại là một loại hình kinh tế trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp theo hướng hàng hóa lớn, hoạt động theo cơ chế thị trường:
Kinh tế trang trại là hình thức kinh tế từng bước đưa nông dân từ hộ nông nghiệp
tự cấp tự túc lên các hộ nông nghiệp hàng hoá. Vai trò khách quan mang tính lịch sử
này của kinh tế trang trại gắn liền với tính hai mặt của hộ nông dân, với trình độ phát
triển của sản xuất nông nghiệp và sự giao lưu hàng hoá giữa thành thị và nông thôn.
Nông hộ vừa là gia đình - đơn vị trực tiếp tiêu dùng của xã hội, vừa là cơ sở sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất ra những sản phẩm tối cần thiết cho cuộc sống có
thể tiêu dùng trực tiếp. Do vậy sản xuất trực tiếp tự túc là cái vốn có của kinh tế hộ
nông dân. Các hộ nông dân muốn làm giàu phải thoát khỏi tình trạng sản xuất tự túc và
từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá theo phương thức trang trại.
Như vậy các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trong nền kinh tế thị
trường mặc dù sản xuất ra khối lượng nông sản phẩm lớn hơn so với hình thức sản
xuất phân tán, song mục đích chủ yếu vẫn là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp
của những chủ nhân của chúng, còn kinh tế trang trại thì ngay từ khi ra đời đã mang
tính hàng hoá và càng ngày tính chất và trình độ sản xuất hàng hoá của nó càng được
nâng lên.
Đặc trưng về mục đích sản xuất hàng hoá là đặc trưng quan trọng nhất của kinh
tế trang trại, bởi vì mục đích sản xuất hàng hoá chi phối và ảnh hưởng lớn, thậm chí
13
quyết định tới các đặc trưng khác của kinh tế trang trại.
Quy mô của trang trại lớn gấp nhiều lần quy mô của hộ gia đình hay kiểu tiểu
nông. Nó được đánh giá bằng diện tích đất đai sử dụng, hay bằng giá trị sản lượng làm
ra trong một năm hoặc đo bằng tỷ suất hàng hoá của trang trại.

1.1.3.2. Các yếu tố sản xuất của trang trại trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập
trung với quy mô nhất định
Trong nông nghiệp cũng như trong ngành sản xuất vật chất khác, sản xuất hàng
hoá chỉ có thể được tiến hành khi các yếu tố sản xuất được tập trung tới quy mô nào
đó. Do đó ở các trang trại, sản xuất hàng hoá chỉ có thể được thực hiện khi ruộng đất,
tiền vốn, tư liệu sản xuất được tập trung tới quy mô cần thiết đủ lớn (lớn hơn mức
hạn điền cho một hộ nông dân). Đó là kết quả của sự tích tụ, tập trung ruộng đất qua
quyền chuyển nhượng hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất của các hộ khác. Đặc trưng
này được quy định bởi chính đặc trưng về mục đích sản xuất của trang trại. Ở các
trang trại tư nhân, quy mô tập trung các yếu tố sản xuất lớn hơn hẳn so với các trang
trại gia đình, còn các trang trại gia đình mặc dù có quy mô lớn hơn nhiều so với kinh
tế hộ tự cấp, tự túc, song nói chung vẫn nằm trong khuôn khổ gia đình, chịu sự giới
hạn nhất định của các yếu tố sản xuất nội lực.
1.1.2.3. Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của
một người chủ độc lập
Chủ trang trại là người lao động tại chỗ (chủ hộ nông dân) hoặc có thể từ nơi
khác đến đầu tư. Họ là người có ý chí làm giàu, có vốn, có năng lực tổ chức quản lý,
có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhất định về
kinh doanh và nắm bắt nhu cầu thị trường. Do trang trại hoạt động theo cơ chế thị
trường nên có thể huy động cổ phần và tham gia các hình thức liên kết phù hợp.
Trong các trang trại mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại
trong trường hợp đi thuê hoặc được giao quyền sử dụng thì tư liệu sản xuất đều thuộc
quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Người chủ độc lập ở đây là người hoàn
toàn có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó có nghĩa là ở
những hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp dựa trên sở hữu Nhà
nước và sở hữu tập thể (nông, lâm trường quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp ) thì
không thuộc khái niệm trang trại.
1.1.3.4. Phương thức khai thác đất đai bằng chính sức lao động trực tiếp và kinh
nghiệm sản xuất nông nghiệp của gia đình:
Vì kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp,

được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân nên lực lượng
lao động trong hầu hết các trang trại đều xuất phát từ nguồn lao động tại chỗ. Tuy
14
nhiên, thông thường các trang trại trong nông, lâm, ngư nghiệp đều có quy mô sản
xuất lớn hơn hẳn so với quy mô sản xuất của hộ nông dân. Điều này dẫn đến nhu cầu
về lao động trong các trang trại đều vượt quá khả năng nguồn lao động gia đình và do
đó các trang trại đều có nhu cầu thuê mướn lao động.
Quy mô thuê mướn lao động của trang trại trong các loại hình khác nhau và phụ
thuộc chủ yếu vào các loại hình trang trại và quy mô sản xuất của các trang trại.
Có hai hình thức thuê mướn lao động trong các trang trại đó là: thuê lao động
thường xuyên và thuê lao động theo thời vụ.
1.1.3.5. Tổ chức và quản lý sản xuất theo phương thức tiến bộ dựa trên sự chuyên môn
hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện hoạch toán,
điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường
- Về trình độ chuyên môn hoá sản xuất trong các trang trại: chuyên môn hoá sản
xuất của trang trại là quá trình gắn liền với việc chuyển phương hướng sản xuất của
trang trại từ sản xuất đa dạng, đa canh kết hợp trồng trọt với chăn nuôi sang sản xuất
chuyên canh, tập trung vào một vài nông sản hàng hoá có lợi thế so sánh và khả năng
sinh lời cao. Để phản ánh trình độ chuyên môn hoá, có thể sử dụng chỉ tiêu: cơ cấu giá
trị sản lượng của trang trại; cơ cấu giá trị sản lượng hàng hoá của trang trại.
- Trình độ thâm canh trong các trang trại cũng được nâng dần từ thâm canh
truyền thống sang thâm canh kết hợp truyền thống với hiện đại rồi thâm canh hiện đại.
Những chỉ tiêu chủ yếu có thể sử dụng để biểu hiện trình độ thâm canh là: vốn đầu tư
trên một đơn vị diện tích; vốn đầu tư cho những công nghệ sản xuất tiến bộ trên một
đơn vị diện tích; năng suất cây trồng vật nuôi.
- Về cách thức điều hành sản xuất: lúc đầu sản xuất hàng hoá còn ít và giản đơn
với mục đích là tối đa hoá lợi ích và tăng thêm thu nhập cho gia đình thì chủ trang trại
vẫn điều hành sản xuất theo kiểu gia trưởng, song đã bắt đầu đi vào bố trí, tổ chức sản
xuất, ghi chép thu chi và hoạch toán đơn giản. Khi sản xuất hàng hoá là hướng chính,
các phạm trù lợi nhuận, giá cả và cạnh tranh ngày càng lôi cuốn trang trại đi vào kinh

doanh nhằm đạt lợi nhuận nhiều hơn thì cách quản lý theo kiểu gia trưởng không còn
thích hợp nữa. Sản xuất đòi hỏi phải có phương án hợp lý lựa chọn cây trồng, vật nuôi,
quy hoạch ruộng đất, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng công nghệ và quy trình thâm
canh
- Về hoạt động tài chính và hoạch toán của trang trại: hoạt động tài chính và
hoạch toán của trang trại dần thay đổi. Lúc đầu khi mới đi vào sản xuất hàng hoá, chủ
trang trại thường ghi nhớ trong đầu hoặc có ghi chép, hoạch toán đơn giản lượng thu,
lượng chi và phần thu nhập dôi ra đối với vài cây trồng, vật nuôi chủ yếu. Khi sản xuất
hàng hoá đã trở thành hướng chính, các trang trại thường thực hiện hoạch toán giá
15
thành và lợi nhuận đối với từng cây, con hàng hoá. Đến khi trang trại kinh doanh gần
như một doanh nghiệp thì hoạt động tài chính đi vào chiều sâu, bao gồm các nội dung:
kế hoạch tài chính, hoạch toán giá thành, lợi nhuận, phân tích kinh doanh Hoạt động
tài chính và hoạch toán của trang trại ngày càng có vai trò quan trọng và ngày càng
phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức và nghiệp vụ kế toán, hoạch toán nhất định.
- Về tiếp cận thị trường: thái độ và hành động đối với thị trường của trang trại
cũng từng bước được thay đổi theo hướng ngày càng tiếp cận và gắn kết với thị trường.
Đó là những đặc trưng của trang trại, quy các đặc trưng đó có thể hình dung trang
trại như một doanh nghiệp vừa và nhỏ với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc
công ty cổ phần trong nông, lâm, ngư nghiệp khi có đầy đủ điều kiện pháp lý. Đây
cũng là những đặc trưng để xác định các tiêu chí của trang trại [1].
1.1.4. Những tiêu chí của kinh tế trang trại và phân loại trang trại
1.1.4.1. Tiêu chí để nhận dạng kinh tế trang trại
 Tiêu chí định tính
Tiêu chí định tính dựa trên các đặc trưng cơ bản của trang trại để đánh giá:
- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất các mặt hàng nông nghiệp (nông,
lâm, thuỷ sản) theo hình thức hàng hoá với quy mô lớn.
- Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao
hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, số
lượng gia súc, lao động, giá trị sản phẩm, mức đầu tư, thu nhập.

- Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp
dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất,
sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, nhờ đó có
thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
 Tiêu chí định lượng
Việc xác định trang trại và phân loại trang trại được lượng hóa với các tiêu chuẩn
cụ thể. Ngày 23/6/2000 Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục thống
kê đã ra Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN - TCT hướng dẫn xác định tiêu chí
kinh tế trang trại; được sửa đổi bổ sung bằng Thông tư số 74/TT-BNN ngày
4/7/2003 Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi bổ sung mục III của Thông
tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK. Qua đó, các tiêu chí xác định trang trại
cụ thể như sau:
* Các đối tượng và ngành sản xuất được xem xét để xác định là kinh tế trang trại
Hộ nông dân, hộ công nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu,
16
các loại đô thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kiêm nhiệm các hoạt động dịch
vụ phi nông nghiệp ở nông thôn.
* Tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại
- Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là
trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá bình quân 1
năm, hoặc quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ
tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
- Đối với hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá của
các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá
trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm.
* Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là
trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí định lượng sau đây:
1. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân hàng năm:

- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên.
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương
ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
Quy mô sản xuất của trang trại được xác định như bảng 1.1.
Ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư số 27/2011/TT- BNNPTNT quy định về thủ tục cấp cấp giấy chứng nhận
kinh tế trang trại. Trong đó thì tiêu chí xác định kinh tế trang trại có một số thay đổi và
được quy định như sau:
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt
tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;
- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
17
Bảng 1.1. Quy mô các loại hình trang trại
STT Loại hình trang trại Quy mô
I Đối với trang trại trồng trọt Quy mô diện tích
1 Cây hàng năm
- Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc
và Duyên hải miền Trung.
- Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía
Nam và Tây Nguyên
2 Cây lâu năm (Chè, cây ăn qủa…)
- Các tỉnh phía Bắc là 3 ha và Duyên hải
miền Trung là 5 ha. Riêng trang trại trồng
hồ tiêu thì chỉ cần từ 0,5 ha trở lên
3 Lâm nghiệp

- Từ 10 ha trở lên đối với tất cả các vùng
trong cả nước
II Đối với trang trại chăn nuôi Quy mô số lượng
1
Chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò…
để sinh sản, lấy sữa
Có thường xuyên từ 10 con trở lên
2
Chăn nuôi đại gia súc để lấy thịt Có thường xuyên từ 50 con trở lên
3
Chăn nuôi gia súc: Dê, lợn…
- Chăn nuôi sinh sản
+ Lợn
+ Dê
- Chăn nuôi để lấy thịt
+ Lợn
+ Dê
Thường xuyên 20 con
Thường xuyên 50 con
Thường xuyên 100 con
Thường xuyên 500 con
4
Chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt,
ngan…
Có thường xuyên từ 2000 con trở lên
(không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi)
III
Chăn nuôi thuỷ sản
Đối với chăn nuôi tôm thịt theo
kiểu công nghiệp

Diện tích mặt nước từ 2 ha trở lên đối với
tất cả các vùng trong cả nước
Diện tích từ 1 ha trở lên
IV
Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính
chất đặc thù như: Trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản,
thuỷ đặc sản thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá bình quân một
năm đạt từ 40 triệu đồng trở lên
Nguồn: [6]
18
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị
sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên [5].
1.1.4.2. Phân loại trang trại
Có nhiều cách phân loại trang trại khác nhau như:
 Theo lĩnh vực sản xuất
- Trang trại trồng trọt
- Trang trại chăn nuôi
- Trang trại lâm nghiệp
- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
- Trang trại tổng hợp
Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản)
là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50%
cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trường hợp không có
ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại
tổng hợp [5].
 Theo quy mô diện tích:
- Trang trại có diện tích dưới 5 ha
- Trang trại có diện tích từ 5-10 ha

- Trang trại có diện tích trên 10 ha
 Theo hình thức quản lý
- Trang trại gia đình: toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của hộ gia
đình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh doanh. Loại hình
trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp thuê nhân công
phụ trong mùa vụ. Trang trại gia đình là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông
nghiệp thế giới, chiếm tỷ trọng lớn về đất canh tác và khối lượng nông sản so với các
loại hình sản xuất khác.
- Trang trại hợp tác: là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trại gia đình
với nhau thành một trang trại quy mô lớn hơn để tăng thêm khả năng về vốn, tư liệu
sản xuất và công nghệ mới tạo ra ưu thế cạnh tranh.
- Trang trại cổ phần: là loại hình hợp tác các trang trại thành một trang trại lớn
19
theo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công ty cổ phần.
- Nông trại uỷ thác: là loại hình trang trại mà chủ trang trại uỷ thác cho bà con,
bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong khoảng
thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác.
 Theo hình thức sở hữu
- Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất (thường là trang trại gia đình).
Đây là loại hình phổ biến ở các nước.
- Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất phần còn lại đi thuê người khác.
- Trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất của chủ khác để sản xuất kinh doanh [20].
1.1.5. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả
1.1.5.1. Các khái niệm
 Về khái niệm hiệu quả:
- Hiệu quả theo quan điểm của C.Mác đó là việc “Tiết kiệm và phân phối một
cách hợp lý”, các nhà khoa học Xô Viết cho rằng đó là sự tăng trưởng kinh tế thông
qua tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng
được yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội [4].
- Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng

một loại hàng hoá mà không cắt giảm một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu
quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên một
đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”, hoặc “Khi sản xuất có hiệu quả, chúng ta
nói rằng nền kinh tế đang sản xuất trên giới hạn khả năng sản xuất” [4].
- Quan điểm khác lại khẳng định “Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối quan hệ
tương quan so sánh giữa kết quả sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó” [8]. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản xuất đầu ra, còn lượng chi phí
bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào.
 Về hiệu quả sử dụng đất:
Hiệu quả sử dụng đất là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất đai
trong hoạt động kinh tế thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị (lợi nhuận) thu
được bằng tiền; về mặt xã hội, đây là chỉ số thể hiện hiệu quả của lực lượng lao động
được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm trong việc khai
thác đất đai.
Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản
xuất, khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó
khăn khách quan của điều kiện tự nhiên; trong những hoàn cảnh thực tế nhất định, còn
20
gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của kinh tế quốc dân, cũng như sản xuất
trong nước gắn với thị trường quốc tế… Cùng với các biện pháp kỹ thuật thâm canh
truyền thống, phải coi trọng việc vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiến
hành mạnh mẽ việc bố trí cơ cấu kinh tế theo hướng khắc phục tính tự cấp tự túc về
lương thực từ lâu đời, biến đổi mạnh nông nghiệp thành một ngành kinh tế hàng hoá;
chỉ trên cơ sở đó mới có điều kiện thực tế tận dụng các tiềm năng phong phú sẵn có về
đất đai và lao động của Việt Nam [28].
1.1.5.2. Phân loại và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
 Hiệu quả kinh tế:
Để đánh giá hiệu quả kinh tế, người ta căn cứ các chỉ tiêu về:
1- Hiệu quả sử dụng đất (H): được phản ánh qua chỉ tiêu giá trị sản xuất bình
quân trên một đơn vị canh tác.

H = Q / S
Trong đó: Q là giá trị hàng hoá và dịch vụ
S là diện tích canh tác (ha)
2- Hiệu quả sử dụng vốn (Hv): phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại
Hv = Q / V
Trong đó: Q là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
V là vốn bình quân dùng vào sản xuất
3- Hiệu quả chi phí đầu tư (Hc): phản ánh lợi nhuận thu được so với vốn đầu tư
Hc = Q / C
Trong đó: Q là lợi nhuận thu được trong một năm sản xuất
C là tổng số vốn đầu tư trong một năm sản xuât
4- Hiệu quả sử dụng lao động (HLĐ): phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của
người lao động
HLĐ = Q / LĐ
Trong đó: Q là giá trị sản xuất kinh doanh đạt được
LĐ là tổng số lao động hao phí để tạo ra Q
Việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế được cụ thể hóa bằng cách
tính toán các chỉ số sau:
+ Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo
ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
21
+ Chí phí trung gian (IC): Là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà
chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (VA): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chí phí trung
gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
+ Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian (IC): GO/IC; VA/IC.
+ Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ): GO/LĐ; VA/LĐ.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá
hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu càng
cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

Đối với kinh tế trang trại, tác giả Nguyễn Minh Đức đưa ra phương pháp tính
toán hiệu quả kinh tế khá chi tiết, bao gồm việc tính toán các chỉ tiêu:
* Tính toán chi phí sản xuất
- Chi phí cố định
Là các chi phí cho các tài sản cố định sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất. Đây là
các chi phí mà nhà sản xuất phải trả kể cả khi hoạt động sản xuất không được diễn ra.
Đa số các tài sản được sử dụng nhiều năm và trong mỗi năm sử dụng người ta
phải tính toán khấu hao.
Có 3 cách tính khấu hao khác nhau.
Cách 1: Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng (khấu hao đều cho các năm)
Chi phí khấu hao = (giá mua tài sản – giá trị thanh lý tài sản) /số năm sử dụng
Cách 2: Tính khấu hao theo phương pháp giảm dần giá trị
Phương pháp này áp dụng với một tỷ lệ khấu hao nhất định. Theo cách tính này,
giá trị khấu hao hàng năm giảm dần khi khi giá trị thực tế của tài sản giảm dần.
Cách 3: Tính toán khấu hao theo phương pháp tổng các chữ số năm sử dụng
Giá trị khấu hao = (giá mua - giá thanh lý) * (Số năm sử dụng còn lại /Tổng các
chữ số năm sử dụng )
- Chi phí biến đổi Là các chi phí sử dụng cho các hoạt động diễn ra trong 1 vụ
sản xuất.
* Tổng thu nhập :
Tổng thu nhập được xác định bằng tổng giá trịsản phẩm của đơn vị sản xuất
trong một giai đoạn sản xuất nhất định, bao gồm:
Doanh thu = Sản lượng bán x Đơn giá.
22
Tiền quy đổi từ lượng sản phẩm tiêu thụ gia đình.
Tiền quy đổi từ lượng sản phẩm cho đi.
Tiền quy đổi từ lượng sản phẩm trao đổi thay tiền mặt chi phí sử dụng cho các
hoạt động diễn ra trong 1 vụ sản xuất.
* Phân tích kinh tế
Dựa vào các số liệu về chi phí và thu nhập, ta tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế

- Năng suất (hay sản lượng) của một đơn vị đầu tư.
+ Năng suất (kg/ha) = sản lượng (kg)/tổng diện tích (ha).
+ Năng suất của lao động (kg/ngày công) = sản lượng (kg)/tổng sốngày công
+ Năng suất của vốn đầu tư(kg/chi phí sản xuất) = sản lượng (kg)/tổng chi phí
sản xuất.
Năng suất trên một đơn vị đầu tư cũng được tính theo đơn vị tiền tệ. Đó chính là
tổng giá trị sản phẩm chia cho tổng số đơn vị đầu tư.
Các chỉ số năng suất này được sử dụng để đánh giá mức độ hoạt động của một
đơn vị sản xuất. Hơn nữa, các chỉ số này cũng được sử dụng để đánh giá mối quan hệ
của các loại đầu tư với sản phẩm.
- Lượng và chi phí mỗi loại đầu tư cho một đơn vị sản lượng.
+ Lao động cần thiết cho một đơn vị sản lượng (giờ, ngày công) = tổng lao động
(giờ, ngày)/tổng số đơn vị sản phẩm.
+ Số vốn cần thiết cho một đơn vị sản lượng - Tổng chi phí sản xuất/tổng sản
lượng.
Các chỉ số này được sử dụng để đánh giá mức độ đầu tư cần thiết cho một đơn vị
sản lượng. Mặt khác chúng thể hiện mức độ hoạt động của đơn vị sản xuất.
- Lượng và chi phí một số đầu tư chính trên 1 đơn vị diện tích.
+ Chi phí sản xuất ($/ha) = tổng chi phí sản xuất($)/tổng diện tích (ha).
+ Lao động cần thiết/ha = tổng đơn vị lao động/tổng diện tích (ha).
+ Thức ăn, phân bón/ha = tổng đơn vị thức ăn, phân bón/tổng diện tích (ha).
Các chỉ số này thể hiện cường độ hoạt động của đơn vị sản xuất cũng như các
khả năng ảnh hưởng của sản xuất đến thức ăn, phân bón, tín dụng, nghề nghiệp
- Thu nhập ròng (lợi nhuận) = tổng thu nhập - tổng chi phí sản xuất.
- Thu nhập do lao động và quản lý = tổng thu nhập – (tổng chi phí sản xuất - chi
phí lao động).
23
- Thu nhập do vốn và quản lý= tổng thu nhập - tổng chi phí + khấu hao + lãi suất.
- Tỷ lệ thu nhập trên vốn đầu tư = thu nhập do vốn và quản lý/tổng vốn đầu tư
ban đầu.

- Tỷ lệ lợi nhuận = lợi nhuận thu được/chi phí sản xuất.
- Thời gian thu hồi vốn = tổng vốn đầu tưban đầu/(lợi nhuận + khấu hao).
- Mức giá hoà vốn = tổng chi phí sản xuất/tổng sản phẩm.
- Sản lượng hoà vốn(mức sản lượng tại đó thu nhập mang lại vừa đủ cho việc
mua sắm các loại đầu tư) = tổng chi phí sản xuất/giá sản phẩm.
 Hiệu quả xã hội:
Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang
lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã
hội do hoạt động sản xuất đem lại. Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả
kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Việc lượng hoá các chỉ
tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội là rất khó khăn, do vậy chủ yếu phản ánh bằng các chỉ
tiêu mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định chổ ở,
xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư lành mạnh xã hội Một số chỉ tiêu đánh giá như:
- Hệ thống phải phát huy được nội lực của nông hộ và nguồn lực của địa phương.
- Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với luật pháp và hương ước cộng đồng.
- Mức độ sử dụng lao động, giải quyết việc làm.
- Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật.
- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, đảm bảo an toàn lương thực.
 Hiệu quả môi trường:
Hiệu quả môi trường được các nhà môi trường học và đặc biệt là người dân rất
quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi
hoạt động sản xuất đó không có những ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước,
không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học và đảm bảo
một mô hình sản xuất phát triển bền vững.
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất đòi hỏi phải
có số liệu phân tích kỹ về mẫu đất, nguồn nước và các nông sản trong một thời gian
nhất định, cũng như mức độ ảnh hưởng môi trường. Trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số ảnh hưởng về mặt môi trường thông qua các
chỉ tiêu:
- Độ che phủ của các mô hình trang trại lâm nghiệp và diện tích đất lâm nghiệp

trong trang trại so với tổng diện tích đất sử dụng cho trang trại.
24
- Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó tới môi trường.
- Mức độ ô nhiễm môi trường từ các mô hình trang trại chăn nuôi.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tác động của phát triển trang trại đến phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Kinh tế trang trại mặc dù mới đang trong quá trình phát triển song đã tỏ ra là một
hình thức phù hợp và có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, là một hướng đi đúng
đắn để đưa nông nghiệp nước ta lên sản xuất hàng hóa lớn.
Ở nước ta, vai trò của trang trại đã được khẳng định tại Nghị quyết số
03/2000/NQ-CP của Chính phủ: ”Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai
thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất
hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho
lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hoá. Một
số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ
sản phẩm cho nông dân trong vùng [7]. Mặc dù kinh tế trang trại mới phát triển trong
những năm gần đây, song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế trang trại đã thể
hiện rõ nét cả về kinh tế cũng như mặt xã hội và môi trường.
1.2.1.1. Về kinh tế
Nước ta đã đạt được những thành tích lớn về phát triển kinh tế nông nghiệp trong
nhiều năm qua. Từ tình trạng thiếu lương thực trước những năm 80, chính sách giao
đất, giao rừng ổn định lâu dài đã tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển kinh tế
trang trại, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trong những năm gần đây
góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tăng nhanh
cả về năng suất và sản lượng. Không những an ninh lương thực quốc gia được bảo
đảm mà nước ta còn bước vào nhóm các nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
Chúng ta không thể phủ nhận phát triển trang trại đã góp phần tích cực thúc đẩy sự
tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đồng thời phát triển
công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất cũng như các ngành dịch vụ - thương mại.
Kinh tế trang trại đã khai thác tốt hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn. Do yêu cầu phải mở rộng quy mô và phát triển sản xuất nên chủ
trang trại phải tận dụng triệt để nguồn vốn tự có và khai thác nguồn vốn khác. Những
năm qua, kinh tế trang trại phát triển đã góp phần huy động lượng vốn đầu tư khá lớn
trong dân (trên 20.000 tỷ đồng) [21], đưa vào phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và mở
rộng thêm ngành nghề ở nông thôn.
1.2.1.2. Về xã hội
Kinh tế trang trại phát triển góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nông
thôn, tận dụng lực lượng lao động dư thừa thuộc mọi lứa tuổi trong nông nghiệp, giải
quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
25

×