Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Luận văn: Chợ phiên ở huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.65 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐẬU THỊ HUYỀN
CHỢ PHIÊN Ở HUYỆN HƯNG HÀ,
TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60.22.01.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Chí Bền
HÀ NỘI, NĂM 2014
MỤC LỤC
22 22 22
22
A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Đến bất kì nơi nào, nếu không ghé qua chợ tức là chưa hiểu hết đời
sống của người dân vùng ấy” - nhà nghiên cứu Huỳnh Thị Dung đã khẳng
định vai trò của chợ quan trọng như vậy trong đời sống văn hóa xã hội trong
cuốn Chợ Việt [17,5]. Chợ ra đời ban đầu với tư cách là một hoạt động kinh
tế nhưng dần dần nó đã mang thêm trong mình những sinh hoạt xã hội, văn
hóa, chính trị. Nhìn vào hàng hóa ở chợ ta sẽ nhận thấy hoạt động kinh tế, sản
xuất của vùng, từ trồng trọt cho đến nghề thủ công, công nghiệp. Nhìn vào
cách thức buôn bán ta sẽ thấy mức sống cũng như những nét văn hóa độc đáo
trong ứng xử, giao tiếp và đời sống của cư dân vùng ấy. Nhìn vào kiến trúc,
bố trí, sinh hoạt chợ và văn bia chợ, những thăng trầm trong lịch sử của chợ
còn chứa đựng những giá trị văn hóa qua thời gian. Chợ là một thành tố
không thể bỏ qua nếu như nghiên cứu văn hóa của một vùng đất.
Chợ là một yếu tố văn hóa sống, luôn biến đổi và hòa nhập cùng với thời
gian. Cho đến nay, chợ vẫn là địa điểm chính mà hầu hết người dân chọn cho
mình khi cần mua – bán bởi sự đa dạng hàng hóa, phổ biến và quen thuộc của
chợ. Theo thống kê năm 2006, hiện nay cả nước vẫn có trên 9000 chợ. Các siêu


thị, cửa hàng tiện lợi ra đời vẫn không thể nào thay thế nổi vai trò của chợ
trong đời sống của người dân, chợ có mặt từ ngõ phố đến từng thôn xóm. Đặc
biệt, ở nông thôn, chợ tồn tại mạnh mẽ trước mọi đổi thay kinh tế và đời sống.
Ở nông thôn, cho đến nay vẫn tồn tại phổ biến hai loại hình chợ phân
theo thời gian đó là chợ họp hàng ngày và chợ phiên. Có những chợ ở trung
gian giữa hai loại chợ này, đó là chợ vẫn họp hàng ngày nhưng chỉ là chợ nhỏ,
phục vụ đời sống của nhóm nhỏ cư dân gần đấy. Vào những ngày phiên, chợ
này mới thực sự đông đúc, phục vụ cư dân cả vùng và người dân nhắc đến
chợ cũng chỉ nghĩ đến là hình thức chợ phiên với những ngày họp cố định.
33
Những loại chợ này, chúng tôi cũng xếp vào chợ phiên để nghiên cứu. Sự đối
sánh giữa bộ mặt chợ vào ngày thường và ngày phiên mang đến những hiểu
biết sâu sắc hơn về sự tồn tại và biến đổi của chợ.
Chợ nông thôn là nơi thể hiện rõ đời sống mọi mặt của cư dân nông
thôn. Những người dân nông thôn dù làm nông nghiệp hay không thường có
một mảnh vườn trồng rau, nuôi mấy con gà, con lợn. Họ tự túc được phần lớn
lương thực, thực phẩm trong đời sống của mình. Họ ra chợ chỉ để mang ít rau,
ít lợn gà nhà thừa đi bán, đổi lấy một vài vật dụng cần thiết trong đời sống.
Có đôi khi họ ra chợ chỉ để chơi chợ, ngắm chợ. Chợ là nơi những người dân
làng biệt lập giao lưu, thăm hỏi, gặp gỡ những người họ hàng ở làng khác,
người làng mình đi làng khác lấy chồng… Chợ vì thế càng sinh động hơn.
Trải qua thời kì chiến tranh, kháng chiến trường kì, cải cách kinh tế,
đánh phá ác liệt, chợ nông thôn vẫn tồn tại dai dẳng, trở thành một mảng màu
tươi sáng trong bức tranh kháng chiến khắc nghiệt và thời kì bao cấp ngột ngạt.
Trong thời kì đổi mới, mở cửa hội nhập hiện nay, đời sống người dân không
ngừng được nâng cao, bộ mặt xã hội nhanh chóng thay đổi, nhiều lĩnh vực
trong đời sống biến đổi để phù hợp với thời đại. Chính vì thế, nhiều giá trị văn
hóa mai một dần đi, những chuẩn mực cũng dần dần bị thay thế bằng những
thước đo mới. Trong bối cảnh ấy, chợ nông thôn vẫn tồn tại như một quy luật
tất yếu của đời sống kinh tế khi chưa có hình thức trao đổi, buôn bán nào có thể

thay thế được nó. Nhiều chợ phiên đã trở thành chợ họp hàng ngày do đời sống
nâng cao, nhu cầu buôn bán trao đổi tăng lên. Nhưng ở nhiều vùng quê, chợ
phiên nông thôn vẫn tồn tại như một minh chứng cho sự ngưng đọng về kinh
tế, lối sống của những làng quê vẫn còn bảo lưu khá nhiều nếp sống trước đây.
Vùng đất Hưng Hà của tỉnh Thái Bình là một vùng đất như thế.
Thái Bình nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng, được mệnh danh là
vùng đất lúa, đất chật người đông. Cho đến hiện nay, đây vẫn là tỉnh có mật
độ dân số khá cao so với cả nước (1023 người/km2 năm 2006), tỉ lệ đô thị hóa
thấp. Thái Bình chỉ có 7,37% là cư dân đô thị, còn lại tất cả vẫn là vùng nông
44
thôn khá khép kín. Không nằm gần các trung tâm kinh tế của miền Bắc như
Hải Phòng, Hà Nội, không nằm trên các trục chính phát triển kinh tế, Thái
Bình như một ốc đảo vẫn còn khá biệt lập bị ba con sông lớn bao quanh.
Chính vì thế, đời sống kinh tế của tỉnh phát triển không nhanh như các tỉnh
lân cận, công nghiệp và sản xuất hàng hóa chưa mạnh, nông nghiệp vẫn là
mảng chính trong đời sống kinh tế.
Một trong những vùng nông thôn điển hình của Thái Bình là Hưng Hà –
nơi phát tích và khởi nghiệp của nhà Trần xa xưa trong lịch sử. Hưng Hà nằm
ở phía Tây Bắc của tỉnh, tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên và các huyện Quỳnh
Phụ, Đông Hưng, Vũ Thư của tỉnh Thái Bình. Đây có thể coi là một vùng
nông thôn điển hình cho miền Bắc với đa số cư dân làm nông nghiệp và thủ
công nghiệp. Giao thông vận tải tương đối phát triển nhưng nhiều làng vẫn
chỉ có đường độc đạo vào làng, tính chất khép kín còn khá rõ. Đó chính là
những nhân tố khiến chợ phiên vẫn tồn tại và phát triển khá mạnh ở vùng này.
Nghiên cứu diện mạo của chợ phiên nông thôn hiện nay qua khảo sát ở
huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình sẽ phác thảo phần nào lịch sử chợ phiên nông
thôn cho đến thời kì hiện nay, những thay đổi của hệ thống chợ qua các mặt
thời gian, không gian, hàng hóa, cách thức buôn bán và các hoạt động ngoài
buôn bán. Từ đó, một phần bộ mặt của đời sống cư dân nông thôn hiện nay
cũng được thể hiện.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về chợ là một mảng đề tài thú vị nhưng chưa được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, nhất là chợ phiên nông thôn. Cho đến nay, đây vẫn có
thể coi là một mảng tương đối trống trong nghiên cứu văn hóa.
Những ghi chép đầu tiên về chợ phiên là trong các sách về lịch sử do
các nhà nho phong kiến biên soạn như Dư địa chí, Đại Nam nhất thống
chí…. Trong Đại Nam nhất thống chí, phần địa dư của từng tỉnh luôn có
một phần ghi chép về số lượng các chợ trong vùng, tên một số chợ lớn.
55
Thời kì này, địa phận huyện Hưng Hà có 2 chợ được ghi vào sách đó là chợ
Hiến Nạp và chợ Mĩ Xá.
Trong thời kì thuộc Pháp, những ghi chép, nghiên cứu của những người
Pháp, sách địa chí của những người Việt viết do yêu cầu của chính quyền
Pháp để báo cáo tình hình từng vùng đã vẽ nên một bức tranh tương đối đầy
đủ hơn về các chợ thời kì này. Tuy nhiên, những cuốn sách chỉ điểm qua về
các chợ như một phần của đời sống của vùng, không có sách chuyên luận về
chợ hay các nghiên cứu sâu hơn. Tiêu biểu nhất trong số đó có thể kể đến
cuốn Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của Piere Gourou. Ông đã dành hẳn
một chương III để viết về cách cách thức trao đổi của người nông dân, trong
đó có chợ nông thôn. Ông khẳng định thời kì này “việc buôn bán ở nông thôn
được tiến hành trước hết tại các chợ. Một phần nhỏ nằm trong tay những
người bán hàng rong, đi từ làng này sang làng khác, nhà này sang nhà khác
để bán hàng” [37,488]. Chính vì thế, hệ thống chợ nông thôn thời kì này rất
lớn, đều khắp mà Pierre Gourou không thể dựng lên một bản đồ chợ. Trong
nghiên cứu này, ông đã đề cập đến khá nhiều các mảng của chợ: kiến trúc,
hàng hóa, một số nét về thời gian họp chợ và cách mua bán, phác thảo nên bộ
mặt chợ nông thôn thời kì thuộc Pháp.
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp và Mỹ, mọi nguồn lực của đất nước
dồn vào sản xuất kinh tế và kháng chiến, các hoạt động nghiên cứu có phần bị hạn
chế. Chính vì thế, tư liệu và ghi chép về chợ thời kì này hầu như không có. Tuy

nhiên, bộ mặt của chợ trong thời kì này vẫn được lưu lại trong kí ức của những
người sống qua thời kì lịch sử này và tái hiện lại trong các sách về sau.
Từ khi đất nước độc lập, đặc biệt là thời kì mở cửa, hoạt động kinh tế
đẩy mạnh kéo theo hoạt động đầu tư cho nghiên cứu được ưu tiên hơn. Các
bài báo, sách về chợ đã tương đối nhiều, lấp dần những mảng trống trong
nghiên cứu chợ.
66
Đầu tiên phải kể đến là bài viết Chợ nông thôn của Nguyễn Xuân
Nghinh in trong cuốn Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại tập 1.
Qua hệ thống tư liệu địa chí của ba tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh và Thái Bình, nhà
nghiên cứu đã phác thảo bộ mặt của chợ nông thôn trước cách mạng tháng
Tám về mạng lưới chợ, các làng mở chợ và địa điểm họp chợ, cấu trúc chợ,
hoạt động của chợ, phương thức đo lường và thanh toán, phương thức thu
thuế chợ. Bên cạnh đó, ông còn khẳng định chợ làng là trung tâm dư luận xã
hội, là nơi giao lưu, hò hẹn, giải tỏa nhu cầu tinh thần của người dân. Chính vì
thế, “giữa cái buồn tẻ, vắng lặng thường ngày của nông thôn trước Cách
mạng tháng Tám, những chợ làng với các phiên họp định kỳ nổi lên thành
những nét sống động, vui tươi…khơi gợi trong tâm hồn và trí tuệ người nông
dân những suy nghĩ, khát vọng.” [56,237] Chợ cũng là “môi trường cho sự
xâm nhập ngày một sâu của kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa vào nông
thôn.” [56,238] Đây có thể coi là nghiên cứu đầy đủ đầu tiên về chợ, góp tư
liệu để nhận diện bộ mặt chợ nông thôn trước cách mạng tháng Tám, làm cơ
sở so sánh với diện mạo chợ hiện nay.
Những nghiên cứu về làng của nhiều nhà nghiên cứu đã đả động đến chợ
như một phần của làng với những nhận định tương đối sâu sắc. Tiêu biểu là
cuốn Làng xã Việt Nam – một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của Phan Đại
Doãn. Ông đã đề cập đến sự tồn tại của các chợ phiên như một phần quan
trọng của thương nghiệp nông thôn làm nên một đặc điểm nổi bật về kinh tế
xã hội của nông thôn truyền thống ở đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ven
biển miền Trung đó là sự kết hợp giữa nông thôn và thành thị. “Mạng lưới

chợ là vừa là biểu hiện của sự bế tắc của kinh tế tiểu nông, vừa là biện pháp
giải quyết bế tắc đó”. [19,61]
Những cuốn sách chuyên biệt về chợ hiện nay không nhiều, nhưng cũng
đã góp phần lớn vào việc hệ thống tư liệu và đánh giá sự phát triển của chợ
hiện nay. Có thể kể đến như cuốn Chợ Việt thống kê những chợ lớn trên cả
77
nước và phác thảo về từng chợ, Chợ Hà Nội – xưa và nay của Đỗ Thị Hảo kể
tên những chợ lớn ở Hà Nội và biến đổi của nó hiện nay… Tiêu biểu nhất là
cuốn Chợ quê trong quá trình chuyển đổi của Lê Thị Mai. Tác giả nhận diện
chợ quê ở hai phương diện là một phần trong cấu trúc kinh tế - xã hội cộng
đồng làng xã châu thổ sông Hồng và vai trò của nó với làng xã. Trên cơ sở xử
lí tư liệu, tác giã đã chỉ ra những cơ sở kinh tế - xã hội của chợ quê, văn hóa
kinh doanh, sự phát triển qua các thời kì lịch sử. Đó là những nhận định khá
đầy đủ và chính xác, là cơ sở để cùng với việc xử lí các tư liệu khác, chúng tôi
đưa ra những cơ sở tồn tại và phát triển của hệ thống chợ phiên nông thôn
hiện nay và làm rõ hơn sự phát triển của hệ thống chợ đó qua các thời kì lịch
sử. Qua khảo sát ở ba chợ nông thôn điển hình là chợ Thổ Tang, chợ Ninh
Hiệp và chợ Hữu Bằng, tác giả đã dựng lên một hướng biến đổi của các chợ
nông thôn hiện nay đó là từ chợ vùng thành chợ đầu mối với những cửa hàng
vệ tinh và đầu mối khắp cả nước, sang cả nước ngoài và sự hình thành các
phố chợ. Sự biến đổi đó kéo theo những thay đổi của làng, của đời sống gia
đình và vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong hoạt động
kinh tế. Những nghiên cứu này đã cung cấp nhiều thông tin và hướng nhìn
nhận để khi đối chiếu với những chợ phiên ở nông thôn Hưng Hà còn đậm
chất ngưng đọng, có thể nhận rõ những biến đổi chậm chạp của những chợ
quê này. Đây như một hướng phát triển khác, ngược lại với hướng phát triển
năng động đi lên của những chợ quê lớn, góp phần nhận rõ những sự biến đổi
của chợ nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Thời kì 2004 – 2009 là thời kì có khá nhiều bài viết về chợ in trên các
tạp chí, đề cập đến sự tồn tại của chợ về nhiều mảng như kiến trúc (Kiến trúc

chợ - một không gian cần được giữ gìn của in trên tạp chí Kiến trúc Việt Nam
số 6 năm 2006), kinh tế (Hệ thống chợ Việt Nam – từ số liệu đến góc nhìn phi
kinh tế in trên tạp chí Thương Mại số 20 năm 2006, Mô hình quản lí và kinh
88
doanh chợ in trên tạp chí Kinh tế và dự báo số 3 năm 2007…), tâm lí (Chợ và
tâm lí xã hội in trên tạp chí tâm lí học số 4 năm 2004), ngôn ngữ - văn hóa
(Chợ về âm Hán Nôm hóa in trên tạp chí ngôn ngữ số 8 năm 2009, Văn bia
chợ in trên tạp chí Hán Nôm số 5 năm 2006…). Các bài viết về kinh tế đã cung
cấp một góc nhìn tương đối rõ ràng về sự tồn tại của các chợ trong đời sống
kinh tế hiện nay, vai trò của nó trong tương quan với các hình thức trao đổi
mua bán trong nước khác, những sự thay đổi của chợ trong bối cảnh hội nhập
kinh tế… Bài viết Văn bia chợ qua nghiên cứu hệ thống văn bia chợ còn tồn tại
đến ngày nay đã phác thảo ra những nét tương đối sâu sắc và mới mẻ về bộ mặt
chợ thời kì phong kiến, góp thêm tư liệu để nhìn nhận chợ thời phong kiến.
Tóm lại, có thể thấy, những nghiên cứu về chợ cho đến nay về cơ bản
chưa đầy đủ do thiếu thốn về tư liệu, các nghiên cứu đã phác thảo bộ mặt chợ
trước cách mạng tháng Tám, sự biến đổi qua các thời kì lịch sử và một số
hướng phát triển, biến đổi của chợ ngày nay. Những cuốn sách viết về Thái
Bình đã đưa ra được những con số về chợ trước cách mạng tháng Tám, tên
một số chợ nổi tiếng – đây là cơ sở để nhận diện sự biến đổi về số lượng chợ.
Những tài liệu về chợ trong đời sống xã hội Thái Bình trước đây hầu như
không có, luận văn sẽ nhận diện vấn đề này qua bức tranh chung của đồng
bằng sông Hồng và nét đặc thù của văn hóa làng Thái Bình. Những nghiên
cứu về chợ phiên nông thôn hiện nay, sự biến đổi của các chợ phiên nông
thôn hoàn toàn không có. Trên cơ sở những tư liệu và quá trình điều tra, khảo
sát thực tế, luận văn sẽ giải quyết vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Như phần lịch sử nghiên cứu vấn đề đã tổng kết, những nghiên cứu về
chợ phiên nông thôn hiện nay và sự biến đổi của chợ phiên nông thôn hầu như
không có. Trong khi đó, chợ là mảng quan trọng trong nghiên cứu văn hóa, là

một đối tượng mang trong mình nhiều yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội, gần
99
gũi và thân thiết, quan trọng đối với đời sống cư dân nông thôn. Nghiên cứu
chợ phiên nông thôn hiện nay sẽ chỉ ra những nét nổi bật trong đời sống kinh
tế - văn hóa – xã hội của cư dân nông thôn hiện nay và sự biến đổi của chợ
qua quá trình lịch sử. Chính vì thế, luận văn này hướng đến các mục đích cơ
bản sau:
Thứ nhất, chỉ ra cơ sở kinh tế - xã hội – chính trị - văn hóa cho sự tồn tại
của chợ phiên nông thôn hiện nay. Luận văn sẽ chỉ rõ vì sao chợ phiên ở
nhiều vùng đã lụi tàn, phát triển yếu ớt mà chợ phiên ở vùng Hưng Hà – Thái
Bình vẫn còn tồn tại khá phổ biến và là hình thức giao thương chủ yếu, quan
trọng nhất ở đây. Đây sẽ là cơ sở để soi chiếu vào sự phát triển của chợ nông
thôn các vùng khác.
Thứ hai, chỉ ra những biến đổi của hệ thống chợ phiên nông thôn ở Hưng
Hà – Thái Bình ngày nay. Qua những số liệu về hệ thống chợ trước cách
mạng tháng Tám và tư liệu khảo sát thực tế, chỉ ra sự thay đổi về số lượng
chợ, giải thích nguyên nhân biến mất hay ra đời của các chợ sau cách mạng
tháng Tám; phân bố chợ theo hệ thống thời gian, thời gian họp chợ; kiến trúc
chợ; quy mô chợ; hàng hóa trong chợ; người mua và người bán trong mối
quan hệ với hàng hóa; cách thức mua bán và trao đổi trong chợ; các hoạt động
giao lưu, sinh hoạt tinh thần ở chợ….
Thứ ba, qua phân tích sự biến đổi của chợ, kết hợp với phân tích, điều tra
sâu về người mua và người bán để phác thảo sự thay đổi trong đời sống người
nông dân hiện nay. Thông qua các hoạt động mua bán ở chợ có thể thấy trình
độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân trong vùng, thói quen kinh tế
và trao đổi của họ, mức độ đậm nhạt của văn hóa làng truyền thống.
Thứ tư, đánh giá sự tồn tại và phát triển của chợ hiện nay về hoạt động
quản lí và quy hoạch, tương quan giữa chợ và các hình thức thương nghiệp
nông thôn khác. Từ đó, luận văn đưa ra dự báo cho sự phát triển của chợ
phiên nông thôn trong thời kì sắp tới.

1010
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống chợ phiên ở huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình hiện nay trong cái nhìn so sánh với chợ nông thôn trước đây.
Tuy nhiên, để tìm hiểu kĩ về hoạt động của các chợ, tác giả tập trung nghiên cứu
sâu vào ba chợ: chợ Kênh, chợ Hới và chợ Huyện. Chợ Kênh là một chợ phiên
nông thôn nhỏ điển hình còn lưu giữ nhiều yếu tố cũ, tương đối gần với những
miêu tả về chợ phiên nông thôn trước đây. Có quy mô lớn hơn, chợ Hới là một
chợ phiên thuộc dạng trung bình, gắn với làng nghề dệt chiếu và là thị trường
chính cho sản phẩm này trước đây. Mối quan hệ giữa chợ Hới và việc tiêu thụ
sản phẩm của làng nghề hiện nay sẽ cho thấy những biến đổi trong mối quan hệ
giữa chợ và làng nghề trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay. Cuối cùng, chợ
Huyện – một chợ phiên trung tâm quy mô lớn nay đang ở tình trạng quá độ, trở
thành chợ họp hàng ngày nhưng vẫn giữ phiên chính. Ba chợ này là điển hình
cho các chợ phiên hiện nay ở huyện Hưng Hà, trên cơ sở nghiên cứu sâu ba chợ
này, ta có thể có cái nhìn bao quát về hệ thống chợ của huyện.
4. Bố cục, đóng góp mới của đề tài
Luận văn được chia làm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần
kết luận. Phần nội dung chia làm ba chương:
Chương một: Khái quát về Hưng Hà và chợ phiên trong lịch sử
Chương hai: Hiện trạng phát triển chợ phiên huyện Hưng Hà hiện nay
Chương ba: Đánh giá, dự đoán xu hướng phát triển của chợ phiên
huyện Hưng Hà
Sau khi hoàn thành cả ba chương trên, luận văn sẽ có những đóng góp
mới cho công cuộc nghiên cứu về chợ nói riêng và văn hóa làng, nông thôn
hiện nay nói chung. Những đóng góp mới này tập trung ở các điểm chính sau:
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới kinh tế và hội nhập
diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, mọi mặt trong đời sống xã hội đều thay đổi
nhanh chóng. Văn hóa cũng không đứng ngoài guồng quay đó. Các nhân tố
1111
văn hóa đều có những biến đổi nhất định, cả theo hướng tích cực và tiêu cực.

Hệ thống chợ của nước ta cũng trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi sâu sắc. Có
những chợ biến thành trung tâm thương mại, siêu thị lớn như chợ Hàng Da.
Có những chợ phiên trở thành chợ họp hàng ngày, là trung tâm mua bán của
cả những vùng rộng lớn, mạng lưới liên kết trong nước và ngoài nước như
chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp…. Bên cạnh đó, vẫn còn những chợ vẫn giữ
nguyên tính chất nông thôn của mình, là những chợ phiên nhỏ họp theo kì,
đáp ứng nhu cầu trao đổi không lớn của cư dân nông thôn. Những chợ phiên
này vừa biến đổi lại vừa bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa trước đây, là một phần
quan trọng của nền văn hóa – kinh tế nông thôn nhưng chưa được nhiều
nghiên cứu quan tâm. Vẽ nên một bức tranh chân thực, đầy đủ về hoạt động
của các chợ phiên nông thôn về mọi mặt sẽ góp phần vào nghiên cứu về nông
thôn hiện nay nói chung.
Luận văn sẽ bước đầu tìm hiểu về sự phát triển và biến đổi của các chợ
phiên nông thôn hiện nay, đánh giá những biến đổi theo hướng tích cực hay
tiêu cực, nguyên nhân của những biến đổi đó. Trên cơ sở ấy, có thể nhận định
cơ sở kinh tế - văn hóa – xã hội nào là điều kiện cho chợ phiên tiếp tục duy trì
và phát triển, đối sánh với các khu vực nông thôn khác. Hơn nữa, trong những
sự biến đổi, có thể nhận rõ những yếu tố văn hóa được bảo lưu, những yếu tố
văn hóa mới nảy sinh trong lòng chợ phiên nông thôn, những đặc điểm kinh
tế - văn hóa – xã hội của chợ phiên hiện nay. Từ vai trò của chợ đối với đời
sống cộng đồng ta cũng sẽ thấy được một phần của đời sống cư dân nông thôn
hiện nay qua hoạt động thương mại. Đó là những khía cạnh nghiên cứu chưa
từng có bài viết, công trình nào nhắc đến.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài “Chợ phiên ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình hiện nay” là một đề
tài mang tính chất so sánh dựa trên tư liệu lịch sử và thực trạng hiện tại.
1212
Chính vì thế, để hoàn thành đề tài này, nhiều phương pháp nghiên cứu đã
được sử dụng.
Phương pháp đầu tiên chính là phương pháp tổng hợp tài liệu. Tổng hợp

tài liệu là một thao tác không thể thiếu khi bắt tay nghiên cứu bất kì đề tài
nào. Đối với đề tài của luận văn, tác giả đã tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu như
sách, bài trích, báo cáo, số liệu thống kê về kinh tế, đời sống của tỉnh, huyện, văn
bản pháp luật quản lí chợ… để xây dựng nên khung nền cơ sở lí thuyết cho đề
tài. Đồng thời, những tư liệu này cũng cung cấp số liệu về hệ thống chợ Hưng
Hà trước cách mạng tháng Tám, tên các chợ, các thông tin cơ bản về chợ để làm
cơ sở khảo sát cho sự biến đổi hiện nay. Các bài trích, sách đã cung cấp thông tin
về quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của chợ vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng nói chung trong suốt chiều dài lịch sử - đó là nền tảng để tìm hiểu nguyên
nhân và sự biến đổi theo thời gian của các chợ phiên nông thôn trong vùng nói
chung, huyện Hưng Hà nói riêng. Không những thế, các tư liệu cũng cung cấp
những số liệu về hoạt động, cơ cấu kinh tế của tỉnh và huyện hiện nay, mức sống
và thói quen tiêu dung của người dân, số lượng và tên các chợ hiện nay, các khía
cạnh khác nhau của chợ nói chung như diện tích, lưu lượng hàng hóa… Những
số liệu đó là cơ sở để đi vào đánh giá, phân tích rõ hơn nguyên nhân và sự biến
đổi của chợ hiện nay. Cuối cùng, những quy định pháp luật về quản lí chợ, quy
hoạch chợ của địa phương là những cơ sở để định hình sự quản lí chợ hiện nay
và hướng phát triển của chợ trong tương lai.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần Lịch sử nghiên cứu, những tư liệu về
vấn đề chợ phiên nông thôn khá hạn chế, các đề tài đã từng nghiên cứu vấn đề
này thường chỉ đi vào nghiên cứu bộ mặt chợ trước cách mạng tháng Tám,
hướng biến đổi của các chợ lớn… mà không hề đề cập đến số phận của các
chợ phiên nông thôn. Chính vì thế, để có thể hoàn thành đề tài, tác giả đã sử
dụng thêm nhiều phương pháp nghiên cứu nữa.
Phương pháp cung cấp thêm tư liệu cho việc đánh giá, phân tích và xử lí
1313
vấn đề chính là phương pháp điền dã kết hợp phỏng vấn sâu bán cấu trúc. Số
liệu và tên các chợ hiện nay một số tài liệu đưa ra không trùng khớp nhau,
chính vì thế, tác giả phải xin tư liệu của chính quyền quản lí và khảo sát thực
tế tại địa bàn để nắm chính xác nhất số lượng, phân bố, vị trí, kiến trúc, hàng

hóa, thời gian họp của từng chợ. Cùng với quá trình điền dã, quan sát và ghi
chép những thông tin cơ bản đó, để có được những thông tin sâu hơn, tác giả
phải tiến hành phỏng vấn những người có mặt ở chợ, bao gồm cả người mua
và người bán. Thao tác phỏng vấn này phải tiến hành khá sâu dựa trên những
khung câu hỏi đã có sẵn như: nghề nghiệp và thu nhập cơ bản của gia đình, tỉ
lệ số tiền đi chợ trong tổng thu nhập, tần suất đi chợ, những sản phẩm mua và
bán ở chợ, thời gian cho việc trả giá và mua bán, những hoạt động khác ở chợ
ngoài việc mua – bán… Tuy nhiên, với mỗi đối tượng, tùy vào câu trả lời, tác
giả phải khai thác sâu hơn, đặt ra những câu hỏi ngoài câu hỏi đã có sẵn để
khai thác chính xác thông tin. Ví dụ khi đối tượng phỏng vấn trả lời nghề
nghiệp là nông dân, tác giả phải hỏi họ trồng cây gì, diện tích bao nhiêu, thu
hoạch bao nhiêu để ước lượng thu nhập và số sản phẩm họ tự túc được trong
đời sống, từ đó đối chiếu với hàng hóa mua và bán để tìm ra cơ chế trao đổi
chuẩn. Bên cạnh đó, cần hỏi họ có thêm thu nhập từ nguồn nào nữa không
như làm nghề, lương hưu, trợ cấp….Nhưng đối với đối tượng là công nhân,
tác giả phải khai thác thêm thông tin họ có trồng vườn, chăn nuôi để tự túc
một phần lương thực không, từ đó xem cơ cấu mua bán của họ. Khi sử dụng
phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc này đòi hỏi tác giả phải linh hoạt
nhưng sẽ thu về những kết quả tương đối chuẩn và sâu, nguồn tư liệu chính
xác cho quá trình phân tích, đánh giá.
Bên cạnh việc phỏng vấn những người ở chợ, tác giả còn phải tiến hành
gặp gỡ và phỏng vấn những người lớn tuổi trong làng về sự tồn tại và thay đổi
của các chợ, tìm ra nguyên nhân và lí do thay đổi. Những người lớn tuổi là
1414
những kho lịch sử sống với tri thức tích lũy qua năm tháng, họ sẽ có thông tin
về những chợ trước đây họ hay đi, chợ họp ngày nào, hồi ấy chợ như thế nào,
buôn bán ra sao… Đó là những thông tin quý báu bổ sung cho sự thiếu hụt tư
liệu về chợ trong lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn
những người quản lí chợ để tìm hiểu cơ chế quản lí của chợ, doanh thu của
chợ để định hình sự tồn tại của chợ và hướng phát triển trong tương lai.

Việc kết hợp phương pháp tổng hợp tư liệu và điền dã, phỏng vấn sâu đã
cung cấp một nguồn tư liệu đầy đủ và chuẩn xác cho việc xử lí đề tài. Thao
tác cuối cùng của người nghiên cứu chính là tổng hợp những tư liệu đó để
đánh giá, phân tích về hiện trạng chợ và đưa ra kết luận. Tuy nhiên, thao tác
này lại không hề đơn giản bởi chợ là một đối tượng tổng hợp. Nó vừa là một
phần của nền kinh tế, là một mắt xích quan trọng nhất của nền kinh tế là trao
đổi, là phần quan trọng nhất của hệ thống thương nghiệp nông thôn bên cạnh
các cửa hàng, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế. Tuy nhiên, chợ cũng
là một đối tượng của xã hội, nó là nơi phản chiếu những mối quan hệ xã hội
nội làng và liên làng, những hoạt động giao lưu, trao đổi thông tin, dư
luận… Hoạt động chơi chợ, văn hóa mua bán, các hoạt động thưởng thức
tinh thần ngoài mua bán ở chợ… lại là những mặt về văn hóa của chợ. Bên
cạnh đó, chợ còn chịu ràng buộc về chính trị, sự quản lí của chính quyền,
pháp luật. Chính vì thế, nếu nhìn nhận chợ dưới từng góc độ riêng lẻ ta sẽ
không thấy cái sự đa dạng, phong phú của chợ và hiểu chợ. Chợ phiên vẫn tồn
tại một phần là do sự yếu kém của nền kinh tế nhưng mặt khác nó còn là sự
khép kín của các làng, thói quen mua bán hình thành từ bao đời nay…. Các
mặt của chợ ràng buộc lẫn nhau, ảnh hưởng, đan cài vào nhau nên phải nhìn
nhận chợ dưới góc độ liên ngành. Những đánh giá, phân tích phải dựa trên
những cơ sở, góc độ về cả kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị thì mới có thể
đưa ra một cái nhìn tổng quan và chính xác về chợ. Mọi thao tác tìm hiểu về
1515
chợ đều phải tiến hành trên nhiều mặt: cơ cấu kinh tế của địa phương, mức
sống của người dân, thói quen chi tiêu và sinh hoạt, truyền thống văn hóa…
để định hình đúng cơ chế đi chợ của người dân, cơ chế hoạt động của chợ.
1616
B- PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HƯNG HÀ
VÀ CHỢ PHIÊN TRONG LỊCH SỬ
1.1 Giới thuyết khái niệm

1.1.1 Khái niệm chợ
Chợ là một hiện tượng rất quen thuộc trong đời sống của mọi cư dân
nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất nào về chợ. Theo tài liệu về cuộc
tổng điều tra về chợ năm 1999, “chợ là một nơi (địa điểm) công cộng, tập
trung người mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau, được hình thành
do yêu cầu của sản xuất, đời sống xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời
gian nhất định” [48,5]. Như vậy có thể hiểu chợ đầu tiên là một loại thị
trường, phải có một địa điểm và khung thời gian tụ họp nhất định, có chủ thể
là người mua và người bán. Chợ có thể hình thành một cách tự phát do nhu
cầu của nhân dân nhưng cũng có thể hình thành một cách tự giác do sự quy
hoạch của chính quyền.
Đối tượng chợ được nghiên cứu trong luận văn này là chợ ở khu vực
nông thôn, hay thường được gọi là “chợ quê”. Chợ quê theo như định nghĩa
của Lê Thị Mai trong cuốn “Chợ quê trong quá trình chuyển đổi” là “nơi diễn
ra hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ ở khu vực nông thôn” [33,51].
Định nghĩa này chưa thật chặt chẽ lắm. Có thể hiểu chợ ở khu vực nông thôn
là nơi thỏa mãn những yêu cầu của khái niệm chợ trên và không gian của nó
chính là nông thôn.
Tuy nhiên, cho đến nay, theo sự phân cấp đô thị, các thị trấn, thị tứ vẫn
được xếp vào đô thị. Như vậy, các chợ ở các thị trấn này là chợ nông thôn hay
chợ đô thị? Theo chúng tôi, những chợ này tuy nằm ở thị trấn nhưng khu vực
chung vẫn là nông thôn, chúng thực chất không khác các chợ nông thôn là
bao. Chính vì thế, chợ thị trấn vẫn là một trong những đối tượng nghiên cứu
của luận văn này.
1717
1.1.2 Cách thức phân loại chợ
Hiện nay, có nhiều cách thức phân loại chợ khác nhau. Có thể phân loại
chợ theo không gian thành chợ làng, chợ xã, chợ huyện, chợ tổng hay chợ
nông thôn và chợ đô thị, chợ đồng bằng và chợ miền núi; theo thời gian thành
chợ phiên và chợ họp hàng ngày, chợ sáng, chợ chiều và chợ họp cả ngày;

theo mặt hàng thành chợ chuyên và chợ không chuyên… Trong khuôn khổ
luận văn này, chúng tôi xin đi sâu vào phân loại chợ theo thời gian, chợ phiên
và chợ họp hàng ngày.
Trước đây, khi mới hình thành, tất cả các chợ đều là chợ phiên, họp theo
chu kì lịch âm do nhu cầu hàng hóa của người dân thời kì này chưa cao, đời
sống chủ yếu là tự cấp tự túc. Người dân đến chợ chỉ để bán một vài thứ dư
thừa của gia đình để mua những sản phẩm mà mình không làm ra được. Các
chợ thường họp vào những ngày có số nhất định trong tháng, ví dụ như chợ
Kênh họp ngày 2, ngày 8 thì sẽ họp vào các ngày 2, 8, 12, 18, 22, 28 âm
lịch hàng tháng. Các chợ thường họp sáu đến mười lăm phiên một tháng,
tùy quy mô chợ và nhu cầu của người dân. Những chợ gần nhau trong cùng
một khu vực thường họp lệch ngày nhau để đảm bảo ngày nào trong vùng
cũng có chợ họp, thuận tiện cho nhu cầu của người mua và việc buôn bán
của người bán. Chợ nào mới mở mà họp cùng ngày với chợ cũ gần đó để
giành khách sẽ bị phạt, nhẹ thì đổi ngày họp chợ, nếu nặng có thể bị cấm
họp chợ. Có những chợ gần nhau họp cùng ngày nhưng sẽ có một chợ
chính, một chợ chỉ là phiên xép.
Theo thời gian, sự phát triển của đời sống và kinh tế, các chợ dần dần
trải qua nhiều biến đổi, một trong những biến đổi quan trọng là nhiều chợ
phiên trở thành chợ họp hàng ngày do nhu cầu trao đổi của người dân tăng
lên. Hầu hết các chợ ở các khu vực đô thị, các ngã ba, ngã tư, điểm trung
chuyển giao thông, các thị trấn… đều trở thành chợ họp hàng ngày.
1818
Tuy nhiên, có một đối tượng chợ giao thoa giữa hai loại chợ này, đó là
chợ họp hàng ngày nhưng những ngày này quy mô của chợ không lớn, chỉ
phục vụ cho người dân gần khu vực chợ. Vào những ngày phiên, chợ mới họp
lớn và phục vụ nhu cầu của cả vùng với nhiều mặt hàng, dịch vụ mà những
ngày thường không có. Khi nhắc đến những chợ này, người dân vẫn xem đó
là các chợ phiên. Chính vì thế, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi vẫn
xếp các chợ này vào loại chợ phiên, là đối tượng nghiên cứu của luận văn. Sự

tồn tại của các chợ này là bước đệm thể hiện sự chuyển mình, phát triển của
nền kinh tế. Điển hình cho loại chợ này chính là chợ ở thị trấn Hưng Hà, chợ
vẫn họp hàng ngày nhưng số người mua, người bán không lớn, chỉ chiếm
khoảng 1/5 diện tích chợ. Vào những ngày phiên, chợ mới đông đúc, hàng
hóa tràn khắp chợ và ra cả khu vực đường xung quanh.
Xét theo thời gian họp chợ trong ngày có thể phân loại chợ sáng, chợ
chiều và chợ họp hàng ngày. Hầu hết các chợ phiên đều họp buổi sáng sớm,
từ 5 giờ 10 giờ sáng. Các chợ huyện, chợ tổng thường họp hàng ngày do nhu
cầu của người dân cao hơn. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế và chợ chuyển
sang họp hàng ngày, nhiều chợ cũng chuyển sang họp cả ngày để phục vụ nhu
cầu của người dân.
Tại khu vực huyện Hưng Hà, hầu hết các chợ hiện nay vẫn là chợ
phiên, họp theo chu kì lịch âm. Một số chợ thuộc loại chợ giao thoa như
chợ Huyện đã nói ở trên. Ngoài ra, có một số chợ mới tự phát họp hàng
ngày, đảm bảo nhu cầu mua bán của người dân như chợ hôm Mỹ Thịnh,
chợ Gốc Rơ… Các chợ phiên đều họp buổi sáng nên các chợ giao thoa và
chợ họp hàng ngày hầu hết họp buổi chiều. Riêng chợ Huyện ngày phiên và
ngày thường đều họp cả ngày.
1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của chợ phiên
1.2.1 Thời kì phong kiến và Pháp thuộc (938 – 1945)
1919
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Tạ Đức, chợ xuất hiện từ thời kỳ Văn
Lang – Âu Lạc nhưng để định hình nên hệ thống chợ phải đến thời kỳ phong
kiến. Đây là thời kỳ bộ mặt chợ dần được hình thành và chợ có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế - văn hóa – xã hội. Trong suốt thời kỳ phong kiến và
Pháp thuộc, chợ hầu như không biến đổi nhiều vì điều kiện kinh tế - xã hội
không nhiều biến động, Pháp không có chủ trương dẹp bỏ sự tồn tại của các
chợ, ccó một số chợ bị dẹp bỏ và thuế chợ bị đánh cao hơn trước, cản trở hoạt
động của các chợ một phần.
Chợ phiên ra đời trên cơ sở kinh tế - xã hội của nền kinh tế nông nghiệp

lúa nước tự cấp tự túc. Đó là nền kinh tế sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp tự túc là
chính. Hầu hết mọi gia đình là một đơn vị sản xuất kinh tế độc lập, tự túc
được hầu hết lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết trong
cuộc sống. Họ vừa trồng lúa, trồng rau lại chăn nuôi lợn, gà, thời gian nông
nhàn tranh thủ đan lát, dệt vải… để tự túc đồ dùng trong gia đinh. Tuy nhiên,
mức sống của người dân không cao. Chính vì thế, nhu cầu mua bán, trao đổi
của họ chỉ dừng lại ở việc mang bán đi một số sản phẩm gia đình dư dung để
đổi lấy một số nhu yếu phẩm không thể tự làm ra được. Thời kì này, mấy làng
gần nhau mới có một chợ, chợ họp nhỏ và theo phiên là vì thế.
Nền kinh tế tiểu nông nhỏ lẻ nên hầu hết các hộ gia đình đều là hộ nông
dân, các làng đều là làng thuần nông. Tuy nhiên, bên cạnh đó, xuất hiện
những làng nghề và làng buôn bán. Sự tồn tại của làng nghề thúc đẩy sự phát
triển của chợ do nhu cầu bán sản phẩm của làng để đổi lấy lương thực, thực
phẩm phục vụ cho những thợ thủ công không làm nông nghiệp. Chợ ở các
làng nghề chủ yếu là bán sản phẩm của làng nghề. Chợ Hới cũng là một chợ
như thế. Xưa kia, chợ chủ yếu là nơi bán chiếu Hới – một sản phẩm thủ công
nghiệp nổi tiếng – cho dân xung quanh vùng và những người buôn bán mang
đi các vùng khác. Trải qua thăng trầm, các làng nghề hiện nay có làng hưng
thịnh do sản phẩm bắt kịp, phù hợp với nhu cầu thị trường, có làng lụi tàn, cư
2020
dân chuyển sang nghề khác. Các chợ làng nghề vì thế có chợ lụi tàn, có chợ
vẫn tồn tại nhưng sản phẩm thủ công nghiệp của làng không còn hoặc chỉ
chiếm vị trí khiêm tốn trong chợ, thay vào đó là các nhu yếu phẩm, lương
thực thực phẩm. Sự đổi thay của các chợ làng nghề phản ánh rõ sự thăng trầm
của làng nghề, sự thay đổi trong đời sống của cư dân trong làng.
Khi nhìn vào địa điểm họp chợ, có thể thấy, các chợ thời kì này chủ yếu
là họp ở rìa làng. Nguyên nhân của tình trạng này chính là do sự khép kín của
làng, mỗi làng là một xã hội thu nhỏ. Sự xuất hiện chợ tuy là một nhân tố thúc
đẩy sự giao lưu nhưng làng vẫn kìm hãm sự giao lưu đó, bảo lưu tính tự quản
bằng cách đưa chợ ra rìa làng để đảm bảo hoạt động chợ không làm xáo trộn

quá nhiều cuộc sống của làng và giữ gìn an ninh trật tự trong làng. Các làng
có chợ thường là những làng ở trung tâm, thuận tiện giao thông với các làng
xung quanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chợ
họp ở bến sông, bến đò, ở đình, ở chùa, ở cầu…
Nền kinh tế không phát triển, hoạt động của chợ tuy sôi nổi nhưng chưa
đủ sức trở thành một thị trường lớn nên quy mô của các chợ phiên trước đây
thường không lớn. Các chợ làng thường chỉ họp ở một khoảng đất tầm vài
trăm mét vuông với vài chục người bán. Những người bán này thường chỉ bày
hàng lên cái thúng, cái mẹt, gian nào lớn hơn thì có chiếc chõng, tấm liếp để
bày hàng. Tuy nhiên, đến quy mô chợ huyện, chợ tỉnh, chợ đã có diện tích lớn
hơn, có khi đến hàng nghìn mét vuông với cả trăm gian hàng. Chợ thường có
một khu được dựng các gian hàng kiên cố, thường là bằng tre nứa, lợp mái rạ,
diện tích tầm 3 đến 4 m2 một gian hàng. Khu này thường chỉ dành cho các
hàng thịt, hàng vải… còn các mặt hàng khác chú yếu vẫn bày bán ngoài trời.
Nhu cầu mua bán, trao đổi không lớn nên người bán trong các chợ hầu
hết là những người không chuyên buôn bán, thường là người mua – người bán
đồng nhất. Mỗi người bán có khi gian hàng chỉ là vài nải chuối, chục trứng…
tranh thủ bán nhanh để còn mua những thứ mình cần ở chợ. Bên cạnh đó, có
2121
một phần tương đối những người bán là những người hành nghề buôn bán
theo mùa. Họ là người phụ nữ trong gia đình tranh thủ thời gian nông nhàn,
lúc rảnh rỗi chạy chợ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Nghề nghiệp chính
của họ vẫn là làm nông và tham gia vào các hoạt động sản xuất khác của gia
đình. Việc buôn bán của họ chủ yếu là “lấy công làm lãi”. Chỉ có một bộ
phận nhỏ người bán là những người buôn bán chuyên nghiệp, lăn lộn khắp
các chợ, có khi đi từng làng để bán rong. Mặt hàng buôn bán của họ cũng
không cố định, có khi mùa này buôn thức này, mua kia buôn thức khác. Tuy
nhiên, điểm chung là hầu hết họ đều là phụ nữ. Theo Dumoutier, 80-90%
người ở chợ là phụ nữ “cứ 100 người đi chợ, người ta đếm được 84 người là
đàn bà” [35,42]

Hàng hóa bày bán trong các chợ phiên vô cùng đa dạng. Loại hàng hóa
chiếm số lượng áp đảo là lương thực, thực phẩm. Ngoại trừ gạo là mặt hàng
có những người buôn bán chuyên còn lại các loại lương thực, thực phẩm khác
đa số là người dân mang đi trao đổi với nhau, mỗi người một ít. Bên cạnh
lương thực thực phẩm, chợ còn có những gian hàng độc đáo, đi vào nền văn
hóa như những nét đặc sắc của chợ phiên. Đó là ông thợ rèn thường ngồi đầu
chợ, nhận rèn và sửa chữa nông cụ; là hàng vải với người thợ may nhận may
luôn tại chợ, phiên sau trả quần áo…
Những nét độc đáo về hoạt động mua bán ở chợ còn được thể hiện ở
cách thức trao đổi, mua bán. Phương tiện thanh toán được sử dụng trong mua
bán thường là tiền, nhưng cũng có thể là vật đổi vật. Có những người hầu như
cả đời ít khi cầm đến tiền, họ khi cần mua bán thì chủ động thỏa thuận với
nhau, lấy vật đổi vật. Đó là chị nông dân hết gạo mang chục trứng ra đổi mấy
cân gạo, hay bác thợ thủ công đổi tấm vải lấy con gà…
Phương tiện đo lường được sử dụng trong mua bán ở chợ thường là ước
lượng cảm tính vì người dân phần lớn là biết nhau, tin nhau. Vải đo bằng tay,
thịt tính theo miếng, rau theo mớ, gà theo từng con… Người dân mua con gà
2222
thì cầm từng con lên xem, ước chừng nặng nhẹ, ngon hay không rồi ra giá.
Bên cạnh đó, các phương tiện đo lường như cân, thước… cũng được sử dụng,
thường là ở các chợ lớn.
Đo lường một cách cảm tính nên hoạt động chọn lựa, trả giá ở chợ vô
cùng chặt chẽ và độc đáo. Trước khi mua một thứ gì, họ đi từ đầu chợ đến
cuối chợ, xem hết tất cả các hàng, hàng nào cũng hỏi giá, trả giá rồi đi. Đó là
giai đoạn họ khảo sát để đảm bảo mình không bị mua hớ. Sau đó, họ quay lại
gian hàng mà mình cảm thấy sản phẩm phù hợp và giá cả rẻ để trả giá, kì kèo
từng xu lẻ để đạt được mức giá mình mong muốn.
Điều đặc biệt hơn, chợ không chỉ là nơi buôn bán mà còn là nơi giải tỏa
nhu cầu tinh thần cho người dân quê xưa. Sống trong môi trường làng khép
kín, cuộc sống tù đọng quanh năm quay quẩn với ruộng đồng, chỉ có những

dịp Tết, lễ hội và các phiên chợ là những nét rộn rã trong cuộc sống của người
dân quê xưa. Họ đến chợ để tìm đến ông thầy bói, xem vài quẻ bói để giải
quyết nhu cầu tâm linh như “Bà già đi chợ Cầu Đông/ Bói xem một quẻ lấy
chồng lợi chăng?”. Bên cạnh đó, đến chợ họ còn được nghe hát xẩm của
những người hát xẩm kiếm sống nơi cửa chợ. Nhưng quan trọng hơn, chợ là
nơi để giao lưu, gặp gỡ. Đó là nơi họ biết tin tức của người họ hàng lấy chồng
ở làng khác, là nơi gặp gỡ được những người bà con sống khác làng, là nơi
nghe được những câu chuyện, tin tức mới khắp nơi. Chợ là trung tâm dư luận
xã hội, là nơi chuyện làng nọ làng kia được bàn tán rôm rả, là nơi chính quyền
phong kiến dán cáo thị và phổ biến những luật lệ mới. Và chợ là nơi để trai
gái gặp gỡ, giao duyên. Môi trường làng khép kín nên những phiên chợ là một
trong những dịp trai gái các làng được gặp gỡ, trò chuyện, hẹn ước và nên
duyên. Như chàng trai “Phiên rằm chợ chính Yên Hoa/Yêu hoa anh đợi hoa
nàng mới mua” hay “Bắt cô hàng xén kết duyên châu trần”… vì “Trai khôn
chọn vợ chợ Đông”…
2323
Chợ bao gồm cả các hoạt động mua bán và ngoài mua bán sôi nổi như
thế nên việc quản lý chợ rất được chú trọng. Hầu hết các chợ dù là chợ làng,
chợ huyện hay chợ tổng đều do làng có chợ quản lý. Mỗi làng có cách thức
quản lý chợ khác nhau nhưng nhìn chung sự quản lý chủ yếu về mặt an ninh
và môi trường. Về mặt môi trường, các làng thường cử ra một người gọi là
mõ chợ, chịu trách nhiệm quét dọn chợ sau mỗi phiên họp chợ. Mõ chợ được
trả công thường bằng hiện vật, đi mỗi hàng lấy một ít: miếng thịt, mớ rau, bơ
gao… Chính cách trả công tùy tiện này nên đã có nhiều trường hợp xảy ra
tranh chấp giữa mõ chợ và những người bán hàng. Ở những chợ lớn hơn, bộ
máy chức dịch của làng chịu trách nhiệm thu tiền chợ của những người bán
hàng, sau đó cử người quét dọn chợ và trả tiền công cho người đó. Số tiền
công thường chỉ chiếm một phần tiền chợ thu được, số tiền còn lại thường bỏ
vào quỹ của làng để lo việc làng như cúng tế, lễ hội… Khoản tiền này thường
không nhỏ nên các làng đua nhau lập chợ là vì thế.

Về mặt an ninh, bộ máy chức dịch của làng chịu trách nhiệm về an ninh
của chợ. Việc chịu trách nhiệm này không phải bằng việc cử một người như
“công an” hay “bảo vệ” ra đứng ở chợ mà chủ yếu là giải quyết khi có xô xát,
tranh chấp. Thông thường, chợ họp khá yên bình, người dân nhường nhịn
nhau, không khí hòa thuận, vui vẻ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có thể xảy ra
những việc như có người say rượu quấy phá ở chợ, tranh chấp chỗ bán hàng,
tranh chấp hàng… nếu người dân không tự giải quyết được thì bộ máy chức
dịch của làng mới giải quyết. Các trương tuần sẽ triệu những người liên quan
về đình làng, sau đó bộ máy chức dịch họp, phân xử. Hình phạt thường gặp là
phạt tiền hoặc hiện vật nộp cho bên kia và cho làng. Một số làng có những
quy định trong hương ước của làng về việc quản lý chợ, việc phân xử sẽ dựa
vào quy định này để phân xử.
Như vậy, có thể thấy, việc quản lý chợ có sự đan xen giữa quản lý hành
chính và quản lý cộng đồng, tuy nhiên quản lý cộng đồng chiếm ưu thế hơn.
2424
Đáng lưu ý là một số làng có những quy định về quản lý chợ trong hương ước
làng và có cả văn bia chợ.
Thời kỳ phong kiến và Pháp thuộc, hệ thống chợ ở Thái Bình tương đối
ít. Theo con số của Dương Thiệu Tường trong cuốn Tỉnh Thái Bình thì con số
này là 109 chợ. Danh sách chợ ở phủ Tiên Hưng (bao gồm địa bàn huyện
Hưng Hà ngày này) được ghi trong Tiên Hưng phủ chí là 39 chợ nhưng nhiều
chợ không xác định được ở địa bàn nào hiện nay, nhiều chợ tư liệu điền dã
cho thấy có từ thời phong kiến thì không có tên trong danh sách này nên
không có con số chính xác số chợ thời kỳ này. Về hoạt động của chợ, thời kỳ
này chợ tương đối phát triển và là thị trường của các nghề thủ công nghiệp
tương đối nở rộ. Các chợ chủ yếu buôn bán lương thực thực phẩm, đặc biệt là
sự phát triển của nghề hàng xáo, nhiều người còn chuyên đi hành nghề làng
xáo ở các vùng lân cận.
Có thể thấy, chợ là một trong những nhân tố khá quan trọng trong đời
sống của cộng đồng làng. Chợ là nhân tố thúc đẩy sự giao lưu giữa các làng,

góp phần giải tỏa phần nào tính khép kín, độc lập của các làng. Trong nền
kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp, chợ là nhân tố góp phần giảm bớt sự trì trệ
của nền kinh tế nhưng bản thân nó không đủ sức thay đổi nền kinh tế, phá vỡ
tính khép kín tự cung tự cấp, những hoạt động của chợ mang tính chất nhỏ lẻ,
cầm chừng. Chính vì thế, chợ vừa là nhân tố góp phần giảm bớt sự trì trệ của
nền kinh tế, vừa là nhân tố níu giữ sự trì trệ đó.
1.2.2 Thời kì kháng chiến chống Pháp và trước cải cách kinh tế
(1945-1960)
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, các chợ vẫn tiếp tục mạch phát
triển, phục vụ nhu cầu của người dân trong kháng chiến. Tuy nhiên, do
điều kiện hoàn cảnh chiến tranh, nhiều chợ chuyển nơi họp đến chỗ kín đáo
hơn như sâu trong rừng, gần thác nước để tiếng nước át tiếng chợ… Đặc
biệt, thời kì này, nhiều chợ chuyển sang họp buổi tối để tránh sự truy quét
2525

×