Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.89 KB, 3 trang )

Ngày dạy: 12/10/2010 BÀI 5
Tuần: 8 CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA
Tiết: 8 SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG
1. Mục tiêu bài học:
1.1 Kiến thức:
Nêu được khái niệm chất và lượng của SVHT.
Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến
đổi về chất của SVHT.
1.2 Kỹ năng:
Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và
chất.
1.3 Thái độ:
Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ,
tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống.
2. Trọng tâm: Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên:
3.2 Học sinh:Sgk, vở ghi chép
4. Tiến trình lên lớp:
4.1Ổn định lớp:
10A: 10B1: 10B2: 10B3: 10B4: 10B6:
10B7: 10B8: 10B9: 10B5:
4.2Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Trong một sự vật 2 mặt đối lập luôn có mâu thuẫn với nhau và khi
mâu thuẫn xảy ra thì chúng sẽ giải quyết mâu thuẫn ấy bằng con đường nào?
VD chứng minh khi giải quyết được mâu thuẫn bằng con đường đấu tranh thì
sẽ cho ra đời cái mới tốt hơn?
MT chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các MĐL, không phải bằng
con đường điều hoà mâu thuẫn.
VD: Đấu tranh với cái đói nghèo đưa XH ngày càng giàu có.
Đấu tranh với lối sống thiếu lành mạnh.


Đấu tranh với lạc hậu bảo thủ.
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
a. Phải biết chấp nhận sự tồn tại mâu thuẫn trong nhận thức.
b. Thường xuyên rèn luyện phẩm chất.
c. Biết phân tích để phân biệt đúng sai, tốt xấu.
d. Biết phê bình và tự phê bình.
e. Không dám đấu tranh với cái lạc hậu, tiêu cực.
f. Các câu a,b,c,d.
 Câu F
4.3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1:
GV: Cho ví dụ minh họa
CU: +Nguyên tử lượng 63,64.
+Nhiệt độ nóng chảy 1083độ C
+Nhiệt độ sôi 2880độ C
=> Chất của Cu
GV cho HS tìm VD để thấy rõ hơn=>
Là đặc tính bên trong tiêu biểu cho
SV, HT nào đó.
GV:Gíao dục cho HS kĩ năng thảo
luận lớp.
Hoạt động 2:
GV: Cho ví dụ minh họa
VD: Đốivới mỗi quốc gia: Lượng là
số dân, diện tích lãnh thổ của nước ấy.
Đối với mỗi phân tử
nước(H2O):Lượng là số nguyên tử tạo
thành nó, tức 2 nguyên tử Hi-đrô(H)
và 1nguyên tử Ô-xi(O).

GV: Vậy lượng của em là gỉ?
Để phân biệt một SV,HT, hay một ai
đó ta căn cứ vào mặt chất và mặt
lượng để phân biệt.
HS cho VD chứng minh
VD: Để phân biệt Trường LHưng với
Ntrãi căn cứ vào mặt chất và lượng.
Vậy Chất, lượng là gì?
Giaó dục cho học sinh kĩ năng nhận
biết đúng sự vật, hiện tượng.
Hoạt động 3:
GV: Cho ví dụ minh họa
Chất: Khá
Lượng: ĐBQ từ 6,5=>7,9 không có
môn nào dưới 5,0
6,5<Độ<8,0
Điểm nút: 6,5;8,0
Khi nghiên cứu về cách thức vận động
phát triển của SV,HT rất có ý nghĩa
đối với chúng ta trong cuộc sống.
Để tạo ra sự biến đổi về chất nhất
thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng
đến một giới hạn nhất định. Vì vậy
1. Chất:
Là khái niệm dùng để chì những
thuộc tính cơ bản, vốn có của SVHT,
tiêu biểu cho SVHT đó, phân biệt nó
với các SVHT khác.
2. Lượng:
Là khái niệm dùng để chỉ những

thuộc tính cơ bản, vốn có của SVHT
biểu thị trình độ phát triển(Cao, thấp),
quy mô(Lớn, nhỏ), tốc độ vận
động(Nhanh, chậm), số lượng(Ít,
nhiều)…của SVHT.
3. Quan hệ giữa sự biến đổi về
lượng và sự biến đổi về chất:
a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự
biến đổi về chất:
Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về
lượng chưa làm thay đổi về chất của
SV,HT được gọi là độ.
Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi
của lượng làm thay đổi chất của của
SV,HT được gọi là điểm nút.
b. Chất mới ra đời lại bao hàm một
lượng mới tương ứng:
Chất mới ra đời lại quy định một
lượng mới để chất và lượng thống
nhất với nhau.
trong học tập chúng ta phải kiên trì,
nhẫn nại, không coi thừơng việc nhỏ,
mọi hành động nôn nóng hoặc nửa vời
đều không đem lại kết quả như mong
muốn.
Gíao dục cho học sinh kĩ năng phân
tích rồi đưa ra kết luận chính xác về sự
vật, hiện tượng.

4.4 Cũng cố và luyện tập:

Câu hỏi: Thế nào là lượng, chất của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Chất là khái niệm để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện
tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng
khác. Ví dụ: CU- nóng chảy:1083 độ, nhiệt độ sôi: 2880 độ
- Lượng là dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng biểu
thị ở trình độ phát triển, quy mô, tốc độ, số lượng…của sự vật, hiện tượng.
5. Dặn dò:
Đối với bài học ở tiết này:
- Chất là khái niệm để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện
tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng
khác.
- Lượng là dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng biểu
thị ở trình độ phát triển, quy mô, tốc độ, số lượng…của sự vật, hiện tượng.
Đối với bài học ở tiết sau:
Tìm thêm VD thực tế.
Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung:
Phương pháp:
Đồ dùng dạy học:

×