Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Việt nam myanmar hướng tới quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 125 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





CẨU THỊ HIẾU




“VIỆT NAM – MYANMAR : HƢỚNG TỚI
QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG KHUÔN KHỔ
CỘNG ĐỒNG ASEAN

Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số : 60 31 05 01



LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐỊA LÝ HỌC


Hƣớng dẫn khoa học : TS.Vũ Nhƣ Vân







THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào.

Thái Nguyên, Ngày 14 tháng 04 năm 2014
Học viên


Cẩu Thị Hiếu















i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các cá nhân, tập thể và các thầy cô giáo trong nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn phòng quản lí đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa sau
Đại học, khoa Địa lí cùng các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm- Đại học
thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và giúp đỡ
em trong quá trình học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Vũ Như Vân đã tận tình chỉ
bảo cho em trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, trao đổi của các
nhà khoa học, các thầy cô giáo và các anh chị học viên để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 14tháng 04 năm 2014
Học viên


Cẩu Thị Hiếu

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan…………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn…………………………………………………………………… ii
Mục lục……………………………………………………………………… iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt…………………………………………iv
Danh mục các bảng…………………………………………………………… v
Danh mục các hình…………………………………………………………… vi
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỢP TÁC
VIỆT NAM – MYANMAR 10
1.1. Cơ sở lí luận 10
1.1.1. Xu hướng toàn cầu hóa 10
1.1.2. Đường lối hội nhập quốc tế trong điều kiện của Việt Nam 13
1.2. Cơ sở thực tiễn 21
1.2.1. Quan hệ hợp tác Việt Nam – Myanmar trong khuôn khổ Hiến chương
ASEAN 21
1.2.2. Quan hệ hợp tác Việt Nam – Myanmar trong khuôn khổ Tầm nhìn hướng
tới Cộng đồng ASEAN - 2015 25
1.2.3. Quan hệ song phương Việt Nam – Myanmar trong thực tiễn 29
TIỂU KẾT CHƢƠNG I 35
Chƣơng 2. ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN
BANG MYANMAR 36
2.1 Khái quát về lịch sử phát triển của Myanmar 36
2.1.1. Quốc hiệu 36

2.1.2. Tiến trình lịch sử 38
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Myanmar 40
2.2.1 Điều kiện tự nhiên 40
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên 45
2.3. Dân cư, xã hôi 55
2.4. Hiện trạng phát triển kinh tế của Myanmar 57
iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2.4.1 Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội của Myanmar trong những năm
gân đây 57
2.4.2. Đánh giá triển vọng cơ hội và thách thức của Myanmar trong bối cảnh
chung của thế giới và khu vực Đông Nam Á 60
Tiểu kết Chương 2 67
Chƣơng 3.HỢP TÁC TOÀN DIỆN VIỆT NAM – MYANMAR TRONG
KHUÔN KHỔ TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG (GMS): CƠ HỘI VÀ
TRIỂN VỌNG 68
3.1. Quan điểm và tiếp cận chung 68
3.1.1 Việt Nam – Myanmar cùng Tầm nhìn hướng tới Cộng đồng ASEAN –
2015 68
3.1.2. Các cơ chế hợp tác : song phương / đa phương 70
3.1.3. Việt Nam – Myanmar : Đối tác tin cậy trong SMC 71
3.2. Hiện trạng quan hệ hợp tác song phương Việt Nam – Myanmar 74
3.2.1. Cơ hội Việt Nam xâm nhập thị trường Myanmar 74
3.2.2. Cơ hội Myanmar xâm nhập thị trường Việt Nam 81
3.3. Cơ hội quan hệ hợp tác hợp tác đa phương trong khuôn khổ GMS 84
3.3.1. Sáng kiến hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) 84
3.3.2 Hợp tác ACMECS 86
3.3.3. Hợp tác trong khuôn khổ Uỷ hội sông Mê Công 87

3.3.4. Hợp tác Mê Công – Nhật Bản 90
3.3.5. Hợp tác Mê Công – Mỹ (LMI) 90
3.3.6. Hợp tác Mê Công – Hàn Quốc 91
3.3.7. Hợp tác sông Mê Công – sông Hằng (MGC) 92
3.3.8. Tam giác phát triển CLV 92
3.3.9. Hợp tác bốn nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam (CLMV) 93
3.4. Chiến lược hợp tác Kinh tế Ayeyawadi-Chao Phraya-Mekong - Khuôn khổ
hợp tác ACMECS 95
3.5. Khuôn khổ hợp tác hành lang Đông – Tây 98
Tiểu kết Chƣơng 3 105
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 110


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACMECS : Hợp tác kinh tế 3 dòng sông
ACCWG : nhóm công tác hội đồng điều phối ASEAN
ARE : Diễn đàn khu vực ASEAN
ADMM : Hội nghị giữa các bộ trưởng quốc phòng ASEAN
và các đối tác
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AMM) : Hội nghị Bộ trưởng
COC : Quy tắc ứng xử ở Biển đông
CLV : Campuchia, Lào, Việt Nam
CLMV : Campuchia, Lào, Mianmar, Việt Nam
DOC : Ứng xử các bên ở Biển đông

EPG : Nhóm các nhân vật nổi tiếng
EWECS : Tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây
EAS : Cấp cao Đông Á
GMS : Tiểu vùng Mê công
HLTF : Nhóm đặc trách cao cấp
MOE : Bộ năng lượng Myanmar
UNCLS : Công ước liên hợp quốc về luật biển 1982
SLORC : Luật pháp liên bang
SPDC : Phát triển liên bang
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
MCKINSEY : Viện nghiên cứu toàn cầu
TAC : Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Đông Nam Á
FTA : Mậu dịch tự do
RCEP : Hiệp định đối tác kinh tế khu vực toàn diện
MID : Công ty đầu tư và phát triển
LMI : Hợp tác Mê công - Mỹ
FLM : Những người bạn
MGC : Hợp tác sông mê công- sông hằng
TGPT : Tam giác phát triển
SEC : Hành lang phía nam
ĐNA :Đông Nam Á
iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.2. Số liệu cơ bản các quốc gia thành viên ASEAN …………………….28
Bảng 2.1. Xếp hạng một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu 47
Bảng 2.2. HDI các quốc gia ASEAN 1980 – 2012 56

Bảng 2.3. Thông tin cơ bản về hiện trạng nền kinh tế Myanmar 58
Bảng 2.4 : Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Myanmar 2013 - 2014 64
Bảng 3.1. Số liệu Hải quan về xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Myanmar 2
tháng đầu năm 2014 ( USD)………………………………………………… 78
Bảng 3.2. Kim ngạch và tỷ trọng một số mặt hàng chính của Việt Nam xuất
khẩu sang Myanmar 9 tháng năm 2012 80
Bảng 3.3. Kim ngạch và tỷ trọng một số mặt hàng chính của Việt Nam nhập
khẩu từ Mianma 9 tháng năm 2012 81
v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á 28
Hình 2.1. Bản đồ Công hoà Liên bang Myanmar 37
Hình 2.2 Địa hình Myanmar 41
Hình 2.3 Bản đồ Myanmar với các vùng 43
Hình 2.4. Myanmarr: GCI 2013 – 2014 55
Hình 3.1. Lưu vực song Mê Công 94
Hình 3.2. Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) 99
vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển khu vực hóa và toàn cầu hóa trong quan hệ quốc tế
hiện đại, các nước thuộc tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) đang nỗ lực xây

dựng nền tảng phát triển tiểu vùng, thu hút đầu tư của nhiều tổ chức quốc tế,
nhiều nước công nghiệp phát triển ở trong và ngoài khu vực. Việt Nam và
Myanmar là thành viên của ASEAN và nằm trong GMS đã và đang tham gia
tích cực các hoạt động hợp tác quốc tế phát triển tiểu vùng, hướng tới một tiểu
vùng kinh tế thịnh vượng, xã hội phát triển, môi trường bền vững.
Xét về diện tích lãnh thổ, Myanmar được coi là quốc gia lớn nhất trong lục địa
Đông Nam Á và là nước lớn thứ 40 trên thế giới với tổng diện tích tự nhiên 678,5
nghìn km
2
. Myanmar cũng là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, trữ lượng khí tự
nhiên vào hàng thứ 13-14 trên thế giới, là nước có vị trí địa - chính trị khá quan
trọng, luôn trong tầm nhìn của các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật
Bản. Chính do những lợi thế nội tại nói trên nên sau thời gian dài “bế quan tỏa
cảng” với chính sách mở cửa thị trường thông thoáng của Chính phủ Myanmar, đất
nước này thu hút mạnh mẽ sự đầu tư của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới. Riêng với Việt Nam, quốc gia có mối quan hệ gắn bó lâu đời với Myanmar
trong cộng đồng kinh tế ASEAN, hiện hai nước đang tích cực phối hợp và hợp tác
với nhau để giữ vững các nguyên tắc của Hiệp hội, tăng cường đoàn kết triển khai
các dự án kinh tế và phát triển trong khuôn khổ tiểu vùng (ACMECS, GMS). Xét
về quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam – Myanmar đã có những bước tiến
đáng khích lệ. Đến thời điểm này đã có 23 doanh nghiệp của Việt Nam được thành
lập công ty, văn phòng đại diện tại Myanmar; 5 dự án của Việt Nam được cấp phép
đầu tư với tổng trị giá gần 600 triệu USD, trong đó đáng chú ý là dự án phức hợp tổ
khách sạn văn phòng nhà ở cao cấp của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với tổng
mức đầu tư 440 triệu USD. Hiện đang có 18 dự án của Việt Nam đang hoàn thiện
các thủ tục xin cấp phép đầu tư với vốn đầu tư dự kiến gần 600 triệu USD trong các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

lĩnh vực ngân hàng, nông nghiệp, trồng cây công nghiệp hàng tiêu dung, may mặc,

vật liệu xây dựng…
Trong khuôn khổ Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) trên Đông Nam Á
bán đảo, Myanmar trở thành một điểm nóng, điểm hẹn đầu tư chiến lược cạnh
tranh giữa các nước. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà nguồn tài
nguyên thiên nhiên thế giới ngày càng cạn kiệt thì Myanmar giàu tài nguyên có
sức hút cực kì lớn. Bởi vậy những năm tới đây Myanmar sẽ là thị trường lí
tưởng cho những quốc gia, những nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm tài
nguyên thiên nhiên để khai thác và sự đầu tư lớn của các quốc gia lớn và thị
trường Myanmar. Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam trong công
cuộc hợp tác và cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần khai thác tài nguyên và chiếm
lĩnh thị trường tương xứng với nguyện vọng cũng như tiềm năng hợp tác giữa
hai nước có mối quan hệ kinh tế địa - chính trị và địa - lịch sử, qua đó góp phần
củng cố hoà bình và phát triển giữa các quốc gia nội khối ASEAN trong lộ trình
hướng tới Cộng đồng ASEAN hoà bình và phát triển thịnh vượng năm 2015
(ASEAN- 2015).
Với cách đặt vấn đề nêu trên, nhận thức được vai trò quan trọng cũng như
nhu cầu thực tiễn cần nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá và nêu ra các giải pháp phát
triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Myanmar, chúng tôi chọn
đề tài luận án thạc sỹ Địa lý học :
“VIỆT NAM – MYANMAR : HƢỚNG TỚI QUAN HỆ HỢP TÁC
TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG ASEAN”
Đề tài được tiến hành dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Như Vân và sự quan
tâm giúp đỡ của thầy cô giáo Khoa Địa lí Trường ĐHSP Thái Nguyên.
2. Khái quát tình hình nghiên cứu đề tài
Với 4.190.000 trang web mạng goole.com.vn có thông tin về Myanmar, đề
tài có một nguồn thông tin tư liệu rất phong phú và đa dạng về Liên bang
Myanmar. Đáng kế trong số đó là các nguồn thông tin bao quát nhưng khá sâu
và toàn diện là files thông tin tư liệu WIKIPEDIA về Myanmar. Sự phong phú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


và chiều sâu của trang web này đem lại cho người đọc thông tin toàn cảnh về
lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá đất nước chùa Vàng. [15], [27].
Tuy nhiên, khó khăn lớn trong triển khai đề tài là hầu như không có bài viết
chính thức nào về Địa lý Myanmar. Một số nguồn tài liệu về đất nước này chỉ
tồn tại dưới dạng các bài viết khác nhau. Về thực chất, chúng tôi phải tổng hợp
từ thông tin tư liệu từ các nguồn xuất bản, đặc biệt từ trên mạng Internet
Có giá trị cho nghiên cứu về Liên bang Myanmar là cuốn sách Địa lý Đông
Nam Á (những vấn đề kinh tế - xã hội) của Phan Huy Xu và Mai Phú Thanh,
trong đó các tác giả đã phân tích khá sắc sảo về các quốc gia Đông Nam Á.
Cũng có thể coi đây là công trình nghiên cứu địa lý tổng hợp đầu tiên về đất
nước, con người các quốc gia khu vực Đông Nam Á bán đảo (Việt Nam, Thái
Lan, Lào, Campuchia và Myanmar), Đông Nam Á hải đảo (Philipin, Brunay,
Inđônêxia, Singapo, Malaysia). [25]
Đất nước Myanmar được nhìn nhận dưới góc độ địa lý lịch sử và văn hoá
đương đại trong các công trình của Vũ Dương Minh (Đông Nam Á : truyền thống
và hội nhập) [13]. Quan hệ Việt Nam – Myanmar được phân tích khá sâu sắc trên
cơ sở sử dụng nguồn tư liệu phong phú của các nghiên cứu cập nhật của Nguyễn
Thái Duy trong luận văn Thạc sĩ Địa lý học : “Hợp tác cùng có lợi trong sử dụng
nguồn nước các quốc gia hạ nguồn Mê Công” [7]. Liên quan đến nguồn nước và
các vấn đề hợp tác song phưong cũng như đa phương hai nước Việt Nam,
Myanmar và các nước khu vực được nghiên cứu khá chi tiết trong các nguồn tư
liệu có độ tin cậy cao, đó là : “Báo cáo đánh giá hiện trạng lưu vực Mê Công
2010” [1]; “Công ước của LHQ về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế” [4]; Việt
Nam và hợp tác Tiểu vùng mê Công mởi rộng – GMS” [26]; ”Hợp tác Mỹ và các
nước hạ nguồn Mê Công - thuyết hiện thực mới (LMI)” [10].
Có giá trị nhất đối với nghiên cứu đề tài là hai file tư liệu : ”Thông tin cơ bản
về Myanmar và quan hệ với Việt Nam”; ”Giới thiệu một số vấn đề cơ bản về kinh
tế thương mại và các lĩnh vực đầu tư của Liên bang Myanmar” do Lãnh sự quán
Liên Bang Myanmar tại TP Hồ Chí Minh cung cấp trong khuôn khổ tài liệu phục


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vụ Chương trình xúc tiến đầu tư Việt Nam – Myanmar 2010 – 2011[14], [ 15],
[16]. Hai file tài liệu nói trên cung cấp khá toàn diện, thiết thực và có độ tin cậy
cao; (i) Tổng quan về kinh tế - xã hội Myanmar; (ii) Quy định về đầu tư nước
ngoài của Myanmar; (iii) Cơ chế xuất nhập khẩu của Myanmar; (iv) 12 lĩnh vực
đầu tư tiềm năng của Myanmar – Cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư tại
Myanmar Các nhà đầu tư Việt Nam đều có thể tìm thấy cơ hội đầu tư đến với thị
trường Myanmar : (1) Ngân hàng – Tài chính – Bảo hiểm ; (2) Hàng không; (3)
Trồng cây công nghhiệp : Cao su, cà phê, ca cao, điều, ; (4). Sản xuất vật liệu
cây dựng - bất động sản; (5) Khai thác dầu mỏ, khí đốt; (6) Khai thác chế biến
khoáng sản; (7) Sản xuất thiết bị điện, điện tử, biến áp đưòng dây; (8) Sản xuất ô
tô; (9) Viễn thông và hạ tầng viễn thông; (10) Buôn bán lẻ, trung tâm thương
mại; (11) Phát triển nông nghiệp; (12) Khai thác thuỷ sản, đánh bắt xa bờ.
Ấn tượng nhất đối với đề tài là một số nhận xét sắc sảo ông Shoe Thet
Sung - Tham tán Myanmar tại Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn với tiêu đề
“Myanmar : Một số vấn đề cơ bản về kinh tế, thương mại và các lĩnh vực đầu tư
của Myanmarr”[14], “Myanmar : Điểm nóng thu hút đầu tư các doanh nghiệp
Việt Nam” [19]. Theo đó, chúng ta biết được những thế mạnh, tiềm năng cũng
như những vấn đề các nhà đầu tư từ Việt Nam cần quan tâm : “Do quá trình cải
cách mở cửa của Myanmar có những điểm chậm về thời gian sau một thời gian
dài “phong tỏa”. Nên hiện tại để thu hút các nhà đầu tư Chính phủ Myanmar tạo
nhiều các chính sách thông thoáng, cởi mở. Song do đặc thù, nền kinh tế
Myanmar vẫn có một số thách thức với nhà đầu tư. Nhiều tiềm năng lại trở
thành hạn chế như việc do có ít cơ sở hạ tầng nên giá thuê văn phòng làm việc
tại Myanmar khá cao. Cụ thể, giá thuê văn phòng hạng C tại Myanmar lên tới 65
USD/m2, gấp rưỡi giá thuê văn phòng hạng A tại khu trung tâm Hà Nội.
Myanmar cũng là quốc gia phát triển trên nền tảng của văn hóa Anh Quốc nên
có tư duy nhìn nhận các nhà đầu tư thận trọng. Các doanh nghiệp Myanmar rất

thận trọng việc chọn đối tác làm ăn. Thậm chí trước khi ký kết các hợp đồng đến
tận nơi xem công ty đối tác làm ăn ra sao, nhà xưởng, thiết bị máy móc thể nào,
doanh nghiệp có bao nhiêu ô tô rồi khi đó mới cân nhắc để hợp tác. Làm việc
với các doanh nghiệp Myanmar các nhà đầu tư nước ngoài nên tránh tình trạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

đầu tư theo kiểu ăn xổi, ngắn hạn, phải tập trung đầu tư thực sự thì mới mong
được nước bạn công nhận. Một điểm mấu chốt khác do là thị trường mới nổi có
nhiều điểm ưu đãi trong chính sách nên sẽ có rất nhiều các nhà đầu tư, nên việc
cạnh tranh gay gắt trong thị phần, cơ cấu đầu tư, mặt hàng sản xuất là điều khó
tránh khỏi.
Trong khuôn khổ Tiểu vùng Mê Công mở rộng, đề tài nghiên cứu của
chúng tôi cần tới các nguồn thông tin quan trọng : “Công ước của Liên hợp quốc
về sử dụng nguồn nước quốc tế ” [4]. “ Báo cáo đánh giá hiện trạng lưu vực
Mê Công” “Môi trường và phát triển bền vũng trong Tiểu vùng mê Công mở
rộng”; “Hợp tác Tiểu vùng mê Công mở rộng” “ Hành lang kinh tế Đông –Tây
(Việt Nam) [1], [4], [10], [21], [26].
Nhiều nguồn tài liệu có giá trị về quan điểm, cách tiếp cận địa kinh tế - địa
chính trị trong nghiên cứu lịch sử - đất nước – con người Myanmar và quan hệ
hai nước Việt Nam - Myanmar : Định hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam đến
năm 2020, Hiến chương ASEAN, Lý Quang Diệu viết về Myanmar trong Lý
Quang Diệu Viết về Đông Nam Á, Miến Điện mở cửa : Cơ hội, thách thức…
[6], [8]. Thông tin tư liệu bản đồ, Số liệu thống kê, thông tin tư liệu về phát triển
kinh tế - xã hội Myanmar cũng như các nước ASEAN và một số quốc gia liên
quan như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc cập nhật với độ tin cây cao tại Niên
giám thống kê do Nhà Xuất bản thống kê và từ mạng internet [17], [27].
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài dựa trên hướng dẫn
của các nguồn tài liệu [12], trong đó có giá trị nhất là hai luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Thái Duy và Trương Văn Cảnh về nghiên cứu nguồn nước sông Mê

Công và Hành lang kinh tế Đông- Tây. [7]. [22].
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và triển vọng quan hệ hợp tác song phương
Việt Nam / Myanmar trong khuôn khổ ASEAN, trực tiếp là tiểu vùng Mê Công
mở rộng (GMS) trên cơ sở tổng hợp và phân tích những thông tin tư liệu về địa
lý lịch sử, chính trị, kinh tế và xã hội về Liên bang Myanmar nhằm mục đích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

làm sâu sắc hơn sự hiểu biết mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt
Nam / Myanmar, qua đó, góp phần làm phong phú hơn kiến thức môn Địa lý
kinh tế - xã hội Việt Nam trong xu thế phát triển và hội nhập khu vực và quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp các nguồn thông tin, tư lệu về quan hệ địa lý lịch sử, chính trị,
kinh tế, xã hội hai nước Myanmar, Việt Nam trong bối cảnh hợp tác song
phương và đa phương trong khuôn khổ Cộng đồng ASAEN, đặc biệt trong
khuôn khổ Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), trên cơ sở đó đánh giá hiện
trạng, những cơ hội và thách thức trong quá trình hợp tác song phương Việt
Nam / Myanmar, góp phần thúc đẩy sự hình thành Cộng đồng ASEAN – 2015
và thực hiện Tầm nhìn – 2020.
4. Giới hạn nghiên cứu
Về nội dung : Quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam – Myanmar :
cơ hội thách thức và chiến lược hợp tác song phương / đa phương
Về không gian lãnh thổ : Chủ yếu trong khuôn khổ GMS - ASEAN
Về thời gian : Tính từ khi Myanmar là thành viên ASEAN (1997).
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm tổng hợp
Trong nghiên cứu Địa lý học nói chung và Địa lý kinh tế – xã hội nói riêng

thì việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Vì việc hợp tác
kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới nói chung và giữa Việt Nam, Myanmar
nói riêng là vấn đề được kết hợp bởi nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã
hội và nhân văn.
- Quan điểm hệ thống
Việc tìm hiểu mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế phải đặt trong xu thế
phát triển chung của thế giới, đặc biệt là trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt
Nan / Myanmar phải đặt trong hệ thống kinh tế – xã hội chung của đất nước và
xu thế chung của thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi một hiện tượng kinh tế xã hội đề tồn tại và phát triển trong một thời
gian xác định.Đặc biệt là vấn đề hợp tác kinh tế giữa Việt Nam Myanmar phải
đặt trong quan điểm lịch sử mới thấy hết được những bước đầu của sự hợp tác
và cơ hội phát triển nhanh mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.
- Quan điểm phát triển bền vững
Khi xem xét bất kì vấn đề nào về sự phát triển kinh tế đều phải quan tâm
đến mối quan hệ phát triển bền vững của các yếu tố tự nhiên – xã hội – con
người. Đặc biệt với định hướng muốn hợp tác song phương với Myanmar thì
Việt Nam càng cần phải quan tâm đến vấn đề hợp tác và phát triển bền vững.
Việc nghiên cứu các vấn đề khoa học nhìn chung đều cần phải có sự phối
hợp chặt chẽ của các quan điểm trên. Tuy nhiên tùy từng trường hợp mà có một
số quan điểm giữ vai trò chủ yếu. Song sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ các quan
điểm khi nghiên cứu sẽ giúp đề tài có giá trị thực tiễn hơn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp thu thập, xử lí thông tin tư liệu nguồn
Vận dụng phương pháp này sau khi tiến hành thu thập các tài liệu về
Myanmar : Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,…thì nguồn tài liệu được xử lí sao

cho phù hợp với thực tế khách quan, phù hợp với nội dung của đề tài từ đó có
thể rút ra những nhận xét khách quan cho đề tài. Trong xử lý thông tin tư liệu
nguồn cần vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, số liệu thống kê .
Phân tổ thống kê : Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào
đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và
các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành
tổng hợp thống kê.
- Phương pháp phân tích so sánh đất nước học trên cơ sở SWOT (phân tích
các điểm mạnh / yếu / cơ hội / thách thức / lựa chọn chiến lựơc phát triển :
SWOT là từ viết tắt của các chữ S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weakness
(Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Đe dọa). Phương pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

phân tích so sánh đựoc coi là phương pháp phổ dụng trong nghiên cứu các vùng,
các quốc gia và khu vực. Nếu phương pháp phân tích dựa trên việc chia nhỏ các
đối tượng, hiện tượng địa lí là thành các yếu tố hợp thành đặc trưng về tự nhiên,
kinh tế, xã hội và môi trường, thì phương pháp so sánh được thực hiện bằng việc
đối chiếu từng cặp các nhân tố, các hiện tượng và sự kiện địa lý để tìm ra những
nét chung, những nét riêng đặc thù nhằm tìm ra quy luật phổ biến chi phối sự
vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.
Theo tinh thần nói trên, cũng có thể coi phương pháp phân tích so sánh các
mối quan hệ hợp tác song phương Việt Nam – Myanmar trong bối cảnh hội nhập
và phát triển chính là việc tìm tòi, khám phá chiến lược hợp tác song phương có
hiệu quả nhất.
- Phương pháp sơ đồ, biểu đồ : Bằng phương pháp bản đồ, biểu đồ được
xây dựng bằng các công cụ của phương pháp công nghệ thông tin, đặc biệt là
phương pháp GIS, việc nghiên cứu các địa phương, quốc gia và khu vực được
hiển thị bằng kênh hình, qua đó xử lý và và chuyển tải thông tin một cách bản
chất, thuận lợi. Theo tinh thần đó, đề tài về quan hệ hợp tác song phương Việt

Nam – Myanmar cần được thể hiện bằng các kênh hình (biểu đồ, sơ đồ và bản
đồ) bằng sự hỗ trợ của các phần mềm phổ dụng như WINWORD, EXXCEL,
MAPINFOR Đương nhiên cũng có thể sử dụng các thông tin bản đồ vệ tinh
nhờ công cụ GOOGLE.MAPS rất có hiệu quả
6. Những đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương giữa Myanmar
và Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN mà trực tiếp là Tiểu vùng Mê Công mở
rộng (SMC). Nhận thức được những cơ hội thách thức và đề xuất giải pháp phát
triển mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Myanmar mạnh mẽ và có hiệu quả góp
phần tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN hoà bình, thịnh vượng.
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể vận dụng trong nghiên cứu và giảng dạy
bộ môn Địa lý khu vực Đông Nam Á góp phần tăng cường sự hiểu biết, hợp tác
hữu nghị hai nước Việt Nam, Myanmar.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung
của đề tài được chia làm 3 chương.
Chương 1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn quan hệ hợp tác Việt nam –
Myanmar.
Chương 2. Tổng quan về đất nước, con người và thực trạng phát triển kinh
tế - xã hội Liên bang Myanmar
Chương 3. Cơ hội hợp tác Việt Nam – Myanmar trong khuôn khổ Tiểu
vùng Mê Công mở rộng. (GMS).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỢP TÁC

VIỆT NAM – MYANMAR
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Xu hƣớng toàn cầu hóa
1.1.1.1. Khái niệm toàn cầu hoá
Là một khái niệm mới, toàn cầu hoá được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các
góc nhìn khác nhau, tuy nhiên có thể quan tâm tới một số nội dung sau :
(i) Toàn cầu hoá là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và
trong nền kinh tế thế giới tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa
các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế…trên quy
mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để
chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hoá thương mại hay “ tự do
thương mại “ nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy
tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kĩ thuật, công
nghệ, thông tin, văn hoá.
(ii) Toàn cầu hoá là sự tăng cường ý thức về một thế giới trọn vẹn, tính tuỳ
thuộc lẫn nhau. ( R.Robertson ).
(iii) Toàn cầu hoá là một xu hướng làm cho các mối quan hệ trở nên ít bị
ràng buộc bởi địa lí lãnh thổ.
(iv) Toàn cầu hoá là quá trình trao đổi, liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa
các quốc gia, các dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, xuất phát từ xây dung một nền
kinh tế thế giới thống nhất.
Về bản chất toàn cầu hoá là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc
gia. Lí thuyết cung – cầu là nguyên tắc giải thích giá và lượng hàng hoá trao đổi
trong một nền kinh tế thị trường. Khi cán cân cung – cầu không cân bằng sẽ kéo
theo sự thay đổi về giá cả và lượng hàng hoá. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả
của hàng hoá sẽ nhỏ hơn giá trị của hàng hoá và lượng hàng hoá sản xuất ra có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

xu hướng giảm. Còn nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả của hàng hoá sẽ lớn hơn

giá trị của hàng hoá và lượng hàng hoá sản xuất ra sẽ có xu hướng tăng nhanh.
Để có thể khắc phục được những mặt hạn chế này của nền kinh tế thị
trường đòi hỏi nhất thiết phải có sự điều tiết trên quy mô toàn cầu. Các quốc gia
trên thế giới phải có sự hợp tác, điều tiết cho nhau bằng cách: nhập khẩu những
mặt hàng khan hiếm của đất nước và xuất khẩu những mặt hàng đất nước dư
thừa sang những quốc gia cần chúng. Việc làm này sẽ giúp cho nền kinh tế của
đất nước tránh được những cuộc khủng hoảng của dư và thiếu, đồng thời lại có
thể mở rộng được thị trường làm ăn với nhiều quốc gia.
Thực tế cho thể không có một quốc gia nào có thể tự điều hoà sự cân bằng
cung cầu mà không có sự liên hệ với thị trường nước ngoài, bởi mỗi một quốc
gia đều có những thế mạnh và hạn chế riêng trong việc sản xuất hàng hoá. Nhất
là trong giai đoạn hiện nay, khi thế giới đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn
đề toàn cầu đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các quốc gia thì hội nhập
kinh tế quốc tế là một yêu cầu cấp thiết.[8], [5], [8],[11].
1.1.1.2. Tác động của xu thế hội nhập toàn cầu hóa và hội nhập đến các
quốc gia, khu vực nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng : Cơ hội / thách
thức / Chiến lược hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS)
Tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế phức tạp, có cả mặt
tích cực và tiêu cực, mang lại những cơ hội lớn, đồng thời cũng đặt ra nhiều
thách thức lớn đối với mọi quốc gia.
1.1.1.3. Những cơ hội và thách thức
Những cơ hội :
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự
phát triển và xã hội hoá các lực lượng sản xuất, đưa lại được sự tăng trưởng kinh tế
cao (nửa đầu thế kỉ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỉ tăng 5,2 lần).
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế góp phần chuyển biến cơ cấu
kinh tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh tỷ trọng các sản phẩm chế tác (hiện chiếm
21,4%) và các dịch vụ (hiện chiếm 62,4%) trong cơ cấu kinh tế thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo thêm những tiền đề rất quý
cho xã hội mới, hiện đại của con người. Ngay những khiếm khuyết và sai hỏng
của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay tuy tai hại song cũng góp
phần tạo ra những vấn đề lớn của tương lai, thậm chí hé mở cả giải pháp. Sự
phát triển bền vững với sự tôn vinh con người là nguồn lực chính với mối quan
tâm đặc biệt đến môi trường xã hội và môi trường sinh thái đã nổi bật lên từ thập
kỉ 80 của thế kỉ XX chính là do quá trình toàn cầu hoá đem lại.
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế truyền bá và chuyển giao trên
quy mô ngày càng lớn, tuy chưa được như mong muốn những thành quả mới
mẻ, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về
sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các dân tộc, tại
nhiều nước đã đến với từng gia đình, từng người dân, dọn đường cho công
nghiệp hoá và hiện đại hoá.
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo thêm khả năng phát triển, rút
ngắn và mang lại những nguồn lực rất quan trọng, rất cần thiết cho các nước
đang phát triển, từ các nguồn vốn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh
nghiệm cả về chiến lược dài hạn và về tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của
quốc gia và ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp và từng hộ.
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế một mặt gây sức ép mãnh liệt và
gay gắt về sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp,
chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố chất lượng, yếu tố thời gian, yếu tố nâng cao giá
trị gia tăng để có sức cạnh tranh và hiệu quả.
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sự xích lại gần nhau
của các dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu, làm cho con người ở
mọi châu lục ngày càng hiểu biết nhau hơn, nắm được tình hình cập nhật ở mọi
nơi và có thể góp phần tác động nhanh chóng đến mọi sự kiện. Bằng cách đó
toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế góp phần vào sự nâng cao dân trí và sự
tự khẳng định củ các dân tộc, của con người.
- Gia nhập WTO mang lại bốn điều lợi: thị trường toàn cầu, sự công bằng

trong đối xử thương mại quốc tế, không phải chịu sự hạn ngạch và có quyền đưa
ra tiếng nói vào những chính sách thương mại toàn cầu.[8].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Những thách thức :
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế làm trầm trọng thêm sự bất công
xã hội, đào hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế làm cho mọi mặt hoạt động và
đời sống của con người thêm phần kém an toàn, từ an toàn của từng con người,
từng gia đình đến an toàn quốc gia và an toàn của hệ thống kinh tế, tài chính,
tiền tệ toàn cầu.
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế có phần làm thu hẹp quyền lực,
phạm vi và hiệu quả tác động của Nhà nước – dân tộc, làm rung chuyển một nền
tảng cực kì quan trọng của đời sống các quốc gia, đặt ra một vấn đề rất nhạy
cảm và gây nên những phản ứng quyết liệt.
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt đặt các nước đang phát
triển trước những thách thức mà vượt qua thắng lợi thì cái được rất lớn, còn ứng
phó thất bại thì cái mất rất to.
- Trong thế giới ngày nay, thực tế không có một quốc gia nào, không có
một nhà hoạch định chính sách nào chống lại hội nhập kinh tế quốc tế. Đi ngược
lại một xu thế của thời đại, dẫu đó là một xu thế phức tạp chứa đựng những mưu
đồ đen tối của siêu cường này, cường quốc khác không bao giờ là dấu hiệu của
sự sáng suốt.[8]
1.1.2. Đƣờng lối hội nhập quốc tế trong điều kiện của Việt Nam
1.1.2.1. Việt Nam chủ động và tích cực hội nhâp quốc tế
Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra chủ trương “chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế” . Ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số
07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng
định chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở

rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác”; ngày 05-02-2007, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số
chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt
Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”.[8].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Việc thực hiện chủ trương trên đây của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu,
góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng sức mạnh
tổng hợp quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của đất nước, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; cải thiện đời
sống nhân dân, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi
mới; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong đó, nổi bật là :
Nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, có quan hệ
kinh tế - thương mại với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, là thành viên của
hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng với vị thế và vai trò ngày
càng được khẳng định. Quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày
càng đi vào chiều sâu; hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội
và các lĩnh vực khác được mở rộng.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp
luật ngày càng được hoàn thiện; năng lực cạnh tranh quốc gia và của các doanh
nghiệp được nâng lên; mở rộng thị trường, tranh thủ được khối lượng lớn vốn
đầu tư, tri thức, công nghệ và các nguồn lực quan trọng khác, đóng góp tích cực
vào sự tăng trưởng và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đã có sự đổi mới mạnh mẽ tư duy về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Năng lực của đội ngũ cán bộ từ Trung
ương đến địa phương được nâng lên một bước; tổ chức, bộ máy các cơ quan
quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế và các hoạt động đối ngoại khác được
quan tâm củng cố. Đội ngũ doanh nhân nước ta đã có bước trưởng thành.
Bên cạnh kết quả đạt được, hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ

đối ngoại còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như sau :
Chủ trương của Đảng chưa được quán triệt và thực hiện đầy đủ, chậm được
cụ thể hóa và thể chế hóa. Các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân chưa nhận
thức sâu sắc và chưa chủ động tận dụng các cơ hội; đồng thời, chưa thấy rõ
thách thức để chủ động ứng phó; chưa lường trước các tác động tiêu cực từ bên
ngoài để có những biện pháp hạn chế hữu hiệu. Hội nhập kinh tế quốc tế chưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của
sự phát triển kinh tế, yêu cầu củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và
trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các hoạt
động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực khác chưa
được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thế. Cơ chế chỉ
đạo, điều hành, phối hợp thực hiện và giám sát quá trình hội nhập từ Trung ương
đến địa phương, giữa các ban, ngành còn nhiều bất cập. Chất lượng nguồn nhân
lực và kết cấu hạ tầng chậm được cải thiện. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức,
doanh nhân chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Hợp tác quốc tế về quốc
phòng, an ninh chưa được phát huy đầy đủ, chưa gắn kết chặt chẽ với hội nhập
kinh tế quốc tế; hợp tác về văn hóa, xã hội và một số lĩnh vực khác chưa sâu
rộng. Cùng với những tác động tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu, những hạn chế, yếu kém trên đây đã dẫn đến một số
hệ quả xấu cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Thời gian tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung
đột tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp tài nguyên và lãnh thổ, biển đảo, bạo loạn, khủng bố
diễn biến phức tạp. Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực; kinh
tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Mức độ tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước
ngày một gia tăng. Các cơ chế đa phương, các tổ chức quốc tế có vai trò ngày càng
quan trọng trong mọi mặt của đời sống nhân loại. Khu vực châu Á – Thái Bình
Dương phát triển năng động, đang trở thành trung tâm phát triển của thế giới. Hiệp

hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tiến tới hình thành Cộng đồng, tiếp tục giữ vai
trò trung tâm trong phần lớn các cơ chế hợp tác ở khu vực, đồng thời, có vị trí ngày
càng cao trong chiến lược của các nước lớn.
Nước ta đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình và đang đứng
trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nước
ta hiện nay là thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước, nhanh
chóng nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, đồng thời đáp ứng những yêu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

mới về bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung và phát triển năm 2011) đã xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế đất nước; vì lợi ích quốc
gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. [8].
Tình hình và nhiệm vụ mới đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân quyết
tâm thực hiện thắng lợi chủ trương quan trọng này nhằm phát huy sức mạnh của
dân tộc, tranh thủ tối đa sức mạnh của thời đại để phục vụ sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.1.2.2. Mục tiêu và quan điểm hội nhập quốc tế của Việt nam
Mục tiêu : Hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh
thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền
vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường
sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp
phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
trên thế giới.

Quan điểm chỉ đạo :
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển,
chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; quán
triệt và vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ
lớn được tổng kết trong Cương lĩnh; đồng thời chú trọng một số quan điểm sau:
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của
Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

- Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị
dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Mọi cơ chế, chính sách
phải phát huy tính chủ động, tích cực và khả năng sáng tạo của tất cả các tổ
chức, cá nhân, khai thác hiệu quả các tiềm năng của toàn xã hội, của các tầng
lớp nhân dân, bao gồm cả cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm
việc ở nước ngoài vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và
thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện
đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh
quốc gia; gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng,
miền, khu vực trong nước.
- Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo
thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng
cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải
được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ
trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.
- Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi ích

quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi
vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên
minh của bên này chống bên kia.
- Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi với
chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc
tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất
sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng cao vai trò
trong cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.[8]
1.1.2.3. Một số định hướng chủ yếu
(1) Tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân về yêu
cầu hội nhập quốc tế, về các cơ hội và thách thức, về phương hướng, nhiệm vụ

×