ĐỀ TÀI: MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO
LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT
PHẦN I/ MỞ ĐẦU
Môn Giáo dục công dân (GDCD) giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong
việc giáo dục học sinh ý thức và hình thành phát triển nhân cách con người
toàn diện. Tuy nhiên thực trạng hiện nay đa số học sinh ngại học môn GDCD
vì coi đây là môn phụ, không phục vụ cho việc thi tốt nghiệp và Đại học, Cao
đẳng. Từ quan niệm đó nên các em chỉ học một cách đối phó, qua loa, xem nhẹ
bộ môn đang diễn ra phổ biến và trở thành thực trạng chung. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng đó.
Thứ nhất: Nội dung, chương trình môn GDCD khô khan, nhiều kiến thức
trừu tượng dẫn đến học sinh khó hiểu, khó tiếp thu vì vậy không gây được sự
hứng thú đối với người học.
Thứ hai: Cơ chế thi trường đã len lỏi vào trong nhận thức của các em học
sinh và gia đình chỉ tập trung đầu tư vào các môn thi Đại học. Các em xem nhẹ
môn GDCD, đến lớp chỉ học qua loa, học một cách đối phó. Bên cạnh đấy bản
thân một số giáo viên dạy môn GDCD còn xem nhẹ môn của mình, coi là môn
phụ, không có hứng thú trong giảng dạy, ít đầu tư vào chuyên môn. Đến lớp
chỉ truyền thụ những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, nặng về phương
pháp dạy học truyền thống, ít đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến tiết học
khô khan, học sinh dễ nhàm chán và ngại học. Vì vậy, nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh, để học sinh đóng vai trò trung tâm trong các tiết học đòi hỏi
mối giáo viên dạy môn GDCD cần phải đổi mới phương pháp dạy học.
Quá trình dạy học môn GDCD là quá trình học sinh được cuốn hút vào
các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo, để thông qua đó, học
sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, giáo
viên phải huy động, khai thác tối đa năng lực tư duy cho học sinh, tạo cơ hội
và động viên, khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về vấn
1
đề đang học. Để làm được điều đó, ngoài các phương pháp như : Đàm thoại,
vấn đáp, nêu vấn đề….thì phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp
tối ưu nhất. Tuy nhiên, không phải bất kì bài nào cũng có thể sử dụng phương
pháp thảo luận nhóm và chỉ rập khuôn theo một cách, bởi lẽ đã có những giáo
viên khi sử dụng phương pháp này đã vô tình biến lớp học của mình thành
“một giờ giải lao hợp pháp”. Chọn phương pháp cho một tiết học là không khó
nhưng làm sao để sử dụng phương pháp đó một cách có hiệu quả thì là cả một
vấn đề cần bàn luận, nghiên cứu.Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tích lũy
được một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm khi
giảng dạy một số bài trong chương trình GDCD. Tôi xin mạnh dạn trình bày ở
đây với hi vọng cung cấp cho các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhỏ
trong quá trình giảng dạy.
2
PHẦN II/ NỘI DUNG
I/ MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM.
Phương pháp thảo luận nhóm là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong
nhóm nhỏ nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá
trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý
kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. Phương pháp
này sẽ làm giảm bớt tính chủ quan, phiến diện làm tăng tính khách quan khoa
học cho học sinh. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh
hơn, không khí lớp học thoải mái, học sinh tự tin hơn trong việc trình bày ý
kiến của mình và biết lắng nghe, phê phán ý kiến của các thành viên khác.
Ngoài ra còn phát huy tính tích cực của học sinh.
1. Các bước thực hiện.
- Giáo viên nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận
cho mỗi nhóm, quy định thời gian thảo luận và phân công vị trí ngồi thảo luận
cho các nhóm.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác
lắng nghe, chất vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến.
- Giáo viên tổng kết các ý kiến và đưa nội dung cần đạt được.
2. Yêu cầu cần đạt được:
- Có nhiều cách chia nhóm: chia nhóm có thể dựa vào tính chất câu hỏi, dựa
vào số lượng học sinh, cách bố trí lớp học, theo bàn, theo tổ
- Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy theo vấn đề thảo luận. Tuy nhiên,
nhóm từ 6-8 học sinh là tốt nhất bởi như vậy vừa đủ nhỏ để đảm bảo tất cả học
sinh có thể tham gia ý kiến. Số học sinh như vậy vừa đủ lớn để đảm bảo rằng
học sinh không thiếu ý tưởng và không có gì để nói.
- Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau.
- Giáo viên cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận
cho các nhóm.
3
- Mỗi nhóm cần chọn một trưởng nhóm, một thư ký ghi nội dung trả lời.
Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, điều hành việc thảo
luận, mời các thành viên phát biểu, chuyển sang câu hỏi khác khi thích hợp,
đảm bảo rằng mỗi người đều có cơ hội để đóng góp ý kiến. Học sinh luân
phiên nhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: Bằng lời, viết
lên phiếu học tập bằng giấy hoặc bản trong do một người thay mặt nhóm trình
bày
- Trong quá trình học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên phải đi kiểm tra tinh
thần làm việc, lắng nghe ý kiến của học sinh, gợi ý cho các em nếu cần thiết.
Khi các nhóm trình bày xong, giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết nội dung
của từng nhóm để nêu bật lên được nội dung của bài học.
II/ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM.
Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ nêu lên thực tiễn áp
dụng ở bài 6, bài 12 và bài 15 của chương trình GDCD lớp 10 - THPT.
1. Nội dung thảo luận.
Để phát huy được mặt tích cực của phương pháp thảo luận nhóm, người
giáo viên khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cần phải chọn được nội
dung thảo luận vì không phải bất kì nội dung nào trong bài cũng tiến hành thảo
luận nhóm được.
Mặt khác, khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy nếu giáo
viên chỉ cho học sinh thảo luận các kiến thức trong sách giáo khoa thôi thì bài
học sẽ mang tính kinh viện và chỉ đạt được một mục đích của bài là về kiến
thức còn về thái độ, kỹ năng là chưa có. Xuất phát từ thực tiễn trên khi sử dụng
phương pháp này giáo viên cần xây dựng các tình huống phải sát với thực tiễn
cuộc sống và gần gũi với nhận thức, tâm lý lứa tuổi học sinh.
Ví dụ 1: Khi giảng dạy “Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện
tượng” - Mục 1: Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Giáo viên yêu cầu
học sinh thảo luận tình huống sau:
4
“Cô giáo trao cho 2 bạn A và B mỗi người có một hạt Táo và yêu cầu hai
bạn hãy phủ định hạt táo đó. Thực hiện yêu cầu của cô giáo, bạn A đập vỡ
hạt Táo của mình, còn bạn B đem gieo hạt Táo của mình trồng xuống đất
(trong điều kiện bình thường)”
Nhóm 1: Theo em, những hạt Táo đó có bị phủ định hay không? Vì sao?
Cách phủ định hạt Táo mà bạn A và bạn B áp dụng khác nhau ở chỗ
nào? Quan niệm về phủ định của hai ban ấy có khác nhau không?
Nhóm 2: Trong 2 cách phủ định trên, cách nào xoá bỏ sự tồn tại và phát
triển tự nhiên của hạt Táo? Hạt Táo của bạn nào có thể mọc thành một cây
Táo mới?
Sau khi giáo viên đưa ra tình huống thảo luận, học sinh nghiên cứu và
bắt đầu thảo luận theo nhóm. Sau khi học sinh đưa ra nội dung thảo luận, các
nhóm khác bổ sung, cuối cùng giáo viên kết luận vấn đề.
- Ví dụ 2: Khi giảng dạy “Bài 12- mục 1b: biểu hiện của một tình yêu chân
chính” Giáo viên xây dựng các tình huống sau để học sinh thảo luận:
Nhóm 1: “Huyền là một cô gái xinh đẹp, học giỏi nên có rất nhiều chàng
trai theo đuổi, nhng cô vẫn chưa nhận lời yêu ai. Thấy vậy, Phong là một
bạn trai cùng trường đánh cuộc với bạn rằng mình sẽ chinh phục được
Huyền. Từ đấy Phong ra sức chiều chuộng Huyền bằng những món quà đắt
tiền, nói những lời đường mật và cuối cùng Huyền đã xiêu lòng”.
1. Em suy nghĩ gì về tình cảm của Huyền và Phong?
2. Qua đó em rút ra được kết luận gì?
Nhóm 2: “Tuấn và Hằng yêu nhau đã lâu, vì công việc họ ít có điều kiện
gặp nhau. Tuy vậy tình cảm của họ luôn hướng về nhau, thông cảm cho
nhau. Mỗi khi có điều kiện họ lại bù đắp lại những ngày xa cách cho nhau.
Tình yêu của họ ngày càng bền chặt”.
1. Em có nhận xét gì về chuyện tình của Tuấn và Hằng?
2. Qua đó em rút ra được kết luận gì?
5
Như vậy, qua việc tạo ra các tình huống để học sinh thảo luận, học sinh sẽ
hứng thú hơn, không lệ thuộc vào sách giáo khoa nhưng vẫn nêu ra được nội
dung cần đạt.
Ngoài việc giáo viên tạo ra tình huống cho học sinh thảo luận thì giáo
viên còn có thể cho học sinh tự tạo ra tình huống để nhóm khác giải quyết.
-Ví dụ 3: Khi giảng dạy “Bài 15- Công dân với một số vấn đề cấp thiết của
nhân loại hiện nay”. Khi giảng dạy phần trách nhiệm của học sinh trong việc
bảo vệ mội trường, hạn chế bùng nổ dân số giáo viên không nên đưa ra tình
huống mà phân công cho học sinh tự tạo ra một tình huống nói lên trách nhiệm
của công dân đối với việc bảo vệ môi trường và hạn chế bùng nổ dân số.
+ Nhóm 1: Chuẩn bị và trình bày một tình huống nói về việc bảo vệ môi
trường.
+ Nhóm 2: Chuẩn bị một tình huống nói về việc hạn chế bùng nổ dân số.
Bản thân tôi đã áp dụng phương pháp này khi giảng dạy ở một số lớp và kết quả là
các nhóm đều đưa ra được các tình huống phù hợp với nội dung, ví dụ khi giảng dạy
ở lớp 10G.
* Tình huống của nhóm 1: Trên đường đi học về ban Trang nhìn thấy bác Long
vứt một con heo chết xuống sông. Nếu là bạn Trang em sẽ nói gì với Bác đó?
*Tình huống của nhóm 2: Vợ chồng anh chị A sống rất hạnh phúc và có 2 cô
con gái xinh đẹp, học giỏi, ngoan ngoãn. Nhưng gần đây anh A rất hay uống
rượu say xỉn và chửi bới vợ con, có người hỏi anh rằng tại sao anh lại thay đổi
như vậy? Anh nói : “Tôi nói vợ tôi sinh cho tôi một thằng con trai để nối dõi
tông đường nhưng cô ta nhất định không. Một lũ vịt giời rồi sau này làm được
cái trò trống gì? Vì con gái là con người ta mà…”.
*Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về quan niệm của anh A? Nếu là cộng tác viên
dân số em sẽ khuyên anh A như thế nào?
Sau khi nhóm 1 và 2 trình bày tình huống của nhóm mình, nhóm 3 và 4 sẽ giải
quyết tình huống của hai nhóm đó. Qua đó học sinh sẽ nêu lên được trách nhiệm
của bản thân trong việc bảo vệ môi trường và hạn chế sự bùng nổ dân số.
6
2. Cách thức tổ chức thảo luận:
Sự thành công của một tiết học phần lớn phụ thuộc vào phương pháp giảng
dạy của giáo viên và việc tích cực tiếp thu bài của học sinh, tuy nhiên không
thể không kể đến cách thức tổ chức lớp học của giáo viên.Vậy khi sử dụng
phương pháp thảo luận nhóm ta phải tổ chức lớp học như thế nào ? Người giáo
viên, ngoài các yêu cầu nghiêm túc về tư thế tác phong sư phạm cần phải dứt
khoát, linh hoạt, chính xác trong động thái để duy trì trật tự lớp học do sử dụng
phương pháp thảo luận nhóm gây ra những xáo trộn cơ học.
Quy định về các nguyên tắc thảo luận nhóm cho học sinh . Một lớp học
không phải tất cả học sinh đều có ý thức tự giác trong học tập nên nếu không
quy định các nguyên tắc thảo luận thì những học sinh không tự giác sẽ không
làm việc. Chính vì vậy trong các giờ thảo luận tôi luôn phải đề ra các quy định
cho các nhóm cụ thể là: Tất cả học sinh phải tham gia thảo luận cùng với
nhóm, tất cả học sinh trong nhóm phải chuẩn bị các câu hỏi phụ vì giáo viên sẽ
hỏi bất cứ lúc nào và hỏi bất kì học sinh nào, nếu học sinh trong nhóm đó
không trả lời được thì cho nhóm khác bổ sung và như vậy nhóm đó sẽ mất
điểm. Quy định như vậy để học sinh thấy được trách nhiệm của mình đối với
nhóm. Ngoài ra giáo viên phải quy định rõ về thời gian thảo luận, thời gian
trình bày để tránh tình trạng học sinh trình bày lan man, không đảm bảo thời
gian cho tiết học.
Phương pháp thảo luận nhóm nên chú trọng đối thoại, phát huy dân chủ
rộng rãi, thông tin đa chiều nhưng cũng cần hướng vào trọng tâm, mục đích
yêu cầu nội dung thảo luận tránh nói lan man, dài dòng. Lưu ý đối với nhóm
trưởng là phải chuẩn bị đầy đủ thông tin cho nhóm, có năng lực khái quát tổng
hợp, kết luận những vấn đề trong nhóm thảo luận. Nhóm trưởng cần tuyệt đối
tránh hai xu hướng thường xảy ra trong thảo luận nhóm, đó là xu hướng độc
thoại, độc diễn và xu hướng phát biểu vô tổ chức, vô kỉ luật, phát biểu linh
tinh, lan man. Cả hai xu hướng này đều ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
của hoạt động của nhóm và chất lượng trong thảo luận nhóm.
7
3. Kết quả thực nghiệm.
- Trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 10G và đối chứng ở
lớp 10I. Kết quả như sau:
Lớp Sĩ số Điểm
0 - > 3.5 3.5- > 5 5- > 6.5 6.5 - > 8 8.0 ->10
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
10G 50 hs 0 0 0 0 11 22% 25 50% 14 28%
10I 50 hs 0 0 4 8% 15 30% 23 46% 8 16%
- Ở lớp 10G các em học sinh đều tỏ ra hứng thú khi học môn GDCD, thảo luận
tích cực, hăng hái khi được trình bày kết quả thảo luận. Phần lớn các em nắm
vững nội dung cơ bản của bài học.
III/ MỘT VÀI KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM.
Qua thực tiễn giảng dạy môn GDCD tôi nhận thấy sử dụng “phương
pháp thảo luận nhóm” là một trong những tích hợp nhiều phương pháp khác
nhau trong quá trình giảng dạy của người giáo viên. Tuy nhiên đây là phương
pháp có nhiều ưu thế trong quá trình thực hiện đổi mới. Và bản thân tôi rút ra
một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, nội dung câu hỏi thảo luận phải mang tính trọng tâm, mức độ
câu hỏi lớn, đòi hỏi nhiều bước suy nghĩ, nhiều học sinh tham gia cùng giải
quyết, câu hỏi phải rõ ràng và có tính thực tiễn. Tránh cho học sinh thảo luận
những câu hỏi nhỏ mà bản thân cá nhân học sinh cũng tự giải quyết được, hay
những câu hỏi mang tính vụn vặt, không cơ bản.
Thứ hai, phải xây dựng được các tình huống gắn với thực tiễn để học
sinh thảo luận, từ đó học sinh nêu lên kiến thức một cách tự nhiên mà không lệ
thuộc vào sách giáo khoa.
Thứ ba, cho học sinh thảo luận để tạo ra các tình huống liên quan đến
nội dung bài học để rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
Thứ tư, trước khi thảo luận nhóm phải có quá trình chuẩn bị đầy đủ về
phiếu học tập, bản trong, bút viết bảng, máy chiếu (nếu có) và các điều kiện khác.
8
Thứ năm, giáo viên phải tiến hành chia nhóm một cách hợp lý (có nhóm
trưởng - thư ký), phù hợp với mức độ từng câu hỏi, phổ biến về cách thức thực
hiện, thời gian thực hiện, tinh thần thái độ tham gia của từng cho học sinh.
Thứ sáu, trong quá trình học sinh trình bày kết quả của nhóm, giáo viên
phải phát huy tinh thần tích cực của các nhóm khác để các em nhận xét, bổ
sung. Đồng thời giáo viên đóng vai trò trọng tài để tránh tình trạng trạng áp đặt
hoặc tình trạng vô tổ chức và nói lan man không đúng trọng tâm
Cuối cùng, kết quả thảo luận nhóm phải được giáo viên nhận xét, đánh
giá (có thể cho điểm hoặc không). Đồng thời, phải rút kinh nghiệm về tinh
thần, thái độ làm việc của từng nhóm, từng thành viên.
9
PHẦN III/ KẾT LUẬN
Trong dạy học truyền thống chúng ta thường nặng về phương pháp
thuyết trình. Hiện nay tuy không nên phủ nhận phương pháp thuyết trình, cũng
không thể thay thế hoàn toàn thuyết trình trong dạy học GDCD, song để phát
huy vai trò tích cực của học sinh, chúng ta cần phải tăng cường các phương
pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp
thảo luận nhóm là phương pháp chia lớp học thành từng nhóm nhỏ, được giao
cùng nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ các thành
viên đều phải làm việc tích cực và giúp đỡ lẫn nhau cùng giải quyết vấn đề nêu
ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Phương pháp thảo luận nhóm
giúp học sinh chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và cùng nhau xây
dựng nhận thức mới. Bằng cách trình bày những điều suy nghĩ, mỗi học sinh
có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần phải
học hỏi thêm gì của bạn. Như vậy, bài học trở thành quá trình học sinh học hỏi
lẫn nhau chứ không phải quá trình tiếp nhận tri thức một cách thụ động từ giáo
viên. Phương pháp hoạt động nhóm không chỉ phát huy tính tích cực học tập
của học sinh mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn luyện năng lực hợp
tác giữa các thành viên để cùng học tập và lao động trong tương lai.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, yêu cầu giáo viên
- học sinh phải có sự chuẩn bị chu đáo. Đồng thời là cách thức tổ chức khoa
học, thì tính hiệu quả mới cao, mới gây được sự hứng thú học tập của học sinh.
Xuất phát từ thực tiễn, trong khuôn khổ của SKKN tôi xin mạnh dạn nêu
ra một vài kinh nghiệm của bản thân đã thực hiện khi giảng dạy môn GDCD ở
khối lớp 10. Do hạn chế về thời gian, năng lực bản thân và điều kiện thực hiện
nên bản SKKN khó tránh khỏi những hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý
kiến xây dựng của các bạn đồng nghiệp để bản SKKN được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
10