Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn: Vấn đề xử lý rác thải và việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở Thi Sơn Kim Bảng Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 13 trang )

I. Tên tình huống
" Vấn đề xử lý rác thải và việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở Thi
Sơn - Kim Bảng - Hà Nam"
Rác được thải ra ở mọi lúc mọi nơi, trong phạm vi khu dân cư, khu thương
mại, nhà hàng, khách sạn, trường học Ở Thi Sơn cũng vậy rác được thải ra liên
tục, đặc biệt Thi Sơn là khu vực nông thôn nên ngoài rác sinh hoạt còn một lượng
lớn rác thải đồng ruộng. Mặc dù hiện nay tại xã đã có người thu gom rác nhưng
người dân vẫn có thói quen loại bỏ bằng cách đốt hoặc đổ rác bừa bãi ngoài lề
đường, ao, hồ, Việc thải bỏ và xử lý rác không đúng cách, hợp vệ sinh sẽ gây
mất mỹ quan, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống và ảnh hưởng đến sức
khỏe của người dân tại xã Thi Sơn.
II. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Bảo vệ môi trường Xã Thi Sơn - Kim Bảng, hạn chế các chất và khí thải
từ rác có thể gây bệnh cho người dân
- Tạo ra nguồn phân bón vi sinh và phân hữu cơ từ rác cho ngành nông
nghiệp của xã
- Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, góp phần giúp Thi
Sơn trở thành một xã Xanh - Sạch - Đẹp
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Tìm hiểu, thu thập dữ liệu

Xử lý thông tin, phân tích và tổng hợp (Dựa
vào kiến thức đã được học ở các bộ môn như: hóa học, sinh học, toán học )

Đưa ra biện pháp giải quyết tình huống
- Các tư liệu được sử dụng: SGK, tài liệu thu thập tại địa phương; tài liệu
trên mạng
- Các thiết bị sử dụng trong việc giải quyết tình huống: Điện thoại để chụp
ảnh minh họa; Máy tính casio để xử lý số liệu; Máy vi tính để tìm kiếm thông tin
và viết bài thu hoạch
1


IV. Giải pháp giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống ta cần áp dụng các kiến thức đã được học trên ghế nhà
trường như:
- Toán học: Tính toán tương đối lượng rác thải tại xã Thi Sơn, tính phần trăm các
loại rác khi phân loại rác, để biết được thực trạng về rác thải tại xã.
- Hóa học: Xác định các khí thải và chất độc hại khi đốt rác hoặc xử lý không
đúng sinh ra.
- Sinh học: Khả năng phân hủy sinh học để phân loại các loại rác thải; Xác định
ảnh hưởng của các khí thải và chất thải; Sự phát sinh mùi hôi, mầm bệnh từ các
bãi rác lộ thiên.
- Địa lý: Sử dụng kĩ năng vẽ biểu đồ để thể hiện số liệu thu thập, phân tích biểu
đồ để thấy được hiện trạng vấn đề của tình huống.
- Tin học: Kỹ năng sử dụng CNTT tìm kiếm các thông tin có liên quan về tác hại
của rác, việc xử lý rác không đúng và các biện pháp xử lý được áp dụng hiện nay
- Công nghệ 10: Cơ sở sản xuất phân vi sinh
- Giáo dục công dân: Từ kiến thức bài "Công dân với một số vấn đề cấp thiết của
nhân loại" GDCD 10: Nêu nên trách nhiệm của mỗi công dân trong việc bảo vệ
môi trường, từ đó tuyên truyền nâng cao ý thức của mỗi người dân nói chung và
học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt nói riêng
- Văn học: Từ những kiến thức văn học viết các bài tuyên truyền trên các kênh
thông tin có thể như: Phát thanh xã, Bảng thông tin thôn xóm, Tờ rơi
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
1. Hiện trạng.
Rác là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào của cuộc
sống không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển, lượng rác ngày càng nhiều
và dần trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống. Như ở xã Thi Sơn - Kim
Bảng nền kinh tế đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển đó là lượng rác
2
cũng tăng dần lên cả về khối lượng lẫn sự đa dạng phức tạp, sự nguy hại về tính
chất của các loại chất thải, trong đó có chất thải rắn (CTR).

Theo số liệu thu thập ở xã Thi Sơn cho thấy lượng rác gia tăng nhanh từ
năm 2009 đến nay, được thể hiện theo biểu đồ hình cột dưới đây:
Qua biểu đồ chúng ta đều thấy sự chênh lệch lớn về lượng rác giữa các
năm, năm 2010 tăng so với 2009 là 84 Kg/ngày, năm 2013 tăng so với 2012 là
360 Kg/ngày. Như vậy lượng rác thải ngày một gia tăng nếu không có biện pháp
xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con
người. Nhưng đây mới chỉ là con số thống kê từ lượng rác được thu gom, ngoài
ra còn một lượng rác được các gia đình tự hủy trong đó có cả các rác thải đồng
ruộng như bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), túi nilong lúa giống và các phụ
phẩm nông nghiệp. Mà hình thức tự tiêu hủy chủ yếu là đốt
Theo hóa học quá trình đốt cháy có phương trình: CTR + O
2


P + Q
+ CTR: Chất thải rắn
+ P : Sản phẩm cháy: bụi, CO, NO
x
, CO
2
, SO
x
, Hcl, HF, Dioxin
+ Q: Nhiệt lượng
- Thói quen của người dân nông thôn là đốt rác thải ngay tại gia đình trong
đó có chứa các vật liệu thừa như: chai nhựa, cao su, túi nilon…Khi đốt ở nhiệt
độ thấp cháy không triệt để, trong đám cháy có chứa các chất nguy hại như: kim
loại nặng ,Oxit cácbon, hydrocacbon dễ bay hơi kể cả benzen, hơi chì, Dioxin sẽ
đe dọa trực tiếp đến sức khỏe. Hậu quả không chỉ dừng lại ở hiện tượng khó thở,
3

viêm đường hô hấp mà tăng nguy cơ gây các bệnh ung thư, đái tháo đường, thiểu
năng sinh dục, sinh con quái thai
(Hình ảnh người dân tự đốt rác của gia đình tại xóm 1 Thi Sơn)
(Hố rác sau khi đốt vẫn còn một số rác thải không thể cháy hết tại Thi Sơn)
4
Cụ thể ảnh hưởng của một số chất:
CO: Carbon monocide tấn công hemoglobin và thế chỗ của O
2
tạo ra
carboxyhemoglobin.
O
2
Hb + CO

COHb + O
2
Carboxyhemoglobin là phức bền nên làm giảm khả năng tải O2 của máu.
Có thể dẫn đến làm giảm khả năng phán đoán, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,
thậm chí là chết nếu nồng độ cao.
• CO
2
: Khí CO
2
gây rối loạn hô hấp và tế bào do chiếm mất chỗ của
oxy. Một số đặc trưng gây độc của CO
2
như sau: 5% gây khó thở nhức đầu, 10%
gây ngất ngạt thở. Ngoài ra CO
2
còn gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm

cho bầu khí quyển nóng lên.
• Kim loại nặng (KLN): Chì, Thủy ngân, Asen KLN không độc khi
ở dạng nguyên tố tự do nhưng độc ở dạng ion vì nó có thể gắn kết các chuỗi
cacbon ngắn khó đào thải gây ngộ độc.
• Dioxin là một chất gây ung thư. Dioxin gây độc tế bào thông qua một
thụ thể chuyên biệt để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây
đóng mở một số gene giải độc, đioxin còn làm tăng nồng độ các gốc ion tự do
trong tế bào. Điều này có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein, đột
biến DNA. Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy
hiểm khác như bệnh đái tháo đường, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, sinh
con quái thai
- Ở Thi Sơn sau mỗi mùa vụ
thì các phụ phẩm nông nghiệp cũng
được xử lý theo phương pháp này,
người dân thường đốt và mỗi lần như
vậy là khói nghi ngút đường đi lối lại
vừa là hiểm họa an toàn giao thông
vừa tạo ra một lượng khí và nhiệt lớn
gia tăng hiệu ứng nhà kính.
5
Ngoài tự đốt rác thì người dân còn đổ rác và vứt bừa bãi cũng vẫn diễn ra:
- Thói quen đổ rác thải bừa bãi ven đường làng, bờ sông, ao hồ đang rất
phổ biến ở Thi Sơn làm ô nhiễm nguồn nước. Các chất độc hại trong nước sẽ tích
lũy trong thực phẩm như: rau, tôm, cá gây ô nhiễm nông sản.
- Đối với các loại rác hữu cơ nếu vứt bữa bãi thì loại rác này rất dễ bị phân
hủy, lên men, bốc mùi hôi thối. Sau đó các sinh vật như ruồi, muỗi đậu vào rác
rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi, gây hại đến sức khỏe con người. Rác
thải chứa nhiều mầm bệnh với thời gian tồn tại khá lâu như: vi khuẩn thương hàn
15 ngày, vi khuẩn lỵ 40 ngày, trứng giun đũa 300 ngày. Chúng sẽ gây bệnh khi
có các vật chủ trung gian (Chuột, ruồi, muỗi ) mang đi. Một số bệnh điển hình

là: bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da, bệnh tiêu hóa, bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…
- Ngoài các loại rác hữu cơ, còn có các loại rác vô cơ như: túi ni lông, lon,
ly nhựa…Đặc biệt bao nilon lẫn vào đất có thể làm chậm sự tăng trưởng của cây
trồng, ngăn cản oxy đi qua đất, gây xói mòn đất
- Đặc biệt là "rác thải nguy hại đồng ruộng" là các loại rác thải bỏ trong
quá trình sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là các bao bì, chai lọ đựng hóa chất
BVTV sau khi sử dụng thường được người dân vứt ngay trên đồng, ruộng.
2. Nguyên nhân
- Do sự phát triển của nền kinh tế xã hội, xã Thi Sơn ngày một thay đổi,
đời sống vật chất tinh thần tăng cao, nhu cầu về các sản phẩm phục vụ đời sống
ngày càng lớn, nên lượng rác thải ngày càng nhiều.
- Do thói quen và ý thức bảo vệ môi trường còn chưa cao nên họ thường
đốt hoặc đổ rác bừa bãi.
3. Giải pháp
A. Xử lý rác thải sinh hoạt
a. Phân loại rác thải
- Rác trước khi được đem xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình.
Để có biện pháp xử lý hợp lý với từng loại rác
6
Cách nhận biết:
+ Rác hữu cơ: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra
mùi hôi.
+Rác vô cơ được chia làm 2 loại đó là rác vô cơ tái chế và không tái chế
(rác khô).
• Rác vô cơ tái chế: là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực
tiếp hoặc chế biến lại.
• Rác khô: là chất thải rắn vô cơ không có khả năng sử dụng hoặc
chế biến lại.
Với số liệu thu thập khi phân tích thành phần rác của 1 túi rác của một hộ
gia đình, thành phần các loại rác hữu cơ, vô cơ tái chế và không tái chế được biểu

diễn bằng đồ thị như sau:
7

Số liệu cho thấy lượng rác chủ yếu là rác hữu cơ, lượng rác vô cơ tái chế rất
ít vì đã được gom để bán, còn lượng rác vô cơ không tái chế được thì chủ yếu là
túi nilong đã sử dụng. Từ đó cho thấy người dân vẫn chưa có ý thức phân loại rác
mà vẫn theo thói quen là vứt lẫn các loại rác với nhau, điều này gây khó khăn cho
việc xử lý rác được hợp lý và hiệu quả.
b. Phương pháp thu gom rác và xử lý rác
8
Rác tái chế, tái
sử dụng
Phần rác thải
còn lại
Người
dân
Rác thải
Phân loại
Thu gom
Tổ thu
gom
Điểm tập kết
Rác hữu cơ
dễ phân hủy
Ủ thành phân
Rác thải khó phân
hủy
Bón cho cây
trồng
Vận chuyển

Khu xử lý rác thải
Đơn vị
dịch vụ vệ
sinh môi
trường
Tập kết
Bán phế liệu
Lưu ý:
+ Mỗi gia đình nên trang bị 02 thùng rác hữu cơ và vô cơ riêng (có màu
sắc khác nhau tránh bỏ nhầm).
+ Rác hữu cơ dễ thối rữa nên phải thu gom hàng ngày và xử lý bằng hố
chôn rác thải di động
Cách xây dựng hố
- Vị trí: Trong vườn, đất không quá khô hay quá ẩm, cách xa nơi ở.
- Sâu: 0,7 – 1,5m. Rộng: 0,6 – 1m.
- Nắp: Kích thước và hình dáng phụ thuộc vào miệng hố, chất liệu thường
bằng kim loại hoặc gỗ (đảm bảo tính an toàn, kín để tránh cho vật thể lạ lọt vào
cũng như mùi từ trong hố thoát ra).
Cách thực hiện
- Rác hữu cơ hàng ngày được đổ vào hố, sau đó rắc một lượt mỏng chế
phẩm sinh học (phân hủy nhanh các chất hữu cơ, không gây mùi hôi, sản phẩm
sau ủ tơi xốp, mịn. VD: Chế phẩm sinh học Bio-Mix 1). Bỏ đất hoặc tro/trấu rải
lên trên một lớp mỏng khoảng 2 – 5 cm và đậy nắp.
Cơ chế hoạt động: Rác hữu cơ được phân hủy do vi khuẩn và các loại sinh
vật đất.
Lợi ích
- Giảm thiểu ô nhiễm không khí
- Hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các bệnh truyền nhiễm
- Giảm tải cho hố rác tạm thời tại xã, lấy lại cảnh quan sạch đẹp cho xã.
- Khi hố đầy một thời gian, sau khoảng 20 – 25 ngày có thể sử dụng trực

tiếp làm hố trồng cây hoặc dùng rác đã phân hủy làm phân bón, trồng cây.
Lưu ý: Tránh đào hố gần mạch nước ngầm, khi mở nắp hố cần tránh đứng
trực diện với miệng hố và nên đeo khẩu trang.
9
B. Xử lý rác thải đồng ruộng
- Các loại bao bì, chai lọ đựng hóa chất BVTV thải bỏ trong quá trình hoạt
động sản xuất nông nghiệp là chất thải nguy hại, do đó cần được thu gom, xử lý
riêng; việc xử lý cần tiến hành như sau:
- Các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân ngô, xơ lạc nên được thu
gom vào áp dụng công nghệ vi sinh để sản xuất phân bón " phân vi sinh hữu cơ"
theo sơ đồ sau:
10
Rác thải
Tập trung về bể chứa
rác thải nguy hại
Thu gom
Vận chuyển
Xử lý
Người dân
Đơn vị
dịch vụ
xử lý rác
thải nguy
hại
C. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở xã Thi Sơn -
Kim Bảng
- Phổ biến các qui định về quản lý rác thải thường xuyên trên đài phát
thanh xã đến từng thôn, xóm.
- Thường xuyên có bài viết về " Hậu quả của việc xử lý rác không đúng qui
định"; " Hậu quả của việc đốt rác" tuyên truyền trên đài phát thanh của các

thôn, xóm
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về cách phân loại rác, cách xử lý
rác đúng qui định cho người dân tại nhà văn hóa xã, thôn, xóm
- Sử dụng tờ rơi để thông báo về các chất sinh ra khi đốt rác, đặc biệt là túi
nilon, hậu quả của việc làm đó. Dán các pano, áp phích, băng rôn trên các trục
đường chính, các điểm tập trung dân cư tuyên truyền thực hiện qui định về quản lý rác
thải, tác hại của việc thải bừa bãi rác thải ra đường làng, ngõ xóm.
- Tổ chức các buổi tuyên truyền bảo vệ môi trường, không vứt rác và xử lý
không đúng quy định bằng các hoạt động tập thể như: đạp xe vì môi trường, đi bộ
thân thiện với môi trường
- Các trường học cần tuyên truyền cho học sinh (HS) thấy việc vứt rác bừa
bãi và xử lý rác không đúng sẽ ảnh hưởng đến môi trường bằng các hoạt động
11
trải nghiệm sáng tạo như: cuộc thi viết về bảo vệ môi trường; rác và hành động
của chúng ta; vệ sinh môi trường xung quanh trường, đường xá và các nơi công
cộng Từ đó nâng cao được ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Bằng thực tiễn đời sống, kết hợp với các kiến thức đã được học chúng em
đã vận dụng các kiến thức các môn xã hội và tự nhiên: Địa lí, Sinh học, Hóa học,
Toán học, Công nghệ, Giáo dục công dân, Văn học Để đề ra những biện pháp
góp phần bảo vệ môi trường xã Thi Sơn nói riêng và trái đất nói chung. Từ đó
giảm thiểu các hiện tượng biến đổi khí hậu có thể xảy ra nếu như chúng ta không
hành động ngay từ bây giờ.
Qua việc nghiên cứu đề tài này đã giúp chúng em hiểu biết thêm nhiều
kiến thức thực tế, biết vận dụng kiến thức được học vào giải quyết các tình huống
trong cuộc sống, có phương pháp nghiên cứu khoa học, tập làm nhà khoa học,
giúp chúng em tự tin hơn, yêu các môn học.
12
13

×