Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 98 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH





VÕ THỊ ÁNH NIỀM


NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG ĐẾN
ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ
CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế ngoại thương
Mã số ngành: 52340120













Tháng 11 Năm 2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH


VÕ THỊ ÁNH NIỀM
MSSV: 4105228


NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG ĐẾN
ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
Mã số ngành: 52340120


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. PHAN ANH TÚ




Tháng 11 Năm 2013


i



LỜI CẢM TẠ

Trước hết, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Phan Anh Tú –
Giảng viên Bộ môn Kinh doanh quốc tế, Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh
– người đã hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ, luôn động viên và tạo điều
kiện để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Thứ hai, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Cần
Thơ, đặc biệt là Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế & QTKD đã giảng dạy em
trong suốt quá trình học tập tại trường. Trong quá trình học tập tại trường
Thầy, Cô đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm để giúp em có
đủ kiến thức để hoàn thành luận văn này, đó cũng là hành trang cho em trong
tương lai.
Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn bạn Lê Huỳnh Ngọc Hân (sinh
viên lớp Ngoại thương 1 – K36), bạn Lương Tài Anh (sinh viên lớp Ngoại
thương 1 – K36), Trần Thị Ngọc Hạnh (sinh viên lớp Ngoại thương 2 –
K36), Thang Khải Quang (sinh viên lớp Ngoại thương 2 – K36) đã cùng em
vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình làm đề tài và thu thập số liệu.
Cám ơn Cha, Mẹ người đã tạo điều kiện cho em tốt nhất cùng tất cả các bạn
đã giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian qua để em hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến các Cô, Chú, Anh, Chị trong các
doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp đã giúp đỡ, dành thời gian để
đóng góp những ý kiến để em có cơ sở, tư liệu để viết đề tài này.

Em xin kính chúc các Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công, chúc
các bạn luôn thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cám ơn!

Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013

Sinh viên th
ực hiện


Võ Thị Ánh Niềm






ii



TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết, luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013.

Sinh viên thực hiện



Võ Thị Ánh Niềm

























iii




BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

 Họ và tên giáo viên hướng dẫn: PHAN ANH TÚ
 Học vị: Tiến sĩ
 Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh
 Họ tên sinh viên: VÕ THỊ ÁNH NIỀM
 MSSV: 4105228
 Chuyên ngành: Kinh tế ngoại thương
 Tên đề tài: Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định
hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo


2. Về hình thức


3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài


4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn


5. Nội dung và các kết quả đạt được


6. Các nhận xét khác



7. Kết luận


Cần Thơ, ngày… , tháng… , năm 2013
Giáo viên hướng dẫn



iv



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

































Cần Thơ, ngày… , tháng… , năm 2013
Giáo viên phản biện






v


MỤC LỤC
Trang

Lời cảm tạ i
Trang cam kết ii
Bảng nhận xét luận văn tốt nghiệp iii
Nhật xét của giáo viên phản biện iv
Mục lục v
Danh sách bảng vii
Danh sách hình ix
Danh mục từ viết tắt x
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 3
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 3
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Khái quát nghiên cứu 3
1.4.1 Địa bàn nghiên cứu 3
1.4.2 Thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.4 Nội dung nghiên cứu 4
1.4.5 Kết quả mong đợi 4
1.4.6 Đối tượng thụ hưởng 4
1.4.7 Cấu trúc nghiên cứu của đề tài 4
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến để tài nghiên cứu 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Cơ sở lý luận 15
2.1.1 Định hướng xuất khẩu 15
2.1.2 Khái quát về doanh nghiệp. 16
2.2 Phương pháp nghiên cứu 17

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và cỡ mẫu 17
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 18
2.2.3 Mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích số liệu 19
2.2.4 Khung nghiên cứu 34
Chương 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ 36

vi


3.1 Khái quát về thành phố Cần Thơ 36
3.1.1 Giới thiệu 36
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 36
3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội 38
3.2 Thực trạng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ 44
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH
PHỐ CẦN THƠ 49
4.1 Khái quát về doanh nghiệp được phỏng vấn 49
4.1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp được phỏng vấn 49
4.1.2 Đặc điểm đối tượng phỏng vấn 51
4.2 Thực trạng định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố Cần
Thơ 52
4.3 Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các
doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ 55
4.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp
tại thành phố Cần Thơ. 55
4.3.2 Sự khác biệt giữa nhóm doanh nghiệp không xuất khẩu có định hướng
xuất khẩu và nhóm doanh nghiệp không xuất khẩu không có định hướng xuất
khẩu. 61

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỊNH HƯỚNG XUẤT
KHẨU CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 63
5.1 Tồn tại 63
5.2 Giải pháp 63
5.2.1 Về phía doanh nghiệp 63
5.2.2 Về phía Chính phủ 65
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
6.1 Kết luận 67
6.2 Kiến nghị 68
Phu lục 1: Tài liệu tham khảo 70
Phụ lục 2: Phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp Cần Thơ 72
Phụ lục 3: Đơn vị hành chính thành phố Cần Thơ 77
Phụ lục 4: Đặc điểm của doanh nghiệp phỏng vấn 78
Phụ lục 5: Đặc điểm đáp viên 80
Phụ lục 6: Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu 81
Phụ lục 7: Kết quả kiểm định bằng phần mềm SPSS 84

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Lược khảo tài liệu có liên quan 6
Bảng 2.1: Cách xác định DN nhỏ và vừa của Việt Nam 17
Bảng 2.2: Diễn giải các biến độc lập 30
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Tp. Cần Thơ 45
Bảng 4.1: Phân bố doanh nghiệp được phỏng vấn theo đơn vị hành chính 51
Bảng 4.2: Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn phân theo giới tính 51
Bảng 4.3: Các mặt hàng dự định xuất khẩu phân theo thị trường 55
Bảng 4.4: Kết quả phân tích mô hình hồi qui logistic 57

Bảng 4.5: Sự khác biệt giữa DN không xuất khẩu nhưng có định hướng xuất
khẩu và DN không xuất khẩu và không có định hướng xuất khẩu 61

















viii


DANH SÁCH BẢNG PHỤ LỤC
Trang

Bảng 3.1: Đơn vị hình chính thành phố Cần Thơ 77
Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu 78
Bảng 4.2: Thống kê loại hình doanh nghiệp 78
Bảng 4.3: Quy mô doanh nghiệp phân theo số lượng nhân viên 78
Bảng 4.4: Định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp 78

Bảng 4.5: Hình thức dự định xuất khẩu của doanh nghiệp 79
Bảng 5.1: Thống kê tuổi, giới tính của đáp viên 80
Bảng 5.2: Thống kê trình độ học vấn của đáp viên 80
Bảng 6.1: Số quan sát của nghiên cứu 81
Bảng 6.2: Khả năng giải thích biến phụ thuộc của tổ hợp biến đôc lập
mô hình 1 81
Bảng 6.3: Kết quả độ phù hợp của mô hình 1 81
Bảng 6.4: Dự đoán của mô hình 1 81
Bảng 6.5: Ý nghĩa thống kê của các biến độc lập mô hình 1 82
Bảng 6.6: Khả năng giải thích biến phụ thuộc của tổ hợp biến
đôc lập mô hình 2 82
Bảng 6.7: Kết quả độ phù hợp của mô hình 2 82
Bảng 6.8: Dự đoán của mô hình 2 82
Bảng 6.9: Ý nghĩa thống kê của các biến độc lập mô hình 2 83
Bảng 7.1: Giá trị trung bình của từng biến trong hai nhóm 84
Bảng 7.2: Ý nghĩa thống kê của các biến độc lập 85






ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong
đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp 29
Hình 2.2 Khung nghiên cứu của đề tài 35

Hình 3.1 Lao động Tp. Cần Thơ giai đoạn 2009-2012 39
Hình 3.2 Giá trị GDP Tp. Cần Thơ trong giai đoạn 2009-2012 39
Hình 3.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2012 40
Hình 3.4 Cơ cấu đóng góp GDP theo khu vực kinh tế của Tp. Cần Thơ
giai đoạn 2009-2012 41
Hình 3.5 Thu nhập bình quân đầu người của Tp. Cần Thơ
giai đoạn 2010-2012 41
Hình 3.6 Số lượng DN xuất khẩu Tp. Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 45
Hình 3.7 Giá trị xuất khẩu của các DN phân theo cấp quản lý
giai đoạn 2010-2012 46
Hình 3.8 Giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tp. Cần Thơ giai đoạn
2010-2012 47
Hình 4.1 Số lượng doanh nghiệp phỏng vấn tại Tp. Cần Thơ 49
Hình 4.2 Loại hình doanh nghiệp 49
Hình 4.3 Quy mô doanh nghiệp 50
Hình 4.4 Định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Tp. Cần Thơ 52
Hình 4.5 Hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp 53
Hình 4.6 Mặt hàng dự định xuất khẩu của các doanh nghiệp 54
Hình 4.7 Thị trường dự định xuất khẩu của các doanh nghiệp
Tp. Cần Thơ 55





x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
 Tiếng Việt

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
DN : Doanh nghiệp
XK : Xuất khẩu
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
VCCI : Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
NXB : Nhà xuất bản
DNXK : Doanh nghiệp xuất khẩu
Tp : Thành phố
DNTN : Danh nghiệp tư nhân
VNĐ : Việt Nam đồng
 Tiếng Anh
IE : International entrepreneur
RBV : Resoure_based view










1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Sự phát triển của vận tải quốc tế cùng với sự hòa nhập các khu vực kinh
tế làm cho thị trường kinh tế toàn cầu ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Điều này,

làm thay đổi đáng kể môi trường kinh doanh tạo nên sức ép cạnh tranh mạnh
mẽ giữa các doanh nghiệp. Sức ép cạnh tranh tăng, đe dọa đến sự tồn vong của
các doanh nghiệp, sức ép này không chỉ là sức ép của các doanh nghiệp trong
nước, mang tính khu vực mà nó còn mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Để có thể
tồn tại và phát triển, hầu như tất cả các doanh nghiệp bất kể về quy mô, ngành
công nghiệp, đến từ quốc gia nào, đều cần hoạch định cho mình những chiến
lược kinh doanh và định hướng phát triển để cạnh tranh trên thị trường sao cho
hiệu quả nhất. Vì vậy, không chỉ các công ty đa quốc gia, các doanh nhiệp có
quy mô lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhận thức được tầm quan
trọng của quá trình quốc tế hóa đối với sự tăng trưởng, lợi nhuận và cơ hội tồn
tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (Morgan and Katsikeas,
1997).
Là một trong những quốc gia đang trên đà phát triển và hội nhập kinh tế
thế giới, đặc biệt là khi chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
vào năm 2007, quan hệ ngoại thương của Việt Nam và các nước trên thế giới
không ngừng mở rộng, đồng thời làm gia tăng sự cạnh tranh không những với
các doanh nghiệp trong nước mà còn cả doanh nghiệp ở nước ngoài. Là trung
tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ là một trong những thành phố
lớn của Việt Nam, với tốc độ phát triển nhanh về hạ tầng kinh tế, xã hội tạo
cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội giao thương với nước ngoài. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển nhanh chóng của thành phố thì các doanh nghiệp trên
địa bàn cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp
trong và ngoài nước và đây chính là vấn đề buộc các doanh nghiệp, kể cả các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) có thể đi đến quá trình quốc tế hóa dù có
rất ít kinh nghiệm và họ cũng phải đối mặt với những rào cản nội bộ liên quan
tới hạn chế nguồn lực và khả năng (F. Antoldi, 2011). Chính vì vậy, định
hướng xuất khẩu như là một chiến lược quan trọng luôn được các doanh
nghiệp bất kể quy mô luôn quan tâm và theo đuổi, bởi có sự tác động mạnh
mẽ giữa mức độ định hướng kinh doanh của chủ sở hữu tới hiệu suất cạnh
tranh trong xuất khẩu của công ty, nói cách khác định hướng xuất khẩu có vai

trò quan trọng trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khi tham gia thương
mại quốc tế (Kazem and Vander Heijden, 2006). Tuy nhiên, để đi đến quá
trình quốc tế hóa thì các doanh nghiệp , đặc biệt là DNNVV ở Việt Nam phải

2
đối mặt với nhiều khó khăn, chẳng hạn như không có mạng lưới kinh doanh,
thông tin về thị trường và mức độ hiểu biết về rào cản thương mại rất hạn chế
(Mai Thị Thanh Thái và Li, 2008). Rõ ràng việc chấp nhận tiến hành kinh
doanh đầy mạo hiểm như vậy sẽ gặp phải nhiều rủi ro. Mặc dù vậy, họ vẫn có
thể có những định hướng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Câu hỏi đặt ra là
định hướng xuất khẩu đó chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào?
Theo nghiên cứu của Senik et al., (2010) thì định hướng xuất khẩu của
các các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài
doanh nghiệp bao gồm các yếu tố đặc điểm của công ty, yếu tố ngành công
nghiệp, yếu tố thể chế, chính sách, công nghệ, xã hội, điều kiện thị trường nội
địa, vấn đề thị trường, tìm kiếm nguồn lực, nhà cung cấp. Bên cạnh đó, nghiên
cứu của M.Suarez-Ortega and R.Axzslamo-Vera (2005) thì tập trung vào các
yếu tố bên trong doanh nghiệp, theo đó định hướng xuất khẩu của doanh
nghiệp chịu tác động của các yếu tố như quy mô (D.A Williams, 2011), khả
năng phát triển sản phẩm mới, tuổi của nhà quản lý, trình độ giáo dục của nhà
quản lý, thái độ và nhận thức của nhà quản lý. Bên cạnh đó, tác giả M.R.
Evald et al., (2011) cũng đã tìm thấy có sự tác động của các yếu tố như trình
độ giáo dục, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế trước đó, mối quan hệ cá nhân
của nhà quản lý với những các cá nhân tổ chức khác. Tuy nhiên, theo Sonia et
al., (2005) các yếu tố bên trong là chìa khóa quan trọng điều khiển quá trình
quốc tế hóa doanh nghiệp khi tham gia thương mại quốc tế. Vì các lý do trên
nên đề tài “Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định
hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ” đã được
thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu sự tác động của yếu tố bên trong đến định
hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, từ đó
đề ra các giải pháp tạo điều kiện để nâng cao định hướng xuất khẩu các doanh
nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng hoạt động xuất khẩu, định hướng xuất khẩu
của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 2: Phân tích tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng
xuất khẩu của các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp tạo điều kiện để nâng cao định hướng
xuất khẩu của các doanh nghiệp.

3
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
- Giả thuyết 1: Trình độ giáo dục của nhà quản lý doanh nghiệp có mối quan
hệ dương với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Giả thuyết 2: Kinh nghiệm nước ngoài của nhà quản lý doanh nghiệp có mối
quan hệ dương với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Giả thuyết 3: Mức độ lưu loát ngoại ngữ nước ngoài của nhà quản lý doanh
nghiệp có mối quan hệ dương với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Giả thuyết 4: Nhận thức lợi ích của nhà quản lý doanh nghiệp về hoạt động
xuất khẩu có mối quan hệ dương với định hướng xuất khẩu.
- Giả thuyết 5: Mối quan hệ cá nhân của nhà quản lý doanh nghiệp có mối
quan hệ dương với định hướng xuất khẩu.
- Giả thuyết 6: Mức độ hiểu biết thị trường xuất khẩu có mối quan hệ dương
với định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp.
- Giả thuyết 7: Quy mô của doanh nghiệp có mối dương với định hướng xuất

khẩu của doanh nghiệp.
- Giả thuyết 8: Mức độ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của
doanh nghiệp có mối quan hệ dương với định hướng xuất khẩu.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Thực trạng xuất khẩu, định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp tại
địa bàn thành phố Cần Thơ hiện nay như thế nào?
- Câu hỏi 2: Các yếu tố bên trong nào của doanh nghiệp ảnh hưởng đến định
hướng xuất khẩu của doanh nghiệp?
- Câu hỏi 3: Giải pháp nào để nâng cao định hướng xuất khẩu các doanh
nghiệp?
1.4 KHÁI QUÁT NGHIÊN CỨU
1.4.1 Địa bàn nghiên cứu
Do các doanh nghiệp trải dài trên khắp các quận, huyện trên địa bàn
thành phố Cần Thơ nên đề tài không tập trung vào bất cứ quận, huyện nào mà
nghiên cứu trải dài khắp địa bàn thành phố Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian ba tháng, từ ngày 05 tháng 08 năm
2013 đến tháng ngày 18 tháng 11 năm 2013. Trong đó, số liệu thứ cấp được
thu thập bằng cách phỏng vấn các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần

4
Thơ trong khoảng thời gian từ ngày 29/08/2013 đến ngày 21/09/2013. Số liệu
thứ cấp được dùng để phân tích là số liệu của giai đoạn 2009 - 2012.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố Cần Thơ.
1.4.4 Nội dung nghiên cứu
Theo tác giả Aaby and Slater (1989), Ford and Leonidou (1991) thì hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng ở hai cấp độ lớn: yếu tố bên
ngoài như là yếu tố vĩ mô, xã hội, địa lý, văn hóa và chính sách mà doanh

nghiệp chỉ có thể thể quản lý và kiểm soát một cách rất hạn chế; yếu tố bên
trong là các yếu tố thuộc về đặc điểm của công ty bao gồm khía cạnh như đặc
điểm tổ chức, nguồn lực, chính sách ảnh hưởng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, đề
tài này không nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên ngoài, mà chỉ tập
trung vào nghiên cứu các yếu tố bên trong của tổ chức ảnh hưởng đến định
hướng xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.4.5 Kết quả mong đợi
Tìm ra các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của
các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ, và đưa ra các giải pháp tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp nâng cao định hướng xuất khẩu.
1.4.6 Đối tượng thụ hưởng
 Các nhà quản lý doanh nghiệp: nhận thức được yếu tố nào thật sự tác
động đến định hướng xuất khẩu, từ đó có giải pháp và chiến lược phù hợp để
nâng cao hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp mình.
 Các nhà nghiên cứu trong tương lai: muốn tìm hiểu về các nhân tố
quan trọng có liên quan đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp.
 Nhà nước: Có những giải pháp kịp thời để đẩy mạnh công tác xúc tiến
xuất khẩu.
1.4.7 Cấu trúc nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu được trình bày trong 6 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Tác giả sẽ giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu, sự cần thiết nghiên
cứu của đề tài, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cùng những mục tiêu
nghiên cứu mà đề tài mong muốn đạt đến, đối tượng thụ hưởng, tóm lược cấu
trúc của đề tài và lược khảo các tài liệu có liên quan.
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5
Chương này tác giả trình bày các khái niệm có liên quan về xuất khẩu
để hình thành cơ sở lý luận, cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu của đề tài.

Trình bày phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu của đề tài,
phương pháp phân tích được áp dụng để giải quyết từng mục tiêu cụ thể.
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố
Cần Thơ
Chương này tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về thành phố Cần Thơ và
thực trạng xuất khẩu trên địa bàn thành phố trong giai đoạn từ năm 2010-2012
và định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp hiện nay.
Chương 4: Phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến định hướng
xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ
Chương này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về sự tác động của các
nhân tố đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Cần Thơ.
Chương 5: Giải pháp nâng cao định hướng xuất khẩu của các doanh
nghiệp tại thành phố Cần Thơ
Chương này sẽ đề xuất các giải pháp dựa trên kết quả phân tích nhằm
nâng cao định hướng, hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Cần Thơ và đóng góp vào công tác hoạch định xúc tiến xuất khẩu.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Có thể nói, ở Việt Nam có rất ít đề tài nghiên cứu liên quan đến chủ đề
này. Vì vậy, việc tham khảo các tài liệu trong nước là rất hạn chế, do đó tác
giả đã lược khảo một số tài liệu từ nước ngoài. Việ tham khảo tài liệu nước
ngoài tuy tốn nhiều thời gian và công sức nhưng công việc này giúp tác giả có
một cái nhìn tổng quan về chủ đề nghiên cứu này. Sau đây, tác giả xin liệt kê
và tóm tắt các kết quả nghiên cứu thực chứng từ các tác giả như sau:
Bảng 1.1: Lược khảo tài liệu có liên quan










6


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Tác giả và tạp chí
Nguồn số liệu điều tra
Cỡ mẫu
Phương pháp ước lượng,
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Biến phụ thuộc Biến độc lập
1. Sonia M.Suarez-
Ortega and Francisca
R.Axzslamo-Vera
(2005),
Journal International
Business.
Bằng cách gửi mail phỏng
vấn 286 mẫu là các công ty
trong lĩnh vực sản xuất rượu
vang ở Thụy Điển.
Kiểm tra yếu tố đặc biệt của tổ chức và
các nhân người quản lý ảnh hưởng đến
những khía cạnh khác nhau của quá trình
phát triển xuất khẩu: định hướng xuất
khẩu, xu hướng xuất khẩu, và cường độ

xuất khẩu. Sử dụng thang đo Likert 5
mức độ và sử dụng biến giả Dummy.
Phân tích ANOVA, và kiểm định chi
bình phương.
Định hướng
xuất khẩu (1)
Xu hướng xuất
khẩu (2)
Cường độ xuất
khẩu (3)
+ Quy mô công ty (+)
 (1) và (2)
+ Khả năng đặc biệt của
công ty (+)  (1)
+ Kinh nghiệm phát
triển thị trường địa lý 
(1) và (2)
+ Tuổi của nhà quản lý
 (-)
+ Trình độ của nhà quản
lý (+)  (1),(2),(3)
+ Kinh nghiệm nước
ngoài (+)  (2)
+ Thành thạo ngôn ngữ
nước ngoài (+) (2).
+ Thái độ và nhận thức
của nhà quản lý (+) 
(1)

7



LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Tác giả và tạp chí
Nguồn số liệu điều tra
Cỡ mẫu
Phương pháp ước lượng,
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Biến phụ thuộc Biến độc lập
2. D.A Williams
(2011),
Journal International
Entrepreneurial.
Phỏng vấn trực tiếp 92 mẫu là
các nhà quản lý và sở hữu của
các công ty ở lĩnh vực sản
xuất và nông nghiệp
Sử dụng hồi quy tuyến tính, kiểm định t-
test, kiểm định chi bình phương.
Phân tích sự tác động của quy mô và
tuổi của công ty tới hành vi xuất khẩu
của các công ty nhỏ ở Jamaica.
- Hiệu quả xuất
khẩu của công
ty (1)
- Định hướng
xuất khẩu của
công ty(2)
+ Tuổi của công ty
không tác động đến 

(2)
+ Quy mô công ty (+)
 (2)
+ Kinh nghiệm làm
việc ở các công ty quốc
tế của nhà quản lý (+)
 (1)
+ Kinh nghiệm đi du
lịch ở nước ngoài của
nhà quản lý (+)  (1)
3. M.R.Evald et al.,
(2011),
Journal International
Business.
Dữ liệu khảo sát từ dự án
“The Global
Entrepreneurship Monitor”,
9451 mẫu là các công ty của
10 quốc gia.
Phân tích nhân tố, hồi quy tuyến tính.
Đánh giá ảnh hưởng của nguồn nhân
lực, mối quan hệ xã hội, giá lý nhận thức
lên định hướng xuất khẩu của nhà kinh
doanh.
Định hướng
xuất khẩu
+ Trình độ giáo dục (+).
+ Kinh nghiệm kinh
doanh quốc tế trước đó
(+).

+ Mối quan hệ với
những nhà kinh doanh
khác (+).

8


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Tác giả và tạp chí
Nguồn số liệu điều tra
Cỡ mẫu
Phương pháp ước lượng,
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Biến phụ thuộc Biến độc lập
+ Nhận thức rủi ro và sự
tự tin (không ảnh
hưởng).


4. Zizah Che Senik et
al.,(2010),
International Journal
of Economics and
Management.
Phỏng vấn trực tiếp 32
chuyên gia, bao gồm các nhà
chính sách, cơ quan chính
phủ và Phòng thương mại
Sử dụng kỷ thuật đánh giá của các
chuyên gia (Delphi).

Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng và xác
định yếu tố nào ảnh hưởng nhất đến quá
trình quốc tế hóa của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Quá trình quốc
tế hóa
+ Yếu tố động cơ (điều
kiện thị trường nội địa;
vấn đề thị trường; tìm
kiếm nguồn lực;quốc tế
hóa; nhà cung cấp; tồn
tại)  vị trí số (5)
+ Công ty (nguồn lực;
sản phẩm; khả năng;
danh tiếng; kỹ năng và
năng lực nhà quản lý;
đặc điểm nhà quản lý)
 vị trí số (2)
+ Ngành công nghiệp
(cường độ cạnh tranh

9


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Tác giả và tạp chí
Nguồn số liệu điều tra
Cỡ mẫu
Phương pháp ước lượng,
Mục đích nghiên cứu của đề tài

Biến phụ thuộc Biến độc lập
cao; hấp dẫn của thị
trường; quy mô kinh tế;
đặc tính của ngành) vị
trí số (3)
+ Yếu tố bên ngoài (thể
chế; chính sách; công
nghệ; xã hội)  vị trí số
(4)
+ Mối quan hệ ( mối
quan hệ cá nhân; liên
kết kinh doanh, mối
quan hệ tổ chức)  vị
trí số (1)
5. W. Naudé-
Stephanié Rossouw
(2010),
Journal International
Entrepreneurial.
Sử dụng dữ liệu từ The World
Bank’s Investment Climate
Private Enterprise Survey, với
cỡ mẫu là 1018 công ty
Trung Quốc.
Sử dụng phương trình ước lượng bình
phương bé nhất (OLS) và ước lượng
Heckman để kiểm tra quá trình kinh
doanh quốc tế của các công ty mới.

Kinh doanh

quốc tế
+ Tuổi trung bình trẻ (+)
+ Đầu tư vào nghiên cứu
và phát triển (R&D) (+)
+ Tăng trưởng và doanh
thu (+)
+ Quy mô lớn (+)

10


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Tác giả và tạp chí
Nguồn số liệu điều tra
Cỡ mẫu
Phương pháp ước lượng,
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Biến phụ thuộc Biến độc lập
+ Quyền sở hữu và cổ
phần ở nước ngoài (+)
+ Người quản lý với
nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực ngoại thương
(+).


6. Ísmail Senturk
and Cumhur Erdem
(2008),
The Empirical

Economic Letters.
Cuộc khảo sát được thực hiện
bằng cách gửi mail tới các
công ty, với cỡ mẫu là 395
công ty có quy mô vừa và
nhỏ ở Thổ Nhỉ Kỳ
Sử dụng mô hình Logit và mô hình
Tobit để kiểm tra các yếu tố quyết định
đến định hướng xuất khẩu và cường độ
xuất khẩu của các công ty vừa và nhỏ ở
Thổ Nhỉ Kỳ.
Định hướng
xuất khẩu (1)
Cường độ xuất
khẩu (2)
+ Số nhân viên của công
ty (+)  (1).
+ Có chứng nhận về
chất lượng (+)  (2).
+ Hoạt động xúc tiến (+)
 (2).
7. Ksenja Pušnik
(2010), International
Business.

Phỏng vấn trực tiếp 1.411
công ty tư nhân ở Slovenia
Phương pháp phân tích số liêu: phương
pháp bao số liệu (DEA); phân tích biên
ngẫu nhiên (SFA) để:

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
định hướng xuất khẩu theo 3 hướng: sử
Định hướng
xuất khẩu
+ Hoạt động kinh doanh
hiệu quả (+).
+ Hiệu quả về công
nghệ sẽ ảnh hưởng định
hướng xuất khẩu(+)

11


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Tác giả và tạp chí
Nguồn số liệu điều tra
Cỡ mẫu
Phương pháp ước lượng,
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Biến phụ thuộc Biến độc lập
dụng các kỹ thuật và phân bổ hiệu quả là
yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến định
hướng xuất khẩu của công ty cá nhân; áp
dụng các biện pháp đo lường hiệu quả
của các công ty, dựa trên DEA hoặc
SFA, để kiểm tra xem các vấn đề lựa
chọn phương pháp đo lường hiệu quả
trong phân tích định hướng xuất khẩu
của các công ty; phân tích các yếu tố
quyết định xuất khẩu ở cấp độ công ty

tại Slovenia.

+ Kích thước tuyệt đối
của công ty (đo bằng số
lượng lao động so với số
lượng lao động trung
bình trong ngành công
nghiệp) (+).
+ Cường độ vốn cao (+)
+ Định hướng và kết
quả xuất khẩu trong năm

trước (+).
+ Kích thước thị trường
nội địa (+).
+ Chi phí nhân công (-).
8. Michela C. Mson
(2007),
Journal Bussiness
and Economics.
Phỏng vấn trực tiếp 1509
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Italia, từ tháng 1 đến tháng 12
năm 2007, dữ liệu phân tích
150 doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
Phân tích đa biến, phân tích nhân tố với
mỗi yếu tố được kiểm tra với hệ số
Cronbach α. Mục đích phân tích yếu tố
nào dẫn đến thành công của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ.
Kinh doanh
quốc tế
+ Đặc điểm của công ty
( quy mô của công ty,
tuổi, mức độ của việc
đổi mới công nghệ) (+)
+ Đặc điểm khách quan
của nhà kinh doanh

12


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Tác giả và tạp chí
Nguồn số liệu điều tra
Cỡ mẫu
Phương pháp ước lượng,
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Biến phụ thuộc Biến độc lập
(trình độ, tuổi, kiến thức
công việc và kiến thức
quốc tế) (+)
+ Đặc điểm chủ quan
của người kinh doanh
(tính chủ động, thích
liều lĩnh, muốn phát
triển cá nhân) (+)
9. Eldrede Tinashe
Kahiya (2013),

Journal International
business.
Phỏng vấn trực tiếp bằng
bảng câu hỏi 129 doanh
nghiệp đa quốc gia.
Phân tích nhân tố và mô hình hồi quy
Logistic. Mục đích nghiên cứu các rào
cản xuất khẩu và so sánh quá trình quốc
tế hóa sớm và chậm giữa các doanh
nghiệp.
Quá trình quốc
tế hóa chậm (1)
Quá trình quốc
tế hóa nhanh (2)
+ Thiếu kiến thức và kỹ
năng chuyên môn (+)
(1)
+ Nhận thức được sự trở
ngại (+)(1)
+ Thiếu năng lực quản
lý để phát triển thị
trường (+) (1)
+ Những quy định nước
ngoài và hạn chế ngoài
nước (+) (1)

13


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Tác giả và tạp chí
Nguồn số liệu điều tra
Cỡ mẫu
Phương pháp ước lượng,
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Biến phụ thuộc Biến độc lập
+ Khả năng marketing
tới khách hàng (+) (2)
+ Thiếu tự tin vào thị
trường nội địa (+) (2)
10. Igor Filatotchev
et al., (2008),
International
Business Journal.



Phỏng vấn 711 doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Trung Quốc.






Phân tích hồi quy Probit.
Mục đích kiểm tra định hướng xuất khẩu
và thực hiện xuất khẩu của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công
nghệ cao.

Định hướng
xuất khẩu

+ Cường độ đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển
(R&D) (+).
+ Chuyển giao công
nghệ (+)
+ Kinh nghiệm quốc tế
trước đó của doanh nhân
(+)
+ Sự hồi hương của
doanh nhân (+)
+ Mối quan hệ của nhà
quản lý trong kinh
doanh (+)

×