A. Phần mở đầu:...............................................................................................................................1
I. Tính cấp thiết của đề tài:...........................................................................................................1
B. Phần nội dung:.............................................................................................................................3
I/ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG:..........................................................................................................................................4
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?....................................................4
2. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng..............................................4
3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:.........................................................................................6
II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:.......7
1. Hành vi làm ô nhiễm môi trường:........................................................................................7
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:..........................................8
1. Thực trạng về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam:.................17
2. Nguyên nhân của những bất cập về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ở
Việt Nam................................................................................................................................19
3. Một số kiến nghị, đề xuất...................................................................................................19
A. Phần mở đầu:
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong đời sống xã hội hằng ngày, chúng ta có thể gặp rất nhiều hành vi
xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác… mà giữa họ không có một giao kết
1
hợp đồng nào hoặc có hợp đồng nhưng việc xâm phạm đó lại không thuộc phạm
vi của hợp đồng. Và khi có thiệt hại xảy ra thì người gây thiệt hại phải có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Trường hợp này được gọi là
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng không do những hành vi trái pháp luật gây ra, mà còn là trách nhiệm do súc
vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật ghi
nhận lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) năm 1993, theo đó
“tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Nhưng phải đến khi Luật BVMT (2005)
được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn. Với việc
dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm (từ Điều
131 đến Điều 135, Mục 2), Luật BVMT (2005) đã thể hiện một bước tiến đáng
kể trong quá trình “hiện thực hóa” nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền -
một nguyên tắc được xem là đặc trưng của lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, để có
thể áp dụng được trách nhiệm này một cách đầy đủ trên thực tế, pháp luật môi
trường cần phải quy định rõ ràng, cụ thể hơn nữa việc xác định các thiệt hại do ô
nhiễm môi trường gây nên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Trong phạm vi bài viết này, em xin đề cập đến vấn đề: “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường”.
II. Cơ sở pháp lí:
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2005, có hiệu từ
ngày 01/7/2006 là văn bản pháp luật chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.
2
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Ngày 31/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 117/2009/NĐ-CP
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/3/2010 và thay thế Nghị định số 81/2006/NĐ-CP
ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định quy định hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc
phục hậu quả; thẩm quyền và thủ tục xử phạt...
- Điều 624 Bộ Luật Dân sự (2005) quy định “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể
khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”
- Ngày 17/6/2004 Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô
nhiễm dầu 1992 có hiệu lực tại Việt Nam
- Ngoài các căn cứ pháp lý nói trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Bộ
luật Hàng hải 2005, Luật Khoáng sản 1996 (các điều 64, 65), Luật Tài nguyên
nước 1998 ( điều 71)
B. Phần nội dung:
3
I/ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG:
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là là trách nhiệm
dân sự do gây thiệt hại. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm được
hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người
bị thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các
quyền và lợi ích hợp pháp mà giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại
không có giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không
thuộc phạm vi của hợp đồng.
2. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung
và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có 4 điều
kiện được quy định tại Nghị quyết số 03/2006/HĐTP – TANDTC ngày
08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt
hại:
2.1. Phải có thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích của người xác định được
trên thực tế.
Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
a/ Thiệt hại về vật chất bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy
định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm quy định tại khoản
1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại Điều 610
BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản
1 Điều 611 BLDS.
4
b/ Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm
phạm mà người thân thích, gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương,
buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc uy tín, bị bạn bè xa lánh do
hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ
phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không
phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm
phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu
nhầm và phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
2.2. Phải có hành vi trái pháp luật:
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện
thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.
Người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật thì người đó phải bồi thường.
Pháp luật loại trừ những hành vi sau tuy có gây ra thiệt hại nhưng không bị coi là
trái pháp luật: gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng, trong trường hợp bất khả
kháng, trong tình thế cấp thiết, trong sự kiện bất ngờ.
2.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái
pháp luật.
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược
lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Hành vi phải là nguyên nhân của thiệt hại và nguyên nhân bao giờ cũng
làm phát sinh một kết quả hoặc nhiều kết quả.
2.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại:
Người gây thiệt hại cho dù có lỗi cố ý hoặc vô ý đều phải bồi thường toàn
bộ thiệt hại. Người gây thiệt hại không bị coi là có lỗi trong các trường hợp bất
khả kháng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ và người bị thiệt hại có lỗi.
5
a/ Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của
mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc
không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
b/ Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi
của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt
hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng
cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường
thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại
trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp
luật đó.
3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
3.1. Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần
phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605
BLDS. Cần phải tôn trọng thoả thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức
bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật,
đạo đức xã hội.
3.2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết
tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý:
a/ Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải
quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định
trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã
xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi
thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.
6
b/ Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết
nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong
trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm
thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của
đương sự.
c/ Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai
điều kiện sau đây:
- Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;
- Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của
người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường
so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có
khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần thiệt hại đó.
d/ Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do
có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi
thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có
sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho
nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có
sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…
II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG:
1. Hành vi làm ô nhiễm môi trường:
Theo quy định tại Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005: “ 1. Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
7
2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái
vật chất khác.”
Theo qui định trên, hành vi làm ô nhiễm môi trường được hiểu là những
hành vi tác động đến các yếu tố của môi trường và gây ô nhiễm các yếu tố đó
làm tổn hại đến các yếu tố nguyên thuỷ của môi trường dẫn đến thiệt hại về tài
sản, sức khoẻ, tính mạng của người khác. Và cũng theo giải thích thuật ngữ tại
Điều 3 Luật bảo vệ môi trường, thì các hành vi sau đây của con người là nhân tố
gây ra ô nhiễm môi trường: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, dịch
vụ và các hoạt động khác đã thải ra chất thải ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc các dạng
khác mà các chất đó là những nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại. Hành
vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn của môi trường. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong
sinh hoạt, hành vi của con người đã làm ô nhiễm môi trường dẫn đến suy thoái
môi trường, làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây
ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.
Như vậy, hành vi gây ô nhiễm môi trường là nguyên nhân làm ảnh hưởng
xấu đến đời sống của con người và thiên nhiên. Người có hành vi gây ô nhiễm
môi trường phải bồi thường thiệt hại.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:
2.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường:
Căn cứ vào điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và điều 624 Bộ luật
Dân sự 2005, chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường là những cá nhân, tổ chức.
8