Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 113 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KT - QTKD







TRẦN THỊ YẾN LINH




PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN
SÓC TRĂNG – STAPIMEX






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Ngoại thương
Mã số ngành: 52340120







Cần Thơ, ngày 1 tháng 12 năm 2013

2
LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian vừa qua, được sự hướng dẫn, chỉ dạy tận tình của Quý Thầy
Cô Trường Đại Học Cần Thơ, nhất là Thầy Cô Khoa KT-QTKD đã giúp em tiếp thu
được nhiều kiến thức bổ ích, bao gồm cả lý thuyết lẫn thực tế trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thi Kim Thanh, người đã trực tiếp hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt nhất bài luận văn của
mình.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng –
STAPIMEX, em đã được học hỏi thực tế và sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của
Ban lãnh đạo và quý cô, chú trong công ty, đặc biệt là anh Bình đã giúp em hoàn
thành đề tài tốt nghiệp. Em cũng xin cảm ơn các anh chị đang làm việc tại phòng
kinh doanh, phòng kế toán thuộc công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng –
STAPIMEX đã nhiệt tình chỉ bảo, cung cấp cho em những số liệu, thông tin cần
thiết cho bài luận văn.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu nên đề tài này
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ
bảo, góp ý của quý thầy cô và Ban lãnh đạo công ty để đề tài này được hoàn
thiện hơn.
Em xin kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - QTKD và Ban giám đốc, quý
anh chị, cô chú trong công ty STAPIMEX dồi dào sức khỏe và công tác tốt.

Ngày 1 tháng 12 năm 2013

Sinh viên thực hiện




Trần Thị Yến Linh
3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, đề tài không trùng với
bất kỳ đề tài hay các bài nghiên cứu khoa học nào trước đây. Tôi xin chịu trách
nhiệm về lời cam đoan của mình.


Ngày 1 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện



Trần Thị Yến Linh














4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP























Sóc Trăng, ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng đơn vị




5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên người hướng dẫn: Bùi Thi Kim Thanh
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Kinh Tế học
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ
Tên học viên: Trần Thị Yến Linh
Mã số sinh viên: 4105213
Chuyên ngành: Kinh tế Ngoại thương
Tên đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Thủy
sản Sóc Trăng - STAPIMEX giai đoạn 2010 đến 6 tháng 2013

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2. Về hình thức:
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn va tính cấp thiết của đề tài:
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục đích nghiên cứu):

6. Các nhận xét khác:
7. Kết luận:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Giáo viên hướng dẫn




Bùi Thị Kim Thanh
6
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN























Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Giáo viên




.
7
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan . i
Lời cảm tạ i
Nhận xét của cơ quan thực tập iii
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iv
Nhận xét của giáo viên phản biện v
Mục lục vi
Danh mục bảng x
Danh mục hình xi
Danh mục viết tắt xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. SỰ CÂN THIẾT CỦA ĐỂ TÀI .1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .2
1.2.1. Mục tiêu chung .2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3
1.3.1. Thời gian nghiên cứu .3
1.3.2. Không gian nghiên cứu .3
1 3.3. Đối tượng nghiên cứu .3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .5

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu .5
2.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu .5
2.1.2.1. Vai trò của xuất khẩu .5
2.1.2.2. Nhiệm vụ của xuất khẩu .6
2.1.3. Các hình thức xuất khẩu .6
2.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp .6
2.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp .7
2.1.4. Các vấn đề cơ bản về doanh thu, chi phí, lợi nhuận .7
2.1.4.1. Khái niệm về doanh thu .7
2.1.4.2. Khái niệm về chi phí .8
2.1.4.3. Khái niệm về lợi nhuận .9
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
8
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 10
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 10
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC
TRĂNG – STAPIMEX 14
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG –
STAPIMEX 14
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 14
3.1.2. Nhiệm vu và chức năng 15
3.1.2.1. Nhiệm vụ 15
3.1.2.2. Chức năng 16
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 16
3.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 16

3.1.4. Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty 20
3.1.5. Quy trình chế biến và sản xuất sản phẩm 22
3.1.5.1. Mô tả sản phẩm 22
3.1.5.2. Quy trình công nghệ chế biến 23

3.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CẢU CÔNG
TY CỔ PHẨN THỦY SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX GIAI ĐOẠN 2010 -
2013 25
3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh thủy sản của công ty giai đoạn 2010 - 2013. 25
3.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 27
3.2.3. Định hướng kế hoạch phát triển của công ty trong thời gian tới 31
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ
PHẨN THỦY SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 33
4.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 33
4.1.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 33
4.1.2. Tình hình xuất khẩu tôm ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 35
4.1.2.1. Thì trường xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012 36
4.1.2.2. Khó khăn và thách thức 37
4.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
STAPIMEX GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 40
4.2.1. Kim ngạch xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu thủy sản 40
4.2.2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản của công ty 42
4.2.2.1. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu theo sản lượng của công ty
STAPIMEX giai đoạn 2010 - 2012 42
4.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu theo giá trị xuất khẩu của công ty
9
STAPIMEX giai đoạn 2010 - 2012 44
4.2.3. Hình thức xuất khẩu thủy sản 46
4.2.4. Phương thức thanh toán xuất khẩu 48
4.2.5. Thị trường xuất khẩu 49
4.2.5.1. Thị trường Mỹ 51
4.2.5.2. Thị trường Nhật 53
4.2.5.3. Thị trường Canada 56

4.2.5.4. Thị trường EU 58
4.2.5.5. Thị trường Hàn Quốc 61
4.2.5.6. Một số thị trường khác 63
4.2.6. Giá cả xuất khẩu 64
4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY 66
4.3.1. Các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất 66
4.3.1.1. Nguồn nhân sự 66
4.3.1.2. Nguồn nguyên liệu 68
4.3.1.3. Hoạt động trong chiêu thị của doanh nghiệp 70
4.3.1.4. Công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm 71
4.3.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật 72
4.3.1.6. Ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ và đơn giá đến kim ngạch xuất khẩu 72
4.3.2. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 73
4.3.2.1. Lạm phát 73
4.3.2.2. Tỷ giá hối đoái 74
4.3.2.3. Lãi xuất tín dụng 75
4.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh 75
a. Đối thủ cạnh tranh quốc tế 75
b. Đối thủ cạnh tranh trong nước 77
4.3.2.5. Sản phẩm thay thế 79
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX 80
5.1. NHỮNG ĐIỂM MẠNH, HẠN CHẾ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA
CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 80
5.1.1. Điểm mạnh 80
5.1.2. Điểm yếu 81
5.1.3. Cơ hội 82
5.1.4. Thách thức 83

5.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 85
10
5.2.1. Ma trận SWOT 85
5.2.2. Các giải pháp 89
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
6.1. KẾT LUẬN 93
6.2. KIẾN NGHỊ 94
6.2.1. Đối với nhà nước 94
6.2.2. Đối với xí nghiệp 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 98





11
DANH MỤC BIỂU BẢNG


Trang
Bảng 3.1: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty STAPIMEX giai
đoạn 2010-2012 27
Bảng 3.2: So sánh mức tăng doanh thu và chi phí của công ty STAPIMEX giai
đoạn 2010 -2012 30
Bảng 4.1: Sản lượng và giá trị xuất khẩu của Tôm Việt Nam giai đoạn 2010-
2012 và 6 tháng đầu năm 2013 36
Bảng 4.2: Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường giai đoan 2010-
2012 và 6T/2013 37
Bảng 4.3: Cơ cấu mặt hàng tôm xuất khẩu theo giá trị xuất khẩu của công ty

STAPIMEX giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 47
Bảng 4.4: Sản lượng và giá trị xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu thủy sản của
công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-2012 48
Bảng 4.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty STAPIMEX giai đoạn từ
năm 2010 đến năm 2012 51
Bảng 4.6: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường
EU giai đoạn 2010-2012 61
Bảng 4.7: Giá xuất khẩu bình quân sang các thị trường của Công ty –
STAPIMEX giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 67
Bảng 4.8: Giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng của Công ty
STAPIMEX giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 67
Bảng 4.9: Tình hình nhân sự của Công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-
2012 69





12
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành của công ty STAPIMEX 17
Hình 3.2: Sản lượng tôm nguyên liệu của công ty STAPIXMEX giai đoạn từ
2010 đếm 6/2013 21
Hình 3.3: Quy trình thu mua chế biến sản phẩm của công ty STAPIMEX 24
Hình 3.4: Sản lượng sản xuất thủy sản của công ty Stapimex giai đoạn 2010-
2013 25
Hình 3.5: Sản lượng sản xuất thủy sản của công ty STAPIMEX giai đoạn
6/2012 đến 6/2013 26
Hình 3.6: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty STAPIMEX giai đoạn

2010-2012 28
Hình 4.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2010-2012 34
Hình 4.2: Kim ngạch xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu thủy sản của
STAPIMEX giai đoạn 2010-2012 41
Hình 4.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty STAPIMEX giai
đoạn 6/2012 đến 6/2013 42
Hình 4.4: Cơ cấu mặt hàng Tôm xuất khẩu theo sản lượng của công ty
STAPIMEX giai đoạn 2010-2012 43
Hình 4.5: Cơ cấu mặt hàng Tôm xuất khẩu theo sản lượng của công ty
STAPIMEX giai đoạn 6/2012-6/2013 45
Hình 4.6: Bảng Cơ cấu mặt hàng tôm xuất khẩu theo giá trị xuất khẩu của công
ty STAPIMEX giai đoạn 2010-2012 46
Hình 4.7: Cơ cấu phương thức thanh toán xuất khẩu của công ty STAPIMEX
hiện nay 49
Hình 4.8: Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản STAPIMEX sang thị trường
Mỹ giai đoạn 2010-2012 53
Hình 4.9: Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản STAPIMEX sang thị trường
Nhật Bản giai đoạn 2010-2012 56
Hình 4.10: Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản STAPIMEX sang thị trường
Canada giai đoạn 2010-2012 59
Hình 4.11: Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường
EU giai đoạn 2010-2012 62
13
Hình 4.12: Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của STAPIMEX sang Hàn
Quốc gia đoạn 2010-2012 64
Hình 4.13: Sản lượng xuất khẩu thủy sản của công ty STAPIMEX sang các nước
giai đoạn 2010-2012 65
Hình 4.14: Giá trị xuất khẩu thủy sản của công ty STAPIMEX sang các nước giai
đoạn 2010-2012 66
Hình 4.15: Cơ cấu số công nhân có trình độ học vấn có HĐLĐ năm 2013 70





















14
DANH MỤC VIẾT TẮT



Tiếng Việt
6T2012 Sáu tháng đầu năm 2012
6T2013 Sáu tháng đầu năm 2013
ATVSTP An toàn về sinh thực phẩm
BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế
CP Cổ Phần
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
DN Doanh nghiệp
GTGT Giá trị gia tăng
GTXK Giá trị xuất khẩu
HĐQT Hội đồng quản trị
KCN Khu công nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
XK, NK Xuất khẩu, nhập khẩu
Tiếng Anh
BAP (Best Aquaculture Practices Standard) tiêu chuẩn về ATVSTP
cần thiết để XK sản phẩm vào thị trường EU, Mỹ.
BRC Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Hiệp hội bán lẻ vương quốc
Anh.
BSI (Bristish Standards Isntitution) Viện tiêu chuẩn Anh.
CAIA Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Canađa
COGSI (Coalition of Gulf Shrimp Industries)
D/A (Documents against acceptance) Nhờ thu trả chậm
D/P (Documents against Payment) Nhờ thu trả ngay
DOC (United States Department of Commerce ) Bộ Thương mại Hoa
Kỳ
EMS/ AHPNS: ( Early Mortality Syndrome) Hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm
nuôi
EU (Europe Union) Liên minh Châu Âu.
FDA (Food and Drufg Admimstration) Cơ quan quản lý thực phẩm và
dược phẩm Mỹ.
15
GMP (Good Manufacturing Practice) Tiêu chuẩn thực hành tốt sản

xuất.
GSP (Generaalized System of Preferences) Chế độ ưu đãi thuế quan
phổ cập.
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) phân tích mối nguy
hại và điểm kiểm soát tới hạn.
IUU (Illegal, unreported and unregulated fisshing) hoạt động đáng bắt
cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định.
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
L/C (Letter of Credit) Tín dụng thư.
MRL ( Maximum Residue Limited) Dư lượng thuốc trừ sâu
QC (Quality Control) phòng quản lý chất lượng.
R&D (Research and Development) nghiên cứu và phát triển thị trường.
SLXK Sản lượng xuất khẩu Liên minh Khai thác tôm Mỹ.
T/T (Telegraphic Transfer Remittance) Chuyển tiền bằng điện.
VASEP (Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers) Hiệp
hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
WTO (World Trade Organization) Tổ chức Thương mại Thế giới.
16
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẨN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước
hội nhập với kinh tế toàn cầu. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát
triển và mở rộng trong đó hoạt đông xuất nhập khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp
đến nền kinh tế trong nước. Trong số các ngành hàng xuất khẩu thì ngành
thủy sản luôn là một ngành hàng truyền thống và chiếm một vị trí rất quan
trọng trong nền kinh tế nước ta. Hơn thế nữa, với việc gia nhập WTO, ngành
thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu để mở rộng thị trường.
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
(VASEP), giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2013 của nước ta lên

gần 2,9 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là điều kiện không
thể tốt hơn để hàng thủy sản Việt Nam tiếp tục thâm nhập vào thị trường thế
giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, áp dụng công nghệ tiên tiến đẩy mạnh
công nghiệp hóa và tăng cường năng lực của ngành thủy sản. Ngoài ra, những
ưu đãi về thế quan, xuất xứ và những thuận lợi về đối xử công bằng, bình
đẳng khi tranh chấp thương mại, sẽ là bàn đạp để xuất khẩu thủy sản Việt
Nam có khả năng cạnh tranh khách quan và phát triển lên một tầm cao mới.
Nhìn nhận sự tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2013, phải
kể đến sự đóng góp không nhỏ của top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Việt Nam. Trong đó, có Công ty Cổ phần thủy sản Sóc Trăng - STAPIMEX.
Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng STAPIMEX là một trong những
công ty xuất khẩu hàng đầu của tỉnh Sóc Trăng, nơi có vùng có diện tích nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản lớn trong nước và đã đem lại lợi ích vô cùng to
lớn cho con người, bên cạnh những thành công và thuận lợi nhất định thì xuất
khẩu thủy sản ở công ty cũng gặp không ích khó khăn và rủi ro. Tỷ trọng xuất
khẩu thủy sản của công ty vẫn còn rất thấp so với cả nước và hiện nay nhiều
công ty thủy sản phải đối mặt với những thử thách như thuế quan, các rào cản
thương mại, chống bán phá giá, yêu cầu về chất lượng ngày càng cao, rào cản
về kỹ thuật, Những yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của
xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp. Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước về xuất khẩu, tận dụng mọi nguồn lực sẵn
có đồng thời thúc đẩy việc tham gia hội nhập thương mai quốc tế thì việc
nâng cao và phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa là một vấn đề hết sức
cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đảng và nhà nước ta khẳng định “xuất
khẩu là động lực cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” luôn coi trọng
17
thúc đẩy kinh tế theo hướng xuất khẩu. Nắm được sự thiết yếu và vai trò chủ
đạo của xuất nhập khẩu thủy sản trong nền kinh tế hiện nay, cùng với việc
tích lũy được những kiến thức đã học và những thông tin thu thập được qua
quá trình thực tập tại công ty Cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX, em

xin được chọn đề tài "Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ
phần thủy sản Sóc Trăng giai đoạn 2010- 2013" làm đề tài luận văn của
mình. Qua đó, em có thể nắm được tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty,
và biết được điểm mạnh công ty đạt được và điểm yếu mà công ty gặp phải
trong hoạt xuất khẩu sang thị trường nước ngoài để có thể đưa ra những chiến
lược xuất khẩu phù hợp thúc đẩy sự phát triển xuất khẩu của công ty trong
giai đoạn kinh tế hiện nay.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng,
từ đó nắm được thuận lợi và khó khăn của công ty nhằm đưa ra chiến lược và
giải pháp thúc đẩy hoạt động của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích các yếu tố về doanh thu, sản lượng, kim ngạch xuất
khẩu, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2010 - 2013.
 Phân tích thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của công ty, xác
định cơ hội và thách thức trong hoạt động xuất khẩu, và khả năng ứng phó
của doanh nghiệp.
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh xuất khẩu thủy sản, doanh thu xuất khẩu, và các chỉ tiêu về lợi nhuận.
 Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho doanh nghiệp giai
đoạn 2010 - 2013 và đưa ra những giải pháp thiết thực, mở rộng thị trường
cho doanh nghiệp trong những năm tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Thời gian nghiên cứu: Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu
của công ty Cổ phần thủy sản Sóc Trăng - STAPIMEX dựa trên số liệu thu
thập từ 1/2010 đến tháng 6T2013.
1.3.2 Không gian nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu trong phạm vi
hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng -
STAPIMEX tại địa bàn Thành phố Sóc Trăng.

18
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng -
STAPIMEX.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
“Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty
Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng” Tác giả Trần Văn Tựu, Lớp Tài Chính
Doanh Nghiệp K2006, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để phân tích hoạt động sản xuất
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng qua các năm từ năm
2007 đến năm 2009, sử dụng ma trận SWOT để đánh giá chung về những mặt
đạt được cũng như những hạn chế, cơ hội và đe dọa của hoạt động sản xuất,
kinh doanh của Công ty nhằm đề ra một số giải pháp giúp Công ty nâng cao
năng lực cạnh tranh và có những phản ứng kịp thời trước sự thay đổi của môi
trường cạnh tranh. Từ đó, người đọc có thể thấy được tính cạnh tranh trong
phương thức kinh doanh của Công ty và hiệu quả đạt được từ phương thức
trên đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, người đọc
còn có thể thấy được mức độ rủi ro và phù hợp của phương thức kinh doanh
của Công ty trong giai đoạn hiện nay.
“Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012”. Tác
giả Đỗ Ngô Loan Đài, lớp Ngoại Thương K35 – Khoa KT-QTKD, trường
ĐHCT. Đề tài tập trung phân tích hoạt động XK thủy sản của Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ - CASEAMEX giai đoạn 2010 –
2012 dựa vào phương pháp chênh lệch để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty như khối lựợng, giá bán, chất lượng
sản phẩm, vấn đề nguồn nguyên liệu,… kết hợp với phân tích điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty nhằm đưa ra những giải pháp
giúp Công ty đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới như: giải pháp
về nguồn nguyên liệu (tổ chức mạng lưới thu mua, xây dựng vùng nguyên

liệu ổn định, nâng cao kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ,
công nhân viên, tăng cường công tác Marketing… Từ đó, đề ra những giải
pháp nhằm mở rộng thị trường, gia tăng giá trị và hiệu quả XK thủy sản của
công ty trong những năm tới.
“Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu An Giang” Tác giả Mai Phi Yến, lớp Ngoại Thương
K35 - Khoa KT-QTKD, trường ĐHCT. Đề tài chủ yếu phân tích phân tích
hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu An
19
Giang giai đoạn 2010-2012 thông qua các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi
nhuận, sau đó tìm ra các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến doanh thu xuất
khẩu, chi phí sản xuất và lợi nhuận, nhìn nhận những mặt đạt được và những
mặt còn hạn chế; phân tích các tỷ số tài chính cơ bản để thấy rõ hơn hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để đẩy
mạnh xuất khẩu cho công ty trong thời gian tới.
20
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu
Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các
nước thông qua hành vi mua bán. Xuất khẩu là việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ
cho một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán. Tiền tệ
có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng
tiền dùng thanh toán quốc tế).
2.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu
2.1.2.1 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu
và tích lũy phát triển sản xuất, kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ

sản xuất, phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Xuất khẩu đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
- Tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác có cơ hội phát triển thuận
lợi. Đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành
nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp các
ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và
nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn
định. Đồng thời mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao
năng lực sản xuất trong nước.
- Thông qua xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải luôn
luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy
sản xuất, mở rộng thị trường.
- Tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng
có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối của đất nước, làm cho sản lượng sản
xuất của quốc gia sẽ tăng thông qua mở rộng với thị trường quốc tế.
- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm,
cải thiện và nâng cao mức sống của người dân.
21
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại, tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới
2.1.2.2 Nhiệm vụ của xuất khẩu
- Ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước.
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối
lượng và kim ngạch xuất khẩu.
- Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực đáp ứng
những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số
lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
- Thông qua xuất khẩu mở rộng quan hệ đối ngoại, khai thác có hiệu

quả lợi thế tương đối và tuyệt đối của đất nước từ đó kích thích các ngành
kinh tế phát triển.
2.1.3 Các hình thức xuất khẩu
2.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Đây là hình thức mà hàng hoá được mua hay bán trực tiếp của nước
ngoài không qua trung gian. Với hình thức này đơn vị kinh doanh xuất nhập
khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương. Các doanh nghiệp ngoại thương
tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đó bán
các sản phẩm này cho các khách hàng nước ngoài (có thể qua một số công
đoạn gia công chế biến).
Ưu điểm: Lợi nhuận của đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường cao hơn
các hình thức khác do giảm bớt được các khâu trung gian. Với vai trò là người
bán trực tiếp, các đơn vị kinh doanh chủ động trong kinh doanh, có điều kiện
tiếp cận thị trường, nắm bắt được các thông tin một cách nhạy bén hơn để tự
mình có thể thâm nhập thị trường, đưa ra được những ứng xử linh hoạt, thích
ứng với thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, gợi mở, kích
thích nhu cầu. Nếu đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu
quả kinh doanh cao, tự khẳng định mình về sản phẩm nhãn hiệu…, dần dần
đưa được uy tín về sản phẩm trên thế giới.
Nhược điểm: Hình thức này đòi hỏi phải ứng trước một số vốn khá lớn
để sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro. Đối với đơn vị mới
tham gia kinh doanh thì áp dụng hình thức này rất khó do điều kiện về vốn
sản xuất hạn chế, am hiểu thương trường quốc tế còn ít, uy tín nhãn hiệu còn
xa lạ đối với khách hàng.
2.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp
22
Hình thức XK gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa
người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm
của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người khác hoặc tổ chức
trung gian có chức năng XK trực tiếp. Do đó, XK gián tiếp thường sử dụng

đối với các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện XK trực tiếp,
chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh
doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp có thể thực hiện XK gián tiếp thông
qua các hình thức như các công ty quản lý XK, thông qua khách hàng nước
ngoài, qua ủy thác XK, qua môi giới XK, qua hãng buôn XK.
Ưu điểm: Hình thức này an toàn hơn cho nhà XK, giảm chi phí
marketing và sự cạnh tranh trực tiếp. Nhưng phải chia sẻ lợi nhuận, khó nắm
bắt được nhu cầu thị trường và bị phụ thuộc vào đơn vị trung gian. Người
trung gian giúp cho người xuất khẩu tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm
bớt nhiều việc liên quan đến tiêu thụ hàng. Ngoài ra người trung gian còn có
thể giúp cho người XK tín dụng trong ngắn hạn và trung hạn bởi vì trung gian
có quan hệ với công ty vận tải, ngân hàng…
Nhược điểm: Lợi nhuận bị chia sẽ do tổn phí, doanh nghiệp XK mất
mối quan hệ trực tiếp với thị trường, thông tin nhiều khi không chính xác.
2.1.4 Các vấn đề cơ bản về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
2.1.4.1 Khái niệm về doanh thu
Theo quy định của Bộ Tài chính, chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp
bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính và doanh thu từ hoạt động
khác.
 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính
Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ
các khoản thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (chứng từ hợp
lệ), thuế GTGT, thuế XK và được khách hàng chấp nhận thanh toán. Doanh
thu từ hoạt động kinh doanh chính thể hiện qua hai chỉ tiêu:
- Tổng doanh thu bán hàng.
- Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ +
Các khoản hoàn nhập (hoàn nhập dự phòng giảm giá tồn kho, dự phòng giảm
giá chứng khoán, dự phòng các khoản phải thu khó đòi).
 Doanh thu từ các hoạt động khác
- Doanh thu từ hoạt động tài chính.

- Doanh thu từ hoạt động bất thường.
23
Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ bằng tổng doanh thu từ
hoạt động kinh doanh chính và từ các hoạt động khác, nó phải được thể hiện
đầy đủ trên hóa đơn và sổ sách kế toán.
Mục đích của việc phân tích doanh thu:
+ Phân tích tình hình XK nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch XK của doanh nghiệp, tình hình thực hiện các hợp đồng đã ký kết cả
về số lượng, giá trị, chất lượng ; đánh giá tình hình thực hiện mua hàng cho
XK. Qua phân tích, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng tới doanh thu XK
để từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK, tăng
doanh thu cho doanh nghiệp. Phân tích doanh thu XK còn cung cấp thông tin
cần thiết phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế – tài chính khác và là
cơ sở giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định trong chỉ đạo kinh
doanh.
+ Khi phân tích doanh thu có thể xem xét ở nhiều góc độ khác nhau
như: theo biến động chung của kim ngạch XK qua các năm, nhóm mặt hàng,
thị trường xuất khẩu, các phương thức XK.
2.1.4.2 Khái niệm về chi phí
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các
loại vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả công cho người lao
động… Chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ
ra để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và một số khoản tiền thuế gián thu trong một
thời kỳ nhất định.
Mục đích của việc phân tích chi phí kinh doanh:
+ Chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, sử dụng chi
phí hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận. Để có
thể sử dụng chi phí hợp lý đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra,
phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí nhằm kiểm tra và đánh giá một

cách chính xác và khách quan tình hình chi phí phát sinh trong kỳ, qua đó
thấy được tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh có hợp lý hay
không, có phù hợp với nhu cầu kinh doanh và những nguyên tắc quản lý kinh
tế tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay không. Đồng thời qua phân tích
tìm ra những tồn tại để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm quản lý và
sử dụng chi phí một cách có hiệu quả.
+ Phân tích chi phí phải đặt trong mối quan hệ giữa chi phí với doanh
thu.
24
2.1.4.3 Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, phản ánh đầy đủ mặt lượng và mặt chất hoạt động của doanh
nghiệp trong việc sử dụng các yếu tố cơ bản như lao động, vật tư và tài sản cố
định. Lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng khuyến khích nâng cao
hiệu quả kinh tế của mọi đơn vị, là nguồn vốn để tái sản xuất và phát triển.
Cách xác định lợi nhuận từ các loại hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo quy định của Nhà Nước, lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa
doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh (tiền bán sản phẩm – chiết khấu
thanh toán giảm giá và hàng bán trả lại) trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm (giá
thành công xưởng + chi phí bán hàng + chi phí quản lí) và các khoản thuế
(thuế VAT + thuế nhập khẩu) theo luật định.
Các nguồn hình thành lợi nhuận
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính (góp vốn liên doanh,
đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản,…).
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường (thanh lý tài sản cố
định, nhượng bán tài sản cố đinh, vi phạm hợp đồng).
- Lợi nhuận thu được từ tất cả các hoạt động kinh doanh.
- Khi phân tích chung các loại lợi nhuận này là dùng phương pháp

so sánh để xem xét mức độ biến động của từng lợi nhuận giữa thực tế với kế
hoạch và thực tế năm trước.
Mục đích phân tích lợi nhuận:
+ Phân tích lợi nhuận nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá tình hình thực
hiện các chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó thấy được
thành tích và kết quả đạt được. Đồng thời phân tích xác định các nguyên nhân
ảnh hưởng đến biến động của lợi nhuận, từ đó có những biện pháp thích hợp
nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh nhằm không ngừng nâng cao lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
+ Phân tích lợi nhuận còn phải kiểm tra, đánh giá tình hình phân phối
và sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó thấy được việc chấp hành các
chế độ chính sách về phân phối và sử dụng lợi nhuận do Nhà nước và các
ngành quy định.
25
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách quan sát thực tế, phỏng vấn
ban lãnh đạo, và các số liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập
trực tiếp từ thống kê về tình hình hoạt động xuất khẩu thực tế của công ty giai
đoạn từ năm 2010 - 2013.
Các số liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua các bảng kế toán, báo cáo
tài chính, sách báo và các bài viết có nguồn gốc từ internet, tổng cục thống

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê, tập hợp phân tích mô tả số liệu: dùng công cụ
thống kê tập hợp tài liệu và số liệu của công ty, sau đó tiến hành so sánh, đối
chiếu và đưa ra kết luận.
Phương pháp phân tích ma trận: SWOT dựa trên cơ sở những điểm
mạnh và yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty và các yếu tố thuận lợi
và bất lợi từ bên ngoài ảnh hưởng đến tình hình hoạt động. Từ đó, có thể có

đề ra chiến lược hợp lí cho công ty trong hoạt động xuất khẩu.
Phương pháp so sánh: Đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế nhằm rút ra những
kết luận đánh giá hiệu quả kinh doanh XK trong những trường hợp đặt biệt có
thể so sánh những chỉ tiêu để phản ánh những hiên tượng kinh tế khác nhau
nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Khái niệm về các phương pháp phân tích:
 Phương pháp so sánh:
Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc
so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Được sử dụng để xem xét các chỉ
tiêu dựa trên việc so sánh các số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số liệu cùng kỳ
năm trước hoặc các năm trước. Mục đích của việc so sánh này là để thấy được
sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế qua những thời kỳ khác nhau
và xu thế phát triển của chúng trong tương lai.
Điều kiện thực hiện so sánh: Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện
tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh
được về không gian và thời gian.
Về thời gian: các chỉ tiêu được chọn trong đề tài theo cùng năm và
đồng nhất trên cả 3 mặt:

×