Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

so sánh hiệu quả chi phí của việc xử lí nước thải bằng hệ thống xlnt phi tập trung và việc đóng phí cho nhà máy xlnt tập trung trà nóc tại công ty tnhh xnk thủy sản thiên mã 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 87 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KT - QTKD



SVTH: NGUYỄN THỊ SA


SO SÁNH HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA VIỆC
XỬ LÍ NƯỚC THẢI BẰNG HỆ THỐNG
XLNT PHI TẬP TRUNG VÀ VIỆC ĐÓNG
PHÍ CHO NHÀ MÁY XLNT TẬP TRUNG
TRÀ NÓC TẠI CÔNG TY TNHH XNK
THỦY SẢN THIÊN MÃ 3



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Kinh tế tài nguyên – môi trường
Mã ngành: 52850102






09 - 2013



2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KT - QTKD


SVTH: NGUYỄN THỊ SA
MSSV: 4105680

SO SÁNH HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA VIỆC
XỬ LÍ NƯỚC THẢI BẰNG HỆ THỐNG
XLNT PHI TẬP TRUNG VÀ VIỆC ĐÓNG
PHÍ CHO NHÀ MÁY XLNT TẬP TRUNG
TRÀ NÓC TẠI CÔNG TY TNHH XNK
THỦY SẢN THIÊN MÃ 3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Kinh tế tài nguyên – môi trường
Mã ngành: 52850102



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGÔ THỊ THANH TRÚC







09 – 2013
i

LỜI CẢM TẠ
________________________________


Qua 3 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ cùng với sự
chỉ dạy và hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô khoa KT – QTKD, đã giúp
chúng em có những kiến thức để bước vào môi trường thực tế, những kiến
thức để em hoàn thành đề tài luận văn của mình.
Đặc biệt em vô cùng biết ơn cô Ngô Thị Thanh Trúc đã tận tình chỉ dẫn,
giúp đỡ trong suốt quá trình làm luận văn.
Em cũng rất cám ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của ban giám đốc và các anh chị
trong phòng Kỹ thuật công ty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã 3, đặc biệt là
anh Võ Đức Cường và hai nhân viên kỹ thuật vận hành HTXLNT đã cung cấp
những tài liệu và kiến thức cần thiết trong thời gian em thực tập tại công ty.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức nên chắc chắn luận văn
này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy trường Đại học Cần thơ, các thầy cô
khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn
KTNN – KTTN được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.






Cần Thơ, ngày…. tháng …. Năm ….
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Thị Sa









ii
LỜI CAM ĐOAN
________________________________

Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn này do chính tôi thực hiện, các số
liệu được thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không
trùng với bất kỳ đề tài nào.




Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm….
Sinh viên thực hiện




Nguyễn Thị Sa


















iii
MỤC LỤC

Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.3.1 Không gian 3
1.3.2 Thời gian 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm về ô nhiểm môi trường nước 4
2.1.2 Các thông số được sử dụng trong đánh giá mức ô nhiễm nước thải công
nghiệp 5
2.1.3 Một số vấn đề liên quan đến xử lí nước thải 6
2.1.4 Phân tích hiệu quả chi phí 7
2.1.5 Chi phí xử lí nước thải của một số công ty thủy sản và mô hình tính toán
biểu phí nước thải của một số khu công nghiệp tại ĐBSCL 10
2.1.6Các văn bản luật qui định về mức phí, tiêu chuẩn chất lượng nước thải
công nghiệp 16
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 21
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 22
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XNK
THỦY SẢN THIÊN MÃ 3 VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC VỚI
HAI HỆ THỐNG XLNT PHI TẬP TRUNG, NHÀ MÁY XLNT TẬP
TRUNG 24
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XNK THỦY SẢN
THIÊN MÃ 3 VÀ HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY 24
3.1.1 Tổng quan về Cty TNHH XNK thủy sản Thiên Mã 3 24
3.1.2 Tổng quan về hệ thống XLNT phi tập trung tại công ty TNHH XNK
thủy sản Thiên Mã 3 29
3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC – TP CẦN
THƠ 36


iv
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 36
3.2.2 Hiện trạng thu gom và xử lí nước thải tại khu công nghiệp Trà Nóc 37
3.2.2 Dự án xây dựng nhà máy xử lí nước thải tập trung Trà Nóc 41
CHƯƠNG 4: SO SÁNH HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA VIỆC XỬ LÍ NƯỚC
THẢI BẰNG HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI PHI TẬP TRUNG VÀ
VIỆC ĐÓNG PHÍ CHO NHÀ MÁY XỬ LÍ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG
TRÀ NÓC TẠI CÔNG TY TNHH XNK THỦY SẢN THIÊN MÃ 3 46
4.1 CHI PHÍ XỬ LÍ NƯỚC THẢI BẰNG HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI
TẠI CÔNG TY TNHH XNK THỦY SẢN THIÊN MÃ 3 TRƯỚC KHI NHÀ
MÁY XỬ LÍ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TRÀ NÓC ĐI VÀO HOẠT
ĐỘNG……………………………………………………………………… 46
4.1.2 Phân tích chi phí hệ thống xử lí nước thải phi tập trung tại công ty trước
khi nhà máy xử lí nước thải tập trung Trà Nóc đi vào hoạt động 46
4.1.2 Ước tính chi phí xử lí nước thải bằng hệ thống xử lí nước thải tại Cty
TNHH XNK thủy sản Thiên Mã 3 từ năm 2013 đến năm 2020 53
4.2 CÁC TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH VỀ LỘ TRÌNH THU PHÍ XỬ LÍ CỦA
NHÀ MÁY XỬ LÍ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TRÀ NÓC 57
4.3 ƯỚC TÍNH CHI PHÍ XỬ LÍ NƯỚC THẢI VỚI CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ
LÍ TẠI CTY TNHH XNK THỦY SẢN THIÊN MÃ 3 TƯƠNG ỨNG VỚI 3
MỨC THU PHÍ CỦA NHÀ MÁY XỬ LÍ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TRÀ
NÓC TỪ NĂM 2015 ĐẾN 2020 58
4.4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI PHÍ XỬ LÍ NƯỚC THẢI
TẠI CÔNG TY TNHH XNK THỦY SẢN THIÊN MÃ 3 TRONG THỜI
GIAN TỚI 63
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
6.1 KẾT LUẬN 67
6.2 KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71








v

DANH MỤC BIỂU BẢNG


Trang


Bảng 2.1 Thời gian thành lập và quy mô diện tích và ngành nghề tham gia sản
xuất của 5 KCN có NMXLNTTT điển hình hiện nay……………………… 11
Bảng 2.2 Tổng quan về NMXLNTTT tại 5 KCN điển hình……………… 12
Bảng 2.3 Biểu phí theo hệ số K của 3 KCN An Nghiệp, Phú Tài và Mỹ Tho14
Bảng 2.4 Bảng tính hệ số K (COD) và H (TSS) cho mức phí nước thải tại
KCN Đức Hòa……………………………………………………………… 16
Bảng 2.5 Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính
theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải………………………………18
Bảng
2.6 Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp theo QCVN 40:2011/BTNMT…………………………………………… 20
Bảng 2.7 Mức thu phí BVMT đối với chất gây ô nhiễm COD và TSS………….21
Bảng 3.1 Diện tích các trại nuôi cá tra của công ty TNHH XNK Thủy Sản
Thiên Mã 3 tại các địa phương hiện nay…………………………………….29
Bảng 3.2 Kết quả phân tích nước thải sản xuất của công ty TNHH XNK Thủy
Sản Thiên Mã 3 trước khi xử lí, năm 2012………………………………….30

Bảng 3.3 Đặc tính nước thải của ngành chế biến thủy hải sản……………40
Bảng 3.4 Đặc tính nước thải của ngành sản xuất thức ăn gia súc……… 40
Bảng 3.5 Tải lượng chất ô nhiễm có trong nước thải trước và sau khi được thu
gom xử lý tại NMXLNTTT…………………………………… 45
Bảng 4.1 Chi phí đầu tư ban đầu và khấu hao của hệ thống xử lí nước thải tại
công ty TNHH XNK thủy sản Thiên Mã 3…………………………………47
Bảng 4.2 Chi phí tiêu thụ điện năng của hệ thống xử lí nước thải tại công ty
TNHH XNK Thủy Sản Thiên Mã 3 trong một ngày……………………….48
Bảng 4.3 Tổng chi phí vận hành của hệ thống xử lí nước thải tại Cty TNHH
XNK Thủy Sản Thiên Mã 3……………………………………………… 49
Bảng 4.4 Chỉ tiêu hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải đầu ra của
HTXLNT tại công ty từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013……………….….50
Bảng 4.5 Tình hình nộp phí BVMT của công ty TNHH XNK Thủy Sản Thiên
Mã 3 từ năm 2010 – hết quý 2/ 2013…………………………………………51
Bảng 4.6 Tổng chi phí xử lí của HTXLNT trên 1 m
3
nước thải tại công ty
TNHH XNK thủy sản Thiên Mã 3 năm 2012……………………………… 52
Bảng 4.7 Ước tính chi phí xử lí nước thải bằng hệ thống xử lí nước thải tại
Cty TNHH XNK thủy sản Thiên Mã 3 từ 2013 đến năm 2020…………… 55
Bảng 4.8 Biểu phí xử lí nước thải tại nhà máy xử lí nước thải tập trung Trà
Nóc trong 3 tình huống giả định…………………………………………… 57
Bảng 4.9 Các vấn đề tồn tại và đưa ra giải pháp đối với Cty TNHH XNK thủy
sản Thiên Mã 3……………………………………………………………….63
Bảng4.10 Khó khăn và giải pháp cho ban quản lý KCN cũng như
NMXLNTTT Trà Nóc……………………………………………………… 65

vi




DANH MỤC HÌNH


Trang

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lí của công ty…………………………………25
Hình 3.2 Sơ đồ quá trình chế biến phi lê cá tra, cá ba sa……………………28
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình xử lí nước thải bằng công nghệ Aneas tại công ty
TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã…………………………………………… 33
Hình 3.4 Cửa xả X5 và X3 KCN Trà Nóc 1 ra rạch Sang Trắng………… 38
Hình 3.5 Cửa xả Y6 và Y2 KCN Trà Nóc 2 ra rạch Sang Trắng………… 39
Hình 3.6 Cửa xả Y5 KCN Trà Nóc 2 ra rạch Cái Chôm.
Hình 3.7 Bản đồ thể hiện vị trí KCN Trà Nóc và vị trí xây dựng
NMXLNTTT…………………………………………………………………42
Hình 3.8 Sơ đồ dây chuyền công nghệ NMXLNTTT tại KCN Trà Nóc……41
Hình 4.1 Biểu đồ dự báo 3 mức chi phí để xử lí 1m
3
nước thải của Cty
TNHH XNK thủy sản Thiên Mã 3 từ 2015 – 2020 trong trường hợp KCN áp
dụng mức thu phí được trợ giá 100% của nhà nước…………………………58
Hình 4.2 Biểu đồ dự báo 3 mức chi phí để xử lí 1m
3
nước thải của Cty
TNHH XNK thủy sản Thiên Mã 3 từ 2015 – 2020 trong trường hợp KCN áp
dụng mức thu phí được trợ giá 50% của nhà nước………………………….59
Hình 4.3 Biểu đồ dự báo 3 mức chi phí để xử lí 1m
3
nước thải của Cty
TNHH XNK thủy sản Thiên Mã 3 từ 2015 – 2020 trong trường hợp KCN áp

dụng mức thu phí không được trợ giá của nhà nước………………………60


























vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



Tiếng

Việt

BVMT : Bảo vệ môi trường
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
TN – MT : Tài nguyên Môi trường
HTXLNT : Hệ thống xử lí nước thải
XLNT : Xử lý nước thải
Cty : Công ty
DN : Doanh nghiệp
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
XNK : Xuất nhập khẩu
MTV : Một thành viên
KCN : Khu công nghiệp
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
NMXLNTTT : Nhà máy xử lí nước thải tập trung
ND-CP : Nghị định- Chính phủ
QCVN : Qui chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam


Tiếng

Anh

GDP : Gross Domestic Product
MNP : Most Probable Number

WTO : World Trade Organization
BOD :
Biochemical

oxygen

Demand
COD :
Chemical

oxygen

Demand

SS
:
Solid

solved













1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản đã và đang đem lại những lợi
nhuận không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và của người dân nuôi
trồng thủy hải sản nói riêng. Nhưng bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại
như giảm đói nghèo, tăng trưởng GDP cho quốc gia thì nó cũng để lại những
hậu quả thật khó lường đối với môi trường sống của chúng ta. Hậu quả là các
con sông, kênh rạch nước bị đen bẩn và bốc mùi hôi thối một phần là do việc
sản xuất và chế biến thủy hải sản thải ra một lượng lớn nước thải có mùi hôi
tanh vào môi trường (theo “Viện nghiên cứu hải sản”,2011). Chính điều này
đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với con người và hệ sinh thái gần các khu vực có
lượng nước thải này thải ra.
Đứng trước những đòi hỏi về chất lượng môi trường sống của người
dân, cũng như qui định về việc xả thải của các doanh nghiệp sản xuất khi
nước ta gia nhập WTO, các doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng và vận hành
hệ thống xử lí nước thải (HTXLNT) để xử lí nước thải trước khi thải ra môi
trường. Đây là vấn đề tất yếu không thể bỏ qua trong quá trình hoạt động của
doanh nghiệp, là chiến lược lâu dài nhằm nâng cao uy tín không những đối với
thị trường trong nước và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thế
giới.
Tuy nhiên đối với nhiều doanh nghiệp việc xây dựng và vận hành
HTXLNT phi tập trung tại doanh nghiệp là một vấn đề không đơn giản. Vấn
đề đặt ra khi các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư không đủ đáp ứng cho chi
phí xây dựng hệ thống, ngay cả khi đã xây dựng thì việc vận hành hệ thống
cung gặp không ít khó khăn khi chi phí hoạt động vận hành không nhỏ so với
doanh thu của doanh nghiệp.

Chính vì vậy hiện nay, các khu công nghiệp (KCN) ở nước ta đã và
đang tiến hành xây dựng, đưa vào vận hành nhà máy xử lí nước thải tập trung
(NMXLNTTT) cho KCN. Với hệ thống này, các doanh nghiệp chỉ cần đấu
nối, xả thải vào hệ thống xử lí tập trung và chỉ cần đóng phí xử lí nước thải
cho quản lý KCN, tùy theo khối lượng và nồng độ chất thải của doanh nghiệp.
Đây là một hình thức mà nhà nước quan tâm, hổ trợ và xúc tiến vấn đề bảo vệ
môi trường, đặc biệt là môi trường nước thải công nghiệp. Thông qua
NMXLNTTT, các doanh nghiệp chưa có HTXLNT riêng sẽ tiết kiệm được
một khoảng chi phí lớn nhưng vẫn đảm bảo đúng qui định về việc xả thải của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp từ lâu đã có HTXLNT thì

2
các vấn đề về lợi ích chi phí khi đấu nối vào hệ thống xử lí nước thải tập trung
vẫn còn là một vấn đề cần phải xem xét.
Ngay từ khi thành lập Công ty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã 3 đã
đầu tư một khoản kinh phí lớn (10,19 tỷ đồng) để xây dựng và đưa vào vận
hành hệ HTXLNT, nhằm đáp ứng được yêu cầu chất lượng nước sau khi qua
xử lí trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, KCN Trà Nóc đang tiến hành
xây dựng, đấu nối, đưa vào vận hành NMXLNTTT và tính toán biểu phí cho
việc xử lí nước thải của các doanh nghiệp trong KCN. Vì vậy, có nhiều vấn đề
bất cặp cần phải nghiên cứu, để tìm ra một cách xử lí nước thải tối ưu nhất về
mặc hiệu quả chi phí, đồng thời vừa đảm bảo đúng qui định bảo vệ môi
trường.
Nhằm hiểu rỏ hơn về chi phí xử lí nước thải bằng HTXLNT phi tập
trung của công ty và chi phí xử lí nước thải khi NMXLNTTT của KCN đi vào
hoạt động như thế nào, nên tôi đã chọn đề “So sánh hiệu quả chi phí của việc
xử lí nước thải bằng hệ thống xử lí nước thải phi tập trung và việc đóng phí
cho hệ thống xử lí nước thải tập trung Trà Nóc tại Công ty TNHH XNK Thủy
sản Thiên Mã 3” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
So sánh hiệu quả chi phí của việc xử lí nước thải bằng HTXLNT phi tập
trung và việc đóng phí cho hệ thống xử lí nước thải tập trung Trà nóc tại Công
ty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã 3 nhằm nâng cao hiệu quả chi phí cho
việc xử lí nước thải của công ty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã 3.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng ô nhiễm và xử lí nước thải tại Công ty TNHH
XNK Thủy sản Thiên Mã 3 và khu công nghiệp Trà Nóc.
- So sánh hiệu quả chi phí của việc xử lí nước thải bằng HTXLNT phi
tập trung và việc đóng phí cho hệ thống xử lí nước thải tập trung Trà Nóc tại
công ty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã 3 hiện nay.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi phí
cho việc xử lí nước thải trong thời gian tới đối với Công ty TNHH XNK Thủy
sản Thiên Mã 3.






3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã 3,
lô 2.11E đường số 9, khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô
Môn, TP Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
Số liệu của đề tài được thu thập tại Công ty là số liệu từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 08/2013 đến tháng 01/2014.

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu HTXLNT tại Công ty TNHH XNK Thủy sản
Thiên Mã 3 và mức biểu phí của hệ thống xử lí nước thải tập trung của KCN
Trà Nóc.




















4
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về ô nhiểm môi trường nước

Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả
xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Các khuynh hướng thay đổi chất lượng của nước dưới dạng các hoạt
động của con người bao gồm:
Giảm độ pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H
2
SO
4
, HNO
3
từ khí quyển
và nước thải công nghiệp, tăng hàm lượng SO
2
-
,
SO
3
-
và NO

3
-
trong nước.
Tăng hàm lượng các ion Ca, Mg, Si trong nước ngầm và nước sông do
nước mưa hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat.
Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng trong tự nhiên, trước hết là Cd,
Pd, Hg, As, Zn và các anion PO
3
-
, PO
4
-
, NO
3
-
, NO
2
-
.
Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm thông qua
nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nước mưa, rác thải do chúng đi vào môi
trường nước cùng nước thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn.
Tăng hàm lượng các chất hữu cơ , trước hết là các chất khó phân hủy
sinh học (các chất hoạt động bề mặt, thuốc trừ sâu).
Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình oxy hóa
liên quan tới quá trình phì dưỡng các nguồn chứa nước và khoáng hóa các hợp
chất hữu cơ.
Giảm độ trong nước. Tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước tự
nhiên do các nguyên tố phóng xạ.


5
Khái niệm nước thải công nghiệp: Theo QCVN 40:2011/BTNMT, nước
thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở sản
xuất, dịch vụ công nghiệp, từ nhà máy xử lí nước thải tập trung có đầu mối
nước thải của cơ sở công nghiệp. Nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống thoát
nước đô thị, khu dân cư, sông, suối, khe, rạch, kênh, mương, hồ, ao, đầm,
vùng nước ven bờ có mục đích sử dụng xác định.
2.1.2 Các thông số được sử dụng trong đánh giá mức ô nhiễm
nước thải công nghiệp
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp quy định giá trị
tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả
ra nguồn tiếp nhận nước thải. Các thông số này được sử dụng để đánh giá chất
lượng và mức độ ô nhiễm của nước thải công nghiệp. Dựa váo các yêu cầu về
chất lượng nước thải công nghiệp và các chất gây ô nhiễm có trong nước thải
có thể đưa ra các thông số sau.
Ph: là đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion H
+
có trong nước và có thang
giá trị từ 0 đến 14. pH là một trong những thông số qun trọng và được sử dụng
thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất
lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn. Vì
thế việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu
cầu kĩ thuật cho từng khâu quản lí rất quan trọng, hơn nữa là đảm bảo được
chất lượng cho người sử dụng. Khi chỉ số pH < 7 thì nước có môi trường axit,
pH > 7 thì nước có môi trường kiềm, điều náy thể hiện ảnh hưởng của hóa
chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh
hưởng nguy hại đến thủy sinh. Giá trị pH tối đa cho phép trong nước thải công
nghiệp là từ 6 đến 9 đối với cột A và từ 5,5 đến 9 đối với cột B.
BOD
(Biochemical


oxygen

Demand:

nhu

cầu

oxy

sinh

hóa):

là lượng oxy
(thể hiện bằng gam hoặc miligam O
2
theo đơn vị thể tích ) cần cho vi sinh vật
tiêu thụ để oxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu
chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ
dễ bị phân hủy sinh học có trong mẫu nước. Thông số BOD có tầm quan trọng
trong thực tế vì đó là cơ sở thiết kế và vận hành trạm xử lí nước thải, giá trị
BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao. Vì giá trị của
BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định nên việc xác định BOD cần
tiến hành ở điều kiện tiêu chuẩn, ví dụ ở nhiệt độ 20
0
C trong thời gian ổn định
nhiệt 5 ngày (BOD
5

20
0
C). Giá trị tối đa cho phép trong nước thải công
nghiệp của BOD
5
là 30 mg/l đối với cột A và 50 mg/l đối với cột B

COD

(Chemical

oxygen

Demand



nhu

cầu

oxy

hóa

học)
:
COD là lượng
oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước


6
thành CO
2
và H
2
O. COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm
của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất
hữu có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ
nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm. Hàm lượng COD tối đa cho phép
trong nước thải công nghiệp là 75 mg/l đối với cột A và 150 mg/l đối với cột B.
SS

(solid

solved

-

chất

rắn



lửng
): Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất
rắn nói chung có ảnh hưởng đến chất lượng nước trên nhiều phương diện.
Hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước thấp làm hạn chế sự sinh trưởng
hoặc ngăn cản sự sống của thủy sinh. Hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước
cao thường có vị.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao gây nên cảm quan không tốt
cho nhiều mục đích sử dụng, gây cạn kiệt tầng oxy trong nước. Phân biệt các
chất rắn lơ lửng của nước để kiểm soát các hoạt động sinh hoạc đánh giá quá
trình xử lí vật lí nước thải, đánh giá sự phù hợp của nước thải với tiêu chuẩn
giới hạn cho phép. Hàm lượng chất rắn lơ lửng tối đa cho phép trong nước thải
công nghiệp là 50 mg/l đối với cột A và 100 mg/l đối với cột B.
Coliform: Vi khuẩn nhóm Coliform có mặt trong ruột non và phân
củ(Coliform, Fecal coliform, Fecal streptococci, Escherichia coli…) a động vật
máu nóng, qua con đường tiêu hóa mà chúng xâm nhập vào môi trường và phát
triển mạnh nếu có điều kiện nhiệt độ thuận lợi. Số liệu Coliform cung cấp cho
chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh của nước và điều kiện vệ sinh môi trường
xung quanh. Giá trị Coliform tối đa cho phép là 3000 vi khuẩn/ 100ml đối với
cột A và 5000 vi khuẩn/ 100ml đối với cột B.
Amoni:
Trong nước, bề mặt tự nhiên của vùng không ô nhiễm amoni chỉ
có ở nồng độ vết (dưới 0,05 mg/l). Trong nguồn nước có pH kiềm thì amoni
tồn tại chủ yếu dưới dạng khí NH
3
. Nồng độ amoni trong nước ngầm cao hơn
nhiều so với nước mặt. Lượng amoni trong nước thải từ khu dân cư và từ các
nhà máy hóa chất, chế biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 10- 100 mg/l. Amoni
có mặt trong nước cao sẽ gây nhiễm độc cá và các sinh vật.
2.1.3 Một số vấn đề liên quan đến xử lí nước thải
2.1.3.1 Tầm quan trọng của việc xử lí nước thải
Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cùng với sự gia tăng dân số đã gây
áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Hiện nay ở Việt Nam, mặc
dù các cấp, các ngành đã có nhiều chính sách và pháp luật trong việc bảo vệ
môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm nguồn nước vẫn là một vấn đề rất
nghiêm trọng. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm ở các khu công nghiệp, nơi sản xuất


7
tập trung rất lớn, vì vậy việc xây dựng HTXLNT là nghĩa vụ và trách nhiệm
của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất.
Xử lí nước thải là một quá trình kiểm soát các thông số ô nhiễm nước
thải, đồng thời làm giảm tác động xấu đến sức khỏa con người và môi trường
tự nhiên. Vì thế, xử lí nước thải là lĩnh vực không thể thiếu đối với các doanh
nghiệp, các KCN.
Hầu hết các doanh nghiệp muốn hoạt động đều phải có HTXLNT. Nhưng
không ít doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và vận hành
HTXLNT phi tập trung của doanh nghiệp. Những khó khăn đó là do một số
nguyên nhân sau:
- Về phía các công ty xây dựng hệ thống: HTXLNT được tư vấn, thiết
kế, lắp đặt không sát thực tế, dẫn đến khi vận hành gặp nhiều khó khăn.
- Về phía người vận hành hệ thống: việc xem nhẹ công tác vận hành hệ
thống khiến chủ doanh nghiệp mất nhiều tiền bạc và thời gian hơn cả xây mới
hệ thống. So sánh quá nhiều về mức lương một lao động phổ thông với một kỹ
sư khiến chủ doanh nghiệp thiệt hại rất nhiều. Công tác vận hành HTXLNT rất
phức tạp, nên cần có kỹ sư chuyên ngành môi trường đảm trách. Người vận
hành HTXLNT là người có quyết định đối với chất lượng nước thải, giá cả vận
hành sau cùng,…, đôi khi còn quyết định tuổi thọ hệ thống, quyết định mức
giá thành vận hành hệ thống.
Vì vậy, hiện nay đã có một số KCN đã tiến hành xây dựng, cho hoạt
động NMXLNTTT và tiến hành thu phí xử lí đối với các doanh nghiệp trong
KCN. Việc này giúp giải quyết những khó khăn cho nhiều công ty trong việc
xây dựng và vận hành HTXLNT phi tập trung, tuy nhiên vẫn tồn tại những bất
cặp đối với những doanh nghiệp đã có HTXLNT. Riêng đối với KCN Trà Nóc
việc các doanh nghiệp đấu nối vào NMXLNTTT và việc đưa ra biểu phí xử lí
vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị.
2.1.3.2 Các phương pháp xử lí nước thải
a) Phương pháp xử lí lý học

Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách
các chất này ra khỏi nước thải. Thường sử dụng các phương pháp cơ học như
lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực
hoặc lực li tâm và lọc. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ
lửng, lưu nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lí thích
hợp.



8
b) Phương pháp xử lí hóa học và lý học
Sau quá trình xử lí lý học các chất trong nước thải có kích thước lớn cơ
bản bị giữ lại. Tuy nhiên, vẫn còn một số hợp chất không tách được sau quá
trình xử lí lý học. Vì vậy, để giữ lại được những hợp chất này phải dựa vào
đặc tính lý hóa của hợp chất. Một số phương pháp thường sử dụng là: đông tụ
và keo tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trao đổi ion, tách màng, điện hóa.
Các phương pháp hóa học dùng trong xử lí nước thải gồm: trung hòa và
oxy hóa khử. Trong phương pháp này, người ta sử dụng tác nhân hóa học để
khử các chất hòa tan. Phương pháp này được xử lí sơ bộ trước khi xử lí sinh
học.
c) Phương pháp xử lí sinh học
Phương pháp xử lí sinh học được ứng dụng để xử lí các chất hữu cơ hòa
tan có trong nước thải cũng như một số chất hữu vô cơ như H
2
S, Sunfit,
Amoni, Nitơ,…dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất
hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất
để làm thức ăn. Một cách tổng quát, phương pháp xử lí sinh học có thể phân
thành 2 loại:
- Phương pháp kị khí: sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong

điều kiện không có oxy.
- Phương pháp hiếu khí: sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động
trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy
hóa sinh hóa. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo
và chất phân tán nhỏ trong nước thải cần duy chuyển vào bên trong tế bào vi
sinh vật. Tốc độ quá trình oxy hóa phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm
lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử
lí. Ở mỗi điều kiện xử lí nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ
phản ứng sinh hóa là hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng
và các yếu tố vi lượng.
2.1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chi phí của hệ thống xử lí nước thải
Để thuận lợi cho việc so sánh về chi phí giữa các hệ thống, tổng chi phí,
cũng như là toàn bộ các chi phí tiêu hao cho HTXLNT, sẽ được tính trên 1
đơn vị nước thải (đơn vị: VNĐ/m
3
nước thải). Các chi phí tiêu hao cho
HTXLNT của công ty bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí vận hành, phí bảo vệ
môi trường (BVMT) và chi phí khác.
Tổng chi phí (đơn vị: VNĐ/m
3
nước thải ) = chi phí khấu hao + chi
phí vận hành + phí BVMT + chi phí khác

9
Trong đó:
Chi phí khấu hao: Là khoản chi phí tiền mặt làm giảm đáng kể giá trị tài
sản ghi trong bảng cân đối kế toán qua thời gian ước tính sử dụng tài sản đó,
điều này sẽ làm giảm dần thu nhập chịu thuế của công ty. Phần chi phí khấu
hao này được tính trên phần chi phí ban đầu xây dựng hệ thống nên đã bao

gồm chi phí bảo trì, kiểm tra, sửa chữa.
Chi phí vận hành: Là chi phí tiêu tốn cho quá trình vận hành HTXLNT.
Chi phí vận hành bao gồm chi phí điện năng cho các máy móc, thiết bị hoạt
động, chi phí nhân công vận hành và điều khiển HTXLNT, chi phí hóa chất xử
lí nước thải. Tùy theo ngành nghề và phương pháp xử lí mà chi phí vận hành
bao gồm các khoản mục khác nhau cho từng doanh nghiệp.
Phí BVMT: Ở đây là đối với nước thải là khoản thu thuộc ngân sách Nhà
nước nhằm giảm bớt tình hình xả thải ra môi trường của doanh nghiệp với 4
phương pháp tính lượng thải là: dựa vào lượng chất thải ô nhiễm thải ra môi
trường; dựa vào mức tiêu thụ nguyên liệu đầu vào; dựa vào mức sản xuất đầu
ra; dựa vào mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là công cụ kinh tế hiệu
quả, giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.
Chi phí khác: Bao gồm chi phí bảo trì, kiểm tra, sửa chữa, chi phí hút
bùn và chi phí bổ sung vi sinh.
- Chi phí bảo trì: Là khoản chi phí dùng để tu dưỡng định kỳ các máy
móc và thay thế các thiết bị hư hỏng trong quả trình vận hành.
- Chi phí hút bùn: Là khoản chi phí công ty chi ra để thuê đơn vị công
trình đô thị hút lượng bùn sinh ra sau quá trình xử lí. Lượng bùn này là tổng
hợp các sản phẩm cuối cùng trong quá trình hấp thụ chất hữu cơ của vi sinh
vật và một lượng nhỏ chất rắn lơ lửng không phân hủy được.
- Chi phí bổ sung vi sinh: Chi phí này chỉ xảy ra vào những tháng công ty
hoạt động nhiều, lượng nước thải ra rất lớn, lượng vi sinh không đủ nên cần
phải bổ sung thêm vi sinh
2.1.4 Phân tích hiệu quả chi phí
Phân tích hiệu quả chi phí (CEA-Cost Effectiveness Analysis) có thể
được xem là một nửa của phân tích lợi ích chi phí, bởi vì chỉ xem xét các chỉ
tiêu dưới dạng chi phí bằng tiền trong quá trình phân tích. Do đó, phân tích
hiệu quả chi phí cũng chính là phương pháp để xếp hạng các dự án có lợi ích
không thể đo lường hoặc so sánh bằng tiền. Phân tích hiệu quả chi phí được sử
dụng hoặc là để lựa chọn dự án có thể tạo ra một kết quả nhất định với chi phí

sản xuất thấp nhất (xếp hạng các dự án được thiết kế có cùng một kết quả theo
chi phí của các dự án này) hoặc lựa chọn dự án có thể tạo ra kết quả lớn nhất

10
với cùng mức chi phí (xếp hạng theo số lượng kết quả mà dự án có thể tạo ra
với cùng một khoản ngân sách cố định).
Theo Phùng Thanh Bình và Trương Đăng Thụy (năm 2006), phân tích
hiệu quả chi phí được dùng để xếp hạng các kết quả không thể đo lường hoặc
so sánh được bằng tiền. Phân tích hiệu quả chi phí hoặc là (1) để lựa chọn dự
án có thể tạo ra một kết quả nhất định với chi phí sản xuất thấp nhất (xếp hạng
các dự án được thiết kế có cùng một kết quả theo chi phí của các dự án này)
hoặc (2) lựa chọn dự án có thể tạo ra kết quả lớn nhất với cùng mức chi phí
(xếp hạng theo số lượng kết quả mà dự án có thể tạo ra với cùng một khoản
ngân sách cố định).
2.1.5 Chi phí xử lí nước thải của một số công ty thủy sản và mô hình
tính toán biểu phí nước thải của một số khu công nghiệp tại ĐBSCL
2.1.5.1 Chi phí xử lí nước thải của một số công ty thủy sản tại
ĐBSCL
Qua đề tài “Đánh giá hiệu quả chi phí của HTXLNT tại Cty cổ phần thủy
sản Sóc Trăng” của Hứa Hải Đăng (2010) thì chi phí xử lí 1m
3
nước thải bằng
HTXLNT tại công ty là 3.081 đồng so với chi phí xử lí của khu công nghiệp
An Nghiệp là 5.169 đồng/m
3
. Sở dĩ chi phí để xử lí 1m
3
nước thải của công ty
cũng như NMXLNTTT An Nghiệp thấp là do chi phí trên chỉ dựa trên chi phí
vận hành của hai hệ thống chứ không xét đến chi phí đầu tư ban đầu. Trong

khi giá thành xử lí 1m
3
nước thải của NMXLNTTT An Nghiệp lúc này dự
kiến khoảng 6.683 đồng bao gồm cả chi phí vận hành và khấu hao.
Đối với Cty cổ phần thủy sản Nam Sông Hậu năm 2012 (Tp Cần Thơ)
với HTXLNT 1.200 m
3
/ngày đêm nhưng để xử lí 1m
3
nước thải công ty chỉ
tốn 3.694 đồng. Sở dĩ chi phí xử nước thải của công ty thấp hơn so với
HTXLNT cùng công suất của một số doanh nghiệp khác là nhờ vào chi phí
đầu tư xây dựng ban đầu thấp (

5,5 tỷ đồng).
Tại Hậu Giang qua đề tài “Đánh giá hiệu quả chi phí của HTXLNT tại
Cty cổ phần thủy sản Cafatex” của Ngọc Tuyên (2013) chi phí xử lí nước thải
tại công ty năm 2012 chỉ khoảng 2.979 đồng/1m
3
nước thải. Lợi thế của công
ty này là đã có HTXLNT từ lâu năm 2012 chỉ mất khoảng hơn 3,4 tỷ đồng để
tái đầu tư vào HTXLNT cũ nhưng chi phí lại được khấu hao lại trong vòng 20
năm, nên chi phí xử lí 1m
3
nước thải chủ yếu là chi phí tiêu thụ điện năng để
vận hành hệ thống.





11
2.1.5.2 Một số mô hình biểu phí nước thải cho nhà máy xử lí nước
thải tập trung ở một số khu công nghiệp tại ĐBSCL
a) Giới thiệu tổng quan về một số khu công nghiệp có NMXLNTTT
tại ĐBSCL
Bảng sau giới thiệu tổng quan về 5 KCN: Hòa Phú, An Nghiệp, Phú Tài,
Đức Hòa và Mỹ Tho. Các KCN này đều đã đưa vào vận hành NMXLNTTT,
áp dụng một số mô hình tính toán biểu phí xử lí và mỗi KCN đưa ra biểu phí
khác nhau.
Bảng 2.1: Thời gian thành lập và quy mô diện tích và ngành nghề tham
gia sản xuất của 5 KCN có NMXLNTTT điển hình hiện nay
Thông tin
Năm thành lập
Diện tích (ha)
Số ngành
nghề
tham gia
sản xuất
Hòa Phú (Vĩnh Long)
2002
250
5
An Nghiệp (Sóc Trăng)
2005
251,3
3
Phú Tài (Bình Định)
1998
348
3

Đức Hòa (Long An)
1999
79
6
Mỹ Tho (Tiền Giang)
2000
79
5
Nguồn: theo tổng hợp của 5 KCN

Theo bảng 2.1 dựa theo quy mô tổng diện tích thì 3 KCN Phú Tài, An
Nghiệp và Hòa Phú là có diện tích gần tương đồng với KCN Trà Nóc . Tuy
nhiên, xét về các ngành nghề tham gia sản xuất thì KCN Phú Tài chỉ tham gia
sản xuất 3 ngành nghề nông sản, vật liệu xây dựng và chế biến đá, trong khi
nguồn phát sinh nước thải ở KCN Trà Nóc chủ yếu là từ chế biến thủy sản.
KCN An Nghiệp là một KCN có quy mô sản xuất nhỏ, chỉ gồm một số doanh
nghiệp chế biến thủy sản, nông sản và thức ăn gia súc. Trong khi KCN Đức
Hòa và Mỹ Tho tuy chỉ với diện tích 79 ha nhưng hiện KCN sản xuất đa
ngành nghề.
Bảng sau giới thiệu tổng quan về NMXLNTTT tại các KCN trên. Hình
chung các NMXLNTTT tại các KCN trên chủ yếu là được đầu tư ngân sách
của tỉnh nhà, đồng thời các NMXLNTTT của các KCN trên được thiết kế xây
dựng với công suất tương đối nhỏ (2000 – 4000 m
3
/ngđ).






12

Bảng 2.2: Tổng quan về NMXLNTTT tại 5 KCN điển hình
Tên KCN
Năm vận
hành
Nguồn vốn
Công suất
(m
3
/ngđ)
% đấu
nối
Khả
năng
xử lí
Hòa Phú
(Vĩnh
Long)
2009
100% vốn
ngân sách
tỉnh
4.000
100
COD
BOD
TSS
An
Nghiệp

(Sóc
Trăng)
2010
100% vốn
ngân sách
tỉnh
2.500
100
COD,
BOD,
TSS, N
Phú Tài
(Bình
Định)
2008
100% vốn
ngân sách
tỉnh
2.000
40
COD,
BOD,
TSS,
N,P
Đức Hòa
(Long An)
2005
100% vốn
tự có
3.500

100
COD,
BOD,
TSS,
N,P
Mỹ Tho
(Tiền
Giang)
2009
100% vốn
ngân sách
tỉnh
3.500
78
COD,
BOD,
TSS,
N,P
Nguồn: theo tổng hợp của 5 KCN
b) Một số mô hình tính toán biểu phí nước thải được áp dụng tại các
KCN
 Mô hình biểu phí 1: F = f x V
Mô hình 1 tính mức phí nước thải mà doanh nghiệp phải đóng dựa trên
thể tích nước thải doanh nghiệp thải ra và mức phí cơ bản do chủ đầu tư dự án
hệ thống XLNTTT của KCN đưa ra.
Công thức: F = f x V
Trong đó:
- F: là mức phí phải trả của doanh nghiệp.
- f: mức phí cơ bản (đồng/m
3

).
- V: thể tích nước thải được đo bằng đồng hồ đo lưu lượng (m3/tháng)
hoặc 80% nước cấp.

13
Hiện nay KCN Phú Hòa – Vĩnh Long đang áp dụng mô hình biểu phí này
cho hệ thống XLNTTT của KCN. Trong đó:
- F: mức phí phải trả của Doanh nghiệp cho KCN hàng tháng
(VNĐ/tháng)
- f: mức phí cố định f, do chủ đầu tư xác định và thỏa thuận với doanh
nghiệp, mức phí dao động từ 5.000 – 7.000 VNĐ/m
3
phụ thuộc vào đặc tính
sản xuất và nước thải của từng doanh nghiệp.
- V: thể tích nước thải được đo bằng đồng hồ đo lưu lượng (m
3
/tháng)
hoặc 80% nước cấp.
Ưu điểm của mô hình này là dễ tính phí, đồng thời chi phí quan trắc lại
thấp (vì không phải quan trắc nồng độ nước thải) và khuyến khích doanh
nghiệp tiết kiệm nước sử dụng (trong trường hợp DN không gian lận thải ra
nước thải với nồng độ chất thải ngày càng cao). Tuy nhiên, vì quá đơn giản mà
mô hình có một số nhược điểm: không được công bằng (vì chỉ dựa vào lưu
lượng thải) và đặc biệt là không khuyến khích doanh nghiệp giảm ô nhiễm (do
không tính tới nồng độ chất ô nhiễm và có thể dẫn tới gian lận do doanh
nghiệp giảm V mà nồng độ ô nhiễm lại tăng), việc xác định lưu lượng thải V
cũng gặp không ít khó khăn như không áp dụng được cho các doanh nghiệp sử
dụng nước ngầm, cũng như các ngành nghề khác nhau sẽ có tỉ lệ nước thải so
với lượng nước sử dụng (nếu V tính bằng 80% nước cấp) khác nhau.
 Mô hình 2: F = V x K

Mô hình biểu phí nước thải này được áp dụng tại KCN An Nghiệp, Phú
Tài, Mỹ Tho theo công thức: F = V x K
Trong đó:
- F: mức phí phải trả của doanh nghiệp
- V: thể tích nước thải được đo bằng đồng hồ đo lưu lượng (m
3
/tháng)
hoặc 80% nước cấp
- K: mức phí biến đổi theo nồng độ COD
Tuy nhiên, mỗi KCN có một biểu phí theo hệ số K khác nhau







14

Bảng 2.3: Biểu phí theo hệ số K của 3 KCN An Nghiệp, Phú Tài và Mỹ
Tho
KCN
An Nghiệp
Phú Tài
Mỹ Tho
STT
COD
(mg/l)
Đơn
giá

(VNĐ
)
COD
(mg/l)
Đơn
giá
(VNĐ)
COD
(mg/l)
Mức
phí K
Hệ
số
điều
chỉn
h
1
< 100
1.932
Chuẩn A
(75 mg/l)
1.150

400
4.424
1,00
2
100– 200
3.016
Chuẩn B

(150 mg/l)
4.900
401- 450
5.303
1,25
3
200– 400
3.287
Chuẩn C
(400 mg/l)
5.500
451- 500
6.363
1,50
4
400– 700
3.558
Chưa đạt
chuẩn C
(>400mg/l)
6.000
501- 550
7.424
1,75
5
700-1000
3.829
x
x
551- 600

8.484
2,00
6
1000-
1250
4.100
x
x
601- 650
9.585
2,25
7
> 1250
4.642
x
x
651- 700
10.605
2,50
Nguồn: theo khảo sát thực tế tại 5 KCN
Theo bảng 2.3, thì ba KCN An Nghiệp, Phú Tài và Mỹ Tho áp dụng các
hạng mức với nồng độ COD và mức phí khác nhau. Trong đó:
- KCN An Nghiệp là KCN áp dụng mức phí thấp nhất: Nồng độ COD <
100 mg/l (tương đương với dưới chuẩn C) nhưng doanh nghiệp chỉ phải đóng
1.932 đồng/m
3
nước thải, còn COD từ 400 đến 700 mg/l (chưa đạt chuẩn C)
mức phí chỉ có 3.558 đồng/m
3
nước thải và mức phí tối đa của KCN đưa ra chỉ

4.462 đồng/m
3
nước thải, với mức giá này rất thuận lợi cho các doanh nghiệp
tiết kiệm được một khoản chi phí tương lớn cho việc xử lí nước thải của doanh
nghiệp vì mức phí nộp cho ban quản lý KCN rẻ hơn chi phí mà doanh nghiệp
vận hành hệ thống XLNT cục bộ của mình.
- KCN Phú Tài thì định giá hệ số K theo chuẩn nồng độ COD quy định
trong QCVN 40/2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp với mức giá 1.150 đồng/m
3
, 4.900 đồng, 5.500 đồng và 6.000

15
đồng/m
3
nước thải tương ứng với chất lượng nước thải đạt chuẩn A, B, C và
chưa đạt chuẩn C. Mức phí mà KCN áp dụng tuy không chênh lệch so với
KCN An Nghiệp nhưng nếu xét đến đặc điểm nước thải thì nước thải của
KCN Phú Tài chủ yếu là từ chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng và
chế biến đá nên lượng nước thải không lớn.
- KCN Mỹ Tho thì lại quy định nhiều hạn mức nồng độ ô nhiễm COD
rất cụ thể với 7 mức khác nhau chỉ chênh lệch 50 mg/l được áp dụng mức phí
và hệ số điều chỉnh K khác nhau. Trong khi, mức phí đầu tiên mà KCN lại áp
dụng với mức nồng độ ô nhiễm COD < 400 mg/l (tương đương đạt chuẩn C)
với mức phí 4.424 đồng/m
3
nước thải như vậy rất bất lợi cho các doanh nghiệp
trong KCN mà đã có hệ thống XLNT cục bộ, vì họ đã đầu tư chi phí xây dựng
nhưng nếu vận hành xử lí thì doanh nghiệp cũng phải đóng cho KCN với giá
4.424 đồng/m

3
, chỉ riêng đối với các doanh nghiệp có đặc tính nước thải với
nồng độ ô nhiểm cao vượt với mức chuẩn C mới cần xử lí cục bộ trước khi
đưa vào hệ thống XLNTTT của KCN vì mức phí mà doanh nghiệp phải đóng
ngày càng tăng cao từ 5.303 đồng/m
3
nước thải x 1.25 (hệ số điều chỉnh) lên
đến 10.650 đồng/m
3
nước thải x hệ số 2.5, vì vậy nếu nước thải của doanh
nghiệp có nồng độ ô nhiễm COD từ 651 – 700 mg/l thì doanh nghiệp phải
đóng đến 26.625 đồng/m
3
nước thải.
 Mô hình 3: F = f x V x K x H
KCN Đức Hòa 1 được tính dựa trên cả nồng độ COD và TSS với các hệ
số K, H khác nhau. Mức phí được tính bằng công thức:
F = f x V x K x H
Trong đó:
- F: Mức phí phải trả của doanh nghiệp (VNĐ/m
3
)
- V: thể tích nước thải được đo bằng đồng hồ hoặc 80% nước cấp
- f: mức phí cố định xác định với giá 6.400 VNĐ/m
3

- K: hệ số điều chỉnh theo nồng độ COD(mg/l)
- H: : hệ số điều chỉnh theo nồng độ TSS (mg/l)












16

Bảng 2.4: Bảng tính hệ số K (COD) và H (TSS) cho mức phí nước thải tại
KCN Đức Hòa 1
STT
Nồng độ COD hoặc TSS
(mg/l)
Hệ số K (COD)
Hệ số H (TSS)
1
< 100
1,0
1,0
2
101 – 150
1,5
3
151 – 200
2,0
4
201 – 300

2,5
1,5
5
301 – 400
3,0
6
401 – 600
4,0
2,0
7
601 – 800
5,0
2,5
8
801 - 1000
6,0
3,5
9
> 1000
8,0
4,5
Nguồn: Chủ đầu tư KCN Đức Hòa 1

Vì hệ thống XLNTTT của KCN là do 100% vốn tự có (không có sự trợ
giá bù lỗ nào từ nhà nước) nên mức phí mà các doanh nghiệp phải đóng cho
chủ đầu tư KCN tương đối cao hơn so với các KCN khác. Tuy nhiên đây là
mức phí được coi là sát thực tế nhất, là chi phí thực để NMXLNTTT của KCN
xử lí 1m
3
nước thải. Mức phí thấp nhất mà các doanh nghiệp phải đóng là

6.400 đồng/m
3
nước thải có nồng độ COD và TSS dưới 100 mg/l, như vậy có
nghĩa là cho dù doanh nghiệp có vận hành hệ thống XLNT cục bộ trước khi
thải vào hệ thống XLNTTT của KCN thì vẫn phải đóng một khoản chi phí xử
lí cho chủ đầu tư KCN. Nếu là doanh nghiệp chế biến thủy sản mà không xử lí
nước thải cục bộ trước mà thải vào hệ thống của KCN thì sẽ phải đóng một
mức phí rất cao ( khoảng 6.400 x 8 x 1,5 = 76.800 đồng/m
3
nước thải ). Vì vậy
với mức phí mà chủ đầu tư KCN Đức Hòa 1 mà áp dụng cho KCN Trà Nóc sẽ
gây tranh cải và áp lực lớn cho các doanh nghiệp trong KCN, nhất là các
doanh nghiệp hiện đã có hệ thống XLNT riêng của mình và hiện đang vận
hành đạt tiêu chuẩn.
2.1.6Các văn bản luật qui định về mức phí, tiêu chuẩn chất lượng
nước thải công nghiệp
Trong đề tài “ So sánh hiệu quả chi phí của việc xử lí nước thải bằng hệ
thống xử lí nước thải phi tập trung và việc đóng phí cho nhà máy xử lí nước
thải tập trung Trà Nóc tại Công ty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã 3” có căn
cứ vào một số văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Căn
cứ vào các văn bản pháp luật để biết được mức phí, cách tính phí bảo vệ môi

×