Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty sửa chữa, xây dựng công trình – cơ khí giao thông 721

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.05 KB, 103 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG




KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY SỬA CHỮA, XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH – CƠ KHÍ GIAO THÔNG 721




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán tổng hợp.
Mã số ngành: 52340301






Tháng 12 – 2013





TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
MSSV: 4104166



KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY SỬA CHỮA, XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH – CƠ KHÍ GIAO THÔNG 721


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301



GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN:
NGUYỄN HỒNG THOA







Tháng 12 – 2013

i

LỜI CẢM TẠ



Đƣợc sự giới thiệu của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trƣờng Đại
học Cần Thơ và sự chấp thuận của Công ty Sửa chữa, Xây dựng công trình –
Cơ khí giao thông đã cho em đƣợc thực tập hơn hai tháng tại công ty. Với vốn
kiến thức đã học và có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của Cô Nguyễn Hồng Thoa
cùng sự giúp đỡ của quý công ty em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình. Em xin gửi lời cám ơn đến:
- Toàn thể quý thầy cô Trƣờng Đại học Cần Thơ nói chung và Khoa Kinh
tế Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt cho chúng
em những kiến thứ quý báo làm hành trang bƣớc vào đời.
- GV. Nguyễn Hồng Thoa, cô đã giành nhiều thời gian hƣớng dẫn, giúp
đỡ đóng góp ý kiến và sữa chữa những sai sót của em trong suốt quá trình thực
hiện bài viết tốt nghiệp này.
- Ban lãnh đạo Công ty Sửa chữa, Xây dựng công trình – Cơ khí giao
thông 721, đặc biệt là các anh chị, cô chú trong Phòng Kế toán – Tài vụ đã tận
tâm chỉ bảo, tạo điều kiện cho em tiếp cận số liệu thực tế, cho em những kinh
nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại công ty.
Xin kính chúc quý thầy cô của trƣờng Đại học Cần Thơ, Công ty Sửa
chữa, Xây dựng công trình – Cơ khí giao thông 721 cùng toàn thể các cán bộ
và nhân viên đang làm việc tại công ty Công ty Sửa chữa, Xây dựng công
trình – Cơ khí giao thông 721 đƣợc dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công

trong công tác.

Ngày …. tháng …. năm 2013
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Hồng Nhung




ii

TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Ngƣời thực hiện



Nguyễn Thị Hồng Nhung

iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


















Ngày tháng năm 2013
Đại diện Công ty 721


iv

MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 2

1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu 2
1.4 Lƣợc khảo tài liệu 3
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Phƣơng pháp luận 4
2.1.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 4
2.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 17
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 22
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 22
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 23
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 24
3.1 Giới thiệu khái quát về công ty 24
3.1.1 Lịch sử hình thành 24
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý 25
3.1.3 Quy mô, nhiệm vụ, đặc điểm sản xuất kinh doanh 27
3.2 Tổ chức kế toán của công ty 29
3.2.1 Tổ chức kế toán tài chính 29
3.2.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 30
3.3 Thuận lợi, khó khăn và định hƣớng phát triển 32
3.3.1 Thuận lợi 32

v

3.3.2 Khó khăn 33
3.3.3 Định hƣớng phát triển 33
Chƣơng 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH 34
4.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 34
4.1.1 Chứng từ sử dụng 34
4.1.2 Hạch toán kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 35
4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ba năm 2010 - 2012 42
4.2.1 Khái quát chung về tình hình hoạt động qua ba năm và 6 tháng 2013 43

4.2.2 Phân tích doanh thu 45
4.2.3 Phân tích chi phí 53
4.2.4 Phân tích lợi nhuận 61
4.2.5 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 65
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 68
5.1 Nhận xét chung về kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh 68
5.1.1 Công tác xác định kết quả kinh doanh 68
5.1.2 Những kết quả đạt đƣợc 69
5.2 Một số hạn chế còn tồn tại 69
5.2.1 Hạn chế trong công tác xác định kết quả kinh doanh 69
5.2.2 Hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh 69
5.3 Một số giải pháp 70
5.3.1 Giải pháp hoàn thiện công tác xác định kinh doanh 70
5.3.2 Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh 70
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
6.1 Kết luận 73
6.2 Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 76


vi

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp các loại doanh thu trong năm 2012 38
Bảng 4.2 Bảng tổng hợp các loại chi phí trong năm 2012 40
Bảng 4.3 Bảng chênh lệch kết quả kinh doanh 3 năm 43
Bảng 4.4 Bảng chênh lệch kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 (kỳ này)
và 6 tháng đầu năm 2012 (kỳ trƣớc) 44

Bảng 4.5 Bảng thành phần doanh thu qua 3 năm 45
Bảng 4.5 Bảng thành phần doanh thu công ty kỳ trƣớc và kỳ này 46
Bảng 4.7 Bảng biến động doanh thu theo thành phần của công ty qua ba năm
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 47
Bảng 4.8 Bảng doanh thu theo cơ cấu mặt hàng năm 2010 – 2012 49
Bảng 4.9 Bảng doanh thu theo cơ cấu mặt hàng kỳ trƣớc và kỳ này 49
Bảng 4.10 Bảng biến động doanh thu theo lĩnh vực hoạt động 3 năm và 6
tháng đầu năm 2013 51
Bảng 4.11 Bảng thành phần chi phí công ty qua 3 năm 53
Bảng 4.12 Bảng thành phần chi phí công ty 6 tháng đầu năm 2013 54
Bảng 4.13 Bảng biến động chi phí theo thành phần ba năm và kỳ này so với kỳ
trƣớc 54
Bảng 4.14 Bảng giá vốn theo cơ cấu mặt hàng năm 2010 – 20 13 56
Bảng 4.15 Bảng giá vốn theo cơ cấu mặt hàng 6 tháng đầu năm 2013 so với 6
tháng đầu năm 2012 56
Bảng 4.16 Bảng biến động theo cơ cấu mặt hàng năm 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013 57
Bảng 4.17 Bảng tổng hợp lợi nhuận công ty 2010 – 2012 61
Bảng 4.18 Bảng tổng hợp lợi nhuận 6 tháng năm 2013 62
Bảng 4.19 Tỷ số sinh lời của công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 64

vii

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng 12
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 13
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 13
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán 14
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 14

Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 15
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 16
Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí khác 16
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh 17
Hình 3.1 Tổ chức kế toán tài chính 29
Hình 3.2 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ 31
Hình 4.1 Sơ đồ chữ “T” 41


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SC, XDCT - CKGT : Sửa chữa, Xây dựng công trình – Cơ khí giao thông
TK : Tài khoản
TSCĐ : Tài sản cố định
K/c : Kết chuyển
XĐKQKD : Xác định kết quả kinh doanh
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
BH & CCDV : Bán hàng và cung cấp dịch vụ
QĐ : Quyết định
NĐ : Nghị định
BTC : Bộ tài chính
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
BHXH : Bảo hiểm xã hội
GTGT : Giá trị gia tăng
PC : Phiếu chi














1


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngành xây dựng tại Việt Nam là một ngành có đóng góp cao về kinh tế
kỹ thuật đối với sự phát triển của đất nƣớc, rất chú trọng hoàn thiện thể chế
chính sách, trong đó chú trọng phát triển quy hoạch và đô thị. Ngày nay, sự
hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc và ngành xây dựng ngày càng năng
động hơn nhờ vào sự gia tăng về số lƣợng những dự án cơ sở hạ tầng trong
những lĩnh vực nhƣ: bến cảng, đƣờng sắt hoặc là những hệ thống giao thông
công cộng đô thị… nhƣng nó cũng gây ra nhiều khó khăn thử thách cho các
doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có ngành xây
dựng, còn có những hạn chế cần phải nhanh chóng khắc phục để đáp ứng nhu
cầu đặt ra trong thời kỳ đổi mới.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra

các khoản đầu tƣ sản xuất kinh doanh gọi là chi phí, đồng thời cũng thu lại
một khoản doanh thu. Mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lợi nhuận.
Mọi doanh nghiệp đều muốn tối đa lợi nhuận của mình, không ngừng phát
triển về quy mô, chất lƣợng sản phẩm và tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng, đủ
sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, đẩy mạnh sự phát
triển kinh tế nƣớc nhà. Để đạt đƣợc những điều này, các doanh nghiệp thuộc
các lĩnh vực nói chung và ngành xây dựng nói riêng cần phải xác định và phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh kịp thời và chính xác nhằm đƣa ra phƣơng
hƣớng, mục tiêu, phƣơng pháp sử dụng các nguồn lực, các nhân tố ảnh hƣởng
cũng nhƣ xu hƣớng tác động của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp để phản ánh đúng với năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Xác định và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất cần thiết đối
với mọi doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá đƣợc tình hình hoạt động của mình,
xác định đƣợc nguyên nhân, nguồn gốc các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai
thác các nguôn lực tiềm tàng của doanh nghiệp đồng thời có các biện pháp
khắc phục khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Từ đó đề ra chiến lƣợc kinh
doanh phù hợp cho kỳ sau giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động

2


kinh doanh. Vì vậy, việc xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về xác định và phân tích kết quả hoạt
động kinh doanh, tôi chọn đề tài “Kế toán xác định và phân tích kết quả
hoạt động kinh doanh tại Công ty Sửa chữa, Xây dựng công trình – Cơ
khí giao thông 721” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu của đề tài là xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh tại Công ty Sửa chữa, Xây dựng công trình – Cơ khí giao thông 721 qua
3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Qua đó thấy đƣợc những
ƣu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong công ty, từ đó đƣa ra biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá công tác kế toán và xác định kết quả kinh doanh trong năm
2012 theo hình thức chứng từ ghi sổ để thấy đƣợc kết quả hoạt động trong
năm 2013.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty qua 3 năm 2010,
2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
Công ty Sửa chữa, Xây dựng công trình – Cơ khí giao thông 721.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty Sửa chữa, Xây dựng công trình – Cơ
khí giao thông 721.
1.3.2. Phạm vi thời gian
- Đề tài đƣợc thực hiện từ 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013.
- Nguồn số liệu đƣợc lấy từ phòng Kế toán – Tài vụ trong 3 năm 2010,
2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Sửa chữa, Xây dựng công
trình – Cơ khí giao thông 721. Tài liệu nghiên cứu là sổ cái của các tài khoản,

3



bảng cân đối kế toán… trong năm 2012 để xác định kết quả kinh doanh và các
báo cáo tài chính trong ba năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để
thực hiện việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1.4. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Ngọc Nhi (2012) nghiên cứu “Kế toán xác định và phân tích
kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Phát triển Đơn vị Dầu khí”. Luận văn
tốt nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Đề tài hạch toán theo hình thức nhật ký chung, sử dụng số liệu quý 4 năm
2012 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Sử dụng số liệu thứ cấp thông
qua các báo cáo tài chính tại phòng kế toán công ty qua giai đoạn 2010 – 2012
và dùng phƣơng pháp so sánh tuyệt đối để so sánh các chỉ tiêu kinh tế thực tế
so với kế hoạch, sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối kết cấu để phân
tích kết cấu chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Đặc biệt, tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp cân đối để thấy rõ lợi nhuận bị ảnh hƣởng bởi nhân tố nào. Từ
đó, đƣa ra những đề xuất làm tăng lợi nhuận cho công ty.
Phạm Văn Chung (2012) nghiên cứu “Phân tích kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh tại Hợp tác xã Kim Hưng – Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp,
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học Cần Thơ. Đề tài sử
dụng phƣơng pháp so sánh giữa các trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc, cụ thể
số liệu dùng để phân tích là từ năm 2010 – 2012 để biết đƣợc kết quả của việc
thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phƣơng
pháp phân tích các tỷ số tài chính để biết đƣợc khả năng sinh lời của doanh
nghiệp. Đặc biệt, tác giả đã lập ma trận SWOT nhằm đƣa ra các điểm mạnh,
điểm yếu bên trong doanh nghiệp và cơ hội, mối đe dọa bên ngoài doanh
nghiệp. Từ đó, đƣa ra đƣợc một số biện pháp nhằm tăng doanh thu và giảm chi
phí cho doanh nghiệp.










4


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm, nguyên tắc, ý nghĩa kế toán xác định kết quả kinh
doanh
a. Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh
- Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về hoạt động kinh doanh, hoạt
động tài chính và hoạt động khác trong một kỳ hạch toán, bao gồm: kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt
động khác.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu
thuần và trị giá vốn hàng bán, dịch vụ bất động sản đầu tƣ và dịch vụ, giá
thành sản xuất của các sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh
doanh bất động sản đầu tƣ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…
trong một kỳ kế toán. Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu
nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Kết quả hoạt động
khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. (Tăng Bình và Thu
Huyền, 2010, trang 167)
b. Nguyên tắc kế toán xác định kết quả kinh doanh
- Phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh

doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.
- Kết quả hoạt động kinh doanh phải đƣợc hạch toán theo từng hoạt động
(hoạt động chế biến, sản xuất, hoạt động kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ, hoạt
động tài chính…). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán
chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng dịch vụ. (Tăng Bình và
Thu Huyền, 2010, trang 168)
- Các khoản doanh thu và thu nhập đƣợc kết chuyển vào TK 911 – Xác
định kết quả kinh doanh là doanh thu và thu nhập thuần.
c. Ý nghĩa kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ kinh doanh. Hoàn thành vƣợt mức

5


kế hoạch hay không hoàn thành kế hoạch đều phải xem xét, đánh giá, phân
tích nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp. (Tăng Bình và Thu Huyền, 2010, trang
167)
2.1.1.2 Tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh
a. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
 Kế toán doanh thu
* Để hạch toán doanh thu từ hoạt động kinh doanh kế toán sử dụng các
tài khoản chủ yếu sau:
- TK 511 ”Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: tài khoản này dùng
để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong
một kỳ kế toán. Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:
+ Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ theo quy định.
+ Chiết khấu kết chuyển cuối kỳ.

+ Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.
+ Giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ.
+ Thuế giá trị gia tăng (đối với các cơ sở kinh doanh theo phƣơng pháp
trực tiếp)
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “Xác định kết quả hoạt động
kinh doanh”
Bên có:
+ Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực hiện trong kỳ và các
khoản doanh thu trợ cấp trợ giá, phụ thu mà doanh nghiệp đƣợc hƣởng.
TK 511 không có số dƣ và có 4 tài khoản chi tiết cấp 2:
+ TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”.
+ TK 5112 “Doanh thu bán các sản phẩm”.
+ TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”.
+ TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”.
- TK 512 “Doanh thu nội bộ”: tài khoản này phản ánh doanh thu của số
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp hạch toán
ngành. Ngoài ra, tài khoản này còn sử dụng để theo dõi một số nội dung đƣợc

6


coi là tiêu thụ khác nhƣ sử dụng sản phẩm, hàng hóa để biếu, tặng quảng cáo,
chào hàng… Hoặc để trả lƣơng cho ngƣời lao động bằng sản phẩm, hàng hóa.
Kết cấu tài khoản tƣơng tự nhƣ TK 511.
TK 512 đƣợc chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:
+ TK 5121 “Doanh thu bán hàng hóa”.
+ TK 5122 “Doanh thu bán các thành phẩm”.
+ TK 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”.
* Để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu kế toán sử dụng các tài
khoản chủ yếu sau:

- TK 521 “Chiết khấu thƣơng mại”: tài khoản này dùng để phản ánh
khoản chiết khấu thƣơng mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh
toán cho ngƣời mua hàng do việc ngƣời mua hàng đã mua hàng (sản phẩm,
hàng hoá), dịch vụ với khối lƣợng lớn và theo thoả thuận bên bán sẽ dành cho
bên mua một khoản chiết khấu thƣơng mại (đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua
bán hoặc các cam kết mua, bán hàng). Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:
+ Số chiết khấu thƣơng mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên có:
+ Kết chuyển toàn bộ khoản chiết khấu thƣơng mại sang TK 511.
TK 521 không có số dƣ.
- TK 531 “Hàng bán bị trả lại”: tài khoản này dùng để phản ánh doanh
thu của số sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên
nhân (kém phẩm chất, quy cách…) đƣợc doanh nghiệp chấp nhận. Kết cấu tài
khoản:
Bên nợ:
+ Trị giá của hàng bán bị trả lại đã trả tiền cho ngƣời mua hoặc tính trừ
vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hoá bán ra.
Bên có:
+ Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại vào bên nợ của TK 511.
TK 531 không có số dƣ.
- TK 532 “Giảm giá hàng bán”: tài khoản này dùng để phản ánh khoản
giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán

7


trong kỳ kế toán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho ngƣời mua do sản
phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định
trong hợp đồng kinh tế. Kết cấu tài khoản:

Bên nợ:
+ Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho ngƣời mua hàng do
hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng
kinh tế.
Bên có:
+ Kết chuyển toàn bộ khoản giảm giá hàng bán sang TK 511.
TK 532 không có số dƣ.
 Kế toán chi phí
* Để hạch toán giá vốn hàng bán kế toán sử dụng TK 632. Tài khoản này
dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, đã tiêu thụ trong kỳ.
Bên có:
+ Kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 “Xác định
kết quả kinh doanh.
+ Trị giá vốn của hàng hóa nhập lại kho.
TK 632 không có số dƣ cuối kỳ.
* Để hạch toán chi phí bán hàng kế toán sử dụng TK 641 “Chi phí bán
hàng”. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá
trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào
hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí
bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng
gói, vận chuyển. . . Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:
+ Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có:
+ Các khoản giảm chi phí bán hàng.
+ Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911.
TK 641 không có số dƣ đƣợc chi tiết thành 7 TK cấp 2


8


+ TK 6411 “Chi phí nhân viên bán hàng”.
+ TK 6412 “Chi phí vận chuyển bao bì”.
+ TK 6413 “Chi phí công cụ, dụng cụ”.
+ TK 6414 “Chi phí khấu hao TSCĐ”.
+ TK 6415 “Chi phí bảo hành”.
+ TK 6416 “Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK 6417 “Chi phí bằng tiền khác”.
* Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 642
“Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Tài khoản này dùng để phản ánh những chi
phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động chung của toàn doanh nghiệp
trong kỳ hoạch toán. Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:
+ Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
+ Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số
dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trƣớc chƣa sử dụng
hết).
+ Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Bên có:
+ Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trƣớc chƣa sử dụng
hết).
+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 “Xác định kết
quả kinh doanh”.
TK 642 không có số dƣ doanh nghiệp bao gồm 8 tài khoản cấp 2:
+ TK 6421 “Chi phí nhân viên quản lý”.
+ TK 6422 “Chi phí vật liệu quản lý”.
+ TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng”.

+ TK 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ”.
+ TK 6425 “Thuế, phí và lệ phí”.
+ TK 6426 “Chi phí dự phòng”.
+ TK 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”.

9


+ TK 6428 “Chi phí bằng tiền khác”. (Phan Đức Dũng, 2008, trang 252
– 261)
b. Kế toán xác định kết quả tài chính
 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
* Để hạch toán doanh thu hoạt động tài chính kế toán sử dụng TK 515
“Doanh thu hoạt động tài chính”. Tài khoản này phản ánh những doanh thu từ
hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán. Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:
+ Số thuế GTGT phải nộp tính theo phƣơng pháp trực tiếp (nếu có).
+ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911 - “Xác
định kết quả kinh doanh”.
Bên có:
+ Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia.
+ Lãi do nhƣợng bán các khoản đầu tƣ vào công ty con, công ty liên
doanh, công ty liên kết.
+ Chiết khấu thanh toán đƣợc hƣởng.
+ Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh.
+ Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ.
+ Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh
+ Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tƣ
XDCB (giai đoạn trƣớc hoạt động) đã hoàn thành đầu tƣ vào doanh thu hoạt

động tài chính.
+ Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ.
TK 515 không có số dƣ cuối kỳ.
 Kế toán chi phí hoạt động tài chính
* Để hạch toán chi phí hoạt động tài chính kế toán sử dụng TK 635 “Chi
phí hoạt động tài chính”. Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt
động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các
hoạt động đầu tƣ tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên
doanh, liên kết, lỗ chuyển nhƣợng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch
bán chứng khoán… Dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán, khoản lỗ phát
sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái. Kết cấu tài khoản:

10


Bên nợ:
+ Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài
chính.
+ Lỗ bán ngoại tệ.
+ Chiết khấu thanh toán cho ngƣời mua.
+ Các khoản lỗ do thanh lý, nhƣợng bán các khoản đầu tƣ.
+ Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh (lỗ tỷ
giá hối đoái đã thực hiện).
+ Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh (lỗ tỷ giá hối đoái chƣa thực
hiện).
+ Dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán (chênh lệch giữa số dự phòng
phải lập năm nay lớn hơn với số dự phòng đã trích lập năm trƣớc chƣa sử
dụng hết)
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu

tƣ XDCB (lỗ tỷ giá - giai đoạn trƣớc hoạt động) đã hoàn thành đầu tƣ vào chi
phí tài chính.
+ Các khoản chi phí của hoạt động đầu tƣ tài chính khác.
Bên có:
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán (chênh lệch giữa số
dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập năm trƣớc chƣa sử dụng hết).
+ Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong
kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh (TK 911).
Tài khoản 635 không có số dƣ cuối kỳ. (Phan Đức Dũng, 2008, trang
261 – 265)
c. Kế toán các hoạt động khác
 Kế toán thu nhập khác
* Để hạch toán các khoản thu nhập khác kế toán sử dụng TK 711 “Thu
nhập khác”. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác, các
khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Kết
cấu tài khoản:
Bên nợ:

11


+ Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phƣơng pháp trực tiếp đối
với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo
phƣơng pháp trực tiếp.
+ Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong
kỳ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên có:
+ Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
TK 711 không có số dƣ cuối kỳ.
 Kế toán chi phí khác

* Để hạch toán chi phí khác kế toán dùng TK 811 “Chi phí khác”. Tài
khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các
nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thƣờng của các doanh nghiệp. Kết
cấu tài khoản:
Bên nợ:
+ Các khoản chi phí khác phát sinh.
Bên có:
+ Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ
sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
TK 811 không có số dƣ cuối kỳ. (Phan Đức Dũng, 2008, trang 263 –
275)
d. Kế toán kết quả kinh doanh
 Để hạch toán kết quả kinh doanh kế toán sử dụng TK 911 “Xác định
kết quả kinh doanh”. Tài khoản này dùng để tính toán, xác định kết quả các
hoạt động kinh doanh chính phụ, các hoạt động khác. Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tƣ và dịch vụ đã
bán.
+ Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế TNDN và chi phí khác.
+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Kết chuyển lãi.
Bên có:

12


+ Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tƣ và
dịch vụ đã bán trong kỳ;
+ Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi
giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Kết chuyển lỗ.
TK 911 không có số dƣ. (Phan Đức Dũng, 2008, trang 439)
e. Sơ đồ hạch toán
 Hạch toán doanh thu
* Doanh thu từ hoạt động kinh doanh


Nguồn: Sách Kế toán tài chính của Phan Đức Dũng, 2008
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng

* Doanh thu hoạt động tài chính
TK 511, 512
TK 333
TK 911
TK 521, 531, 532
TK 33311
K/c các khoản ghi
giảm doanh thu
Doanh thu bán hàng
chƣa chịu thuế GTGT
Thuế GTGT phải nộp theo
phƣơng pháp trực tiếp
K/c sang 911
XĐKQ kinh doanh
Tổng thanh toán
+ thuế GTGT
TK 111, 112, 131

13





Nguồn: Sách Kế toán tài chính của Phan Đức Dũng, năm 2008
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
* Doanh thu khác

Nguồn: Sách Kế toán tài chính của Phan Đức Dũng, 2008
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
Hạch toán chi phí
* Giá vốn hàng bán


TK 911
TK 111, 112, 131
K/c doanh thu hoạt
động tài chính
Các khoản lãi đầu kỳ
từ đầu tƣ chứng khoán
Thu nhập từ hoạt
động chứng khoán
TK 121, 128,
221, 222, 228
TK 515
TK 911
TK 711
TK 138
TK 004
K/c thu nhập
khác

Chênh lệch lãi đánh giá
lại vật tƣ hàng hóa
Thu tiền nhƣợng bán TSCĐ
Ghi đơn
TK 152
TK 111, 112, ,138

14














Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
* Chi phí bán hàng





Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng

Chi phí vật liệu,
công cụ, dụng cụ…
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 142, 242, 335
Chi phí phân bổ dần, chi
phí trả trƣớc
TK 512
K/c chi phí
TK 1541
TK 1542
Nợ 1543

TK 911
Nợ 1544

Chi phí nguyên
vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí thi công
Chi phí sản xuất chung
Cuối kỳ kết
chuyển giá vốn
hàng bán
TK 632
TK 334, 338
TK 641
TK 911
Lƣơng, các khoản trích
theo lƣơng

TK 111, 112, 152 …
Thành phẩm, hàng
hoá sử dụng nội bộ
TK 111, 112, 141,…
Chi phí mua ngoài

15


* Chi phí quản lý doanh nghiệp













Nguồn: Sách Kế toán tài chính của Phan Đức Dũng, 2008
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Chi phí tài chính
TK 642
TK 334, 338
TK 152, 153, 338
TK 241

TK 111, 112, 138
TK 911
Lƣơng và các khoản
trích theo lƣơng
Chi phí vật liệu,
dụng cụ cho QLDN
Ghi giảm chi phí
QLDN
K/c XĐKQ
kinh doanh
Chi phí khấu hao
phục vụ QLDN
TK 142, 242, 335
TK 111, 112, 131
TK 333
Chi phí phân bổ
dần trích trƣớc
Chi phí mua
ngoài phục vụ
QLDN
Các khoản phải nộp
(nếu có)
TK 133

×