Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH











HỒ THỊ THU THẢO


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG KHÓM
Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 52620115

















Cần Thơ – 12/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH










HỒ THỊ THU THẢO
MSSV:4105153

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG KHÓM
Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
LÊ THỊ DIỆU HIỀN
NGUYỄN QUỐC NGHI













Cần Thơ – 12/2013


i

LỜI CẢM TẠ


Trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý Thầy (Cô) trường
Đại học Cần Thơ, các Thầy (Cô) khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, những

người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho em cả về kiến thức chuyên môn và
đạo đức con người trong suốt những năm học qua.
Đặc biệt em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Lê Thị Diệu Hiền và
thầy Nguyễn Quốc Nghi đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình, để
em có thể hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, em xin gởi lời cám ơn chân thành đến các hộ nông dân, các
cô chú, anh chị đã nhiệt tình cung cấp những thông tin thiết thực và hữu ích để
em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận
văn không tránh khỏi phần sai sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý
kiến của Quý cơ quan cùng Quý Thầy (Cô) để luận văn này hoàn thiện hơn và có
ý nghĩa thực tế hơn.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người
thân, bạn bè - những người đã luôn ở bên, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013.




Hồ Thị Thu Thảo





ii



LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, không trùng với bất kỳ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013.




Hồ Thị Thu Thảo
iii

NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Họ và tên GVHD: LÊ THỊ DIỆU HIỀN
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Cơ quan công tác chuyên môn: Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên: HỒ THỊ THU THẢO
Mã số sinh viên: 4105153
Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG
KHÓM Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG



NỘI DUNG NHẬN XÉT
Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:


Về hình thức:


Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:


Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:


Nội dung và các kết quả đạt được:


Các nhận xét khác:


Kết luận:

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013
Người nhận xét


Lê Thị Diệu Hiền




iv

MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi không gian 3
1.4.3 Phạm vi thời gian 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
1.5.1 Nghiên cứu nước ngoài 3
1.5.2 Nghiên cứu trong nước 6
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
11
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 11
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 11
2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ và nguồn lực nông hộ 11
2.1.1.2 Sản xuất 11
2.1.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất 11
2.1.2 Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích 13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 14
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 14
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 14
2.2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 15

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 15
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 16
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19
v

3.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19
3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang 22
3.1.3 Khái quát về cây khóm 24
3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TIÊU THỤ KHÓM 28
3.2.1 Tình hình xuất khẩu khóm thế giới 28
3.2.2 Tình hình sản xuất khóm trong nước 29
3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHÓM TÂN PHƯỚC TIỀN GIANG 30
3.3.1 Diện tích và sản lượng khóm các huyện tỉnh Tiền Giang 30
3.3.2 Tình hình tiêu thụ khóm Tân Phước 32
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI
CHÍNH CỦA VIỆC SẢN XUẤT KHÓM Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
33
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ TRỒNG KHÓM 33
4.1.1 Đặc điểm chung của nông hộ 33
4.1.2 Tham gia tập huấn và ứng dụng trình độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
34
4.1.3 Các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất của nông hộ 35
4.1.4 Kế hoạch sản xuất của nông hộ điều tra 38
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ 38
4.2.1 Phân tích các khoản mục chi phí 38
4.2.2 Các chỉ số tài chính của nông hộ sản xuất khóm ở huyện Tân Phước,
tỉnh Tiền Giang 47
4.3 SO SÁNH MỘT SỐ KHOẢN MỤC CHI PHÍ – LỢI NHUẬN GIỮA HAI
NHÓM HỘ NGHÈO VÀ KHÔNG NGHÈO 48

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VỀ KỸ THUẬT, PHÂN PHỐI
NGUỒN LỰC, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA NÔNG HỘ SẢN
XUẤT KHÓM CỦA HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG 50
5.1 CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MÀNG BAO DỮ
LIỆU 50
vi

5.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VỀ KỸ THUẬT, PHÂN PHỐI NGUỒN LỰC VÀ
CHI PHÍ SẢN XUẤT 52
5.3 SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHÓM CỦA HỘ NGHÈO VÀ KHÔNG
NGHÈO 55
5.4 NĂNG SUẤT MẤT ĐI DO KÉM HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG LẦN THU
HOẠCH HIỆN TẠI 56
5.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO
NÔNG HỘ TRỒNG KHÓM Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH
TIỀN GIANG 59
6.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
KHÓM CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG 59
6.1.1 Thuận lợi 59
6.1.2 Khó khăn 59
6.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO
NÔNG HỘ 60
6.2.1 Đề xuất giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu từ mô hình DEA 60
6.2.2 Đề xuất giải pháp trên cơ sở thực trạng sản xuất 62
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
7.1. KẾT LUẬN 64
7.2. KIẾN NGHỊ 64
7.2.1 Đối với nông hộ 64
7.2.2 Đối với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 1 68
PHỤ LỤC 2 77
PHỤ LỤC 3 79
vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng nông hộ được khảo sát tại địa bàn nghiên cứu 15
Bảng 2.2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 18
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế tỉnh
Tiền Giang 22
Bảng 3.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo huyện tỉnh
Tiền Giang 24
Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng khóm cả nước năm 2011 – 2012 29
Bảng 3.4: Diện tích và sản lượng khóm cả nước phân theo địa phương năm
2011 30
Bảng 3.5: Diện tích và sản lượng khóm các huyện tỉnh Tiền Giang 31
Bảng 4.1: Một số đặc điểm của nông hộ trồng khóm tại địa bàn nghiên cứu 33

Bảng 4.2: Tỷ lệ tham gia tập huấn và ứng dụng TBKT của nông hộ 35
Bảng 4.3: Nguồn lực lao động của nông hộ 36
Bảng 4.4: Tình hình nguồn vốn vay của nông hộ 37
Bảng 4.5: Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới của nông hộ 38
Bảng 4.6: Các khoản chi phí sản xuất khóm 39
Bảng 4.7: Doanh thu sản xuất khóm của nông hộ trong một vụ 46
Bảng 4.8:Các tỷ số tài chính 47
Bảng 4.9: Sự khác biệt một số khoản mục chi phí - lợi nhuận giữa hai nhóm hộ
49
Bảng 5.1: Biến sử dụng trong mô hình phân tích vỏ bọc dữ liệu (DEA) của
việc sản xuất khóm trong một vụ 51

Bảng 5.2: Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất khóm ở địa bàn nghiên cứu
52
Bảng 5.3: Hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ sản xuất khóm ở địa bàn
nghiên cứu 54
Bảng 5.4: Hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ sản xuất khóm ở địa bàn
nghiên cứu 55
Bảng 5.5: So sánh hiệu quả sản xuất khóm của hộ nghèo và hộ không nghèo 55
Bảng 5.6: Năng suất bị mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 57
Bảng 6.1: Phân bổ nguồn lực đầu vào theo khảo sát thực tế và theo kết quả đề
xuất từ mô hình dea cho nông hộ 61
viii



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang 19
Hình 3.2 Top 10 nước sản xuất hàng đầu thế giới năm 2011 29
Hình 3.3 Giá khóm tại thị trường Mỹ Tho năm 2013 32
Hình 4.1 Cơ cấu chi phí sản xuất khóm/1000m
2
/vụ 45








ix



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
DT : Doanh thu
FAO : Food and Agriculture Organization
GAP : Goal Automatic Procedure
KH-CN&MT : Khoa học công nghệ và môi trường
LĐ THUÊ : Lao động thuê
LĐ : Lao động
LĐGĐ : Lao động gia đình
LN : Lợi nhuận
NH NN & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TBKT : Tiến bộ kỹ thuật
TCP : Tổng chi phí
TN : Thu nhập
VIETGAP : Vietnamese Good Agriculture Practices
WTO : Word Trade Organization


- 1 -

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp
nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của
nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích lũy ban đầu cho sự
nghiệp phát triển của đất nước. Việt Nam là một nước có nền kinh tế chủ yếu

là sản xuất nông nghiệp. Người nông dân chiếm tỷ lệ cao trong phân công lao
động của cả nước (hơn 70% dân số nước ta tham gia vào các hoạt động nông
nghiệp)[8]. Nông nghiệp Việt Nam là một ngành cực kỳ quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân và nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế quốc gia,
cũng như đóng góp một phần không nhỏ vào GDP nước nhà. Vì vậy việc phát
triển tốt nền nông nghiệp cùng với trang thiết bị hiện đại sẽ đóng góp một
phần việc phát triển đất nước và góp phần đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
ĐBSCL là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với diện tích tương
đương 4 triệu ha và đây còn là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của
miền Nam. Bên cạnh là nơi sản xuất lúa nhiều cả nước, ĐBSCL còn là vùng
trọng điểm về cây ăn trái của cả nước. Nơi đây có điều kiện tự nhiên về đất
đai, khí hậu, nguồn nước… rất thuận lợi để phát triển cây ăn trái nhiệt đới với
chủng loại đa dạng, phong phú. Nói đến trái cây ĐBSCL, không thể không
nhớ đến các loại trái cây đặc sản và nổi tiếng đã thành thương hiệu như: xoài
cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng Cái Mơn, vú sữa Lò Rèn, cam sành và
bưởi Năm Roi….
Đóng góp một phần vào thương hiệu trái cây Việt Nam thì không thể
không kể đến đặc sản nổi tiếng là khóm. Khóm có mặt ở hầu hết các tỉnh
ĐBSCL nhưng trở thành thương hiệu nổi tiếng ở cả thị trường nội địa lẫn thị
trường nước ngoài thì có khóm Tân Phước ở Tiền Giang. Tuy đã được các cơ
quan chức năng chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều nhưng việc sản xuất khóm
vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề bất cập, khó khăn, và cuộc sống của người dân
trồng khóm chưa thật sự được cải thiện. Trong những năm gần đây, một số hộ
nông dân ở Tiền Giang đã thay đổi quy trình sản xuất khóm nhằm cải thiện và
nâng cao năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng dường
như không có sự chuyển biến tích cực do còn gặp phải những khó khăn vướng
mắc: (1) Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL mang tính đặc thù với sản
xuất nhỏ, manh mún cùng với thói quen sử dụng kinh nghiệm, kỹ thuật sản
xuất truyền thống lạc hậu; (2) Hiệu quả kỹ thuật thấp; và (3) Việc sử dụng,

phân phối nguồn lực trong sản xuất chưa được hợp lý cũng như thiếu những


- 2 -

kiến thức phù hợp trong quá trình ứng dụng. Chính vì vậy việc tìm hiểu về
thực trạng sản xuất khóm của nông hộ là thực sự cần thiết cho sự phát triển
bền vững trong sản xuất khóm tỉnh Tiền Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói
chung. Vì thế đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm
ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho
khóa luận tốt nghiệp nhằm giúp nhà sản xuất thấy được mối quan hệ tác động
giữa sản lượng, giá trị và các yếu tố đầu vào, trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp cải thiện và nâng cao năng suất và sản lượng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá hiệu quả sản xuất khóm của nông
hộ ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập cho nông hộ sản
xuất khóm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu chung, đề tài sẽ tập trung giải quyết những mục
tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ khóm của nông hộ ở huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang. Đồng thời phân tích chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng
khóm của nông hộ ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí và hiệu quả phân phối
nguồn lực của hộ sản xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất qua đó nâng
cao thu nhập cho nông hộ tham gia sản xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình sản xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang như thế
nào?
- Mô hình sản xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã đem lại
hiệu quả như thế nào cho nông hộ ?
- Giải pháp nào có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất cho nông hộ sản
xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang?


- 3 -

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nông hộ sản xuất khóm ở
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
1.4.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tuy nhiên số liệu thu
thập chỉ tập trung ở huyện Tân Phước, do đây là một trong những vùng
nguyên liệu khóm lớn nhất khu vực ĐBSCL (diện tích trồng khóm trên
13.000ha)[5]. Vì vậy, những thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ khóm
của nông hộ sẽ mang tính đại diện cao.
1.4.3. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2013. Các thông tin
liên quan đến tình hình sản xuất khóm của nông hộ ở huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang được thu thập từ vụ thu hoạch gần nhất, kéo dài từ tháng 01 đến
tháng 05 năm 2013. Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành thu thập số liệu thứ cấp
về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu và tình hình kinh tế xã hội của vùng
trong thời gian ba năm gần nhất (2011-2013) từ Sở Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn tỉnh Tiền Giang và Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.5.1. Nghiên cứu nước ngoài
Emiliana Silva, Amílcar Arzubi , Julio Berbel (2001). “An Application
of Data Envelopment Analysis (DEA) in Azores Dairy Farms” (Một nghiên
cứu ứng dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu ở các trang trại bò sửa
ở Azores). Nghiên cứu nhằm đo lường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
kỹ thuật tại các trang trại bò sữa ở Azores. Tác giả sử dụng phương pháp phân
tích hiệu quả phi tham số cụ thể là phương pháp phân tích màng bao dữ liệu
(DEA) với dữ liệu được thu thập trực tiếp từ 122 trang trại bò sữa ở Azores,
Bồ Đào Nha năm 1996. Phân tích sử dụng DEA với mô hình lợi nhuận cố định
và biến đổi theo quy mô với cách tiếp cận đầu vào có định hướng. Hai yếu tố
đầu ra (sản xuất sữa và các khoản trợ cấp) và ba yếu tố đầu vào (khu vực nông
nghiệp, số lượng bò sữa, chi phí biến đổi và cố định) được xem là có mối quan
hệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Hiệu quả kỹ thuật trung bình là rất thấp
(66,4%) so với các kết quả nghiên cứu đã được công bố; (2) Chỉ một số ít
trang trạng được xác định là có hiệu quả, có 9 trang trại bò sữa được xác định
có hiệu quả, đại diện cho 7,4% tổng số trang trại; (3) Quy mô nhỏ được giải
thích là yếu tố dẫn đến hiệu quả thấp ở Azores (khoãng 25 ha cho mỗi trang
trại), bên cạnh đó sự thiếu hiệu quả trong các trang trại bò sữa Azores dường


- 4 -

như bị ảnh hưởng bởi số lượng lớn các chi phí cố định dành cho thiết bị nông
nghiệp và chi phí thức ăn.
Wirat Krasachat (2000). “Measurement of technical efficiency in Thai
agricultural production” (Đo lường hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông
nghiệp ở Thái Lan). Mục đích chính của nghiên cứu này là đo lường hiệu quả
kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp với cấp độ tổng hợp ở Thái Lan trong thời
gian 1972-1994 và cho phép hiểu biết chi tiết hơn về bản chất của hiệu quả kỹ
thuật trong sản xuất nông nghiệp của Thái Lan. Tác giả sử dụng phương pháp

phân tích màng bao dữ liệu (DEA) để ước tính điểm số về hiệu quả. Dữ liệu sử
dụng trong nghiên cứu là dữ liệu nông nghiệp hằng năm trong 23 năm (1972-
1994) trên 4 khu vực ở Thái Lan. Đầu vào được phân thành 6 yêu tố: Đất đai,
vốn, phân bón, lao động thời vụ, lao động hợp đồng và lao động gia đình. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: (1) Có khả năng đáng kể để tăng mức độ hiệu quả
bằng cách tăng quy mô đất canh tác hoặc trang trại. Nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng có tiềm năng để tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan đặc biệt
là ở khu vực miền Nam, mức độ không hiệu quả kỷ thuật của trung bình tổng
thể có giảm 51% nếu hoạt động ở quy mô tối ưu. (2) Sự đa dạng của các điểm
hiệu quả giữa các vùng. Ở khu vực phía Nam có hiệu suất kỹ thuật và quy mô
tổng thể tương đối thấp hơn 2 khu vực còn lại (miền Bắc và miền Trung), điều
này được giải thích do sự khác biệt trong điều kiện khí hậu, chất lượng đất và
tưới tiêu. Điều này cho thấy sự thay đổi đáng kể trong khu vực khí hậu, tài
nguyên thiên nhiên, thủy lợi, v.v , có thể có tác động khác nhau về hiệu quả
trong sản xuất nông nghiệp Thái Lan trong khu vực khác nhau. (3) Kết quả
phân tích DEA cho thấy, trong tổng số 92 quan sát có 23% hoạt động ở quy
mô tối ưu, 23% hoạt động trên quy mô tối ưu và 54% hoạt động dưới quy mô
tối ưu của họ. Điều này cho thấy rằng sự gia tăng lớn trong hiệu quả kỹ thuật
tổng thể có thể đạt được bằng việc hiệu chỉnh quy mô trang trại; Khi so sánh
hiệu quả quy mô giữa các vùng có 87% trang trại ở khu vực Đông Bắc hoạt
động trên quy mô tối ưu, 70% trang trại ở miền Bắc hoạt động dưới quy mô
tối ưu, 57% trang trại ở khu vực miền Trung hoạt động ở quy mô tối ưu và
100% trang trại ở khu vực miền Nam hoạt động dưới quy mô tối ưu. Kết quả
cho thấy nhìn chung lợi thế về quy mô của trang trại ngày càng tăng trong
ngành nông nghiệp ở Thái Lan. Tuy nhiên, các dịch vụ khuyến nông nên được
tăng cường sử dụng để tăng hiệu quả kỹ thuật cho một vài trang trại nông
nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Benjamin C. Asogwa, Simon T. Penda and Wuraola L. Lawal (2011).
“Application of Data Envelopment Analysis to Evaluate Farm Resource
Management of Nigerian Farmers” (Ứng dụng phương pháp phân tích màng

bao dữ liệu để đánh giá việc quản lý tài nguyên nông nghiệp của nông dân


- 5 -

Nigeria). Nghiên cứu nhằm phát triển một mô hình để đánh giá hiệu quả quản
lý tài nguyên đầu vào của nông dân bằng cách sử dụng phương pháp phân tích
màng bao dữ liệu (DEA). Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trực
tiếp từ 393 nông dân ở bang Benue. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiệu quả
về quy mô có sự khác biệt đáng kể giửa các hộ, nằm ở mức từ 0.002 đến 1.00
với hiệu quả quy mô trung bình là 0.70. Mức trung bình của toàn bộ hiệu quả
kỹ thuật đạt 55,1%, hiệu quả kỹ thuật thuần đạt 77,4% và hiệu quả qui mô đạt
69,86%. Nghiên cứu cho thấy phần lớn nông hộ hoạt động có quy mô rất xa
vùng biên hiệu quả của quy mô tối ưu. Hiệu quả kỹ thuật cao hơn hiệu quả quy
mô đạt (77%) đặc biệt là hiệu quả về phân phối nguồn lực sản xuất ở mức rất
thấp (14,7%) dẫn đến hiện tượng “tắc nghẽn đầu vào” dẫn đến năng suất thấp,
sản lượng thấp và thu nhập thấp. Hiệu quả kinh tế trung bình tổng thể cũng ở
mức rất thấp 12,8% do quy mô không hiêu quả (hoạt động ở quy mô nhỏ hơn
quy mô tôi ưu) và nông dân trong khu vực nghiên cứu có chi phí sản xuất cao ,
điều này có nghĩa là hiệu quả kinh tế tổng thể có thể tăng thêm 87,2% thông
qua việc giảm chi phí sản xuất với hiệu quả kỷ thuật, hiệu quả phân phối
nguồn lực và công nghệ hiện tại. Do đó việc giải quyết vấn đề phân bổ nguồn
lực đầu vào và quy mô hoạt động là 2 yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả
sử dụng tài nguyên trong nông nghiệp của nông dân Nigeria.
E. Kelly, L. Shalloo, U. Geary, A. Kinsella and M. Wallace (2012).
“Application of Data Envelopment Analysis to Measure Technical Efficiency
on a Sample of Irish Dairy Farms” (Ứng dụng phương pháp phân tích màng
bao dữ liệu (DEA) để đo lường hiệu quả kỹ thuật dựa trên mẫu đại diện của
các trang trại bò sửa ở Ailen). Mục đích của nghiên cứu là nhằm xác định mức
độ hiệu quả kỹ thuật trên mẫu đại diện của các trang trại bò sữa ở Ailen bằng

phương pháp DEA và tìm ra các yếu tố sản xuất chính tạo nên sự khác biệt
giữa các đơn vị sản xuất hiệu quả và không hiệu quả. DEA sử dụng trong
nghiên cứu này để tạo ra điểm hiệu quả kỹ thuật theo cả 2 giả định là lợi nhuận
cố định theo quy mô (CRS) và lợi nhuận biến đổi theo quy mô (VRS) với dữ
liệu được thu thập từ 190 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Điểm số trung
bình của hiệu quả kỹ thuật 0,785 theo CRS và 0,833 theo VRS. Các yếu tố sản
xuất quan trọng của đơn vị sản xuất hiệu quả và không hiệu quả được so sánh
bằng phương pháp phân tích phương sai. Nghiên cứu cũng cho thấy đơn vị có
hiệu quả kỹ thuật sản xuất cao hơn sử dụng ít đơn vị đầu vào trên cùng một
đơn vị sản lượng, sản phẩm được tao ra nhiều hơn trên mỗi con bò trên 1 ha,
chất lượng sữa cao hơn so với đơn vị sản xuất không hiệu quả.
Banaeian N., O Mid M., A Hmadi H (2011). “Improvement of Cost
Efficiency in Strawberry Greenhouses by Data Envelopment Analysis” (Nâng
cao hiệu quả chi phí của việc sản xuất dâu tây trong nhà kính bằng phương


- 6 -

pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) ở Iran). Mục đích của nghiên cứu này
là sử dụng kỹ thuật DEA để điều tra hiệu quả kỹ thuật và quy mô của việc sản
xuất dâu tây trong nhà kính ở Iran, bên cạnh đó nghiên cứu còn tập trung vào
việc so sánh và tối ưu hóa hiệu suất của nhà kính. Dữ liệu sử dụng trong
nghiên cứu được thu thập trực tiếp thông qua bảng câu hỏi 25 nhân viên làm
việc trong các nhà kính. Phân tích được dựa trên số lượng của 4 yếu tố đầu vào
quan trọng: lao động thuê, phân bón, vốn và các chi phí khác và và đầu ra là
sản lượng dâu tây sản xuất ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiệu quả kỹ thuật
trung bình đạt 73% và trung bình hiệu quả kỹ thuật thuần túy đạt 96%, có một
tiềm năng phù hợp cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả hơn và bền
vững hơn trong sản xuất. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự khác biệt giửa số
lượng các yếu tố đầu vào đang cung cấp và lượng cần thực tế có thể giúp chủ

của các nhà kính tiết kiệm đến 50,7% chi phí mà vẫn đảm bảo sản lượng, việc
lảng phí đáng kể chi phí lao động và phân bón (40% và 24%) đã chứng minh
tiềm năng tiết kiệm chi phí. Phân tích còn cho thấy hầu hết tỷ lệ thất thoát chi
phí từ phân bón, nhà kính có thể tiết kiệm 29% bằng cách cải thiện hoạt động
quản lý.
1.5.2. Nghiên cứu trong nước
Nguyễn Quốc Nghi và Lưu Thanh Đức Hải (2009); ”Phân tích tình
hình sản xuất, tiêu thụ và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm ở tỉnh
Hậu Giang”. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Đại học Cần Thơ. Số 12: 245-
252. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm khóm ở tỉnh Hậu Giang và đề xuất một số giải pháp có tính khoa
học giúp nâng cao thu nhập của nông hộ trồng khóm ở tỉnh Hậu Giang. Với đề
tài này, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích và xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận kinh tế của nông hộ, thêm
vào đó là dùng phương pháp phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, yếu, cơ
hội và nguy cơ để đề xuất các giải pháp thiết thực giúp nông hộ Hậu Giang
nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất khóm. Kết quả nghiên cứu xác định,
nông hộ có kinh nghiệm và đất đai phù hợp với cây khóm đã góp phần thuận
lợi cho nông hộ khi tham gia sản xuất khóm; bên cạnh những thuận lợi nông
hộ gập các khó khăn như: giá cả đầu vào cao (vẫn còn 10% nông hộ bị lỗ do
sử dụng nguồn vốn quá nhiều cho các khoản chi phí đầu vào), thiếu vốn đầu
tư, thiếu đất canh tác…Lợi nhuận của nông hộ thì phụ thuộc vào năng suất khi
thu hoạch và chi phí lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông
hộ sản xuất khóm gồm có: chi phí lao động, kinh nghiệm và tập huấn; hiệu
quả kinh tế của nông hộ đạt được là khá cao, tiêu thụ sản phẩm khóm của nông


- 7 -

hộ là khá dễ dàng, hình thức bán đa dạng, nông hộ bán sản phẩm được với giá

cao.
Huỳnh Trường Huy, Võ Hồng Phượng, La Nguyễn Thùy Dung
(2006); Phân tích hiệu quả quy mô và kỹ thuật của hộ sản xuất lúa tại ĐBSCL.
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích hiệu quả quy mô và kỹ thuật của 261
hộ sản xuất lúa ở Cần Thơ và Sóc Trăng, hai địa phương đại diện cho hoạt
động sản xuất lúa ở ĐBSCL. Tác giả đã thông qua phương pháp Data
Envelopment Analysis và Stochastic Frontier Analysis để thực hiện nghiên
cứu. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông dân
đạt trên 75% đối với trường hợp thu nhập theo quy mô cố định và thay đổi,
hiệu quả qui mô đạt khá cao gần 97%. Tuy nhiên, hầu hết các hộ sản xuất lúa
chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu, chỉ có 23 hộ đạt hiệu quả tối ưu và 25 hộ đạt
qui mô tối ưu trong số 261 hộ được khảo sát. Trong số các mô hình canh tác
được khảo sát, cho thấy các mô hình sản xuất lúa kết hợp cho hiệu quả cao
hơn những mô hình độc canh lúa. Đồng thời, những yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kỹ thuật bao gồm diện tích canh tác, vốn đầu tư, chi phí phân bón và
nông dược; trong khi đó, hiệu quả phi kỹ thuật phụ thuộc vào trình độ, kinh
nghiệm và khả năng ứng dụng kỹ thuật sản xuất của nông dân.
Quang Minh Nhựt (2009); Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối
nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của hộ sản xuất lúa tại tỉnh Đồng Tháp.
Với đề tài này tác giả sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA)
và hàm Tobit để ước lượng hiệu quả sản xuất và các nhân tố tác động đến hiệu
quả. Nhằm đảm bảo tính khoa học của số liệu, tác giả tiến hành thu thập số
liệu thuộc 6 huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với một mẫu gồm 520 nông hộ
đại diện cho mô hình sản xuất có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và 287
nông hộ đại diện cho mô hình không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Kết
quả phân tích cho thấy rằng hộ sản xuất lúa ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đạt
hiệu quả cao và ổn định hơn so với hộ sản xuất không ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật. Ngoài ra, kết quả phân tích còn chỉ ra rằng hộ sản xuất ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật sử dụng nguồn lực đầu vào hợp lý hơn và tiết kiệm hơn so với hộ sản
xuất không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Thêm vào đó, kết quả ước lượng của hàm

Tobit cho chúng ta thấy rằng hiệu quả sản xuất lúa bị ảnh hưởng rất lớn bởi các
yếu tố: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, độ tuổi của chủ hộ, trình độ văn hóa, kinh
nghiệm sản xuất, quy mô hộ, giới tính, tỷ lệ lao động nữ, tín dụng và các yếu tố
về điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng.
Quang Minh Nhựt (2005); Phân tích lợi nhuận (profitability) và hiêu
quả theo quy mô sản xuất (scale efficiency) của mô hình độc canh ba vụ lúa và
luân canh hai lúa một màu tại Chợ Mới - An Giang. Bài viết dựa vào phương
pháp phân tích chi phí-lợi nhuận (CBA) và phân tích màng bao dữ liệu (DEA)


- 8 -

để ước lượng hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả theo quy mô sản xuất của hộ
nông dân theo mô hình sản xuất lúa độc canh (Lúa-Lúa-Lúa) và mô hình luân
canh (Lúa-Đậu nành-Lúa) tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Kết quả phân
tích cho thấy rằng hộ sản xuất theo mô hình luân canh đạt lợi nhuận và hiệu
quả theo quy mô cao hơn hộ sản xuất theo mô hình độc canh.
Quang Minh Nhựt, Nguyễn Quốc Nghi, Hà Văn Dũng (2013), Phân
tích hiệu quả chi phí và hiệu quả theo quy mô sản xuất hành tím tại huyện
Vĩnh Châu Tỉnh Sóc Trăng- Ứng dụng phương pháp tiếp cận phi tham số.
Nghiên cứu tập trung ước lượng hiệu quả sử dụng chi phí trên cơ sở đo lường
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực của hộ sản xuất hành tím
dựa trên nền tảng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu ( Data
Envelopment Analysis). Với dữ liệu thu thập được từ 70 hộ trồng hành tím,
các dữ liệu bao gồm các biến về sản lượng đầu ra, đầu vào và giá các yếu tố
đầu vào sản xuất. Qua kết quả phân tích cho thấy hộ sản xuất đạt hiệu quả kỹ
thuật khá cao (0,93) trong khi hiệu quả phân phối nguồn lực tương đối thấp
(0,66), điều này đã tác động và làm giảm sút hiệu quả sử dụng chi phí (0,62).
Ngoài ra, kết quả phân tích còn chỉ ra rằng hộ sản xuất hành tím trong vùng
khảo sát có quy mô đầu vào sản xuất khá hợp lý với hiệu quả theo quy mô

trung bình 0,98. Từ kết quả phân tích trên cho thấy các hộ sản xuất hành tím
trong vùng đạt hiệu quả theo qui mô sản xuất tương đối cao và ổn định trong
khi hiệu quả sử dụng chi phí của hộ sản xuất hành tím lại khá thấp.
Nguyễn Thị Tú Anh (2013); Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu
tài chính của việc trồng khóm ở Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang.Tác giả
đã sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA ( Data
Envelopment Analysis) để phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng khóm của nông
hộ kết hợp với phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh tế của
nông hộ trồng khóm ở Tp. Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang. Qua quá trình nghiên
cứu 50 hộ trên địa bàn, kết quả thu được cho thấy đa phần các nông hộ tham
gia sản xuất đều có lãi, ít đôi khi lỗ. Và việc trồng khóm đem lại tỷ suất lợi
nhuận cao gấp 1.33 lần so với việc đem gửi vốn vào ngân hàng. Việc phân tích
hiệu quả kỹ thuật của việc trồng khóm tại địa bàn nghiên cứu cho ra kết quả
phân tích như sau: các nông hộ đạt hiệu quả kỹ thuật trung bình tương đối cao
87.88%. Nhưng chỉ có 15 hộ đạt được hiệu quả kỹ thuật tối ưu trên tổng số 50
hộ được điều tra. Và kết quả nghiên cứu còn chỉ ra được hiệu quả kỹ thuật phụ
thuộc vào lượng sử dụng những yếu tố đầu vào phân bón, lao động và thuốc
BVTV. Ngoài ra đất đai, thời tiết, kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng KHKT
cũng ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ. Từ những phân tích trên, tác giả đã
đề xuất mô hình sản xuất giúp hộ nông dân sử dụng tối thiểu các yếu tố đầu
vào để đạt được hiệu quả tối ưu trong sản xuất.


- 9 -

Thái Thanh Hà (2009); Áp dụng phương pháp phân tích màng bao dữ
liệu và hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các
hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở số
liệu thu thập được từ 122 hộ gia đình sản xuất cao su thiên nhiên tại tỉnh Kon
Tum, Tây Nguyên. Số liệu từ điều tra phỏng vấn được sử dụng trong nghiên

cứu qua hai bước phân tích. Trước tiên các chỉ số về hiệu quả chi phí và hiệu
quả kỹ thuật được tính toán dựa trên phương pháp bao dữ liệu DEA ( Data
Envelopment Analysis). Sau đó hồi quy Tobit được sử dụng để xác định các
yếu tố có tương quan đến các chỉ số hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật. Kết
quả cho thấy các hộ sản xuất cao su thiên nhiên có quy mô lớn ( trên 2 héc ta)
có hiệu quả sản xuất cao hơn những hộ gia đình có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, về
chỉ số kỹ thuật, các hộ gia đình sản xuất cao su có quy mô lớn có tiềm năng để
gia tăng giá trị đầu ra của mình chỉ 30,7% trong khi những hộ gia đình có quy
mô nhỏ lại có tiềm năng gia tăng giá trị đầu ra của mình đến 44,8%. Về chỉ số
hiệu quả chi phí, các hộ gia đình có quy mô lớn đạt mức 29% lớn hơn các hộ
có quy mô nhỏ chỉ đạt 25%.
Đánh giá chung:
Ngày nay, việc áp dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA)
trong ước lượng và phân tích hiệu quả sản xuất của đối tượng nghiên cứu đang
dần phổ biến. Bởi vì phương pháp sử dụng màng bao dữ liệu là một trong
những phương pháp ước lượng phi tham số và không cố định trong việc sử
dụng công thức tính toán. Từ những nghiên cứu trên cùng với nét đặc trưng
của phương pháp phân tích màng bao dữ liệu cho thấy, các tác giả đã đánh giá
hiệu quả sản xuất qua 3 loại hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí và
hiệu quả phân phối nguồn lực. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác còn phân tích
thêm hiệu quả sản xuất theo qui mô để nông hộ điều chỉnh diện tích đất cho
phù hợp với canh tác và đạt hiệu quả cao. Thêm vào đó, một số tác giả còn
ứng dụng một số mô hình khác nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất cho nông hộ và đề ra một số giải pháp cho hợp lý, mang tính
khoa học.
Định hướng nghiên cứu:
Việc đánh giá hiệu quả sản xuất trên sản phẩm nông nghiệp ở ĐBSCL đã
có nhiều tác giả thực hiện. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu
(DEA) thì vẫn còn hạn chế. Đề tài kế thừa phương pháp phân tích màng bao
dữ liệu (DEA), song song đó tác giả cũng tập trung so sánh hiệu quả kỹ thuật,

hiệu quả phân phối và hiệu quả sử dụng chí phí trong sản xuất của hai nhóm
hộ nghèo và không nghèo. Từ việc xác định những thuận lợi và khó khăn
trong quá trình canh tác tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất


- 10 -

cho nông hộ trồng khóm đồng thời đưa ra một số kiến nghị mang tính khoa
học với các cấp chính quyền tại địa phương.


- 11 -

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ và nguồn lực nông hộ
- Nông hộ
Là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch
vụ, tiểu thủ công nghiệp…hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động,
tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh.
“Nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư
nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc sống chung trong một
mái nhà, có chung nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông
nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong
hộ”.
- Nguồn lực nông hộ
Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm đất đai, lao động, kỹ
thuật, tài chính, con người…chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá

trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộ
tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả
trong sản xuất.
2.1.1.2 Sản xuất
Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qui trình biến đổi (inputs) để
tạo thành các yếu tố đầu ra: một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs)[2].
Xen canh trên một diện tích cây trồng, trồng xen canh thêm một loại cây
khác, nhằm tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng và tạo thêm nguồn
thu.
Chuyên canh là hiện tượng nông dân chỉ trồng một loại hoặc ít nhất một
loại cây trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
2.1.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất
a. Hiệu quả
Có nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả:
Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói chung
hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” [12].



- 12 -

b. Hiệu quả kinh tế
“ Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng ( hoặc quá trình) kinh tế là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ( nhân lực, tài lực,
vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định” [11].
Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét
các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào. Theo lý thuyết, hiệu

quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai,
vốn, lao động, kỹ thuật sản xuất…) nhất định để tạo ra một lượng sản phẩm
đầu ra lớn nhất. Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, nghĩa là khi sự
thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có giá trị còn ngược lại thì không có
hiệu quả, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động,
vật chất, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu
tố sản xuất – kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng
những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hàm
lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn bỏ ra, thời gian thu hồi
vốn…Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số
vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân chỉ tiêu hiệu quả là tỷ trọng thu
nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội. Trong trường hợp, để phân tích các
vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu quả
kinh tế, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội như: tạo thêm công ăn việc làm
để giảm nạn thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội,
cũng cố đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, công bằng xã
hội…Từ đó có khái niệm kinh tế - xã hội.
c. Hiệu quả sản xuất
Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong
việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ
tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt
kết quả cao nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được
đó là hiệu quả. Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên quan đến một
vài chỉ tiêu cụ thể. Một hoạt động sản xuất hay một phương án sản xuất được
coi là hiệu quả khi dùng một lượng đầu vào cố định đã biết trước tạo ra sản
lượng đầu ra lớn nhất hoặc để tạo ra một lượng đầu ra nhất định sản xuất với
mức chi phí đầu vào tối thiểu. Hiệu quả sản xuất thông thường bao gồm các
loại hiệu quả là hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối nguồn lực (AE),

hiệu quả sử dụng chi phí (CE) và hiệu quả theo quy mô sản xuất (SE)


- 13 -

Hiệu quả kỹ thuật (TE): là hiệu quả đạt đến khi nhà sản xuất sử dụng hết
tài nguyên của mình[10].

Hiệu quả phân phối nguồn lực (AE): là việc lựa chọn sử dụng yếu tố đầu
vào liên quan đến việc lựa chọn một kết hợp về mặt số lượng các yếu tố đầu
vào (chẳng hạn lao động, vốn) để sản xuất ra một số lượng hàng hóa nhất định
với mức chi phí thấp nhất (trong điều kiện giá của các yếu tố đầu vào hiện
tại)[10].

Việc xác định hiệu quả phân bổ cần có những thông tin như sau:
- Giá cả của yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra
- Giả định về hành vi của nhà sản xuất: tối thiểu hóa hay tối đa hóa lợi
nhuận
Hiệu quả chi phí (CE): là kết hợp của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
phối nguồn lực[10].

2.1.2 Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng khóm, đề tài sử dụng
một số chỉ tiêu sau:
 Tổng chi phí ( TCP): là toàn bộ chi phí đầu vào hoạt động saản xuất
để tạo ra sản phẩm bao gồm chi phí lao động, chi phí vật chất và chi
phí khác.
TCP= Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí khác

 Doanh thu (DT): Là giá trị của sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu

được do tiêu thụ sản phẩm.
DT= Sản lượng * giá bán

 Lợi nhuận (LN): Là phần còn lại sau khi lấy doanh thu trừ chi phí
LN= Tổng doanh thu – Tổng chi phí ( bao gồm chi phí LĐGĐ )

 Thu nhập (TN): Là phần lợi nhuận cộng với chi phí LĐGĐ
TN= LN + CP LĐGĐ

Lao động gia đình (LĐGĐ): Là số ngày lao động mà người trực tiếp sản
xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính
bằng đơn vị ngày công lao động (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động).

×