Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng löa ở xã an khánh huyện châu thành tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 90 trang )

i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



LÊ THỊ LỤA


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA
NÔNG HỘ TRỒNG LÖA Ở XÃ AN KHÁNH
HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH ĐỒNG THÁP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115




Tháng 12 – Năm 2013

ii
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



LÊ THỊ LỤA
MSSV: 4105056



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA
NÔNG HỘ TRỒNG LÚA Ở XÃ AN KHÁNH
HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
ThS. TRẦN THỤY ÁI ĐÔNG


Tháng 12 – Năm 2013
iii
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tại Trƣờng Đại học Cần Thơ, em đã đƣợc
quý Thầy Cô của trƣờng nói chung và quý Thầy Cô của Khoa Kinh tế & Quản
Trị Kinh Doanh nói riêng truyền đạt nhiều kiến thức xã hội và kiến thức
chuyên môn vô cùng quý giá cả về lý thuyết và thực tiễn. Những kiến thức
hữu ích đó sẽ là hành trang giúp em trƣởng thành và tự tin bƣớc vào cuộc
sống.
Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến quý Thầy Cô Trƣờng Đại học
Cần Thơ và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh lòng biết ơn
sâu sắc. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thụy Ái Đông đã tạo
điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ, cũng nhƣ bổ sung cho em những kiến
thức còn thiếu sót trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành đề
tài tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Văn Hận, anh Nguyễn
Nhựt Chuyễn và bạn Đặng Thị Thanh Mai đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá

trình thu số liệu sơ cấp.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô, các Anh Chị và các bạn
đƣợc nhiều sức khỏe và công tác tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, Ngày , tháng 12, năm 2013
Ngƣời thực hiện


LÊ THỊ LỤA
iv
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, Ngày , tháng 12 , năm 2013
Ngƣời thực hiện


LÊ THỊ LỤA
v
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP















Đồng Tháp, Ngày …. Tháng 12 năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)


vi
MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.3.3 Nội dung nghiên cứu 3
1.3.4 Đối tƣợng nghiên cứu 3
1.4 Lƣợc khảo tài liệu 3
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 Phƣơng pháp luận 5
2.1.1 Một số khái niệm 5
2.1.2 Một số chỉ tiêu tài chính 9
2.1.3 Khái niệm về các phƣơng pháp phân tích số liệu đƣợc sử dụng trong

nghiên cứu 11
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 12
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 12
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 12
Chƣơng 3: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP 17
3.1 Giới thiệu về huyện châu thành - tỉnh Đồng Tháp 17
3.1.1 Vị trí địa lí 17
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 18
3.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 19
3.2.1 Nông nghiệp – nông thôn 19
vii
3.2.2 Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản 20
3.2.3 Thƣơng mại - dịch vụ 20
3.2.4 Văn hóa xã hội 21
3.3 Tình hình sản xuất lúa tại huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp 21
3.3.1 Diện tích 22
3.3.2 Năng suất 24
3.3.3 Sản lƣợng 25
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG
LÚA HAI VỤ TẠI XÃ AN KHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH - ĐỒNG
THÁP 27
4.1 Đặc điểm của nông hộ trong địa bàn nghiên cứu 27
4.2 Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ 29
4.2.1 Giống 29
4.2.2 Vật tƣ nông nghiệp 30
4.2.3 Khoa học kỹ thuât 32
4.2.4 Tham gia tập huấn 35
4.2.5 Tình hình tiêu thụ 35
4.3 Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ 36

4.3.1 Phân tích và so sánh chi phí sản xuất lúa của nông hộ vụ Đông Xuân và
Hè Thu 36
4.3.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính ảnh hƣởng hiệu quả sản xuất lúa vụ
Đông Xuân và Hè Thu năm 2012 – 2013 42
4.3.3 Phân tích hiệu quả sản xuất vụ Đông Xuân – Hè Thu 2012 – 2013 43
4.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất vụ Đông Xuân và Hè Thu
năm 2012 – 2013 44
4.3.5 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập ròng vụ Đông Xuân và Hè
Thu năm 2012 – 2013 49
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CHO NÔNG HỘ TRỒNG LÚA HUYỆN CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP 53
5.1 Điểm mạnh và điểm yếu 53
5.1.1 Điểm mạnh 53
viii
5.1.2 Điểm yếu 53
5.2 Thuận lợi và khó khăn 54
5.2.1 Thuận lợi 54
5.2.2 Khó khăn 55
5.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa hai vụ cho nông hộ
trong thời gian tới 57
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
6.1 Kết luận 58
6.2 Kiến nghị 59
6.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng 59
6.2.2 Đối với các nhà doanh nghiệp 60
ix
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Lƣợng phân khuyến cáo sử dụng trên 1000m
2

8
Bảng 2.2: Phân bố mẫu phỏng vấn nông hộ 12
Bảng 3.1: Đơn vị hành chính huyện châu thành theo xã - thị trấn 18
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của huyện Châu Thành giai
đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 22
Bảng 3.3: Diện tích xuống giống phân theo vụ ở huyện Châu Thành giai đoạn
2010 – 6 tháng đầu năm 2013 23
Bảng 3.4: Năng suất lúa phân theo vụ ở huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 6
tháng đầu năm 2013 24
Bảng 3.5: Sản lƣợng lúa phân theo vụ ở huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 6
tháng đầu năm 2013 25
Bảng 4.1: Đặc điểm của nông hộ tại xã An Khánh 27
Bảng 4.2: Lƣợng giống gieo sạ của nông hộ tại xã An Khánh 29
Bảng 4.3: Hình thức thanh toán khi mua vật tƣ nông nghiệp 32
Bảng 4.4: Kỹ thuật canh tác của nông hộ tại xã An Khánh 33
Bảng 4.5: Nguồn cung cấp thông tin khoa hoc kỹ thuật cho nông hộ 34
Bảng 4.6: Tỷ lệ tham gia tập huấn của nông hộ 35
Bảng 4.7: Lý do nông hộ chọn bán lúa cho thƣơng lái 36
Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí sản xuất lúa của nông hộ ở xã An Khánh 36
Bảng 4.9: Tổng hợp lƣợng phân nguyên chất mà nông hộ sử dụng 39
Bảng 4.10: Các chỉ thiêu tài chính của mô hình sản xuất lúa 2 vụ 42
Bảng 4.11: Năng suất, giá bán và thu nhập ròng của nông hộ trồng lúa 43
Bảng 4.12: Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất vụ Đông Xuân 2012 – 2013
của nông hộ trồng lúa ở xã An Khánh 45
Bảng 4.13: Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất vụ Hè thu 2012 – 2013 của
nông hộ trồng lúa ở xã An Khánh 47
Bảng 4.14: Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập ròng của nông hộ trồng lúa vụ
Đông Xuân 2012 – 2013 50
x
Bảng 4.15: Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập ròng của nông hộ trồng lúa vụ

Hè Thu 2012 – 2013 51
xi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Châu Thành - Đồng Tháp, 2013 17
Hình 4.1: Trình độ học vấn của chủ hộ 28
Hình 4.2 Nguồn cung cấp giống cho nông hộ ở xã An Khánh 30
Hình 4.3: Lý do chọn nơi mua vật tƣ nông nghiệp của nông hộ 31
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo Vệ Thực Vật
CB: Cán bộ
CT: Châu Thành
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
IPM: Chƣơng trình Quản lý dịch hại tổng hợp
LĐGĐ: Lao Động Gia Đình
NV: Nhân viên
TNHH: Trách Nhiện Hữu Hạn
UBND: Uỷ ban Nhân Dân
VFA: Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam
xiii
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời
dân, là nhân tố xoá đói giảm nghèo. Hiện nay diện tích trồng lúa cả nƣớc từ
7,3 đến 7,5 triệu ha, sản lƣợng giao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm,
xuất khẩu từ 2,5 triệu đến 4 triệu tấn/năm. Theo Hiệp hội Lƣơng thực Việt
Nam (VFA), 7 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất khẩu trung bình khoảng

4,062 triệu tấn gạo. Việt Nam giữ vững vị thế thứ hai thế giới về xuất khẩu
gạo (sau Ấn Độ, 2012), theo số liệu của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái
Lan. Để hạt gạo Việt Nam có mặt ở nhiều quốc gia và giữ vững vị trí xuất
khẩu gạo thứ hai thế giới thì Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có đóng góp
không nhỏ. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lƣơng
thực cả nƣớc, sản xuất và cung ứng hơn 20 triệu tấn lúa/năm, sản lƣợng lúa
hằng năm toàn vùng chiếm hơn 53% tổng sản lƣợng lúa và đóng góp 90% sản
lƣợng gạo xuất khẩu cả nƣớc.
Đồng Tháp là tỉnh nằm trong khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, đƣợc
biết đến là tỉnh có sản lƣợng lúa đứng thứ ba cả nƣớc, phát triển nông nghiệp
luôn là mục tiêu hàng đầu của tỉnh. Cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ yếu
chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích gieo trồng và trong giá trị sản xuất toàn
ngành nông nghiệp. Sản lƣợng lƣơng thực bình quân hàng năm trên 2,6 triệu
tấn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. So với toàn tỉnh thì Huyện Châu Thành là
một huyện có sản lƣợng nông nghiệp tƣơng đối lớn. Trong đó, sản lƣợng lúa
chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngƣời dân tại huyện sinh sống chủ yếu dựa vào cây
lúa, thu nhập phần lớn là từ việc trồng lúa. Trong sáu tháng đầu năm 2013,
tổng diện tích trồng lúa là 23.261 ha. Thƣc tế cho thấy tuy huyện đã chủ động
triển khai thực hiện các giải pháp phòng trừ dịch bệnh, đẩy mạnh ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng và đẩy mạnh các mô hình
liên kết trong sản xuất đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Nhƣng vẫn tồn tại
những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ, là mối bận tâm của ngƣời trồng lúa
lẫn ngành chức năng đó là vấn đề: tập quán canh tác còn lạc hậu, trình độ canh
tác chƣa cao, chƣa có đầu ra ổn định và đồng thời còn chịu nhiều ảnh hƣởng
của thời tiết, sự biến động liên tục của thị trƣờng, giá cả vật tƣ đầu vào cho sản
xuất nông nghiệp có chiều hƣớng gia tăng. Vì vậy, những nông hộ trồng lúa
trong huyện gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ việc trồng lúa còn thấp và bấp
xiv
bênh làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống. Để có lợi nhuận tƣơng xứng
với tiềm năng và giá trị hạt lúa đang là vấn đề hết sức khó khăn.

Từ những vấn đề trên, đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ
trồng lúa ở xã An Khánh huyện Châu Thành – tỉnh Đồng Tháp” đƣợc thực
hiện để đánh giá thực trạng sản xuất lúa của nông hộ. Từ đó đề xuất một số
giải pháp giúp ngƣời dân trồng lúa có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao thu
nhập và cải thiện đời sống cho ngƣời dân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng lúa ở xã An Khánh huyện
Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp để từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu trong
thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng trồng lúa ở xã An Khánh huyện Châu
Thành – Đồng Tháp.
- Mục tiêu 2: Phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất của mô hình lúa 2
vụ trong mô hình nghiên cứu.
- Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và thu nhập
ròng của nông hộ trồng lúa.
- Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả
sản xuất của nông hộ trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại xã An Khánh huyện Châu Thành – Đồng Tháp.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp: đƣợc thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013;
- Số liệu sơ cấp: đƣợc thu thập thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp
nông hộ trong vụ Đông Xuân – Hè Thu 2012 – 2013;
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013.



xv
1.3.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài chủ yếu phân tích về hiệu quả sản xuất của hai vụ lúa Đông Xuân
– Hè Thu và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và thu nhập ròng của mô
hình lúa hai vụ.
1.3.4 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nông hộ trồng lúa ở xã An Khánh huyện
Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp. Cụ Thể là 80 hộ sản xuất lúa trong địa bàn
huyện.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
(1) Trần Hữu Vĩnh (2012) “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông
xuân 2011- 2012 tại huyện Bình Tân - tỉnh Vĩnh Long”. Đề tài đƣợc thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn của Cô Ngô Thị Thanh Trúc. Mục tiêu của đề tài là phân
tích tình hình sản xuất và hiệu quả sản xuất lúa của nông dân tại huyện Bình
Tân - tỉnh Vĩnh Long, từ đó có thể biết đƣợc những khó khăn và thuận lợi
trong quá trình sản xuất lúa để đƣa ra một số giải pháp thiết thực giúp nông
dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời giúp nông dân đánh giá và lựa chọn
mô hình sản xuất lúa đạt hiệu quả nhất giữa hai mô hình lúa IR50404 và mô
hình lúa chất lƣợng cao. Để thực hiện đƣợc mục tiêu tác giả sử dụng phƣơng
pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố bằng hồi quy, kiểm định t-test và kiểm
định ANOVA. Kết quả cho thấy diện tích lúa, mật độ gieo sạ, lƣợng N nguyên
chất, lƣợng P nguyên chất, số ngày công lao động, chi phí thuốc BVTV và loại
giống là những yếu tố có ảnh hƣởng đến năng suất. Với hai mô hình lúa thì
mô hình lúa IR50404 có năng suất cao hơn mô hình lúa chất lƣợng cao. Từ đó,
đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu
quả sản xuất lúa cho nông dân.
(2) Trƣơng Thị Thu Thảo (2012) “Phân tích hiệu quả sản xuất và các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định bán lúa tươi của nông hộ sản xuất lúa tại xã
Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ”. Đề tài đƣợc thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn của thầy Khổng Tiến Dũng. Mục tiêu của đề tài là phân

tích hiệu quả sản xuất lúa và các yếu tố tác động đến việc quyết định bán lúa
tƣơi của nông hộ sản xuất lúa tại xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, thành
phố Cần Thơ từ đó đề ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và
tiết kiệm chi phí của nông hộ. Để thực hiện đƣợc mục tiêu tác giả sử dụng
phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh số tƣơng đối và tuyệt đối để phân tích
tình hình sản xuất của nông hộ tại xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, thành
phố Cần Thơ. Đối với mục tiêu 2 tác giả áp dụng hàm sản xuất Cobb –
Douglas, sử dụng phƣơng trình hồi qui phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến
xvi
năng suất và lợi nhuận. Để phân tích các yếu tố tác động đến quyết định bán
lúa tƣơi của nông hộ xã Thạnh Quới tác giả sử dụng mô hình hàm Logit. Qua
việc phân tích cho thấy, năng suất vụ Đông Xuân và Hè Thu ảnh hƣởng bởi
các yếu tố: lƣợng phân bón, các loại thuốc hóa học, hình thức bán, kinh
nghiệm, tập huấn, công LĐGĐ. Lợi nhuận hai vụ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố:
chi phí thuốc BVTV, chi phí phân bón, hình thức bán, chi phí LĐGĐ. Năng
suất và lợi nhuận của vụ Hè Thu thấp hơn so với vụ Đông Xuân. Từ đó đề ra
những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí của nông
hộ.
(3) Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Quốc Nghi (2008) “Phân tích hiệu
quả sản xuất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm ở tỉnh
Hậu Giang”. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng
sản xuất khóm của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang, để đánh giá hiệu quả kinh tế của
việc sản xuất khóm tác giả sử dụng nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
tế nhƣ: tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận và phƣơng pháp
hồi quy tuyến tính đƣợc tác giả sử dung để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng
đến năng suất cũng nhƣ lợi nhuận kinh tế của nông hộ sản xuất khóm trong địa
bàn nghiên cứu. Kết quả cho biết đƣợc tình hình sản xuất, hiệu quả kinh tế của
việc sản xuất khóm và những yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và lợi nhuận. Cụ
thể là, sự thay đổi năng suất khóm ở tỉnh Hậu Giang phụ thuộc vào các biến
chi phí phân bón và yếu tố số năm kinh nghiệm và lợi nhuận kinh tế của nông

hộ trồng khóm phụ thuộc vào các biến năng suất sản phẩm khi thu hoạch, chi
phí lao động. Từ những kết quả nghiên cứu tác giả đề ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất khóm góp phần cải thiện đời sống cho nông hộ.

xvii
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm nông hộ và kinh tế hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông – lâm – ngƣ – nghiệp, dịch vụ
và tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp nhiều ngành nghề. Sử dụng lao động,
tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ là là gia
đình sống bằng nghề nông, đƣợc kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Nông
hộ là một đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt. Có sự thống nhất chặt chẽ giữa
việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa sản
xuất, trao đổi, phân phối sử dụng và tiêu dùng.
Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay nguồn lực của
quá trình tái sản xuất (đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật, công cụ sản xuất…) là
đơn vị sản xuất tự thực hiện tái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực
vào các ngành sản xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó. Trong quá trình
đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế
quốc dân. Khai thác đầy đủ các chức năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp
phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
Nông hộ là một đơn vị kinh tế vừa sản xuất vừa tiêu dùng. Đơn vị tiêu
dùng của hộ xét cả khía cạnh tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân
của hộ, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất của hộ và của xã hội nói chung.
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế xã
hội, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ gia

đình phát triển tạo ra sản lƣợng hàng hóa đa dạng, có chất lƣợng, có giá trị
ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời nông dân, cải thiện mọi mặt
đời sống, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu. Đồng thời, quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đƣợc thực hiên ngay từ kinh tế nông hộ.
Trong điều kiện sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trƣờng, sự phát triển kinh tế
nông hộ giữa các vùng kinh tế - sinh thái có sự tƣơng tác và giao thoa lẫn
nhau. Song, việc tăng cƣờng khai thác các tiềm năng, thế mạnh và điều kiện
đặc thù của mỗi vùng kinh tế nông hộ đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích và phát
triển.
xviii
Kinh tế nông hộ luôn gắn liền và chịu tác động mạnh mẽ của những yếu
tố và điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi địa phƣơng, mỗi
vùng lãnh thổ. Sự khác nhau về đất đai, khí hậu, môi trƣờng sinh thái, dân tộc,
trình độ sản xuất và tập quán sinh sống giữa các vùng vừa tạo ra tính đa dạng
trong kinh tế nông hộ đồng thời cũng tạo ra những nét khác biệt và đặc thù về
cả qui mô, cấu trúc lẫn phƣơng thức và trình độ phát triển.
2.1.1.2 Khái niệm sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực hoặc các yếu tố đầu vào
của sản xuất đƣợc sử dụng để tạo ra sản phẩm đầu ra hoặc dịch vụ mà ngƣời
tiêu dùng có thể dùng đƣợc.
Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng
hóa dịch vụ khác. Trong sản xuất lúa thì các yếu tố đầu vào bao gồm: đất,
nƣớc, lao động, vốn, giống, phân bón, thuốc nông dƣợc, máy móc thiết bị.
Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ đƣợc tạo ra từ quá trình
sản xuất, yếu tố đầu ra thƣờng đƣợc đo bằng sản lƣợng.
2.1.1.3 Khái niệm năng suất và chi phí
Sản lƣợng lúa đạt đƣợc sau thu hoạch trên một đơn vị diện tích gieo
trồng đƣợc gọi là năng suất.
Chi phí đƣợc định nghĩa là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động sản xuất
để tạo ra sản phẩm bao gồm chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác.

2.1.1.4 Khái niệm sản xuất lúa vụ Đông xuân và Hè Thu
Sản xuất lúa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu là việc gieo trồng hai lần lúa
giống xuống ruộng và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào nhƣ: giống, vốn,
lao động, phân bón, thuốc nông dƣợc, máy móc thiết bị. Để giúp cây lúa sinh
trƣởng và phát triển tốt. Thông thƣờng ở địa bàn huyện vụ Đông Xuân đƣợc
nông dân gieo trồng từ giữa tháng 10 và thu hoạch từ tháng giêng (âm lịch),
còn vụ Hè Thu bắt đầu gieo trồng từ giữa tháng 2 và thu hoạch vào tháng 5
(âm lịch).
2.1.1.5 Các mô hình khoa học kỹ thuật phổ biến mà nông hộ đang áp
dụng
a) Giống mới: Là loại giống có sức nảy mầm cao, chống chịu sâu bệnh
tốt, thời gian sinh trƣởng ngắn, năng suất cao, dễ làm và giá thành hợp lý.
b) IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp): là một hệ thống quản lý dịch hại
mà trong khung cảnh cụ thể của môi trƣờng và những biến động quần thể của
các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể
xix
đƣợc, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dƣới mức gây ra những thiệt
hại kinh tế.
c) Ba giảm ba tăng
- Ba giảm:
+ Giảm lượng giống gieo trồng trên đơn vị diện tích.
Sử dụng hạt giống chất lƣợng cao, độ thuần cao, sạch sâu bệnh, tỷ lệ nẩy
mầm tốt. Trƣớc lúc ngâm ủ làm sạch tạp chất, phơi lại nắng nhẹ để tăng sức
nẩy mầm cho hạt giống.
Ngâm ủ phải đúng kỹ thuật làm tăng tỷ lệ nẩy mầm.
Gieo đều và đúng kỹ thuật theo từng thời vụ.
+ Giảm thuốc nông dược phòng trừ sâu bệnh.
Đối với cây trồng nói chung cây lúa nói riêng nếu sử dụng thuốc nông
dƣợc không đúng không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn gây hậu quả
đến môi trƣờng sinh thái và tạo sự bùng phát dịch hại còn nặng hơn.

+ Giảm lượng phân đạm (bón đạm theo nhu cầu dinh dƣỡng của cây)
Đầu tƣ phân bón cho lúa là cần thiết để tăng hiệu quả sản suất. Tuy nhiên
trong sản xuất không phải nơi nào nông dân cũng bón đạm cân đối cho cây
lúa.
Nhiều nơi nông dân bón quá nhiều đạm, sinh ra thừa và lãng phí, có nơi
lại bón thiếu, không đủ nên không phát huy đƣợc năng suất của giống. Để
trồng lúa có năng suất và có hiệu quả kinh tế cần đầu tƣ phân bón đúng, đủ và
áp dụng bón đạm theo nhu cầu dinh dƣỡng của cây. Khi bón đạm vào đất cho
lúa tuỳ điều kiện thời tiết và loại đất, cây lúa chỉ sử dụng đƣợc 40 % lƣợng
đạm, 20 % đạm do đất giữ chặt còn 40 % đạm bị rửa trôi và bốc hơi.
Cũng nhƣ các loại cây trồng khác, cây lúa cần dinh dƣỡng, cần nhiều
đạm cho cả quá trình sinh trƣởng và phát triển, đặc biệt hai thời kỳ đẻ nhánh
và làm đòng. Đây là hai thời kỳ mà cây lúa cần nhiều dinh dƣỡng đạm nhất:
Thời kỳ lúa đẻ nhánh:
Do lƣợng đạm bón thúc khi gieo đã hết. Cây trồng cần nhiều năng lƣợng
cung cấp cho sự phát triển thân lá và rể. Bón đạm thời kỳ này nhằm đảm bảo
cho cây lúa đẻ đủ nhánh hữu hiệu trên đơn vị diện tích để có năng suất cao.
Thời kỳ lúa làm đòng: Cũng do lƣợng đạm bón trƣớc đó cây sử dụng đã
hết. Cần bổ sung dinh dƣỡng để tiếp tục phát triển thân, lá và đặc biệt cung
cấp năng lƣợng cho sự hình thành cơ quan sinh sản của cây lúa; bông, dé và
xx
hạt. Cung cấp đủ dinh dƣỡng cho cây vào thời kỳ này bông lúa sẽ to, hạt mẫy
và chắc, đảm bảo cho năng suất cao.
Bảng 2.1: Lƣợng phân khuyến cáo sử dụng trên 1000m
2

Đơn vị: Kg/1000m
2

Khoản mục

Lƣợng phân khuyến cáo
Lƣợng N nguyên chất
11
Lƣợng P nguyên chất
8
Lƣợng K nguyên chất
7
Nguồn: Trạm khuyến nông Sa Đéc
- Ba tăng
+ Tăng năng suất: Do áp dụng đúng kỹ thuật gieo trồng, đầu tƣ phân
bón, chăm sóc tốt đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất lúa đƣợc tăng lên.
+ Tăng chất lượng sản phẩm: Sản phẩm không có dƣ lƣợng thuốc nông
dƣợc, mẫu mã hàng hoá sáng đẹp
+ Tăng hiệu quả kinh tế: Do giảm đƣợc lƣợng giống gieo, giảm sử dụng
thuốc nông dƣợc và sử dụng phân bón hợp lý nên năng suất của cây trồng
đƣợc tăng lên và đạt đƣợc lợi nhuận cao.
d) Một phải năm giảm
- Một phải:
+ Phải sử dụng giống tốt, giống xác nhận.
+ Tuyệt đối không sử dụng lúa ăn để làm giống.
- Năm giảm gồm có:
Giảm giống: Áp dụng mật độ sạ hợp lý và áp dụng công cụ gieo sạ theo
hàng.
Lƣợng giống khuyến cáo:
- Sạ hàng: 80 - 100 kg/ha.
- Sạ lan: 100 - 120 kg/ha.
Giảm lƣợng phân đạm: ứng dụng biện pháp bón phân đạm theo bảng so
màu lá lúa.
Giảm lƣợng thuốc nông dƣợc: hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV,
chỉ sử dụng thuốc BVTV theo đúng qui trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM.

Giảm lƣợng nƣớc tƣới và số lần bơm tƣới: Áp dụng theo kỹ thuật khô
ƣớt xen kẽ (tƣới nƣớc tiết kiệm).
xxi
Giảm thất thoát trong và sau thu hoạch: Ứng dụng thu hoạch bằng máy
gặt đập liên hợp và sử dụng biện pháp sấy lúa.
2.1.2 Một số chỉ tiêu tài chính
Để đánh giá đƣợc hiệu quả tài chính của nông hộ, đề tài sử dụng một số
chỉ tiêu tài chính sau:
Tổng chi phí (CP): Là toàn bộ chi phí đầu tƣ vào hoạt động sản xuất để
tạo ra sản phẩm, bao gồm chi phí vật chất (chi phí vật tƣ nông nghiệp và trang
bị kỹ thuật), chi phí lao động (không bao gồm chi phí cơ hội lao động gia
đình), chi phí khác.
Tổng chi phí = Chi phí vật chất + Chi phí lao động thuê + Chi phí khác
Doanh thu (DT): Là toàn bộ số tiền mà ngƣời sản xuất thu đƣợc sau khi
bán sản phẩm của mình (kể cả sản phẩm phụ).
Doanh thu trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lƣợng trên một đơn
vị diện tích.
Tổng doanh thu = Tổng sản lƣợng x Đơn giá sản phẩm
Thu nhập ròng (TNR): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng
của quá trình sản xuất thu nhập ròng chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, bao
gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, tính thu nhập ròng trong sản
xuất sẽ bằng tất cả các khoản doanh thu của ngƣời sản xuất trừ đi tất cả các
khoản chi phí (không bao gồm chi phí cơ hội lao động gia đình) mà ngƣời sản
xuất đã bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất.
TNR = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (không có chi phí LĐGĐ)
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh 1 đồng chi phí
đầu tƣ thì chủ thể đầu tƣ sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số
DT/CP lớn hơn 1 ngƣời sản xuất mới có lời, DT/CP nhỏ hơn 1 thì bị lỗ và
DT/CP bằng 1 thì hoà vốn.
Thu nhập ròng trên chi phí (TNR/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng

chi phí đầu tƣ vào sản xuất thì chủ thể đầu tƣ sẽ thu lại đƣợc bao nhiêu đồng
thu nhập ròng. Nếu TNR/CP là số dƣơng thì ngƣời sản xuất có lời, chỉ số này
càng lớn càng tốt.
Thu nhập ròng trên doanh thu (TNR/DT): Thể hiện trong 1 đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng thu nhập ròng, nó phản ánh mức thu nhập ròng
so với tổng doanh thu.
xxii
Thu nhập ròng trên ngày công lao động gia đình (TNR/LĐGĐ): Chỉ
tiêu này nói lên thu nhập ròng do sử dụng một ngày công lao động gia đình tạo
ra.
Một số công thức tính chi phí ( chỉ áp dụng cho nghiên cứu này)
Chi phí giống: Là chi phí mua giống để gieo sạ trên 1000m
2
đất.
Chi phí giống = Đơn giá giống * Số lƣợng giống
Chi phí phân bón: Là tổng chi phí trung bình trên 1000m
2
của các loại
phân bón nhƣ phân NPK, Urê, DAP, Lân, Kali. Đƣợc tính bằng đơn giá của
các loại phân nhân cho số lƣợng sử dụng.
Chi phí phân bón = (Đơn giá NPK * Số lƣợng NPK) + (Đơn giá Urê *
Số lƣợng Urê) + (Đơn giá DAP * Số lƣợng DAP) + (Đơn giá Lân * Số lƣợng
Lân) + (Đơn gia Kali * Số lƣợng Kali)
Lƣợng phân N, P, K nguyên chất đƣợc tính bằng lƣợng phân hỗn hợp mà
nông dân sử dụng nhân cho % N % P % K có trong các loại phân hỗn hợp đó
nhƣ: NPK (20-20-15), NPK (16-16-8), UREA (46% N), DAP (18-46-0), Kali
(55% KCl).
Chi phí thuốc BVTV: Là tổng chi phí trung bình chi cho việc mua thuốc
BVTV phun xịt cho 1000m
2

trong một vụ. Đƣợc tính bằng đơn giá của từng
loại thuốc nhân với số lƣợng sử dụng.
Chi phí thuốc BVTV = ∑ Đơn giá (tùy từng loại thuốc BVTV) * Số
lƣợng
Trong bài nghiên cứu này, thuốc nông dƣợc không đƣợc tính theo nồng
độ nguyên chất mà dựa trên chi phí sử dụng thực tế của các nông hộ đƣợc
phỏng vấn.
Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà ngƣời trực tiếp sản
xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng. Lao động gia đình đƣợc tính bằng đơn vị
ngày công (mỗi ngày công đƣợc tính là 8 giờ lao động).
Chi phí lao động thuê: là số tiền mà nông hộ bỏ ra để thuê mƣớn lao
động chăm sóc cây trồng. Lao động thuê đƣợc tính bằng đơn vị đồng /công
Chi phí lao động thuê = Tiền lƣơng bình quân 1 ngày * số ngày công
bình quân trên đơn vị diện tích.
xxiii
2.1.3 Khái niệm về các phƣơng pháp phân tích số liệu đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu
Phân tích thống kê
Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập, tổng hợp,
trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục
vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.
− Thống kê mô tả (Descriptive statistics): Là các phƣơng pháp có liên
quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác
nhau để phản ánh một cánh tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.
− Thống kê suy luận (Inferential statistics): Là bao gồm các phƣơng
pháp ƣớc lƣợng các đặc trƣng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện
tƣợng nghiên cứu, đự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thông tin thu thập từ
kết quả quan sát mẫu.
Trong thống kê mô tả sẽ sử dụng các phƣơng pháp sau để phân tích số
liệu:

− Phân tích tần số: Kết quả phân tích tần số đƣợc thể hiện dƣới dạng
bảng tần số, bảng này trình bày với tất cả các biến kiểu số (định tính và định
lƣợng). Việc xác định tần số của mỗi giá trị đƣợc thực hiện bằng cách đếm số
quan sát rơi vào giá trị đó, đối với tổ thì tần số là số quan sát rơi vào tổ đó.
Phân tích tần số cho ta thấy mức độ tập trung của các giá trị giúp ta có cái nhìn
tổng quan về các quan sát.
− Phân tích so sánh:
Gồm có so sánh bằng số tuyệt đối và bằng số tƣơng đối:
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị
số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này để so
sánh số liệu kỳ đang xét với số liệu kỳ gốc của các chỉ tiêu xem có sự biến
động hay không để tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ
đó đề xuất biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa
trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp dùng
để làm rõ tình hình biến động các mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời
gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các kỳ và so sánh tốc
độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc
phục.
xxiv
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu này đƣợc thu thập chủ yếu từ các báo cáo tổng kết của Phòng
nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành – Đồng Tháp (2010 –
6 tháng đầu năm 2013), cổng thông tin điện tử huyện Châu Thành. Ngoài ra,
thông tin và số liệu còn đƣợc thu thập từ các báo cáo, sách, báo, tạp chí và các
trang web có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ

trồng lúa tại xã An Khánh huyện Châu Thành – Đồng Tháp thông qua bảng
câu hỏi đƣợc soạn sẵn. Chọn ra 3 ấp từ xã An Khánh để tiến hành phỏng vấn:
An Thái, An Ninh, An Phú là những ấp đại diện, có kinh nghiêm trồng lúa lâu
năm trong xã, là những ấp có diện tích và số nông hộ tập trung trồng lúa tƣơng
đối cao ở địa bàn xã. Các hộ trong mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Bảng 2.2: Phân bố mẫu phỏng vấn nông hộ
Ấp
Số hộ tham gia
sản xuất lúa (hộ)
Số hộ phỏng vấn
(hộ)
Tỷ trọng
(%)
An Thái
381
26
33
Am Ninh
317
21
26
An Phú
496
33
41
Tổng
1194
80
100

Nguồn: Uỷ Ban Nhân Dân Xã An Khánh
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng trồng lúa ở xã An Khánh huyện Châu
Thành – Đồng Tháp.
Sử dụng phƣơng pháp thống kê miêu tả để thấy đƣợc tình hình sản xuất
lúa của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu: Thống kê diện tích đất trồng lúa, so
sánh diện tích cơ cấu diện tích trồng lúa qua các năm bằng phƣơng pháp so
sánh tƣơng đối, tuyệt đối để thấy đƣợc sự thay đổi của diện tích đất trồng lúa
qua các năm trong địa bàn huyện. Ngoài ra, sử dụng phƣơng pháp so sánh
tƣơng đối, tuyệt đối để so sánh năng suất, sản lƣợng lúa trung bình qua các
xxv
năm. Phân tích để thấy đƣợc lúa chiếm phần lớn trong diện tích đất nông
nghiệp của xã, sản xuất lúa là nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ nông dân
trong huyện.
Mục tiêu 2: Phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất của mô hình lúa 2 vụ
trong mô hình nghiên cứu.
Sử dụng phƣơng thức thống kê mô tả để phân tích hiệu quả sản xuất của
hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Sử dụng thêm các chỉ số tài chính để làm cơ sở
đánh giá hiệu quả tài chính việc sản xuất lúa của nông hộ. Sử dụng kiểm định
t-test để kiểm tra sự khác biệt về chi phí sản xuất của nông hộ vụ Đông Xuân
và Hè Thu.
Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và thu nhập
ròng của nông hộ trồng lúa.
Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa 2 vụ Đông
Xuân và Hè Thu, đề tài sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglass, mô
hình có dạng nhƣ sau:
LnY = α
0
+ α
1

LnX
1
+ α
2
LnX
2
+ α
3
LnX
3
+ α
4
LnX
4
+ α
5
LnX
5
+ α
6
LnX
6
+
α
7
LnX
7
+ α
8
X

8
+


Trong đó:
+Biến phụ thuộc: Y (năng suất lúa (kg/ công))
+ Biến độc lập: X
i
(i= 1, 2, 3, 4, )
X
1
: Lƣợng giống (kg/công)
X
2
: Lƣợng phân N nguyên chất (kg/công)
X
3
: Lƣợng phân P nguyên chất (kg/công)
X
4
: Lƣợng phân K nguyên chất (kg/công)
X
5
: Chi phí thuốc BVTV (đồng/công)
X
6
: Tổng ngày công lao động (ngày công/công)
X
7
: Số năm kinh nghiệm (năm)

X
8
: Tham gia tập huấn (1. có tham gia tập huấn, 0. không tham gia tập
huấn). X
8
: là biến giả
Các tham số α
1
, α
2
, α
3
,… α
n
: là các hệ số cần đƣợc ƣớc lƣợng trong mô
hình (n = 0,1,2,…,8). Hệ số α
k
cho biết khi biến X
1
, X
2
,…., X
i
tăng (hay
giảm) 1 phần trăm thì biến phụ thuộc Y (năng suất) sẽ thay đổi tức tăng (hay

×