Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng giai đoạn nuôi thịt (pila polita)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.52 KB, 14 trang )


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



TRẦN THANH SĨ




ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ KHÁC NHAU
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC BƯƠU
ĐỒNG GIAI ĐOẠN NUÔI THỊT (PILA POLITA)



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN







2014

2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA THỦY SẢN



TRẦN THANH SĨ




Ả ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ KHÁC NHAU
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC BƯƠU
ĐỒNG GIAI ĐOẠN NUÔI THỊT (PILA POLITA)



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. NGÔ THỊ THU THẢO


2014

1

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ KHÁC NHAU ĐẾN SINH
TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG GIAI ĐOẠN

NUÔI THỊT (PILA POLITA)
Trần Thanh Sĩ, Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo
Bộ môn kỹ thuật nuôi Hải sản, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ
ABSTRACT
This study was conducted in 2 months to evaluate the effects of different substrates
on the growth and survival rate of black apple snail, snail Pila polita. The
experiment was arranged with three different substrates as followed: water hyacinth
(LB), nylon bunches (NL) and the control (without substrates, DC) with three
replicates for each treatment. Juvenile snails with initial weight of 0.74 g were
released into each tank (250L) at the stocking density of 100 snails per tank. After 60
days, survival rate of snails were not significant difference among treatments (P>
0.05). However, growth rate of snails in term of total weight and shell height (0.08
g/day and 0.31 mm/day) in water hyacinth substrate were higher than other
treatments (P<0.05).
Keywords: Black apple snail, Pila polita, growth, survival, substrates
Tittle: Effects of different substrates on the growth and survival rate of black apple
snail Pila polita during grow out period

TÓM TẮT
Đề tài này được thực hiện trong 2 tháng nhằm đánh giá ảnh hưởng của các
giá thể đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giai đoạn
nuôi thịt. Thí nghiệm được bố trí với 3 loại giá thể khác nhau là: cây lục bình (LB),
chùm nilon (NL) và không có giá thể (ĐC) với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Số
lượng ốc được thả vào mỗi bể (250 L) là 100 con với khối lượng ban đầu là 0,74
g/con. Sau 60 ngày nuôi, tỷ lệ sống của ốc bươu đồng không khác biệt giữa các
nghiệm thức (P>0,05). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều cao
(0,08 g/ngày và 0,31 mm/ngày) của nghiệm thức giá thể lục bình đều cao hơn các
nghiệm thức khác (P<0,05).
Từ khóa: Ốc bươu đồng, Pila polita, sinh trưởng, tỷ lệ sống, giá thể
1 GIỚI THIỆU

Ốc bươu đồng thường phân bố ở các ao, hồ, kênh rạch hay nước tù
đọng trong đầm lầy, mương, đồng ruộng. Việt Nam là nước có các điều kiện
tự nhiên phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ốc bươu đồng. Đây là
loài có giá trị kinh tế cao do chất lượng thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng và
còn được dùng để làm thuốc. Vì thế, nhu cầu của thị trường ngày càng tăng
lên không ngừng dẫn đến khai thác quá nhiều làm suy kiệt nguồn giống tự

2

nhiên, trong khi đó các nghiêm cứu về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương
phẩm ở Việt Nam và cũng như thế giới là không nhiều. Với sự xuất hiện của
ốc bươu vàng ở Việt Nam (do du nhập từ nước ngoài) càng làm cho nơi sống
và thức ăn của ốc bươu đồng bị cạnh tranh mạnh (nơi nào có ốc bươu vàng thì
ốc bươu đồng không xuất hiện). Trước tình hình đó, việc thử nghiệm nuôi
thương phẩm ốc bươu đồng là vấn đề rất cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng
nhu cầu của thị trường, giảm áp lực khai thác, bảo vệ và phục hồi nguồn lợi ốc
tự nhiên (ốc bản địa) cũng như đa dạng hóa đối tượng nuôi trong nghề nuôi
trồng thủy sản. Bên cạnh việc xác định loại thức ăn, mật độ, mực nước trong
nuôi thương phẩm thì giá thể cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng. Hiện nay vẫn chưa có nhiều
nghiên cứu về giá thể trong nuôi thương phẩm.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ: cân 2 số lẻ Satorius, thước đo, nhiệt độ kế, bộ test kiểm tra
các yếu tố (NO
2
-
, NH
4
+

/NH
3
, pH và kiềm).
Trang thiết bị: Bể nhựa xanh 1 m
3
trữ nước, bể nhựa xanh 500 L nuôi
ốc, giá thể (dây nylon, cây lục bình), hệ thống sục khí (máy thổi khí, ống dẫn
khí, van điều chỉnh, đá bọt), hệ thống bơm nước (máy bơm, ống dẫn nước, ổ
cắm điện), lưới lọc 50 µm, xô nhựa, rổ và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ
cho công tác nghiên cứu.
Nguồn nước sử dụng là nước ngọt. Nước được bơm lên bể chứa 1 m
3

và để lắng trong 5-7 ngày và bơm qua túi lọc (50 µm) vào bể nuôi.
Thức ăn dùng trong thí nghiệm là thức ăn công nghiệp dạng nổi được
mua ngoài thị trường có độ đạm là 18% (thức ăn cho cá có vẩy).
Chuẩn bị các loại giá thể để tiến hành nghiên cứu như: lục bình, dây
nilon.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Bể nuôi: Tổng cộng có 9 bể composite, thể tích của mỗi bể là 500 lít, bể
được vệ sinh bằng Chlorine để diệt khuẩn. Mực nước trong bể nuôi được duy
trì khoảng 40 cm (250 lít), có sục khí duy trì liên tục và mật độ ốc thả nuôi là
100 con/bể. Ốc giống có kích cỡ trung bình: chiều cao (14,65 mm), chiều rộng
(10,65 mm) và khối lượng (0,74 g). Nước trong bể nuôi được định kỳ thay
mới (70-80%) sau mỗi 10 ngày, riêng đối với giá thể lục bình thì khi thay
nước đồng thời cũng thay lục bình mới. Thời gian nuôi ốc là 60 ngày.

3


Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức giá thể khác nhau, mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Các loại giá thể khác nhau được bố trí như sau:
Nghiệm thức 1 (NT1): Cây lục bình
Nghiệm thức 2 (NT2): Chùm dây nylon
Nghiệm thức 3 (NT3): Không có giá thể
Giá thể của các nghiệm thức được chuẩn bị trước khi tiến hành thí
nghiệm như: với giá thể lục bình thì sử dụng cây còn sống, để nguyên cây,
chọn cây non có chiều dài 9-10 cm, mỗi nghiệm thức của NT1 sử dụng 4-6
cây lục bình, còn đối với dây nylon thì sử dụng dây nylon đen ngâm trong môi
trường nước ngọt khoảng 2-3 ngày rồi rửa sạch và phơi khô, sau đó xé
nhuyễn, chiều dài dây nylon 30 cm, bó thành từng chùm, mỗi nghiệm thức của
NT2 sử dụng 3-5 chùm.
Thức ăn và chế độ cho ăn: cho ốc ăn 2 lần/ngày vào 7 giờ sáng và 17
giờ chiều. Khẩu phần ăn tương đương 1,5-3% trọng lượng ốc trong bể nuôi và
lượng thức ăn được điều chỉnh theo khối lượng ốc nuôi sau mỗi lần cân thu
mẫu theo dõi sinh trưởng.
2.2.2 Thu thập và xử lý số liệu
Chiều cao (L), chiều rộng (R) và khối lượng cá thể ốc (Wt) được xác
định 10 ngày/lần nhằm đánh giá sự tăng trưởng về kích thước và khối lượng
của ốc nuôi. Đồng thời xác định sinh khối ốc trong bể để điều chỉnh lượng
thức ăn cho phù hợp.
Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối (SGR) và tuyệt đối (DWG)
Tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối (SGR) và tuyệt đối (DWG)
Tốc độ tăng trưởng chiều rộng tuyệt đối (SGR) và tuyệt đối (DWG)

Tỷ lệ tăng sinh khối (%)
Tỷ lệ sống (%)
Năng suất (g/m
3
)

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng theo chiều cao và khối lượng
Các yếu tố môi trường được theo dõi trong quá trình thí nghiệm: nhiệt
độ (dùng nhiệt kế đo 2 lần/ngày vào 7 giờ 30 và 13 giờ 30), pH, hàm lượng
NH
4
+
/NH
3
, NO
2
-
, độ kiềm (dùng các bộ test SERA để xác định 10 ngày/lần).
Sử dụng phần mềm Excel để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn
và vẽ đồ thị.

4

Phân tích ANOVA một nhân tố trong phần mềm SPSS được sử dụng để
so sánh giá trị trung bình của các nghiệm thức ở mức P<0,05 bằng phép so
sánh Duncan.
3 KẾT QUẢ
3.1 Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ trung bình buổi sáng (27
o
C), nhiệt độ buổi chiều (29,5
o
C).
Nhiệt độ thích hợp cho ốc bươu đồng 20-32
o

C, khi nhiệt độ xuống dưới 15
o
C
hay trên 40
o
C thì ốc sẽ chuyển sang trú đông (Lum Kong et al., 1989). Đối
tượng thủy sản sinh trưởng tốt ở 25-30
o
C (Boyd, 1998). Do thời gian thí
nghiệm là vào đầu mùa mưa nên chỉ có vài đợt mưa lớn, chủ yếu rơi vào cuối
chu kỳ nuôi nên không ảnh hưởng nhiều tới các kết quả của nghiệm thức. Tuy
nhiên theo quan sát, khi xuất hiện những cơn mưa đầu mùa thì hầu hết ốc
chuyển xuống tầng đáy nhưng khi hết mưa thì lên tầng mặt rất nhiều. Ốc ăn rất
ít, quan sát thấy có một số con chết vào những ngày sau mưa.
Bảng 1: Trung bình nhiệt độ (
o
C) trong các nghiệm thức thí nghiệm
Chỉ tiêu Lục bình Nilon Đối chứng
Sáng (
o
C) 26,73±0,17
a
27,09±0,22
b
27,14±0,29
b
Chiều (
o
C) 29,48±0,11
a

29,33±0,11
a

29,67±0,11
a

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Theo Nguyễn Thị Diệu Linh (2011), có thể nuôi thương phẩm ốc bươu
đồng ở pH 7,1-8,4. Còn theo Nguyễn Đình Trung (1998), đồng vật thân mềm
có vỏ đá vôi không phân bố ở vùng nước có pH<7. Khoảng biến động của pH
trong thời gian thí nghiệm từ 7,5-8,5 là phù hợp cho sinh trưởng của ốc.
Theo Nguyễn Đình Trung (1998) nồng độ nitrite cho phép trong ao
nuôi từ 0,5-1,7 mg/L. Kết quả nghiên cứu nuôi ốc bươu đồng của Nguyễn Thị
Đạt (2010) thì hàm lượng NO
2
-
dao động 0,3-1 mg/L. Từ những nhận định
trên thì độ kiềm, hàm lượng NH
4
+
/NH
3
và NO
2
-
trong thời gian thí nghiệm
không gây bất lợi cho ốc bươu đồng.
Bảng 2: Trung bình pH, độ kiềm, NO
2
-

, NH
4
+
/NH
3
trong các nghiệm thức
thí nghiệm
Chỉ tiêu Lục bình Nilon Đối chứng
Môi trường 7,71±0,04
a
7,66±0,05
a
7,88±0,19
a

Độ kiềm (mg/L) 58,49±2,54
a
56,79±1,47
a
61,03±2,54
a

NO
2
-
(mg/L) 0,17±0,02
a
0,17±0,02
a
0,18±0,03

a

NH
4
+
/NH
3
(mg/L) 0,32±0,04
a
0,33±0,05
a
0,30±0,04
a

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

5

3.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao, chiều rộng và khối lượng của ốc bươu
đồng theo thời gian
3.2.1 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao, chiều rộng và khối lượng
Ốc bươu đồng nghiệm thức sử dụng lục bình làm giá thể có tốc độ tăng
trưởng chiều cao cao nhất (0,31 mm/ngày), kế đến là nilon (0,23 mm/ngày) và
nghiệm thức không có giá thể là thấp nhất (0,19 mm/ngày). Kết quả nghiên
cứu ương ốc bươu đồng của Nguyễn Thị Bình (2011), cho thấy tốc độ tăng
trưởng chiều cao tuyệt đối đạt 0,22-0,32 mm/ngày khi ương trong bể và 0,24-
0,44 mm/ngày khi ương trong giai. So với kết quả nghiên cứu trên thì chỉ có
nghiệm thức lục bình là cho kết quả khá tốt còn 2 nghiệm thức còn lại cho kết
quả tương đối thấp.
Tốc độ tăng trưởng về chiều rộng của ốc bươu đồng cũng khá giống với

chiều cao, khi lục bình vẫn cho thấy sự vượt trội (0,2 mm/ngày), kế đến là
nilon (0,16 mm/ngày) và cuối cùng là đối chứng (0,13 mm/ngày). Chiều rộng
của ốc bươu đồng khi bố trí thí nghiệm từ 10,55-10,78 mm, sau 60 ngày nuôi
chiều rộng của ốc bươu đồng ở lục bình đạt 22,81 mm, nilon đạt 20,42 mm và
đối chứng là 19,24 mm.
Khối lượng trung bình ốc giống khi bố trí dao động ở 0,73-0,75g và sau
60 ngày nuôi ốc đạt 4,85-7,53g. Kết quả thu được sau khi thu hoạch ốc bươu
đồng ở lục bình có tốc độ tăng trưởng cao nhất (0,08 g/ngày) và thấp nhất là
nghiệm thức đối chứng (0,04g). Các kết quả phân tích cho thấy sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (P<0,05) về tốc độ tăng trưởng của ốc nuôi bằng giá thể lục
bình so với chùm nilon hoặc không có giá thể (Bảng 3).
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao, chiều rộng và khối
lượng
Chỉ tiêu Lục bình Nilon Đối chứng
Chiều cao (mm/ngày) 0,31±0,03
c
0,23±0,04
b
0,19±0,04
a
Chiều rộng (mm/ngày) 0,20±0,02
c
0,14±0,03
b
0,12±0,03
a

Khối lượng (g/ngày) 0,08±0,03
b
0,06±0,02

a
0,04±0,02
a

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
3.2.2 Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao, chiều rộng và khối lượng
Trong chu kỳ nuôi, tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao của
nghiệm thức lục bình tăng cao ở giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi (2,01 %/ngày),
sau đó giảm dần đến cuối chu kỳ (1,63-1,33%/ngày). Ở các nghiệm thức Nilon
và đối chứng thì tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Theo kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Đạt (2010), tốc độ tăng trưởng đặc biệt về chiều rộng từ 2,36-2,55
%/ngày và chiều cao là từ 1,99-2,20 %/ngày. So với nghiên cứu của Nguyễn

6

Thị Đạt (2010) thì tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao của thí nghiệm
tương đối thấp hơn.
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao (%/ngày)
Ngày nuôi Lục bình Nilon Đối chứng
1-10 2,01±0,24
b
1,20±0,48
a

0,92±0,45
a
11-20 1,63±0,03
c
1,27±0,06
b

1,12±0,11
a

21-30 1,64±0,08
b
1,29±0,24
ab
1,10±0,19
a

31-40 1,65±0,02
b
1,32±0,10
a
1,22±0,10
a

41-50 1,50±0,07
c
1,23±0,05
b
1,06±0,05
a

51-60 1,33±0,03
b
1,12±0,02
a
1,01±0,09
a


1-60 1,63±0,23
c
1,24±0,20
b
1,07±0,20
a

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Có thể nhận thấy rằng lục bình có tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn
ngay từ giai đoạn 10 ngày đầu so các nghiệm thức còn lại, tuy sau đó có giảm
đi ở giai đoạn cuối nhưng do ốc đã đạt kích cỡ trưởng thành nên tốc độ tăng
trưởng chậm lại. So với kết quả của Nguyễn Thị Đạt thì tốc độ tăng trưởng
tương đối về chiều rộng của nghiệm thức này thấp hơn nhiều do thời gian nuôi
ngắn (60 so với 120 ngày).
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều rộng (%/ngày)
Ngày nuôi Lục bình Nilon Đối chứng
1-10 1,68±0,12
b
0,90±0,53
a

0,76±0,39
a
11-20 1,40±0,09
b
1,07±0,11
a
0,94±0,13
a


21-30 1,49±0,11
b
1,13±0,24
a
0,98±0,16
a

31-40 1,52±0,04
b
1,20±0,08
a
1,14±0,14
a

41-50 1,41±0,05
c
1,11±0,07
b
0,98±0,05
a

51-60 1,29±0,03
b
1,06±0,03
a
0,99±0,08
a

1-60 1,46±0,14

b
1,08±0,23
a
0,97±0,20
a

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Tốc độ tăng trưởng khối lượng của ốc ở lục bình tăng cao nhất ở giai
đoạn 10 ngày đầu (5,28 %/ngày) và giảm dần một cách ổn định cho đến hết
chu kỳ nuôi. Còn ở nilon và đối chứng thì khá bất thường khi tăng khi giảm và
luôn tăng trưởng ở mức thấp so với nghiệm thức lục bình (Bảng 6).
Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng (%/ngày)
Ngày nuôi Lục bình Nilon Đối chứng
1-10 5,28±1,30
b
3,17±0,93
ab

2,63±1,43
a
11-20 4,51±0,39
b
3,61±0,23
a
3,40±0,50
a

21-30 4,49±0,50
b
3,59±0,64

ab
3,05±0,72
a

31-40 4,66±0,10
b
3,73±0,23
a
3,47±0,23
a

41-50 4,24±0,03
c
3,37±0,17
b
3,04±0,01
a

51-60 3,88±0,07
b
3,30±0,10
a
3,14±0,15
a

1-60 4,51±0,67
b
3,46±0,46
a
3,12±0,64

a

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)


7

Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố ở 2 chỉ tiêu chiều rộng và khối
lượng cho thấy nghiệm thức nilon và đối chứng khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) khi sử dụng giá
thể lục bình.
Bảng 7: Chiều cao, chiều rộng và khối lượng của ốc bươu đồng qua các
thời kỳ.
Ngày nuôi Lục bình Nilon Đối chứng
Ban đầu

Chiều cao (mm) 14,53±0,41
a
14,77±0,12
a
14,67±0,31
a
Chiều rộng (mm) 10,55±0,26
a
10,78±0,14
a
10,62±0,21
a

Khối lượng (g) 0,73±0,01

a
0,75±0,01
a
0,74±0,01
a

Ngày 30

Chiều cao (mm) 22,48±0,03
a
22,81±0,04
a
20,67±0,04
a
Chiều rộng (mm) 16,49±0,02
b
15,14±0,03
ab
14,28±0,03
a

Khối lượng (g) 2,83±0,03
b
2,24±0,02
ab
1,87±0,02
a

Ngày 60


Chiều cao (mm) 32,24±0,04
c
28,80±0,04
b
26,89±0,04
a

Chiều rộng (mm) 22,81±0,04
c
20,42±0,04
b
19,24±0,04
a

Khối lượng (g) 7,53±0,04
b
5,48±0,04
a
4,85±0,04
a

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Qua bảng 7, có thể thấy rằng 2 nghiệm thức nilon và đối chứng thấp
hơn rất nhiều so lục bình. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do: ở nilon
thì chỉ tạo điều kiện cho ốc lẫn tránh ánh sáng vào ban ngày nhưng lại gây cản
trở cho sự di chuyễn của ốc, còn ở đối chứng thì do không có giá thể để đeo
bám nên phải sống lơ lững trên mặt nước vừa tốn năng lượng vừa khó khăn
trong việc di chuyển đến nơi có thức ăn. Ngoài ra, ở nghiệm thức lục bình do
đó là giá thể sống nên vẫn thực hiện được các chức năng của một thực vật thủy
sinh là giúp làm lắng lọc các vật chất hữu cơ lơ lững trong nước góp phần giúp

cải thiện chất lượng nước trong bể, giá thể lục bình còn là thức ăn bổ sung cho
ốc (rể, thân, là).

8

3.3 Tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng sinh khối, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn của
ốc bươu đồng
3.3.1 Tỷ lệ sống
Sau 2 tháng nuôi, tỷ lệ sống trung bình của ốc bươu đồng đạt cao nhất ở
đối chứng (90%), kế đến là lục bình (87,67%) và thấp nhất ở nilon (86,33%).
Tuy nhiên giá trị của các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Hình 2. Tỷ lệ sống của ốc bươu đồng
Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Bình và ctv (2014), sau 35 ngày ương
cho tỷ lệ sống 93,3-94,4%. Theo Nguyễn Thị Bình (2011) thì sau 28 ngày
ương thì tỷ lệ sống của ốc bươu đồng 88,1% (ương trong giai) và 90,9% (ương
trong bể). Theo nghiên cứu ảnh hưởng thức ăn và mật độ nuôi ốc bươu đồng
thương phẩm của Nguyễn Thị Diệu Linh (2011) thì tỷ lệ sống đạt từ 72-78%.
Nếu so sánh với các kết quả trên thì dễ thấy rằng tỷ lệ sống của ốc bươu đồng
trong nuôi thương phẩm sẽ thấp hơn khi ương giống. Kết quả thí nghiệm này
cho thấy tỷ lệ sống khá tương đồng với các nghiên cứu trên và luôn duy trì ổn
định trong suốt chu kỳ nuôi.
Ở giai đoạn cuối của chu kỳ nuôi, ốc bươu đồng ở các nghiệm thức chết
nhiều. Ngoài nguyên nhân do môi trường đã được nêu ở phần 3.1 (các yếu tố
môi trường), thì còn một nguyên nhân nữa là do nguồn nước (ao số 2) bị ô
nhiễm làm ảnh hưởng đến ốc.
3.3.2 Tỷ lệ tăng sinh khối
Sau 2 tháng nuôi, tỷ lệ tăng sinh khối của nghiệm thức sử dụng lục bình
làm giá thể là cao nhất (802%), kế đến là nilon (527%) và cuối cùng là đối
chứng (494%) (Bảng 8). Theo nghiên cứu của Lê Văn Bình và ctv (2014), thì
trung bình tỷ lệ tăng sinh khối (363-893%).


9

3.3.3 Năng suất
Ốc bươu đồng được nuôi với giá thể là lục bình đạt năng suất cao nhất
(2638 g/m
3
), kế đến là với giá thể nilon (1894 g/m
3
) và cuối cùng không có giá
thể (1745 g/m
3
). Khi so sánh thống kê thì năng suất của nghiệm thức lục bình
cao hơn (P<0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại.
3.3.4 Hệ số tiêu tốn thức ăn
Sau 60 ngày thí nghiệm, hệ số thức ăn khi nuôi với giá thể lục bình là
thấp nhất (0,23), tiếp theo là nilon (0,31) và cao nhất là đối chứng (0,41). Các
kết quả này cho thấy, giá thể lục bình ít tiêu tốn thức ăn hơn các nghiệm thức
còn lại. Ở nghiệm thức này, ngoài nguồn thức ăn là thức ăn công nghiệp được
cung cấp thì ốc còn sử dụng những bộ phận của giá thể như rễ, thân để làm
nguồn thức ăn phụ. Ngoài ra, giá thể lục bình còn tạo điều kiện thuận lợi cho
ốc bươu đồng di chuyển đến những nơi có thức ăn. Còn ở giá thể nilon chỉ tạo
thuận lợi cho ốc lẩn tránh ánh sáng ban ngày chứ không thuận lợi cho việc di
chuyển. Cuối cùng là đối chứng, do không có giá thể ốc phải sống trôi nổi
thành từng cụm ở giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi, sau đó ốc cũng chỉ có thể
bám trên thành bể nên rất khó di chuyển trong việc bắt lấy thức ăn.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Đạt (2010) thì hệ số thức ăn
dao động từ 1,85-5,59 trong thời gian 4 - 5 tháng nuôi. Nguyễn Thị Diệu Linh
(2011) thu được FCR dao động từ 2-5 khi cũng thực hiện nuôi ốc bươu đồng.
Nếu so sánh với 2 kết quả trên thì hệ số thức ăn trong thí nghiệm này là rất

thấp, tuy nhiên do thời gian nuôi chỉ có 2 tháng do đó FCR sẽ thấp hơn. Từ kết
quả này cho thấy, ốc bươu đồng cũng giống với các đối tượng thủy sản khác,
giai đoạn nhỏ hệ số thức ăn thấp hơn giai đoạn trưởng thành.
Bảng 8: Tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng sinh khối, năng suất và hệ số thức ăn
Chỉ tiêu Lục bình

Nilon

Đối chứng

Tỷ lệ sống (%) 87,67±3,51
a

86,33±0,58
a
90,00±1,00
a
Tỷ lệ tăng sinh khối (%) 802±38,36
b
527±38,21
a

494±46,14
a

Năng suất (g/m
3
) 2638±101
b


1894±145
a

1745±113
a

Hệ số thức ăn (FCR) 0,23±0,01
a

0,31±0,05
a

0,41±0,18
a

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
3.4 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng của ốc bươu đồng
Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng theo chiều cao của ốc bươu đồng khi nuôi
bằng giá thể lục bình sẽ thấp và tập trung nhiều vào nhóm 30-35 mm (46%).
Nếu không sử dụng giá thể thì chiều cao tập trung nhiều ở nhóm 25-30 mm

10
(49%) và không xuất hiện ở nhóm 35-50 mm. Đặc biệt ở nghiệm thức sử dụng
nilon thì có mặt ở tất cả các nhóm và tập trung nhiều nhất ở nhóm 25-30 mm
(47%).
Kết quả cho thấy nilon là nghiệm thức có tỷ lệ phân hóa sinh trưởng
cao, lục bình và đối chứng là 2 nghiệm thức có tỷ lệ thấp hơn. Tuy nhiên ở 2
nghiệm thức này khá đối lập, trong khi lục bình thì tập trung nhiều vào các
nhóm sau (cao) còn đối chứng thì lại tập trung vào các nhóm đầu (thấp).


Hình 4. Biểu đồ tỷ lệ phân đàn theo chiều cao
Tỷ lệ phân hóa theo khối lượng, khi nuôi bằng giá thể lục bình thì có
mặt ở hầu như tất cả các nhóm. Nguyên nhân của phân hóa sinh trưởng là do
ốc có tính cạnh tranh chỗ ở và thức ăn cao (mỗi giá thể lục bình chỉ có khoảng
4-5 con ốc bám vào). Tuy tỷ lệ phân hóa sinh trưởng cao nhưng ốc tập trung
nhiều ở 2 nhóm 3-6 g (40%) và 6-9 g (32%). Với nghiệm thức nilon và đối
chứng thì tỷ lệ phân hóa sinh trưởng thấp nhưng lại tập trung nhiều vào nhóm
3-6 g (64% và 59%), xuất hiện rất ít ở 9-12 g (4% và 1%) và hầu như không
xuất hiện ở nhóm trên 12 g (trừ nilon chiếm 1%).
Hình 5. Biểu đồ tỷ lệ phân đàn theo khối lượng

11
4. KẾT LUẬN
Tỷ lệ sống của ốc bươu đồng khác biệt không có ý nghĩa khi nuôi với
các loại giá thể khác nhau.
Tốc tăng trưởng về chiều cao tương đối và tuyệt đối của ốc nuôi với giá
thể lục bình là cao nhất đồng thời khối lượng của ốc cũng là cao nhất.
Chiều cao, chiều rộng, khối lượng trung bình của ốc bươu đồng nuôi
với giá thể lục bình (32,24 mm; 22,81 mm và 7,53 g) cũng cao nhất.
Sau 60 ngày nuôi năng suất ốc nuôi với giá thể lục bình đạt cao nhất
(2638 g/m
3
).
Nên thu hoạch ốc có khối lượng lớn ở giá thể lục bình (thu tỉa) để tạo
điều kiện cho ốc nhỏ tăng trưởng.
5. KIẾN NGHỊ
Sử dụng giá thể lục bình kết hợp với thu tỉa trong nuôi thương phẩm ốc
bươu đồng góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng và năng suất ốc nuôi.
Tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo với các loại giá thể khác trong
nuôi thương phẩm ốc bươu đồng như: bèo tây, thân cây chuối, tàu dừa,…

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Boyd, C.E., 1998, Water Quality in pond for aquaculture. Department of
Fisheries and Allied Aquaculture Auburn University Alabama 36849
USA.
Lê Văn Bình, Trần Hữu Tánh và Ngô Thị Thu Thảo, 2014. Ảnh hưởng của các
loại thức ăn khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng
(Pila polita Deshayes, 1830). Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Cần thơ,
209 trang.
Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2006. Chất lượng nước và
giải pháp cải thiện chất lượng nước. Nhà xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật
Hà Nội, 424 trang.
Lum-Kong, A., and Kenny, J.S. 1989. The reproductive biology of the
ampullariid snail Pomacea urceus (Müller), Journal of Molluscan Studies
55 pp, 53-65.
Nguyễn Đình Trung, 1998. Giáo trình Thủy hóa-Thổ nhưỡng. NXB Nông
Nghiệp, 147 trang.


12
Nguyễn Thị Bình, 2011. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc
bươu đồng Pila polita và thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống. Luận văn
thạc sĩ. Trường Đại học Vinh. 105 trang.
Nguyễn Thị Đạt, 2010, Ảnh hưởng của mật độ và một số loài thức ăn lên tốc
độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng Pila polita trong nuôi
thương phẩm. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường đại học nông nghiệp
Hà Nội, 77 trang.
Nguyễn Thị Diệu Linh, 2011. Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ đến tỷ lệ sống
và tốc độ tăng trưởng của ốc bươu đồng Pila polita nuôi trong giai ở ao
nước ngọt thành phố Vinh. Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Vinh: 107
trang.


×