Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ảnh hưởng của mật độ nuôi khác nhau lên tỷ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản của artemia franciscana

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.2 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



TRỊNH TẤN ĐẠT




ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI KHÁC NHAU LÊN TỶ
LỆ SỐNG, TĂNG TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA Artemia
franciscana



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN









2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




TRỊNH TẤN ĐẠT



ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI KHÁC NHAU LÊN TỶ
LỆ SỐNG, TĂNG TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA Artemia
franciscana



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. NGUYỄN VĂN HÒA
THs. NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN




2014
1

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI KHÁC NHAU LÊN TỶ LỆ SỐNG,
TĂNG TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA Artemia franciscana
Trịnh Tấn Đạt

Email:
ABSTRACT
This study was carried out to evaluate the effect of different stocking densities on
survival rate, growth as well as reproduction of Artemia franciscana Vinh Chau.
Experiment consisted of 4 treatments: 150 ind/ L, 500 ind / L, 1000 ind/ L and
2,000 ind / L and was set up in the 500-L composite tanks containing of 450L of
high saline water of 80ppt. Artemia were fed by formulated feed with 30%
protein content combined with dry algae at beginning and replaced gradually by
formulated feed. After 7 and 14 days, survival rates from treatment 1 to 4 was
94,20 ± 8,30; 85,00 ± 21,20; 54,90 ± 18,50 and 55,90 ± 3,04 and 44,90 ± 8,60;
30,00 ± 3,90; 31,70 ± 8,50; 48,10 ± 5,60 respectively. Animal length after 7 days
were 3,55 ± 0,35; 3,00 ± 0,42; 3,70 ± 0,49 and 3,70 ± 0,07 and after 14 days were
7,00 ± 2,90; 4,30 ± 0,56; 5,00 ± 0,56 and 4,90 ± 0,21. Average fecundity from
treatment 1 to 4 were 63-70; 47-65; 43-76 and 47-76 offspring per female and
there was no significant difference among treatments (P<0.05). After 6 weeks,
cyst production in treatment with density of 150 ind / L reached 111,20 g / m
3

and significantly higher compared to other treatments.
TÓM TẮT
Thí nghiệm nuôi Artemia với những mật độ khác nhau gồm 4 nghiệm thức: 150
con/ lít, 500 con/ lít, 1000 con/ lít và 2000 con/ lít. Thí nghiệm được bố trí trong
các bể composite 500 lít chứa 450l nước biển ở độ mặn 80ppt và sử dụng thức ăn
phối chế với hàm lượng đạm 30% kết hợp với tảo khô hỗn hợp (Tetrselmis,
Isochrysis, Spirulina…) và được thay thế dần bằng thức ăn chế biến. Các chỉ tiêu
môi trường được thu mỗi ngày. Sau 7 và 14 ngày nuôi thu tỉ lệ sống ở các nghiệm
thức từ 1 đến 4 lần lượt là 94,20 ± 8,30; 85,00 ± 21,20; 54,90 ± 18,50 và 55,90 ±
3,04 (ở ngày thứ 7) và 44,90 ± 8,60; 30,00 ± 3,90; 31,70 ± 8,50 và 48,10 ± 5,60
(ở ngày thứ 14) tương ứng với tăng trưởng của Artemia đạt lần lượt là 3,55 ±
0,35; 3,00 ± 0,42; 3,70 ± 0,49 và 3,70 ± 0,07 (ở ngày thứ 7) và 7,00 ± 2,90; 4,30

± 0,56; 5,00 ± 0,56 và 4,90 ± 0,21 (ở ngày thứ 14). Sức sinh sản đạt trung bình từ
63-70; 47-65; 43-76 và 47-76 phôi/ con cái tương ứng với nghiệm thức 1 đến
nghiệm thức 4 và khác biệt không có nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức
2

(P<0,05). Sau 6 tuần nuôi năng suất trứng bào xác ở nghiệm thức150con/ lít đạt
111,20 g/m
3
khá cao so với những mật độ còn lại.
1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Artemia tươi sống từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy
sản, đặc biệt là làm thức ăn cho một số loại ấu trùng động vật thủy sản. Chúng
được sử dụng với nhiều kích cỡ khác nhau từ ấu trùng mới nở cho đến con trưởng
thành. Hiện nay dòng được nuôi chủ yếu và phổ biến ở ĐBSCL là Artemia
franciscana dòng Vĩnh Châu do ấu trùng Artemia franciscana lúc mới nở ở giai
đoạn Instar I và Instar II có kích thước nhỏ hơn so với các dòng Artemia khác, là
loại thức ăn lý tưởng cho giai đoạn đầu của ấu trùng giáp xác và cá con. Bên cạnh
đó nó còn có hàm lượng dinh dưỡng cao với hàm lượng đạm trên 50%, chất béo
trên 10% và HUFA (Highly Unsaturated Fatty Acid) biến động trong khoảng 0,3
đến 5mg/DW (Sorgeloos et al. 1996 Lim et al., 2003).
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản trong những thập
niên gần đây, nhu cầu về trứng bào xác và sinh khối Artemia ngày càng tăng, đặc
biệt là nhu cầu về sinh khối sạch phục vụ cho nuôi vỗ tôm cá bố mẹ và cá cảnh,
thúc đẩy việc cải tiến quy trình nuôi Artemia để có năng suất cao hơn nhằm đáp
ứng được nhu cầu thực tiễn. Một trong số những vấn đề được quan tâm là mật độ
nuôi vì đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng, sinh sản của Artemia cũng
như duy trì và phát triển quần thể, mấu chốt để có năng suất cao và ổn định trong
nghề nuôi, do đó nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của
mật độ nuôi để xác định rõ ảnh hưởng của chúng đến năng suất trứng bào xác

Artemia và sinh khối trong điều kiện nuôi trên bể nhằm làm cơ sở cho việc ứng
dụng nuôi trên ao đất. Bên cạnh đó, dùng thức ăn chế biến chất để thay thế nguồn
thức ăn tảo đắt tiền nhằm đơn giản hóa quy trình nuôi trên bể đồng thời vẫn đảm
bảo chất lượng sinh khối, trứng bào xác cũng là một trong những mục tiêu hướng
tới trong nghiên cứu này.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Vật liệu
Sử dụng trứng bào xác Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu. Được cung cấp từ
khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ.

3

2.2 Phương pháp nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm: Artemia được ấp nở ở điều kiện chuẩn sau đó bố trí vào bể
500 lít, độ mặn 80ppt và nhiệt độ phòng ở tất cả các nghiệm thức. Các nghiệm
thức được bố trí bao gồm 4 nghiệm thức và 2 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức:
Nghiệm thức 1: 150 cá thể/lít
Nghiệm thức 2: 500 cá thể/lít
Nghiệm thức 3: 1000 cá thể/lít
Nghiệm thức 4: 2000 cá thể/lít
Chăm sóc và quản lý
Cho ăn: sử dụng thức ăn chế biến kết hợp với tảo khô theo tỷ lệ 50% thức
ăn 50% tảo ở 5 ngày đầu, 70% thức ăn 30% tảo ở 2 ngày sau đó và 90% thức ăn
10% tảo ở những ngày tiếp theo cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Thức ăn được
pha vào nước và lọc qua lưới 50μm lấy dung dịch lọt qua lưới cho Artemia ăn.
Các chỉ tiêu môi trường như pH, nhiệt độ, độ mặn, DO được đo đạc 1
lần/ngày vào lúc 8 giờ. NH
3
, NO
2

được test định kỳ 4 ngày/lần.
Chế độ thay nước: 3 ngày một lần, thay 20 đến 50% tùy theo chất lượng
nước trong bể nuôi và được thực hiện như nhau ở các nghiệm thức.
Phương pháp thu mẫu
Tỉ lệ sống và chiều dài của Artemia được xác định vào ngày 7 và 14, xác
định bằng công thức sau:
Tỷ lệ sống (%)
Số cá thể cuối
TLS = x 100
Số cá thề đầu
Số cá thể trung bình
Trong đó: Số cá thể cuối = x 450.000
500
+ Số cá thể trung bình được xác định bằng cách dùng cốc thủy tinh 500ml
múc ngẫu nhiên 5 lần/ bể và đếm, tính trung bình.
4

+ 500 là thể tích cốc thủy tinh (ml)
+ 450.000 là thể tích nuôi (ml)
Chiều dài của Artemia được xác định bằng cách bắt ngẫu nhiên 30 con ở
mỗi nghiệm thức và được đo từ đỉnh đầu của Artemia đến điểm cuối đuôi, dưới
kính hiển vi.
Các chỉ tiêu sinh sản được thu khi cá thể bắt đầu tham gia sinh sản
Sức sinh sản: Số trứng hoặc nauplii trong túi ấp của con cái, được xác định
từ 30 con cái thu ngẫu nhiên trong 1 bể: 1 tuần/lần kể từ khi 100% cá thể cái
mang trứng.
Phương thức sinh sản: Phần trăm con cái mang trứng đẻ trứng bào xác
(cysts) hoặc nauplii trên tổng số con cái, được xác định từ 30 con cái thu ngẫu
nhiên ở phần sức sinh sản.
Năng suất trứng: Trứng được thu vào mỗi buổi sáng bằng cách dùng vợt

vớt trên mặt bể sau khi đã tắt sục khí và bảo quản trong dung dịch nước muối bảo
hòa. Cân riêng tổng khối lượng trứng của từng nghiệm thức sau khi kết thúc thí
nghiệm.
2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý với bảng tính Excel và chương trình SPSS 16.00 với
ANOVA một nhân tố để so sánh độ sai biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở
mức P < 0.05.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều kiện môi trường
Thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm, ở cùng một điều kiện nên
các chỉ tiêu môi trường tương đối ổn định và không có sự khác biệt giữa các
nghiệm thức, nhiệt độ trong ngày dao động trung bình từ 27,70 - 27,90
o
C và pH
dao động trung bình trong khoảng 8,40 - 8,50. Theo nghiên cứu của Lavens and
Sorgeloos (1996), nhiệt độ và pH trong thí nghiệm này nằm trong khoảng thích
hợp cho Artemia.
Hàm lượng NH
3
/NH
4
(TAN) dao động trung bình 3,75-6,20 ppm. Do nuôi
với mât độ cao nên hàm lượng NH
4
tương đối cao. Tucker (1998) nghiên cứu môi
trường nuôi thủy sản cho biết hàm lượng ammonia an toàn trong nước khi
NH
4
+
<1,50 ppm và NH

3
<0,10 ppm; hàm lượng gây độc của NH
3
khác nhau giữa
5

các loài và giai đoạn phát triển của vật nuôi cũng như môi trường nuôi. Do đó,
hàm lượng TAN trong thí nghiệm này góp phần ảnh hưởng xấu đến Artemia, bắt
đầu từ tuần thứ 3 làm tăng số lượng cá thể chết, một số cá thể có mảng bám màu
đen ở phần chân bơi và nước có mùi hôi Tình trạng trên được khắc phục bằng
cách tăng chế độ thay nước, bổ sung vi sinh vật có ích vào bể nuôi. Những biện
pháp này đã góp phần làm giảm ảnh hưởng xấu do TAN gây ra.
Bảng 3.1: Điều kiện môi trường trong thí nghiệm
Nghiệm thức

pH Nhiệt độ (
o
C)

DO (mg/l) NH
4
(ppm) NO
2
(ppm)
150 con/ lít 8,50± 0,00
a
27,70± 0,00
a
4,35±0,07
a

4,05±1,06
a
0,00
500 con/ lít 8,40± 0,00
a
27,70± 0,00
a
4,60 ± 0,28
a
4,25±0,21
a
0,00
1000 con/ lít 8,50± 0,00
a
27,70± 0,00
a
4,70± 0,00
a
3,75±1,34
a
0,00
2000 con/ lít 8,50± 0,00
a
27,85± 0,07
a
3,80± 0,00
a
6,20±0,00
a
0,00


3.2 Tỉ lệ sống và tăng trưởng của Artemia sau 7 và 14 ngày nuôi
Tỉ lệ sống và chiều dài của Artemia vào ngày nuôi thứ 7 và thứ 14 được
trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Tỉ lệ sống và chiều dài của Artemia ngày 7 và 14
Nghiệm thức
Tỉ lệ sống (%) Chiều dài (mm)
Ngày 7 Ngày 14 Ngày 7 Ngày 14
NT1 (150 con/ lít) 94,20 ± 8,30
a
44,9 0± 8,60
a
3,55 ± 0,35
a
7,00 ± 2,90
a

NT2 (500 con/ lít) 85,00 ± 21,20
a

30,00 ± 3,90
a
3,00 ± 0,42
a
4,30 ± 0,56
a

NT3(1000con/ lít) 54,90 ± 18,50
a


31,70 ± 8,50
a
3,70 ± 0,49
a
5,00 ± 0,56
a

NT4(2000con/ lít) 55,90 ± 3,04
a
48,10 ± 5,60
a
3,70 ± 0,07
a
4,90 ± 0,21
a

Tỉ lệ sống của Artemia vào ngày 7 dao động trong khoảng 54,90 - 94,20%,
trong đó cao nhất là tỷ lệ sống ở nghiệm thức 1 (150 con/ lít) là 94,20%. Đến
ngày 14, tỉ lệ sống có xu hướng giảm (30,00 - 48,10%), và khác biệt không có ý
6

nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05). Kết quả này cao hơn nhiều so với
thí nghiệm của Đặng Kim Thanh (2009) nuôi Artemia trên bể lót bạt sau 14 ngày
nuôi (mật độ 1.000 con/L là 19,90 ± 6,40%, 1.500 con/L là 17,40 ± 2,40% và
2.000 con/L là 14,60 ± 2,00%.) nguyên nhân có thể là do thí nghiệm của Đặng
Kim Thanh (2009) dùng cám ủ làm thức ăn sử dụng trong thí nghiệm và bố trí thí
nghiệm ở ngoài trời làm môi trường nuôi Artemia diễn biết xấu nhanh hơn.
Chiều dài của Artemia ở ngày 7 của 4 nghiệm thức khác biệt không có ý
nghĩa thống kê dao động trung bình khoảng 3,00 - 3,65 mm, đến ngày 14 chiều
dài thay đổi lớn 4,30 - 6,95 mm. Cao nhất ở nghiệm thức 1 (150 con/ lít) là 6,95

mm. Điều này có thể giải thích ở nghiệm thức 1 có mật độ nuôi thấp hơn so với
những nghiệm thức khác vì vậy về không gian sống rộng rãi hơn và điều kiện
sống tốt, tăng trưởng nhanh hơn.
3.3. Sinh sản của Artemia
Đa số con cái thành thục sau 20 ngày nuôi, do đó các mẫu về sinh sản
được thu vào cuối tuần thứ 3 cho tới khi kết thúc thí nghiệm.
3.3.1 Sức sinh sản của Artemia
Sức sinh sản của Artemia được trình bày trong bảng 3.3:
Bảng 3.3: Sức sinh sản của Artemia
Sức sinh sản ( phôi/con cái)
Mẫu thu
NT1
(150 con/l)
NT2
(500 con/l)
NT3
(1000 con/l)
NT4
(2000 con/l)
Đợt 1 68,10 ± 26,20
a

54,60 ± 18,80
a

67,33 ± 21,20
a

46,97 ± 7,20
a


Đợt 2 63,45 ± 13,10
a

47,10 ± 1,10
a
43,45 ± 2,90
a
47,09 ± 5,00
a

Đợt 3 67,95 ± 4,50
a
60,80 ± 10,60
a

62,90 ± 2,00
a
64,90 ± 8,60
a

Đợt 4 70,00 ± 4,80
a
65,25 ± 2,50
a
75,50 ± 8,10
a
76,40 ± 12,40
a


Kết quả từ bảng 3.3 cho thấy Artemia bắt đầu sinh sản vào tuần thứ 3 và
kéo dài đến khi kết thúc thí nghiệm. từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 5 ở nghiệm thức 1
(150 con/l) có sức sinh sản cao nhất dao động từ 63,45 ± 10,70 đến 68,10 ± 21,40
7

phôi/ con cái, nhưng đến tuần nuôi thứ 6 thì nghiệm thức thứ 4 (2000 con/l) lại có
sức sinh sản cao nhất lên đến 76,40 ± 10,20 phôi/ con cái, điều này có thể giải
thích thông qua việc ở nghiệm thức 4 (2000 con/l) do tỷ lệ chết cao nên ở những
tuần nuôi cuối thí nghiệm mật độ trở nên thấp hơn những nghiệm thức khác cộng
với việc thức ăn đầy đủ nên nhưng cá thể cái bắt đầu thành thục tốt hơn và có sức
sinh sản cao hơn. Nhìn chung sức sinh sản ở cả 4 nghiệm thức không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Có thể thấy sức sinh sản của Artemia ở mức
khá cao và nghiệm thức 1 (150 con/l) đạt cao hơn so với thí nghiệm nuôi Artemia
trong ao ở điều kiện độ mặn 80ppt, mật độ 100con/lít, ở tuần thứ 3, sử dụng thức
ăn tôm sú số 0 (53,00 ± 18 phôi/lứa) (Trần Hữu Lễ và ctv., 2012).
3.3.2 Phương thức sinh sản
Artemia có 2 phương thức sinh sản là sinh sản trứng bào xác (cyst) và sinh
sản nauplii, sau 3 tuần nuôi dưới đây là kết quả phương thức sinh sản của quần
thể Artemia trong quá trình thí nghiệm.
Bảng 3.4: Phương thức sinh sản của Artemia
Phương thức sinh sản (%)
Mẫu thu
NT1 (150con/l) NT2(500con/l) NT3(1000con/l) NT4(2000con/l)
Cyst Nau Cyst Nau Cyst Nau Cyst Nau
Đợt 1 100 65 35 80 20 85 15
Đợt 2 100 100 95 5 95 5
Đợt 3 100 95 5 100 100
Đợt 4 100 100 95 5 100
Kết quả trong bảng 3.4 cho thấy phần lớn quần thể Artemia có phương
thức sinh sản trứng bào xác từ 65 – 100%, kết quả trên có thể là do Artemia được

nuôi ở độ mặn cao nên có xu hướng sinh sản trứng bào xác.
3.4 Năng suất
Năng suất trứng bào xác và sinh khối Artemia được trình bày ở bảng 3.5
như sau:

8

Bảng 3.5: Năng suất trứng bào xác và sinh khối của Artemia
Năng suất trứng bào xác và sinh khối của Artemia (g/m
3
)
Chỉ tiêu
NT1
(150con/l)
NT2
(500con/l)
NT3
(1000con/l)
NT4
(2000con/l)
Năng suất trứng 111,20 47,52 45,80 22,06
Sinh khối 617,00 ± 12,02 528,30 ± 127,06

760,50 ± 309,06

200,00 ± 45,2
0
Kết quả từ bảng 3.5 cho thấy năng suất trứng bào xác của Artemia ở
nghiệm thức 1 (150 con/ lít) cao hơn nhiều so với nhưng nghiệm thức còn lại đạt
111,20 g/m

3
và thấp nhất là nghiệm thức 4 (2000 con/ lít) chỉ thu được 22,06 g/m
3
do nuôi ở mật độ quá cao làm tỉ lệ sống giảm nhiều trong thời kỳ tiền sinh sản và
thời kỳ tiền sinh sản kéo dài hơn dẫn đến năng suất trứng thu được thấp. Đối với
năng suất trứng bào xác của Artemia nuôi trong phòng thí nghiệm ở mật độ 150
con/ lít đạt khá cao, tương đương với thí nghiệm của Teresita và ctv (2003) đã thí
nghiệm nuôi sinh khối Artemia bằng phân gà với các liều lượng khác nhau trong
các bể có thể tích 4 m
3
, sau 55 ngày nuôi thu được năng suất cao nhất là 467,33
g/ao. Còn những nghiệm thức với mật độ cao hơn (500 con/ lít, 1000 con/ lít,
2000 con/ lít) thì đạt năng suất tương đối thấp lần lượt là 47,52 g/m
3
, 45,80 g/m
3

đặc biệt ở nghiệm thức 2000 con/ lít (22,06 g/m
3
).
Năng suất sinh khối trong thí nghiệm này ở mức thấp do thu sinh khối khi
kết thúc thí nghiệm, do tỉ lệ sống đã giảm rất nhiều kéo theo sinh khối thấp.
4. KẾT LUẬN
Tỉ lệ sống và tăng trưởng của Artemia sau 14 ngày nuôi trong bể ở các
nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nhưng tỉ lệ
sống và tăng trưởng ở nghiệm thức 1 (150 con/ lít) cao hơn so với các nghiệm
thức còn lại, sức sinh sinh sản của Artemia ở mật độ 150 con/ lít cũng cao hơn so
với những mật độ khác.
Năng suất trứng bào xác và sinh khối Artemia tươi sau 42 ngày nuôi giữa
bốn nghiệm thức có khác nhau khá nhiều, trung bình lần lượt từ nghiệm thức 1

đến 4 là 111,20 g/m
3
, 47,52 g/m
3
, 45,80 g/m
3
và 22,06 g/m
3
đối với nghiệm thức 1
(150 con/ lít) có năng suất cao hơn hẳng so với những nghiệm thức còn lại.
9

Kết quả cho thấy trong cùng một điều kiện nuôi, nghiệm thức có mật độ
thấp hơn đạt sức sinh sản cao hơn, năng suất trứng bào xác cao hơn, vì thế, nuôi
Artemia để thu năng suất trứng nên nuôi ở mật độ 150 con/ lít đem lại lợi nhuận
cũng như đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Trái lại nuôi thu trứng những nghiệm thức
mật độ cao hơn 150 con/lít thì không hiệu quả, chỉ thích hợp cho việc nuôi thu
sinh khối nhưng nên thu ở trước 2 tuần nuôi đầu sẽ cho hiệu quả cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Kim Thanh, 2009. Nghiên cứu về nuôi sinh khối Artemia trên bể lót bạt.
2. Levens, P. and P. Sorgeloss, 1996. Cẩm nang sản xuất và sử dụng thức ăn tươi
sống trong nuôi trồng thủy sản.
3. Lim Lian Chuan , Philippe Dhert, Patrick Sorgeloos. 2003. Recent
developments in the application of live feeds in the freshwater orn amental
fish culture. Aquaculture 227, 319–331.
4. Nguyễn Văn Hòa, 1993. Effect of Environment Conditions on the Quantitative
Feed Requirements of the Brine Shrimp A.Franciscana (Kellogg). University of
Ghent. Thesis Submitted in Partial Fulfilment of the Requirements for the
Academic Degree of Master of Science in Aquaculture.
5. Sorgeloos (editor), J. Dhont and P. Levens. 1996. T ank production and use of

ongrown Artemia. In: Manual on the production and Use of Life Food for
Aquaculture Lavens, P. and Sorgeloos; P., FAO Fisheries technical, 1996, Paper
No.361, Rome, Italy.
6. Teresita, D.N.J.M., Leticia, G.R., Miguel, A.O., 2003. Evaluation of Artemia
biomass production in San Crisanto, Yucatán, Mexico, with the use of poultry
manure as organic fertilizer. Aquaculture 219, 573–584.
7. Trần Hữu Lễ và Nguyễn Văn Hòa, 2012. Hiệu quả của cám gạo ủ men và thức
ăn tôm sú trong ao nuôi Artemia thâm canh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ.
8. Tucker, J.W. 1998. The rearing environment. In: Marine fish culture. Harbor
Branch Oceanographic Institution, Florda Institute for Technology, Kluwer
Academic publisher, 49-146.


×