Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ảnh hưởng của hàm lượng guar gum lên độ tiêu hóa và đặc điểm phân của cá tra (pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.84 KB, 14 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






PHẠM MINH TÂM




ẢNH HƢỞNG CỦA HÀM LƢỢNG GUAR GUM
LÊN ĐỘ TIÊU HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN



2014




TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




PHẠM MINH TÂM



ẢNH HƢỞNG CỦA HÀM LƢỢNG GUAR GUM
LÊN ĐỘ TIÊU HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
ThS. TRẦN LÊ CẨM TÚ


2014
1


ẢNH HƢỞNG CỦA HÀM LƢỢNG GUAR GUM LÊN ĐỘ TIÊU HÓA
VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
Phạm Minh Tâm
1

1
Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ
ABSTRACT
Study on evaluation the effect of guar gum (GG) addition on digestibility and fecal
characteristics of Tra catfish (Pangasionodon hypophthalmus). Experiment was set
up consisting of 6 feeding treatments with 6 levels of guar gum addition (0, 0.025,
0.05, 0.1, 0.2 and 0.3%) with 3 replications per treatment and complete random
design. Experimental fish with average weight of 95.04

0.08 g were stocked in the
170-L tank with density of 20 fish/tank. After four weeks of culture, particle size of
faeces was determine basing on settling method and at the final day, all fish were
dissected to collect the faeces in stomach and three parts of intestine to determine
digestibility, moisture, osmolarity, viscosity, and pH. The results showed that, ADC
(apparent digestibility coefficience) and ADC of protein in diet of the treatment diets
0.025, 0.05 and 0.1% GG (65.3-66.0% and 80.1-80.7%) were not significantly
different (P>0.05) comparing with the treatment without GG (66.7% and 82.2%).
There was no significant difference in pH at stomach and different parts of intestine
at all diet treatments.The moisture content, osmolarity, viscosity and the percentage
of big faecal pellets (> 2mm) tend to increase with the increasing of GG addition in
diet. Particularly, diet treatments supplementary levels of GG from 0.05 to 0.3%
have the percentage of big faecal pellets (> 2mm) (from 38.1 to 43.0%) which were
statistically greater than the treatment without GG (26.5%). The chemical
composition of fish such as moisture, protein, lipid and ash in the treatment
difference were not significant differnce (P> 0.05) between treatments. As a results

of these, suitable of GG levels addition in diet for Tra catfish from 0.05 to 0.1% and
at these levels not only did not affect on fish digestibility but also helped toimprove
faecal characteristics.
Keywords: catfish, guar gum.
Title: Effects of guar gum levels on digestion and faeces chracteristics of catfish
(Pangasianodon hypophthalmus)
TÓM TẮT
Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng guar gum (GG)
lên độ tiêu hóa và đặc điểm phân thu của cá tra. Thí nghiệm được tiến hành trên cá
tra có khối lượng trung bình 95,04

0,08 g, được bố trí ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm
thức thức ăn có hàm lượng guar gum khác nhau là 0; 0,025; 0,05; 0,1; 0,2 và 0,3%.
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Sau 4 tuần thí nghiệm, tiến hành mổ hết cá
trong bể để xác định độ tiêu hóa vật chất khô và độ tiêu hóa protein ở đoạn ruột
cuối, tìm hiểu đặc điểm phân cá (pH, ẩm độ, áp suất thẩm thấu và độ nhớt) ở dạ dày
2

và các đoạn ruột, xác định kích cỡ viên phân và thành phần hóa học của thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm cho thấy độ tiêu hóa vật chất khô và độ tiêu hóa protein của thức
ăn ở nghiệm thức 0,025, 0,05 và 0,1% GG (65,3%-66,0% và 80,1%-80,7%) khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với nghiệm thức không bổ sung GG (66,7%
và 82,2%). pH ở các đoạn ruột tất cả các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05) so với nghiệm thứ không bổ sung GG. Ẩm độ, áp suất thẩm thấu,
độ nhớt và tỉ lệ khối lượng của viên phân có kích cỡ to (>2mm) có xu hướng tăng khi
hàm lượng guar gum có trong thức ăn tăng. Các nghiệm thức thức ăn bổ sung hàm
lượng GG từ 0,05-0,3% có phần tỉ lệ khối lượng (38,1-43,0%) của viên phân có kích
cỡ to (>2mm) lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức thức ăn không bổ sung
GG (26,5%). Thành phần hóa học của cá như ẩm độ, protein, lipid và tro ở các
nghiệm thức thức ăn có bổ sung GG khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

so với nghiệm thức thức ăn không bổ sung GG. Từ những kết quả trên cho thấy có
thể bổ sung 0,05-0,1% guar gum vào thức ăn không những không làm ảnh hưởng tới
độ tiêu hóa mà còn giúp cải thiện đặc điểm viên phân của cá.
Từ khóa: cá Tra, guar gum.
1 GIỚI THIỆU
Cá tra là loài cá kinh tế phổ biến và đặc hữu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), với những đặc điểm thuận lợi về khí hậu, hệ thống sông ngòi và sự cải
tiến trong công tác giống, nghề nuôi cá tra đã và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt
Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước
(Phương and Oanh, 2010). Nghề nuôi cá tra hiện nay đang ở mức thâm canh rất cao
và kỹ thuật nuôi không ngừng được cải tiến (Phan et al., 2009; De Silva and Phuong,
2011). Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi cá tra là những vấn đề về chất
lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường…
Quá trình nuôi, cá thải ra một lượng lớn chất thải là chất có khả năng gây hại cho
chính bản thân cá và cả môi trường nuôi (Baird et al., 1996; Bergheim and Åsgård,
1996). Trong hệ thống nuôi, hạt lơ lửng chủ yếu là phân cá là một trong những thành
phần chính gây ô nhiễm (Summerfelt, 1998). Một phần của những chất rắn có thể
được loại bỏ bằng những thiết bị máy móc chuyên dụng. Tuy nhiên, phương pháp
làm sạch như vậy chỉ có hiệu quả khi chất thải có kích thước hạt đủ lớn được giữ lại
bởi hệ thống lọc (Cripps and Bergheim, 2000; Bergheim and Brinker, 2003). Vì vậy
một con đường nghiên cứu đầy hứa hẹn trong quản lý nước thải nuôi trồng thủy sản
liên quan đến việc bổ sung chất kết dính vào thức ăn để tạo ra những hạt phân có
kích thước lớn có tiềm năng loại bỏ cơ học cao hơn.
Việc bổ sung chất kết dính vào thức ăn giúp làm giảm chất lơ lửng do cá thải ra được
xem như là một giải pháp mới nhằm giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm khi nuôi cá tra.
Chất kết dính làm tăng độ bền của thức ăn trong môi trường nước, sự thất thoát các
chất dinh dưỡng, giảm bụi trong quá trình chế biến thức ăn… Tuy nhiên, một số chất
kết dính có thể làm ảnh hưởng đến độ tiêu hóa thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và
3


Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Vì vậy, nghiên cứu “Ảnh hưởng của hàm lượng guar gum
lên độ tiêu hóa và đặc điểm phân của cá tra (Pangasianodon hypopthalmus)” được
thực hiện, với mục tiêu là xác định ảnh hưởng của hàm lượng guar gum lên độ tiêu
hóa và đặc điểm phân của cá tra. Từ đó làm cơ sở xây dựng công thức thức ăn phù
hợp góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do sự gắn kết các thành phần chất thải từ
cá.
2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2014 đến tháng 05/2014 tại Khoa Thủy sản -
Trường Đại học Cần Thơ. Cá Tra giống thí nghiệm là cá khỏe mạnh có khối lượng
trung bình 95,040,08 g. Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống nước chảy tràn và
sục khí liên tục gồm 18 bể composite (170 L/bể), được bố trí với mật độ 20 con/bể.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức thức ăn bổ sung
hàm lượng guar gum khác nhau (0, 0,025, 0,05, 0,1, 0,2 và 0,3%) và mỗi nghiệm
thức được lặp lại 3 lần.
2.2 Thức ăn thí nghiệm
Bảng 1: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm
Nguyên liệu g/kg thức ăn
Bột cá 65% đạm
(1)
142,9
Bột đậu nành 50% đạm
(2)
168,1
Cám gạo
(3)
151,8
Cám gạo li trích
(4)
162,3

Khoai mì lát
(5)
160,2
Bột hướng dương
(6)
170,2
Dầu cá 24,5
Premix khoáng-vitamin 10,0
Chất đánh dấu Cr
2
O
3
10,0
(1): bột cá Kiên Giang; (2): nhập khẩu và phân phối bởi công ty Vĩnh Hoàn; (3)(5): địa phương; (4):
cung cấp bởi công ty Cái Lân; (6): cung cấp bởi công ty deHues.
Chế biến thức ăn: thức ăn thí nghiệm được phối trộn từ các loại nguyên liệu
chính: bột cá, cám gạo, mì lát, bột đậu nành, cám gạo li trích, bột hướng dương. Sau
khi phối trộn các thành phần nguyên liệu trên, hỗn hợp sẽ được nghiền mịn qua kích
thước mắt lưới 1 mm. Các thành phần nguyên liệu tiếp tục phối trộn Guar gum (ở các
mức hàm lượng khác nhau: 0%, 0,025%, 0,05%, 0,1%, 0,2%, 0,3%), Cr
2
O
3
, premix
khoáng, vitamin, dầu cá sau đó mang đi ép viên (kích cỡ 4 mm) và sấy khô.


4

Bảng 2: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm

Nghiệm thức
Thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm
Ẩm độ (%)
Protein (%)

Lipid (%)
Tro (%)





G 0
11,7
29,1

5,88
11,3
G 0,025
9,84
28,7

5,75
11,2
G 0,05
12,3
30,2

5,81
11,2

G 0,1
11,1
29,1

5,74
11,2
G 0,2
10,2
28,9

5,71
11,3
G 0,3
11,1
28,9

5,84
11,3
Giá trị thể hiện là số trung bình

độ lệch chuẩn.
2.3 Chăm sóc và quản lý
Cá ở tất cả các nghiệm thức được cho ăn theo nhu cầu 1 lần/ngày. Ghi nhận lượng
thức ăn cá sử dụng và lượng thức ăn thừa. Sau khoảng 4 tuần thí nghiệm tiến hành
mổ toàn bộ cá để phân tích. Các yếu tố môi trường: nhiệt độ được đo hằng ngày
(sáng và chiều). Oxy hòa tan (DO) và pH đo 1 lần/tuần (sáng và chiều).
2.4 Phƣơng pháp thu mẫu
2.4.1 Xác định độ tiêu hóa
Thu mẫu thức ăn: mỗi nghiệm thức thu 10g thức ăn. Mẫu thức ăn được xay nhuyễn
và được bảo quản trong tủ đông (-20

o
C) để phân tích Cr
2
O
3
.
Thu mẫu phân: mỗi nghiệm thức thu tối thiểu 5g (khối lượng khô) để phân tích
Cr
2
O
3
. Phân cá được ở đoạn ruột cuối thu theo phương pháp mổ và mẫu phân được
sấy ở 60
0
C sau đó bảo quản trong tủ đông.
2.4.2 Thành phần hóa học của cá
Trước khi tiến hành thí nghiệm bắt ngẫu nhiên 10 con, sau khi kết thúc thí nghiệm
thu hết số cá trong bể để phân tích thành phần hóa học của cá (ẩm độ, protein, lipid
và tro). Mẫu cá được bảo quản ở tủ đông đến khi phân tích.
2.4.3 Đặc điểm phân cá
Sau khi cho cá ăn quen với thức ăn thí nghiệm 4 tuần, tiến hành mổ hết số cá sau
khoảng 6 giờ cho ăn. Hệ tiêu hóa của cá lấy phần dạ dày và ruột, tiếp theo chia ruột
thành 3 phần bằng nhau: ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Mẫu dạ dày và ruột sẽ
được đo pH, cân khối lượng ướt, khối lượng khô (sấy mẫu 60
0
C). Cuối cùng, đem ly
tâm 10000 vòng/phút (trong 10 phút) lấy phần dung dịch trong (bỏ phần lắng) để tiến
hành đo áp suất thẩm thấu, độ nhớt (độ nhớt được xác định trong vòng 24 giờ).



5

2.4.4 Kích cỡ hạt phân
Cho cá ăn với thức ăn thí nghiệm trong 4 tuần thu phân lắng để xác định kích cỡ hạt
phân. Các bước thu phân được tiến hành như sau: thu mẫu phân cũ của cá trước, sau
đó cho cá ăn, 30 phút sau thu thức ăn thừa rồi gắn chai thu phân vào hệ thống bể thí
nghiệm. 23 giờ sau lấy chai thu phân cá. Mẫu được bảo quản bằng cách giữ lạnh ở
nhiệt độ 4
0
C để làm chậm quá trình phân hủy mẫu. Kích cỡ hạt phân được phân tích
bằng cách đổ chai phân vào sàng có kích thước mắc lưới 2mm. Sau đó rửa thật nhẹ
nhàng, tỉ lệ khối lượng phân trên sàn và dưới sàn được thu, sấy khô ở 60
0
C dùng để
tính toán.
2.5 Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu
Các chỉ tiêu thành phần hóa học của cá như: ẩm độ, protein, lipid và tro được xác
định theo phương pháp AOAC (2000). Ẩm độ: được xác định bằng phương pháp sấy
mẫu ở nhiệt độ 105
0
C (4-5 giờ) đến khi khối lượng không đổi, protein: được xác định
bằng phương pháp Kjeldahl, lipid: được xác định bằng phương pháp Soxhlet, tro:
được xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung trong tủ nung ở nhiệt độ 550 – 560
0
C
trong khoảng 4 giờ đến khi mẫu có màu trắng hoặc màu xám.
Hàm lượng Cr
2
O
3

được xác định theo phương pháp Furukawa và Tsukahara, 1996.
Các đặc điểm phân cá như pH: xác định bằng máy đo pH (HANNA-Mỹ), áp suất
thẩm thấu (mOsm): xác định bằng máy đo Fiske one-ten Osmometer, độ nhớt
(mPas): xác định bằng phương pháp DV II + máy đo độ nhớt Brookfield.
Số liệu được xử lý theo chương trình Microsoft Excel 5,0 và phần mềm SPSS 16,0.
So sánh trung bình của các chỉ tiêu theo dõi giữa các nghiệm thức thức ăn dựa vào
ANOVA một nhân tố với phép thử DUCAN ở mức ý nghĩa (P< 0,05).
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Môi trƣờng trong bể thí nghiệm
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của cá như: sinh trưởng, dinh
dưỡng, sinh sản Khi nhiệt độ tăng trong khoảng thích hợp cá sẽ tăng cường trao đổi
chất nhưng nếu nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng cá sẽ bị sốc, ăn ít, chậm lớn (Đỗ Thị
Thanh Hương, 2000).
Bảng 3: Sự biến động các yếu tố môi trƣờng trong quá trình thí nghiệm.
Nghiệm thức
Nhiệt độ (
0
C)
pH
DO (mg/L)
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
G 0
28,40,04
30,70,22
7,50,05

7,60,08
5,930,43
6,050,37
G 0,025
28,40,05
30,60,03
7,50,01
7,60,02
5,840,17
6,230,06
G 0,05
28,50,06
30,70,12
7,50,02
7,60,04
6,090,09
6,380,05
G 0,1
28,40,02
30,60,08
7,50,08
7,60,06
5,850,42
6,060,33
G 0,2
28,50,07
30,60,07
7,50,02
7,60,02
6,140,23

6,340,13
G 0,3
28,40,07
30,60,08
7,50,06
7,60,03
5,850,38
6,070,32
Giá trị thể hiện là số trung bình

độ lệch chuẩn.
6

Trong thời gian thí nghiệm các yếu tố môi trường tương đối ổn định và không có sự
chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức. Nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng là 28,4
0
C và
cao nhất vào buổi chiều là 30,7
0
C. Dao động pH sáng và chiều ít thay đổi và luôn ổn
định trong khoảng từ 7,5 đến 7,6. Trong khi đó hàm lượng oxy trong suốt thời gian
thí nghiệm luôn ổn định và lớn hơn 5 mg/L là do cá được nuôi trong hệ thống nước
chảy tràn và sục khí liên tục. Nhìn chung, các yếu tố nhiệt độ, oxy hòa tan, pH trong
thí nghiệm này nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá
Tra. Theo Boyd (1998) pH thích hợp trong ao nuôi từ 6-9, nhiệt độ trung bình 25-
32
0
C và hàm lượng oxy tối thiểu là 5 mg/L.
3.2 Độ tiêu hóa thức ăn ở đoạn ruột cuối
Độ tiêu hóa thức ăn là khả năng tiêu hóa và hấp thu của loại thức ăn đó (Trần Thị

Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Độ tiêu hóa thức ăn được đánh giá thông
qua các chỉ tiêu: độ tiêu hóa vật chất khô, protein, lipid và năng lượng thông qua chất
đánh dấu Cr
2
O
3
. Độ tiêu hóa thức ăn được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4: Độ tiêu hóa thức ăn thí nghiệm ở đoạn ruột cuối
Nghiệm thức
0% GG
0,025% GG
0,05% GG
0,1% GG
0,2% GG
0,3% GG
ADC DM (%)
66,70,01
a
66,00,00
a
65,30,01
a
66,00,01
a
62,00,01
b
60,30,01
b
ADC protein (%)
82,20,02

a
80,10,01
a
80,60,02
a
80,70,02
a
77,20,01
b
77,10,01
b
ADC DM : Apparent Digestibility Coefficient Dry Matter-độ tiêu hóa vật chất khô.
Giá trị thể hiện là số trung bình

độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống
nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Độ tiêu hóa vật chất khô và độ tiêu hóa protein của thức ăn ở các nghiệm thức 0,025,
0,05 và 0,1% GG (65,3-66,0% và 80,1-80,7%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05) so với nghiệm thức không bổ sung GG (66,7% và 82,2%), trong khi đó độ
tiêu hóa vật chất khô và độ tiêu hóa protein của thức ăn ở nghiệm thức 0,2 và 0,3%
GG khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức 0% GG. Nhìn chung
độ tiêu hóa vật chất khô và độ tiêu hóa protein có xu hướng giảm khi hàm lượng guar
gum có trong thức ăn tăng, cụ thể độ tiêu hóa vật chất khô là 66,7%, 62,0%, 60,3%
và độ tiêu hóa protein là 82,2,7%, 77,2%, 77,1% tương ứng với hàm lượng guar gum
có trong thức ăn là 0; 0,2 và 0,3%. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của
Leenhauwers et al., (2006) trên cá da trơn châu Phi (Clarias gariepinus) độ tiêu hóa
vật chất khô và protein giảm khi hàm lượng guar gum có trong thức ăn tăng. Độ tiêu
hóa vật chất khô là 68,8%, 58,3%, 52,0% và độ tiêu hóa protein là 89,5%, 84,1%,
76,8% tương ứng với hàm lượng guar gum có trong thức ăn là 0; 0,04 và 0,08%. Kết
quả nghiên cứu của Brinker (2007) trên đối tượng cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss)

cho thấy khả năng tiêu hóa protein, photpho và lipid không bị ảnh hưởng bởi việc bổ
sung guar gum vào thức ăn, cụ thể độ tiêu hóa protein đạt 89,2%, 90,6%, 89,0%,
89,3%, 88,5% và 89,4% tương ướng với hàm lượng guar gum có trong thức ăn là 0%
(đối chứng), 0,2% MV (mid-viscosity guar gum), 0,3% MV, 0,4% MV, 0,2% HV
(hight-viscosity guar gum) và 0,3% HV. Tốc độ tăng trưởng tương đối SGR
7

(Specific Growth Rate) và hệ số chuyển đổi thức ăn FCR (Feed Conversion Ratio)
không bị ảnh ảnh hưởng bởi chất kết dính.
3.3 Đặc điểm phân cá
3.3.1 pH và độ nhớt
Bảng 5: Biến động pH và độ nhớt ở dạ dày (DD), đoạn ruột trƣớc (R1), ruột
giữa (R2) và ruột cuối (R3).
Nghiệm thức
G 0
G 0,025
G 0,05
G 0,1
G 0,2
G 0,3
pH
DD
4,97±0,24
bc

5,00±0,11
bc

4,86±0,08
bc


5,11±0,40
c

4,46±0,12
a

4,71±0,09
ab

R1
7,01±0,19
a

6,99±0,15
a

6,95±0,22
a

6,98±0,14
a

6,76±0,08
a

6,95±0,19
a

R2

7,04±0,22
a

6,68±0,28
a

6,94±0,19
a

6,57±0,27
a

6,55±0,04
a

6,58±0,41
a

R3
6,47±0,13
a

6,42±0,15
a

6,42±0,12
a

6,52±0,06
a


6,45±0,06
a

6,51±0,10
a

Độ
nhớt
(mPas)
DD
1,69±0,09
a

1,72±0,05
ab

1,96±0,10
bc

1,67±0,18
a

1,88±0,16
ab

2,15±0,04
c

R1

1,54±0,24
a

1,45±0,10
a

1,58±0,13
a

1,55±0,09
a

1,63±0,08
a

1,54±0,17
a

R2
1,34±0,06
a

1,38±0,05
a

1,43±0,08
a

1,40±0,03
a


1,50±0,15
a

1,43±0,07
a

R3
1,64±0,16
a

2,03±0,15
ab

1,70±0,21
ab

2,17±0,49
ab

1,89±0,18
ab

2,23±0,37
b

Giá trị thể hiện là số trung bình

độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống
nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Kết quả thí nghiệm cho thấy pH dạ dày không tăng khi hàm lượng guar gum có trong
thức ăn tăng, pH dạ dày đạt cao nhất ở nghiệm thức 0,1% GG (5,11) khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với nghiệm thức 0% GG (4,97), thấp nhất ở nghiệm
thức 0,2% GG (4,46) khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức 0%
GG. Theo Đỗ Thị Thanh Hương, (2000) dạ dày là nơi sản xuất ra pepsin và HCl. Ở
cá pepsin hoạt động trong môi trường acid pH từ 1,45-3, trong khoảng nhiệt độ thích
hợp 30-50
0
C. Tác dụng chủ yếu của pepsin là làm cho thành phần protein trong thức
ăn phân giải thành các peptides. Hỗn hợp này tiếp tục đi vào ruột để tiêu hóa và hấp
thu. Dạ dày là nơi duy nhất của ống tiêu hóa có pH acid, ở cá rô phi (Oreochromis
niloticus) giá trị tối ưu cho pepsin hoạt động là 1,5, Salmo gairdneri là 2,5-3,5,
Clarias mossambicus là 4, cá biển thường có pH dạ dày cao hơn cá nước ngọt, pH
thường là 5,5 (Lê Thanh Hùng, 2008). Trypsin là enzyme phân giải protein ưu thế
trong hoạt động tiêu hóa ở ruột, trypsin hoạt động ở pH 7-11, hoạt động phân giải
protein mạnh nhất ở các loài cá ăn thịt và thấp nhất ở các loài cá ăn thực vật (Đỗ Thị
Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010). Những nghiệm thức có hàm lượng guar
gum cao làm cho pH ở các đoạn R1, R2 và R3 giảm nhẹ là do hàm lượng acid béo
dễ bay hơi (VFA-volatile fatty acids) được thải ra (Amirkolaie et al. 2006). pH các
đoạn R1, R2 và R3 giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05).
Độ nhớt phân cá ở đoạn R1 và R2 giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05). Độ nhớt đoạn R3 gia tăng cùng với sự gia tăng hàm lượng guar
gum có trong thức ăn, đạt cao nhất ở nghiệm thức 0,3% GG (2,23 mPas) khác biệt có
ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với nghiệm thức 0% GG (1,65 mPas) nhưng lại khác
8

biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với các nghiệm thức 0,025-0,02% GG.
Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Leenhauwers et al., (2006) trên đối
tượng cá da trơn châu Phi (Clarias gariepinus) độ nhớt ở đoạn R1 và đoạn R3 gia

tăng khi hàm lượng guar gum tăng lên. Độ nhớt ở đoạn R1 là 1,70; 84,4; 98,3 mPas
và đoạn R3 là 1,90; 109,8; 66,4 mPas tương ứng với hàm lượng guar gum có trong
thức ăn 0; 0,04 và 0,08%.
Kết quả nghiên cứu của Brinker (2007) trên cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) cho
thấy việc bổ sung chất kết dính ở các chế độ cho ăn khác nhau dẫn đến sự khác biệt
trong kết cấu và cấu trúc của phân cá, cải thiện được độ nhớt và độ đàn hồi của phân
ở nồng độ chất kết dính là 0,2% MV, 0,3% MV tương ứng với độ nhớt phân cá 182
mPas, 256 mPas khác biệt có ý nghĩa thống kê so với khẩu phần ăn không chứa guar
gum (P<0,05). Việc bổ sung chất kết dính vào thức ăn làm tăng đáng kể sự ổn định
của phân và do đó thúc đẩy sự hình thành các hạt phân lớn hơn có tiềm năng loại bỏ
cơ học cao hơn.
3.3.2 Ẩm độ và áp suất thẩm thấu
Bảng 6: Biến động ẩm độ và áp suất thẩm thấu (ASTT) ở dạ dày (DD), đoạn
ruột trƣớc (R1), ruột giữa (R2) và ruột cuối (R3).
Nghiệm thức
G 0
G 0,025
G 0,05
G 0,1
G 0,2
G 0,3
Ẩm độ
(%)
DD
73,4±2,29
a

74,0±1,03
ab


74,1±1,27
ab

76,7±1,51
bc

77,5±0,76
c

76,1±1,27
abc

R1
86,9±2,69
a

86,4±0,67
a

86,5±2,18
a

84,9±0,15
a

85,5±1,14
a

81,1±0,94
a


R2
83,7±0,48
a

85,0±0,27
a

85,9±3,46
a

84,3±0,66
a

84,2±0,58
a

85,1±0,62
a

R3
83,6±0,92
a

86,5±1,28
b

86,9±1,49
b


85,7±0,51
ab

85,5±0,74
ab

86,0±2,51
ab

Áp suất
thẩm
thấu
(mOsm)

DD
468±53,1
a

565±16,9
ab

515±24,8
ab

497±31,8
ab

532±94,0
ab


585±37,1
b

R1
469±12,5
b

422±17,3
a

465±34,0
b

453±14,8
ab

446±12,3
ab

459±16,3
b

R2
388±8,74
a

393±7,55
a

386±31,8

a

374±23,0
a

401±19,0
a

396±19,0
a

R3
334±20,2
a

335±3,06
a

363±8,39
b

365±21,0
b

360±29,0
b

367±11,6
b


Giá trị thể hiện là số trung bình

độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống
nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Kết quả thí nghiệm cho thấy ẩm độ phân cá đoạn R1 và R2 của các nghiệm thức
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), ẩm độ đoạn R3 đạt cao nhất ở nghiệm
thức 0,05% GG (86,9%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức
0% GG (83,6%), thấp nhất ở nghiệm thức 0,2% GG (85,5%) khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (P>0,05) so với nghiệm thức 0% GG. kết quả thí nghiệm cũng chỉ ra
rằng khi hàm lượng guar gum tăng dẫn đến ẩm độ phân cá đoạn R3 tăng, cụ thể ẩm
độ phân cá đoạn R3 đạt 83,6, 86,5 và 86,9% tương ứng với hàm lượng guar gum có
trong thức ăn là 0, 0,025 và 0,05%. Tuy nhiên ẩm độ đoạn R3 có khuynh hướng giảm
nhẹ ở các nghiệm thức 0,1, 0,2 và 0,3% GG nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống
kê so với nghiệm thức 0,05% GG. ASTT đoạn R3 đạt cao nhất ở nghiệm thức 0,3%
GG (376 mOsm/L) khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức 0%
GG (334 mOsm/L), thấp nhất ở nghiệm thức 0,025% GG (335 mosm/L) và khác biệt
9

không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với nghiệm thức 0% GG. ASTT đoạn R3 ở
các nghiệm thức 0,05-0,3% GG thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Kết quả trên cho thấy khi bổ sung hàm lượng guar gum vào thức ăn ở mức 0,3% sẽ
làm thay đổi đáng kể ASTT đoạn R3. ASTT của cá xương nước ngọt (300 mOsm/L)
luôn cao hơn môi trường (1-10 mOsm/L) nên nước vào bên trong cơ thể cá bằng
cách thẩm thấu, do đó cá phải tiết niệu nhiều để thải nước ra ngoài (Đỗ Thị Thanh
Hương, 2000).
3.4 Kích cỡ viên phân của cá

Hình 1: Kích cỡ viên phân của cá
Tỉ lệ khối lượng của viên phân có kích cỡ to (>2mm) ở các nghiệm thức 0,05-0,3%
GG (38,1-43,0%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với nghiệm thức 0% GG

(26,5%) và đạt cao nhất ở nghiệm thức 0,3% GG (43,0%), thấp nhất là ở nghiệm
thức 0,025% GG (34%) khác biệt không có ý thống kê (P>0,05) so với nghiệm thức
0% GG (Hình 1). Kết quả thí nghiệm cho thấy kích thước viên phân gia tăng cùng
với sự gia tăng hàm lượng guar gum có trong thức ăn, là do guar gum đi vào hệ tiêu
hóa của cá sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu ở các đoạn ruột dẫn đến ẩm độ ở các đoạn
ruột gia tăng làm cho độ nhớt phân cá ở đoạn ruột cuối tăng theo. Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Janphirom et al., (2010) trên cá lóc (Channa striata) khi bổ
sung guar gum vào thức ăn dẫn đến phân tăng tính ổn định, kết dính tốt, dễ dàng thu
thập hơn khi hàm lượng guar gum tăng lên. Phân cá có kích thước 4x3, 1x7, 2x9 và
1,5x13 cm tương ứng với hàm lượng guar gum có trong thức ăn là 0%, 0,01%,
0,02% và 0,03%. Kết quả nghiên cứu của Brinker (2007) trên cá hồi vân
(Oncorhynchus mykiss) cho thấy việc bổ sung chất kết dính ở các chế độ cho ăn khác
nhau dẫn đến sự khác biệt về kích cỡ hạt phân, tỉ lệ khối lượng của viên phân có kích
cỡ dưới 600 µm là 31%, 43%, 33% và 48% tương ứng với hàm lượng guar gum có
trong thức ăn là 0,2% MV, 0,3% MV, 0,2% HV và 0,3% HV.

a
ab
b
b
b
b
a
ab
b
b
b
b
0%
20%

40%
60%
80%
100%
120%
G0
G0.025
G0.05
G0.1
G0.2
G0.3
<2mm
>2mm
10

3.5 Thành phần hóa học cá thí nghiệm
Kết quả về thành phần hóa học của cá tra khi sử dụng thức ăn có hàm lượng guar
gum khác nhau được trình bày ở bảng 7.
Bảng 7: Thành phần hóa học của cá thí nghiệm (tính theo khối lƣợng khô)
Nghiệm thức
Thành phần hóa học của cá thí nghiệm
Ẩm độ (%)
Protein (%)
Lipid (%)
Tro (%)
G 0
74,42,84
a
53,33,46
a

25,51,14
a
12,60,56
a
G 0,025
73,61,66
a
53,53,17
a
24,50,78
a
12,40,77
a
G 0,05
75,30,61
a
52,65,76
a
24,10,97
a
12,70,89
a
G 0,1
74,61,11
a
52,20,87
a
24,40,73
a
12,40,50

a
G 0,2
74,00,77
a
54,92,09
a
24,70,73
a
12,01,57
a
G 0,3
73,80,70
a
52,64,12
a
25,41,19
a
12,10,70
a
Thành phần đạm, lipid, tro được tính toán dựa trên mẫu sau sấy 60
0
C. Giá trị thể hiện là số trung
bình

độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Thành phần hóa học cá cơ thể cá khác nhau tùy theo loài, tùy giai đoạn phát triển và
phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). Kết
quả thí nghiệm cho thấy ẩm độ của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức thức ăn 0,05% GG
(75,3%), thấp nhất là nghiệm thức 0,025% GG (73,6%), tuy nhiên sự khác biệt này

không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa các nghiệm thức. Kết quả này giống với
nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền và ctv, (2004) là hàm lượng nước trong cơ thể
động vật thủy sinh trong khoảng 60-80%. Hàm lượng protein của cá đạt cao nhất ở
nghiệm thức 0,2% GG (54,9%), thấp nhất ở nghiệm thức 0,1% GG (52,2%), tuy
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa các nghiệm thức.
Hàm lượng lipid trong cơ thể cá đạt cao nhất ở nghiệm thức 0% GG (25,5%), thấp
nhất là ở nghiệm thức 0,05% GG (24,1%), hàm lượng lipid cơ thể cá giữa các
nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Theo Trần Thị Thanh
Hiền và ctv, (2004) thành phần hóa học của động vật thủy sản biến đổi theo giai đoạn
phát triển của chúng, thường hàm lượng chất béo gia tăng theo giai đoạn phát triển,
cũng theo tác giả hàm lượng chất béo của cá trắm cỏ tăng dần từ 1,31% đến 3,80%
cùng với gia tăng về khối lượng cơ thể từ 94-628 g. Hàm lượng tro trong cơ thể cá
sau thí nghiệm dao động từ 12,0-12,7% và không có sự khác biệt giữa các nghiệm
thức (P>0,05). Hàm lượng tro trong cơ thể cá không chịu không chịu ảnh hưởng
nhiều của chất lượng thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004).
4 KẾT LUẬN
Có thể bổ sung guar gum vào thức ăn cho cá tra với hàm lượng 0,05-0,1% mà không
làm ảnh hưởng tới độ tiêu hóa và thành phần hóa học của cá. Việc bổ sung guar gum
vào thức ăn ở mức 0,05-0,1 % làm tăng áp suất thẩm thấu, ẩm độ và độ nhớt phân cá
ở đoạn ruột cuối đáng, cải thiện đặc điểm viên phân của cá, phân kết dính tốt và hình
thành hạt phân có kích cỡ lớn hơn.
11

5 LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới ThS. Trần Lê Cẩm Tú cùng các thầy cô Khoa
Thủy sản đã tạo điều kiện, hỗ trợ vật tư thiết bị cho thí nghiệm này được thực hiện,
trong khuôn khổ đề đài nghiên cứu khoa học sinh viên. Cám ơn Trường Đại học Cần
Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kinh phí cho đề tài.
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO
AOAC, 2000. Official Methods of Analysis. Association of Offical Analytical

Chemist Arlington
Amirkolaie k. Abdolsamad, Johan A.J. Verreth, Johan W. Schrama, 2006. Effect of
gelatinization degree and inclusion level of dietary starch on the
characteristics of digesta and faeces in nile tilapia (Oreochromis niloticus),
Aquaculture 260 (2006) 194-205.
Baird, D.J., Beveridge, M.C.M., Kelly, L.A., Muir, J.F., 1996. Aquaculture and
Water Resource Management. Blackwell Science Ltd., Oxford. 219 pp.
Bergheim, A., Åsgård, T., 1996. Waste production from aquaculture. In: Bair, D.J.,
Beveridge, M.C.M., Kelly, L.A., Muir, J.F. (Eds.), Aquaculture and Water
Resource Management. Blackwell Science, Stirling, pp. 50–80.
Bergheim, A., Brinker, A., 2003. Effluent treatment for flow through systems and
European environmental regulations. Aquac. Eng. 27, 61–77.
Brinker (2007). Guar gum in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) feed: The
influence of quality and dose on stabilisation of faecal solids. Aquaculture
267 (2007) 315-327.
Boyd, C.E, 1998. Water quality for ponds for aquaculture. Research and
Development Series No.43, August 1998, Alabama, 37 pp.
Cripps, S.J., Bergheim, A., 2000. Solids management and removal for intensive land-
based aquaculture productions systems. Aquac. Eng. 22, 33–56.
De Silva and Nguyen T. Phuong (2011). Striped catfish farming in the Mekong
Delta, Vietnam: a tumultuous path to a global success. Reviews in
Aquaculture 3:45–73.
Đỗ Thị Thanh Hương, 2000. Giáo trình sinh lý động vật thủy sản. Khoa Thủy sản.
Trường Đại Học Cần Thơ.
Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010. Một số vấn đề về sinh lý cá và giáp
xác. Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 152 trang.
Furukawa and Tsukahara (1966). Chromium oxidate determination. Bull. Japan.
Socicial scientific Fishies, N. 32, 502-506
Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh. 299 trang.

Phan-Lam, T., Bui Tam, M., Nguyen Thuy, T.T., Gooley Geoff J., Ingram Brett A.,
Nguyen Hao V., Nguyen Phuong, T. De Silva Sena S. (2009). Current status
of farming practices of striped catfish, Pangasianodon hypophthalmus in the
Mekong Delta, Vietnam. Aquaculture, 296: 227-236.
12

Phuong, N. T., & Oanh, D. T. H. (2010). Striped Catfish Aquaculture in Vietnam: A
Decade of Unprecedented Development Success Stories in Asian
Aquaculture. In S. S. Silva & F. B. Davy (Eds.), (pp. 131-147): Springer
Netherlands.
Summerfelt, S.T., 1998. An integrated approach to aquaculture waste management in
flowing water systems. In: Libey, G.S., Timmons, M.B. (Eds.), The Second
International Conference on Recirculating Aquaculture. Virginia Polytechnic
Institute and State University, Roanoke, Virginia USA, pp. 87–97.
Thanapa Janphirom, Pawinee Chaiprasert, Todsaporn Thongthieng, Sasitorn
Suwannathep and Warinthorn Songkasiri4, 2010. Increasing fish feed
stability using guar gum: case study with Channa striata. Asian Journal of
Food and Agro-Industry, 363-370.
Trần Thị Thanh Hiền, Dương Thúy Yên và Nguyễn Thanh Phương, 2004. Nghiên
cứu nhu cầu chất đạm, chất bột đường và phát triển thức ăn cho 3 loài cá trơn
nuôi phổ biến cá basa (Pangasius borcouti), cá hú (P. conchophilus) và cá tra
(P. hypophthalmus) giai đoạn giống. Đề tài cấp bộ.
Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn
thủy sản. Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.


×