Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN Một số giải pháp tổ chức thực hiện tiết chạy bền môn thể dụcN/H 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.47 KB, 10 trang )


________________________________________________________________________
PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG TRÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCSHƯƠNG TOÀN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hương Toàn, ngày 25 thang 04 năm 2011
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
I. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thiết; Bí danh: Không; Nam,(nữ): Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 21 / 05/1968
- Quê quán: Hòa Phước – Hòa Vang – Đà Nẵng
- Nơi thường trú: : Hương Toàn – Hương Trà -Thừa Thiên Huế.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Hương Toàn – Hương Trà – Thừa Thiên Huế
- Chức vụ hiện nay: Tổ phó tổ : Anh văn – Nghệ Thuật
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP Thể dục
- Công việc được giao: Giảng dạy Toán khối 7& 8- Chủ nhiệm 7
3

- Những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học:
Thuận lợi:
- Được Ban giám hiệu và tổ chuyên môn luôn luôn quan tâm, tạo điều kiện
trong công tác giảng dạy.
- Được đào tạo trên chuẩn, tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn do
Phòng và Sở tổ chức.
- Giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo.
Khó khăn:
- Phụ huynh và học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học thể dục.
- Trình độ thể lực và tình trạng sức khỏe của học sinh chưa đồng đều, ảnh
hưởng đến môn học.
- Học sinh chưa có ý thức tự giác và ham mê đối với môn học.


1

________________________________________________________________________
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn
vị trong việc thực hiện nhiệm vụ.
1. Đặc điểm tình hình:
Trường đóng trên địa bàn xã hương Toàn, Hương Trà. Trường có 62 cán
bộ, giáo viên, nhân viên; 28 lớp học với gần 1000 học sinh.
2. Thuận lợi:
Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn, cảnh quang nhà
trường khá khang trang, xanh – sạch – đẹp hơn. Trường chuẩn bị tốt mọi điều
kiện để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Các phương tiện thiết bị dạy học
ngày càng đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên được ngành giáo dục đào tạo huyện
tăng cường về số lượng và chất lượng đủ điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ
năm học.
Trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
3. Khó khăn:
Sân tập chưa đảm bảo yêu cầu giảng dạy và tập luyện.
Đồ dùng dạy học, dụng cụ ( tranh, ảnh, nêm) qua thời gian một số đã hư
hỏng, rách chưa đáp ứng tốt cho giảng dạy.
Chưa có phòng để dụng cụ cho bộ môn thể dục.
Kinh phí còn hạn hẹp cho các hoạt động phong trào.
Địa bàn Hương Toàn là vùng thấp trũng thường gặp lũ lụt, gặp úng vào
mùa mưa, ảnh hưởng đến việc luyện tập của học sinh
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỶ THUẬT
Dạy học thể dục thực chất là quá trình dạy học động tác và giáo dục các
tố chất vận động , giáo dục phẩm chất đạo đức ý chí nhằm nâng cao sức khỏe
và phát triển thể lực cho người học.
Quá trình dạy học thể lực là quá trình trang bị các kiến thức chuyên môn

cho người học, nó đòi hỏi sự tập luyện lặp lại nhiều lần bài tập, kết hợp với việc
đưa ra một lượng vận động hợp lý tác động lên cơ thể người tập nhằm phát triển
thể lực, tăng cường sức khỏe để giúp học sinh chạy bền được tốt hơn và có
niềm đam mê tập luyện, giáo viên cần phải sử dụng hợp lí những phương pháp
2

________________________________________________________________________
giảng dạy phù hợp với trình độ thể lực của từng đối tượng học sinh. Phải hướng
dẫn cho các em có tinh thần tự tập, tự rèn luyện, có tinh thần chịu khó chịu khổ,
tinh thần tự giác ý thức tổ chức kỷ luật cao, tập luyện thường xuyên liên tục và
có hệ thống để đánh thức năng lực nhận thức, cảm xúc bằng nhieuf biện pháp,
để phát huy vai trò chủ đạo sáng tạo của học sinh. Vì vậy nhằm nâng cao chất
lượng và đáp ứng yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong việc dạy
học môn thể dục ở trường THCS là điều tôi băn khăn và thường xuyên suy
nghĩ. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học theo chuẩn kiến
thức – kỹ năng của môn thể dục, ngay từ đầu năm học 2010 – 2011 tôi đã tiến
hành khảo sát học sinh lớp 8 để nắm được số liệu và thực trạng ban dầu trên cơ
sở đó đưa ra những biện pháp phù hợp trong giảng dạy để nâng cao chát lượng
và việc dạy học môn thể dục có hiệu quả.
Về chạy bền, chất lượng đầu năm được khảo sát với học sinh khối 8 là:
Khối
lớp
Tổng số
học sinh
Kết quả khát sát
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Khối 8 232 15(6,5%) 65(28,0 %) 119(51,3 %) 33(14,2 %)

Từ kết quả trên cho thấy cần phát huy nhiều hơn nữa các tố chất vận

động và rèn luyện tăng cường sức khỏe cho học sinh. Chính vì vậy cần phải
tìm mọi biện pháp giúp học sinh học tốt hơn và đạt được và dạt được chuẩn
kiến thức kỹ năng.
IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ
THUẬT :
1. Mục đích yêu cầu của việc khảo sát nội dung chạy bền:
- Giúp cho tôi tìm ra được nguyên nhân, đa số học sinh đạt kết quả thấp đối với
nội dung chạy bền, làm hạn chế sự ham thích môn thể dục.
3

________________________________________________________________________
- Bên cạnh đó còn giúp cho học sinh phát triển sức bền, tinh thần chịu khó chịu
khổ để nâng cao trình độ thể lực, hình thành kỹ năng kỹ xảo, làm cơ sở cho việc
học tốt những kỹ năng vận động khác .
- Giúp cho giáo viên có cơ sở để đưa ra những biện pháp giảng dạy đạt kết quả
cao.
2. Nguyên nhân vì sao học sinh đạt kết quả thấp đối với nội ding chạy bền:
- Nhiều học sinh có tình trạng sức khỏe yếu.
- Khả năng phát huy của học sinh chưa cao.
- Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp.
- Chưa tạo được không khí vui tươi trong giờ học.
- Chưa rèn luyện ý thức tự giác trong tập luyện.
- Tập luyện chưa có phương pháp khoa học, hệ thống.
- Chưa phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học.
- Học sinh chưa có thói quen tập luyện ở nhà.
- Một số học sinh còn né tránh khi học chạy bền.
3. Những biện pháp cụ thể:
Để học sinh chạy bền được được tốt hơn, tránh nhàn chán , các biện pháp
tập cần được thay đổi thường xuyên qua các buổi tập. Mỗi khi đưa ra biện pháp
tập luyện mới, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể từ mục đích, yêu cầu đến cách tổ

chức tập luyện cho học sinh ở trên lớp và tự rèn luyện ở nhà, có như vậy học
sinh mới chủ động và có ý thức rèn luyện thường xuyên . Khi dạy chạy bền tôi
đã áp dụng một số biện pháp sau:
- Chơi trò chơi phát triển sức bền.
- Chạy tại chỗ hoặc chạy trong một khu vực nhất định trong một thời gian qui
định là hình thức tập chạy trong điều kiện không có đường chạy, địa điểm tập
chật hẹp, với biện pháp này, cần yêu cầu học sinh chạy nhất cao chân từ 10 -20
cm với tần số chậm( 2 -3 bước / giây). Thời gian gian có thể qui định tăng dần
sau mỗi buổi tập ( từ 1,2 phút trong những buổi đầu và sau có thể tăng đến 5
hoặc 10 phút. Cách tập này có nhược điểm là đơn điệu, không gây hưng phấn
tập đối với học sinh.
4

________________________________________________________________________
- Chạy theo đường gấp khúc là hình thức thay đổi hướng chạy trên sân tập, làm
đường chạy dài hơn, nội dung chạy dỡ ức chế đối với người tập. Song sân tập
cần được chuẩn bị chu đáo ( kẻ vôi các đường gấp khúc).
- Chạy vòng số 8 là hình thức tập chạy đỡ chóng mặt khi chạy nhiều vòng.
- Chạy trên địa hình tự nhiên, đây là hình thức tập chạy trong điều kiện địa hình
sẵn có. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của biện pháp, nhười giáo viên cần
nghiên cứu trước địa hình, cho kẻ vạch vôi hoặc cắm cờ để xác định đường
chạy cho học sinh. Hình thức tập chạy này khá phong phú, do vậy cần được sử
dụng nhiều trong các bài tập chạy bền đối với học sinh.
- Chạy theo địa hình qui định đường chạy được chuẩn bị như chạy trên địa hình
tự nhiên nhưng có thể bồ trí thêm một số chương ngại vật trên đường chạy.
- Đối với những trường có đường chạy dài, có độ dài từ 200 -400 m, giáo viên
còn có thể sử dụng thêm một số biện pháp sau:
+ Chạy với đoạn đường được tăng dầng độ dài qua các buổi tập.
+ Chạy lặp lại các đoạn ( từ 200 – 400 m) .
+ Chạy biến tốc ( thay đổi tốc độ đoạn nhanh, đoạn chậm) với đoạn đường

định sẵn
+ Sau các giờ học hoặc khi giải lao tôi luôn chuyện trò vui vẽ, gần gũi trao đổi
cởi mở với học sinh để nắm được tâm tư, nguyện vọng, tình trạng sức khỏe của
từng em để có biện pháp phù hợp và sử dụng lượng vận động tương ứng với
tường đối tượng cụ thể.
+ Giáo viên cần phân nhóm dức khỏe của học sinh để đưa ra lượng vận động
cho phù hợp, theo dõi tình hình sức khỏe học sinh trước khi bước vào buổi tập;
Lượng vận động cần được tăng dần sau từng buổi tập.
+ Hướng dẫn, động viên các em luyện tập thêm vào buổi sáng.
+ Giáo viên cần cung cấp các kiến thức chuyên môn trong những thời gian
nghĩ giữa các lần tập. Đó là kiến thức về các giai đoạn kỹ thuật chạy, ván đề
phân phối sức trong chạy, xây dựng cảm giác tốc độ chạy, giải thích hiện tượng:
đau sốc, hiện tượng cực điểm, hiện tượng choáng trọng lực và cách khắc phục.
Dạy học kỹ thuật từng giai đoạn của chạy bền.
5

________________________________________________________________________
V. DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CÓ SỨC LA TỎA
TRONG PHẠM VI TOÀN TỈNH MÀ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ
THUẬT MANG LẠI:
1. Kết quả:
Từ việc áp dụng các biện pháp nêu trên vào từng tiết học, từng đối tượng
và từng nhóm sức khỏe của học sinh. Các em càng hứng thú, tự giác luyện tập,
giờ học thêm sôi nổi, thích học thể dục hơn, có ý thức rèn luyện TDTT, thường
xuyên và liên tục. Điều này có tác dụng rất lớn đối với học sinh.
Cuối năm học 2010 – 2011, chát lượng môn thể dục mà cụ thể là nội
dung chạy bền có kết quả tốt . Cụ thể:
Về chạy bền, chất lượng cuối năm được khảo sát với học sinh khối 8 là:
Khối
lớp

Tổng số
học sinh
Kết quả khát sát
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Khối 8 232 32(13,8 %) 103(44,4%) 97(41,8 %)
Năm học 2010 – 2011 bản thân tôi phụ trách tập luyện môn điền kinh để
tham gia thi đấu giải Điền kinh truyền thống huyện. Với kinh nghiệm nhiều
năm công tác , với lòng nhiệt tình, yeei nghề, bản thân tôi đã lôi cuốn được học
sinh hăng say tập luyện và thi đấu có hiệu quả cao.
Đội tuyển Điền kinh đạt:
* Giải cá nhân: - Giải nhất : 800m nam
- Giải nhì : 800 m nam
- Giải nhì : 500m nữ.
- Giải nhất: Nhảy cao nữ
- Giải nhì : 100m nam.
* Giải đồng đội: Giải nhất đồng đội nam
* Giải đoàn: Nhất toàn đoàn Điền kinh.
* Có 5 học sinh được chọn tham gia thi đấu cấp Tỉnh.
2. Những ảnh gưởng có sức lan tỏa mà sáng kiến cải tiến kỹ thuật có thể mang
lại:
6

________________________________________________________________________
- Giúp cho học sinh có ý thức tự giác tập luyện thường xuyên, liên tục dể nâng
cao sức khỏe, hình thành tư thế kỹ năng vận động.
- Học sinh hứng thú yêu thích môn học thể dục vì đây thật sự là 1 sân chơi cho
các em rèn luyện sức khỏe.
- Học sinh có ý thức tự tập, tự rèn luyện thêm ở nhà nhằm đảm bảo trình độ thể
lực cao trong thi đấu cấp huyện, Tỉnh.
V. KẾT LUẬN

Để góp phần phát triển tư duy , năng lực, trí tuệ cho học sinh trong dạy
học thể dục theo yêu cầu đổi mới hiện nay, giáo viên không ngừng học hỏi, trau
nhồi chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ, phối kết hợp nhuần nhuyễn các
phương pháp và áp dụng các biện pháp cho phù hợp trong một giờ lên lớp.
Muốn cho học sinh yêu thích môn thể dục thì bản thân mình phải yeei
nghề.
Tạo được không khí vui tươi, thảo mái trong mỗi tiết học, gần gũi, quan
tâm giúp đỡ và lẵng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh.
Trong mỗi tiết học, hiaos viên giáo viên phải áp dingj các biện pháp và
sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh và tình hình
thực tế của trường.
Phát huy tính tự quản, tự giác của học sinh.
Tham mưu với nhà trường để tăng cường cơ sở vật chất cho iệc dạy và
học thể dục tốt hơn.
Người giáo viên trong dạy – học thể dục làm tốt được những yêu cầu này
đã góp phần tăng cường sức khỏe, hình thành tư thế, kỹ năng kỹ xảo động tác
cho học sinh.
Với kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy và lòng nhiệt tình, yêu nghề của
mình ; Bản thân tôi ít nhiều cũng đem lại kết quả tốt trong quá trình giảng dạy
môn thể dục. Trong chừng mực về khả năng và kinh nghiệm công tác chắc chắn
rằng đề tài này có phần chưa hoàn chỉnh, còn nhiều hạn chế, không tránh khỏi
thiếu sót, về việc vận dụng từng khối lớp, từng đối tượng học sinh, độ chênh
7

________________________________________________________________________
lệch về khả năng vận dụng, cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn nữa trong
từng hoàn cảnh cụ thể để áp dụng cho phù hợp và hiệu quả hơn.
Do vậy rất mông sự góp ý của quý đồng nghiệp. Hội dồng xét sáng kiến
kinh nghiệm của trường THCS Hương Toàn; Hội đồng khoa học của Phòng GD
&ĐT để đề tài này của tôi được hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao hơn nữa nhằm

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CỦA NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, XÉP LOẠI…….
Nguyễn Thị Thiết
8

________________________________________________________________________
HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
TRƯỜNG THCS HƯƠNG TOÀN





Nhất trí xếp loại:………………
Hương Toàn, ngày tháng năm 2011
Hiệu trưởng
HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ





Nhất trí xếp loại:………………
Hương Trà, ngày tháng năm 2011
TRƯỞNG PHÒNG – CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
9


________________________________________________________________________
Hội đồng xét sáng kiến của Nhà trường xác nhận, xếp loại: . . . .
Hiệu trường - chủ tịch HĐ xét sáng kiến cải tiến kỹ thuật





Ý kiến nhận xét, xếp loại của Hội đồng xét sáng kiến cải tiến lỹ thuật ngành
GD&ĐT Hương Trà


Nhất trí xếp loại:
Hương trà, ngày . . . tháng . . . năm 2011
Trưởng phòng GD&ĐT - Chủ tịch Hội đồng xét sáng kiến
10

×