Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đối với dự án đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị cho nhà máy Sợi tại NHNT Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.37 KB, 10 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................1
NỘI DUNG CHÍNH...............................................................................3
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI..................................................................3
1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội..................................3
1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội...............3
1.2. Cơ cấu tổ chức của phòng ban tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại
Thương Hà Nội.........................................................................................5
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại
Thương Hà Nội.........................................................................................6
1.3.1. Huy động vốn.............................................................................6
1.3.2. Công tác tín dụng.......................................................................9
1.3.3. Thanh toán XNK và bảo lãnh...................................................13
2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại NH TMCPNT
Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội...................................................................15
2.1. Nội dung thẩm định hồ sơ vốn vay..................................................16
2.1.1. Thẩm định về khách hàng.........................................................16
2.1.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư.............................................18
2.2. Thẩm định các điều kiện đảm bảo tiền vay......................................19
2.2.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu..............................................20
2.2.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự......................................21
2.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án..............................22
2.2.4. phương pháp quán triệt rủi ro..................................................22
2.2.5. Phương pháp dự báo................................................................22
2.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội..................23
2.4. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNT Hà Nội:.......28
2.5. Về thẩm quyền thẩm định phê duyệt tín dụng:................................40
Website: Email : Tel : 0918.775.368


2.6. Ví dụ minh họa về tài chính dự án tại NHNT Hà Nội.....................41
3. Đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội
trong thời gian qua....................................................................................55
3.1. Những kết quả đạt được...................................................................55
3.2. Những hạn chế còn tồn tại................................................................60
CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI.......................................65
1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNT Hà Nội.....................65
1.1.Định hướng phát triển hoạt động cho vay của Ngân hàng................65
1.2. Đính hướng trong công tác thẩm định tài chính dự án.....................65
2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT
Hà Nội.........................................................................................................66
2.1. Hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định dự án một cách hợp
lý,khoa học và hiệu quả nhất...................................................................66
2.2. Giải pháp về quy trình thẩm định ....................................................70
2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đội ngũ nhân viên thẩm
định..........................................................................................................70
2.4.Hoàn thiện quy trình thu thập và xử lý thông tin..............................72
2.5.Giải pháp về trang thiết bị công nghệ...............................................74
2.6.Giải pháp về tổ chức điều hành.........................................................74
3. Kiến nghị................................................................................................75
3.1. Kiến nghị với chính phủ...................................................................75
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam...............................76
3.3. Đối với chủ đầu tư............................................................................77
3.4. Kiến nghị với NHNT Việt Nam.......................................................77
C. KẾT LUẬN......................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................80
1
LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ sau khi Chính phủ có chủ trương xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp để phát triển theo nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta không những đã
thoát khỏi sự nghèo nàn,lạc hậu mà còn thu được những kết quả đáng ghi nhận. Sau
hơn 20 năm đổi mới,nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu vô cùng quan
trọng. Cùng với tiến trình đổi mới kinh tế và đặc biệt khi nước ta vừa gia nhập tổ
chức thương mại quốc tế (WTO), hệ thống tài chính –tiền tệ của VIỆT NAM đã và
đang phát triển rất mạnh mẽ. Sự phát triển mạnh mẽ đó phải kể đến là hệ thống ngân
hàng thương mại (NHTM), nó là một mắt xích quan trọng với tư cách là kênh dẫn
vốn cho nền kinh tế. NHTM đã có những đóng góp rất to lớn cho sự phát triển của
nền kinh tế thông qua việc tài trợ cho các dự án ,trong đó có những dự án rất quan
trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước. Trong xu thế hội nhập như
hiện nay, vai trò của các định chế tài chính ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan
trọng. Nó là kênh huy động vốn hết sức hữu hiệu cho nền kinh tế. Đồng thời các ngân
hàng cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc kích thích cũng như hạn chế các
khoản đầu tư trong nền kinh tế.
Đối với ngân hàng tài trợ dự án là hoạt động chủ yếu và quan trọng vì nó
thường mang lại lợi nhuận cao song cũng chứa đựng nhiều rủi ro( bởi do đặc điểm
của đầu tư vào các dự án thường có quy mô vốn lớn, thời gian dài…). Vì vậy, để hạn
chế rủi ro, hướng tới mục tiêu an toàn nhưng vẫn sinh lời, các NHTM đã tiến hành
thẩm định các dự án thông qua hoạt động thực tiễn của mình và họ ngày càng có ý
thức được tấm quan trọng của việc thẩm định dự án trước khi ra quyết định tài trợ
cho các dự án xin vay vốn.
Thẩm định dự án có rất nhiều nội dung( thẩm định về phương diện thị trường,
thẩm định về phương diện tài chính…) trong đó thẩm định dự án về mặt tài chính
luôn được coi là trọng tâm, bởi vì nó gần với lĩnh vực chuyên môn của ngân hàng
nhất và nó cũng là câu trả lời câu hỏi mà các Ngân hàng quan tâm nhất là khả năng
trả nợ của khách hàng. Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại
Thương Hà Nội, em nhận thấy hoạt động thẩm định của Ngân hàng đã có nhiều cải
2
tiến song nếu được bổ sung hoàn thiện thêm một số biện pháp hợp lý thì hiệu quả đạt

được càng cao góp phần giảm thiểu đáng kể những rủi ro không đáng có trong hoạt
động đầu tư dự án. Vì vậy, qua nghiên cứu hoạt động thẩm định của Ngân hàng cùng
việc lấy một ví dụ cụ thể về một dự án em quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công
tác thẩm định tài chính dự án đối với dự án đầu tư mua sắm một số máy móc
thiết bị cho nhà máy Sợi tại NHNT Hà Nội” làm chuyên đề thực tập của mình.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài lieu tham khảo chuyên đề gồm có 2
chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng
Ngoại Thương Hà Nội.
Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự
án tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS. TS Từ Quang Phương
và các cán bộ phòng Quan hệ khách hàng,tổ thẩm định dự án Chi nhánh Ngân hàng
Ngoại Thương Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.Em mong sẽ
nhận được các ý kiến đóng góp để bài viết được hoàn thiện hơn.
3
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Lịch sử xây dựng trưởng thành của Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam là một
chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng và gắn với từng
thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc
Việt Nam...
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã
góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Với mục tiêu trở
thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc
tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị

trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”
trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói
riêng đang trong quá trình hội nhập.
Để có được những thành tựu của một ngân hàng mang tầm cõ như Ngân hàng
Ngoại Thưong Việt Nam thì phải nói đến sự đóng góp không nhỏ của một chi nhánh
hàng đầu-Chi nhánh Ngoại Thương Hà Nội.
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thưong Hà Nội được thành lập ngày 01/03/1985
theo quyết định số 177/NH của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Đây là thành viên thứ 6 của gia đình Vietcombank(VCB).Chi nhánh ra dời trong điều
kiện đất nước chuẩn bị chuyển sang bước đổi mới – thực hiện nghị quyết Đại hội VI
của Đảng mở cửa phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động để trưởng thành và phát triển ,Ngân hàng Ngoại
thương Hà nội đã khẳng định vị thế quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của
Thủ đô,cung cấp các dịch vụ ngân hàng tài chính da dạng và hiện đại dến mọi tổ chức

×