Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng công ty công nghiêp tàu thuỷ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.26 KB, 22 trang )

Mở đầu
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng to lớn để phát triển ngành kinh
tế biển. Cùng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hải cảng thuận
tiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển ngành công nghiệp tàu
thủy.
Nước ta nằm ở khu vực Đông Nam Á -Thái Bình Dương, nơi đang diễn
ra quá trình tăng trưởng và giao lưu kinh tế sôi động nhất thế giới, vì thế để
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong công cuộc đổi mới toàn diện,
đồng bộ bước vào hội nhập quốc tế, công nghiệp tàu thuỷ phải được đổi mới
toàn diện và phát triển mạnh mẽ để trong thời gian không xa Việt Nam trở
thành quốc gia mạnh về công nghiệp tàu thuỷ.
Mặt khác công nghiệp tàu thuỷ lầ một ngành công nghiệp lớn, một
ngành công nghiệp lắp ráp, sử dụng sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp
khác nhau. Do đó Công nghiêp tàu thuỷ phát triển sẽ tạo thị trường cho các
ngành công nghiệp khác phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng.
Với mong muốn được hiểu rõ hơn về ngành Công nghiêp tàu thuỷ Việt
Nam em đã chọn đơn vị thực tập là Tổng công ty Công nghiêp tàu thuỷ Việt
Nam, trô sở chính tại 109 Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội.
I. Giới thiệu chung về Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được thành lập tại quyết
định số 69/QĐ-TTg ngày 31/01/1996 của thủ tướng chính phủ, hoạt động theo
điều lệ được phê chuẩn tại nghị định số 33/CP ngày 27/5/1996 của chính phủ
với 23 đơn vị thành viên ( 21 DNNN và 2 DNLD với nước ngoài ). Qua hơn 9
năm xây dựng và phát triển, đến nay Tổng công ty đã có 87 đơn vị thành viên
nằm trải dài trên địa bàn cả nước từ Quảng Ninh đến mòi Cà Mau. Trong đó
37 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, 17 đơn vị hạch toán phụ thuộc,
26 công ty cổ phần, 7 công ty liên doanh với nước ngoài, 3 văn phòng đại
diện ở trong nước tại Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh và 7


văn phòng đại diện ở nước ngoài tại Nga, I Rắc, Mỹ, Ba Lan, Óc, Hàn Quốc.
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có tên giao dịch quốc tế
là: viet nam SHIPBULDING INDUSTRY CORPORATION viết tắt là
VINASHIN.
Địa chỉ: 109 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: +84(4)8439816- Fax +84(4)8439805/ +84(4)7330167.
Email:
Website:
Tổ chức quản lý và điều hành của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ
Việt Nam có hội đồng quản trị và ban điều hành. Cơ quan Tổng công ty là bộ
máy giúp việc ban điều hành đồng thời cũng là bộ máy giúp việc hội đồng
quản trị. Quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên chủ yếu là
theo cơ chế hành chính. Tổng công ty thực hiện các chức năng xác định
phương hướng mục tiêu và kế hoach tổng thể; định hướng thị trường làm
tổng thầu những sản phẩm lớn; công tác tổ chức cán bộ; thẩm định phê duyệt
kế hoạch sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư, định mức tiền lương, xác
định giá thanh toán nội bộ…Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập được
quyền tự chủ về tài chính, về lao động và chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình xây dựng và phát triển Tổng công ty công nghiệp tàu
thuỷ Việt Nam đã đạt được những thành quả vô cùng to lớn trong các hoạt
động. Tổng công ty dã có bước phát triển mới, chuyển biến sâu sắc và toàn
diện, có thế và có lực mới để bước vào giai đoạn phát triển nhanh,bền vững,
hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại
hoá.
Trải qua 9 năm nỗ lực phấn đấu vươn lên, ngày nay Công nghiệp tàu
thuỷ Việt Nam đã có khả năng đóng mới và sửa chữa vượt gấp 7-10 lần, đóng
mới được những con tàu có trọng tải 6500, 13500, 15000 DWT đạt tiêu chuẩn
quốc tế…Đặc biệt đến hết năm 2003 VINASHIN đã hoàn thành toàn bộ kế
hoạch sản lượng 5 năm (2001-2005) của chính phủ giao theo Đề án phát triển
của VINASHIN giai đoạn 2001-2010, vượt trước kế hoạch 2 năm. Đạt được

những thành quả đó, trước hết là có sự định hướng đúng đắn của Đảng, nhà
nước và các bộ ngành Trung ương, sự ủng hộ và phối kết hợp chặt chẽ của
cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố trong cả nước, sự hợp tác tích cực của
các bạn hàng trong nước và quốc tế, sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, hội đồng
quản trị, ban điều hành Tổng công ty, sự năng động sáng tạo của lãnh đạo,
cùng tinh thần hăng say lao động của toàn thể 31909 cán bộ công nhân viên
các đơn vị thành viên.
Quán triệt đúng đắn, tận dụng thời cơ và sự trợ giúp về cơ chế, chính
sách của nhà nước đối với ngành đóng tàu, thời gian qua VINASHIN đã mạnh
dạn đầu tư nâng cấp các cơ sở cũ thành nhà máy mới có khả năng đóng tàu có
trọng tải lớn. Dự án nâng cấp nhà máy đóng tàu Bạch Đằng với mức đầu tư
gần 200 tỷ đồng, cho ra đời những con tàu vượt đại dương, tiêu biểu là tàu
chở hàng khô VINASHIN SUN 11500 DWT. Bên cạnh đó, dự án đóng tàu
vận tải đường sông đa năngcũng được các đơn vị phía nam thuộc vinashin
quan tâm nhằm phát huy lợi thế sông nước miền Tây nam bé.
Với những quyết định của hội đồng quản trị và sự năng động, dám nghĩ
dám làm của các doanh nghiệp trực thuộc, việ đầu tư sớm, đón đầu trước sự
phát triển của thị trường cũng được quan tâm ví dụ như công ty công nghiệp
tàu thuỷ Nam Triệu đầu tư sớm đà tàu tới 5 vạn tấn
Tuy đạt được những thành quả rất đáng khích lệ, nhưng vẫn còn có
nhiều khó khăn, thách thức đối với Tổng công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật,
năng lực sản xuất, trình độ công nghệ đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu và
chưa đồng bộ, tích tụ và tập trung ở mức thấp, thiếu ụ triền đà và các thiết bị
hiện đại. Trong khi đó, bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp về
chính trị và kinh tế, giá thép, xăng dầu và một số vật tư, thiết bị chủ yếu tăng
đột biến ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành.
Mặt khác, chúng ta kinh doanh trong điều kiện vừa sản xuất, vừa mở rộng đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ, vừa đào tạo và bồi dưỡng
phát triển nguồn nhân lực với quy mô lớn nhưng vốn đâù tư thiếu, sức Ðp
cạnh tranh ngày càng lớn. Vì vậy cần phải có nỗ lực vượt bậc để đảm bảo cho

sự phát triển ổn định và bền vững.
2. C cu t chc ca Tng cụng ty.
Hi ng qun tr: Qun lý hot ng ca Tng cụng ty, chu trỏch
nhim v s phỏt trin ca Tng cụng ty theo nhim v Nh nc giao.
Ban kim soỏt: Thc hin kim tra giỏm sỏt Tng giỏm c, b mỏy
giỳp vic v cỏc n v thnh viờn trong cỏc hot ng iu hnh, ti chớnh,
chp hnh iu l Tng cụng ty, ngh quyt v quyt nh ca Hi ng qun
tr, chp hnh cỏc quy nh ca phỏp lut.
Hội đồng quản trị
quan quảnquản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Cơ quan Tổng
công ty
Các đơn vị hạch
toán phụ thuộc
Các công
ty liên
doanh
Các nhà máy
hạch toán
độc lập
Các công ty
hạch toán
độc lập
Công ty tài
chính
Các công ty
thành phần

Các công ty
thành phần
Các công ty
thành phần
Viện KHCN
và tr ờng đào
tạo
Các công ty
thành phần
Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
Tổng giám đốc là người đại diện của Tổng công ty, có quyền điều hành
cao nhất trong Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, Thủ
tướng chính phủ, trước pháp luật về các hoạt động của Tổng công ty.
Bộ máy giúp việc của Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc thực
hiện công việc theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước
Tổng giám đốc về công việc của mình.
Các đơn vị thành viên của Tổng công ty bao gồm các đơn vị hạch toán
phụ thuộc, các đơn vị hạch toán độc lập, các công ty cổ phần, các đơn vị
nghiên cứu đào tạo, hoạt động theo sự chỉ đạo của cấp trên.
Mô hình tổ chức của Tổng công ty đã tạo ra cơ hội thuận lợi hỗ trợ lẫn nhau
giữa các đơn vị thành viên, giữa các lĩnh vực kinh doanh trong Tổng công ty,
giảm chi phí hạ giá thành, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3. Những ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty Công nghiệp
tàu thuỷ Việt Nam
Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư, phát triển công nghiệp đóng
tàu, các dự án nghiên cứu thiết kế, đóng mới và sửa chữa tàu, các phương tiện
vận tải, phương tiện thi công công trình thuỷ
Chế tạo các trang thiết bị cơ khí, phụ kiện thiết bị điện và điện tử tàu
thuỷ, các loại dầm thép và kết cấu thép
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các đề tài, các dự án ứng

dông tiến bé khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực công nghiệp tàu thuỷ và
cơ khí giao thông vận tải có liên quan.
Khảo sát, thiết kế, xây dựng các nhà máy dóng tàu, sửa chữa tàu, các
công trình biển, các công trình giao thông, dân dụng trong và ngoài nước.
Tổ chức khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ
mới sản xuất và vận tải biển.
Phá dỡ tàu cũ và xuất nhập khẩu phế liệu, sản xuất cung ứng các loại
nguyên vật liệu và sản phẩm kim loại phi kim phục vụ công nghiệp đóng tàu,
sửa chữa tàu và công nghiệp giao thông vân tải.
Tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu.
Tổ chức đào tạo đội ngò cán bộ công nhân viên chức trong và ngoài
nước đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Tổng công ty và các đối tác trong,
ngoài nước.
Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, phụ kiện, trang thiết bị phương tiện
vận tải thuỷ và các dịch vụ cho thuyền viên.
Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị với Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch
dự án đầu tư, các cơ chế và chính sách phục vụ cho sự nghiệp phát triển công
nghiệp tàu thuỷ trong cả nước.
4. Vốn kinh doanh.
Tổng số vốn kinh doanh trong toàn tổng công ty tính đến ngày
31/12/2004 có 5824,131 tỷ VNĐ, trong đó vốn thuộc ngân sách nhà nước là
1856 tỷ VNĐ.
Bảng 1: Tình hình biến động về vốn của Tổng công ty qua các năm
2002, 2003, 2004
Tổng vốn kinh doanh Vốn thuộc ngân sách nhà
nước
2002 2003 2004 2002 2003 2004
3897432 4285000 583413
1
946229 140044

8
1856000
Nguồn: Theo đề án phát triển của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ
Việt Nam giai đoạn 2001-2005.
5. Thị trường của Tổng công ty.
Ngành kinh tế biển ngày nay đang có những bước phát triển ngày một
mạnh mẽ. Vận tải hàng hải được coi là một phương thức vận tải hiệu quả, tiết
kiệm và kinh tế, vì thế thị trường sản phẩm của ngành công nghiệp tàu thuỷ
ngày càng mở rộng, điều đó tạo r a nhiều cơ hội cho ngành đóng và sửa chữa
những sản phẩm tàu thuỷ, thực hiện các công trình thuỷ đáp ứng nhu cầu
khách hàng trong và ngoài nước
Đối với thị trường trong nước: Tổng công ty xác định nhu cầu từng
năm, từng giai đoạn cụ thể đến số lượng và chủng loại. Ngoài các hợp đồng
đóng mới cho các chủ tàu truyền thống là Tổng công ty hàng hải Việt Nam
(32 chiếc ) cho giai đoạn 2001-2005 và (40 chiếc) cho giai đoạn 2006-2010,
các nhà máy đóng tàu của Tổng công ty đã và đang thực hiện nhiều sản phẩm
cho các công ty vận tải biển, các công ty nạo vét, cục hàng hải Việt Nam, các
chủ tàu tư nhân trên toàn quốc…với số lượng hàng trăm tàu/ năm.
Đối với thị trường ngoài nước: Trong 3 năm qua, Tổng công ty Công
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã nâng cao năng lực đóng mới của mình, thực
hiện một số hợp đồng xuất khẩu tàu thuỷ mang tính chiến lược ra nước ngoài.
Tổng công ty đã tạo được sự quan tâm thực sù của nhiều chủ tàu nước ngoài
và đã nhận được những đơn đặt hàng sản xuất hàng loạt, có giá trị hàng tỷ
USD.
6. Sản phẩm, dịch vụ của Tổng công ty.
Sản phẩm của Tổng công ty là các con tàu có trọng tải từ nhỏ đến lớn,
từ chục tấn đến vài chục nghìn tấn, có những con tàu lớn hàng trăm nghìn tấn.
Đóng mới và lắp ráp đước các loại tàu công trình, tàu cá, tàu khách cao tốc,
tàu cứu hộ, tàu đảm bảo hàng hải, tàu nghiên cứu biển, tàu tuần tra cao tốc vỏ
hợp kim nhôm V59, tàu chở khí hoá lỏng LPG, tàu chở hàng Trường Sa 1000

T, tàu khách côn đảo… chế tạo và lắp ráp một số thiết bị, vật tư phục vụ đóng
và sửa chữa tàu. Ngoài những con tàu, sản phẩm của Tổng công ty là các
công trình hàng hải như các dàn khoan dầu, các bến cảng, cầu cảng… là
những sản phẩm phải thực hiện trong thời gian dài, chi phí đầu tư lớn cả về
vật chất công nghệ và lao động, vì vậy cần có một đội ngò lao động lớn trong
quản lý, vận hành, điều khiển sự hoạt động của chúng.
Về dịch vụ của Tổng công ty: Tổng công ty tham gia vận chuyển hàng
hoá, hành khách trong và ngoài nước bằng các con tàu, tham gia tư vấn thiết
kế xây dựng các công trình hàng hải nội địa và trên biển, tham gia kinh doanh
xuất nhập khẩu các trang thiết bị, các mặt hàng có liên quan…
Nói chung các sản phẩm, dịch vụ của Tổng công ty rất đa dạng thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngày nay, công nghệ đóng và sửa chữa tàu đang
được nâng lên ở trình độ cao hơn, từng bước nâng cao chất lượng thiết kế
bằng công nghệ tin học, xúc tiến nhanh sử dụng phần mềm AUTOSHIP, phấn
đấu tiến tới tự động hoá thiết kế đáp ứng nhu cầu sản xuất.
7. Đặc điểm nguồn nhân lực của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ
Việt Nam tại thời điểm 30/ 6/ 2005.
a. Cán bộ lãnh đạo: có 254 người trong đó nữ 10 người, tuổi đời bình
quân 48 tuổi, hầu hết được đào tạo có hệ thống về khoa học kỹ thuật chuyên
ngành, được đào tạo về quản trị kinh doanh, lý luận chính trị và ngoại ngữ.
Đại đa số cán bộ lãnh đạo quản lý biết tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với cơ
chế quản lý mới, sử dụng, phát hiện những cán bộ có trình độ, khuyến khích
động viên người lao động làm việc hiệu quả, năng suất cao. Tuy vậy, số cán
bộ lãnh đạo của VINASHIN vẫn thiếu cả về số lượng và chất lượng so với
những năm sắp tới , nhất là trước sự phát triển có tính bứt phá của toàn ngành
giai đoạn 2001-2010.
b. Cán bộ quản lý ( trưởng, phó phòng ban và tương đương).
Tổng số có 1526 người trong đó nữ 127 người chiếm 8,3%. Đa phần
tuổi đời từ 40-55 tuổi trở lên, riêng số trên 55 tuổi là 8%.
Về kiến thức chuyên môn: hầu hết cán bộ cấp trưởng, phó phòng ban

phân xưởng đều tốt nghiệp các trường đại học kinh tế, kỹ thuật trong nước,
ngoài nước. Trong thực tế sản xuất tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên phát huy
được tác dụng trong lãnh đạo chỉ huy sản xuất, nghiệp vụ chuyên môn.
Về ngoại ngữ: Số người giỏi ngoại ngữ không nhiều, hầu hết cán bộ kỹ
thuật biết tiếng Nga, Trung Quốc, Ba Lan, một bộ phận cán bộ trẻ có có ngoại
ngữ về tiếng Anh nhưng khả năng giao dịch và làm việc rất yếu, chưa đáp ứng
được đòi hỏi trong nền kinh tế mở hiện nay.
c. Cán bộ kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ.
Tổng số có 3685 người trong đó số người có trình độ đại học 2916
người, nữ là 272người, tuổi đời bình quân 41 tuổi. Được phân bổ vào các lĩnh
vực bao gồm: công nghệ vỏ tàu 224 người, máy tàu 116 người, điện tàu 109
người, cơ khí 88 người, kinh tế tài chính 165 người, các ngành khác 82 người.
Nhìn chung đội ngò cán bộ kỹ thuật cán bộ kỹ thuật, chuyên môn và
nghiệp vụ của Tổng công ty đều được đào tạo có hệ thống ở các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Hầu hết đều nhiệt tình, hăng say và
sáng tạo trong công việc. Tuy nhiên, lực lượng này Ýt được bổ sung cập nhật
kiến thức mới. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ còn máng , đặc
biệt ở một số lĩnh vực quan trọng nh thiết kế, tư vấn…số lượng chưa đủ yêu
cầu. Mặt khác trình độ ngoại ngữ, tin học còn hạn chế, Ýt được tham quan,
giao lưu hội thảo tiếp xóc làm quen với trình độ công nghiệp tàu thuỷ ở khu
vực và thế giới.
d. Lực lượng công nhân kỹ thuật và thợ bậc cao.
Tổng số có 15843 người trong đó nữ 2015 người. Đây là lực lượng trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, đóng tàu song lại đang có sự thiếu hụt
nghiêm trọng. Số lượng công nhân kỹ thuật được đào tạo và bổ túc thêm ở
nước ngoài như Ba Lan, Liên Xô, Nhật Bản… khoảng 5% công nhân kỹ thuật
đóng tàu. Đa số công nhân được đào tạo ở các trường công nhân kỹ thuật
trong nước, một số được đào tạo vừa học vừa làm ngay tại các nhà máy lớn ở
Hải phòng, Quảng ninh…Ngoài số được đào tạo và thực tập ở nước ngoài về,
công nhân kỹ thuật nước ta Ýt được tiếp xúc với công nghệ công nghiệp tàu

thuỷ tiên tiến trên thế giới, quy mô đào tạo nhỏ, mang tính chắp vá đồng thời
không hoạt động thường xuyên liên tục, cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu.
Nguồn cung không cung ứng kịp với tốc độ phát triển của ngành. Trước tình
hình đội ngò cán bộ công nhân hiện có và theo kế hoạch sản xuất kinh doanh,
dự kiến nguồn lao động của các ngành nghề cấn bổ sung trong những năm tới
như sau:
Bảng 2: Bảng tổng hợp nhu cầu bổ sung nguồn lao động của vinashin đến
năm 2020.
Các giai đoạn
Cán bộ quản lý
và khoa học kỹ
thuật
Công nhân kỹ
thuật
Tổng sè lao
động
Giai đoạn 2001-2005
Giai đoạn 2006-2010
Giai đoạn 2011-2020
3500
6400
10700
23500
58800
98000
27000
65200
108700
Nguồn: Theo tạp chí lao động và xã hội sè251.
Tóm lại nguồn nhân lực của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt

Nam hiện nay đa số có quyết tâm gắn bó với công ty, có phẩm chất đạo đức,
tác phong tốt, được đào tạo cơ bản ở các trường Đại học, công nhân kỹ thuật
trong và ngoài nước, ngoài kiến thức chuyên môn một bộ phận không nhá đã
tự học tập thêm về ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy
nhiên bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vì vậy nguồn nhân lực
phải không ngừng được bồi dưỡng và phát triển.
8. Hoạt động bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng lớn của Tổng công
ty, để nâng cao năng lực cạnh tranh tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới, cùng với việc nâng cấp đổi mới công nghệ tăng năng lực sản xuất kinh
doanh thì nhân tố con người có thể coi là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết
định đến sự thành công của các đơn vị và của toàn Tổng công ty. Vì vậy việc
xây dựng và phát triển nguồn nhân lực là công việc tất yếu cần phải tập trung
cao trong giai đoạn hiện nay.
Công tác tổ chức cán bé lao động trong 10 năm qua không ngừng được
củng cố bổ sung để đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh đang ngày
càng phát triển mạnh. Những năm qua Tổng công ty đã có những hoạt động
tích cực nhằm phát triển đội ngò, như gửi đi học các líp học bồi dưỡng lý luận
chính trị cao cấp đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý; các líp bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ kỹ thuật chuyên môn, không ngừng bồi
dưỡng tay nghề cho công nhân kỹ thuật, nhờ đó nguồn nhân lực của Tổng
công ty đã được nâng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng.
Đội ngò cán bộ lãnh đạo, quản lý được rèn luyện và thử thách qua thực
tiễn quản lý sản xuất kinh doanh, có năng lực tổ chức triển khai khá thành
thạo, năng động sáng tạo, có bản lĩnh khá vững vàng trước những diễn biến
phức tạp của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ và ngày càng phát triển.
Đội ngò cán bộ khoa học và công nhân kỹ thuật có trình độ, kỹ năng
tay nghề khá, ý thức tổ chức và kỷ luật tốt, từng bước thích nghi và làm chủ
khoa học công nghệ mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

Công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực được tổ chức và duy trì đạt hiệu
quả tốt với các hình thức phối hợp với các trường đại học đề nghị Nhà nước
tăng chỉ tiêu hàng năm đào tạo Đại học tập trung, đào tạo đại học tại chức
chuyên ngành tàu thuỷ, đào tạo công nhân kỹ thuật tại các trường kỹ thuật và
nghiệp vụ của Tổng công ty ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Tổ chức tuyển
chọn đưa cán bộ và công nhân kỹ thuật đi đào tạo và thực hiện chuyển giao
công nghệ ở các nước có ngành công nghiệp tàu thuỷ phát triển (Nhật Bản, Ba
Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc…)
Cơ sở đào tạo bồi dưỡng (trường công nhân kỹ thuật, nghiệp vô Công
nghiệp tàu thuỷ I,II, III) của Tổng công ty, trường công nhân kỹ thuật nhà
máy đóng tàu Bạch Đằng đã và đang được đầu tư nâng cấp phát triển, từng
bước đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty trước mắt và
lâu dài.
Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khám sức khoẻ định kỳ cho
người lao động được đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng đơn
vị, phục vụ tốt hơn cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị sản xuất kinh doanh
và cho sự nghiệp xây dựng con người về mặt sức khoẻ thể chất. Đang chỉ đạo
triển khai chương trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp của Tổng công ty
nhằm tạo đà phát triển lâu dài và bền vững.
II. Kết quả sản xuất kinh doanh trong một vài năm gần đây.
Xuất phát từ nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước, từ đặc
điểm tình hình thực tế tổng công ty đã đạt được các kết quả đáng khích lệ.
1. Kết quả sản lượng doanh thu.
Kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty liên tục tăng trưởng năm
sau cao hơn năm trước. Hầu hết các nhà máy đều có việc làm, trong đó có
nhiều đơn vị đã ký được hợp đồng sản xuất đến năm 2009-2010. Nhịp độ tăng
trưởng bình quân 10 năm gần đây đạt trên 40%/ năm.
Bảng 3: Kết quả thực hiện những nội dung chủ yếu
Năm
Chỉ tiêu

Đơn vị
tính
2001 2002 2003 2004 Kế
hoạch
2005
1.Tổng sản
lượng
Tỷ đồng 1895 3251 53330 7525 10347
Tốc độ tăng
trưởng
% 149 172 164 142 138
2. Doanh thu Tỷ đồng 1303 2515 3815 5660 7725
Tốc độ tăng
trưởng
% 129 193 152 150 136
Lợi nhuận Tỷ đồng 11,58 10,10
2
32,094 61,171 103,149
3.Giá trị xuất
khẩu
Triệu
USD
23,8 51,5 15 23,5 47,6
Nguồn: Theo Đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam giai đoạn 2001-2005.
Năm 2005 giá trị tổng sản lượng đạt 11024 tỷ đồng gấp 1,06 lần so với
kế hoạch 5 năm, giá trị doanh thu đạt 7834 tỷ đồng gấp 1,5 lần kế hoạch 2005
đề ra trong kế hoạch 5 năm 2001-2005.Năm 2005 tổng sản lượng gấp 24 lần ,
giá trị doanh thu gấp 19 lần so với năm 1996.
Nép ngân sách và lợi nhuận hàng năm luôn tăng ở mức cao, năm 2004

đã nép ngân sách là 243,9 tỷ đồng và lợi nhuận là 61,171 tỷ đồng. Thu nhập
bình quân người lao động đạt 1922000 đồng/người/ tháng.
2. Hoạt động sản xuất đóng mới, sửa chữa tàu biển.
Với công nghệ sản xuất tiên tiến, cùng với đội ngò cán bộ, công nhân
có trình độ, được bồi dưỡng thường xuyên, đã đưa năng lực đóng mới và sửa
chữa tàu của ngành Công nghiêp tàu thuỷ Việt Nam lên gấp hàng chục lần.
Tổng công ty đã thực hiện thành công chiến lược sản phẩm trọng điểm, mang
tính đột phá ở thị trường trong nước và quốc tế như: serie tàu hàng 6500 tấn,
11500-12500 tấn, 15000 tấn, tàu dầu 13500 tấn, tàu container 564 TEU, 610
TEU, 1016 TEU, tàu Lash mẹ 10900 tấn, tàu hót bùn 1000-1500 m
3
/h, xuất
khẩu sang I Răc, tàu kéo 1000 HP, xà lan 2500 tấn xuất khẩu sang Singapore,
khách sạn nổi 80 giường cho chủ tàu Pháp, tàu khách du lịch 45 chỗ bằng vật
liệu mới, tàu hàng 6380 tấn cho chủ tàu Nhật Bản và đang tiếp tục thi công
tàu xuất khẩu 10500 tấn, 8700 tấn cho chủ tàu Nhật Bản và serie tàu 53000
tấn, 34000 tấn cho chủ tàu Anh quốc.
3. Sản xuất công nghiệp phụ trợ.
Thực hiện chủ trương nội địa hoá sản phẩm, đến năm 2010 tỷ lệ nội địa
hoá đạt 60-70 % giá trị con tàu . Hiện nay Tổng công ty đang thực hiện đầu tư
các khu công nghiệp phụ trợ với các dự án nhà máy thép tấm đóng tàu tại khu
công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân- Quảng Ninh với công suất 500000 tấn/năm,
nhà máy chế tạo lắp ráp động cơ diesel đến 23000HP thông qua hợp đồng hợp
tác licence với hãng Man B&W Đan Mạch và hãng Mitsubishi- Nhật Bản tại
công ty đóng tàu Bạch Đằng và khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng, nhà máy
chế tạo nội thất tàu thuỷ, nhà máy chế tạo nồi hơi tàu thuỷ, nhà máy sản xuất
xích neo… tại khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng- Hải Phòng.
4. Các hoạt động xây dựng, vận tải, thương mại dịch vô .
Tổng công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thi công các hạng
mục công trình trong toàn Tổng công ty như: đà tàu 53000 T tại Hạ Long, đà

tàu 53000 T tại Nam Triệu, đà tàu 30000 T tại phà rừng, đà tàu 550 TEU, cầu
tầu 550 TEU tại Bến Kiền, đà tàu 10000 T tại Sài Gòn, ụ khô 5000 T tại sông
cấm, cầu tàu 5000 T tại cần thơ, đê vây chắn cát và san lấp mặt bằng tại nhà
máy đóng tàu Dung Quất…
Hiện nay, vận tải đã trở thành ngành kinh doanh lớn thứ 2 trong hoạt
động kinh doanh của Tổng công ty. Việc phát triển đội tàu vận tải biển vừa
mang ý nghĩa đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh vừa mang ý nghĩa
hỗ trợ nâng cao năng lực các nhà máy đóng tàu, điều này đã được thể hiện
qua việc đóng mới 32 tàu biển cho Tổng công ty hàng hải Việt Nam, đây thực
sự là cú huých quan trọng nâng cao năng lực đóng mới của một số đơn vị
trong Tổng công ty. Hoạt động vận tải đã có nhiều đóng góp quan trọng trong
tiến trình phát triển của Tổng công ty. Giá trị doanh thu của hoạt động vận tải
năm 2005 đạt 712 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đã và
đang triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo việc
cung ứng vật tư thiết bị cho các nhà máy đóng tàu trong Tổng công ty. Các
hoạt động kinh doanh dịch vụ ngày càng được mở rộng, các doanh nghiệp
dịch vụ được thành lập trong và ngoài nước, tham gia tích cực vào hoạt động
kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp và thuỷ hải
sản, dịch vụ cung ứng tài chính nhằm mở rộng kinh doanh đa ngành, phát
triển thị phần trong nước, tham gia thị trường khu vực và quốc tế.
5. Hoạt động tài chính.
Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường hoạt động
công tác đầu tư phát triển đã được Tổng công ty đặc biệt quan tâm. Để đáp
ứng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, công tác tài chính đã được các cấp
uỷ và lãnh đạo, các phòng ban, đơn vị chuyên môn thường xuyên quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Cùng với vốn hỗ trợ của Nhà nước,
Tổng công ty đã chủ động và linh hoạt trong việc tạo lập và huy động các
nguồn vốn vay của ngân hàng trong và ngoài nước, đa dạng hoá nguồn vốn
huy động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới các hình thức vốn vay,

tiền gửi, huy động, tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp thông qua Công
ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ với số tiền gần 1000 tỷ đồng, đến nay tổng
nguồn vốn huy động của Công ty tài chính là 1167 tỷ đồng và vốn điều lệ đạt
120 tỷ đồng. Công tác tài chính đã đáp ứng nhu cầu cơ bản về vốn cho đầu tư
phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Tổng công ty, góp phần
tích cực giải quyết vốn cho các đơn vị thành viên và đầu tư vào các công trình
trọng điểm, các dự án và sản phẩm trọng điểm.
Tháng 10/2005 Chính phủ Việt Nam đã lần đầu tiên phát hành trái
phiếu ra thị trường quốc tế với tổng giá trị là 750 triệu USD và cho Tổng công
ty Công nghiêp tàu thuỷ Việt Nam vay lại toàn bộ số tiền trên để đầu tư nâng
cao năng lực sản xuất kinh doanh. Đây được coi là bước đi đột phá của Tổng
công ty trong việc tìm ra các giải pháp về vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất
kinh doanh và là bước đi đầu tiên để Vinashin bước vào thị trường vốn quốc
tế.
III. Những hạn chế tồn tại.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, thì vẫn còn tồn tại một số hạn
chế là:
Công tác xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất mặc dù đã có tiến bộ nhưng
tiến độ thực hiện còn chậm, chưa đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu sản
xuất.
Công tác tổ chức, chuẩn bị bố trí và điều hành sản xuất của nhiều đơn
vị chưa hợp lý, chưa đồng bộ, chưa tận dụng tốt năng lực của nhà xưởng, máy
móc thiết bị. Công tác quản lý lao động chưa chặt chẽ
Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tàu thuỷ tuy có
nhiếu cố gắng nhưng chưa đều khắp. Công tác dự báo và xây dùng chiến
lược phát triển có tiến bộ nhưng chưa lường hết được khó khăn, phức tạp của
thị trường khu vực và quốc tế.
Công tác quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều
tiến bộ nhưng chưa toàn diện chưa kiên quyết. Việc lãnh đạo, quản lý tàu ở
một số đơn vị còn buông lỏng, không chấp hành nghiêm quy trình vận hành.

Công tác bảo hộ kỹ thuật an toàn được tăng cường và chú trọng nhưng vẫn
chứa đựng một số yếu tè chưa vững chắc về nguy cơ tai nạn lao động nghiêm
trọng có thể xảy ra.
Nguyên nhân: Bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng
nguyên nhân chủ quan có vai trò chính đối với những hạn chế tồn tại trên, đó
là:
Do năng lực quản lý điều hành của một bộ phận cán bộ còn có những
mặt hạn chế, bất cập. Một số cán bộ chưa được đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện
một cách cơ bản, thường xuyên, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ, một
số cán bộ chủ chốt còn thiếu năng động sáng tạo. Chúng ta còn thiếu những
chuyên gia giỏi, kỹ sư giỏi, thợ lành nghề, thợ bậc cao chuyên ngành.
Việc vận dụng, vận hành cơ chế, chính sách, đầu tư, tài chính, thu hót
nhân tài có lúc có nơi còn bất cập, chưa đồng bộ, chưa phát huy được tiềm
năng thế mạnh của toàn Tổng công ty và từng cơ sở.
Hầu hết các đơn vị thành viên còn thiếu vốn lưu động cũng như vốn
đầu tư xây dùng cơ sở vật chất, phải vay thương mại để đầu tư và bảo đảm
các hoạt động sản xuất kinh doanh nên hiệu quả thấp.
IV. Định hướng chiến lược phát triển của Tổng công ty Công nghiêp tàu thuỷ Việt
Nam
1. Mục tiêu phát triển.
Sau năm 2010 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có ngành công nghiệp
đóng tàu phát triển trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương với tỷ lệ giá trị
phần chế tạo sản xuất nội địa các phụ kiện của các sản phẩm đóng mới trong
nước đạt 60- 70 % toàn giá trị con tàu, đáp ứng cơ bản về giá trị con tàu đáp
ứng về cơ bản nhu cầu phát triển các loại tàu trong nước và xuất khẩu đạt 500
triệu USD hàng năm.
Với mục tiêu như trên Tổng công ty đã có các kế hoạch:
Đóng mới tàu biển có trọng tải 50000 T- 200000T, tàu chở dầu 100000
T, sữa chữa tàu và hệ thống dàn khoan biển có trọng tải đến 400000T, chế tạo
được thép đóng tàu, lắp ráp động cơ thuỷ có công suất đến 6000 mã lực, chế

tạo các phụ kiện, thiết bị tàu thuỷ.
Đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền công nghệ và các trang thiết bị hiện đại
cho các cơ sở đóng mới và sữa chữa tàu lên ngang tầm với những quốc gia có
ngành công nghiệp đóng tàu tiên tiến trên thế giới.
2. Nhiệm vụ trọng tâm đến 2010.
Xây dựng và phát triển Tổng công ty Công nghiêp tàu thuỷ Việt Nam
thành một tập đoàn kinh tế đa ngành. Phát triển Công nghiêp tàu thuỷ thành
một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế
đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá và hội nhập ngành công nghiệp tàu
thuỷ. Chú trọng tận dụng những cơ sở vật chất hiện có, kết hợp với đầu tư
công nghệ chiều sâu và từng bước đầu tư mở rộng và xây dựng mới các cơ sở
đóng tàu, thông qua các dự án sản phẩm mục tiêu mà hoàn thành chất lượng
công nghệ.
Coi trọng việc sửa chữa các loại tàu thuyền vì sửa chữa tàu thuyền là
thị trường luôn có nhu cầu cần đáp ứng hơn nữa công việc sửa chữa tàu giúp
bố trí được nhiều lao động dư thừa, thu hồi và quay vòng vốn nhanh, khắc
phục một phần các khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp.
Huy động và liên kết với các cơ sở chế tạo cơ khí trong nước, liên kết
với công nghiệp quốc phòng, từng bước chế tạo các bộ phận nâng cao giá trị
phần chế tạo sản xuất nội địa trong sản phẩm.
3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đến năm 2010
Căn cứ vào kết quả làm việc với các khách hàng cũng như điều kiện
khả năng công
nghệ và năng lực hiện tại. Tổng công ty phấn đấu đạt những chỉ tiêu chủ yếu
sau:
Bảng 4: Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị

tính
2006 2007 2008 2009 2010
1. Tổng sản lượng Tỷ đồng 13.500 17.500 23.000 30.000 40.000
Tốc độ tăng trưởng % 130 130 131 130 133
2. Doanh thu Tỷ đồng 10.500 14.500 19.500 26.500 37.000
Tốc độ tăng trưởng % 136 138 134 134 140
3. Giá trị xuất khẩu Triệu USD 300 450 600 850 1000
Nguồn: Theo tài liệu của ban tổ chức cán bộ –lao động
Về đầu tư phát triển: Kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2005- 2010
với tổng mức đầu tư là 43.328 tỷ đồng, gồm các dự án trọng điểm sau:
Dự án khu công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất: năng lực đóng tàu đến
300.000 T, sửa chữa tàu đến 400000 T
Dự án nhà máy đóng tàu Hạ Long đóng mới tàu đến 70.000 T.
Dự án khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân, sản xuất thép tấm cán nóng
đóng tàu công suất 500.000 T/năm, nhà máy điện diel 60MW, sản xuất nội
thất tàu thuỷ
Dự án nhà máy đóng tàu Soài Rạp, đóng mới sửa chữa tàu 100000 –
150000 T
Dự án nhà máy đóng tàu Nghi Sơn, đóng mới sửa chữa tàu đến
50000T, sản xuất khí công nghiệp và vật liệu hàn.
Dự án khu công nghiệp tàu thuỷ sông Chanh, đóng và sửa chữa tàu đến
50000T, sản xuất trang thiết bị nội thất tàu thuỷ
Dự án khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng, lắp ráp động cơ dizel đến
3000HP, sản xuất xích neo, nội thất tàu thuỷ, lắp ráp nồi hơi…
Dự án nhà máy đóng tàu Vũng áng (Hà Tĩnh) đóng mới sửa chữa tàu
đến 100000T, luyện, cán thép đóng tàu.
Xây dùng trung tâm điều hành sản xuất thương mại kỹ thuật cao công
nghiệp tàu thuỷ tại thành phố Hà Nội với các trang thiết bị tiên tiến nhằm
phục vụ cho việc quản lý điều hành sản xuất tới các đơn vị thành viên, hoà
nhập vào mạng thương mại, xúc tiến bán hàng với quốc tế và khu vực qua

mạng chuyên dụng.
Xây dựng hệ thống trường đào tạo kỹ thuật và nghiệp vụ để đào tạo cán
bộ, kỹ sư và công nhân lành nghề phục vụ cho ngành đóng tàu với số lượng
4000 người/năm bao gồm: 2 trường tập trung tại phía Bắc và phía Nam, 4
trường trong các nhà máy lớn.
Như vậyTổng công ty Công nghiêp tàu thuỷ Việt Nam sẽ trở thành nơi
tập trung chủ yếu những năng lực về đóng mới và sữa tàu thuỷ, hình thành cơ
cấu đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
V. Định hướng cho giai đoạn thực tập chuyên đề.
Con người là một nguồn lực quý nhất và quan trọng nhất trong mọi
nguồn lực. Sù nghiệp hưng suy là ở con người, cuộc cạnh tranh kinh tế gay
gắt hiện nay xét cho cùng cũng chính là sự cạnh tranh về nhân tài. Mặt khác
khoa học công nghệ ngày càng phát triển như vũ bão, thì các ngành kinh tế
trong đó có ngành công nghiệp tàu thuỷ phải có chiến lược phát triển cho phù
hợp để đứng vững và đi lên, trở thành tập đoàn kinh tế mạnh. Muốn đạt được
các mục tiêu đó thì ngoài các nguồn lực về tài chính, máy móc, kỹ thuật thì
nguồn nhân lực phải được bồi dưỡng phát triển thường xuyên để nâng cao
trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Chính vì lý do đó em đã định
hướng nghiên cứu sâu về vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
Tổng công ty Công nghiêp tàu thuỷ Việt Nam.
Kết luận
Việt Nam là một quốc gia biển, khi Công nghiêp tàu thuỷ phát triển sẽ
tạo điều kiện thuận thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế khác cùng phát
triển thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Công nghiêp tàu thuỷ là một ngành công nghiệp tổng hợp có quy mô
lớn vừa đáp ứng nhu cầu kinh tế biển, vừa góp phần tăng cường khả năng bảo
vệ chủ quyền và lợi Ých quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái
biển.
Nước ta phát triển Công nghiêp tàu thuỷ ở điểm xuất phát thấp so với
các nước khác trên thế giới cả về vốn và trình độ công nghệ. Để phát triển

ngành Công nghiêp tàu thuỷ Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, góp
phần vào sù nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì Tổng công ty
phải giải quyết nhiều vấn đề như tạo vốn, đầu tư công nghệ tiên tiến, tạo thị
trường trong và ngoài nước, quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực- nhân tố
quyết định tái tạo, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác. Với tốc độ tăng
trưởng trên 30%/năm về giá trị sản lượng và doanh thu chóng ta tin rằng
Tổng công ty sẽ nhanh chóng trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, vững
bước trên con đường hội nhập và phát triển.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn các cán bộ trong ban Tổ chức cán
bộ- lao động của Tổng công ty cùng cô giáo hướng dẫn TS. Vũ Hoàng Ngân
đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
MỤC LỤC
M uởđầ 1
I. Gi i thi u chung v T ng công ty công nghi p t u thu Vi t Namớ ệ ề ổ ệ à ỷ ệ 2
1. Quá trình hình th nh v phát tri n c a Công nghi p t u thu Vi t Namà à ể ủ ệ à ỷ ệ 2
2. C c u t ch c c a T ng công ty.ơ ấ ổ ứ ủ ổ 5
3. Nh ng ng nh ngh kinh doanh chính c a T ng công ty Công nghi p t u ữ à ề ủ ổ ệ à
thu Vi t Namỷ ệ 6
4. V n kinh doanh.ố 7
5. Th tr ng c a T ng công ty.ị ườ ủ ổ 7
6. S n ph m, d ch v c a T ng công ty.ả ẩ ị ụ ủ ổ 8
7. c i m ngu n nhân l c c a T ng công ty Công nghi p t u thu Vi t NamĐặ đ ể ồ ự ủ ổ ệ à ỷ ệ
t i th i i m 30/ 6/ 2005.ạ ờ để 9
8. Ho t ng b i d ng, phát tri n ngu n nhân l c.ạ độ ồ ưỡ ể ồ ự 11
II. K t qu s n xu t kinh doanh trong m t v i n m g n ây.ế ả ả ấ ộ à ă ầ đ 13
1. K t qu s n l ng doanh thu.ế ả ả ượ 13
2. Ho t ng s n xu t óng m i, s a ch a t u bi n.ạ độ ả ấ đ ớ ử ữ à ể 14
3. S n xu t công nghi p ph tr .ả ấ ệ ụ ợ 14
4. Các ho t ng xây d ng, v n t i, th ng m i d ch vô .ạ độ ự ậ ả ươ ạ ị 14
5. Ho t ng t i chính.ạ độ à 15

III. Nh ng h n ch t n t i.ữ ạ ế ồ ạ 16
IV. nh h ng chi n l c phát tri n c a T ng công ty Công nghiêp t uĐị ướ ế ượ ể ủ ổ à
thu Vi t Namỷ ệ 17
1. M c tiêu phát tri n.ụ ể 17
2. Nhi m v tr ng tâm n 2010.ệ ụ ọ đế 18
3. K ho ch s n xu t kinh doanh v u t phát tri n n n m 2010ế ạ ả ấ àđầ ư ể đế ă 18
V. nh h ng cho giai o n th c t p chuyên .Đị ướ đ ạ ự ậ đề 20
K t lu nế ậ 21

×