Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Dạy học tác phẩm vợ nhặt của kim lân ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.1 KB, 113 trang )



i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



KIỀU THỊ HÀ






DẠY HỌC TÁC PHẨM “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI



LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN










HÀ NỘI – 2014



ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



KIỀU THỊ HÀ




DẠY HỌC TÁC PHẨM “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN


Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ VĂN ĐỨC





HÀ NỘI - 2014


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ. Nhân dịp này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy
giáo, Cô giáo của trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt
tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS. TS. Hà
Văn Đức – người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình làm và hoàn thiện luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, các học viên
trong lớp K8 Ngữ văn và thầy cô giáo trường THPT A Kim Bảng, các em học
sinh đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thành
đúng tiến độ.
Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian và khả năng bản thân có hạn nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của thầy cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả


Kiều Thị Hà



ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHSP : Đại học Sư phạm
GS : Giáo sư
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
NXB : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
THCS : Trung học cơ sở
TS : Tiến sĩ






iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn

i
Danh mục viết tắt

ii
Mục lục


iii
Danh mục các bảng

v
MỞ ĐẦU

1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

11
1.1. Thể loại văn học và đặc trưng của tác phẩm tự sự

11
1.1.1. Quan niệm chung về thể loại văn học

11
1.1.2. Đặc trưng của loại hình tác phẩm tự sự

14
1.1.3. Đặc trưng thể loại truyện ngắn

19
1.2. Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại

29
1.2.1. Dạy học loại tự sự tác giả

31
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC

TÁC PHẨM VỢ NHẶT CỦA KIM LÂN THEO ĐẶC TRƯNG
THỂ LOẠI



34
2.1. Vị trí, vai trò của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Vợ nhặt”
trong nền văn học dân tộc


34
2.1.1. Kim Lân là một nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người”,
với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn


34
2.1.2. Truyện ngắn “Vợ nhặt” và sự kết tinh nhiều giá trị

36
2.2. Thực trạng dạy tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân ở trường trung
học phổ thông hiện nay


41
2.2.1. Khảo sát thực tế

44
2.2.2. Khảo sát giáo viên và học sinh

45

2.2.3. Nhận xét và kết luận về thực trạng

53
2.3. Định hướng dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân theo đặc
trưng thể loại


55
2.3.1. Định hướng chung

55
2.3.2. Định hướng dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” theo đặc trưng thể loại

58
Chương 3: GIÁO ÁN VÀ THỰC NGHIÊM

74
3.1. Thiết kế giáo án thực nghiệm

74


iv
3.2. Những vấn đề chung của thực nghiệm

93
3.2.1. Mục đích thực nghiệm

93
3.2.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm


94
3.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm

95
3.3.1. Nội dung thực nghiệm

95
3.3.2. Tiến trình thực nghiệm

95
3.4. Kết quả thực nghiệm

96
3.4.1. Tiến hành kiểm tra

96
3.4.2. Kết quả kiểm tra

96
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

100
1. Kết luận

100
2. Khuyến nghị


101
TÀI LIỆU THAM KHẢO

102
PHỤ LỤC

105



v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp từ 11 giáo viên trường THPT A Kim Bảng và 13
giáo viên Trường THPT B Kim Bảng huyện Kim Bảng tỉnh
Hà Nam……………………………… ……………………


46

Bảng 2.2. Tổng hợp 175 phiếu của trường THPT A Kim Bả
ng và
Trường THPT B Kim Bảng huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.

48

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng……………………………………………… …



97



1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một loại thể nhất định.
Vì vậy muốn dạy học hiệu quả thì việc xác định được thể loại là một vấn đề
mấu chốt trong dạy học tác phẩm văn chương. Thể loại chính là chìa khóa để
khám phá được tầng nghĩa sâu của tác phẩm. Việc dạy học tác phẩm văn
chương hiện nay ở nhà trường phổ thông còn nhiều hạn chế do chúng ta chưa
ý thức được tầm quan trọng của thể loại. Một thực tế hiện nay cho thấy chưa
có nhiều tài liệu đi sâu vào việc hướng dẫn dạy học tác phẩm văn chương theo
đặc trưng thể loại một cách tường tận. Do đó, giáo viên không tránh khỏi
những khó khăn lúng túng trong cách soạn giáo án cũng như trong cách dạy
học các tác phẩm cụ thể.
1.2. Tác phẩm truyện ngắn được tuyển vào giảng dạy ở chương trình phổ
thông khá đa dạng và phong phú của các tác giả tiêu biểu làm nên diện mạo
văn học Việt Nam. Các tác phẩm truyện ngắn được đưa vào giảng dạy ở phổ
thông chiếm 3/4 số lượng các tác phẩm trong chương trình. Điều này phản
ánh đúng tương quan của thành tựu truyện ngắn so với những thể loại văn
xuôi khác trong đời sống văn học của chúng ta. Mặc dù vậy, việc phân tích
giảng dạy truyện ngắn còn chưa chú ý đúng mức và chưa làm nổi bật đặc
trưng thể loại. Phần lớn mới chỉ chú ý đến đặc trưng “truyện” mà chưa chú ý
đến “truyện ngắn”. Nếu chỉ phân tích nhân vật, cảnh vật, cốt truyện, kết
cấu…không thôi thì chưa làm nổi bật đặc trưng thể loại truyện ngắn.
1.3. Trong nền văn học Việt Nam, Kim Lân là nhà văn không có nhiều đầu
tác phẩm, nhưng những tác phẩm của ông vẫn mãi mãi neo đậu trong tâm hồn

bạn đọc. Nó để lại dấu ấn lâu bền trong lòng độc giả, thôi thúc trái tim ta
hướng về nơi quê hương nguồn cội, bởi Kim Lân được chắt ra từ cuộc đời của
chính nhà văn, từ sự hội tụ của những yếu tố quê hương, cộng đồng và thời
đại. Gia tài của Kim Lân không nhiều, từ truyện ngắn đầu tay: Đứa con
người vợ lẽ đăng ở báo Trung Bắc chủ nhật số 120 ngày 26/7/1942 đến


2
những tập truyện ngắn tiêu biểu Nên vợ nên chồng, Con chó xấu xí đã xếp
ông vào số ít nhà văn có thể minh chứng cho chân lí “quý hồ tinh, bất quý hồ
đa” trong nghệ thuật. Với một đời văn khá dài hơn năm mươi năm cầm bút,
ông chỉ trình làng trên ba mươi tác phẩm, nhưng nhà văn Kim Lân lại là một
trong những gương mặt xuất sắc nhất trong nền văn học Việt Nam.
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là một trong những tác phẩm xuất
sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, đã phản ánh chân thực nạn đói của
dân tộc năm 1945, và cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của dòng
văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8 – 1945. Tác phẩm được đưa vào
giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12, được khai thác trên nhiều bình
diện: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện độc đáo… Các ý
kiến đó thật phong phú, tuy nhiên đối với mỗi một tác phẩm văn học thì có rất
nhiều con đường giải mã khác nhau, chưa có sự thống nhất với nhau. Mặc dù
đã có nhiều hướng dạy học được đưa ra khi giảng dạy tác phẩm này, nhưng
mạch ngầm khai thác chưa cạn kiệt, nó là nguồn tài nguyên vô cùng phong
phú cho mỗi người giáo viên khai thác để truyền thụ cho học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành và lựa chọn đề tài:
“Dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân ở trường trung học phổ thông
theo đặc trưng thể loại ” làm luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể
loại

Vấn đề thể loại đã được các nhà lí luận văn học quan tâm từ khá sớm.
Đặc biệt vấn đề lí luận về thể loại chủ yếu được nghiên cứu đúc kết, biên dịch
trong các bộ giáo trình đại học, cao đẳng cùng một số chuyên luận của Giáo
sư Hà Minh Đức, Giáo sư Phương Lựu, Giáo sư Trần Đình Sử. Tiếp đến là
một số công trình nghiên cứu liên quan đến loại thể văn học như của GS Đặng
Thai Mai, PGS Hoàng Tiến Tựu, PGS Nguyễn Đăng Na… Từ những góc độ
khác nhau, các tác giả cũng có những quan điểm về thể loại trong tiếp nhận,


3
nghiên cứu, sáng tác… phần nào giúp cho đông đảo giáo viên văn có được cái
nhìn mới mẻ, phong phú về thể loại. Tuy vậy, những giáo trình, những
chuyên luận về giảng dạy văn học trong nhà trường theo thể loại không nhiều.
Mấy vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể (1970) của nhóm tác giả Trần
Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn và
Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể (2001) của PGS.
TS Nguyễn Viết Chữ là những tài liệu vẫn thường được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho sinh viên Ngữ văn và học viên cao học ngành Lí luận và
phương pháp dạy học văn.
Mặt khác những công trình nghiên cứu về đặc trưng của các thể loại
văn học hầu như chưa có. Khi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới
được tổ chức biên soạn theo cụm thể loại và dạy học đọc - hiểu theo đặc trưng
thể loại thì những công trình về thể loại nói chung tỏ ra xa rời thực tiễn. Lí
luận về loại thể văn học chưa được nghiên cứu và vận dụng tương xứng với
tầm quan trọng của nó. Ngay cả trong chương trình Ngữ văn phổ thông, lí
luận về loại thể văn học cũng không được đề cập tới.
Gần đây, đã có một số chuyên đề đặc biệt về đặc trưng thể loại. PGS
Đỗ Bình Trị có chuyên đề Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn
học dân gian. Tác giả Hoàng Ngọc Hiến có Nhập môn văn học và Phân tích
thể loại. PGS, TS Nguyễn Thành Thi có chuyên đề về Đặc trưng truyện

ngắn Thạch Lam, Đặc trưng truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945 Hiện
nay, trên các tạp chí, các đợt tập huấn đổi mới phương pháp dạy học văn, tập
huấn thay sách… đều có đề cập đến vấn đề giảng dạy văn theo đặc trưng thể
loại Đời sống thể loại văn học Việt Nam nửa đầu thế lỉ XX – Vũ Tuấn Anh;
Mô hình đọc hiểu theo đặc trưng thể loại với việc hình thành và bồi dưỡng
kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương cho học sinh trung học phổ thông –
Trần Thị Thu Hồng… Các chuyên luận, bài viết đã đi sâu vào tìm hiểu đặc
trưng của một bộ phận văn học, một giai đoạn văn học. Đó là một sự vận
dụng cụ thể, có đóng góp nhiều cho dạy học văn. Những vấn đề các tác giả


4
đặt ra một mặt giúp cho người giáo viên văn ở trường phổ thông có được
những kiến thức cơ bản, hệ thống về đặc trưng thi pháp của các thể loại từ đó
giúp cho công việc giảng dạy thuận lợi và có hiệu quả. Mặt khác, các tài liệu
cũng đã trình bày những quan điểm mới mẻ bổ sung cho những quan điểm
thường thấy trong những công trình lí luận đang lưu hành ở nước ta.
2.2 Các công trình nghiên cứu về Kim Lân
Kim Lân là nhà văn gần gũi, quen thuộc với công chúng, ngay từ những
tác phẩm đầu tay của mình, ông đã được nhiều người giới thiệu, phê bình.
Ông được xem xét kĩ lưỡng ở từng giai đoạn sáng tác, ở chân dung con người
và cả lĩnh vực tiểu luận, phê bình
2.2.1 Trước năm 1975
Nhà văn Nguyên Hồng, trong: Những nhân vật ấy đã sống với tôi đã
đưa ra nhận xét về nội dung tư tưởng và giọng điệu của các tác phẩm của Kim
Lân: “Từ giữa những năm 1943 – 1945 ấy, tôi đã đọc được mấy truyện của
Kim Lân… Thoạt tiên tôi những chẳng không để ý mà còn thấy cái tên Kim
Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi, định đả chữ với nhau với
một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương hay Hoài Trạch, Hoài Tâm… lúc
bấy giờ vậy. Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không

phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại có cái gì đó chân chất của đời
sống con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết đặc
biệt lại gần gũi với mình”.[14, tr.103]
Ở những tác phẩm đầu tay, Kim Lân dường như chưa ý thức phản ánh
vấn đề gì có ý nghĩa hiện thực sâu sắc, nhưng chất hiện thực cứ toát ra một
cách tự nhiên từ những hình tượng nhân vật của ông. Nhân vật trong những
trang viết của Kim Lân chủ yếu là những người nông dân nghèo khổ - con
người gần gũi với quê hương ông, lam lũ, từ cuộc sống thực tế bước trực tiếp
vào văn học. Nguyên Hồng, Lại Nguyên Ân cũng đã đưa ra nhận xét về các
nhân vật trong trang văn của Kim Lân như sau: “Đọc văn xuôi Kim Lân ta bắt
gặp cái thế giới của những người nông dân nghèo vốn là “hạng hạ lưu” ở xã


5
hội cũ: Những người nông dân miền xuôi mất nhà, mất đất, xiêu dạt lên miền
ngược, táp vào một xóm chợ, bến sông, một góc phố hay ven đồn điền, một
xóm trại, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hàng ngày ”.[14, tr 110]
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong cuốn Nhà văn Kim Lân – chân
dung văn học thật có lí khi lí giải rằng: “hình như mẫu người đầu thừa đuôi
thẹo đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm việc này một
cách đương hoàng chững chạc”.[24, tr 47]
Trong Tổng tập văn học Việt Nam GS Nguyễn Đăng Mạnh một lần
nữa bộc lộ cái nhìn về số phận của những kiếp người thấp cổ bé họng trong xã
hội cũ và cái nhìn về phong tục tập quán, những thú vui, trò chơi dân gian:
“Đó là những trang số phận của những đầu thừa đuôi thẹo được đưa từ các
xó xỉnh tối khuất lên mặt giấy trắng chứa chất nhân thế, nhân tình hoặc
những trang tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bầy những thú chơi
lành mạnh nhưng vẫn biểu hiện được một phần vẻ đẹp tâm hồn của những
người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám những người sống vất vả, khổ
nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa”. [27, tr 5]

Không những thế, GS còn đưa ra những nhận xét thật sắc sảo về những
phong tục, tập quán mà Kim Lân đã thể hiện trong truyện ngắn của mình:
“Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gì gọi là
“thú đồng quê” hay phong lưu đồng ruộng”. Rồi ông lại tiếp tục lí giải: “Sở
dĩ có sự hấp dẫn không phải vì ở đấy những tập quán ngộ nghĩnh, kì lạ,những
thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bầy cặn kẽ mà chính là nhà văn đã thể
hiện lên được những con người ở làng quê độc đáo kia, tuy nghèo khổ mà vẫn
yêu đời” [27, tr 72]
Nguyễn Khải một trong những tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt
Nam hiện đại đã khái quát lại toàn bộ truyện ngắn Kim Lân: “Nếu nhìn một
cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm viết trước Cách
mạng đến những tác phẩm sau này, người đọc dễ nhận ra nét riêng của Kim
Lân là: Một ngòi bút cẩn thận, tỉ mỉ, sâu lắng, luôn luôn cố gắng đi đến tận


6
cùng nỗi niềm, tâm trạng từng con người, từng số phận riêng, để từ đó góp
một tiếng riêng vào trang sử riêng vào tâm tư tình cảm con người Việt Nam
hiện đại”.[40, tr 75]
Đọc truyện ngắn Kim Lân, người đọc dễ dàng bị cuốn hút bởi những tố
chất, vẻ đẹp dung dị, kín đáo của con người làng quê Bắc Bộ - những con
người lịch lãm hào hoa và đầy tinh thần thượng võ. Đánh giá cao nghệ thuật
truyện ngắn Kim Lân qua bài viết Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc của
truyện Kim Lân tác giả Bảo Nguyên đã cho rằng: “Kim Lân lựa chọn những
từ ngữ mang hơi thở của cuộc sống hàng ngày để diễn đạt với chúng cuộc
sống miền quê với những con người giản dị mà mến yêu” [40, tr 84]. Điều đó
có lẽ đã làm cho tác phẩm của Kim Lân mang giá trị hiện thực và tạo cho ông
một phong cách rất riêng về bố cục, kết cấu giọng điệu, ngôn ngữ, cách tả
người tả việc…
Tác giả Bảo Nguyên còn rất tinh tế khi bổ sung thêm rằng giọng văn

chủ đạo của Kim Lân thường trầm sáng như giọng ca dao cổ tích. Nhịp văn
của ông chậm, gọn…đó là một thứ giọng điệu phù hợp với quang cảnh nông
thôn với văn minh nông nghiệp…Còn trong các truyện tâm lí xã hội của Kim
Lân ta thường bắt gặp một giọng kể giản dị độc đáo.
Trong số các bài nghiên cứu, phê bình về Kim Lân vào những năm
tháng này, đáng ghi nhận nhất là hướng đi thẳng vào văn bản để tìm kiếm
những nét đặc sắc, độc đáo. Nhờ vậy các ý kiến đưa ra có sức thuyết phục
cao. Song những bài nghiên cứu, chuyên luận nghiên cứu chuyên sâu có hệ
thống về thi pháp truyện ngắn Kim Lân chưa có nhiều.
2.2.2. Sau năm 1975
Từ sau năm 1975, việc nghiên cứu về Kim Lân có sự phát triển và mở
rộng thêm nhưng phần lớn các ý kiến chủ yếu dừng lại ở đánh giá quan điểm
lập trường tư tưởng trực diện vấn đề phong cách qua văn bản nghệ thuật. Tuy
vậy, nhìn chung các sáng tác của Kim Lân được xem xét với một thái độ trân


7
trọng. Ông được nhìn nhận như một hiện tượng khá đặc biệt trong số những
nhà văn viết về đề tài nông thôn.
Tác giả Trần Ninh Hồ trên báo văn nghệ số 34 (1991) đã nhận xét về
Kim Lân đó là tuy tầm vóc, vị trí của mỗi nhà văn một khác nhau, nhưng Kim
Lân là nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người
khó mà diễn tả thành lời.
Năm 2005 tác giả Đặng Thị Huy Lam trong luận văn: Đặc điểm truyện
ngắn Kim Lân đã dành hai chương để khảo sát về nghệ thuật dựng truyện và
xây dựng nhân vật, về ngôn ngữ, giọng điệu nhân vật truyện ngắn Kim Lân.
Nhà thơ Hữu Thỉnh Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét: “Văn
Kim Lân luôn mang đậm hồn quê, sự kế tục ngôn ngữ, phong tục của người
Việt Nam”.[40, tr 98]
Năm 2006 tác giả Nguyễn Quỳnh Thanh trong luận văn: Cảm hứng

chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân đã đề cập đến
cảm hứng chủ đạo, phân tích trần thuật và cấu trúc trần thuật trong truyện
ngắn Kim Lân.
Như vậy, qua việc trình bày các công trình nghiên cứu ở trên về tác giả
Kim Lân cũng như giá trị sáng tác của ông, chúng tôi có thể đi đến kết luận
rằng: Đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về tác giả Kim Lân và các
tác phẩm của ông ở nhiều góc độ, bình diện khác nhau: nội dung tác phẩm,
ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu, thi pháp phong cách… Song những bài nghiên
cứu, chuyên luận nghiên cứu sâu về nét riêng thi pháp truyện ngắn Kim Lân
chưa có nhiều. Những năm gần đây có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
về các tác phẩm của Kim Lân song chưa có công trình nào bàn trực tiếp về
hướng dạy học truyện ngắn này. Chính vì vậy, việc đưa hướng dạy học truyện
ngắn hiện thực trong văn học Việt Nam nói chung và truyện ngắn Kim Lân
nói riêng cần được quan tâm nghiên cứu để tìm ra hướng dạy học phù hợp,
hiệu quả. Luận văn của chúng tôi nghiên cứu về đề tài này trên cơ sở gợi mở
của những người đi trước.


8
2.3. Các công trình nghiên cứu về tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân
Truyện ngắn Vợ nhặt được Kim Lân viết sau hoà bình 1954. Vì vậy vẻ
đẹp của tình người, cảm hứng nhân bản, nhân đạo đằm thắm, mang ý nghĩa
cao rộng hơn so với những truyện trước đó (Đứa con người vợ lẽ, Cô Vịa,
Làng, Con chó xấu xí). Tình người trong câu chuyện phải chăng là sự cảm
thương, đùm bọc, nương tựa vào nhau cùng chống lại cái đói, nghèo hèn trong
những đêm đen của cuộc sống mà xây dựng lại cuộc đời mình, vun đắp cho
hạnh phúc trước mắt và gia đình về sau… Từ những giá trị trên theo chúng tôi
tìm hiểu, truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã có một số công trình nghiên
cứu sau:
- “Xây dựng tình huống có vấn đề để phát huy tính tích cực, sáng tạo

của học sinh trong quá trình dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân” –
ĐHSP Hà Nội – 2006 của Trần Thị Quỳnh Hoa.
- “Dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh trung
học phổ thông từ cái nhìn văn hoá” – ĐHSP Hà Nội – 2006 của Nguyễn Thị
Thu Thảo.
- “Hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ của đời sống trong truyện
ngắn “Vợ nhặt của Kim Lân””- ĐHSP Hà Nội 2012 của Nguyễn Thu Nga.
Ngoài ra tác phẩm “Vợ nhặt” còn có trong một số đề tài nghiên cứu
khác về các truyện ngắn của Kim Lân như:
- “Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn
Kim Lân” – ĐHSP Hà Nội - 1997 của Nguyễn Văn Bao.
- “Những đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân” – ĐHSP Hà Nội - 2003
của Nguyễn Tiến Đức.
- “Nông thôn và hình ảnh người dân trong sáng tác của Kim Lân”-
ĐHSP Hà Nội – 2003 của Mã Thu Ngà.
- “Phong cách nghệ thuật Kim Lân” – ĐHSP Hà Nội – 2004 của
Nguyễn Thị Thu.


9
Bên cạnh những công trình nghiên cứu liên quan đến tác phẩm Vợ nhặt
về tác phẩm Vợ nhặt còn phải kể đến những bài phân tích, bình giảng về
truyện ngắn Vợ nhặt - một tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường ở
chương trình lớp 12.
- Bài phân tích tác phẩm Vợ nhặt trong “Để học tốt Ngữ văn 12” .
- Bài viết “Sự sống đối mặt với cái chết” của Nguyễn Thị Thanh Cảnh
trong “Tiếng nói tri âm” - tập 1.
- Bài “Tác giả Kim Lân và hình tượng người đàn bà không tên trong
“Vợ nhặt”” của Trương Vũ Thiên An trên báo Giáo dục và thời đại – 1998.
Đây là những công trình khoa học nghiên cứu một cách công phu và hệ

thống nêu bật được những giá trị tiêu biểu về nội dung và ngệ thuật của truyện
ngắn Kim Lân nói chung, tác phẩm Vợ nhặt nói riêng. Đồng thời cũng có
một số bài đã đưa ra hướng dạy học tác phẩm này. Tuy nhiên hướng dẫn học
sinh tìm hiểu tác phẩm này theo đặc trưng thể loại thì chưa có tác giả nào đi
sâu nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi đã đi đến quyết định lựa chọn đề tài này
làm luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học tác phẩm: Vợ nhặt ở nhà
truyện ngắn trong chương trình.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Tìm hiểu về thể loại văn học, đặc trưng loại hình tác phẩm tự
sự, đặc trưng thể loại truyện ngắn.
Thứ hai: Tìm hiểu về thực trạng dạy học tác phẩm Vợ nhặt ở một số
trường trên địa bàn huyện Kim Bảng. Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực
tiễn để từ đó xác định hướng dạy học hợp lí và hiệu quả cho việc dạy học tác
phẩm Vợ nhặt ở nhà trường trung học phổ thông hiện nay.


10
Thứ ba: Thiết kế giáo án giảng dạy tác phẩm Vợ nhặt và đề xuất một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy truyện ngắn: Vợ nhặt của Kim Lân
ở trường trung học phổ thông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học tác phẩm Vợ nhặt của
Kim Lân theo đặc trưng thể loại.
Phạm vi nghiên cứu: Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp loại hình.
Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng và định hướng dạy học tác phẩm: "Vợ nhặt" của
Kim Lân ở trường trung học phổ thông
Chương 3: Giáo án và thực nghiệm


11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Thể loại văn học và đặc trưng của tác phẩm tự sự
1.1.1. Quan niệm chung về thể loại văn học
Theo GS Trần Đình Sử trong Lí luận văn học tập 2 (NXB Đại học Sư
phạm 2008) “ Thể loại văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác
phẩm trong đó ứng với một loại nội dung nhất định của một loại hình thức
nhất định tạo cho tác phẩm” [34, tr 221].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học NXB Giáo dục: “ Thể loại văn học là
dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định
trong quá trình phát triển lịch sử văn học thể hiện ở sự khác nhau về cách thể
hiện chủ đề tác phẩm, về đặc điểm của các hiện tượng đời sống được miêu tả
về tính chất của mối 3quan hệ của nhà văn với các hiện tượng đời sống ấy.”
[41, tr 252 - 25].
Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng các phương pháp
chiếm lĩnh đời sống khác nhau thể hiện những quan niệm thẩm mĩ khác nhau
đối với hiện thực, có những cách xây dựng hình tượng khác nhau. Các
phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau làm
cho tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau về

loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời
văn. Người ta có thể tập hợp thành từng nhóm tác phẩm văn học giống nhau
về phương thức miêu tả và hình thức tồn tại chỉnh thể ấy. Đó là cơ sở khách
quan của sự tồn tại thể loại văn học và cũng là điểm xuất phát để xậy dựng
nguyên tắc phân chia thể loại văn học.
Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát
triển bền vững, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để giữ
gìn, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó thể loại văn học luôn
vừa mới, vừa cũ, vừa biến đổi, vừa ổn định.


12
Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học
thành các loại và các thể. Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Bất kì tác
phẩm văn học nào cũng thuộc một loại nhất định, và quan trọng hơn là có một
hình thức thể nào đó. Loại và thể mang tính chất biện chứng của cái biểu đạt
và cái được biểu đạt. Về phương diện cấu trúc nội dung của tác phẩm văn học
thì loại là chất mà thể là hình thức biểu hiện cụ thể của loại, không có thể thì
loại không không biểu hiện ra được. Nhưng khi đã biểu hiện ra thành thể thì
nó lại có tính độc lập tương đối. Cuốn Lí luận văn học của GS Hà Minh Đức,
Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long khẳng định rằng: Tính chất tương đối của
ranh giới thể loại còn biểu hiện ở sự thâm nhập lẫn nhau giữa các thể loại
trong quá trình phát triển. Có khi các tác phẩm khác nhau thuộc một thể tài lại
biểu hiện tính chất của những loại khác nhau. Ví dụ thể thơ thì có thơ tự sự,
thơ trữ tình, kịch thơ…Thực tế các tác phẩm văn chương cho thấy rằng khó
có thể xác định máy móc tác phẩm này là thể loại tự sự, trữ tình hay kịch.
Trong tác phẩm trữ tình có yếu tố tự sự và ngược lại. Một tác phẩm văn
chương luôn chịu sự ràng buộc từ hai phía loại và thể. Loại và thể phụ thuộc
chặt chẽ với nhau nhưng vẫn có tính độc lập tương đối.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại. Mỗi loại trên gồm một số

thể nhỏ:
* Loại tự sự: phản ánh đời sống trong tính khách quan (tương đối) của nó –
qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.
Loại tự sự bao gồm: Tự sự dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,
ngụ ngôn, truyện cười.Tự sự trung đại và hiện đại: truyền kì, tiểu thuyết,
truyện vừa, kí.
* Loại trữ tình: biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người. Trong
tác phẩm trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ… được trình bày
trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Tác giả có thể biểu
hiện cảm xúc cá nhân của mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả
biến cố, sự kiện nào.


13
Loại trữ tình gồm: Trữ tình dân gian: tục ngữ, ca dao, dân ca, vè, câu
đối. Trữ tình trung đại và hiện đại: thơ cổ thể truyền thống, thơ tự do…
* Loại kịch gồm: Kịch bản văn học: chỉ là một yếu tố, dù đó có thể là một
trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của kịch. Nghệ thuật sân khấu:
mang tính chất tổng hợp bao gồm nhiều hoạt động của diễn viên, đạo diễn,
hoá trang, ánh sáng, âm thanh…
Bên cạnh việc nắm vững đặc điểm của mỗi loại, chúng ta có thể dựa
vào thi pháp tư tưởng, phong cách, cái “tạng” riêng của từng nhà văn để
khám phá ra “chất của loại” trong tác phẩm cụ thể.
Ví dụ: Nam Cao là một nhà văn hiện thực, ngòi bút của ông thường thể
hiện những nỗi đau sâu kín trong tâm hồn con người, để rồi từ đấy tiếng tơ
đàn thánh thiện của tâm linh được bật lên tràn đầy vẻ nhân văn. Tác phẩm của
Nam Cao thường thể hiện nỗi đau tinh thần giằng xé trong tâm hồn con
người, con người trong tình huống bị hạ nhục; cái nhục bị đẩy lên tận cùng là
lúc nhân tính phát sáng. Tác phẩm của Nam Cao thường có nhiều tầng bi
kịch. Nếu không xác định được tầng tư tưởng của nhà văn, ta chỉ mới dạy học

ở tầng nghĩa cụ thể nào đó. Ở trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố thì lại mang
một phong cách riêng, các tác phẩm của ông thường vang lên tiếng kêu cứu
của những người bần cố nông nhất là phụ nữ và trẻ em. Trong tác phẩm của
Nguyễn Công Hoan là những tấn bi hài kịch của những kiếp người. Thạch
Lam cũng vậy. Cái riêng của ông là thể hiện vẻ đẹp tình người kín đáo, đằm
thắm, khẽ khàng, sâu xa lắng đọng. Chất “thơ văn xuôi”, “chất trữ tình hiện
thực” tràn đầy trong tác phẩm của ông. Chúng ta phải dạy học tác phẩm của
Thạch Lam theo hướng với tác phẩm trữ tình cho dù nó là truyện. Xuân Diệu
và Tản Đà dù có viết truyện ngắn thì vẫn là truyện trữ tình của nhà thơ.
Nguyên Hồng có làm thơ thì cũng là thơ của các tác giả văn xuôi. Qua “tạng
nghệ sĩ” có thể khám phá ra “chất của loại” trong tác phẩm là vì vậy.
Ngoài ra, chúng ta có thể nhận biết loại thể qua những dấu hiệu của tổ
chức cấu trúc, cách thể hiện của tác phẩm. Loại tự sự thường có tiết tấu đầu -


14
giữa - cuối (trừ thể loại thần thoại), người kể chuyện ở dạng ngôi thứ nhất
tham dự, không tham dự, thông suốt, thông suốt có lựa chọn, khách quan…
trước mọi sự vật, sự việc trong truyện… Loại trữ tình thường dễ nhận biết qua
trạng thái tình cảm, giọng nói của nhân vật trữ tình, giọng điệu của hệ thống
thanh âm, giọng thơ, các hình thái tu từ… Loại kịch thường biểu hiện qua
những mâu thuẫn với những diễn biến phức tạp…
Tóm lại việc xác định thể loại văn học chỉ có tính chất tương đối. Song
vẫn cần thống nhất rằng thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể tác phẩm. Thể
loại văn học là sự thống nhất giữa loại nội dung và một dạng hình thức văn
bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống.
1.1.2. Đặc trưng của loại hình tác phẩm tự sự
Loại hình tự sự khác hẳn loại trữ tình và kịch. Nếu như ở thể loại trữ
tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người; tình cảm, cảm xúc,
tâm trạng, suy nghĩ được trình bày trực tiếp làm thành nội dung chủ yếu của

tác phẩm. Ở đó tác giả có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không kèm
theo bất cứ một sự miêu tả biến cố sự kiện nào; thì ở kịch lại khác. Kịch bắt
đầu từ xung đột, đó là sự phát triển cao nhất sự mâu thuẫn của hai hay nhiều
lực lượng đối lập thông qua một sự kiện hay một diễn biến tâm lí cụ thể được
thể hiện trong mỗi màn mỗi hồi kịch. Còn loại tự sự phản ánh đời sống trong
tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một
người kể chuyện nào đó. Tác phẩm tự sự hầu như không bị hạn chế bởi không
gian và thời gian. Nó có thể kể về khoảnh khắc hay những sự kiện xảy ra hàng
trăm năm. Tầm bao quát cuộc sống trong tác phẩm rộng lớn. Nhân vật tự sự
được khắc hoạ đầy đặn nhiều mặt: bên trong, bên ngoài, cả điều nói ra và
không nói ra, cả ý nghĩ, cả cái nhìn, cả cảm xúc, tình cảm, ý thức và vô thức,
cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Tác phẩm tự sự nào cũng có hình tượng
người trần thuật của nó. Hình tượng người trần thuật, kể chuyện rất đa dạng:
khách quan, ngôi thứ nhất, thông suốt, thông suốt có lựa chọn… và cũng có
khi người kể chuyện như một nhân vật… khi thâm nhập, khi gián cách, khi


15
đứng ngoài, khi hoà nhập… ít nhiều ta vẫn nhận ra thái độ của họ. Lời văn
của loại tự sự có thể là văn vần hay văn xuôi nhưng luôn hướng người đọc ra
thế giới đối tượng, khác hẳn lời trữ tình hướng sự chú ý tới cảm xúc, ý định
chủ quan của người nói, khác hẳn lời thoại trong kịch. Lời nói của nhân vật tự
sự là một thành phần, một yếu tố của văn tự sự. Nó xuất hiện gắn liền với sự
miêu tả. Trong tự sự, không có chỗ cho những lời thổ lộ trữ tình độc lập, hay
tự biểu hiện một cách trực tiếp, cái đó chủ yếu dành cho nhân vật. Vì vậy mà
trong tự sự vẫn chấp nhận ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa, nửa trực tiếp, nửa
gián tiếp. Văn tự sự có chức năng tái hiện, phân tích sự vật qua miêu tả và
thuyết minh. Tái hiện toàn bộ thế giới bao gồm bên ngoài và bên trong của
con người nhưng đều xem chúng như là những sự kiện khác nhau về đời sống
con người, xã hội. Không gian và thời gian không bị hạn chế, nhà văn có thể

thể hiện những vùng đất khác nhau, có thể lùi về dĩ vãng hay đắm mình trong
hiện tại, có thể lướt qua hoặc tập trung miêu tả một mặt nào đó mà mình cho
là quan trọng.
Trong tác phẩm tự sự, hình tượng người trần thuật giữ một vai trò hết
sức quan trọng và luôn luôn muốn hướng dẫn, gợi ý cho người đọc nên hiểu
nhân vật, hoàn cảnh nên thế này hay thế khác. Nếu truyện ngắn trữ tình với
nét nổi bật là tính “phi cốt truyện”, truyện không kể lại được vì cốt truyện
không tiêu biểu, thì truyện ngắn tự sự cốt truyện lại rất rõ nét, trong mỗi cốt
truyện lại được đan cài bởi các chi tiết, sự kiện, tình tiết, phản ánh mối quan
hệ xã hội, cuộc đời với những xung đột, những mâu thuẫn gay gắt. Cốt truyện
đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm tự sự, nó được xây dựng từ những sự
kiện, hành động của những nhân vật.
Loại hình tác phẩm tự sự gồm các thể loại nhỏ: tiểu thuyết, truyện
ngắn, kí, tản văn… Cách phân loại trên là cần thiết khi bước đầu tiếp cận các
tác phẩm văn học trong nhà trường, chính “tính chất loại thể” làm ra diện
mạo tinh thần của tác phẩm. Nó giúp ta tiếp nhận “đúng”, “trúng” với tác
phẩm cụ thể. Làm thành “loại” và thể hiện “loại” phải nhờ các “thể”. Nhưng


16
không ít “thể” của tác phẩm thuộc loại này nội dung lại mang tính chất của
loại kia. Ví dụ truyện Chí Phèo vừa giàu chất trữ tình, vừa giàu kịch tính. Nếu
chỉ chú ý vào thể mà quên đi tính chất loại trong tác phẩm, chúng ta rất dễ
phân tích tác phẩm một cách rập khuôn, sai lệch. Chính vì thế mà chúng ta
cần quan tâm và tìm ra các phương pháp, biện pháp thích hợp để giải quyết
những tồn tại và mâu thuẫn này trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương.
Điểm qua một vài đặc điểm các thể tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tản văn trong
loại hình tác phẩm tự sự:
Tiểu thuyết: là thể loại không bị giới hạn về dung lượng phản ánh hiện
thực cả không gian và thời gian. Qua tiểu thuyết người đọc có thể hiểu được

một giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện, nhiều cảnh ngộ, nhiều địa điểm, tình
huống, miêu tả cuộc sống từ góc độ đời tư. Các yếu tố khác của tác phẩm văn
học, từ đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu… cũng chịu sự chi phối của đặc điểm.
Người trần thuật được chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại toàn bộ
câu chuyện theo cách riêng của mình. Lời trần thuật ở đây còn có nhiệm vụ
tái hiện và phân tích, lí giải thế giới khách quan vật chất, sự việc, con người;
tái hiện và phân tích, lí giải lời nói và ý thức người khác. Ngôn ngữ nhân vật
là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể
hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật là lời
trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm, là thứ ngôn ngữ được miêu tả. Đó thực
chất là ngôn ngữ của tác giả nhưng tác giả tự để cho nhân vật giãi bày về
mình. Ngôi kể của nhân vật trần thuật là ngôi thứ hai, thứ ba nhưng vẫn được
trần thuật ở ngôi thứ nhất, xưng tôi trong đối thoại. Ngôn ngữ trần thuật của
nhân vật có thể là đối thoại hay độc thoại. Đối thoại gắn liền với việc những
người nói hướng vào nhau và tác động vào nhau; độc thoại không nhằm
hướng tới người khác và tác động qua lại giữa người và người. Ngôn ngữ trần
thuật của nhân vật có nhiều chức năng khác nhau như: chức năng phản ánh
hiện thực, chức năng tự bộc lộ của nhân vật, chức năng là đối tượng miêu tả
của tác giả hoặc chức năng thể hiện nội tâm… Qua trần thuật, nhân vật kể lại


17
cuộc đời của mình, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời, lẽ
sống, giúp người đọc lĩnh hội được tư tưởng, quan niệm của nhà văn. Trong
khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái trên cơ sở một
giọng điệu cơ bản, chủ đạo, chứ không đơn điệu. Tính chất hiện đại thể hiện
trong ngôn ngữ trần thuật gần với ngôn ngữ đời sống hơn, tính chất văn hoá
vùng miền thể hiện ở chất giọng nhà văn, người trần thuật không những kể
chuyện mà còn chuyển tải những giá trị văn hoá nằm sâu dưới lớp ngôn ngữ,
làm cho nội dung trần thuật phong phú, đặc trưng.

Truyện ngắn là loại văn xuôi tự sự có hình thức ngắn gọn, nắm bắt và
thể hiện hiện thực cuộc sống. Nhà văn thường hướng tới khắc hoạ một hiện
tượng, phát hiện một nét bản chất nào đó trong quan hệ nhân sinh hay đời
sống tâm hồn con người. Tập trung về sự kiện, về chủ đề, về ấn tượng, luôn
luôn chú ý vào một vấn đề cơ bản với sự tỉ mỉ, chi tiết, loại bỏ những gì thiếu
xúc tích. Nhân vật thường không nhiều và cuộc đời của nhân vật cũng thường
chỉ được miêu tả như một khoảnh khắc, mảnh nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa trong
cả cuộc đời nhân vật nên nhịp điệu truyện ngắn khẩn trương, gấp rút có nhiều
yếu tố bất ngờ, chuyển đoạn đột ngột trong giới thiệu, bố cục, kết thúc câu
chuyện.
Kí: mang tính tổng hợp về đối tượng mô tả và người ta có thể tìm ở đó
không chỉ những số phận mà là những bức tranh về phong tục, về đời sống
kinh tế, chính trị… Đặc trưng này thực ra có thể được xác rõ nét hơn trong
tiểu thuyết. Do kí là một thể loại có tính chất ghi chép nên kí phản ánh người
thật, việc thật, có tính nguyên tắc. Kí viết về sự thật nhưng thực ra nhà văn có
tư tưởng, tình cảm hoàn toàn đúng đắn chỉ việc ghi chép lại, thì trước khi ghi
chép, ít nhất cũng phải nghe thấy, tức là nghe kể lại hoặc chứng kiến. Nhà văn
có thể được hư cấu rộng rãi hơn với những thành phần không xác định như
nội tâm nhân vật, cảm xúc, thiên nhiên, những nhân vật phụ, cũng như việc
sắp xếp, tổ chức hệ thống cốt truyện.


18
Tản văn: nói lên điều suy nghĩ, nung nấu, cảm xúc trong lòng về con
người, thế sự, đạo lí, về thiên nhiên, môi trường, chính trị văn nghệ. Có thể có
nhiều phong cách: nghiêm túc, cười cợt, trữ tình, chính luận, triết lí Tản văn
có hình thức đa dạng, cũng có thể là tạp bút, tạp văn, bút kí, du kí… Ngoài ra,
tản văn còn có dề tài rộng mở, không bị hạn chế bởi thời gian, không gian.
Tản văn thường mang ý nghĩa sâu sắc, thâm thuý, ngôn từ cô đọng, súc tích,
thể hiện rõ cảm nhận của tác giả về cuộc sống hàng ngày. Tản văn trữ tình

nghiêng về cảm nhận tư tưởng, xuất phát từ tư tưởng tình cảm của tác giả.
Tản văn trữ tình miêu tả sự vật cụ thể, tình tiết không xâu chuỗi, có đặc điểm
nổi bật là giàu chất trữ tình, hàm chứa tư tưởng tình cảm và nội dung xã hội
sâu sắc. Tản văn tả cảnh chủ yếu miêu tả cảnh vật, thường xuất phát từ cảm
nhận của tác giả hay mượn cảnh tả tình, nắm bắt được đặc trưng cảnh vật,
quan sát sự thay đổi của toàn cảnh. Tản văn thường tả cảnh sinh động, không
những có thể thay thế bối cảnh mà con mượn tư tưởng, tình cảm nhân vật biểu
hiện rõ hơn chủ đề. Có thể thấy, tản văn trữ tình và tản văn tả cảnh chuyển tải
quá nhiều ký ức và ấn tượng. Tạp văn, tạp bút là chân trời rộng mở về đời
sống hiện thực. Mạch viết ngắn, những suy tư bất chợt, những trăn trở của tác
giả lại khiến độc giả phải nặng lòng suy ngẫm xem ý tưởng của tác giả hướng
về đâu, gợi mở điều gì. Tản văn triết lý có sự cảm nhận sâu sắc, tư tưởng bao
trùm, triết lý rõ ràng, có đề tài sáng tác rộng lớn, nội hàm phong phú, bao gồm
toàn bộ xã hội nhân sinh, thể hiện cảnh quan đời sống thiên biến vạn hoá. Tác
giả tản văn triết lý thường có kiến thức sâu rộng, biết chớp thời điểm triết lý.
Tản văn triết lý có sự kết hợp các loại hình tượng với sự sống, xuyên qua bản
chất sự vật, đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Tư duy trong tản văn triết lý khá sâu
sắc, dù là vấn đề hạn hẹp cũng thể hiện được tư tưởng tình cảm cao thâm,
vượt qua loại tình cảm thông thường mà thăng hoa đến cảnh giới tinh thần. Tư
duy trong tản văn triết lý là hệ thống tư duy tổng hợp, thông qua liên tưởng để
phản ánh chung về tự nhiên, xã hội con người ở nhiều góc độ.

×