Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng của indomethacin theo đường uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 39 trang )

»
m
_
A A#
BỘ Y TÊ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
k>Õ3 0 3
NGUYỄN HOÀNG LONG
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG
CỦ A INDOMETHACIN THEO ĐƯỜNG UốNG
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ ĐẠI HỌC 1999 - 2004)
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Đăng Hòa
DS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Nơi thực hiện : Bộ môn Bào chế
Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện : 3-5/2004
m
HÀ NỘI, 5-2004
m
ĨU3
JÍỜ3 VcAjh (ỹ n
Ç Ji'ù in j q u á t r ì n ít t h u ’e h iê n U h o á lu â n tế t tig Jtiê fL, lờ i đ ã n h ậ n ¿ttiü'e
su ' q iú f L (tí) (¡m ị h á II í‘ủ d eủe. t h ầ ụ c ỏ (Jtá fí bô m o n luto c hè, bí% tnêtt t liíú ’e
ÍẠ.
Q ịh ă tt íí ịp It à If t ồ i æ ù i bù ụ tú lò tttị lù èt o'ti ijâ u it íc ỉâ i:
Q&. Iiiịtìỉiì th u ụ đ ã hèt lồng, huât tụ ílẫ n ,
lilt íe h lè , tra e t îê f i g iú f t ĩt õ t ỏ i trt u iq (Ị n á t r in h tlitte h iê n / líậ n íU Ìti IIÍII/
e ùn ạ ¿ tm . u t u t íA ự . - G í ạ a ự ê ề t & ¡k f @ ¡k i£ ^ ĩằ n ạ
ÇTêt æÙL (‘ít ủ n t h à t ih ạ ử i L ồ i eủ m ổ n tớ i tifie , f ililí/ eỗ- íỊÌt ío trtỉtK Ị h ê
m ê*t h ito eh è ũ ỉí hỗ m ò n (ln'tïe l í ị đ ã tạ o m ú i đ iề u k iê n t h u ậ n Lờ i eỉtở t ò i


tro n ạ q uá. t fin h tím e h iê n (tề l à i .
Ç Jô î e ủ n ụ æÙL eít ñ u t h à n h ạ ử i lồ i e ản t ổn, l ổ i ừ á ứ Ịit iò n t ị h a n t rtìn ụ
n h à írt u ĩtt ạ đ ă (‘ó n h iê u g iú p (Tở' ixề eo' lã ữ ỉỊt e lĩù t , t ra n tị t h i â b i o à hở á
e iiíít t h í n ạ ỉiiè n i tríìtK Ị q u á tr ìn h th ue h u n (te tà i .
S i n h o ìè n :
Q lt ịU lfe n lô o ỉim Ị M ú ttạ .
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
SKD
Sinh khả dụng
KTTP
Kích thước tiểu phân
HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao
DTDĐC
Diện tích dưới đường cong
HPMC
Hydroxypropylmethyl cellulose
PVP
Polyvinyl pyrrolidon
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN Đ Ề 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Sơ lược về sinh khả dụng của dạng thuốc rắn dùng theo đường
uống 2
1.1.1. Khái niệm sinh khả dụng 2
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKD của thuốc dùng theo đường uống.2
1.1.3. Phương pháp đánh giá SKD 8
1.2. Indomethacin 12
1.2.1. Công thức cấu tạo 12
1.2.2. Tính chất 13
1.2.3. Dược động học 13

1.2.4. Chống chỉ định 13
1.2.5. Chỉ định và liều dùng 13
1.2.6. Một số chế phẩm 14
1.2.7. Phương pháp định lượng 14
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ
15
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm

15
2.1.1. Nguyên vật liệu 15
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm 16
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét 20
2.2.1. Kết quả xây dựng phương pháp định lượng indomethacin trong
huyết tương 20
2.2.2. Kết quả đánh giá sơ bộ về SKD của indomethacin theo đường uống
thử trên chó 28
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ Xư ẤT 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
ĐẶT VÂN ĐỂ
Trong những năm gần đây, số công trình nghiên cứu, số chế phẩm, sản
lượng sản xuất cũng như lưu thông, sử dụng thuốc indomethacin theo đường
uống ngày càng phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn trên cả thế giới.
Indomethacin là một hoạt chất chống viêm phi steroid (NSAID) được sử
dụng rộng rãi với tác dụng chống viêm, hạ nhiệt, giảm đau mạnh. Thuốc được
dùng theo đường uống là đường phổ biến và thông dụng nhất, tuy nhiên tác
dụng của thuốc lại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố vì phải thông qua hệ tiêu hoá
mới vào hệ tuần hoàn để đi đến các cơ quan cần tác dụng. Muốn đánh giá hiệu
quả điều trị của thuốc không chỉ dựa trên thành phần thuốc, hàm lượng thuốc
mà phải đánh giá SKD của thuốc. Chính các yếu tố ảnh hưởng này có thể làm
giảm SKD đồng thời làm tăng tác dụng không mong muốn nếu bào chế thuốc

hoặc dùng thuốc không hợp lý, đặc biệt là indomethacin- một loại NSAID có
nhiều tác dụng không mong muốn khi dùng theo đường uống.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài"Nghiên cứu đánh
giá SKD của indomethacin theo đường uống” với các mục tiêu là:
1. Nghiên cứu xây dụng phương pháp định lượng indomethacin trong
huyết tương.
2. Áp dụng phương pháp đã được xây dựng để sơ bộ đánh giá SKD
indomethacin dùng theo đường uống.
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về sinh khả dụng của dạng thuốc rắn dùng theo đường uống
1.1.1. Khái niệm sinh khả dụng
Qua thực tế người ta nhận thấy cùng một dạng thuốc, tuy có cùng hàm
lượng hay nồng độ dược chất, chỉ khác nhau về thành phần tá dược, quy trình
sản xuất, nhưng hiệu quả điều trị lại khác nhau. Chính vì vậy, việc đánh giá
chất lượng thuốc chỉ dựa trên các tiêu chuẩn về vật lý và hoá học là chưa đủ,
mà người ta đưa ra khái niệm sinh khả dụng để đằnh giá chất lượng thuốc.
Người ta đã đưa ra định nghĩa SKD như sau: SKD của thuốc là một đại
lượng chỉ tốc độ và mức độ hấp thu của dược chất dạng còn nguyên hoạt tính
từ một chế phẩm bào chế vào tuần hoàn chung và đưa đến nơi tác dụng [4],
[10], [13], [16].
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKD của thuốc dùng theo đường uống
I.I.2.I. Các yếu tố dược học ảnh hưởng đến SKD của thuốc
Dược chất chỉ được hấp thu khi đã hoà tan trong dịch tiêu hoá, do đó độ
tan, tốc độ hoà tan của dược chất, và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu
dược chất đều ảnh hưởng nhiều đến SKD của thuốc [1], [2], [3], [4], [5], [10].
(a) Các yếu tố thuộc về dược chất
Tốc độ hoà tan của dược chất được biểu thị theo phương trình Nemst-
Brunner [10]: — = — xSx(Cs -C,) (1).
dt h
Trong đó:

Q:
Lượng dược chất hoà tan trong thời gian t.
s :
Diện tích bề mặt tiếp xúc của dược chất với môi trường hoà tan.
D:
Hệ số khuếch tán của dược chất trong môi trường hoà tan.
h :
Bề dày lớp khuếch tán.
Cs:
Độ tan của dược chất.
Ct:
Nồng độ dược chất trong môi trường hoà tan tại thời điểm t.
Từ phương trình Nemst- Brunner cho thấy có nhiều yếu tố thuộc về dược
chất ảnh hưởng đến tốc độ hoà tan của dược chất, cụ thể là:
■ Kích thước tiểu phân dược chất
Theo phương trình (1), với cùng một lượng dược chất, khi kích thước tiểu
phân dược chất giảm thì tổng diện tích tiếp xúc giữa tiểu phân dược chất và
môi trường tăng lên, do đó tốc độ hoà tan dược chất càng nhanh. Ví dụ,
cloramphenicol khi KTTP giảm từ 800 Ịim xuống 200 Ịim thì tốc độ hấp thu
tăng [4].
Tuy nhiên với một số trường hợp khi giảm KTTP thì độc tính và tác dụng
phụ cũng tăng như nitroíuratoin khi dùng nang có KTTP 10 Ịim thì sẽ làm
tăng kích ứng dạ dày và buồn nôn [4]. Với một số dược chất dễ bị phân huỷ
bởi dịch vị dạ dày, nghiền quá mịn dược chất sẽ dễ tan trong dịch vị và bị
phân hủy nhiều hơn như penicillin.
Ngoài ra KTTP còn ảnh hưởng nhiều đến các thông số khác trong quá trình
bào chế như độ trơn chảy khối bột, lực liên kết khi dập viên cho nên phải
xem xét KTTP một cách toàn diện và cụ thể khi đưa vào dạng thuốc.
■ Độ tan của dược chất
Độ tan của dược chất có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ hoà tan và giải

phóng của dược chất ra khỏi dạng thuốc rắn.
- Dạng muối: Các dược chất là acid yếu hay base yếu có thể chuyển thành
các dạng muối khác nhau. Dạng muối có độ tan tốt hơn dạng acid hay base
tương ứng, nên thường có SKD cao hơn. Ví dụ: penicilin V, dùng dạng muối
kali hoặc muối calci penicilin V cho nồng độ trong máu cao hơn nhiều so với
penicilin V [4].
- Trạng thái kết tinh
Nói chung dược chất ở dạng kết tinh có cấu trúc mạng lưới tinh thể tương
đối bền vững cho nên thường khó hoà tan hơn so với dạng vô định hình, vì vậy
có SKD thấp hơn so với dạng vô định hình.
-3-
- Tính đa hình
Dược chất có thể tồn tại dưới nhiều dạng tinh thể khác nhau tuỳ điều kiện
kết tinh. Quá trình kết tinh bắt đầu từ việc tạo thành dạng ít bền cần ít năng
lượng đến dạng bền cần nhiều năng lượng hơn, các dạng ít bền xu hướng
chuyển dần sang dạng bền, dạng không bền dễ tan hơn do đó SKD cao hơn
[12]. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, bảo quản, các thao tác kỹ thuật như
nghiền bột, tạo hạt dạng không bền chuyển dần sang dạng bền làm giảm
SKD của thuốc.
- Hydrat hoá
Dược chất có thể tồn tại ở dạng khan hay dạng hydrat hoá. Dạng khan hay
hydrat có liên quan đến độ tan dược chất, do đó ảnh hưởng đến SKD thuốc,
thông thường dạng hydrat có độ tan thấp hơn nên SKD thấp hơn [10].
Trong sản xuất và bảo quản các yếu tố nhiệt độ, dung môi làm chuyển
dạng này sang dạng khác làm thay đổi SKD thuốc.
(b)Các yếu tố thuộc về tá dược
Tá dược đưa vào dạng thuốc rắn không chỉ đơn thuần là làm thuận lợi cho
quá trình sản xuất, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến SKD của thuốc:
■ Nhóm tá dược độn
Thường chiếm tỷ lệ lớn so với dược chất nên gây ra nhiều ảnh hưởng đến

khả năng giải phóng dược chất.
- Nhóm tá dược độn tan trong nước giải phóng dược chất theo cơ chế mài
mòn, có xu hướng kéo dài thời gian rã của thuốc.
-Nhóm bột mịn vô cơ không tan trong nước, giải phóng theo cơ chế
khuếch tán làm chậm quá trình giải phóng.
- Nhóm tinh bột và cellulose vi tinh thể giải phóng theo cơ chế trương nở
và vi mao quản. Đây là nhóm tá dược thân nước có khả năng cải thiện tính sơ
nước của dược chất ít tan.
_ 4 _
-Nhóm tá dược có khả năng hút như calci carbonat, magnesi carbonat
làm viên rã trong dịch vị, nhưng có tính kiềm và khả năng hấp thu mạnh, dễ
gây tương tác với dược chất.
■ Tá dược dính
Phần lớn tá dược dính bản chất là các chất keo thân nước, dễ hoà tan trong
nước tạo thành dung dịch có độ nhớt cao, nên có xu hướng kéo dài thời gian rã
và làm chậm quá trình hoà tan của dược chất. Nhưng với dược chất sơ nước,
các tá dược dính như PVP, HPMC sẽ tạo một màng thân nước bao quanh
tiểu phân dược chất làm cho dược chất thân nước hơn, do đó dễ hoà tan hơn.
■ Tá dược rã
Tá dược rã thúc đẩy quá trình vỡ của viên sau khi uống. Tá dược rã làm
thuốc nhanh rã, làm tăng diện tích tiếp xúc giữa tiểu phân dược chất và môi
trường hoà tan, do đó làm tăng tốc độ hoà tan dược chất, tăng SKD thuốc.
■ Tá dược trơn
Nhóm tá dược trơn sơ nước, tạo thành màng bao quanh tiểu phân, làm
giảm sự thấm nước, làm giảm tốc độ rã và tốc độ hoà tan dược chất của thuốc.
Trái lại, tá dược trơn thân nước làm tăng tốc độ rã và tốc độ hoà tan dược chất.
■ Tá dược bao
- Bao bảo vệ: Thông thường làm kéo dài thời gian rã của thuốc, nhưng
không ảnh hưởng nhiều đến khả năng rã của thuốc.
- Bao tan ở ruột: Có tác dụng làm thuốc kháng dịch vị trong một thời gian

nhất định và phải rã trong dịch ruột để giải phóng dược chất.
- Bao điều khiển giải phóng: Tạo ra thuốc tác dụng kéo dài.
(c) Các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thu thuốc
Dược chất sau khi hoà tan vào dịch tiêu hoá thành dung dịch sẽ được hấp
thu qua màng dạ dày- ruột vào máu. Phần lớn dược chất hấp thu qua màng
theo cơ chế khuếch tán thụ động. Tốc độ khuếch tán tuân theo định luật Fick:
dC K.D c/r^ n ^ M1
— xS(C J c2) |4J.
af /
Trong đó: K : Hệ số phân bố của dược chất giữa môi trường và màng.
D : Hệ số khuếch tán của dược chất qua màng,
s : Diện tích bề mặt tiếp xúc giữa môi trường và màng.
L : Bề dày của màng.
Cj - C2: Chênh lệch nồng độ dược chất ở hai bên màng.
Từ phương trình cho thấy:
- Hệ số phân bố của dược chất giữa dịch tiêu hoá và màng càng lớn thì tốc
độ hấp thu càng lớn.
- Dược chất có khả năng ion hoá cao khó đi qua phần lipid của màng, mức
độ ion hoá của dược chất lại phụ thuộc vào pH môi trường dạ dày- ruột, các
acid yếu tồn tại chủ yếu dưới dạng không ion hoá ở dạ dày, được hấp thu
nhanh ở dạ dày. Các base yếu tồn tại chủ yếu dưói dạng không ion hoá ở ruột
non và được hấp thu ở ruột.
I.I.2.2. Các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến SKD của thuốc
(a) Các yếu tố thuộc về dạ dày
■ Thành phần và tính chất dịch vị
Dịch dạ dày có pH từ 1- 3, 5, tăng lên sau khi ăn và giảm dần sau vài giờ.
pH dạ dày ảnh hưởng đến độ tan dược chất là acid hay base yếu, nên ảnh
hưởng đến hấp thu và đến độ bền của dược chất. Vì vậy ảnh hưởng đến SKD
của thuốc.
■ Thời gian lưu lại của thuốc ở dạ dày

Hầu hết các thuốc được hấp thu ở ruột non. Nếu thuốc bị lưu lại lâu ở dạ
dày sẽ làm giảm tốc độ và mức độ hấp thu thuốc. Thời gian lưu của thuốc phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như lượng thức ăn, thể chất thức ăn, vị trí dạ dày, trạng
thái vận động Thức ăn trì hoãn quá trình tháo rỗng của dạ dày, làm chậm
-6-
hấp thu đối với dược chất hấp thu chủ yếu ở ruột non. Thức ăn còn có thể gây
tương tác với dược chất, gây tăng dịch tiêu hoá, làm tăng phân huỷ thuốc.
Thức ăn làm tăng độ nhớt của dịch tiêu hoá, làm chậm quá trình hoà tan và
hấp thu dược chất [2], [5]. Các cá thể khác nhau có tốc độ tháo rỗng dạ dày
khác nhau, đây là nguyên nhân làm cho SKD của cùng một thuốc giữa các cá
thể rất khác nhau, thậm chí trên cùng một cá thể cũng rất khác nhau ờ các thời
điểm.
(b)Các yếu tố thuộc về ruột non
Ruột non có hệ mao mạch dầy đặc. Lưu lượng máu rất lớn, rất thuận tiện
cho việc trao đổi chất qua màng sinh học.
Thành phần của dịch ruột cũng ảnh hưởng nhiều đến độ tan, tốc độ hoà tan
và mức độ hấp thu của dược chất. Dịch mật làm giảm sức căng bề mặt của
dịch vị và dịch tá tràng, tăng khả năng thấm của dược chất sơ nước và tăng
khả năng hoà tan của một số dược chất ít tan.
Do trải trên một chiều dài lớn, qua nhiều vùng khác nhau nên sự hấp thu
thuốc từng vùng phụ thuộc vào pH và hệ men.
-Tá tràng: pH khá acid (4- 6), thời gian lưu ngắn 5- 15 phút, các acid yếu
tiếp tục được hấp thu ở đây.
- Hỗng tràng: pH vẫn còn acid nhẹ (6- 7), thời gian lưu 2- 3,5 giờ.
- Hồi tràng: pH kiềm (7- 8), thời gian lưu 3- 6 giờ. Đây là vùng hấp thu
phần lớn các thuốc còn lại, đặc biệt là các base yếu.
(c) Tuổi
Đối tượng đáng chú ý nhất là trẻ em và người già, nhất là trẻ sơ sinh. Ở trẻ
sơ sinh tính thấm của màng hấp thu cao hơn trẻ em nói chung, nên thuốc rất
dễ hấp thu, dễ gây quá liều. Các cơ quan chuyển hoá và thải trừ chưa hoàn

thiện nên dễ gây tích luỹ thuốc. Đối với người già, các chức năng đều suy
giảm, hiệu quả hấp thu thuốc kém do giảm acid dịch vị, tăng thời gian lưu
thuốc ở dạ dày, giảm tốc độ tưới máu, diện tích bề mặt ruột giảm, chuyển hoá
-7-
qua gan lần đầu giảm, mắc nhiều bệnh cùng lúc, gây tương tác dược chất với
dược chất làm thay đổi SKD thuốc [2], [5].
(d)Mang thai
Có thai làm thay đổi lượng nước trong tổ chức, có thể ảnh hưởng đến sự
phân bố thuốc. Phụ nữ có thai thường thiểu năng gan. Do đó thận trọng khi
dùng thuốc phân huỷ ở gan [2].
(e) Thể trọng
Một liều dược chất như nhau có thể có sự phân bố tích lũy khác nhau khá
xa giữa người có thể hình to và nhỏ dẫn đến tình trạng không đủ liều hay quá
liều. Tuy nhiên việc tính liều theo thể trọng cũng chưa tính hết đặc tính hấp
thu của thuốc. Thuốc thân dầu được cố định trong các mô lipid. Cho nên, ở
người béo nhiều mô mỡ, nồng độ thuốc tự do có thể thấp. Trong khi đó các
thuốc thân nước thì ngược lại các nơi nhiều nước sẽ kiểm soát quá trình
khuếch tán, phân bố và thải trừ thuốc qua thận [2].
(f) Các yếu tố bệnh lý
Các yếu tố bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến sự hấp thu thuốc, có thể làm giảm
sự hấp thu thuốc như: bệnh ỉa chảy làm tăng nhu động ruột, thời gian lưu
thuốc ở ruột ngắn do đó làm giảm SKD thuốc, cũng có trường hợp làm tăng sự
hấp thu thuốc như: tổn thương gan (viêm gan, sơ gan) làm tăng tích luỹ thuốc
trong cơ thể
1.1.3. Phương pháp đánh giá SKD
I.I.3.I. Đánh giá SKD in vitro
SKD in vitro là đánh giá quá trình hoà tan giải phóng dược chất từ dạng
thuốc. Đầu tiên người ta quy định phép thử để đánh giá khả năng giải phóng
hoạt chất từ dạng thuốc đó là phép thử độ rã. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu
người ta thấy độ rã chưa phản ánh đúng thực chất sự hấp thu của thuốc [11].

Từ năm 1951, Edward đã làm thực nghiệm về thử độ tan của các chế
phẩm có chứa aspirin và nhận thấy rằng tác dụng giảm đau của viên nén
aspirin phụ thuộc vào tốc độ hoà tan aspirin trong đường tiêu hoá. Từ đó hàng
loạt các thiết bị dùng để đánh giá tốc độ hoà tan của dược chất ra đời đặt cơ sở
cho việc phát triển môn sinh học dược bào chế. về mặt ý nghĩa SKD in vitro
chưa phải là SKD thực sự, tuy về mặt lý thuyết phép thử độ hoà tan có bắt
chước một số điều kiện sinh học, nhưng vẫn còn khác xa thực tế. Do đó chưa
đánh giá đầy đủ hiệu quả lâm sàng của chế phẩm. Có những trường hợp dược
chất hoà tan nhanh nhưng chưa chắc đã hấp thu tốt. Tuy nhiên SKD in vitro là
công cụ quan trọng trong quá trình thiết kế công thức thuốc và kiểm soát đảm
bảo sự đồng nhất của các lô mẻ sản xuất trong cùng một cơ sở và giữa các cơ
sở sản xuất với nhau. Bên cạnh đó SKD in vitro còn là công cụ dùng sàng lọc,
định hướng cho đánh giá SKD in vivo để giảm chi phí nghiên cứu. SKD in
vitro chỉ được dùng thay thế SKD in vivo trong các trường hợp đã chứng minh
được sự tương quan chặt chẽ giữa SKD in vitro và SKD in vivo.
1.1.3.2. Đánh gỉá SKD ỉn vivo
(a) Thuốc đối chỉếu
Để đánh giá SKD, tốt nhất chế phẩm đối chiếu là dung dịch tiêm tĩnh
mạch, khi đó sẽ xác định được SKD tuyệt đối. Trường hợp không thể theo
đường tiêm tĩnh mạch do độc tính hay do không thể pha được dạng thuốc tiêm
tĩnh mạch thì dùng dung dịch dược chất làm thuốc đối chiếu. Trường hợp
không thể pha được dung dịch do dược chất ít tan hoặc không bền thì có thể
pha hỗn dịch mịn của dược chất dùng để uống hoặc tiêm bắp để đối chiếu.
Cũng có thể dùng nang cứng chế từ bột mịn của dược chất có thêm tá dược rã
để làm thuốc đối chiếu. Để đánh giá tương đương sinh học giữa các chế phẩm
tương đương bào chế, thì dùng thuốc gốc của nhà phát minh làm thuốc chuẩn
để đối chiếu [9], [14].
(b)Đối tượng thử thuốc
■ Động vật:
-9-

Động vật được dùng trong các trường hợp: Thuốc đang nghiên cứu được
thử nghiệm trên động vật trước khi thử trên người. Thuốc không được tiêm
tĩnh mạch cho người khi đánh giá SKD tuyệt đối do có nhiều phản ứng không
mong muốn hoặc độc tính cao. Thuốc do nồng độ trong máu thấp, khó định
lượng, dùng động vật thử có thể tăng liều, khi đó nồng độ thuốc trong máu đủ
lớn để định lượng bằng phương pháp thích hợp. Tuy vậy giữa người và động
vật có sự khác nhau lớn về chuyển hoá thuốc trong cơ thể, chuyển hóa thuốc ở
người diễn ra chậm hơn động vật [13]. Để đánh giá SKD người ta thường dùng
các động vật sau:
- Chó: Mô hình tốt nhất để đánh giá SKD thuốc uống, vì đường tiêu hoá
của chó tương đối giống người. Tuy nhiên thời gian vận chuyển thuốc trong
đường tiêu hoá ở chó ngắn hơn người.
-Thỏ: Đường tiêu hoá thỏ khác xa của người, dạ dày thường xuyên chứa
thức ăn ngay cả khi nhịn đói lâu ngày, chuyển hoá thuốc trong đường tiêu hoá
ở thỏ ngắn hơn người.
- Khỉ: Đường tiêu hoá và mô hình chuyển hoá thuốc qua đường niệu giống
người, nhưng khó cho uống và lấy máu liên tục.
■ Người tình nguyện:
Phải tuân thủ đầy đủ qui chế về thử thuốc trên người tình nguyện để đảm
bảo an toàn tối đa cho người thử thuốc. Người tình nguyện thường là nam giới
tuổi từ 20 đến 40, không có tiền sử về bệnh tiểu đường, gan, thận Trước khi
lựa chọn cần kiểm tra về hằng số huyết học, nước tiểu để loại các trường hợp
bất thường [14].
■ Mô hình thử thuốc:
Thường đánh giá SKD theo mô hình thử chéo ngẫu nhiên, các đối tượng
thử đều phải uống cả thuốc nghiên cứu và thuốc đối chiếu theo thứ tự ngẫu
nhiên, nhằm giảm bớt sai số cá thể. Trường hợp đánh giá một chế phẩm
nghiên cứu so với chế phẩm đối chiếu thì bố trí thử 2 đợt theo phương pháp
chéo đôi. Trường hợp cần đánh giá nhiều chế phẩm thử, bố trí thí nghiệm theo
nguyên tắc ô vuông latinh để giảm bớt số người tình nguyện [4].

Thời gian giữa các lần thử thuốc phải đủ để thuốc dùng lần trước thải trừ
hết khỏi cơ thể, thường là gấp 10 lần thời gian bán thải của thuốc.
■ Dịch sinh học dùng xác định SKD:
- Dịch sinh học có thể là máu, được dùng trong trường hợp dược chất có
đáp ứng sinh học phụ thuộc vào nồng độ dược chất trong máu. Số mẫu máu
phải đủ xác định cả pha hấp thu và pha thải trừ của dược chất, đồng thời xác
định cả giá trị nồng độ dược chất cao nhất trong máu. Thường lấy khoảng
10-15 mẫu. Khoảng thời gian lấy mẫu cần kéo dài từ 3- 4 lần thời gian bán
thải với thuốc uống. Với thuốc tiêm tĩnh mạch, lấy mẫu sau khi tiêm 5 phút,
khoảng 10-15 phút lấy mẫu một lần cho đến khi hoàn thiện đồ thị [15]. Mẫu
phải được bảo quản ở nhiệt độ < -20° c cho tói khi phân tích.
- Dịch sinh học có thể là nước tiểu để xác định tổng lượng dược chất hoặc
chất chuyển hoá được bài tiết qua nước tiểu sau khi uống thuốc.
- Dịch sinh học có thể là nước bọt khi dược chất bài tiết qua nước bọt và
phương pháp phân tích đủ nhạy, nồng độ dược chất trong máu và trong nước
bọt đồng biến với nhau.
■ Phương pháp định lượng
Các phương pháp phân tích được dùng phổ biến trong nghiên cứu SKD là
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký khí (GC), sắc ký lớp
mỏng hiệu năng cao (HPTLC), phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA).
Các mẫu thử và mẫu chuẩn của cùng một cá thể nên phân tích cùng một
ngày. Đường chuẩn cần xây dựng cho mỗi ngày định lượng và dãy nồng độ
của đường chuẩn nên nằm trong khoảng nồng độ dự đoán thấp nhất và cao
nhất sẽ gặp trong các mẫu phân tích.
■ Phương pháp đánh giá kết quả
Để đánh giá kết quả người ta sử dụng các thông số sau [4], [5]:
- Diện tích dưới đường cong là thông số biểu thị mức độ hấp thu dược chất
từ chế phẩm, và được xác định theo công thức:
DTDĐC = }cdt=-Q —
J K V ,

o ca
(trong đó Q là lượng thuốc hấp thu, Kç là hằng số tốc độ thải trừ, Vd là thể
tích phân bố).
-Tốc độ hấp thu dược chất được tính dựa trên đồ thị theo phương trình
Wagner- Nelson hoặc phương pháp đồ thị do Loo- Riegelman cải tiến.
- tmax là khoảng thời gian từ khi uống thuốc đến khi nồng độ dược chất đạt
giá trị cao nhất trong máu.
- Cmax là giá trị nồng độ dược chất cao nhất trong máu tương ứng với tmax.
- SKD tương đối và SKD tuyệt đối của thuốc thử nghiệm và thuốc đối
chiếu. Được xác định theo công thức:
SKD„„Í(W= ^ x 100
SKD tuvêtđối = ^ ^ x i o o
tuyệt đổi A U C
tm
Trong đó: AUC thlà diện tích dưới đường cong của chế phẩm thử.
AUCch là diện tích dưới đường cong của thuốc đối chiếu.
AUCtm là diện tích dưới đường cong của dung dịch tiêm tĩnh mạch.
1.2. Indomethacin
1.2.1. Công thức cấu tạo
Indomethacin
Công thức phân tử: C19H16C1N04.
Khối lượng phân tử: 357,79.
Tên khoa học: l-(4-chlorobenroyl)-5-methylindol-3-ylacetic acid.
1.2.2. Tính chất
- Bột kết tinh mầu trắng đến vàng, không mùi.
- Nhiệt độ nóng chảy từ 158° - 162°c.
-Không tan trong nước, tan trong methanol (tỉ lệ 1:50), trong cloroform
(1:30), trong ether (1:40) [6].
-Bền trong môi trường trung tính, hay base yếu. Phản ứng với kiềm tạo
thành muối.

1.2.3. Dược động học
- Indomethacin hấp thu tốt ở ống tiêu hoá (90% liều uống vào được hấp
thu trong 4 giờ). Nồng độ đỉnh trong huyết tương phụ thuộc vào liều sử dụng
và đạt được khoảng 2 giờ sau khi uống. Khi có thức ăn thuốc bị giảm hấp thu
nhẹ nhưng SKD không đổi. Tuổi không ảnh hưởng tới hấp thu. Với liều điều
trị thông thường indomethacin gắn nhiều với protein huyết tương. Thuốc gắn
vào dịch ổ khớp (tỉ lệ nồng độ trong ổ dịch và trong huyết thanh là khoảng
20%), qua được nhau thai, hàng rào máu não, có trong sữa mẹ và nước bọt
[12].
-t1/2 khoảng 2,5 - 11,2 giờ, 60% liều uống thải qua nước tiểu dưới dạng
không chuyển hoá hay đã chuyển hoá, khoảng 33% còn lại thải qua phân.
1.2.4. Chống chỉ định
Người tiền sử mẫn cảm với indomethacin và các chất tương tự kể cả
aspirin, loét dạ dày tá tràng, suy gan nặng, xơ gan, suy thận nặng, suy tim, phụ
nữ mang thai, cho con bú.
1.2.5. Chỉ định và liều dùng
Viêm thấp khớp, viêm cứng khớp sống, viêm xương khớp từ trung bình
đến trầm trọng dùng liều 25 mg, 3 lần/ngày. Vai đau nhức cấp tính
75- 150 mg/ngày, chia làm 3- 4 lần. Viêm khớp phong cấp tính 50 mg,
3 lần/ngày [7].
1.2.6. Một số chế phẩm
Các dạng bào chế của indomethacin hiện đang được sử dụng gồm:
- Dạng thuốc uống như viên nén, viên nang hàm lượng 25 mg hoặc 50
mg như Indocin, Indolag [7], [8].
- Dạng hỗn dịch như Indolag 25 mg/ 5 ml.
- Dạng thuốc đạn, thuốc nhỏ mắt.
- Dạng thuốc bột pha tiêm hàm lượng 25 mg hoặc 50 mg.
1.2.7. Phương pháp định lượng
- Phương pháp đo quang: Dung dịch indomethacin trong methanol cho một
hấp thu cực đại ở bước sóng X = 320 nm, vì vậy có thể áp dụng phương pháp

đo quang để định lượng indomethacin trong nguyên liệu hoặc trong các chế
phẩm [14].
- Indomethacin có chứa một nhóm acid vì vậy có thể sử dụng phản ứng
trung hoà để định lượng indomethacin [14].
- Phương pháp HPLC với detector u v để định lượng indomethacin trong
các dịch sinh học [6], [17].
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm
2.1.1. Nguyên vật liệu
2.1.1.1 Nguyên liệu hoá chất
- Indomethacin (Trung Quốc), theo tiêu chuẩn BP 98.
- Methanol (HPLC Grade - Prolabo).
- Acetonitril (HPLC Grade - Merck).
- Acid acetic (HPLC Grade - Prolabo).
- Natri acetat trihydrat (PA - Merck).
- Ether (AR Trung Quốc).
- Ethanol, propylen glycol, Avicel, HPMC, Tween 80, PVP, lactose là các
hoá chất dược dụng.
2.1.1.2. Thiết bị, máy móc
- Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (Thermo Finnigan, Mỹ).
- Cột sắc ký Lichrospher 100 RP 18 (250 mm X 4 mm, 5 Ịi,m) và cột sắc ký
BDS Hypersil C18 (150 mm X 4,6 mm ,5 Ịxm).
- Cân phân tích Sartorius.
- Máy đo pH Mettler toledo.
- Máy ly tâm Hermle z 200 A.
- Máy lắc cơ học Velp scienfica.
- Máy lắc siêu âm Ultrasonic LC 60 H.
- Máy lọc Sartorius.
- Máy đùn Extruder 65 - LAB.
- Máy tạo cầu Spheriodzer - 250.

- Tủ đá nhiệt độ < - 20° c.
2.1.1.3. Súc vật thí nghiệm
Súc vật thí nghiệm là chó đực khoẻ mạnh, cân nặng khoảng 10-11 kg,
được nuôi trong điều kiện ăn uống đầy đủ, không cho ăn thức ăn lạ. Trước khi
làm thí nghiệm cho chó nhịn ăn 12 giờ.
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm
2.I.2.I. Nghiên cứu xây dựng phương pháp định lượng indomethacỉn
trong huyết tương
(a) Nghiên cứu chọn dung môi chiết ỉndomethacin từ huyết tương
Lấy chính xác 1 ml huyết tương trắng cho vào ống nghiệm có nắp kín,
thêm vào một lượng chính xác indomethacin đã hoà tan trước vào methanol,
chiết lại indomethacin bằng acetonitril hoặc ether, tách lấy lớp dung môi, bốc
hơi dung môi đến khô, cắn hoà tan vào methanol, lọc qua màng 0,45 ¿xm, đem
phân tích bằng HPLC. Chọn dung môi chiết tốt nhất indomethacin từ huyết
tương.
(b) Nghiên cứu điều kiện định lượng indomethacin trong huyết tương
bằng HPLC
- Chuẩn bị pha động: Pha động ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chạy sắc
ký, như khả năng tách píc indomethacin với píc tạp, thời gian lưu của píc
indomethacin
Bốn yếu tố quan trọng của pha động ảnh hưởng đến kết quả tách của mẫu
phân tích là:
- Bản chất dung môi để pha pha động.
- Thành phần pha động.
- Tốc độ pha động.
- pH pha động.
Qua tham khảo tài liệu, chúng tôi chọn thành phần pha động là hỗn hợp
acetonitril và dung dịch đệm acetat pH 4,6 (0,0IM). Đệm acetat pH 4,6
(0,0IM) được pha như sau:
Cân 1,36 g natri acetat trihydrat hoà tan vào vừa đủ 1 lít nước cất hai lần,

thêm từ từ acid acetic cho tới khi đạt giá trị pH là 4,6 (xác định bằng máy đo
pH), lọc dung dịch đệm acetat qua màng lọc 0,45 ỊẲm.
Trước khi tiến hành chạy sắc ký phải lắc siêu âm các thành phần SSSpha
động trên máy siêu âm Ultrasonic LC 60 H để loại khí.
- Cột sắc ký: Sử dụng cột hiện có tại bộ môn bào chế trường đại học Dược
Hà Nội là cột sắc ký Lichrospher 100 RP 18 và cột sắc ký BDS Hypersil C18,
để tiến hành phân tích mẫu với pha động là hỗn hợp dung môi acetonitril và
dung dịch đệm acetat pH 4,6 (0,0IM). Lựa chọn cột thích hợp nhất.
- Chọn pha động: Thực hiện phân tích trên các cột sắc ký trên, với tỉ lệ
acetonitril và dung dịch đệm acetat pH 4,6 (0,01M) thay đổi 30:70; 40:60;
50:50; 60:40; 70:30. Chọn dung môi thích hợp nhất.
(c) Thẩm định phương pháp
- Khảo sát độ tuyến tính:
Chuẩn bị các mẫu huyết tương có nồng độ indomethacin khác nhau dao
động trong khoảng từ nồng độ thấp nhất đến nồng độ cao nhất có thể gặp
trong phân tích các mẫu máu sau khi uống thuốc bằng cách cho vào mỗi 1 ml
huyết tương một lượng indomethacin đã hoà tan trong methanol. Chiết và
phân tích bằng HPLC theo điều kiện đã nghiên cứu được (ở mỗi nồng độ khảo
sát thực hiện 5 lần).
- Khảo sát độ lặp lại: Độ lặp lại của phương pháp được xây dựng dựa trên
5 mẫu huyết tương có nồng độ indomethacin là 8 Ịxg/ml, bằng cách thêm vào
1 ml huyết tương trắng 8 Ịig indomethacin đã hoà tan trước trong methanol.
Chiết và phân tích bằng HPLC theo điều kiện đã nghiên cứu được. Độ lặp lại
được đánh giá dựa vào sai khác giữa các nồng độ đo được khi thực hiện định
lượng 5 mẫu trên.
-Khảo sát tính đúng: Tính đúng của phương pháp được xác định theo
phương pháp thêm, dựa trên các mẫu huyết tương đã có nồng độ indomethacin
xác định. Thêm vào đó một lượng indomethacin chính xác đã hoà tan trong
tỉ lệ phần trăm của indomethacin tìm lại được so với lượng indomethacin đã
thêm vào.

2.I.2.2. Nghiên cứu SKD của ìndomethacin theo đường uống
(a) Thuốc thử và thuốc đối chiếu
-Thuốc đối chiếu là dung dịch indomethacin được pha theo công thức:
Indomethacin 75 mg
Ethanol 96 % 2 ml
Propylen glycol 10 ml
Nước 3 ml
Phương pháp bào chế: Hoà tan 75 mg indomethacin trong hỗn hợp 2 ml
ethanol và 10 ml propylen glycol, đun nóng nhẹ, lắc siêu âm trên máy
Ưltrasonic LC 60 H cho tan hết, thêm 3 ml nước cất, lắc đều.
- Thuốc thử nghiệm là viên nang chứa pellet indomethacin được bào chế
theo công thức:
Indomethacin
60 g
Avicel PH 101
50 g
HPMC
1,6 g
PVP
3,2 g
Tween 80
2,0 g
Lactose vđ
200 g
Phương pháp bào chế: Ngâm HPMC trong 18 ml nước đến khi trương nở
hoàn toàn, sau đó hoà tan PVP vào dung dịch trên. Indomethacin hoà tan trong
72 ml ethanol tuyệt đối, sau hoà Tween 80 vào dung dịch indomethacin trong
ethanol. Trộn đều hai dung dịch trên. Avicel và lactose trộn thành bột kép, cho
vào máy trộn, thêm dung dịch trên vào, nhào trong 5 phút, ủ tự nhiên 30 phút,
đùn qua máy đùn với tốc độ 60 vòng/phút. Cho vào máy tạo cầu, quay với tốc

độ 650- 700 vòng/phút trong 10 phút, sản phẩm thu được sấy ở nhiệt độ 50°c
trong 4 giờ. Thu được pellet indomethacin, đóng nang thủ công vào nang số 1,
mỗi nang chứa 250 mg pellet tương đương 75 mg indomethacin.
Thử độ hoà tan của viên nang indomethacin trên trong môi trường đệm
phosphat pH 6,8 theo USP 26. Mẫu viên thử có khả năng giải phóng
indomethacin là: 1 giờ giải phóng 29,5%, 2 giờ giải phóng 43,8%, 4 giờ giải
phóng 61,1%, 6 giờ giải phóng 72,4%, 8 giờ giải phóng 80,4%.
(b) Nghiên cứu SKD
Thực hiện trên 2 con chó theo phương pháp chéo đôi, mỗi con uống một
loại thuốc khác nhau như ghi ở bảng 1. Thời gian nghỉ giữa các lần thử là một
tuần để thuốc uống lần trước được loại trừ hoàn toàn khỏi cơ thể súc vật, hạn
chế ảnh hưởng đến lần thử sau.
Bảng 1: Trình tự thử thuốc trên chó
Chó
Đợt 1
Deft 2
1
Viên nang indomethacin
Dung dịch indomethacin
2
Dung dịch indomethacin Viên nang indomethacin
Thử nghiệm với liều đơn. Cho chó 1 uống 1 viên nang có chứa 75 mg
indomethacin với 25 ml nước. Cho chó 2 uống 15 ml dung dịch có chứa 75 mg
indomethacin, tráng miệng với 10 ml nước.
Tiến hành lấy các mẫu máu ở tĩnh mạch đùi chó. Thời gian lấy mẫu máu
là ngay trước khi cho chó uống thuốc và sau khi uống thuốc 30 , 60, 90, 120,
150, 180, 240, 360, 480 phút, lấy mỗi lần khoảng 4 ml máu vào các ống
nghiệm đã tráng heparin (20 Ul/ml) để chống đông máu, ngâm trong nước đá
trong thời gian 5 phút, sau đem ly tâm trong máy ly tâm Hermle z 200 A với
tốc độ 3000 vòng/ phút trong 10 phút, tách lấy phần huyết tương. Bảo quản

huyết tương trong tủ đá - 20° c cho tới khi phân tích mẫu.
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét
2.2.1. Kết quả xây dựng phương pháp định lượng ỉndomethacỉn trong
huyết tương
2.2.1.1. Chiết ỉndomethacin trong huyết tương
- Dung môi chiết indomethacin trong huyết tương.
Chúng tôi đã sử dụng acetonitril và ether để thử khả năng chiết
indomethacin trong huyết tương.
Sau khi tiến hành chiết indomethacin từ các mẫu huyết tương có nồng độ
indomethacin xác định bằng 2 dung môi acetonitril và ether. Kết quả khảo sát
cho thấy:
Khi sử dụng acetonitril làm dung môi chiết, acetonitril sẽ tạo tủa với
protein nên khó tách, đồng thời khả năng bay hơi của acetonitril thấp nên phải
sục khí N2, vì vậy tốn kém và mất thời gian.
Khi sử dụng ether làm dung môi chiết, ether không tạo tủa với protein, khả
năng chiết cao, bay hơi tốt, tiết kiệm. Vì vậy chúng tôi chọn ether làm dung
môi chiết indomethacin trong huyết tương.
Qua tham khảo tài liệu và thực nghiệm, chúng tôi chọn được quy trình
chiết indomethacin trong huyết tương qua các bước như mô tả bằng sơ đồ 1
(trang 21).
Quá trình chiết indomethacin các mẫu huyết tương khác nhau được thực
hiện đồng nhất như sau:
Hút chính xác 1 ml huyết tương chứa indomethacin cho vào ống nghiệm
có nắp kín, thêm 0,2 ml đệm acid acetat pH 5 (1 M), lắc trên máy lắc trong
thời gian 2 phút, cho 6 ml ether vào ống nghiệm, lắc trong 10 phút với tốc độ
25 hertz / phút. Để phân lớp, lấy 5 ml ether cho vào ống nghiệm khác. Để bốc
hơi tự nhiên đến thu được cắn, cắn thu được hoà tan với 1 ml methanol, lắc
trong 2 phút, lọc qua màng lọc millipore 0,45 ^im. Dịch lọc đem chạy sắc ký.
Sơ đồ 1: Quá trình chiết indomethacin mẫu huyết tương

×