Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa – thực tiễn tại sở nội vụ, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 77 trang )






TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
  






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(2011 – 2014)

ĐỀ TÀI:
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ
CHẾ MỘT CỬA – THỰC TIỄN TẠI SỞ NỘI VỤ,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ









Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


LÂM BÁ KHÁNH TOÀN TRẦN NGỌC CẦM
MSSV: B110036
LỚP: VĂN BẰNG 2
KHÓA: 37




Cần Thơ
Tháng 4, 2014




LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và đồng nghiệp. Với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt trân trọng và chân thành
tới:
Thầy Lâm Bá Khánh Toàn, giảng viên hướng dẫn, người đã tận tình hướng dẫn và
tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tất cả quý thầy cô ở Khoa Luật, những người đã từng giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Các thầy, cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để
hoàn chỉnh luận văn này.
Thư viện Khoa Luật và Trung tâm học liệu – nơi cung cấp cho tôi những tư liệu
quý báu để hoàn thành luận văn.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn đồng nghiệp, những người đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi

rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và hoàn tất đề tài.




NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN























Cần Thơ, ngày tháng năm

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN




LÂM BÁ KHÁNH TOÀN


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN







































.







NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 1














































NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 2







































.





MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 4
1.1 Khái niệm về quản lý hành chính nhà nước 4

1.1.1 Hành chính và quản lý 4
1.1.2 Quản lý nhà nước 4
1.1.3 Quản lý hành chính nhà nước 5
1.2 Thủ tục hành chính và sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính 8
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục hành chính 8
1.2.1.1 Những quan điểm chung về thủ tục hành chính 8
1.2.1.2 Ðặc điểm của thủ tục hành chính 10
1.2.1.3 Ý nghĩa của thủ tục hành chính 10
1.2.2 Phân loại các thủ tục hành chính 11
1.2.2.1 Phân loại theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước 11
1.2.2.2 Phân loại theo các loại hình công việc cụ thể mà các cơ quan nhà
nước được giao thực hiện trong quá trình hoạt động của mình 12
1.2.2.3 Phân loại theo chức năng hoạt động của các cơ quan 12
1.2.2.4 Phân loại dựa trên quan hệ công tác 12
1.2.3 Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 14
1.2.3.1 Các nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính 14
1.2.3.2 Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính 15
1.2.4 Cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam 16
1.2.4.1 Những quan điểm chung về cải cách hành chính 16
1.2.4.2 Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam 17
1.2.4.3 Nội dung cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam 18
CHƯƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC THỰC HIỆN
CƠ CHẾ MỘT CỬA – THỰC TIỄN TẠI SỞ NỘI VỤ, THÀNH PHỐ CẦN
THƠ 24
2.1 Lược sử quy định về cơ chế một cửa tại Việt Nam 24
2.1.1 Giai đoạn từ năm 1991 đến 2001 24
2.1.2 Giai đoạn từ năm 2001 đến nay 25
2.2 Các quy định của pháp luật về tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa và thực tiễn áp dụng tại Sở Nội Vụ, Thành Phố
Cần Thơ 27

2.2.1 Các quy định của pháp luật về tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa 27
2.2.1.1 Chỉ đạo ở Trung Ương 27
2.2.1.2 Chỉ đạo của Chính quyền thành phố Cần Thơ 33
2.2.2 Tổng quan về Sở Nội vụ Thành phố Cần Thơ 38




2.2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ 38
2.2.2.2 Cơ cấu tổ chức 41
2.2.3 Thực tiễn áp dụng Cơ chế một cửa tại Sở Nội vụ Thành phố Cần Thơ 42
2.2.3.1 Về tổ chức của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Nội vụ 42
2.2.3.2 Về quy trình hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
Sở Nội vụ 44
2.2.3.3 Thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả Sở Nội vụ 45
2.2.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin 46
2.2.4 Kết quả đạt được khi áp dụng cơ chế một cửa tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả tại Sở Nội vụ 47
2.2.4.1 Đối với công dân và tổ chức 48
2.2.4.2 Về công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 49
2.2.4.3 Công tác thanh tra, tuyên truyền, và niêm yết công khai 50
2.2.4.4 Công tác ứng dụng công nghệ thông tin 50
2.2.5 Đánh giá những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 51
2.2.5.1 Hạn chế 51
2.2.5.2 Nguyên nhân 52
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU
QUẢ TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT
CỬA TẠI SỞ NỘI VỤ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 54

3.1 Định hướng công tác cải cách thủ tục hành chính ở Thành Phố Cần Thơ 54
3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả trong cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Nội Vụ Thành Phố Cần Thơ 55
3.2.1 Hệ thống hóa các loại thủ tục hành chính và quy trình giải quyết 55
3.2.2 Hướng đến dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với tất cả các thủ tục
hành chính 56
3.2.3 Công tác thông tin, tuyên truyền 57
3.2.4 Nâng cao nhận thức, trình độ của đội ngũ công chức và cơ sở hạ tầng
của bộ phận một cửa 57
3.2.5 Theo dõi và đo lường thái độ, sự hài lòng của công dân đối với việc
thực hiện các thủ tục hành chính 58
3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 68



Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 1 SVTH: Trần Ngọc Cầm

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước ta trong những
năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt nam
(năm 1986) đề ra đã tạo một bước chuyển có ý nghĩa hết sức quan trọng từ nền kinh tế
kế hoạch hóa vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng

hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tiến trình đó, cải cách hành chính được đặt ra như
một đòi hỏi khách quan của thực tế để tạo tiền đề và thúc đẩy cải cách kinh tế. Bước
vào những năm đầu thế kỷ XXI, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức to
lớn. Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng một
nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và
Nhà nước ta phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó quan trọng là đảm bảo tốc độ tăng
trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Để đạt được mục
tiêu nói trên, một yêu cầu tiên quyết tối quan trọng là xây dựng một nền hành chính có
hiệu lực. Có thể nói, cải cách hành chính vừa là điều kiện, vừa là bảo đảm khách quan
cho thành công của sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta trong thời gian tới.
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực cải cách hành chính nói chung và
cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Ngày 04/5/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 38/CP về Cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công
việc của dân và tổ chức. Ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
136/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2001-2010 với 4 nội dung: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ
máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính
công. Một trong các nội dung quan trọng của cải cách thể chế hành chính đó là cải
cách thủ tục hành chính. Chính phủ đã xác định phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính với mục tiêu cơ bản là "Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính
pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính.
Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó
khăn cho dân. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp
thời những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát,
kiểm định, giám định". Việc nhấn mạnh ưu tiên cải cách thủ tục hành chính là hoàn
Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”



GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 2 SVTH: Trần Ngọc Cầm

toàn cần thiết và phù hợp. Muốn cải cách hành chính thì thủ tục hành chính phải được
đơn giản hóa một cách tối đa, tránh rườm rà. Để đáp ứng yêu cầu đó Thủ tướng Chính
phủ đã ký Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 về việc ban hành Quy chế
thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Ngày
22/6/2007, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về việc
ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương.
Theo tinh thần trên, Thành ủy và Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ đã có
những kế hoạch cụ thể, và tiến hành triển khai cải cách thủ tục hành chính tại địa
phương. Sở Nội vụ Thành phố Cần Thơ với các lĩnh vực quản lý của mình có rất nhiều
loại thủ tục hành chính với số lượng ngày càng gia tăng. Cùng với tốc độ phát triển
kinh tế, yêu cầu của cá nhân ngày càng nhiều, đòi hỏi Sở phải có những đổi mới về qui
trình giải quyết thủ tục hành chính để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu quả trong cải cách thủ tục hành chính và công tác xây dựng nền hành
chính trong sạch lành mạnh, và để thực hiện Quyết định số 93/2007/Q Đ-TTg ngày
22/6/2007 của Thủ Tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông, Sở Nội vụ đã bố trí và phân công các công chức làm việc tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở.
Qua những năm hoạt động, bước đầu các lĩnh vực cơ bản đã được giải quyết
nhanh gọn, thuận tiện. Các thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản, rõ ràng, đúng pháp
luật. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
tại Sở Nội vụ còn có những hạn chế. Nhận thấy đây là vấn đề có tính chất trọng yếu
đối với hoạt động của Sở, em quyết định chọn đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ, Thành phố Cần Thơ” là luận văn
tốt nghiệp của mình với mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quan về công cuộc cải
cách hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và tình hình cải
cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Nội vụ Thành phố Cần Thơ nói

riêng, đồng thời đánh giá lại quá trình áp dụng cơ chế Một cửa tại Sở Nội vụ để từ đó
đề xuất những giải pháp hoàn thiện việc cải cách thủ tục hành chính, góp phần thúc
đẩy hoạt động của Sở.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề cơ bản về cải cách thủ tục hành chính được
quy định theo pháp luật hiện hành, đề tài sẽ tiến hành đi sâu nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Nội vụ Thành
Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 3 SVTH: Trần Ngọc Cầm

phố Cần Thơ, và đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả
thực hiện.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài đi sâu nghiên cứu những vấn đề chủ yếu sau:
Một là, những vấn đề lý luận về cải cách thủ tục hành chính.
Hai là, các quy định của pháp luật trong việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa và thực tiễn tại Sở Nội vụ, Thành phố Cần Thơ.
Ba là, một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng cơ chế một
cửa tại Sở Nội vụ, Thành phố Cần Thơ.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về việc thực hiện công
tác cải cách thủ tục hành chính cơ chế một cửa và thực tiễn tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả thuộc Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ trong thời gian từ tháng 01/2011 đến
tháng 12/2013.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đề ra, người viết vận dụng một vài phương pháp nghiên
cứu để làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Kết hợp với các phương

pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh luật viết, phương pháp nghiên cứu thực
tiễn (phương pháp quan sát khoa học, phương pháp điều tra trực tiếp, phương pháp
phỏng vấn, phân tích và tổng kết kinh nghiệm), trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp
có tính khoa học.
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia
thành ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính.
Chương 2. Các quy định của pháp luật về việc thực hiện cơ chế một cửa – Thực
tiễn tại Sở Nội vụ, Thành phố Cần Thơ.
Chương 3. Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả trong cải cách
thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Nội vụ, Thành phố Cần Thơ.

Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 4 SVTH: Trần Ngọc Cầm

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1.1 Khái niệm về quản lý hành chính nhà nước
1.1.1 Hành chính và quản lý
 Hành chính
Thuật ngữ "Hành chính" được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Thuật ngữ "Hành chính" có gốc từ tiếng La tinh "Administratio", tiếng Anh -
"Administration" và tiếng Pháp là "Administration" có nghĩa là quản lý, lãnh đạo.
Hành chính ngày nay được hiểu là hoạt động quản lý xã hội của nhà nước, nó
phải được xem xét trong mối quan hệ Nhà nước và hệ thống chính trị, tức là
trong một thể chế xã hội cụ thể. Hành chính nhà nước là lĩnh vực công, gắn liền

với sự ra đời của Nhà nước, quyền lực nhà nước và thể hiện việc thực thi quyền
lực nhà nước về mặt hành pháp
1
.
 Quản lý
Có rất nhiều khái niệm Quản lý khác nhau. Khái niệm Quản lý nói chung
“Quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào
những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình
ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt
ra từ trước. Là một yếu tố thiết yếu quan trọng, quản lý không thể thiếu được
trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển cao thì vai trò của quản lý càng lớn
và nội dung càng phức tạp.”
2

1.1.2 Quản lý nhà nước
3

Nhà nước là một bộ phận trung tâm của hệ thống chính trị, nhà nước là chủ thể
duy nhất nắm giữ quyền quản lý nhà nước trên toàn xã hội.
Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng
quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Từ khi xuất hiện, nhà nước điều
chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết. Quản lý nhà nước được
thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực
hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Điểm khác nhau cơ bản giữa quản

1
Đoàn Trọng Truyến, Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa, Nhà
xuất bản Tư pháp Hà Nội, năm 2006, tr 177.
2
Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật Hành chính 1, trường Đại học Cần Thơ, năm 2009, tr.8-10

3
Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật Hành chính 1, trường Đại học Cần Thơ, năm 2009, tr. 7-8
Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 5 SVTH: Trần Ngọc Cầm

lý nhà nước và các hình thức quản lý khác (ví dụ: quản lý của xã hội cộng sản nguyên
thuỷ ) thể hiện:
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước gắn liền với cưỡng chế
nhà nước khi cần thiết;
Quản lý nhà nước được thực hiện bằng bộ máy quản lý chuyên nghiệp;
Quản lý nhà nước phải dựa chủ yếu trên cơ sở pháp luật;
Quản lý nhà nước thể hiện cả tính giai cấp và tính xã hội;
Có đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước chuyên trách có chế độ đãi ngộ riêng.
1.1.3 Quản lý hành chính nhà nước
4

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan
hành chính nhà nước, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức được nhà nước uỷ
quyền quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ
chức, quản lý, điều hành các quá trình xã hội của nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước (nói tắt là quản lý nhà nước) chính là quản lý nhà
nước chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực hành pháp - được thực hiện bởi ít nhất một bên có
thẩm quyền hành chính nhà nước.
Vì vậy, quản lý hành chính nhà nước trước hết và chủ yếu được thực hiện bởi hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, các Bộ và các cơ quan chính quyền
địa phương các cấp, ngoại trừ các tổ chức trực thuộc nhà nước mà không nằm trong cơ
cấu quyền lực như các doanh nghiệp.

Quản lý hành chính nhà nước có các đặc điểm sau:
 Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động vừa mang tính chấp hành, vừa
mang tính điều hành.
Các cơ quan hành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp, không có quyền lập
pháp và tư pháp nhưng góp phần quan trọng vào quy trình lập pháp và tư pháp. Tính
chấp hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở sự thực hiện
trên thực tế các văn bản hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan lập pháp-
cơ quan dân cử.
Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ là để
đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực tế

4
Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật Hành chính 1, trường Đại học Cần Thơ, năm 2009, tr. 8-10

Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 6 SVTH: Trần Ngọc Cầm

thì các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành các hoạt động tổ chức
và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền.
Để đảm bảo sự thống nhất của hai yếu tố này đòi hỏi rất nhiều yêu cầu. Trong đó,
quản lý hành chính nhà nước trước hết phải bảo đảm việc chấp hành văn bản của cơ
quan dân cử đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, từ đó mà thực hiện quản
lý điều hành. Mọi hoạt động chấp hành và điều hành đều phải xuất phát từ mục đích
nhằm phục vụ cho nhân dân, đảm bảo đời sống xã hội cho nhân dân về mọi mặt, tương
ứng với các lĩnh vực trong quản lý hành chính nhà nước.
 Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động
và sáng tạo.

Điều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc
điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính chủ
động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy
phạm pháp luật hành chính, áp dụng pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động
quản lý nhà nước.
Chính do sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng quản lý, các chủ thể
quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu
quả nhất. Tuy nhiên, chủ động và sáng tạo không vượt ra ngoài phạm vi của nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước. Để đạt được điều này, đòi hỏi tôn
trọng triệt để tất cả các nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính
nhà nước.
 Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm về phương diện tổ
chức bộ máy hành chính nhà nước
Trước hết là bộ máy cơ quan nhà nước - đây là hệ thống cơ quan nhiều về số
lượng, biên chế; phức tạp về cơ cấu tổ chức; đa dạng về chức năng, nhiệm vụ cũng
như phương pháp hoạt động; có cơ sở vật chất to lớn, có đối tượng quản lý đông đảo,
đa dạng, chủ thể chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, đó là điều kiện quan trọng
để thực hiện nhiệm vụ quản lý. Các cơ quan hành chính trực tiếp xử lý công việc hàng
ngày của Nhà nước, thường xuyên tiếp xúc với dân, giải quyết các yêu cầu của dân, là
cầu nối quan trọng của Đảng, nhà nước với nhân dân. Nhân dân đánh giá chế độ, đánh
giá Đảng trước hết thông qua hoạt động của bộ máy hành chính.
Bảo đảm tính liên tục và ổn định trong hoạt động quản lý. Liên tục nhằm đảm
bảo hoạt động bình thường của bộ máy hành chính nhà nước. Tính ổn định nhằm để
Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 7 SVTH: Trần Ngọc Cầm

đảm bảo các hoạt động như: lưu trữ hồ sơ, giấy tờ. Đó có thể nói là trách nhiệm của cơ

quan hành chính nhà nước đối với xã hội.
 Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục tiêu chiến lược, có
chương trình và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu.
Công tác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục đích và định hướng.
Vì vậy, phải có chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm. Mặt khác, cần
có các chỉ tiêu mang tính định hướng trên cơ sở hệ thống pháp luật được áp dụng thực
thi triệt để cho hoạt động quản lý, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đặt
dưới sự quản lý ấy.
 Quản lý hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa không có sự cách biệt tuyệt
đối về mặt xã hội giữa chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý (chủ thể
chịu sự quản lý)
Cán bộ quản lý nhà nước phải là "công bộc" của nhân dân, biết lắng nghe ý kiến
của quần chúng nhân dân, thu hút được rộng rãi quần chúng nhân dân tham gia vào
việc quản lý nhà nước và xã hội. Chống quan liêu, cửa quyền, hách dịch, ức hiếp quần
chúng.
 Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao
Đó chính là nghiệp vụ của một nền hành chính văn minh, hiện đại. Khi nói đến
một "nền kinh tế tri thức"- nền kinh tế mà ở đó giá trị của tri thức, của sự hiểu biết
được đặt lên hàng đầu-thì đội ngũ quản lý nền kinh tế tri thức ấy phải có một tầm vóc
tương xứng. Quản lý nhà nước khác với hoạt động chính trị ở chỗ: trình độ kiến thức
chuyên môn và kỹ năng quản lý thực tiễn làm tiêu chuẩn hàng đầu.
 Tính không vụ lợi
Quản lý hành chính nhà nước lấy việc phục vụ lợi ích công làm động cơ và mục
đích của hoạt động. Quản lý hành chính nhà nước không phải vì lợi ích thù lao, càng
không theo đuổi mục đích kinh doanh lợi nhuận. Cán bộ hành chính vì vậy phải bảo
đảm "cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư".
Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”



GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 8 SVTH: Trần Ngọc Cầm

1.2 Thủ tục hành chính và sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục hành chính
5

1.2.1.1 Những quan điểm chung về thủ tục hành chính
Theo nghĩa thông thường thủ tục là phương cách giải quyết công việc theo một
trình tự nhất định. Cũng có thể hiểu thủ tục là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy
định chung phải tuân theo khi làm việc công.
Trong hoạt động của mình, tương ứng với các chức năng, nhà nước cần phải đặt
ra và tuân theo những quy tắc pháp lý, những quy định chung về trình tự, cách thức khi
sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết công việc. Khoa học pháp lý gọi
đó là những quy phạm thủ tục. Quy phạm này gồm các bộ phận: thủ tục lập pháp, thủ
tục tố tụng tư pháp và thủ tục hành chính.
Thủ tục lập hiến và lập pháp: là thủ tục làm hiến pháp và làm luật .
Thủ tục tố tụng tư pháp: là thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự, định tội được
thực hiện bởi các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Thủ tục hành chính: là thủ tục thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước.
Toàn bộ các quy tắc pháp luật quy định về trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền
của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nhiệm vụ nhà nước và công việc liên quan
đến công dân tạo thành hệ thống quy phạm thủ tục. Chúng là những nguyên tắc bắt
buộc các cơ quan nhà nước cũng như công chức nhà nước phải tuân theo trong quá
trình giải quyết công việc thuộc chức năng của mình. Nó nhằm bảo đảm cho công việc
đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền, chức năng do luật quy định cho
các cơ quan trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Bởi vậy có thể xem thủ tục
hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước hoặc các cá
nhân, tổ chức được ủy quyền trong việc thực thi công vụ, trong việc giải quyết các
kiến nghị, yêu cầu của dân.

Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thủ tục hành chính hoặc cho rằng
thủ tục là cách thức, là lề lối giải quyết công việc theo một trình tự nhất định tức là quy
định chung phải tuân theo khi thực hiện công vụ hoặc cho đó là trình tự phải thực hiện
kế tiếp nhau theo thứ tự thời gian nhằm thực hiện công vụ hoặc cho rằng đó là trình tự

5
Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật Hành chính 2, trường Đại học Cần Thơ, năm 2009 tr. 58-60
Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 9 SVTH: Trần Ngọc Cầm

kế tiếp nhau theo thứ tự thời gian nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà
nước.
Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng thủ tục hành chính là trình tự thực hiện
thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được ủy
quyền hợp pháp trong việc giải quyết các công việc của nhà nước và các kiến nghị,
yêu cầu thích đáng của công dân hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, bảo
đảm công vụ nhà nước và phục vụ nhân dân.
Do tính đa dạng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước nên có rất nhiều
loại thủ tục và tất cả các thủ tục đó có những đối tượng chung tạo thành khái niệm thủ
tục hành chính. Từ những quan điểm trên có thể định nghĩa thủ tục hành chính như
sau:
"Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian, không gian và là cách thức giải
quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan,
tổ chức và cá nhân công dân. Nó được đặt ra để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện
mọi hình thức hoạt động cần thiết của mình trong đó bao gồm cả trình tự thành lập
công sở, trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động cán bộ, công chức, trình tự lập quy,
áp dụng quy phạm pháp luật để đảm bảo các quyền chủ thể và xử lý vi phạm, trình tự

điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính."
Chỉ có các hoạt động quản lý hành chính được quy phạm thủ tục hành chính điều
chỉnh mới là thủ tục hành chính, còn các hoạt động tổ chức - tác nghiệp cụ thể nào đó
trong hoạt động quản lý hành chính không được các quy phạm thủ tục hành chính điều
chỉnh thì không phải là thủ tục hành chính .
Thủ tục hành chính chủ yếu là thủ tục trong việc thực hiện chỉ đạo thi hành pháp
luật. Thủ tục này do pháp luật quy định. Toàn bộ những quy phạm pháp luật về thủ tục
hành chính tạo thành một chế định quan trọng của luật hành chính gọi là chế định thủ
tục hành chính. Về chế định thủ tục hành chính có thể chia thành một số nhóm sau:
Nhóm quy định về quy chế ban hành thủ tục hành chính và thẩm quyền
các cơ quan tiến hành thủ tục.
Nhóm quy định việc thông qua quyết định cho từng loại thủ tục, truyền đạt
đến cho người thi hành thủ tục; việc thực hiện và trình tự khiếu nại, giải quyết
khiếu nại đối với quyết định ban hành.
Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 10 SVTH: Trần Ngọc Cầm

1.2.1.2 Ðặc điểm của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính được thực hiện bởi nhiều cơ quan và công chức nhà nước.
Ngoài cơ quan hành chính và công chức nhà nước là những chủ thể chủ yếu tiến hành
thủ tục hành chính, theo quy định của pháp luật hiện hành các cơ quan hành pháp, các
cơ quan tư pháp cũng có loại hoạt động thuộc hệ thống nền hành chính nhà nước cho
nên các cơ quan này cũng thực hiện một số thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết công việc nội bộ của nhà nước và công
việc liên quan đến quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân. Do vậy những
công việc có thể đòi hỏi nhiều khâu, nhiều bước.
Quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là hoạt động cho phép, ra quyết định có

tính chất đơn phương và đòi hỏi thi hành ngay nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng,
có hiệu quả những công việc diễn ra hàng ngày trong xã hội. Do vậy, việc quy định thủ
tục hành chính đòi hỏi phải kết hợp những khuôn mẫu ổn định tương đối và chặt chẽ
với các biện pháp, thích ứng với từng loại công việc và đối tượng để đảm bảo kịp thời
giải quyết được công việc theo từng trường hợp cụ thể .
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện chủ yếu tại văn phòng
công sở nhà nước và phương tiện truyền đạt quyết định cũng như các thông tin quản lý
phần lớn là văn bản. Vì thế hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với công tác văn
thư.
Nền hành chính nhà nước Việt Nam chuyển từ hành chính đơn thuần sang hành
chính phục vụ, làm dịch vụ cho xã hội, từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung quan
liêu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã làm cho hoạt động quản lý
hành chính ngày càng đa dạng về nội dung hình thức, phương pháp
Cải cách thủ tục hành chính là một hoạt động đòi hỏi phải thực hiện thường
xuyên, hiệu quả và cần có sự chung sức giữa các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội,
các doanh nghiệp và của toàn dân, trong đó việc nhận thức và thực hiện của hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước là nòng cốt quyết định.
1.2.1.3 Ý nghĩa của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy phạm vật chất quy định trong các quyết
định hành chính được thi hành thuận lợi. Nếu bỏ qua các thủ tục hành chính thì trong
nhiều trường hợp sẽ làm cho văn bản hành chính bị vô hiệu hóa dễ xảy ra quan liêu,
cửa quyền, tùy tiện.
Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 11 SVTH: Trần Ngọc Cầm

Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết định được thống nhất và
có thể kiểm tra được tính hợp lý cũng như các hậu quả do việc thực hiện các quyết

định hành chính tạo ra.
Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ tạo khả
năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua, đem lại
hiệu quả thiết thực cho hoạt động quản lý nhà nước. Thủ tục hành chính liên quan đến
nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Do vậy khi được xây dựng hợp lý và vận dụng tốt
vào đời sống nó sẽ tạo ra mối quan hệ tốt giữa nhà nước với nhân dân.
Thủ tục hành chính cũng là một biện pháp của pháp luật về hành chính nên việc
xây dựng và thực hiện tốt các thủ tục hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình
xây dựng và phát triển luật pháp. Ðặc biệt, khi nhà nước ta đang tiếp tục công cuộc cải
cách nền hành chính nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam thì thủ tục
hành chính càng đóng vai trò quan trọng .
Thủ tục hành chính xét trên một phương diện nhất định là sự biểu hiện trình độ
văn hóa của tổ chức. Ðây là văn hóa giao tiếp trong bộ máy nhà nước, văn hóa điều
hành, nó thể hiện mức độ văn minh của một nền hành chính phát triển.
1.2.2 Phân loại các thủ tục hành chính
6

1.2.2.1 Phân loại theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước
Theo cách phân loại này, thủ tục hành chính được xác định cho từng chức năng
của bộ máy quản lý hiện hành. Sự phân loại này giúp cho người quản lý xác định được
tính đặc thù của lĩnh vực mà mình phụ trách từ đó đề ra yêu cầu xây dựng cho lĩnh vực
này những thủ tục hành chính cần thiết nhằm quản lý tốt các nhiệm vụ đặt ra theo mục
tiêu do nhà nước quy định. Căn cứ theo cách phân loại này thì ta có các thủ tục như:
Thủ tục trước bạ, hộ tịch;
Thủ tục trong lĩnh vực đăng ký và hoạt động kinh doanh;
Thủ tục trong xuất nhập khẩu hàng hóa;
Thủ tục liên quan đến đất đai, nhà ở, xây dựng;
Thủ tục liên quan đến hoạt động đền bù và giải phóng mặt bằng…

6

Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật Hành chính 2, trường Đại học Cần Thơ, năm 2009, tr. 64-66
Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 12 SVTH: Trần Ngọc Cầm

1.2.2.2 Phân loại theo các loại hình công việc cụ thể mà các cơ quan nhà
nước được giao thực hiện trong quá trình hoạt động của mình
Theo cách phân loại này thì ta có các thủ tục như:
Thủ tục thông qua và ban hành văn bản pháp quy;
Thủ tục xét phong đơn vị, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua;
Thủ tục tuyển dụng cán bộ;
Thủ tục giải quyết các công việc hành chính theo yêu cầu hợp pháp của
các cá nhân, tổ chức…
Cách phân loại này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng vì nó giúp cho người thừa
hành công vụ và những người thi hành các thủ tục trong thực tế định hướng được công
việc một cách dễ dàng và chính xác hơn.
1.2.2.3 Phân loại theo chức năng hoạt động của các cơ quan
Cách phân loại này cũng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng như cách phân loại thủ
tục hành chính theo các loại hình công việc cụ thể. Nó giúp cho các nhà quản lý khi
giải quyết công việc chung có liên quan đến các tổ chức khác hoặc với công dân, tìm
được các hình thức giải quyết thích hợp theo đúng chức năng quản lý nhà nước của cơ
quan mình.
1.2.2.4 Phân loại dựa trên quan hệ công tác
Theo cách phân loại này có thể chia thủ tục hành chính làm ba nhóm:
 Thủ tục hành chính nội bộ:
Là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan nhà nước, trong hệ thống
cơ quan nhà nước và trong bộ máy nhà nước nói chung. Nó bao gồm các thủ tục quan
hệ lãnh đạo, kiểm tra của các cơ quan nhà nước cấp trên đối với cấp dưới; quan hệ hợp

tác, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước cùng cấp, ngang cấp; quan hệ công tác giữa
chính quyền cấp tỉnh với các bộ đây là vấn đề quy định còn lỏng lẽo và các thủ tục
đang có hiệu lực chưa được thi hành nghiêm. Thủ tục hành chính nội bộ bao gồm: thủ
tục ban hành quyết định; thủ tục khen thưởng, kỷ luật; thủ tục lập các tổ chức, thi
tuyển và bổ nhiệm cán bộ viên chức nhà nước.
 Thủ tục hành chính liên hệ:
Là thủ tục tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến quyền tự do, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính. Ðây
là thủ tục rất đa dạng.
Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 13 SVTH: Trần Ngọc Cầm

Trước hết nó là thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân và tập thể
công dân. Trong những trường hợp công dân muốn thực hiện phải xin phép nhà nước.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét và giải quyết các đơn đó bằng
quyết định hành chính cá biệt cho phép. Tuy nhiên, quá trình giải quyết đó phải tuân
theo những trình tự, thủ tục nhất định. Có thể gọi đó là thủ tục cho phép, ví dụ: Thủ tục
xin cấp giấy phép xây dựng; thủ tục xin giấy phép đăng lý kinh doanh, thủ tục giải
quyết các yêu cầu của cơ quan, tổ chức khác của cơ quan nhà nước; thủ tục xem xét
kiến nghị, yêu cầu khiếu nại, tố cáo của công dân…
Thứ hai là khi công dân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính hay
cố tình không chịu thi hành các quyết định hành chính thì các cơ quan hành chính hoặc
cán bộ, công chức có thẩm quyền được thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử phạt
hay cưỡng chế thi hành bằng quyết định hành chính có tính cách ra lệnh và các hành vi
hành chính trực tiếp. Quá trình đó phải tuân theo các điều kiện, thủ tục do pháp luật
quy định. Thủ tục cưỡng chế thi hành và xử phạt cần phải có thời hạn và điều kiện để
tránh lạm quyền, xâm phạm đến quyền tự do, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thủ tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành chính;
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính;
Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Thứ ba là trong một số trường hợp nhất định, cơ quan hành chính có quyền thực
hiện việc trưng mua, trưng dụng, thu hồi đất. Tuy nhiên phải tuân theo thủ tục về trưng
dụng, trưng mua, thu hồi đất có đền bù do luật quy định. Thủ tục này bao gồm: Thủ
tục tiến hành trưng mua, trưng dụng; thủ tục thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng…
 Thủ tục văn thư
Ðể đưa ra một quyết định hành chính đúng đắn, phù hợp cần phải dựa vào các
căn cứ có tính chất chứng lý trong đó có nhiều chứng cứ là văn bản giấy tờ. Toàn bộ
các hoạt động lưu trữ, xử lý, cung cấp công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định liên
quan chặt chẽ đến hoạt động văn thư, tạo thành thủ tục văn thư trong hoạt động hành
chính.
Thủ tục văn thư khá tỉ mỉ, phức tạp và tính chất văn thư tùy thuộc vào từng công
việc cần giải quyết .
Việc căn cứ vào tổ chức hoạt động của hành chính nhà nước là giải quyết trực
tiếp công việc của nhà nước và của công dân. Việc phân loại thủ tục hành chính chỉ là
ước lệ, có tính chất tương đối để nghiên cứu, còn trong thực tiễn các thủ tục đan xen,
Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 14 SVTH: Trần Ngọc Cầm

thống nhất với nhau. Thực hiện một thủ tục nội bộ đòi hỏi phải tiến hành những công
việc thuộc thủ tục liên hệ và thủ tục văn thư.
1.2.3 Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính
7

1.2.3.1 Các nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính

Việc xây dựng các thủ tục hành chính được đặt trên những nguyên tắc cơ bản do
Hiến pháp quy định. Những nguyên tắc này có thể trực tiếp liên quan đến việc xây
dựng các thủ tục hành chính nhưng cũng có thể chỉ được quy định trên những nguyên
tắc chung và đòi hỏi phải cụ thể hóa bằng các văn bản luật khác như luật tổ chức chính
phủ, luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp, bộ luật hình sự, bộ
luật dân sự. Ngoài ra việc việc xây dựng thủ tục hành chính còn phải tuân theo một số
nguyên tắc khác. Cụ thể:
Xây dựng thủ tục hành chính phải phù hợp với pháp chế xã hội chủ nghĩa, phù
hợp với pháp luật hiện hành của nhà nước ta. Theo nguyên tắc này chỉ có các cơ quan
nhà nước, những người có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được ban hành thủ
tục hành chính nhất định và phải thực hiện đúng trình tự với những phương tiện, biện
pháp và hình thức được pháp luật cho phép. Thủ tục hành chính được thực hiện bằng
phương tiện vật chất của nhà nước là chủ yếu, nhằm tạo điều kiện cho các đương sự
thực hiện quyền và thi hành nghĩa vụ .
Xây dựng thủ tục hành chính phù hợp với thực tế, với nhu cầu khách quan của sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo nguyên tắc này, thủ tục hành chính phải
được xây dựng trên cơ sở nhận thức được yêu cầu khách quan của tiến trình phát triển
kinh tế xã hội. Hiện nay đất nước ta đang đi vào công nghiệp hóa, xã hội hóa đất nước
do vậy cần phải xây dựng thủ tục hành chính sao cho phù hợp với tình hình đất nước
hiện tại để tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường hoạt động hữu hiệu. Ðồng thời với
việc ban hành những thủ tục mới cần phải kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những thủ
tục không còn hiệu lực để tạo điều kiện tốt cho các hoạt động của nền kinh tế thị
trường phát triển.
Xây dựng thủ tục hành chính sao cho đơn giản, dễ hiểu, công khai, thuận lợi cho
việc thực hiện.Theo nguyên tắc này việc xây dựng thủ tục hành chính cần tránh phức
tạp, rườm rà, gây cho dân khó hiểu, khó chấp hành. Chính sự đơn giản sẽ tiết kiệm tiền
của, sức lực của nhân dân trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, đồng thời sẽ hạn
chế việc lợi dụng chức quyền vi phạm quyền tự do của công dân.

7

Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật Hành chính 2, trường Đại học Cần Thơ, năm 2009, tr. 67-68
Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 15 SVTH: Trần Ngọc Cầm

Bên cạnh đó việc xây dựng thủ tục hành chính cũng cần đảm bảo tính công khai.
Có như thế mọi người dân mới biết được mà tuân thủ. Ðồng thời, để người dân có thể
kiểm tra được tính nghiêm túc của cơ quan nhà nước khi giải quyết những công việc
có liên quan đến tổ chức, công dân.
1.2.3.2 Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc được ghi nhận
trong Hiến pháp, luật và các văn bản pháp quy, cụ thể:
Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được thực
hiện các thủ tục hành chính nhất định và phải thực hiện đúng trình tự với những
phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép. Thủ tục hành chính
được thực hiện bằng phương tiện vật chất của nhà nước là chủ yếu và tạo điều kiện
cho các đương sự thực hiện quyền và thi hành nghĩa vụ.
Khi thực hiện thủ tục hành chính phải đảm bảo tính chính xác, công minh: tính
chính xác, công minh trong thủ tục hành chính được đảm bảo thực hiện bởi hoạt động
của cơ quan tiến hành thủ tục. Cơ quan tiến hành thủ tục phải có đủ tài liệu, chứng cứ
và có quyền đòi hỏi cung cấp thông tin, áp dụng những biện pháp cần thiết đảm bảo
cho cá nhân, tổ chức hữu quan thực hiện thủ tục hành chính được thuận lợi.
Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc này
thể hiện ở chỗ các cơ quan hành chính nhà nước phải giải quyết quyền chủ thể của
công dân, tổ chức khi đề nghị của họ có đủ điều kiện luật định. Cơ quan có thẩm
quyền giải quyết phải ra lệnh đối với các bên hữu quan để đảm bảo quyền tự do, lợi
ích hợp pháp của đương sự.
Thủ tục hành chính phải được thực hiện đơn giản, tiết kiệm. Ðể thực hiện thủ tục

hành chính mang lại hiệu quả cần giảm bớt các cấp, các cửa, các giai đoạn, tăng quyền
đồng thời với trách nhiệm của các cơ quan thực hiện thủ tục, giảm tới mức tối thiểu và
trong nhiều thủ tục bỏ hẳn các loại phí, lệ phí đối với công dân, tổ chức. Ðây là
nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo cho mọi công dân có thể tham gia thủ tục hành
chính để bảo vệ quyền tự do, lợi ích hợp pháp của mình và để nhà nước phục vụ nhân
dân tốt hơn.
ti: Ci cỏch th tc hnh chớnh theo c ch mt ca - Thc tin ti S Ni v,
Thnh ph Cn Th


GVHD: Lõm Bỏ Khỏnh Ton 16 SVTH: Trn Ngc Cm

1.2.4 Ci cỏch th tc hnh chớnh Vit Nam
1.2.4.1 Nhng quan im chung v ci cỏch hnh chớnh
Ci cỏch hnh chớnh l quỏ trỡnh ci bin cú k hoch c th t mc tiờu hon
thin mt hay mt s ni dung ca nn hnh chớnh nh nc (th ch, c cu t chc,
chun hoỏ i ng cỏn b, cụng chc) nhm xõy dng nn hnh chớnh cụng ỏp ng
yờu cu ca mt nn hnh chớnh hiu lc, hiu qu v hin i.
8

Ci cỏch hnh chớnh c nờu ra cú mt s c im sau:
9

Ci cỏch hnh chớnh l mt s thay i cú k hoch, theo mt mc tiờu
nht nh, c xỏc nh bi c quan nh nc cú thm quyn.
Ci cỏch hnh chớnh khụng lm thay i bn cht ca h thng hnh
chớnh, m ch lm cho h thng ny tr nờn hiu qu hn, phc v nhõn dõn c
tt hn so vi trc, cht lng cỏc th ch qun lý nh nc ng b, kh thi, i
vo cuc sng hn, c ch hot ng, chc nng, nhim v ca b mỏy, cht
lng i ng cỏn b, cụng chc lm vic trong cỏc c quan nh nc sau khi

tin hnh ci cỏch hnh chớnh t hiu qu, hiu lc hn, ỏp ng yờu cu qun
lý kinh t xó hi ca mt quc gia.
Ci cỏch hnh chớnh tu theo iu kin ca tng thi k, giai on ca lch
s, yờu cu phỏt trin kinh t xó hi ca mi quc gia, cú th c t ra nhng
trng tõm, trng im khỏc nhau, hng ti hon thin mt hoc mt s ni dung
ca nn hnh chớnh, ú l t chc b mỏy, i ng cỏn b, cụng chc, th ch
phỏp lý hoc ti chớnh cụng v.v
Quỏ trỡnh ci cỏch hnh chớnh Vit Nam c khi u t i hi VI ca ng
Cng sn Vit Nam nm 1986. T nhng yờu cu i mi ca tỡnh hỡnh kinh t - xó
hi ca thp niờn 80, i hi VI ó ch o tin hnh mt cuc ci cỏch ln v t chc
b mỏy cỏc c quan nh nc. Thụng qua Ngh quyt ti cỏc k i hi, nh: Ngh
quyt Trung ng VIII khúa VII nm 1995, Hi ngh ln th 3 ca Ban chp hnh
Trung ng ng cng sn Vit Nam khúa VIII thỏng 6/1997, Ngh quyt Trung ng
VII khúa VIII thỏng 8/1999 ó th hin mt quyt tõm chớnh tr rt ln v vic tin

8
Thang Văn phúc , Cải cách hành chính Nhà nớc thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, nm 2001.
9
Trang tin in t v Ci cỏch hnh chớnh Nh nc, Bi cnh lch s C ch mt ca,
, [02/12/2013]

Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 17 SVTH: Trần Ngọc Cầm

hành cải cách hành chính trên mọi lĩnh vực, đặt cải cách hành chính trong tổng thể của
đổi mới hệ thống chính trị.

Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách hành chính, từ năm 2001
đến nay, Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện hai chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước, đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình cải cách
nền hành chính nhà nước, với mục tiêu, nội dung mở rộng, toàn diện và đồng bộ. Đó là
Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg, ngày 17/9/2001, và
Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 được ban
hành tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 8/11/2011 của Chính phủ.
1.2.4.2 Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
 Nguyên nhân khách quan
Hiện nay cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới đang phát triển hết
sức mạnh mẽ, cùng với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra nhiều nguy cơ và
thách thức. Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, tính thời cơ nảy sinh qua cạnh
tranh là rất mạnh. Có những quyết sách kịp thời và đúng đắn, có hiệu quả hành chính
cao thì mới chớp được những thời cơ tốt và chiến thắng trong cạnh tranh. Vì thế không
ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính là nhiệm vụ chiến lược bức bách và
gay gắt. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của đất nước, có rất nhiều lĩnh vực mới ra
đời, nhu cầu của người dân ngày càng tăng, các loại thủ tục hành chính cũng như quy
trình giải quyết các loại cũ vốn đã quá rườm rà, phức tạp nay lại càng không phù hợp.
Muốn thu hút đầu tư, muốn phát triển đất nước thì thủ tục hành chính càng phải đơn
giản, thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý, chặt chẽ và đầy đủ.
 Nguyên nhân chủ quan
Quản lý hành chính của bất cứ nước nào cũng đều đụng đến ba vấn đề cốt lõi: tổ
chức, nhân sự và thủ tục điều hành. Tổ chức có hợp lý, nhân viên có được sử dụng
đúng khả năng và tiêu chuẩn, thủ tục điều hành có đơn giản thì quản lý mới hiệu quả.
Quản lý hành chính được thực hiện bằng một loạt hành động nối tiếp nhau theo
một trình tự nhất định, tức là chúng diễn ra theo một thủ tục nhất định. Những thủ tục
hữu hiệu là rất cần thiết vì nó đảm bảo cho tiến trình hành chính không bị phá rối hoặc
cản trở.
Mối quan hệ giữa tổ chức, nhân sự và thủ tục là mối quan hệ biện chứng: muốn

tổ chức hợp lý phải có viên chức đủ khả năng và đúng tiêu chuẩn cũng như thủ tục
Đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa - Thực tiễn tại Sở Nội vụ,
Thành phố Cần Thơ”


GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn 18 SVTH: Trần Ngọc Cầm

điều hành rõ ràng, đơn giản. Ngược lại, thủ tục rườm rà sẽ dẫn đến phình to tổ chức,
thêm nhiều tầng nấc, viên chức có thêm cơ hội dựa vào uy quyền của Nhà nước để
hạch sách gây khó khăn cho nhân dân, làm giảm uy tín của chính quyền, vì người dân
thường nhìn chính quyền qua các mối quan hệ qua lại giữa họ với các viên chức Nhà
nước. Bộ máy Nhà nước dù có những cán bộ giỏi đi chăng nữa cũng không đương đầu
nổi với những khuyết điểm căn bản về thủ tục.
Hiện tượng các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi giải quyết công việc,
thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ
chính là vì thủ tục hành chính do nhiều ngành, nhiều cấp đặt ra một cách tùy tiện, vừa
thiếu tính đồng bộ, vừa rườm rà phức tạp.
Một thực tế diễn ra ở Việt Nam đó là có quá nhiều các loại thủ tục với các tầng
nấc khác nhau mà thủ tục nào cũng rườm rà, sách nhiễu. Để giải quyết một công việc
nào đó người dân phải tốn không biết bao thời gian, sức lực thậm chí tiền của mới có
được. Chính những thủ tục rườm rà ấy lại góp phần tạo điều kiện cho một bộ phận cán
bộ công chức nhà nước có cơ hội để “hành dân”, khiến cho nhân dân mất lòng tin vào
chính quyền. Vì vậy, Nghị quyết 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ đã khẳng định:
cải cách thủ tục hành chính là đòi hỏi bức xúc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân
dân. Đây cũng là một nội dung quan trọng của cải cách một bước nền hành chính quốc
gia.
Những điều nói trên cho thấy vai trò quan trọng của thủ tục hành chính và sự cần
thiết phải cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam.
1.2.4.3 Nội dung cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
Ngày 4/5/1994, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 38/CP về cải cách một bước thủ

tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của công dân và các tổ chức. Đây là
văn bản pháp lý có giá trị pháp lý quan trọng, là khâu đột phá để cải cách nền hành
chính quốc gia nói chung. Cải cách hành chính mà trong đó cải cách thủ tục hành
chính được xác định là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
 Giai đoạn 2001 đến 2010
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của
Chính phủ được ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001
của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu bốn nội dung cơ bản của cải cách hành chính
Việt Nam, đó là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới, nâng

×