Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.84 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2012 – 2015

ĐỀ TÀI:

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO
CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI ỦY BAN NHÂN
DÂN THỊ XÃ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG
THÁP – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths.VÕ DUY NAM
Bộ Môn: Luật Hành chính

VÕ HỒNG NHÂN
MSSV: S120056
Lớp: DT1263B1

Cần Thơ, Tháng 11/2014


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…, ngày…..tháng ….năm 2014



MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CƠ CHẾ
“MỘT CỬA”. ..................................................................................................... 3
1.1. Cải cách thủ tục hành chính và sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính. ............................................................................................................. 3
1.1.1 Khái niệm về thủ tục hành chính. ................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm thủ tục hành chính. ........................................................................ 4
1.1.3. Ý nghĩa thủ tục hành chính: .......................................................................... 5
1.2. Sự cần thiết phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. ................... 5
1.3. Cơ chế một cửa.................................................................................................... 6
1.3.1. Khái niệm. ...................................................................................................... 6
1.3.2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa. ........................................................... 6
1.3.3. Phạm vi và quy trình thực hiện cơ chế “một cửa”. ........................................ 6
1.3.4. Ưu điểm. ......................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ
CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND THỊ XÃ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP. ......... 8
2.1. Khái quát về quá trình hình thành và hoạt động của UBND thị xã Hồng Ngự.
................................................................................................................................. 8
2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành của UBND thị xã Hồng Ngự. ................. 8
2.1.2. Quá trình hoạt động của UBND thị xã Hồng Ngự. ....................................... 9
2.2. Thực trạng cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” của UBND thị xã Hồng
Ngự........................................................................................................................ 11
2.2.1. Khái quát chung về cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân
dân thị xã Hồng Ngự. ............................................................................................... 11
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. ... 12
2.2.1.2. Quy trình thủ tục hành chính giải quyế theo cơ chế một cửa của
UBND Thị xã Hồng Ngự. ......................................................................................... 14
2.2.2. Các lĩnh vực thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân thị xã

Hồng Ngự. ................................................................................................................ 15
2.2.2.1. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trong lĩnh vực đất đai.
.................................................................................................................................. 16
2.2.2.2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trong quản lý xây dựng
nhà ở. ........................................................................................................................ 17
2.2.2.3. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trong lĩnh vực Lao
động – Thương binh và xã hội. .................................................................................. 20


2.2.2.4. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trong lĩnh vực cấp giấy
phép kinh doanh. ....................................................................................................... 22
2.2.2.5. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trong lĩnh vực Tư pháp.
.................................................................................................................................. 23
2.2.3. Đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại
UBND thị xã Hồng Ngự. .......................................................................................... 24
2.2.3.1. Đánh giá chung và những kết quả đạt được. ......................................... 24
2.2.3.2. Hạn chế................................................................................................. 26
2.2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế. .................................................................... 27
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI UBND THỊ XÃ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP ................................... 29
3.1. Chương trình cải cách nền kinh tế hành chính đến năm 2020 và định hướng
cơ bản cho cải cách thủ tục hành chính ở UBND thị xã Hồng Ngự. .................. 29
3.1.1. Những yêu cầu thực tế đối với giải quyết thủ tục hành chính tại thị xã Hồng
Ngự. .......................................................................................................................... 29
3.1.2. Định hướng trong cải cách thủ tục hành chính đối với thị xã Hồng Ngự
trong giai đoạn tới..................................................................................................... 30
3.2. Các giải pháp và kiến nghị thực thi.................................................................. 32
3.2.1. Hoàn thiện thể chế pháp lý gắn liền với Đơn giản hóa các thủ tục hành
chính, xóa bỏ những thủ tục rườm rà. ..................................................................... 32
3.2.2. Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm. ................... 34

3.2.3. Giải pháp về gải quyết và thực hiện thủ tục hành chính. ............................ 34
3.2.3.1. Đầu tư cải tạo, nâng cấp phòng làm việc và trang thiết bị của bộ phận
Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa thị xã Hồng Ngự. ............................... 34
3.2.3.3. Về Thủ Tục. .......................................................................................... 36
3.2.4. Giải pháp về thanh tra, giám sát quá trình thực hiện thủ tục hành chính. . 36
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND Thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng
Tháp – Thực trạng và giải pháp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong quá trình xây dựng cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước nói
chung và của từng địa phương trong nước nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn cải cách
nền hành chính đến năm 2020, thì Thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực đang là rào
cản đối với hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân, gây tốn kém, ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các thủ tục hành chính hiện nay đều do cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền quy định về trình tự, cách thức thực hiện và hồ sơ để
giải quyết đối với một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Đây là những
vấn đề quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua đã không ngừng đưa
ra nhiều giải pháp về cải cách thủ tục hành chính nhằm cải cách một nên hành chính
hiện đại đáp ứng nhu cầu xã hội. Thực tế đã cho thấy việc cải cách hành chính từ
Trung ương đến địa phương đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu
đáng khích lệ. Chính vì lẽ đó Chính phủ ta đã tiếp tục đẩy mạnh việc ban hành các quy
định về cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho việc triển khai
thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu của
xã hội như Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế
“một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa

phương, được từng cơ sở địa phương quán triệt một cách triệt để và đạt kết quả cao.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định và cần được tháo gỡ
như: Các cơ quan hành chính còn hoạt động chồng chéo, thậm chí còn quan liêu, tạo
khoãng cách xa rời với quần chúng nhân dân gây ảnh hưởng về quyền và nghĩa vụ,
làm mất lòng tin của người dân. Nguyên nhân của những hạn chế này là do những khó
khăn, bất cập của cán bộ thực hiện công tác này trong việc giải quyết các thủ tục hành
chính. Điều này khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của thủ tục hành chính để giải
quyết đơn giản, tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan cũng như các ngành hữu
quan chặt chẽ hơn, thì việc cải cách thủ tục và thời gian giải quyết theo cơ chế một cửa
là một vấn đề cấp thiếp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội ở địa phương .
Nhận thấy được tầm quan trọng này nên Tác giả đã chọn đề tài: “Cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa tại UBND Thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp – Thực trạng
và giải pháp” để nghiên cứu nhằm đúc kết kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp tháo
gỡ mang lại hiệu quả cao phục vụ cho địa phương, tỉnh nhà nói riêng và phát triển đất
nước nói chung. Do thời gian nghiên cứu không nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu
sót mong Quý Thầy, Cô và các bạn đóng góp để khóa luận thêm hoàn thiện hơn.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

1

SVTH: Võ Hồng Nhân


2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở kiến thức đã học và tích lũy được, cùng với kinh nghiệm công việc
tại địa phương vào việc phân tích lý luận và thực tiễn về cải cách hành chính, thủ tục
hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” nói riêng.
Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về cải cách thủ hành chính theo cơ chế “một cửa” tại
UBND thị xã Hồng Ngự mới chỉ dừng lại ở những báo cáo, tổng kết của địa phương

mà chưa có nghiên cứu chuyên sâu về thực tiễn hoạt động.
3. Đối tượng nghiên cứu đề tài.
Luận văn tập trung nghiên cứu những quan điểm về chủ trương đường lối chính
sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về cải cách hành chính nói chung và Cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế “một cửa” tại địa phương nói riêng.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng giải quyết công việc theo cơ chế một cửa
tại UBND Thị xã Hồng Ngự về các lĩnh vực thực tại, theo mốc thời gian từ 2010 đến
nay vì do Thị xã Hồng Ngự mới chia tách địa giới hành chính năm 2009.
5. Mục tiêu nghiên cứu.
Nhằm tìm hiểu về thực trạng hoạt động cải cách thủ tục hành chính ở địa
phương. Qua đó nhằm nghiên cứu tìm ra những hạn chế, nhưng khó khăn vướng mắc
để đề xuất những giải pháp thực thi nhằm nâng cao hiệu phục vụ cho địa phương
mình.
6. Kết cấu đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính và cơ chế một cửa.
Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa tại Ủy ban nhân dân thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

2

SVTH: Võ Hồng Nhân


CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA”.
1.1. Cải cách thủ tục hành chính và sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính (CCHC).
1.1.1 Khái niệm về thủ tục hành chính (TTHC).
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, thủ tục là: “cách thức tiến hành một công
việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của Nhà nước”. Như vậy, bất kỳ
hoạt động quản lí nào cũng đều được tiến hành theo những thủ tục nhất định. Thủ tục
đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành bộ máy nhà nước cũng như đảm bảo
quyền và lợi ích của người dân.
Trong nghiên cứu TTHC, có nhiều quan niệm khác nhau:
- Quan niệm thứ nhất: TTHC là trình tự mà các cơ quan quản lý nhà nước giải
quyết trong lĩnh vực trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm pháp luật.
- Quan niệm thứ hai: TTHC là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ
thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước (HCNN). Như vậy, ngoài thủ tục
xử lý các vi phạm hành chính thì thủ tục như cấp phép, đăng ký, giải quyết khiếu nại,
tố cáo ... cũng được xem là TTHC. Quan niệm này có phạm vi rộng hơn nhưng vẫn
chưa đầy đủ.
- Quan niệm theo nghĩa rộng nhất khẳng định: TTHC là trình tự về thời gian và
không gian các giai đoạn cần phải có để thực hiện mọi hình thức hoạt động của các cơ
quan quản lý HCNN, bao gồm: trình tự thành lập các công sở, trình tự bổ nhiệm, điều
động cán bộ, công chức, viên chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm để đảm bảo
các quyền chủ thể và xử lý vi phạm; trình tự tổ chức - tác nghiệp hành chính.
TTHC là một bộ phận tạo thành chế định tất yếu của luật hành chính, do vậy xây dựng
một quan niệm chung, thống nhất về TTHC là rất quan trọng. Điều đó có ý nghĩa to
lớn trong hoạt động lập pháp và để nhận thức hành động đúng đắn trong hoạt động
quản lý HCNN, đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền HCNN.
Như vậy, Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và
giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và cá nhân công dân. Nó giữ
vai trò đảm bảo cho công việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền của

các cơ quan nhà nước hoặc của các cá nhân, tổ chức được ủy quyền trong việc thực
hiện chức năng quản lý nhà nước.
Để giải quyết một công việc nhất định đều cần có những thủ tục phù hợp. Theo
nghĩa thông thường, thủ tục có nghĩa là phương cách giải quyết công việc theo một
trình tự nhất định, một thể thống nhất.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

3

SVTH: Võ Hồng Nhân


Theo quan nim chung, th tc l phng thc, cỏch thc gii quyt cụng vic
theo mt trỡnh t nht nh, mt th l thng nht hoc cú th hiu th tc l nhng
quy tc, phộp tc hay quy nh gii quyt cụng vic.
Cng cú th hiu th tc l nhng quy tc, ch , phộp tc hay quy nh chung
phi tuõn theo khi lm vic cụng.
Th tc hnh chớnh (TTHC) l mt loi quy phm phỏp lut qui nh v trỡnh t
v thi gian, v khụng gian khi thc hin mt thm quyn nht nh ca b mỏy Nh
nc, l cỏch thc gii quyt cụng vic ca cỏc c quan HCNN trong mi quan h vi
cỏc c quan, t chc v cỏ nhõn cụng dõn.1
TTHC l mt b phn ch nh ca Lut hnh chớnh. Núi cỏch khỏc, TTHC l
mt loi hỡnh quy phm mang tớnh cụng c giỳp cỏc c quan Nh nc cú iu kin
thc hin chc nng ca mỡnh.
TTHC do cỏc c quan Nh nc ban hnh thc thi Hin phỏp v phỏp lut
nhm thc hin chc nng qun lý ca nn hnh chớnh nh nc (HCNN) v hon
thnh nhim v ca mỡnh, ng thi cỏc c quan HCNN cú trỏch nhim thc thi cỏc
th tc ú.
Trớc đây khi cha triển khai cơ chế một của công dân , tổ chức phải đi lại

nhiều lần, đến một hoặc nhiều cơ quan để liên hệ giải quyết công việc của mình. Nay
với cơ chế một của công dân, tổ chức chỉ phải đến liên hệ tại một bộ phận, việc phối
hợp giải quyết công việc của công dân, tổ chức thuộc trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nớc.
1.1.2. c im th tc hnh chớnh.
- Th tc hnh chớnh c iu chnh bng cỏc quy phm th tc hnh chớnh.
Mi hot ng qun lý hnh chớnh Nh nc u phi c trt t hoỏ, tc l phi
c tin hnh theo trỡnh t, th tc nht nh.
- Th tc hnh chớnh l trỡnh t thc hin thm quyn trong qun lý hnh chớnh
Nh nc. Ngha l, th tc hnh chớnh c phõn bit vi th tc t phỏp, khỏc vi
th tc t tng ti to ỏn, k c t tng hnh chớnh cng khụng thuc v khỏi nim th
tc hnh chớnh.
- Th tc hnh chớnh rt a dng, phc tp. Tớnh a dng, phc tp ca nú c
quy nh bi hot ng qun lý hnh chớnh Nh nc, l hot ng din ra trờn tt c
cỏc lnh vc ca i sng xó hi v b mỏy hnh chớnh bao gm rt nhiu cỏc c quan
t Trung ng n a phng, mi c quan ú trong quỏ trỡnh thc hin nhim v ca
mỡnh u tuõn th theo nhng th tc nht nh. Hn na nn hnh chớnh Nh nc ta
1

Xem:

- Th tc hnh chớnh: Lý lun v thc tin, NXB Chớnh tr Quc gia H Ni, Nguyn Vn Thõm, Vừ Kim Sn
(2002)

GVHD: ThS. Vừ Duy Nam

4

SVTH: Vừ Hng Nhõn



hiện đang chuyển từ nền hành chính kế hoạch hoá tập trung sang nền hành chính phục
vụ; đồng thời với xu thế hợp tác quốc tế hiện nay đối tượng quản lý không chỉ là công
dân, tổ chức trong nước mà còn có yếu tố nước ngoài. Do vậy, thủ tục hành chính hiện
nay rất đa dạng, phong phú và phức tạp. So với các quy phạm nội dung của luật hành
chính, thủ tục hành chính có tính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn
khi thực tế cuộc sống đã có những yêu cầu mới.
1.1.3. Ý nghĩa thủ tục hành chính:
- Thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng trong quản lý Nhà nước và xã hội.
Trước hết, nếu không thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết thì một quyết định hành
chính sẽ không được đưa vào thực hiện hoặc bị hạn chế tác dụng. Nói cách khác, thủ tục
hành chính đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành. Thủ tục hành chính
đảm bảo cho việc thi hành quyết định được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp
pháp, hợp lý cũng như các hệ quả do việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra.
Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý, sẽ tạo ra khả năng
sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý, đem lại hiệu quả thiết thực cho
quản lý Nhà nước. Bởi thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi công dân, do vậy khi
được xây dựng hợp lý và vận dụng tốt vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, làm
giảm sự phiền hà, chống được tệ quan liêu, tham nhũng, củng cố được mối quan hệ giữa
Nhà nước và nhân dân. Xét trong tổng thể, vì thủ tục hành chính là một bộ phận pháp
luật hành chính nên nắm vững và thực hiện các quy định về thủ tục hành chính sẽ có ý
nghĩa rất lớn đối với quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước và xây dựng Nhà nước
pháp quyền. Cũng cần nhấn mạnh rằng, thủ tục hành chính có ý nghĩa như một công cụ
điều hành cần thiết của tổ chức hành chính, không thể tách rời khỏi hoạt động của các tổ
chức hành chính. Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định rằng: Thủ tục hành chính là
chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân và các tổ chức, có khả
năng làm bền chặt mối quan hệ đó, làm cho Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của dân,
do dân và vì dân. Trên một phương diện nhất định, thủ tục hành chính biểu hiện trình độ
văn hoá, văn hoá giao tiếp, văn hoá điều hành, mức độ văn minh của nền hành chính. Vì
vậy, cải cách thủ tục hành chính không đơn thuần liên quan đến pháp luật, mà còn là yếu

tố ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước về chính trị, văn hoá, giáo dục và mở
rộng giao lưu hợp tác quốc tế.
1.2. Sự cần thiết phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Thực hiện mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững
mạnh, từng bước hiện đại hoá; Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2001-2010; “Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản
lý Nhà nước, giai đoạn 2007 - 2010” (gọi tắt là đề án 30)2.
2

Xem Đề án thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của Uỷ ban nhân dân Thị xã Hồng Ngự

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

5

SVTH: Võ Hồng Nhân


Các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước và chính quyền địa phương thuộc địa
bàn Thị xã đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, việc đơn giản hóa các thủ tục hành
chính theo Đề án 30 sẽ tiết kiệm về thời gian, tiền của, công sức và tạo dựng được niềm
tin trong nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp.
Đối với Thị xã, việc gắn kết giữa sự phát triển kinh tế xã hội với thực hiện cải cách
hành chính, theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là rất cấp bách, thể hiện bộ mặt chính
quyền hiện đại, xứng tầm với đô thị đang phát triển.
1.3. Cơ chế một cửa.
1.3.1. Khái niệm.
Muốn CCHC thì TTHC phải được đơn giản hóa một cách tối đa, tránh rườm rà.
Để đáp ứng yêu cầu đó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày
22 tháng 6 năm 2007 về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại

cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Đây được coi như là một giải pháp mang
tính đột phá trong việc cải cách TTHC. Vì vậy cơ chế “một cửa” là “Cơ chế là cơ chế
giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài
(sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan
hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết
quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan
hành chính nhà nước”3
1.3.2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa.
Theo quy định tại Điều 2, Quyết định số 93/2007/NĐ-TTg, ngày 22-6-2007, của
Thủ tướng Chính phủ, việc thực hiện cơ chế "một cửa", "cơ chế một cửa liên thông"
tại cơ quan hành chính nhà nước phải tuân theo những nguyên tắc sau:
- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
- Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc
của tổ chức, công dân.
- Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ
chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan HCNN.
- Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân.
1.3.3. Phạm vi và quy trình thực hiện cơ chế “một cửa”.
Cơ chế “một cửa” được áp dụng đối với các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 3
Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 93 /2007/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 6 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy
3

Theo Điều 1 Quy chế thực hiện một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương
(ban hành kèm theo Quyết định số 93 /2007/QĐ-TTg, ngày 22-6 -2007 của Thủ tướng Chính phủ).

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

6


SVTH: Võ Hồng Nhân


định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương quyết định những loại công
việc thực hiện theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” để giải quyết một số lĩnh
vực công việc liên quan trực tiếp tới tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật cùng
thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước. Bao gồm các
cơ quan sau:
- Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND), các sở và cơ quan tương đương (sau đây
gọi là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh) thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp Tỉnh);
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là UBND cấp
Huyện);
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã);
- Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
* Quy trình tiếp nhận, giải quyết bao gồm ba bước cơ bản như sau:
Bước 1: Cán bộ, công chức (CBCC) tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ yêu cầu
giả quyết TTHC của công dân, tổ chức. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết
giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì phải
hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh.
Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc phạm vi giải quyết thì
hướng dẫn tổ chức, công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Đối với những TTHC có yếu tố chuyên môn kinh tế – kỹ thuật phức tạp cần phải
giải trình trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
phải thông báo bằng văn bản cho công dân, tổ chức biết nội dung, thời gian, địa điểm
giải trình những vấn đề đó. Thời gian gửi thông báo phải đủ để công dân, tổ chức
nhận được và chuẩn bị giải trình.
Bước 2: CBCC Bộ phận tiếp nhận HSHC chuyển hồ sơ TTHC đến các

phòng chuyên môn để giải quyết. Các phòng chuyên môn sau khi nghiên cứu hồ sơ,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó chuyển về Bộ phận tiếp nhận HSHC để trả
kết quả theo đúng thời gian quy định.
Bước 3: Bộ phận tiếp nhận HSHC lưu trữ kết quả giải quyết, thu phí, lệ phí
theo quy định, trả kết quả cho tổ chức, công dân theo đúng thời hạn đã hẹn. Trường
hợp giải quyết hồ sơ không đúng thời gian như đã hẹn thì Bộ phận tiếp nhận HSHC có
trách nhiệm thông báo cho tổ chức, công dân biết lý do và hẹn thời gian trả kết quả.
1.3.4. Ưu điểm.
Kể từ khi áp dụng thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan hành chính Nhà
nước, hầu hết tổ chức và công dân có nhu cầu giải quyết công việc liên quan đến các
lĩnh vực áp dụng theo cơ chế một cửa đều đến giao dịch tại “Bộ phận tiếp nhận và trả
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

7

SVTH: Võ Hồng Nhân


kết quả” (TN&TKQ) của Thị xã và xã, phường để nộp hồ sơ và nhận lại kết quả đã
giải quyết. Hầu hết các hồ sơ công việc của tổ chức và công dân đều được các cơ quan,
đơn vị có liên quan tập trung xem xét, giải quyết kịp thời, chính xác, đúng quy định
của pháp luật và trả lại cho tổ chức, công dân cơ bản đúng hẹn, (hàng năm đạt từ 95 %
trở lên); số hồ sơ phải trả lại hoặc trả không đúng hẹn chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là
những hồ sơ chưa hợp lệ hoặc những hồ sơ liên quan đến những lĩnh vực phức tạp, cần
phải có thời gian nghiên cứu, xác minh.
- Thủ tục hành chính, phí và lệ phí, thời gian giải quyết công việc của tổ chức,
công dân theo cơ chế một cửa, được cải tiến, rút gọn, công khai, minh bạch, thuận tiện
cho tổ chức và công dân.
- Cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được các cơ
quan, đơn vị quan tâm bố trí về số lượng; lựa chọn những người có phẩm chất chính

trị, đạo đức tốt, am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ và có kỹ năng giao tiếp tốt. Nên trong
quá trình tiếp xúc giải quyết công việc cho tổ chức, công dân, cơ bản có thái độ
nghiêm túc, đúng mực, tôn trọng tổ chức, công dân; việc gây phiền hà, sách nhiễu đối
với tổ chức, công dân được khắc phục, hạn chế đáng kể.
- Bước đầu cơ sở vật chất, phương tiện làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả được UBND Thị xã và các cơ quan, đơn vị quan tâm đầu tư, nên trước mắt cơ bản
đáp ứng yêu cầu thiết yếu, đảm bảo tiêu chuẩn do Trung ương quy định. Hiện nay Bộ
phận TN&TKQ thuộc Văn phòng HĐND&UBND Thị xã đang thi công trụ sở làm
việc riêng và được UBND Tỉnh đầu tư hệ thống áp dụng công nghệ thông tin hiện đại
để giải quyết các thủ tục hành chính.
- Một số nơi tại Thị xã rất coi trọng bộ phận "một cửa". Việc này thể hiện cụ
thể trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ ưu tú trong cơ quan vào đây. Có xã,
phường coi bộ phận "một cửa" là nơi đào tạo cán bộ thuộc diện quy hoạch. Ai làm tốt
sẽ được cất nhắc, bổ nhiệm; ai làm kém, bị dân phàn nàn sẽ bị thay, đưa ra khỏi diện
quy hoạch… Những nơi như vậy cảm thấy tự hào vì được cấp trên tin tưởng, lại có cơ
hội thăng tiến, càng cố gắng làm tốt hơn. Nhờ thế, bộ phận "một cửa" được dân tin,
dân quý, góp phần nâng cao uy tín cho cơ quan nhà nước chủ quản.

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ
MỘT CỬA TẠI UBND THỊ XÃ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP.
2.1. Khái quát về quá trình hình thành và hoạt động của UBND thị xã Hồng Ngự.
2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành của UBND thị xã Hồng Ngự.
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

8

SVTH: Võ Hồng Nhân



Thị xã Hồng Ngự được hình thành theo Nghị định số: 08/NĐ-CP, ngày
23/12/2008 của Chính Phủ và công bố đi vào hoạt động chính thức vào ngày
30/04/2009 với 7 xã, phường:
1. Phường An Thạnh
2. Phường An Lạc
3. Phường An Lộc
4.
5.
6.
7.

Xã Tân Hội
Xã Bình Thạnh
Xã An Bình A
Xã An Bình B

Thị xã có diện tích 12.216,16 ha, số dân là: 78.089 người (19.791 hộ); có đường
biên giới giáp với nước bạn Campuchia; Đông giáp với huyện Tân Hồng, phía Tây
giáp với huyện Hồng Ngự, Nam giáp với huyện Tam Nông, phía Bắc giáp với tỉnh
Prayveng (Campuchia).
Với lợi thế và vị trí ảnh hưởng trong vùng, do đó hệ thống đô thị của tỉnh Đồng
tháp đã xác định Thị xã Hồng Ngự là một trong ba cụm đô thị với trục hành lang quốc
lộ 30 từ huyện Thanh Bình, Thị xã Hồng Ngự đến huyện Hồng Ngự và huyện Tân
Hồng.
Với tầm quan trọng đó thị xã Hồng Ngự đã được Tỉnh xác định là vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc của Tỉnh về nông nghiệp và kinh tế biên giới không những đã có
phạm vi ảnh hưởng trong vùng tỉnh mà còn có khả năng ảnh hưởng tới khu vực ngày
càng mạnh, góp phần phát triển chung cho cả khu vực kinh tế vùng Đồng Tháp Mười
và vùng biên giới Việt Nam - Campuchia./.
2.1.2. Quá trình hoạt động của UBND thị xã Hồng Ngự.

* Chức năng nhiệm vụ:
UBND thị xã Hồng Ngự do HĐND thị xã Hồng Ngự bầu ra, là cơ quan chấp
hành của HĐND thị xã, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm
chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị
quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách, biện
pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng và thực hiện các chính
sách khác trên địa bàn thị xã. UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa
phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính
Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
UBND thị xã Hồng Ngự giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định
tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. UBND thị xã thảo luận tập thể và quyết
định theo đa số các vấn đề được quy định tại Điều 124 Luật Tổ chức HĐND và UBND
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

9

SVTH: Võ Hồng Nhân


năm 2003 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền
của UBND, cụ thể:
- Xây dựng chương trình làm việc của UBND thị xã hàng tháng, hàng quý và
hàng năm;
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết
toán ngân sách hàng năm của thị xã, trình HĐND thị xã quyết định;
- Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng những công trình trọng điểm của thị
xã, trình HĐND quyết định;
- Đề ra các biện pháp thực hiện Nghị quyết của thị xã, HĐND thị xã về kinh
tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; thông qua báo cáo của UBND trước khi trình Ban

thường vụ, HĐND thị xã.
* Cơ cấu tổ chức:
UBND thị xã Hồng Ngự gồm 12 phòng ban và 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc
dưới sự quản lý trực tiếp của chủ tịch UBND thị xã và 3 phó chủ tịch phụ trách kinh
tế, văn hóa và xã hội. Bốn đơn vị trực thuộc đó là:
- Hội chữ thập đỏ;
- Hội người mù;
- Trung tâm dạy nghề thị xã;
- Trung tâm văn hóa – thông tin – thể thao.
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy UBND Thị xã Hồng Ngự:

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

10

SVTH: Võ Hồng Nhân


CHỦ TỊCH
UBND

Phó Chủ
Tịch

Phó Chủ
Tịch

Tài
Chính


Văn
Phòng

Công
Thương


Pháp

Nội
Vụ

Văn
Hoá

TN&
MT

Nông
Nghiệp

Phó Chủ
Tịch

Thanh
Tra

Y
Tế


Giáo
Dục

LĐTB
&XH

Sơ đồ Cơ cấu tổ chức UBND thị xã Hồng Ngự nhiệm kỳ 2011-2016.
2.2. Thực trạng cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” của UBND ủy ban nhân
dân thị xã Hồng Ngự.
2.2.1. Khái quát chung về cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” của ủy ban
nhân dân thị xã Hồng Ngự.
Thực hiện Quyết định 93/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan HCNN ở địa
phương và Quyết định số 1602/QĐ-UBND-HC ngày 16/10/2007 của UBND tỉnh
Đồng Tháp Về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ
quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh Đồng Tháp.
+ Quyết định số: 1226/QĐ-UBND-HC, ngày 27 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban
nhân dân Tỉnh, về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2011-2015;
+ Thực hiện chủ trương Quyết định số: 1225/QĐ-UBND-HC, ngày 27 tháng 12
năm 2010 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính
năm 2011 của tỉnh Đồng Tháp với nội dung cụ thể như sau4:

Xem:
- 4 Quyết định số: 1125/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2010, của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, về việc
ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2011 của tỉnh Đồng Tháp.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

11


SVTH: Võ Hồng Nhân


- Tạo sự thống nhất và quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị trong công
tác đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả dịch vụ hành chính công; từng bước
nâng dần tính chuyên nghiệp hiện đại trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, tạo
bước đột phá mạnh mẽ đối với nhiệm vụ cải cách hành chính của Thị xã trong năm
2011 và những năm tiếp theo.
- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và nhân dân khi đến giao dịch
các thủ tục hành chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết
công việc; từng bước đơn giải hoá các thủ tục hành chính. Tăng cường sự giám sát của
nhân dân đối với việc thực hiện chương trình cải cách hành chính, nâng cao vai trò
trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước và công dân.
- Thông qua việc thực hiện Đề án, hướng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức các phòng, ban
chuyên môn, nhất là các cán bộ, công chức trực giao dịch tại Bộ phận TN&TKQ: Đảm
bảo yêu cầu thạo việc, công tâm, có trình độ, năng lực chuyên môn, kỷ năng hành
chính, khả năng giao tiếp với tổ chức và công dân, có tinh thần, thái độ phục vụ nhân
dân tận tuỵ, nhã nhặn; ngăn chặn tình trạng hách dịch, cửa quyền khi giao dịch, giải
quyết công việc với tổ chức và công dân.
Căn cứ Quyết định số 1131/QĐ-UBND-HC phê duyệt đề án “Thực hiện cơ chế
một cửa của Uỷ ban nhân dân Thị xã”; Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg, ngày 179-2001 về phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
2001- 2010; Quyết định 181/2003/QĐ-TTg, ngày 40-9-2003 về việc ban hành Quy chế
thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả5.
* Về vị trí, chức năng:
Thực hiện theo Điều 1 quy chế Tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận &
Trả kết quả và trách nhiệm phối hợp trong giải quyết công việc theo cơ chế một cửa
của Ủy ban nhân dân thị xã Hồng Ngự như sau:

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả (TN&TKQ) Thị xã đặt tại Văn phòng
HĐND&UBND Thị xã; là tổ chức đầu mối để tiếp và hướng dẫn tổ chức, công dân về
thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; có nhiệm vụ chủ
yếu là nhận hồ sơ đã đủ thủ tục theo quy định, chuyển hồ sơ đến các phòng, ban
chuyên môn, cơ quan liên quan để xem xét giải quyết; trả kết quả cho tổ chức, công
dân đúng thời gian quy định
* Nơi làm việc của Bộ phận TN&TKQ Thị xã:

- Có trụ sở làm việc riêng, vị trí thuận lợi, có trang thiết bị phục vụ đầy đủ và
theo hướng hiện đại;
- 5 Quyết định số: 1171/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2011, của Uỷ ban nhân dân thị xã Hồng Ngự

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

12

SVTH: Võ Hồng Nhân


- Thực hiện niêm yết các loại thủ tục hành chính và hướng dẫn thực hiện thủ tục
hành chính của tất cả các lĩnh vực, công việc thông qua các kiốt (quầy) và hệ thống
máy vi tính cập nhật, tra cứu thông tin;
- Bố trí nơi tổ chức, công dân ngồi chờ tương đối thoáng mát, sạch đẹp;
- Cán bộ, công chức (CBCC) làm việc đúng theo nội quy, qui định và niềm nở,
tận tình thể hiện tinh thần trách nhiệm cao.
* Biên chế:
Bố trí số cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ là 12 người, trong đó
điều động từ các phòng, ban chuyên môn là 07 người (số cán bộ thường xuyên làm
việc tại Bộ phận ở các lĩnh vực), bổ sung 3 biên chế sự nghiệp; điều động cán bộ Chi
cục thuế và cán bộ Kho bạc nhà nước Thị xã vào trực giao dịch tại Bộ phận TN&TKQ.

Cán bộ trực tiếp làm việc tại Bộ phận TN&TKQ được tuyển chọn từ các phòng
ban, cơ quan chuyên môn có liên quan đến thực hiện giải quyết hồ sơ thủ tục hành
chính thuộc lĩnh vực ngành; là lực lượng cán bộ trẻ, đủ năng lực chuyên môn, trình độ
ứng dụng tin học, có phẩm chất đạo đức tốt, phong cách giao tiếp mẫu mực, có tâm
huyết phục vụ nhân dân.
* Tổ chức và hoạt động:
Phân công 01 đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thị xã có trách nhiệm chỉ
đạo hoạt động của Bộ phận; bổ sung thêm chức danh 01 Phó Văn phòng
HĐND&UBND trực tiếp phụ trách Bộ phận TN&TKQ giải quyết công việc theo cơ
chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.
Cán bộ, CC-VC Bộ phận TN&TKQ chịu sự chỉ đạo, điều hành và quản lý của
Lãnh đạo Văn phòng HĐND&UBND Thị xã và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên
môn, biên chế, chế độ trực thuộc của các phòng, ban, ngành chủ quản.
Mối quan hệ hoạt động giữa bộ phận một cửa với các phòng, ban chuyên môn là
mối quan hệ phối hợp công tác trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân thông
qua các quy trình quản lý theo TCVN 9001 - 2000.
Bộ phận TN&TKQ Thị xã là tổ chức đầu mối để tiếp và hướng dẫn tổ chức, công
dân về thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; nhận,
chuyển hồ sơ đến các phòng, ban chuyên môn, cơ quan liên quan để xem xét giải
quyết theo đúng quy trình và trả kết quả cho tổ chức, công dân đúng thời gian quy
định.
- Bộ phận TN&TKQ được sử dụng một phần phí, lệ phí để lại theo quy định hiện
hành của pháp luật để chi hỗ trợ cho cán bộ trực tiếp làm việc tại Bộ phận. Uỷ ban
nhân dân Thị xã bổ sung kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Thị xã. Có cơ chế
khuyến khích, gắn trách nhiệm và quyền lợi của mỗi cán bộ, công chức làm việc tại

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

13


SVTH: Võ Hồng Nhân


đây, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với cán bộ, công chức có
thái độ yêu sách, nhũng nhiễu, cửa quyền và các hành vi vi phạm khác.
* Thời gian làm việc:
CBCC Bộ phận TN&TKQ Thị xã làm việc trong giờ hành chính, cụ thể như sau:
+ Sáng từ: 07 giờ 30 đến 11 giờ 30;
+ Chiều từ: 13 giờ 30 đến 16 giờ 00.
+ Từ 16 giờ đến 16 giờ 30: Họp tổng hợp ngày và bàn giao thủ tục đến các cơ
quan chuyên môn, CBCC thực hiện thu phí, lệ phí phải nộp số tiền thu được về Thủ
quỹ cơ quan Văn phòng HĐND&UBND Thị xã.
2.2.1.2. Quy trình thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa của UBND
Thị xã Hồng Ngự.
Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của UBND Thị xã Hồng
Ngự, “một cửa” được thực hiện theo cơ chế đại diện: các cơ quan, đơn vị có trách
nhiệm liên quan trong quá trình xây dựng quy chế phối hợp sẽ thống nhất với nhau về
việc uỷ quyền cho cơ quan chủ trì tiếp nhận tất cả các loại hồ sơ liên quan đến phần
việc của cơ quan chủ trì và phần việc của các cơ quan sẽ phối hợp và thu phí, lệ phí
của các phần việc này. Trên cơ sở các quy định về thủ tục đã thống nhất, cơ quan chủ
trì phân loại và chuyển hồ sơ đến các cơ quan cần phối hợp để các cơ quan giải quyết
theo thẩm quyền. Các cơ quan phối hợp sau khi giải quyết công việc xong chuyển kết
quả lại cho cơ quan chủ trì để trả cho đối tượng.
Sơ đồ: Mô hình tổ chức và quy trình giải quyết công việc theo cơ chế “một
cửa” tại UBND thị xã Hồng Ngự
(Nguồn : Phòng Nội vụ thị xã Hồng Ngự)
Bộ

Cơ quan
phối hợp


phận

Tổ
chức,
công
dân

(1) Nộp HS

một
cửa

(2) Chuyển

của

(4) Trả KQ

(3) Trả KQ

quan

Bộ phận chuyên
môn của cơ quan
chủ trì.

chủ trì

* Quy trình giải quyết các công việc được diễn giải như sau :

(1). Tiếp nhận hồ sơ

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

14

SVTH: Võ Hồng Nhân


Khi tiếp nhận hồ sơ của tổ chức cũng như của công dân ; CB, CC của Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm :
- Xem xét, kiểm tra kỹ các loại giấy tờ cần thiết của từng loại hồ sơ;
- Hướng dẫn việc kê khai, bổ sung (nếu thiếu);
- Tiếp nhận các hồ sơ đã được kiểm tra đúng yêu cầu, viết phiếu hẹn trả kết quả
theo quy định.
- Những hồ sơ thuộc các lĩnh vực được quy định giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” cho công dân và tổ chức thì các phòng, ban
chuyên môn không trực tiếp nhận. Hồ sơ không có kiểm tra xác nhận của Bộ phận
”một cửa” được coi là không đủ điều kiện để xem xét.
(2). Xem xét giải quyết hồ sơ của các phòng, ban chuyên môn liên quan
- Trưởng các phòng, ban chuyên môn chịu trách nhiệm giải quyết các hồ sơ thuộc
quyền hạn của phòng, ban do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến.
- Hồ sơ liên quan đến nhiều phòng, ban chuyên môn thì cần xem xét nội dung
chủ yếu liên quan đến phòng, ban chuyên môn nào để báo cáo UBND Thị xã quy định
trách nhiệm phối hợp giải quyết.
(3). Thẩm quyền ký giải quyết công việc
- Đối với những loại công việc UBND Thị xã quy định thuộc thẩm quyền ký của
Trưởng các phòng, ban thì trưởng các phòng, ban ký giải quyết sau đó chuyển lại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Đối với các loại việc UBND Thị xã quy định thuộc thẩm quyền ký của Chủ tịch

hoặc Phó Chủ tịch UBND Thị xã thì các phòng, ban chuyên môn trình Chủ tịch hoặc
Phó Chủ tịch ký thông qua Văn phòng HĐND và UBND.
(4). Trả kết quả
Sau khi nhận hồ sơ đã giải quyết của các phòng ban chuyên môn, các cán bộ thụ
lý trực tiếp mang hồ sơ đến Bộ phận Văn thư để đóng dấu; ghi sổ theo dõi; cập nhật
thông tin vào máy tính; hướng dẫn cách nộp phí, lệ phí theo quy định và trả kết quả hồ
sơ theo đúng ngày ghi trên giấy biên nhận hồ sơ.
Những hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoặc cần có thêm thời gian để
nghiên cứu thêm thì các phòng, ban chuyên môn cần thông báo bằng văn bản về lý do
cụ thể và chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo cho tổ chức hoặc
công dân được biết và viết phiếu hẹn lại.
2.2.2. Các lĩnh vực thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân thị
xã Hồng Ngự.
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả (TN&TKQ) của Uỷ ban nhân dân thị xã Hồng
Ngự được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 01/01/2010. Qua hơn 03 năm thực
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

15

SVTH: Võ Hồng Nhân


hiện, đã góp phần đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính của Thị xã; giải quyết
nhanh, gọn, thuận tiện, rõ ràng, đúng pháp luật về các thủ tục hành chính ở các lĩnh
vực:
- Lĩnh vực Đất đai;
- Đăng ký kinh doanh;
- Lĩnh vực cấp phép xây dựng;
- Tư pháp – hộ tịch;
- Lĩnh vực Lao động – Thương binh và xã hội.

2.2.2.1. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trong lĩnh vực đất đai6.
* Giao đất trồng cây hàng năm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp
- Tên Cơ quan thống kê: Văn phòng đăng ký QSDĐ thị xã Hồng Ngự
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ
phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã (mẫu số 1a/ĐĐ)
Bước 2: Sau khi giải quyết ở cấp xã, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ
và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện
(Thời gian: sáng 7h30 đến 11h30; chiều 13h30 đến 17h. Từ thứ hai đến thứ sáu. Riêng
thứ bảy chỉ làm buổi sáng.)
- Hồ sơ gồm:
+ Đơn xin giao đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân
(mẫu số 1a/ĐĐ);
- Thời hạn giải quyết ở cấp xã: 07 ngày
- Thời hạn giải quyết ở cấp huyện là 30 ngày cụ thể:
+ Văn phòng đăng ký QSD đất 7 ngày;
+ Phòng Tài nguyên & Môi trường 15 ngày;
+ Ủy ban nhân cấp huyện: 05 ngày;
+ Văn phòng đăng ký QSD đất chỉnh lý và trả kết quả: 3 ngày;
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã được cải tiến theo hướng đơn giản
hóa, thống nhất và công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện
các quyền luật định, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Theo tinh thần đó, Luật đất
6

Theo nguồn website UBND Thị xã Hồng Ngự:

/>FMXA8AYOewIDdzdy83E6B8JLK8pRNQ3t_YKMjVKcTQ2c2QgO5wkH1IKvwNDSwMPB1Dg_3dzIwMLZxM0eSxmASN8ABHA30_Tzyc1P1I_WjzHG7w1w_Mic1PTG5Ur8gN8IgMyAjEADNxA7B/dl2/d1/L0lJSklna21BL0lKakFBTXlBQkV
SQ0pBISEvWUZOQTFOSTUwLTVGd0EhIS83X1VURkZMVUQ0MDBVNUQwSVBTQ1ZSRjdHSkY3LzRKcXAzODE
2NDAwMDI!/?PC_7_UTFFLUD400U5D0IPSCVRF7GJF7_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/connect/TXHN/sitetxhn/stadich

vucongtructuyen/stadvctt_linhvuc_datdai/stadvctt_linhvuc_datdai_5.1/5.1.+giao+dat+trong+cay+hang+nam+cho+ho+gia+di
nh

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

16

SVTH: Võ Hồng Nhân


đai đã được Chính phủ trình Quốc hội ban hành năm 2003. Ngày 29 tháng 10 năm
2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy định về việc thi hành
Luật nói trên. Việc cải cách thủ tục hành chính trong pháp luật về đất đai thể hiện
trong các nội dung: lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giải quyết tranh chấp về đất đai.
Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất: Thẩm quyền giao
đất, cho thuê đất đã được phân cấp hoàn toàn cho địa phương. Thủ tục thu hồi đất
được cải tiến theo hướng giảm sự can thiệp bằng biện pháp hành chính. Tổ chức phát
triển quỹ đất được thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất được công bố. Thủ tục giao đất, cho thuê đất đã được thực hiện theo
cơ chế "một cửa", hồ sơ được đơn giản hóa, thời gian được rút ngắn nhờ cải tiến các
bước trích lục, trích đo địa chính khu vực đất xin giao, xin thuê.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có những cải tiến đáng kể như
sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo một mẫu thống nhất do Bộ Tài
Nguyên và Môi trường phát hành. Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện
bởi các cơ quan được thành lập mới là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở
Tài Nguyên và Môi trường theo cơ chế "một cửa". Theo thủ tục mới, bản vẽ trích lục
hay trích đo địa chính thửa đất do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong quá
trình thẩm tra hồ sơ và biên bản xác định ranh giới sử dụng đất do cơ quan chuyên

môn về đo đạc lập trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính thay vì việc người sử dụng
đất phải nộp bản vẽ trích lục hay trích đo địa chính thửa đất và biên bản xác định ranh
giới với hộ liền kề khi nộp hồ sơ như trước đây. Trách nhiệm của UBND cấp xã được
tăng cường trong việc xét duyệt để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định mới, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chịu trách nhiệm về
điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đủ điều kiện, UBND
cấp có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bỏ qua thủ tục ký quyết
định về cấp giấy chứng nhận như trước đây.
Tuy nhiên, mặc dù mới được ban hành, song việc sửa đổi Nghị định 181 đã
được đặt ra. Điều này, một mặt thể hiện sự linh hoạt, kịp thời, cầu thị trong quản lý
nhà nước nói chung và cải tiến thủ tục hành chính nói riêng, nhưng cũng là biểu hiện
của sự thiếu toàn diện khi hoạch định chính sách và xây dựng thể chế.
2.2.2.2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trong quản lý xây dựng
nhà ở.
* Cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở
+ Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

17

SVTH: Võ Hồng Nhân


- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND
cấp huyện.
- Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận phải ghi phiếu nhận, có chữ ký của
người giao người nhận và thời hạn giải quyết, vào sổ theo dõi và lập phiếu chuyển cho
Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Công thương (gọi tắt là Phòng nghiệp vụ) thụ lý.
- Trường hợp cần làm rõ thông tin về vị trí khu đất xin phép xây dựng, Cán bộ

Tiếp nhận và trả kết quả chuyển toàn bộ hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất thiết lập trích lục bản đồ địa chính (nội dung thể hiện hình dáng toàn bộ khu đất, số
thửa và các thửa giáp ranh có liên quan, kích thước tứ cận khu đất và kích thước lộ
giới hiện hữu); Cán bộ Tiếp nhận nhận lại hồ sơ và chuyển cho phòng nghiệp vụ thực
hiện theo quy định. Thời hạn thực hiện tối đa không quá 02 ngày làm việc.
- GPXD được lập thành 02 bản chính (mẫu A màu vàng), một bản giao cho
người xin phép xây dựng, một bản được lưu trữ tại phòng nghiệp vụ.
Bước 2. Thực hiện hồ sơ:
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của phòng nghiệp vụ nhận hồ sơ từ Cán bộ tiếp
nhận và trả kết quả giao Cán bộ phụ trách thụ lý.
- Cán bộ phụ trách đi khảo sát thực tế, kiểm tra, đối chiếu với quy hoạch.
Lập tờ trình cấp phép xây dựng trình UBND cấp huyện phê duyệt. Sau khi ký
giấy phép xây dựng Văn phòng UBND chuyển hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận của
phòng nghiệp vụ để lưu trữ và chuyển giấy phép còn lại tới bộ phận Tiếp nhận và
trả kết quả.
Bước 3. Cá nhân, tổ chức nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả.
+ Hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng cải tạo/sửa chữa: theo phụ lục
số16.
- Ảnh chụp khổ (10 x 15) cm mặt chính công trình có không gian liền kề
trước khi cải tạo, sửa chữa mở rộng.
- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật về đất đai có công chứng hoặc xác nhận của UBND cấp xã.
- Trường hợp tổ chức, công dân xin phép cải tạo, sửa chữa mà có mở rộng diện
tích và đang sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai ngày
14/7/1993 phải kèm theo trích lục bản đồ địa chính (ghi rõ kích thước tứ cận khu đất
và số thửa giáp ranh) tỷ lệ 1/500 hoặc 1/1000 có xác nhận của Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất.


GVHD: ThS. Võ Duy Nam

18

SVTH: Võ Hồng Nhân


- Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật về đất đai, tổ chức, công dân xin phép xây dựng làm đơn đề nghị UBND cấp xã
xác nhận phù hợp với loại đất xây dựng, đã sử dụng ổn định từ trước đến thời điểm
xây dựng và không có tranh chấp.
- Đối với trường hợp xây dựng có chung vách, móng, cột, đà, dầm và các cấu
kiện chi tiết khác: có giấy thoả thuận của các bên liên quan được UBND cấp xã xác
nhận.
* Thành phần bản vẽ thiết kế xây dựng (TKXD)
- Họa đồ vị trí xây dựng (tỷ lệ 1/500 – 1/200): thể hiện rõ tứ cận, kích thước lộ
giới, khoảng cách với công trình lân cận tiêu biểu, thể hiện hướng Bắc trên họa đồ;
kích thước mặt bằng công trình trên lô đất.
- Mặt bằng các tầng, mặt cắt, mặt đứng quay ra các trục đường và mặt bằng
móng (tỷ lệ tối thiểu 1/100).
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối: thoát nước, cấp nước và cấp điện
(trong trường hợp cải tạo sửa chửa công trình chưa có hệ thống đấu nối); đối với các
công trình xây dựng trong khu vực chưa có hệ thống cấp điện, cấp nước thì được miễn
bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp điện, cấp nước.
- Bản vẽ thiết kế xây dựng : 02 bộ bản vẽ thể hiện phần cải tạo + 01 bộ bản vẽ
hiện trạng thể hiện trên khổ giấy tối thiểu A3 (297mm x 420mm) phỏng theo bản vẽ
điển hình (mẫu H-1 đối với nhà có diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2; mẫu H-2
đối với nhà có diện tích sàn xây dựng từ 250m2 trở xuống) do Sở Xây dựng ban hành.
* Các quy định về TKXD công trình:

- Công trình ở đô thị có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2 hoặc có chiều
cao từ 03 tầng trở lên hoặc có vị trí xây dựng trong khu di sản văn hoá, di tích lịch sử
văn hoá thì bản vẽ TKXD phải do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động
thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện (lớn hơn
250m2 hoặc số tầng cao trên 03 tầng).
- Công trình ở đô thị có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250m2 trở xuống và có
chiều cao dưới 03 tầng thì bản vẽ TKXD do cá nhân, hộ gia đình được tự thiết kế
nhưng phải phù hợp quy hoạch xây dựng được duyệt và tự chịu trách nhiệm trước
pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn
công trình lân cận.
- Cách tính m2 sàn nhà và số tầng xây dựng:
+ Tổng diện tích sàn xây dựng gồm: diện tích sàn xây dựng tầng hầm, tầng trệt
và các tầng lầu (kể cả các tầng lửng) của một căn nhà độc lập, nhà song lập hoặc của
nhiều căn nhà theo dãy phố liên kế có chung kết cấu chịu lực và xây dựng cùng thời
điểm.
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

19

SVTH: Võ Hồng Nhân


+ Số tầng được tính gồm: tầng hầm, tầng trệt, tầng lửng và các tầng lầu (không tính
sân thượng và mái bê tông cốt thép).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
+ Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng đã được tập trung rà soát với mục
đích loại bỏ các thủ tục phiền hà, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và
công dân.
Cải tiến thủ tục hành chính về xây dựng đã được thể hiện trong Luật Xây dựng

năm 2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật này (Nghị định số 209/2004/NĐCP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 08/2005/NĐ-CP về quy
hoạch xây dựng, Nghị định số 16/2004/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình, Nghị định số 71/2004/NĐ-CP về quản lý xây dựng công trình đặc thù…).
Điểm nổi bật của công tác cải cách thủ tục hành chính về xây dựng là cải tiến thủ
tục cấp giấy phép xây dựng. Theo quy định của Thông tư 09/2005/TT-BXD hướng
dẫn một số nội dung về cấp phép xây dựng thì người xin cấp phép xây dựng chỉ phải
nộp hồ sơ tại cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
- Việc cấp GPXD đã được phân cấp cho chính quyền cấp huyện, cấp xã thực
hiện, cùng với đó là việc đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ xin cấp GPXD. Theo đó,
người xin cấp GPXD chỉ phải nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng; các thủ tục
không cần thiết được bãi bỏ; thời gian cấp phép đã được giảm (từ 30 ngày xuống còn
20 ngày đối với công trình, 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ). Việc cấp GPXD nhà ở
nông thôn đã được quy định trong Luật Xây dựng.
- Ngoài ra, nhiều quy định mới đã được ban hành nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân,
tổ chức như trong việc xin cấp GCN và đăng ký biến động về đất như: bổ sung các thủ
tục đăng ký biến động đối với tài sản mà trước đây chưa quy định; giảm thời gian xem
xét cấp GCN lần đầu... Đồng thời, quy định trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ
trong việc kiểm tra hồ sơ trước khi tiếp nhận để tránh phiền hà cho người dân và doanh
nghiệp.
- Tuy nhiên, thủ tục hành chính về xây dựng - vấn đề liên quan trực tiếp tới người
dân, doanh nghiệp vẫn phải được tiếp tục nghiên cứu. Quá trình thực hiện Nghị định
số 16/2004/NĐ-CP đã bộc lộ những bất cập, đòi hỏi có sự điều chỉnh cần thiết.
2.2.2.3. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trong lĩnh vực Lao
động – Thương binh và xã hội.
* Chế độ mai táng phí cho cựu chiến binh
+ Trình tự thực hiện:
Bước 1: Thân nhân của người chết viết bản khai theo mẫu quy định và
chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.
GVHD: ThS. Võ Duy Nam


20

SVTH: Võ Hồng Nhân


Bước 2: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện tiếp nhận
hồ sơ từ Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì lập danh sách vào sổ tiếp nhận, đưa cán bộ
cấp xã ký ngày giao hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng
dẫn làm lại kịp thời.
Bước 3: Phòng Lao động – TB & XH thẩm định hồ sơ, chủ trì phối hợp
cùng với Hội Cựu chiến binh cấp huyện tổng hợp, lập danh sách đề nghị hưởng chế độ
mai táng phí. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký văn bản đề nghị gởi Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội.
Bước 4: Sau khi có Quyết định hưởng trợ cấp mai táng phí của Sở Lao
động – TB&XH, Phòng Lao động – TB & XH thông báo cho cấp xã và thân nhân
người chết lĩnh tiền mai táng phí.
+ Hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí của thân nhân Cựu chiến
binh từ trần (mẫu 1b) có xác nhận của Hội cựu chiến binh cấp xã, Ủy ban nhân dân
cấp xã (nếu Cựu chiến binh cư trú ở xã, phường, thị trấn). Trường hợp Cựu Chiến binh
không còn thân nhân, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng làm bản
khai.
- Giấy khai tử do UBND cấp xã, phường cấp.
- Đề nghị của UBND xã, phường nơi đối tượng đang cư trú (mẫu 2b).
- Danh sách Cựu chiến binh từ trần đề nghị hưởng chế độ mai táng phí
(mẫu 4b).

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
+ Thời hạn giải quyết: Hồ sơ chuyển về tỉnh sau 30 ngày kể từ ngày nhận
hồ sơ.
* Chế độ hưởng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng
+ Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ đúng theo qui định.
Bước 2: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện tiếp nhận
hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng theo qui định thì lập danh sách vào sổ tiếp nhận,
đưa cán bộ cấp xã ký ngày giao hồ sơ.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

21

SVTH: Võ Hồng Nhân


×