Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo tổng hợp tại Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.2 KB, 37 trang )

Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, ngành chế tạo thiết bị điện đã và đang trở thành một
ngành sản xuất quan trọng, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân. Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển ngành sản xuất
thiết bị hơn bao giờ hết đang chiếm một vị trí quan trọng trong việc tạo dựng và
phát triển cở hạ tầng xã hội.
Để đạt được những điều đó thì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp nối
chung và đối với Công ty CP chế tạo điện cơ Hà Nội nói riêng là làm sao tối đa
hoá lợi nhuận với mức chi phí thấp nhất nghĩa là làm sao hạ được giá thành sản
phẩm một cách thấp nhất. Muốn vậy, kế toán với tư cách là một công cụ quản lý
phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn nữa và đòi hỏi doanh nghiệp phải
quan tâm hơn nữa đến tất cả các khâu từ bỏ vốn ra đầu tư cho đến khi thu hồi vốn,
không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm thu được lợi
nhuận cao nhất.
Để vận dụng những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường thời gian qua
em đã chọn Công ty CP chế tạo điện cơ Hà Nội để thực tập và viết chuyên đề báo
cáo về Công ty.
Trong quá trình thực tập, em đã được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô
giáo bộ môn kế toán, trực tiếp là cô giáo ThS Nguyễn Thị Mỹ cùng các anh, chị
phòng kế toán tại Công ty CP chế tạo điện cơ Hà Nội. Tuy nhiên, phạm vi đề tài
rộng, thời gian thực tế chưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo và các anh, chị ở phòng
kế toán Công ty để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 1
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Kí hiệu Tên sơ đồ


Sơ đồ 1.1 Kết cấu sản xuất của công ty
Sơ đồ 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất điện
Sơ đồ 1.3 Bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 2.1 Bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ 2.2
Trình tự ghi sổ kế toán hình thức kế toán nhật
ký –chứng từ
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ tiền lương, tiền mặt
Sơ đồ 2.4 Trình tự hạch toán hàng tồn kho
Sơ đồ 2.5 Trình tự hạch toán sổ ngân hàng, TSCĐ
Sơ đồ 2.6 Trình tự kế toán tổng hợp và giá thành
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 2
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP CHÊ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
❖ Công ty có tên giao dịch là : Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội
❖ Tên giao dịch quốc tế: Ha Noi Electromechaincal manufacturing Joint
stock Company (Viết tắt: HEM)
❖ Trụ sở giao dịch: Km 12, quốc lộ 32, Phú Diễn – Từ Liêm – HN
❖ Điện thoại : 04. 38771187 – 04. 37655510
❖ Fax : 04.37655508 – 04.37655509
❖ Email:
❖ Website : www.hem.vn
Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM) là doanh nghiệp 81,48% cổ
phần nhà nước; cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 1,93%;
cổ đông ưu đãi cho tổ chức công đoàn là 3% và 13,95% cổ phần của các cổ đông
ngoài công ty. Công ty được thành lập vào ngày 15/01/1961 với tên gọi ban đầu là
Nhà máy chế tạo điện cơ. Hiện nay công ty đang hoạt động với giấy phép đăng ký
kinh doanh số 0103038868 cấp ngày 03/07/2009 do Sở kế hoạch và đầu tư thành

phố Hà Nội cấp với số vồn điều lệ 320.000.000.000 đồng (ba trăm hai mươi tỷ
đồng. Mệnh giá mỗi cổ phần là: 10.000 đồng; số cổ phần đã đăng ký mua:
32.000.000 cổ phần, số vốn pháp định 6.000.000.000 đồng (sáu tỷ đồng Việt
Nam).
Công ty có hai cơ sở sản xuất: Tại Hà Nội, Km 12, quốc lộ 32, Phú Diễn – Từ
Liêm – Hà Nội, với diện tích mặt bằng 40.900 m
2
. Công ty có cửa hàng giới thiệu
sản phẩm tại địa chỉ: số 41 Hai Bà Trưng – Hà Nội. Tại Tp.HCM: Nhà máy chế
tạo động cơ điện, địa chỉ tại lô J12 – Đường 10 – KCN Lê Minh Xuân – Q. Bình
Chánh – Tp.HCM.
Ngoài ra Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội còn có cổ phần trong công
ty cổ phần cơ điện Hà Nội (HAMEC) – chuyên sản xuất hàng gang (HAMEC là
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 3
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
một bộ phận của CTAMAD được tách ra để cổ phần hóa). Bên cạnh đó,
GTAMAD còn góp vốn liên doanh với tập đoàn SAS Trading của Thái Lan trong
công ty SAD – CTAMAD, chuyên kinh doanh nhà và văn phòng cho thuê và
khách sạn MELIA Hà Nội.
Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty;
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH của miền Bắc,
làm hậu phương vững chắc cho cách mạng giải phóng dân tộc ở miền nam, ngày
15/01/1961, Bộ công nghiệp nặng đã triệu tập hội nghị hiệp thương giữa ba cơ sở:
Phân xưởng cơ điện 1: Thuộc trường kỹ thuật 1
Phân xưởng đồ điện: Thuộc tập đoàn sản xuất thống nhất
Phân xương cơ khí: Công ty hợp danh tự lực
Sự hiệp thương này hình thành nên Nhà máy chế tạo điện cơ, nay là Công ty
cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội thuộc Tổng công ty thiết bị điện – Bộ công
nghiệp. Đây là nhà máy đầu tiên của nghành công nghiệp Việt Nam đặt tại 22 Ngô

Quyền. Trong những năm 60, nhà máy đạt sản lượng lớn nhất 4000 động cơ/năm.
* Từ ngày thành lập đến năm 1970
Từ 1970 nhà máy được Bộ chủ quản giao cho tiếp nhận và quản lý toàn bộ cơ
sở hạ tầng của trường kỹ thuật 1 tại 44 Lý Thường Kiệt. Sau quá trình cải tạo mặt
bằng đến năm 1965 cơ sở đó trở thành cơ sở sản xuất chính của nhà máy. Sản
phẩm của nhà máy giai đoạn này có thêm máy phát điện và một số thiết bị khác
chuyên dụng cho giai đoạn khai thác than như quạt gió mỏ Năm 1967, phân
xưởng khí cụ điện chuyên sản xuất các mặt hàng khí cụ điện áp như: cầu dao, cầu
chì, atomat được tách riêng trở thành nhà máy độc lập mang tên Nhà máy chế tạo
khí cụ 1 có trụ sở tại Sơn Tây.
Năm 1968, nhà máy tiếp nhận và quản lý cơ sở đúc gang của nhà máy công
cụ số 1 tại Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội và cải tạo thành phân xưởng Đúc gang
và gia công cơ khí các chi tiết gang của nhà máy cho đến nay.
* Giai đoạn năm 80 và đầu thập niên 90
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 4
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
Nhu cầu về sản phẩm thiết bị điện trong các nghành kinh tế quốc dân đã đặt
cho nhà máy nhiệm vụ mở rộng mặt bằng nhà xưởng sản xuất. Giai đoạn này nhà
máy đã có thêm các sản phẩm mới như:
- Quạt trần sải cánh Φ1400 và Φ1200.
- Quạt bàn Φ400 , quạt bàn Φ32.
- Chấn lưu đèn ống.
Công suất lớn nhất của sản phẩm động cơ điện, máy phát điện do nhà máy
sản xuất đã đạt đến 200 Kw.
Đặc biệt trong giai đoạn này nhà máy đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà
làm việc ba tầng tại 44 Thường kiệt và chuyển toàn bộ bộ phận quản lý tại 22 Ngô
Quyền cho tổng công ty dầu khí để lấy tiền vốn bổ xung tăng năng lực sản xuất.
* Giai đoạn đổi mới phát triển
Trong những năm 90 nhà máy trước nhiều thách thức và cơ hội lớn:

Một là, nhu cầu của thị trường về sản phẩm động cơ tăng trưởng đột ngột,
đặc biệt là nhu cầu về động cơ công suất lớn, điện áp cao dùng trong các nhà máy
xi măng, thép, phân bón Trước đây đều phải nhập khẩu. Thách thức này đòi hỏi
nhà máy phải đầu tư về nhà xưởng thiết bị chuyên dụng, công nghệ tiên tiến để có
sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác, nhà
nước có chủ trương mở cửa hội nhập nên sự cạnh tranh rất lớn đến ngay từ các
công ty trong nước và doanh nghiệp có nguy cơ mất ngay thị trường việt Nam bởi
các công ty nước ngoài.
Giai đoạn 1994 – 1998, nhà máy đã hoàn tất việc liên doanh với công ty SAS
– Trading của Thái Lan xây dựng tổ hợp khách sạn và văn phòng cho thuê tại 44B
Lý Thường Kiệt mang tên Melia đồng thời di chuyển đến nhà máy mới tại cầu
Diễn – Từ Liêm – Hà Nội với tổng diện tích 40.900 m
2
(gấp 4 lần nhà máy cũ).
Ngày 31/12/1998 nhà máy chính thức đi vào sản xuất ổn định. Mặc dù trong 4
năm vừa di chuyển, vừa sản xuất song nhà máy vẫn đạt những bước phát triển to
lớn: Doanh thu tăng gấp 2 lần so với thời gian chưa di chuyển, tốc độ tăng trưởng
đạt 16% năm. Ngoài sản phẩm truyền thống là các loại động cơ điện có công suất
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 5
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
0,12 Kw – 2500Kw, nhà máy còn bảo hành và sửa chữa thành công động cơ điện
và máy điện công suất 6500 Kw.
Tháng 12/2000, công ty được cấp chứng chỉ hệ thống chất lượng ISO 9001
của tổ chức SGS – Thụy Sỹ .
Tháng 7/2000, công ty đã xây dựng thêm một cơ sở sản xuất tại khu công
nghiệp Lê Minh Xuân – Tp.HCM. Cơ sở sản xuất hoạt động rất hiệu quả và nhanh
chóng chiếm lĩnh được thị trường động cơ điện các tỉnh phía Nam Tháng 11/2004,
nhà máy đổi tên thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên chế tạo điện cơ
Hà Nội.

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Chức năng: thiết kế, chế tạo, sửa chữa, lắp rắp và kinh doanh các loại động
cơ điện, máy phát điện, máy biến áp, hệ thống tủ điện, thiết bị điện cao áp và hạ áp
dùng trong công nghiệp, nông nghiệp và dân dụng. Ngoài ra còn có các chức
năng: Thiết kế, thi công, lắp đặt các loại máy bơm, các loại máy phát điện, thiết kế
thi công các trạm bơm.
- Nhiệm vụ: Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản do hội đồng quản
trị tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện giao để thực hiện nhiệm vụ phát triển sản
xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu đề ra và các điều kiện an toàn kỹ
thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm,
thực hiện tốt nghĩa vụ khác đối với nhà nước. Đồng thời có trách nhiệm về chính
sách lao động tiền lương cho cán bộ công nhân viên.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh chính của công ty
- Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội là một công ty thuộc tổng công ty
thiết bị điện – Bộ công nghiệp nên nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, cung cấp các loại
động cơ điện, máy phát điện ra thị trường toàn quốc và xuất khẩu. Quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty có đặc điểm sau:
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 6
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
- Kế hoạch hóa: Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế nghành, công ty
chủ động xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm để tổng công ty phê
duyệt.
- Khoa học kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm: sản phẩm động cơ
điện và máy phát điện gồm rất nhiều chi tiết mà mỗi chi tiết đều phải trải qua
nhiều công đoạn sản xuất. Khi cung cấp sản phẩm, công ty hoàn toàn chịu trách
nhiệm về chất lượng của chúng, thực hiện chế độ bảo quản nghiêm ngặt theo đúng
hợp đồng đã ký kết. Qua nghiên cứu thị trường cho thấy, sản lượng tiêu thụ sản
phẩm của công ty mang tính chất thời vụ, chủ yếu tập trung vào các tháng 3, 4, 5,

và 9. Hơn nữa công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng từ trước ở khắp nơi với
chủng loại đa dạng Vì vậy, quá trình sản xuất động cơ điện, máy phát điện là
quá trình vô cùng phức tạp. Ngoài ra công ty còn cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo
hành các loại động cơ điện.
- Vật tư, thiết bị của công ty: Tài sản của công ty bao gồm cả tài sản lưu
động và tài sản cố định. Toàn bộ tài sản đó được hạch toán đầy đủ, chính xác theo
quy định của nhà nước. Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm chính cùng
tập thể người lao động sử dụng hợp lý và bảo vệ tài sản nhà nước giao.
- Tài chính, tín dụng, giá cả: vốn của công ty bao gồm vốn lưu động và vốn
cố định, trong đó có cả vốn ngân sách do nhà nước cấp. Công ty có quyền vay vốn
của các tổ chức, cá nhân để tăng vốn kinh doanh và mở tài khoản tại ngân hàng để
tiện giao dịch và cho vay khi vốn nhàn rỗi. Mặt khác phải thực hiện nghĩa vụ đối
với nhà nước.
1.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất, kết cấu sản xuất kinh doanh, quy trình công
nghệ
* Hình thức tổ chức sản xuất của công ty là hình thức chuyên môn hóa công
nghệ: các bộ phận sản xuất phụ trợ bao gồm: Trung tâm thiết bị và khuôn mẫu,
trung tâm dịch vụ.
* Kết cấu sản xuất của công ty:
Sơ đồ 1.1. Kết cấu sản xuất của công ty
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 7
KHO NLV
Phân xưởng
lắp ráp
Phân xưởng
cơ khí
Phân xưởng
đúc dập
Trung tâm
thiết bị và

khuôn mẫu
Trung tâm
dịch vụ
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
* Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty
Để đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra, công ty tổ chức sản xuất theo phân xưởng,
mỗi phân xưởng đảm nhận một công đoạn trong quá trình công nghệ. Nội dung cơ
bản của quá trình công nghệ: Từ nguyên liệu chính như là tôn silic, dây điện tử,
gang, thép, nhôm Thông qua các bước như đúc, dập gia công cơ khí, lồng dây
vào stato, tẩm sấy cách điện Sau đó sơn cách điện, trang trí bề mặt sản phẩm.
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 8
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
Sơ đồ 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất điện
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 9
Ép stato
vào
Thép 45 Nhôm Tôm Silic dày 0,5 Dây điện tử Vỏ động cơ
gang
Cua
phôi
Dập hoa
Roto
G/c
tao
Tiện
thô
Tiện
tinh

Phay băng
Dập phôi
(Dập vành)
Dập hoa
Stato
Xếp ép
đóng
Xếp ép
stato
Đúc
Roto
Sửa
nguôi
Lồng
dâu
Đấu dây
stato
Tẩm sấu
Tiện tinh
Ép trục vào
Roto
Tiện
Roto
Mài tinh
Thử cao
Cân
Quấn
bôi dây
Thân
thép

Thân
gang
Cân
bằng
Mua
phôi
Kiểm
tra phôi
G/c
Sơn
chống rỉ
Ép stato
vào thân
Lắp KKC
cao án
Lắp ráp
hoàn thiện
Kiểm tra
lần cuối
Bao góiNhập
kho
Phay
rãnh
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Do sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển
theo xu hướng chung, công ty đã chủ động cải tiến chấn chỉnh bộ máy quản lý
kinh tế gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao. Công ty tổ chức quản lý theo một cấp, ban
giám đốc công ty chỉ đạo sản xuất theo phương pháp trực tiếp, đứng đầu công ty là

hội đồng quản trị là người có quyền hành cao nhất và chịu trách nhiệm với cơ
quan chức năng, các khách hàng và cán bộ công nhân viên trong công ty. Bộ máy
tổ chức sản xuất của công ty được khai quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3. Bộ máy quản lý của công ty
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 10
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phó giám đốc
sản xuất
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tài
chính
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
tổ chức
Phòng
quản lý
kỹ
thuật
Phòng
kỹ
thuật
Xưởng

lắp ráp
Xưởng
biến
thế
Xưởng
cơ khí
Xưởng
đúc
đập
TTKM
và TB
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
Với sơ đồ trên, mỗi phòng ban, phân xưởng có chức năng, nhiệm vụ cụ thể,
phục vụ tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và mối quan hệ mật thiết với
nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh liên tục, hiệu quả.
- Hội đồng quản trị: Thông qua các chiến lược và các chỉ tiêu chủ yếu của
công ty, lãnh đạo chung toàn doanh nghiệp, quyết định các vấn đề lớn.
- Giám đốc: Điều hành hoạt động của công ty, chỉ đạo các đơn vị trong công
ty và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình
hình sử dụng tài sản do nhà nước cấp trước hội đồng quản trị.
- Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch, Điều
hành sản xuất công ty, chỉ đạo phòng quản lý chất lượng, phòng tổ chức và các
phân xưởng sản xuất.
- Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của công ty, trực
tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật và giao dịch với khách hàng về tư vấn kỹ thuật.
* Các phòng ban:
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch hạch toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty, cung cấp các thông tin cần thiết cho ban
giám đốc để thực hiện kế hoạch sản xuất, theo dõi đầy đủ tình hình thực hiện

nghĩa vụ với nhà nước, quản lý vốn, tiền mặt, giá trị tài sản. Tham mưu cho giám
đốc các vấn đề tài chính doanh nghiệp.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ đảm bảo việc mua sắm, bảo quản, cung
cấp vật tư đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu sản xuất, kiểm tra chất lượng hàng hóa khi
mua về, phụ trách khâu tiêu thụ sản phẩm, ký hợp đồng kinh doanh với các đối
tác.
- Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, theo dõi tình
hình cung ứng vật tư, sản xuất toàn doanh nghiệp.
- Phòng kỹ thuật: phụ trách thiết kế sản phẩm, thiết kế công nghệ, cải tiến
sản phẩm và nghiên cứu các đề tài khoa học. Lên định mức nguyên liệu cho từng
loại động cơ sản xuất cho phòng kinh doanh chuẩn bị vật tư.
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 11
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
- Phòng quản lý chất lượng sản phẩm: Phụ trách việc kiểm tra chất lượng
sản phẩm, theo dõi thực hiện hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001, chịu trách nhiệm đăng
ký chất lượng sản phẩm với nhà nước.
- Phòng tổ chức: Quản lý cán bộ, tuyển dụng, đào tạo nhân lực, lập kế hoạch
tiền lương, phân phối tiền lương, tiền thưởng giải quyết công tác về hành chính:
văn thư, đánh máy, quản lý nhà ăn.
* Khối phân xưởng: công ty gồm 5 phân xưởng chính:
- Xưởng cơ khí: gia công cơ khí các sản phẩm như Roto trục, Stato thân và
các chi tiết khác .
- Xưởng đúc dập: Dập lá tôn Silic Stato và Roto Hàn ép cánh gió nắp gió.
- Xưởng lắp ráp: Quấn, lồng, đấu dây, lắp tổng thể, sơn, bao gói thành
phẩm.
- Trung tâm khuôn mẫu và thiết bị: quản lý, sửa chữa đột xuất, trùng đại tu
máy móc, thiết bị, nhà xưởng, chế tạo khuôn mẫu, dao cụ, đồ giá .
- Mỗi phòng ban gồm trưởng phòng, phó phòng và nhân viên. Đứng đầu các
phân xưởng là quản đốc, tổ trưởng, và văn phòng chỉ đạo sản xuất.

Bộ máy quản lý được sắp xếp một cách hợp lý không chồng chéo, nhờ vậy
năng suất lao động hiệu quả làm việc được nâng lên đáng kể.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
1.4.1. Bảng so sánh một số chỉ tiêu dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1.Doanh thu bán hàng, dịch vụ 121.497.328 408.117.677 482.829.913
2.Doanh thu thuần về bán hàng,
dịch vụ
121.497.328 408.117.677 482.829.913
3.Giá vốn hàng bán 97.757.352 316.900.312 371.056.805
4.Lợi nhuận gộp về bán hàng,
dịch vụ
23.739.976 91.217.365 111.773.108
5.Doanh thu hoạt động tài
chính
10.179.281 5.275.358 6.774.298
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 12
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
6.Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
1.557.354
1.161.944
6.183.244
5.164.511
8.044.542
7.500.495
7.Chi phí bán hàng 8.378.438 27.232.405 31.879.420
8.Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.491.183 31.512.133 38.936.952

9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động
KD
16.449.282 31.561.941 39.686.492
10.Thu nhập khác 275.675 1.940.854 798.364
11.Chi phí khác 139.114 118.544 117.713
12.Lợi nhuận khác 136.561 1.882.310 680.651
13.Tổng lợi nhuận trước thuế 16.628.843 33.387.251 40.367.143
14.Chi phí thuế Thu nhập hiện
hành
1.572.492 4.292.128 5.228.528
15.Chi phí thuế Thu nhập hoãn
lại
16.Lợi nhuận sau thuế TNDN 15.056.351 29.095.123 35.138.615
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 1.1 : Bảng so sánh một số chỉ tiêu của công ty dựa trên BCKQKD
So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm liên tục 2009,
2010, 2011:
- Chỉ tiêu doanh thu:
Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 35.91% tương ứng với
286.620.349 triệu đồng. Doanh thu của năm 2011 so với năm 2010 tăng 18.31%
tương ứng với 74.712.236 triệu đồng. Doanh thu của năm 2011 so với năm 2009
tăng 97.40% tương ứng với 361.332.585 triệu đồng.
Ta thấy doanh thu của công ty trong 3 năm liên tục tăng với trị số cao cho
thấy được khả năng phát triển lớn của công ty.
- Lợi nhuận sau thuế của công ty:
Lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng so với năm 2009 là 93.56% tương ứng
với 16.758.48 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng so với năm 2010 là
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 13
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ

2.0.77% tương ứng với 6.979.892 triệu đồng. Năm 2011 so với năm 2009 tăng
133.38% tương ứng với 23.738.300 triệu đồng.
Như vậy, trong vòng 2 năm lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 tăng
gần gấp 2.33 lần so với năm 2009, điều đó cho thấy tỷ lệ tăng trưởng của công ty
trong 3 năm gần đây là khá lớn.Sự tăng trưởng và phát triển của công ty đồng
nghĩa với việc tăng thêm nhân công và mở rộng mạng lưới hoạt động của công ty
ra rộng khắp trong và ngoài nước.
1.4.2. Bảng so sánh một số chỉ tiêu dựa trên bảng cân đối kế toán của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
TÀI SẢN
A.Tài sản ngắn hạn
1.Tiền và các khoản tương đương tiền
2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3.Các khoản phải thu ngắn hạn
4.Hàng tồn kho
5.Tài sản ngắn hạn khác
B.Tài sản dài hạn
1.Các khoản phải thu dài hạn
2.Tài sản cố định
3.Bất động sản đầu tư
4.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
5.Tài sản dài hạn khác
6. Lợi thế thương mại
133.964.607
3.903.608
500.000
92.928.777
34.690.143
1.942.079

309.275.257
-
55.198.169
-
249.330.697
4.746.391
217.840.812
36.099.042
3.400.000
90.053.777
86.873.066
1.414.927
399.160.768
-
106.004.234
-
284.049.985
8.702.046
404.503
260.012.389
52.304.742
23.880.000
91.477.606
87.114.272
5.235.769
447.897.493
-
103.644.132
-
335.842.973

8.056.553
353.835
TỔNG TÀI SẢN 443.239.864 617.001.580 707.909.882
NGUỒN VỐN
A.Nợ phải trả
1.Nợ ngắn hạn
2.Nợ dài hạn
105.566.045
105.566.045
-
160.686.531
149.433.164
11.253.367
194.084.189
184.740.824
9.343.365
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 14
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
B.Vốn chủ sở hữu
1.Vốn chủ sở hữu
2.Nguồn kinh phí và quỹ khác
C.Lợi ích của cổ đông thiểu số
337.673.819
335.052.890
2.620.929
-
422.516.635
421.627.461
89.174

33.798.415
473.750.636
472.979.090
771.546
40.075.057
TỔNG NGUỒN VỐN 443.239.864 617.001.580 707.909.882
Nguồn: Bảng cân đối kế toán
Bảng 1.2: Bảng so sánh một số chỉ tiêu dựa vào bảng cân đối kế toán Công ty
- Về tài sản:
Năm 2010 so với năm 2009: tổng tài sản tăng với tỷ lệ 39.2% tương ứng với
173.761.716 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn tăng với tỷ lệ 62.6% tương ứng
với 83.876.205 triệu đồng ; tài sản dài hạn tăng với tỷ lệ 29.06% tương ứng
89.885.511 triệu đồng.
Năm 2011 so với năm 2010: tổng tài sản tăng với tỷ lệ 14.73% tương ứng
với 90.908.302 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn tăng với tỷ lệ 12.21% tương
ứng với 42.171.577 triệu đồng ; tài sản dài hạn tăng với tỷ lệ 29.06% tương ứng
48.736.725 triệu đồng.
Tổng tài sản tăng mạnh qua các năm cho thấy công ty đã có những đầu tư
mạnh về tài sản cố định và 1 số khoản đầu tư tài chính lâu dài khác.
- Về nguồn vốn:
Số liệu trên bảng cho thấy tổng nguồn vốn của công ty năm 2010 tăng với
tỷ lệ 39.2% tương ứng với 173.761.716 triệu đồng so với năm 2009%, trong đó nợ
phải trả tăng với tỷ lệ 52.21% tương ứng 55.120.486 triệu đồng và vốn chủ sở hữu
tăng với tỷ lệ tăng 25.12% tương ứng với 84.842.816 triệu đồng.
Năm 2011 so với năm 2010 tổng nguồn vốn tăng với tỷ lệ 14.73% tương
ứng với 90.908.302 triệu đồng, trong đó nợ phải trả tăng với tỷ lệ 20.78% tương
ứng 33.397.658 triệu đồng và vốn chủ sở hữu tăng với tỷ lệ tăng 12.12% tương
ứng với 51.234.001 triệu đồng.
Tổng nguồn vốn của công ty trong 3 năm liền đều tăng cho thấy công ty đã
khai thác và huy động vốn của chính mình đồng thời sử dụng triệt để vốn vay

mượn vào việc tăng trưởng và phát triển công ty.
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 15
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
1.4.3. So sánh về mặt lao động, tiền lương:
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng số lao động (người) 323 355 375
Thu nhập bình quân của công nhân,
nhân viên (triệu đồng/tháng)
4,7 4,935 5,280
Bảng 1.3: Bảng so sánh về mặt lao động, tiền lương
Năm 2010 so với năm 2009: số người lao động tăng 32 người, tương ứng
với tỷ lệ tăng 9,9%; thu nhập bình quân tăng 0,235 triệu đồng/tháng, tương ứng
với tỷ lệ tăng 0.5%.
Năm 2011 so với năm 2010: số người lao động tăng 20 người, tương ứng
với tỷ lệ tăng 5.6%; thu nhập bình quân tăng 0,345 triệu đồng/tháng, tương ứng
với tỷ lệ tăng 6,99%.

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP CHẾ TẠO
ĐIỆN CƠ HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 16
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
- Bộ máy kế toán có nhiệm vụ cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ,
chính xác tình hình tài sản và sự biến động của tài sản trong doanh nghiệp, đồng
thời có chức năng kiểm tra, giám sát thông tin.
- Bộ máy kế toán của công ty gồm 9 người 1 kế toán trưởng và 8 kế toán
viên. Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội áp dụng mô hình kế toán tập trung,
toàn bộ công tác từ tổng hợp đến chi tiết và kiểm tra kế toán đều phải tập trung tại

phòng tài chính – kế toán và được bố trí theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán của công ty
- Trưởng phòng tài chính kiêm kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm
chung toàn bộ công tác tài chính – kế toán của công ty, trực tiếp trình bày báo cáo
tài chính của công ty cho ban lãnh đạo, cùng ban lãnh đạo vạch ra phương hướng,
nhiệm vụ trong tương lai bằng kế hoạch tài chính.
- Kế toán tổng hợp, tính giá thành: Tổng hợp chi phí, tính giá thành và xác
định kết quả kinh doanh, kiểm tra số liệu của các bộ phận kế toán khác chuyển
sang phục vụ cho việc khóa sổ kế toán, lập báo cáo kế toán
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 17
Giám đốc tài chính
(Kiêm kế toán trưởng)
Kế toán
tổng
tính giá
thành
Kế toán
tiêu thụ
VAT
đầu ra
Kế toán
thanh
toán,
mua
hàng
VAT
đầu vào
Kế toán
vật tư
Kế toán

tài sản
cố định,
giá
thành
phẩm,
tự chế
Thủ
quỹ
Kế toán
tiền gửi
ngân
hàng,
tiền
lương
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
- Kế toán tiệu thụ, thuế VAT đầu ra: có nhiệm vụ mở sổ chi tiết hoạt động
bán hàng và thuế VAT đầu ra của doanh nghiệp trong kỳ.
- Kế toán thanh toán, mua hàng và thuế VAT đầu vào: chịu trách nhiệm
trong việc làm thủ tục thanh toán với khách hàng, theo dõi tình hình mua hàng
hóa, vật tư của doanh nghiệp trong kỳ, đồng thời tính VAT đầu vào được khấu trừ
khi mua hàng.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền lương: Chịu trách nhiệm trong việc thanh
toán qua ngân hàng, theo dõi các khoản nợ gốc, lãi vay các tổ chức tính dụng.
Cuối tháng nộp bảng kê báo cáo: tính lương và BHXH phải trả cho người lao động
trong doanh nghiệp đồng thời ghi chép tổng hợp tiền lương trong doanh nghiệp.
- Kế toán vật tư: Theo dõi số hiện có, tình hình biến động của từng loại vật
liệu , xác định chi phí vật liệu, chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng.
- Kế toán tài sản cố định, giá thành bán thành phẩm tự chế: theo dõi số hiện
có và tình hình biến động từng loại tài sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định

Đồng thời tính giá thành bán thành phẩm tự chế của công ty.
- Thủ quỹ: Theo dõi tình hình biến động của quỹ tiền mặt tại doanh nghiệp
để lập báo cáo quỹ cuối kỳ.
Có thể nói việc lựa chọn bộ máy kế toán kế toán theo mô hình tập trung đã
giúp doanh nghiệp kiểm tra công tác một cách dễ dàng, mọi thông tin cung cấp
một cách kịp thời chính xác, lãnh đạo công ty có thể nắm được tình hình hoạt động
của công ty nhanh chóng, tạo điều kiện cho công ty trang bị các phương tiện chi
chép, tính toán, quản lý thông tin.
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty
2.2.1 Một số chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 1/1 đến 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng
- Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Theo tỷ giá hối
đoái của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 18
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định áp dụng: phương pháp khấu hao
đường thẳng.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hạch toán chi tiết theo phương pháp
thẻ song song.
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo nguyên tắc giá gốc
+ Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp bình quân
cả kỳ dự trữ
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting trong công tác kế toán
Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo
tài chính riêng của Công ty và báo cáo tài chính của các công ty con do Công ty
kiểm soát (các công ty con) được thành lập cho đến ngày 31tháng 12 hàng năm.

Việc kiểm soát đạt được khi Công ty có khả năng kiểm soát các chính sách tài
chính và hoạt động của các công ty nhận đầu tư nhằm thu được lợi ích từ hoạt
động của công ty này.
Báo cáo tài chính của các công ty con được lập cùng năm kế toán với báo cáo
tài chính của Công ty. Trong trường hợp cần thiết, báo cáo tài chính của các côn ty
con được điều chỉnh để đảm bảo tính nhất quán trong các chính sách kế toán được
áp dụng tại các công ty con.
Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty con được mua hoặc bán đi
trong năm được trình bày trong báo cáo tài chính hợp nhất từ ngày mua lại hoặc
cho đến ngày bán khoản đầu tư ở công ty đó.
Các số dư, thu nhập và chi phí chủ yếu, kể cả các khoản lãi hay lỗ chưa thực
hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ được loại trừ khi hợp nhất báo cáo tài chính
Lợi ích của cổ đông thiểu số thể hiện phần lợi nhuận hoặc lỗ và tài sản thuần
không nắm giữ bởi cổ đông của Công ty và được trình bày ở mục riêng trên bảng
cân đối kế toán hợp nhất và báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất.
- Đầu tư vào công ty liên kết
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 19
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
Công ty liên kết là một công ty mà công ty có ảnh hưởng đáng kể nhưng
không phải là công ty con hay công ty liên doanh của Công ty. Trong báo cáo tài
chính hợp nhất các khoản đầu tư vào công ty liên kết được kế toán theo phương
pháp vốn chủ sở hữu.
- Lợi thế thương mại
Lợi thế thương mại trên báo cáo tài chính hợp nhất là phần phụ trội giữa mức
giá mua so với phần lợi ích của Công ty trong tổng giá trị hợp lý của tài sản, công
nợ, và côn nợ tiềm tàng của công ty con, công ty liên kết hoặ đơn vị góp vốn kinh
doanh tại ngày thực hiện nghiệp vụ đầu tư.Lợi thế thươn mại được coi là một loại
tài sản vô hình, được tính khấu hao theo phương pháp đườn thẳng trên thời ian
hữu dụng ước tính của lợi thế thương mại đó và không quá 10 năm.

Khi bán công ty con, công ty liên kết hoặc đơn vị góp vốn liên doanh, giá trị
còn lại của khoản lợi thế thương mại chưa khấu hao hết được tính vao lãi/ lỗ do
nghiệp vụ nhượng bán công ty tương ứng.
- Bất lợi kinh doanh
Bất lợi thương mại là phần phụ trội lợi ích của công ty trong tổng giá trị hợp
lý của tài sản, công nợ và côn nợ tiềm tàng đánh giá được của công ty con, công ty
liên kết và đơn vị góp vốn liên doanh tịa ngày diễn ra nghiệp vụ mua công ty so
với mức giá mua công ty. Bất lợi thương mại được hạch toán ngay vào báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh.
- Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân
hàng, các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian đáo hạn không quá 3 tháng, có tính
thanh khoản cao, có khă năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và
không có nhiều rủi ro trong chuyển đôir thành tiền.
- Các khoản phải thu
Các khoản phải thu được trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị theo giá
trị ghi trên sổ các khoản phải thu khách hàng và phải trả thu khá sau khi trừ đi các
khoản sự phòng được lập cho các khoản nợ phải thu khó đòi.
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 20
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
Dự phòn nợ phải thu khó đòi được trích lập cho từng khoản phải thu khó đòi
căn cứ vào tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ hoặc dự kiến mức tổn thất có thể xảy
ra.
- Hàng tồn kho
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực
hiện được thấp hơn giá gốc thì hàng tồn kho được tính theo giá trị thuần có thể
thực hiện được. Giá gốc hàng tông kho bao ồm chi phí mua, chí phí chế biến và
các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm
và trạng thái hiện tại.

Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá
gốc.trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được
ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao
được ước tính như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc : 15-40 năm
Máy móc, thiết bị: 7-30 năm
Phương tiện vận tải: 5-12 năm
Thiết bị văn phòng: 3-6 năm
Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm chi phí thực tế bỏ ra để
có quyền sử dụng đất và được khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo thời
gian sử dụng.
- Các khoản đầu tư dài hạn
Các khoản đầu tư tài chính tại thời điểm báo cáo, nếu:
+ Có thời hạn thu hồi hoặc đáo han không quá 3 tháng kể từ ngày mua khảon
đầu tư đó được coi la “tương đương tiền”
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 21
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
+ Có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh được
phân laọi tài sản ngắn hạn.
+ Có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanh được
phân loại tài sản dài hạn.
Dự phòng giảm giá đầu tư được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch
giữa giá gốc của các khoản đầu tư được hạch toán trên sổ kế toán lớn hơn giá trị
thị trường của chúng tại thời điểm lập dự phòng
- Chi phí lãi vay

Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm khi
phát sinh, trừ chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản
xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ
đầy đủ các điều kiện quy định trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 16 :Chi phí
đi vay”
Chi phí cho vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất
tài sản dở dang cần có thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng
theo mục đích định trước hoặc bán thì được tính vào giá trị của tài sản đó (được
vốn hoá) bao gồm các khoản lãi tiền vay, phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ
trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá
trình làm thủ tục vay.
- Chi phí trả trước
Các chi phí trả trước liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh của một năm
tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn
và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính.
Các chi phí đã phát sinh trong năm tài chính nhưng liên quan đến kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán được hạch toán vào chi
phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh trong các
niên độ kế toán sau.
Việc tính và phân bổ chi phí trả trước đai hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh
từng năm hạch toán được căn cứ tính chất, mức độ từng loại chi phí để chọn
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 22
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
phương pháp phân bổ hợp lý. Chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí sản
xuất kinh doanh theo phương pháp đường thẳng.
- Chi phí phải trả
Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong năm để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột
biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ s[r đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa

doanh thu và chi phí. Khi các chi phí đó phát sinh, nếu có chênh lệch với số đã
trích, kế toán tiến hành ghi bổ sung hoặc ghi giảm chi phí tương ứng với phần
chênh lệch.
- Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở
hữu
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ các hoạt động của
doanh nghiệp sau khi trừ các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính
sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước. Lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối có thể chia cho các nhà đầu tư dựa trên tỷ lệ góp vốn sau
khi được đại hội đồng cổ đông phê duyệt và sau khi đã trích lập các quỹ dự phòng
theo Điều lệ Công ty và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Cổ tức phải trả cho các cổ đông được ghi nhận là khoản phải trả trong Bảng
cân đối kế toán của Công ty sau khi có Nghị quyết chia cổ tức của Đại hội đồng cổ
đông Công ty.
- Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ
Các nghiệp vụ phát sinh bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế
toán của Công ty (VND) được hạch toán theo tỷ giá giao dịch vào ngày phát sinh
nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong năm được ghi nhận vào doanh
thu hoặc chi phí tài chính của năm tài chính. Tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên
ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm này. Chênh lệch tỷ giá
do đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển,
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 23
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
các khoản nợ ngắn hạn có gốc ngoại tệ được phản ánh ở khoản mục “Chênh lệch
tỷ giá hối đoái” trong phần Vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán và sẽ được
ghi giảm trong năm tiếp theo; chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối năm của
các khoản nợ dài hạn có gốc ngoại tệ được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh của năm tài chính. Tuy nhiên, trường hợp ghi nhận lỗ chênh lệch
tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ phải trả dài hạn vào chi phí
dẫn đến kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ, một phần chênh lệch tỷ giá có thể
được phân bổ vào các năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức ghi nhận vào chi
phí trong năm ít nhất phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải
trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ
vào chi phí trong các năm tiếp theo với thời gian tối đa là 5 năm.
- Ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện
sau:
+ Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng
hóa đã được chuyển giao cho người mua;
+ Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó
được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan
đến nhiều năm thì doanh thu được ghi nhận trong năm theo kết quả phần công việc
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 24
Báo cáo tổng hợp GVHD ThS Nguyễn Thị
Mỹ
đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cần đối kế toán của năm đó. Kết quả của giao
dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối
kế toán;
+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành
giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Phần công việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành được xác định theo phương
pháp đánh giá công việc hoàn thành.
Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, lợi nhuận được chia và các khảon giảm trừ
doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thoả mãn đông thời hai (2)
điều kiện sau:
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi Côn ty được quyền nhận cổ
tức hoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn .
- Ghi nhận chi phí tài chính
Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài sản gồm;
+ Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính.
+ Chi phí cho vay và đi vay vốn
Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong năm,không bù trừ
với doanh thu hoạt động tài chính.
- Các khoản thuế
+ Thuế hiện hành
Tài sản thuế và các khoản thuế phải nộp cho năm hiện hành và các năm trước
được xác định bằng số tiền dự kiến phải nộp cho ( hoặc được thu hồi từ) cơ quan
Sinh viên Nguyễn Ninh Nga 25

×