TIỂU LUẬN:
Báo cáo tổng hợp tại công ty
Cổ phần cơ giới, lắp máy và
xây dựng- VIMECO
Lời cảm ơn
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty Cổ phần cơ giới, lắp máy
và xây dựng-VIMECO từ ngày 15/12/2005 đến ngày 15/2/2006 là điều kiện để
em tiếp cận với thực tế.Đây là dịp để em có thể vận dụng các kiến thức lý
thuyết đã học được từ nhà trường vào hoạt động thực tế kinh doanh ở công ty.
Trong thời gian này, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Tài
chính- kế toán, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Thái Bá Cẩn và
các cán bộ công nhân viên phòng Tài chính công ty Cổ phần cơ giới, lắp máy và
xây dựng đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập của mình.Do thời gian có
hạn, kinh nghiệm nghiên cứu và thực tế còn thiếu,nên báo cáo thực tập của em
còn nhiều hạn chế, không tránh khỏi sai sót.
Nội dung báo cáo thực tập gồm:
I. Khái quát một số nét lớn về công ty Cổ phần cơ giới, lắp máy và xây
dựng- VIMECO.
II. Những nội dung đã thực tập.
III. Những nội dung đã thu hoạch được trong thời gian thực tập.
IV. Kiến nghị với công ty, kiến nghị với nhà trường.
I. Khái quát một số nét lớn về công ty cổ phần cơ giới, lắp máy và xây
dựng - Vimeco
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty cổ phần cơ giới, lắp máy và xây dựng là doanh nghiệp nhà nước
thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam VINACONEX có
tên giao dịch quốc tế là machinery erection and construction join stock
company viết tắt là VIMECO.
Trụ sở chính: Lô E9, đường Phạm Hùng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu
Giấy, Hà Nội.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103001651
Mã số thuế: 0101338571
Tiền thân là Xí nghiệp thi công cơ giới và sản xuất vật liệu xây dựng
được thành lập năm 1996. Ngày 24 tháng 03 năm 1997 Công ty Cơ giới lắp
máy và xây dựng chính thức được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Xí nghiệp thi
công cơ giới và sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời gian đầu phạm vi hoạt động của công ty chủ yếu trong lĩnh vực thi
công cơ giới và sản xuất vật liệu xây dựng. Sau đó, ngành nghề kinh doanh của
công ty đã được mở rộng sang các lĩnh vực như :
Xây lắp, hoàn thiện kết cấu các công trình;
Xây dựng kênh, mương, kè, trạm bơm vừa và nhỏ;
Xây dựng nhà máy thuỷ điện
Xây dựng cầu, đường bộ, cảng, sân bay loại vừa và nhỏ…
Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2003 Công ty chính thức hoạt động
theo mô hình Công ty cổ phần theo quyết định số 1485/QĐ - BXD ngày
07/11/2002 của Bộ Xây dựng, với vốn điều lệ:10 tỷ đồng, trong đó vốn góp của
tổng công ty chiếm 60.35%, nhiều ngành nghề kinh doanh mới được bổ sung đi
sâu vào các lĩnh vực như: kinh doanh phát triển nhà ở, dịch vụ cho thuê văn
phòng, khách sạn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới…
Trong những năm qua,VIMECO đã tham gia đấu thầu và thi công nhiều
công trình xây dựng có qui mô lớn trong cả nước như: đường mòn Hồ Chí
Minh, nhà máy xi măng Nghi Sơn, dự án thoát nước Hà Nội…Bên cạnh đó
VIMECO còn thực hiện các hình thức kinh doanh khác mang lại hiệu quả kinh
tế cao như đầu tư xây dựng khu nhà trụ sở 25 tầng, đầu tư trạm nghiền sàng đá
Hà Nam, trạm trộn bê tông Tây Mỗ…
2. Đặc điểm về chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng, thông thường
công tác xây dựng cơ bản do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành. Ngành sản
xuất này có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc…có quy mô
lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất dài và đơn chiếc do vậy việc tổ chức
hạch toán kế toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công.
Thứ hai, sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hay giá thoả
thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện
không rõ.
Thứ ba, sản phẩm xây lắp cố định tại một nơi sản xuất, còn các điều kiện
sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt.
Cuối cùng, tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp của
nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức khoán gọn các công trình,
hạng mục công trình…
3. Nhiệm vụ chính của công ty:
Nhờ những cố gắng vượt bậc của toàn cán bộ công nhân viên trong công
ty, ngày 14/07/2000 công ty đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng xếp hạng Doanh
nghiệp hạng 1.
Hiện nay công ty kinh doanh trên các lĩnh vực:
- Thi công xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,
dân dụng, bưu điện hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp
- Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu, hàng tiêu dùng …
4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình quản lý tập trung:
1- Hội đồng quản trị:
Do Đại hội đồng cổ đông bầu và hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ
phần. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng cổ đông trong nhiệm kỳ được bầu.
2- Ban kiểm soát:
Do Đại hội đồng cổ đông bầu lên và hoạt động theo điều lệ của Công ty. Chịu
trách nhiệm trước Hội đồng cổ đông trong nhiệm kỳ.
3- Giám đốc Công ty:
- Do Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật.
- Ký nhận vốn, tài sản, các khoản vay theo uỷ quyền của Hội đồng quản
trị phục vụ sản xuất KD, chịu trách nhiệm về các khoản nợ.
4- Đại diện lãnh đạo:
- Chịu trách nhiệm điều hành, đôn đốc, giám sát việc xây dựng hệ thống
Quản lý chất lượng (QLCL) của công ty.
5- Phòng đầu tư:
- Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội, lập các kế hoạch đầu tư trình
HĐQT, lãnh đạo Công ty phê duyệt.
6- Phòng kế hoạch kỹ thuật:
- Tiến hành công tác làm hồ sơ thầu, đấu thầu các công trình, dự án.
7- Phòng Cơ giới vật tư:
- Thay mặt Giám đốc theo dõi quản lý, sử dụng thiết bị hiện có của Công
ty.
8- Phòng tài chính kế toán:
- Tham gia lập các kế hoạch kinh tế - Tài chính của Công ty.
- Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn cũng như dài hạn phục vụ cho việc thi
công công trình, thực hiện các dự án đầu tư, mua sắm thiết bị.
Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
đ
ại hội
đ
ồng cổ
đông
Giám đ
ốc công ty
H
ội
đ
ồng quản trị
Phó giám đốc
Phòng
đầu tư
Phòng
KHKT
Phòng
CGVT
Phòng
TCKT
Phòng
TCHC
Phòng
KD và
Các trạm
nghiền
sàng đá
Trung
tâm
XNKXD
Các
xưởng
cơ khí
Các BQL
dự án
Các
trạm bê
tông
Các
công
trư
ờng
Chi nhánh
tại TP.Hồ
Chí Minh
Trưởng
phòng Tài
chính
K
ế toán
Phó phòng
Tài chính
Kế toán
KT
tổng
hợp
KT
Tiền
lương
và
Bảo
hi
ểm
KT
ngân
hàng
KT
thanh
toán -
công
nợ
Thủ
quỹ
KT
công
trường
5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần cơ giới và lắp máy VIMECO:
Kế toán tại công ty bao gồm 2 bộ phận là kế toán tại văn phòng và kế toán tại
công trường, tuy nhiên để phù hợp với bộ máy quản lý của công ty, bộ máy kế toán
cũng được tổ chức theo mô hình tập trung.
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
II. Những nội dung đã thực tập:
1. Từ đặc điểm sản xuất kinh doanh nói trên, nên công ty vừa có chức năng
quản lý cấp trên, cấp dưới, lại vừa là một đơn vị sản xuất hạch toán kinh tế độc lập
có tư cách pháp nhân, có bảng tài sản riêng, hạch toán lỗ lãi riêng.
Quan hệ kinh tế giữa các công ty với nhau được biểu hiện bằng các hợp đồng
kinh tế: hợp đồng về giao nhận thầu, hợp đồng về sản xuất vật liệu, gia công bán
thành phẩm…
2. Theo hình thức tổ chức của công ty, toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh tại các công trường được thu thập, xử lý và gửi các chứng từ về phòng Tài
chính- kế toán để hạch toán. Qua đây em đã tiếp cận được với các tài liệu, nghiên
cứu và phân tích các loại báo cáo kinh tế, tài chính… của công ty.
3. Qua phân tích số liệu, em đã nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty (xem Biểu 03).Thấy rõ sự ảnh hưởng của vốn kinh doanh
đối với công ty nên đã vận dụng các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá hiệu quả quản
lý, sử dụng vốn.
4. Để thực hiện một quá trình sản xuất kinh doanh trước hết công ty phải có
vốn kinh doanh.Vốn kinh doanh của công ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu
động.Vốn lưu động là một nội dung quan trọng trong vốn kinh doanh của công
ty,quyết định qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
III. Những nội dung đã thu hoạch được trong thời gian thực tập:
1. Sự phân cấp quản lý kinh doanh nói chung và quản lý tài chính nói riêng được tổ
chức theo hình thức tập trung, cơ cấu gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm của công ty.
Công việc của từng cán bộ phù hợp với trình độ và kỹ năng của họ,đều có chuyên
môn vững vàng về lĩnh vực tài chính, vận dụng một cách linh hoạt vào thực tế. Xuất
phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập, em đã rèn luyện được tốt hơn kỹ năng
nghiên cứu, phân tích,đánh giá dựa trên cơ sở những lý luận cơ bản đã được học ở
nhà trường.
2.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty:
Biểu 03: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2003 – 2004
(Đơn vị : Nghìn đồng)
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004
So sánh
Chênh lệch
Tỷ lệ
1 2 3 4=3-2 5=(3/2)*10
0
Tổng doanh thu 202.190.35
8
0
33.678.438
16,65
Các khoản giảm trừ
0
0
_
_
Chiết khấu thương mại
0
0
_
_
Giảm giá hàng bán
0
0
_
_
Hàng bán bị trả lại
0
0
_
_
Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu
0
0
_
_
1.Doanh thu thuần
202.190.35
8
235.868.79
6
33.678.438
16,65
2. Giá vốn hàng bán 184.322.46
5
209.380.10
4
25.057.639
13,59
3.Lợi nhuận gộp (1-2)
17.867.893
26.488.691
8.620.798
48,24
4. Doanh thu hoạt động tài
chính
288.103
366.108
78.005
27,07
5. Chi phí tài chính 8.037.284
12.509.790
4.472.506
55,65
Trong đó lãi vay phải trả 5.934.737
9.215.278
3.280.441
55,27
6. Chi phí bán hàng 0
0
_
_
7. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
4.363.575
5.254.630
891.055
20,42
8.Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
5.755.136
9.090.630
3.335.242
57,95
9. Thu nhập khác 0
75.017
_
_
10. Chi phí khác 0
1.141.242
_
_
11. Lợi nhuận khác 0
(1.066.224)
_
_
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 5.755.136
8.024.153
2.269.017
39,42
(Nguồn:Phòng tài chính- kế toán)
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện rõ nhất về tình hình hoạt
động của doanh nghiệp(Biểu 03). Để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty cổ phần cơ giới, lắp máy và xây dựng ta phải phân tích kết quả hoạt động
của các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Qua bảng số liệu trên ta
thấy tình hình hoạt động của công ty ngày càng có hiệu quả với: Tổng doanh thu
của năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 33.678.438 nghìn đồng với tốc độ tăng
là 16.65%.
Giá vốn hàng hóa bán năm 2004 tăng hơn năm 2003 là 25.057.639 nghìn
đồng tương ứng với mức tăng là13.59% thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu
thuần. Mức chênh lệch này là một biểu hiện tốt vì nó làm tăng lợi nhuận gộp của
công ty. Chi phí tài chính cũng tăng 4.472.506 nghìn đồng tương ứng 55.65% của
năm 2004 so với năm 2003, trong đó lãi vay phải trả chiếm 55.27% là nguyên nhân
làm cho chi phí tài chính tăng cao. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2004 so với
năm 2003 tăng 891.055 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 20.42%.
Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận tăng với lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận
sau thuế, năm 2003 là 5.755.136 nghìn đồng sang năm 2004 tăng lên 8.024.153
nghìn đồng đạt 39.42%. Như vậy, doanh nghiệp đã làm ăn có lãi, cần cố gắng hơn
nữa trong những năm tiếp theo. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh từ
5.755.136 nghìn đồng năm 2003 lên 9.090.378 nghìn đồng năm 2004 chiếm
57.95%.
Nhìn chung trong năm 2003 và 2004 công tác quản lý và kinh doanh của
công ty đã có nhiều cố gắng, kết quả kinh doanh của công ty đã ngày càng được cải
thiện.
3.Tình hình tài chính của công ty;
Biểu 04: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
(Đơn vị: Nghìn đồng)
(Nguồn: phòng Tài chính- Kế toán)
Xem xét tình trạng tài sản của công ty cho thấy phần tài sản lưu động qua các
năm luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản. Cụ thể năm 2003 chiếm
58.50%; năm 2004 chiếm 58.28%. Năm 2004 tài sản lưu động tăng so với năm
2003 là 109.575.411 nghìn đồng tương ứng với 98.20%. Tài sản cố định năm 2004
tăng so với năm 2003 là 79.180.623 nghìn đồng tương đương với số tăng tỷ trọng là
100.03%. Điều này cho thấy công ty đã thực sự chú trọng vào đầu tư đổi mới tài sản
cố định. Đối với vốn của công ty thì vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng thấp trong
các năm. Năm 2003 và năm 2004 là 8.02% và 8.22% vốn chủ sở hữu của năm 2004
so với năm 2003 tăng một lượng tiền là 15.894.341 nghìn đồng tương ứng với
103,9%. Điều đó nói lên tỷ trọng giữa năm 2004 và năm 2003 là rất lớn. Nợ phải trả
của công ty tăng năm 2004 so với năm 2003 là 172.861.693 nghìn đồng tương ứng
với 98.53%.
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 So sánh
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Chênh lệch
Tỷ lệ
1 2 3 4 5 6=4-2 7=(4/2)*100
Tổng tài sản 190.730.223
100 379.486.257
100 188.756.034
98.96
A.Tài sản l
ưu
động
111.579.061
58.50
221.154.472
58.28
109.575.411
98.20
B. Tài sản cố định
79.151.162
41.50
158.331.785
41.72
79.180.623
100
Tổngnguồnvốn 190.730.223
100 379.486.257
100 188.756.034
98.96
A. Nợ phải trả 175.432.571
91.98
348.294.264
91.78
172.861.693
98.53
B. Ngu
ồn vốn
CSH
15.297.652
8.02 31.191.993
8.22 15.894.341
103.0
Qua bảng số liệu trên ta thấy: tổng nguồn vốn của công ty liên tục tăng
nhưng tốc độ tăng là chưa nhanh. Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu không lớn,
nguồn vốn vay chiếm tỉ
lệ lớn hơn vốn lưu động. Điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại công ty.
4. Cơ cấu nguồn vốn tại công ty:
Biểu 05: Cơ cấu mguồn vốn của công ty
(Đơn vị: Nghìn đồng)
(Nguồn:phòng Tài chính-Kế toán)
Với số liệu phân tích như bảng 05 ta thấy: Tổng nguồn vốn của công ty trong
hai năm 2003 và 2004 đã tăng lên 98.96% từ 190.730.223 nghìn đồng lên
379.486.257 nghìn đồng. Điều này là do công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh nên phải đi vay vốn để tiến hành kinh doanh dẫn đến nợ phải trả năm 2004
tăng lên 172.861.693 nghìn đồng với tốc độ tăng là 98.53%. Nợ phải trả tăng là do
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 So sánh
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Chênh lệch
Tỷ lệ
1 2 3 4 5 6=4-2 7=(4/2)*100
Tổng nguồn vốn 190.730.223
100
379.486.257
100
188.756.034
98.96
A. Nợ phải trả 175.432.571
91.08
348.294.264
91.78
172.861.693
98.53
I. Nợ phải trả 121.866.536
69.47
297.030.302
85.28
175.163.766
143.7
II. Nợ dài hạn 53.566.034
30.53
51.263.962
14.71
- 2.302.072
-9.57
B. Nguồn vốn
CSH
15.297.652
8.02
31.191.933
8.22
15.894.281
103.0
I. Nguồn vốn,
quĩ
13.824.432
90.36
30.514.189
97.83
16.689.757
120.7
II. Nguồn kinh
phí, quĩ khác.
1.473.219
9.64
677.803
2.17
- 795.416
- 4.6
khối lượng công trình xây dựng tăng và do tính chất đặc thù của ngành xây dựng cơ
bản là bên chủ đầu tư chỉ thanh toán khi các hạng mục công trình đã hoàn thành bàn
giao. Do vậy để có vốn thi công công trình, công ty phải đi vay. Tuy nhiên trong
điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì ngoài nguồn vốn chủ sở hữu công ty phải
huy động vốn từ nhiều nguồn khác. Việc huy động vốn bằng cách đi vay thì phải
chịu sự ràng buộc của người cho vay nên công ty không chủ động về mặt tài chính
và đặc biệt là ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cuối cùng là lợi nhuận. Nợ ngắn
hạn cũng tăng lên 143.7%. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2004 so với năm
2003 tăng 15.894.281 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 103.9%. Điều đó cho thấy cơ cấu
vốn của công ty chưa hợp lý, nợ phải trả quá lớn do vậy công ty cần tăng vốn chủ sở
hữu để kinh doanh có hiệu quả hơn.
5. Vốn lưu động:
5.1. Vốn lưu động của công ty:
Biểu 06: Cơ cấu tài sản lưu động tại công ty.
(Đơn vị: Nghìn đồng)
(Nguồn:phòng Tài chính- Kế toán)
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 So sánh
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Chênh lệch
Tỷ
lệ
1 2 3 4 5 6=4-2 7=(4/2)*100
TSLĐ và Đầu tư ngắn
hạn.
0
100
221.154.472
100
109.575.411
98.20
1.Vốn bằng tiền 8.893.173
7.97
29.841.656
13.49
20.948.483
235.56
2. Các khoản phải
thu.
49.541.364
44.40
66.552.426
30.1
17.011.062
34.33
3. Hàng tồn kho. 51.293.286
45.97
122.000.442
55.16
70.707.157
137.84
4. TSLĐ khác. 1.851.128
1.65
2.759.948
1.25
908.710
49.08
Qua số liệu tính toán ta thấy: Số vốn lưu động năm 2004 là 221.154.472
nghìn đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 111.579.061 nghìn đồng tăng 98.20%.
Điều đó có thể đánh giá rằng qui mô vốn của doanh nghiệp đã được tăng lên.
Vốn bằng tiền năm 2004 tăng lên 20.948.483 nghìn đồng so với năm 2003 có
thể thấy vốn bằng tiền là loại vốn linh hoạt và cần thiết cho công ty, nó có thể toả
mãn mọi nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, với mức vốn bằng
tiền như trên thì công ty có thể gặp khó khăn nếu có những khoản phải thanh toán
nhanh.
Ngoài ra các khoản phải thu cũng chiếm một tỷ trọng lớn từ 30% - 45% của
hai năm trong tổng số vốn lưu động của công ty năm 2004 so với năm 2003 tăng lên
17.011.062 nghìn đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 34,33%. Và xét thấy các
khoản phải thu càng tăng thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty sẽ giảm do vốn kinh
doanh của công ty phải đi vay nhiều.
Trong khi đó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động dùng vào
sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Năm 2003
là 45,97% năm 2004 là 55,16% tăng 70.707.157 nghìn đồng so với năm 2003với số
tăng tương đối là 137,84%. Điều này chứng tỏ công ty chưa chú ý tập trung dứt
điểm các công trình để được nghiệm thu thanh toán. Xu hướng tăng lên của hàng
tồn kho là điều đáng lo ngại bởi hàng tồn kho là một bộ phận không sinh lời, vốn bỏ
vào đấy không thể lấy ra để quay vòng, nếu chi phí vào hàng tồn kho tiếp tục tăng
thì công ty sẽ thiếu vốn, lợi nhuận giảm, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.
Tài sản lưu động khác chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản
lưu động, chủ yếu là các khoản tạm ứng, thế chấp, ký quĩ, ký cược ngắn hạn. Tính
đến cuối năm 2004 tài sản lưu động khác tăng lên 908.710 nghìn đồng so với năm
2003.
5.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: (Biểu 07)
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là tổng hợp hiệu quả sử
dụng của từng khoản mục vốn lưu động được biểu hiện ở tất cả các khâu trong quá
trình sản xuất. Để đánh giá hiệu quả vốn lưu động của công ty ta dựa vào Biểu 07.
Nhìn vào biểu số 07 ta thấy mức độ tăng doanh thu thuần là chưa cao. Năm
2004 doanh thu thuần tăng 33.678.438 nghìn đồng so với năm 2003 tức là 0.16%,
vốn lưu động bình quân cũng tăng 0.98% tăng nhanh hơn doanh thu thuần. Vì vậy,
nó làm ảnh hưởng đến số vòng quay và hệ số sinh lời vốn lưu động. Số vòng quay
vốn lưu động giảm từ 2,06 vòng năm 2003 xuống còn 1,41 vòng năm 2004. Hệ số
sinh lời cũng giảm từ 0,058 đồng năm 2003 xuống còn 0,048 đồng năm 2004. Điều
này là do phải huy động nguồn vốn cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nên
công ty phải đi vay vốn, phải trả lãi làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm dần
đến chỉ tiêu sức sinh lợi cũng giảm.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2004 tăng hơn năm 2003 có nghĩa là
năm 2003 cứ một đồng doanh thu thì cần 0,48 đồng vốn lưu động, đến năm 2004
phải cần 0,70 đồng vốn lưu động.
Về khả năng thanh toán hiện thời công ty còn nhiều khó khăn. Các hệ số
thanh toán cho thấy công ty khó trả được những khoản nợ đến hạn. Hiện số thanh
toán hiện thời giảm từ 0,92 năm 2003 xuống 0,74 năm 2004. Hệ số thanh toán
nhanh cũng giảm xuống từ 0,49 năm 2003 xuống còn 0,33 năm 2004. Hệ số này
nhỏ hơn 1 là do vay nợ nhiều, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng
cao. Đồng thời, trong năm công ty không thể không tổ chức xác định nhu cầu vốn
lưu động và lập kế hoạch tài chính làm cho công ty thiếu tiền để thanh toán.
Thực tế hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2004 là có lãi nhưng
hiệu quả quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty còn kém hiệu quả.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, công ty cần có biện pháp nâng
cao lợi nhuận, bố trí cơ cấu vốn hợp lý tức là giảm vốn đi vay, đẩy nhanh hoàn
thành công trình để nghiệm thu bàn giao và thanh toán để thu hồi vốn nhanh hơn.
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm 2003 Năm 2004
So sánh
Chênh lệch
Tỷ lệ
1 2 3 4 5=4-3 6=(4/3)*100
1. Doanh thu thuần. Triệu
đồng
202.190.358
235.868.796
33.678.438
16.65
2. Vốn lưu động Triệu
đồng
111.579.061
221.154.472
109.575.411
98.20
3. Vốn lưu động bình
quân.
Triệu
đồng
97.693.053
166.366.766
68.673.713
170.3
4. Lợi nhuận trước
thuế.
Triệu
đồng
5.755.136
8.024.153
2.269.017
39.42
5. Lợi nhuận sau thuế.
Triệu
đồng
5.755.136
8.024.153
2.269.017
39.42
6. Hàng tồn kho. Triệu
đồng
51.293.286
122.000.442
70.707.156
137.8
7.Hàng tồn kho bình
quân.
Triệu
đồng
43.874.847
86.646.864
42.772.017
97.48
8.Nợ ngắn hạn. Triệu
đồng
121.866.536
297.030.302
175.163.766
143.7
9. Số vòng quay vốn
lưu động(1/3).
Vòng
2.06
1.41
0.04
2.91
10. Số ngàymỗi vòng
quay(360/9).
Ngày
174.75
255.31
25.356
46.1
11. Vòng quay hàng
tồn kho(1/6).
Vòng
3.94
1.93
-2.01
-4.89
12. Hệ số đảm nhiệm
vốn lưu động(3/1).
Đồng
0.48
0.70
0.22
45.83
13. Hệ số sinh lời vốn
lưu động(4/3).
Đồng
0.058
0.048
- 0.01
-8.27
14. Khả năng thanh
toán hiện thời(2/8).
Lần
0.92
0.74
- 0.18
-8.04
15. Khả năng thanh
toán nhanh(2-6)/8.
Lần
0.49
0.33
- 0.16
-6.73
16.T
ỷ suất lợi nhuận
Biểu 07: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
(Đơn vị: Nghìn đồng)
(Nguồn: phòng Tài chính- Kế toán)
IV. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty
cổ phần cơ giới lắp máy và xây dựng:
1. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ giới
lắp máy và xây dựng :
1.1. Những mặt mạnh của công ty trong việc sử dụng vốn:
Công ty Công ty cổ phần cơ giới, lắp máy và xây dựng là một đơn vị trực thuộc
Tổng Công ty VINACONEX. Dưới sự quản lý chung của Tổng Công ty, Công ty đã
chủ động nghiên cứu, từng bước tìm ra mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động và bảo toàn được vốn kinh doanh công ty, đồng thời đã đạt được
những thành tựu đáng chú ý sau:
- Doanh thu tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty đã biết khai
thác những thuận lợi và nắm bắt thời cơ phát triển để công ty ngày một lớn
mạnh trên thị trường.
- Công ty thành công trong việc huy động vốn, lượng vốn lưu động tăng mạnh
hàng năm. Đặc biệt công ty có quan hệ tốt với ngân hàng trong việc vay vốn
và thanh toán. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn
chủ yếu mà công ty huy động được là vay ngắn hạn ngân hàng với nhiều
mức lãi suất ưu đãi.
- Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng. Thể
hiện ở sự tăng dần về giá trị lẫn tỷ trọng tổng tài sản và nguồn vốn.
- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho công ty có tính chất ổn định và phong
phú hơn, nguyên vật liệu trong nước đã đáp ứng được phần lớn các yêu cầu
của công trình, hạn chế được phần nào tình trạng nhập khẩu.
- Thi công xây lắp công trình xây dựng là nghề chính của công ty, vì thế ban
lãnh đạo và công nhân viên rất có kinh nghiệm, thi công các công trình đạt
được độ chính xác cao, thời gian sử dụng dài, tạo uy tín với khách hàng.
- Cùng với sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại đã giúp cho công ty có thể thi
công những công đoạn phức tạp của các công trình, đảm bảo thời gian bàn
giao đúng tiến độ.
1.2. Những tồn tại:
Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty còn bộc lộ một số hạn chế ảnh
hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh như :
- Công ty và các đơn vị phụ thuộc cần có sự thống nhất hơn nữa trong việc chỉ
đạo sản xuất nhằm nhanh chóng thúc đẩy hoàn thành hạng mục công trình
hoặc công trình để sớm được nghiệm thu thanh toán.
- Một số công trình làm xong chậm được thanh toán vốn, giá nguyên nhiên vật
liệu có biến động ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh
chung của công ty. Đồng thời toàn bộ nguồn vốn của công ty là do cổ đông
góp vốn, vốn vay chỉ chiếm một phần nhỏ vì vậy không đáp ứng được nhu
cầu về vốn, đặc biệt là vốn lưu động.
- Một số công trình do không giải phóng được mặt bằng kịp thời dẫn đến chậm
tiến độ, gây lãng phí về thời gian và kinh tế.
- Cơ cấu nguồn vốn của công ty chưa thật hợp lý thể hiện: Nợ ngắn hạn
thường xuyên chiếm tỷ lệ khá cao (hơn 80%), nguồn vốn chủ sở hữu chiếm
tỷ lệ thấp (dưới 20%), dẫn đến khả năng tự chủ về tài chính của công ty thấp.
- Các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động. Năm 2004
nợ phải thu là 66.552.426 nghìn đồng. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn năm
2003 nhưng tình hình phải thu cao như vậy là việc đáng báo động về việc sử
dụng vốn. Do vậy, cần phải lưu ý hơn về việc quản lý thu hồi công nợ.
- Tỷ lệ hàng tồn kho của công ty trong tổng tài sản lưu động cao.
2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ
phần cơ giới lắp máy và xây dựng:
Qua thời gian nghiên cứu, phân tích từ quá trình huy động vốn cho đến quản
lý sử dụng vốn lưu động tại ccông ty em xin đề xuất một số ý kiến sau:
2.1. Tổ chức công tác thu hồi công nợ:
Công ty cổ phần cơ giới, lắp máy và xây dựng là công ty xây dựng nên việc
thanh toán của công ty được thực hiện theo tiến độ của công trình hay khối lượng
thi công hoàn thành. Thông thường bên đầu tư sẽ ứng trước cho công ty (bên nhận
thầu) một số tiền nhất định, sau khi việc công trình hoàn thành sẽ thanh toán nốt.
Nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ai nắm bắt được nhiều vốn thì
càng có lợi cho việc sản xuất kinh doanh, cho nên các nhà đầu tư(bên nợ) thường trì
hoãn việc trả nợ để tận dụng vốn của đối tác nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh của
mình. Điều đó ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh và làm giảm
hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì vậy để tăng vòng quay vốn lưu động, công ty
cần chú trọng quản lý tốt công nợ để tranh bị chiếm dụng vốn.
- Để quản lý tốt các khoản phải thu thì công ty phải nắm vững được khả năng
tài chính của khách hàng để xác định mức cho nợ và thời gian nợ. Đồng thời,
công ty cũng nên xem lại khả năng tài chính của mình để có chính sách tín
dụng tích cực đối với khách hàng.
- Trong hợp đồng xây dựng khi ký kết phải quy định rõ ràng các điều kiện,
điều khoản về thanh toán như: thời gian, số lượng, phương thức thanh toán
chặt chẽ và các biện pháp quản lý việc thực hiện các điều khoản này.
- Trong dự toán, thiết kế thi công công trình ban lãnh đạo công ty cần xác định
chính xác tiến độ thi công và tiến độ bàn giao công trình dựa vào sức sản
xuất của máy móc và nhân công của công ty.Từ đó làm cơ sở để thoả thuận
thời hạn, số lượng, phương thức thanh toán cho hợp lý, tránh tình trạng công
trình đã hoàn thành nhưng vẫn chưa được bàn giao, thanh toán làm ứ đọng
vốn.
- Đối với các đơn vị thi công trực thuộc công ty thì phải tăng cường quản lý
chặt chễ việc cấp phát vốn và thu hồi vốn, không để xảy ra tình trạng các đơn
vị chiếm dụng vốn đầu tư vào mục đích khác. Thực hiện chế độ hạch toán
đầy đủ, thường xuyên yêu cầu các đơn vị báo cáo tình hình tài chính.
2.2. Tổ chức công tác quản lý vốn vật tư hàng hoá:
- Đối với những vật tư hàng hoá ứ đọng lâu ngày thì công ty phải chủ động
giải quyết nhằm thu hồi vốn kịp thời để thực hiện tái sản xuất và tăng nhah tốc độ
chu chuyển vốn lưu động, phần chênh lệch thiếu phải xử lý để kịp thời bù đắp lại.
- Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư chi phí cho mỗi công trình
nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, từ đó có kế hoạch giao cho các đơn vị
thi công. Điều này sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được vật tư, hạn chế mất mát lãng
phí vật tư.
- Vật tư khi mua về phải được kiểm tra chất lượng theo đúng kỹ thuật thi
công công trình, hạn chế tình trạng vật tư kém chất lượng gây ảnh hưởng tới chất
lượng công trình.
2.3. Đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm bớt khối lượng công trình dở dang:
Thông thường đối với một đơn vị xây dựng, tốc độ luân chuyển vốn lưu
động là từ
2 - 3 vòng/năm. Thực trạng của công ty năm 2004 đã giảm xuống còn 1.41
vòng/năm điều đó thể hiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm. Nguyên nhân
chủ yếu của tình trạng này là do khối lượng công trình xây dựng dở dang lớn, hiện
nay khối lượng sản phẩm dở dang của công ty chiếm 139.5% trong tổng số vốn lưu
động của công ty. Điều đó có nghĩa là 139.5% vốn lưu động của công ty bị ứ đọng
không thể đầu tư vào các công trình khác.
Vì thế công ty phải tập trung máy móc thiết bị, nhân lực, vật tư để rút ngắn
thời gian thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công.
3. Kiến nghị:
3.1. Kiến nghị đối với công ty:
- Khai thác triệt để mọi nguồn vốn trong công ty để bổ sung cho nguồn vốn
lưu động: công ty nên huy động vốn từ lợi nhuận chưa phân phối hoặc huy động
vốn từ các cán bộ công nhân viên trong công ty theo hình thức góp cổ phần. Đây là
hình thức huy động vốn khá hữu hiệu, nó không chỉ giải quyết được phần nào về
vốn lưu động, mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên
đối với công ty.
- Tăng vòng quay vốn lưu động, cần tăng doanh thu và giảm số dư bình quân
vốn lưu động. Tăng doanh thu trước hết công ty cần tập trung lực lượng thi công và