Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

TỔNG hợp QUY TRÌNH THI CÔNG xây DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 114 trang )

QUY TRÌNH THI CÔNG LÁT SÀN NHÀ
Chuẩn bị lớp nền Dùng dây căng, ni vô hoặc máy trắc đạc kiểm tra cao độ, độ phẳng, độ
dốc của mặt lớp nền. Gắn các mốc cao độ lát chuẩn, mỗi phòng có ít nhất 4 mốc tại 4
góc, phòng có diện tích lớn mốc gắn theo lưới ô vuông, khoảng cách giữa các mốc không
quá 3m.
Quy trình thi công:
Chuẩn bị lớp nền:
Lớp nền phải được chuẩn bị theo thiết kế, nếu thiết kế không quy định thì theo yêu cầu của
nhà sản xuất vật liệu láng nền. Lớp nền phải đảm bảo phẳng, ổn định.
Lớp nền phải có độ bám dính, làm sạch và tưới ẩm trước khi láng.
Trường hợp láng bằng thủ công, trên mặt lớp nền phải gắn các mốc cao độ láng chuẩn với
khoảng cách giữa các mốc không quá 3m.
Chuẩn bị vật liệu láng:
Vật liệu láng phải đúng chủng loại, chất lượng, màu sắc. Việc pha trộn, sử dụng và bảo
quản vật liệu láng phải tuân theo yêu cầu của nhà sản xuất vật liệu. Vật liệu láng có thể là
vữa xi măng cát hoặc vữa polyme.
Với vật liệu láng là vữa phải tuân theo TCVN 4314 : 1986.
Dụng cụ láng gồm bay xây, bay đánh bóng, thước tầm 3m, thước rút, ni vô hoặc máy trắc
đạc, bàn xoa tay hoặc máy xoa, bàn đập, lăn gai.
Tiến hành láng:
Dàn đều vật liệu láng trên mặt lớp nền, cao hơn mặt mốc cao độ lát chuẩn. Dùng bàn xoa
đập cho vật liệu láng đặc chắc và bám chặt vào lớp nền. Dùng thước tầm cán phẳng cho
bằng mặt mốc. Sau đó dùng bàn xoa để xoa phẳng.
Với mặt láng có diện tích lớn phải dùng máy để xoa phẳng bề mặt. Việc xoa bằng máy
thực hiện theo trình tự sau: dùng máy trắc đạc định vị đường ray của máy xoa trên phạm vi
láng, điều chỉnh chân máy ở cao độ thích hợp, cấp vật liệu láng vào phạm vi láng, điều
khiển máy dùng quả lu nhỏ lăn trên bề mặt láng và cánh xoa để xoa phẳng.
Với những mặt láng trên nền bê tông có yêu cầu như: tăng cứng bề mặt chống mài mòn, a
xít phải tuân theo thiết kế hoặc yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất vật liệu. Nếu thiết kế
không chỉ định, thi công theo trình tự: sau khi đổ bê tông nền từ (1÷2) giờ rải đều chất làm
cứng bề mặt. Đợi đến khi chất làm cứng se mặt, dùng máy xoa nền xoa bóng bề mặt. Sau


khi xoa bóng bề mặt có thể phun lớp bảo dưỡng.
Trường hợp lớp láng cuối cùng bằng vữa xi măng cát thì kích thước hạt cốt liệu lớn nhất
không quá 2mm, xoa phẳng mặt theo độ dốc thiết kế.
Bảo dưỡng:
Khi thời tiết nắng nóng, khô hanh sau khi láng xong (1÷2) giờ, phủ lên mặt láng một lớp
vật liệu giữ ẩm, tưới nước trong 5 ngày.
Không đi lại, va chạm mạnh trên mặt láng trong 12 giờ sau khi láng.
Với mặt láng ngoài trời cần có biện pháp che nắng và chống mưa xối trong (1÷3) ngày sau
khi láng.
6. Kiểm tra và nghiệm thu
Kiểm tra
Công tác kiểm tra chất lượng lát và láng các công trình xây dựng theo trình tự và bao gồm
các chỉ tiêu trong bảng 4.
Bảng 4 - Đối tượng, phương pháp và dụng cụ kiểm tra công tác lát, láng
Thứ tự Đối tượng kiểm tra Phương pháp và dụng cụ kiểm tra
kiểm tra
1 Bề mặt lớp nền Đo trực tiếp bằng thước, ni vô, máy trắc
đạc
2 Vật liệu lát, láng Lấy mẫu, thí nghiệm theo tiêu chuẩn của
vật liệu
3 Vật liệu gắn kết Lấy mẫu, thí nghiệm theo tiêu chuẩn của
vật liệu
4 Cao độ mặt lát và láng Đo trực tiếp bằng thước, ni vô, máy trắc
đạc
5 Độ phẳng mặt lát và láng Đo trực tiếp bằng thước tầm, ni vô, máy
trắc đạc
6 Độ dốc mặt lát và láng Đo bằng nivô, đổ nước thử hay cho lăn
viên bi thép đường kính 10mm
7 Độ đặc chắc và độ bám dính
giữa vật liệu lát, vật liệu láng

với lớp nền
Dùng thanh gỗ gõ nhẹ lên bề mặt, tiếng
gõ phải chắc đều ở mọi điểm
Với mặt lát gỗ hoặc tấm lát mềm đi thử
lên trên
8 Độ đồng đều về màu sắc, hoa
văn, các chi tiết đường viền
trang trí và độ bóng của mặt
láng
Quan sát bằng mắt
9 Các yêu cầu đặc biệt khác của
thiết kế
Theo chỉ định của thiết kế

Mặt lát (láng) phải phẳng, không ghồ ghề, lồi lõm cục bộ, sai số về cao độ và độ dốc
không vượt quá các giá trị trong bảng 1 và bảng 3.
Chênh lệch độ cao giữa hai mép của vật liệu lát liền kề không vượt quá giá trị trong bảng
2.
Độ dốc và phương dốc của mặt lát (láng) phải theo đúng thiết kế, nếu có chỗ lồi hoặc lõm
quá mức cho phép thì đều phải được lát (láng) lại.
Độ bám dính và đặc chắc của vật liệu gắn kết hoặc vật liệu láng với lớp nền kiểm tra bằng
cách gõ nhẹ lên bề mặt lát (láng) nếu có tiếng bộp thì phải bóc ra sửa lại.
Với mặt lát gỗ đi lên không rung, không có tiếng kêu.
Với tấm lát mềm, mặt lát không phồng, không nhăn, không cong mép, không có biểu hiện
trượt.
Nghiệm thu
Nghiệm thu công tác lát (láng) được tiến hành tại hiện trường. Hồ sơ nghiệm thu gồm có:
Biên bản nghiệm thu chất lượng của vật liệu lát (láng).
Biên bản nghiệm thu chất lượng của vật liệu gắn kết.
Các biên bản nghiệm thu lớp nền.

Hồ sơ thiết kế hoàn thiện hoặc các chỉ dẫn về hoàn thiện trong hồ sơ thiết kế công trình.
Bản vẽ hoàn công của công tác lát (láng).
Nhật ký công trình.
QUY TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG
Bạn mất nhiều thời gian và công sức cho việc cung cấp vật tư cho công trình. Có thể bạn
không kiểm soát được trong việc hao hụt vật tư. Hình thức này đòi hỏi bạn mất gần như
100% quỹ thời gian của bạn trong quá trình thi công.
STT
Các bước thực
hiện
Nội dung thực hiện Chứng từ
1
Tiếp nhận hồ
sơ công trình
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý và hồ sơ kỹ
thật thi công.
- Lập tổ điều hành công việc và
phân công công việc.
- Biên bản giao nhận hồ sơ.
- Bản phân công việc.
- Quyết định cử giám sát
2
Chuẩn bị thi
công.
- Kiểm tra mặt bằng, cao độ, cọc
mốc ranh giới đã được bàn giao.
- Kiểm tra cách bố trí kho bãi vật tư,
nhân sự trực tại công trường, hệ
thống điện, nước, giao thông phục
vụ thi công.

- Kiểm tra tiến độ thi công.
- Biên bản bàn giao mặt bằng.
- Biên bản kiểm tra hiện
trường.
- Lệnh khởi công.
3
Chuẩn bị thi
công.
- Thi công và nghiệm thu các công
tác đất, nền móng.
- Thi công và nghiệm thu các công
tác bê tông cốt thép, xây tô phần
thân công trình.
- Thi công và nghiệm thu các công
tác phần hoàn thiện.
- Thi công và nghiệm thu các công
tác lắp đặt điện, nước, thiệt bị.
- Quản lý an toàn lao động và vệ
sinh môi trường.
- Bản vẽ thiết kế
- Điều kiện sách, tài liệu chỉ
dẫn, hợp đồng.
- Kiểm tra thí nghiệm vật liệu,
thiết bị.
- Nhật ký thi công, giám sát.
- Báo cáo hàng tuần, tháng.
- Biên bản nghiệm thu công
việc và nghiệm thu giai đoạn.
- Các danh mục biểu mẫu.
- Các chứng từ ở bước 3.

- Bản vẽ hoàn công.

4
Nghiệm thu và
bàn giao công
trình.
- Nghiệm thu toàn công trình và bàn
giao đưa vào sử dụng.
- Biên bản nghiệm thu công
BQT
www.gia24.vn
biên tập
QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG
SỬA ĐỔI :
0NGÀY : 07-08-08
BÊ TÔNG CỐT THÉP: CỘT – DẦM SÀN
DỰ THẦU
1. Thi công cột :
a/ Trình tự thi công :
- Tổ trắc đạc tiến hành định vị các trục tim cho từng cột lên
mặt nền ngay tại vị trí chân cột (bằng sơn đỏ, cách mép cột 10 cm).
Từ các trục đã định vị, kiểm tra hiệu chỉnh lắp cốt thép cột, gắn đặt
các cục kê bằng vữa cement (chiều dày bằng lớp bảo vệ) nhằm đảm
bảo đúng yêu cầu thiết kế.
- Coppha cột được tổ hợp 3 mặt, mặt còn lại chừa các lỗ trống
để bơm và đầm béton. Khi đổ béton xong đóng kín lỗ trống lại để đổ
béton lớp tiếp theo.
- Xác định phương thẳng đứng của cột bằng máy kinh vĩ,
chuyền tim từ dưới lên kết hợp với quả dọi kiểm tra theo phương thẳng
đứng.

- Cố định coppha cột chắc chắn bằng cây chống định hình kết
hợp gỗ 5x10 (như bản vẽ biện pháp thi công cột), kiểm tra các cục kê
trước khi lắp xong coppha mặt thứ tư cao 1.5m. Phần còn lại lắp tiếp
trong quá trình đổ béton.
- Dùng máy thủy bình hoặc ống Niveau đưa cốt cao độ lên
coppha đầu cột (bằng đinh) để tiện đổ béton.
- Nghiệm thu A & B.
b/ Công tác coppha : Xem bản vẽ chi tiết biện pháp coppha
cột.
c/ Công tác cốt thép : Được gia công tổ hợp tại Xưởng và được
chuyển đến vị trí lắp dựng.
d/ Công tác béton :
- Béton được đổ vào cột theo từng lớp qui định thông qua lỗ
trống chừa sẵn bằng phễu, lưu ý không được đổ béton rơi tự do quá
cao để tránh bị phân tầng.
- Đầm béton cột bằng đầm dùi, trong khi đầm không cho va
chạm đầm vào cốt thép.
Luôn giữ cốt thép trong cột được thẳng đứng và đảm bảo chiều dày lớp
béton bảo vệ, nếu có sự xê dịch cốt thép phải có biện pháp xử lý ngay.
2. Thi công dầm sàn :
a/ Trình tự thi công :
- Tổ trắc đạc tiến hành định vị cao độ cốt chuẩn vào mặt
béton cột (bằng sơn đỏ) để công tác lắp đặt coppha đáy dầm được
chuẩn xác.
- Thứ tự lắp đặt :
Dựng cây chống định hình, hệ giằng thép f49 và culie
Lắp sườn gỗ 5x10 và 6x12 cho đáy dầm lên đầu cây chống
định hình. Hiệu chỉnh cao độ cọc chống (với mốc sơn đỏ nêu trên) đảm
bảo đáy đà đúng thiết kế.
Lắp ván khuôn dầm, sàn cố định chắc chắn bằng hệ thống

chéo gỗ 3x5 sao cho mặt coppha không bị hở trong giai đoạn đổ
béton.
Lắp đặt cốt thép dầm, gắn đặt các cục kê (bằng vữa, đúc sẵn,
dày bằng lớp bảo vệ cốt thép) đúng vị trí thiết kế trong béton.
- Tiến hành các bước kiểm tra, nghiệm thu A & B trước khi đổ
béton.
b/ Công tác coppha :
- Xem bản vẽ chi tiết biện pháp coppha dầm, sàn.
- Coppha sử dụng là coppha định hình trước, sau khi lắp đặt
xong hệ coppha phải được thực hiện nghiêm túc chặt chẽ, kiểm tra
từng cây chống thanh giằng.
c/ Công tác cốt thép :
- Được gia công tổ hợp tại xưởng trên công trường và được
cẩu đến vị trí thi công. Cốt thép dầm sàn được làm sạch, buộc chặt
vào cấu kiện, các chỗ neo sàn dầm đảm bảo đúng qui định, qui phạm.
Cốt thép được đưa lên các sàn tầng để lắp đặt bằng cẩu.
- Không nối cốt thép tại các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong.
Hàn cốt thép trong những điều kiện thích hợp đảm bảo độ an toàn và
phải được giám sát công trình phê duyệt.
d/ Công tác béton :
- Béton dầm sàn được đổ cùng một lúc, trước khi đổ béton,
chúng tôi sẽ liên hệ với các bộ phận lắp đặt thiết bị đường ống để kiểm
tra việc lắp đặt dây dẫn, đường ống ngầm trong béton.
- Béton dầm sàn được đổ bằng bơm, độ dày và độ phẳng của
mặt sàn được bảo đảm bằng hệ thống mốc, cữ chuẩn bị trước. Dùng
đầm dùi cho béton dầm, đầm bàn cho béton sàn. Bề mặt béton được
xoa nhẵn và cán phẳng bởi nhóm thợ nề có tay nghề cao.
- Cấm tuyệt đối người qua lại, va chạm và để vật nặng lên bề
mặt béton ở những vị trí đã đổ béton và đang trong quá trình đông kết
chưa đủ cường độ chịu lực.

3. Bảo dưỡng và sửa chữa khuyết tật
- Bảo dưỡng béton giai đoạn đầu sẽ bắt đầu ngay sau khi bề
mặt béton đã đủ cứng, không bị vỡ và việc bảo dưỡng phải tiến hành
liên tục trong suốt 12 giờ. Bề mặt của béton phải luôn được giữ ẩm
bằng các tưới nước lên hoặc dùng vật liệu giữ nước phủ lên bề mặt để
giữ cho bề mặt béton luôn được ẩm.
- Chỉ được tháo dỡ coppha khi cường độ béton đạt yêu cầu
theo qui phạm thi công và nghiệm thu. Khi tháo coppha không được
làm chấn động và rung ảnh hưởng kết cấu béton và ngay sau khi tháo
coppha phải kiểm tra sửa chữa tất cả các khuyết tật như vỡ, nứt nẻ.
Tại những bộ phận quan trọng khi tháo coppha phải có sự chứng kiến
của giám sát.
HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC
MS: HD-CT-06
Hiệu lực: Quý II/07
CÔNG TÁC
ĐỔ BÊTÔNG
I. MỤC ĐÍCH:
Trình bày tiến tình cần tuân thủ để bảo đảm công tác thi công đổ bêtông đạt
chất lượng theo yêu cầu của công trình.
II. PHẠM VI:
Áp dụng cho mọi công trường có thi công phần khung sườn bêtông cốt thép.
III.TRÁCH NHIỆM:
Ban chỉ huy công trường (BCHCT) phải hướng dẫn và kiểm tra việc tuân thủ
hướng dẫn này khi thi công đổ bêtông.
IV. HƯỚNG DẪN:
Tùy theo tiêu chuẩn đã thoả thuận trong hợp đồng công tác thi công đổ
bêtông tại công trường sẽ thực hiện theo hai phương thức là:
- Mua bêtông tươi đã trộn sẵn chở đến công trường;
- Đong lường cấp phối vật liệu và trộn tại công trường.

A. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC ĐỔ BÊTÔNG DÙNG BÊTÔNG TƯƠI:
Bêtông được hãng cung ứng trộn sẵn và chở đến bằng xe bồn đến công
trường. Tại công trường cần kiểm tra các bước sau:
1. Chất lượng bêtông: Mỗi xe bồn chở bêtông đều kèm theo một phiếu
giao hàng thể hiện các thông tin về chất lượng bêtông:
- So sánh mác bêtông theo bản vẽ thiết kế và phiếu giao hàng:
 Đúng  Sai
- Thời gian từ lúc xuất xưởng, chở đến công trường, xả ra đổ bêtông
không quá 1,5 giờ:
 Đạt yêu cầu  Không đạt yêu cầu
- Độ sụt của bêtông kiểm tra bằng nón cụt so với độ sụt trong phiếu giao
hàng và độ sụt yêu cầu theo phương pháp đổ (đổ xả: độ sụt 8-10cm, đổ
bơm: 11-12cm:
 Đạt yêu cầu  Không đạt yêu cầu
- Lấy mẫu bêtông (3 khối 15x15x15cm)cho mỗi đợt 20cm
3
thực hiện, có
dán ký hiệu riêng để đánh dấu trên mẫu và khu vực đổ trên bản vẽ
 Có thực hiện  Không làm
- Ký hiệu yêu cầu đủ các thông tin:
Ngày đổ: … …/… …/… …
Cấu kiện (sàn, đà, cột,
…):
Vị trí mẻ đổ (từ trục nào đến trục nào, tầng thứ mấy,
…):
2. Thiết bị, dụng cụ và nhân lực:
- Khi đổ ≤ 20m
3
bêtông cần tối thiểu một đầm dùi, đổ ≥ 40 m
3

cầntối thiểu hai đầm dùi
hoạt động song song, cào-cuốc-xẻng xúc tối thiểu 5 cái;
- Khi đổ ≤ 20m
3
bêtông cần tối thiểu 04 công nhân (đổ xả), 03 công nhân
(đổ bơm);
- Khi đổ ≥ 40m
3
bêtông cần tối thiểu 08 công nhân (đổ xả), 06 công nhân
(đổ bơm).
3. Dưỡng hộ bêtông:
Sau khi đổ bêtông xong 03giờ, cần tưới nước dưỡng hộ bêtông lần thứ
nhất, sau đó cứ 02giờ tưới một lần (khoảng 04 lần cho ngày đầu), các ngày tiếp
theo khoảng 03lần/ngày, kéo dài trong một tuần.
 Đủ số lượt  Có thực hiện  Không làm
B. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC ĐỔ BÊTÔNG TẠI CÔNG
TRƯỜNG:
Thông thường nên sử dụng máy trộn 250lít để trộn mỗi mẻ 01 bao xi
măng. Tại công trường cần thực hiện các bước kiểm tra sau:
1. Chất lượng bêtông:
Dễ nhất là dùng thùng sơn nước 20lít để đong lường cốt liệu đá cát, tính
số lượng thùng 20lít đá và cát nạp vào máy ứng với mỗi mẻ trộn 01 bao xi măng
50kg theo mác thiết kế:
 Thiếu  Đủ  Dư
2. Thiết bị, dụng cụ và nhân lực:
- Khi đổ ≤ 05m
3
bêtông cần tối thiểu 01 đầm dùi, và một máy trộn.
- Khi đổ ≥15m
3

bêtông cần tối thiểu 02 đầm dùi và 02 máy trộn hoạt
động song song, cào-cuốc-xẻng xúc tối thiểu 5 cái;
- Khi đổ ≥ 05m
3
bêtông cần tối thiểu 06 công nhân (đổ xả), 09 công nhân
(đổ dùng tời xăng kéo).
- Khi đổ ≥ 15m
3
bêtông cần tối thiểu 12 công nhân (đổ xả), 18 công nhân
(đổ dùng tời xăng kéo).
3. Dưỡng hộ bêtông: yêu cầu thực hiện giống phương pháp dùng bêtông
tươi:
 Đủ số lượt  Có thực hiện  Không làm
V. KIỂM TRA:
DMKT-04: Công tác bêtông.
VI. PHÊ DUYỆT:
Biên soạn Xem xét Phê duyệt
(quy trình này của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng ECC: công bố chính
sách ISO cho đối tác - Một công ty rất chuyên nghiệp tác phong làm việc như nước
ngoài)
?I. MỤC ĐÍCH:
Hướng dẫn các công việc cơ bản phải thực hiện trong công tác lắp đặt cốp pha.
II. PHẠM VI:
Áp dụng cho tất cả công trường.
III. TRÁCH NHIỆM:
Tất cả các kỹ sư, cai công trường phải hướng dẫn cho công nhân kể cả Nhà thầu phụ
phải tuân thủ hướng dẫn của thủ tục này khi thực hiện công tác cốp pha.
IV.
H1.1
HƯỚNG DẪN:

1. Trước khi lắp đặt cốp pha của công trình phải xác định các trục
tim ngang, dọc, phải xác định cao trình đáy móng h1, cao trình
sàn tầng trệt h2, cao trình sàn đáy dầm h3, cao trình đáy dầm phụ h4
và đáy sàn tầng trên h5. Xem hình H1.1
2. Cốp pha móng:
2.1. Móng đơn hai bậc (bậc dưới và bậc trên):
a. Hộp bậc dưới: gồm bốn tấm ghép lại như hình vẽ H2.1
H2.1
- Hai tấm bc và ad dài bằng chiều rộng móng;
- Hai tấm ab và cd dài hơn chiều rộng móng;
- Dưới chân của hộp được giữ bằng ván gông để chống lại lực đạp ngang
của bêtông;
- Thành ván khuôn được chống bằng những thanh xiên, tỳ lên tấm lót đặt theo
mái dốc của hố móng.
H2.2
b. Hộp bậc trên: gồm bốn tấm ghép lại như hình vẽ H2.2
- Hai tấm fg và eh bằng chiều rộng của bậc trên;
- Hai tấm fe và hg có chiều dài tối thiểu phải bằng chiều rộng của hộp móng
bậc dưới để gát lên các cạnh của hộp dưới
- Tiến hành kiểm tra các trục dọc, ngang và cố định hộp trên vào hộp dưới;
- Thành ván khuôn được chống bằng những thanh xiên tỳ lên tấm ván lót đặt theo
mái dốc của hố móng.
Chú ý: Có thể dùng các dây thép giằng để giằng thành ván khuôn của các
hộp.
2.2. Móng đơn một bậc:
- Tiến hành như phần a của 2.1
2.3. Móng băng và bè:
H2.3a
- Hệ thống cốp pha đơn giản có thể tiến hành theo móng đơn.
2.4. Cốp pha chân cột:

- Để lắp chính xác và cố định được chân cốp pha cột, ta vùi những mẫu gỗ
số 1 (xem hình H2.3a) vào lớp bêtông còn non của mặt trên móng cột.
- Khi bêtông móng khô, ta đóng một khung cữ (xem hình H2.3a, H2.3b)
lên
những mẫu gỗ chôn sẵn đó theo đúng các đường tim đã vạch;
H3.1
- Chân cốp pha cột sẽ được đặt lên trên khung gỗ cữ và được cố định
bằng những nẹp viền số 2 (xem hình H2.3a, H2.3b).
3. Cốp pha cột:
- Gồm bốn tấm ghép lại như hình vẽ
H3.1:
+ Hai tấm rộng bằng chiều dầy cột;
H3.2
+ Hai tấm ngoài rộng hơn một đoạn bằng chiều dày ván khuôn;
+ Chung quanh có đóng gông để chịu lực ngang của bêtông H3.2,
các gông đặt cách nhau 50-70cm để ván khỏi phình;
+ Có hai loại gông:
Gông gỗ: co chặt các ván thành nhờ hai cặp nêm, gông này
tuy dùng nhiều lần nhưng chỉ phục vụ được những cột dùng một kích thước
như nhau, xem hình H3.3.
H3.3
Gông thép: dùng các nêm thép đóng vào các lỗ 30x5mm,
đột sẵn trên gông, nên dùng được nhiều cỡ cột, xem hình H3.2.
- Đầu trên cốp pha có cột xẻ khoang để liên kết với cốp pha dầm. Muốn tránh
cho cốp pha cột và cốp pha dầm khỏi hư hỏng, sau mỗi lần tháo dỡ, người ta
viền chung quang khoang hở phíc ngoài bằng những thanh viền (hình H3.4) và
đặt cốp pha dầm tỳ lên đó, không cho nó ăn sâu vào trong khoang hở của
cốp pha cột. Khi tháo dỡ chỉ cần dỡ các thanh viền ra là có thể hạ
cốp pha dầm dễ dàng.
H3.4

1
1: thanh viền2: cửa đáy
- Chân cốp pha cột cũng xẻ một cửa để quét dọn vệ sinh trước khi đổ bêtông
và đóng lại bằng một nắp cửa con, xem hình H3.4.
- Nếu cột quá cao thì cứ cách 1,5m ta làm một cửa đổ bêtông để tránh sự
phân tầng cho bêtông, sau khi đổ bêtông đến mép cửa thì chúng ta đóng lại
bằng nắp theo kích thước của nó và tiếp tục đổ bêtông vào cửa kế tiếp hoặc
mép trên của cốp pha cột.
4. Cốp pha dầm (dầm chính và dầm phụ):
H4.1
- Để chống cốp pha dầm, ta dùng các cây chống (có thể bằng gỗ, bằng ống thép hay
bằng thép gỗ), chân cây chống có kich vít để điều chỉnh độ cao cho chính xác hơn,
chính kích vít này còn dùng để tháo dỡ cây chống và cốp pha sau khi
bêtông đã khô cứng. Nếu cây chống bằng gỗ thì người ta dùng
một cặp nêm thay thế kích vít. Các cây chống phải tỳ lên
một nền vững chắc không lún. Đầu cây
chống được cấu tạo như hình vẽ H4.1;
- Các hộp cốp pha dầm chính số 4 và dầm phụ số 5 đặt lên
các cây chống tiêu chuẩn số 6.
Để tăng độ ổn định của các cây chống này, người ta đặt những thanh giằng
ngang số 7 và những thanh chéo số 8 ở hai mặt bên chúng, xem hình H4.1;
H4.2a
- Đặt ván đáy số 2, gát lên các thanh ngang số 10 của các cây chống số 9,
kiểm tra và điều chỉnh cho đúng tim, sau đó cố định vào thanh ngang số 10
bằng đinh, chiều rộng của ván đáy bằng chiều rộng của dầm;
- Cốp pha thành số 1 được tổ hợp bằng những tấm ván thông qua
những thanh nẹp số 11, khoảng cách giữa chúng là 50-70cm;
- Dựng cốp pha thành số 1, chân của ván thành ép sát vào mép của
ván đáy, chiều cao của ván thành phải sát với mép dưới của ván sàn;
- Phần trên ván thành được giữ bằng các đầu thanh giá vòm số 5 và

bằng ván sàn số 3, xem hình H4.2a và H4.2b;- Kiểm tra lại kích thước
của hộp, cao độ … sau đó cố định hộp, trình tự cố định hộp như sau:
+ Giữ chân ván thành bằng thanh riểu số 8, đóng cố định lên thanh ngang số 10;
+ Đóng thanh chống nẹp số 7, chân của nó tựa vào thanh triển số 8, để đỡ các nẹp đỡ
giá vòm số 6;
+ Đóng nẹp đỡ giá vòm số 6 để giữ thanh giá vòm số 5.
+ Sau đó lặp lại các hộp khác tương tự.
Chú ý: Nếu dầm không mang sàn, thì ghép những cặp sườn ngang
dựa lưng vào các ván thành của hộp cốp pha dầm.
H4.2b
5. Cốp pha sàn:
- Đặt những thanh sàn giá vòm số 5, đầu của nó gát vào nẹp đỡ giá vòm số 6,
điều chỉnh cho đúng vị trí, sau đó cố định;
- Đặt những tấm ván sàn số 3 lên những thanh giá vòm số 5,
sau đó cố định nó lại, chiều dày ván sàn thường là 2-2,5cm;
- Nếu khoảng cách giữa các dầm của sàn bêtông quá rộng, thì phải
đặt thêm cây chống dưới những thanh giá vòm theo tính toán,
để chống lại sự võng của nó do lực thẳng đứng;
- Đóng các tấm diềm số 4 ở mép sàn để giữ các thanh giá vòm đứng
ổn định trên các nẹp đỡ giá vòm, đồng thời cũng tạo điều kiện tháo dỡ
cốp pha sàn dễ dàng, xem hình H4.2a và H4.2b
V. KIỂM TRA:
DMKT-02: công tác cốp pha.
VI. PHÊ DUYỆT:
Biên soạn Xem xét Phê duyệt
HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC
MS: HD-CT-05
Hiệu lực: Quý II/07
CÔNG TÁC
CỐT THÉP

I. MỤC ĐÍCH:
Hướng dẫn các công việc cơ bản phải thực hiện trong công tác lắp đặt cốt thép.
II. PHẠM VI:
Áp dụng cho tất cả các công trường.
III. TRÁCH NHIỆM:
Ban chỉ huy công trường (BCHCT) phải hướng dẫn cho công nhân, kể cả công
nhân của Nhà thầu phụ phải tuân thủ hướng dẫn này.
IV. HƯỚNG DẪN:
1. Gia công cốt thép:
1.1 Sửa thẳng và đánh gỉ:
a. Sử thẳng cốt thép:
- Bằng búa đập: áp dụng cho các cốt thép nhỏ, cong queo;
- Bằng máy uốn: áp dụng cho các cốt thép có đường kính lớn hơn 24mm;
- Bằng tời: áp dụng cho thép cuộn hoặc có thể dùng gấp nếu không có tời.
b. Đánh gỉ:
- Bằng bàn chải sắt: áp dụng cho mọi loại cốt thép;
- Bằng sức người kéo qua các đống cát nhám hạt;
- Nếu trong quá trình sửa thẳng bằng tời thì không cần đánh gỉ, bởi vì
trong quá trình kéo thẳng dây thép dãn ra làm bong các vảy gỉ sét.
c. Máy nắn thẳng và cắt cốt thép:
Áp dụng cho mọi loại thép, nó sẽ tự động nắn thẳng, làm sạch gỉ và cắt
thành những đoạn theo yêu cầu.
1.2. Cắt và uốn:
a. Cắt: phải cắt cốt thép theo yêu cầu của thiết kế, có thể dùng:
- Dao cắt, dùng sức người: chỉ cắt được những thanh thép dưới 12mm;
- Máy cắt: cắt được những thanh thép có đường kính tới 40mm;
- Hàn xì: cắt được những thanh thép có đường kính lớn hơn 40mm.
b. Uốn: phải uốn cốt thép theo yêu cầu của thiết kế, của bản vẽ:
- Bằng tay: Dùng bằng càng cua, chỉ uốn được những thanh cốt thép có
đường kính tới 25mm;

- Bằng máy uốn: uốn được những thanh cốt thép có đường kính lớn hơn
25mm.
Chú ý: khi uốn cong, cốt thép dài thêm:
+ Uốn cong 45
0
cốt thép dài thêm 0.5d;
+ Uốn cong 90
0
cốt thép dài thêm 1.0d;
+ Uốn cong 180
0
cốt thép dài thêm 1.5d.
1.3. Nối cốt thép:
Muốn có những thanh cốt thép dài hoặc muốn tận dụng những đoạn cốt
thép ngắn thì phải nối chúng.
a. Nối thủ công: buộc nối cốt thép bằng những dây kẽm dẻo và tuân thủ
các quy tắc sau:
- Đối với thép trơn:
+ Đặt ở vùng bêtông chịu kép thì hai đầu cốt thép phải uốn cong thành móc và đặt
chập lên nhau một đoạn dài 30-45d, dùng dây kẽm quấn quanh chỗ uốn;
+ Đặt ở vùng bêtông chịu nén thì không cần uốn móc, nhưng phải uốn dây thép
quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải dài 20-40d.
- Đối với thép gai:
+ Đặt ở vùng bêtông chịu kéo thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn
dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải dài từ 30-45d;
+ Đặt ở vùng bêtông chịu nén thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn
dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải từ 20-40d.
b. Nối bằng hàn điện:
b.1. Nối gối đầu;
b.2. Nối ghép chập;

b.3. Nối ghép táp;
b.4. Nối ghép máng.
- Những cốt thép có đường kính trên 16mm nên nối theo kiểu đối đầu
bằng phương pháp hàn tiếp xúc đỉnh.
- Những cốt thép trơn, gai nhỏ hơn 16mm, không nối theo kiểu đối đầu
được thì nối theo kiểu ghéo chập hoặc ghép táp.
- Những cốt thép kéo nguội chỉ được buộc ghép chập, không được hàn,
hoặc nối trước rồi mới kéo nguội.
- Những cốt thép có đường kính từ 12mm trở lên nên nối theo kiểu ghép
máng. Kiểu nối này làm giảm lượng thép 7-8 lần, giảm điện năng 2,5 lần, nâng
năng suất thợ hàn lên 3-4 lần so với hàn hồ quang thông thường.
1.4. Hàn, buộc cốt thép thành lưới, thành khung:
a. Thép móng (Móng đơn):
- Buộc cốt thép thành lưới băng thép kẽm theo yêu cầu thiết kế, chú ý
đúng khoảng cách;
- Đặt cốt thép vào vị trí móng, chú ý đến việc định tim móng;
- Dùng cây chống cố định vị trí của thép chờ;
- Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
b. Thép cột dầm:
- Thép cột:
+ Nối thép dọc vào thép chờ;
+ Lồng thép đai vào;
+ Dùng dây kẽm buộc thép đai vào thép chủ;
+ Dùng dây kẽm cố định tạm khung thép cột.
- Dầm:
+ Lồng thép đai vào thép chủ;
+ Dịch chuyển cả bộ (thép chủ và thép đai) vào vị trí thiết kế;
+ Dùng dây kẽm buộc thép đai vào thép chủ;
+ Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
c. Thép vách cứng, lỏi cứng:

- Nối thép dọc vào thép chờ;
- Đặt thép ngang vào;
- Dùng dây kẽm buộc thép ngang vào thép dọc;
- Dùng dây thép cố định tạm khung thép vách;
- Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
d. Thép sàn:
- Đối với thép một lớp:
+ Dùng phấn đánh dấu vị trí các thanh thép sàn vào cốp pha sàn;
+ Đặt cốt thép vào vị trí đã đánh dấu;
+ Dùng dây kẽm/máy hàn để buộc/hàn tại những điểm giao nhau của lưới thép;
+ Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
- Đối với thép hai lớp: ta tiến hành làm lớp thép bên dưới trước, lớp trên
sau:
+ Lớp trên:
Dùng lưới đánh dấu vị trí của những cây thép vào cốp pha sàn;
Dùng dây kẽm buộc những thanh thép con cóc vào vị trí thiết kế, vào lớp trên để
đỡ lớp thép trên;
Đặt thép đúng vị trí đã đánh dấu;
Dùng dây kẽm buộc những chỗ giao nhau của lưới thép;
Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
Ghi chú: Nếu khung cốt thép lại làm bằng thép hình để chịu lực thi công thì khi hàn
liên kết chúng phải theo những chỉ dẫn trong quy phạm kỹ thuật của gia công các kết cấu
thép.
2. Kỹ thuật an toàn lao động (ATLĐ):
2.1. Những máy gia công cốt thép phải đặt trong xưởng gia công cốt thép
hoặc đặt trong một khu vực có rào dậu riêng biệt và phải do chính công nhân
chuyên nghiệp sử dụng.
2.2. Nơi căng các cuộn cốt thép phải được rào dậu, cách xa nơi công nhân
đứng và qua lại tối thiểu 3m. Trước khi kéo phải kiểm tra dây cáp kéo và điểm
nối dây kéo vào các đấu cốt thép.

2.3. Vỏ các động cơ điện, máy phát điện, máy biến thế, máy hàn đều phải
được tiếp đất. Trước khi hàn phải kiểm tra lại vỏ cách điện của kẹp giữ que hàn
xem còn tốt không. Đóng mở mạch điện hàn bằng cầu dao che kín. Người thợ
hàn phải được trang bị mặt nạ để bảo vệ mắt và mặt khỏi những tia lửa bắn ra.
2.4. Khi phải hàn ngoài trời, cần che cho các thiết bị hàn, khi trời mưa
giông phải ngừng công việc hàn ngay.
2.5. Khi hàn trong các đường ống ngầm hoặc trong các bể chứa kín phải
đảm bảo việc quạt gió thông khí và có đủ ánh sáng. Khi hàn trên các giàn giáo
cao phải có biện pháp bảo vệ những người bên dưới khỏi bị những tia lửa hàn rơi
xuống.
2.6. Khi đặt cốt thép cần chú ý những điểm sau:
- Thả cốt thép xuống hố móng bằng máy, không được vứt từ trên xuống;
- Khi đặt cốt thép cột, tường và những kết cao thẳng đứng cao trên 3m thì
cứ 2m cao phải làm một sàn công tác rộng trên 1m có lan can cao 0.8m. Cấm
không được đứng trên các thanh của khung cốt thép để buộc và hàn.
- Khi lắp buộc cốt thép cho những dầm riêng lẻ (nghĩa là đầu dầm không
liền sàn) thì phải đứng trên sàn công tác ở một bên của hộp cốp pha dầm. Sau
khi đặt cốt thép xong cho dầm, người thợ vẫn đứng trên sàn công tác đó mà lắp
cốp pha thành của hộp cốp pha dầm.
- Cấm không được xếp dự trữ quá nhiều cốt thép trên sàn công tác.
Khi đặt cốt thép bên cạnh hay bên dưới đường dây điện (dây điện đèn để đặt cốt
thép vào ca đêm), cần phải có biện pháp phòng ngừa cốt thép chạm vào dây điện.

V. KIỂM TRA:
DMKT-03: Công tác cốt thép.
VI. PHÊ DUYỆT:
Biên soạn Xem xét Phê duyệt

2
HƯỚNG DẪN CÔNG

VIỆC
MS: HD-CT-03
Hiệu lực: Quý
II/07
CÔNG TÁC
ĐÀO ĐẤT BẰNG CƠ
GIỚI
I. MỤC ĐÍCH:
Hướng dẫn thi công, đào móng bằng phương tiện cơ giới.
II. PHẠM VI:
Áp dụng cho các công trường đào móng bằng phương tiện cơ giới.
III. TRÁCH NHIỆM:
Ban chỉ huy công trường (BCHCT) phải có trách nhiệm hướng dẫn cho các công
nhân lái xe cơ giới, kể cả công nhân của Nhà thầu phụ phải tuân thủ hướng dẫn của
thủ tục này và kiểm soát việc thi hành.
IV. HƯỚNG DẪN:
A. CHUẨN BỊ:
1. Nghiên cứu tư liệu khảo sát địa chất:
Loại đất sẽ đào móng, theo mặt cắt địa chất. Đất đồng bộ hay phức tạp.
Có lớp cát chuồi giữa hai tầng đất không, Đất mùn, Mực nước ngầm.
Số lượng các hố khoan khảo sát địa chất phải đủ nhiều để các cột mặt cắt
địa chất có thể làm cơ sở vẽ các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang này và nếu kết
quả khảo sát địa chất không quá phức tạp thì phải đề nghị bên A chấp thuận cho
bên thi công lập bản vẽ cho các mặt cắt này để tính khái quát khối lượng các loại
đất khác nhau mà quyết định dùng loại cơ giới nào.
2. Nghiên cứu tư liệu khảo sát địa hình:
Nghiên cứu bình đồ khu vực xây dựng (nếu có), mặt đất tương đối bằng
phảng hay có độ dốc, dốc đổ về hướng nào, dốc đơn giản hay dốc phức tạp.
3. Nghiên cứu bản vẽ thi công:
Chủ yếu là loại móng gì, khối lượng bình quân của một móng, chiều sâu

bình quân đào móng, thiết kế xử lý đáy móng như thế nào, đóng cọc bêtông cốt
thép, cọc nhồi, cọc thép, cừ tràm,
4. Giải phóng mặt bằng
4.1. Trong phạm vi ga-ba-ri công trình sẽ đào móng, phải chuẩn bị mặt
bằng thi công:
- Đập phá công trình cũ (nếu có), trừ khi có lệnh khác;
- Chặt hết cây, bứng gốc cây (nếu có), trừ khi có lệnh khác;
- Dọn sạch cỏ rác.
4.2. Trường hợp công trình lớn phải có sân bãi trữ đất đã đào lên, bãi đất
thải, đường vận chuyển đất bên ngoài phạm vi ga-ba-ri đào móng, phải chuẩn bị
mặt bằng cho các diện tích này.
5. Lập biện pháp thi công đào móng trên cơ sở các dữ liệu trên.
5.1 Lực lượng cơ giới sử dụng:
- Loại xe máy nào, lý do?
- Số lượng xe máy từng loại, lý do?
- Bãi đậu xe máy ngoài giờ làm việc?
- Vị trí kho xăng dầu, phương án bảo vệ?
- Đường xe máy ra vào khu vực thi công?
- Vị trí bãi đổ đất lưu trữ?
- Vị trí bãi đổ đất thải?
- Phương án thoát nước trên mặt đất?
- Độ dốc của mặt bằng thi công đào móng, dốc đổ về đâu?
- Nếu có mưa, bố trí máy bơm ở đâu, nước bơm về đâu? Sử dụng ống
mềm, ống cứng/ mương thoát nước?
5.2. Bố trí các nhóm xe máy thi công đồng bộ trên cơ sở tính toán kinh tế
và tiến độ thi công đã được bên A chấp thuận. Phải phân công một kỹ sư làm
trưởng nhóm cho mỗi nhóm xe máy.
5.3. Tổ chức nhân lực lái xe máy và nhân lực phục vụ yểm trợ cho xe máy
thi công. Nếu có thi công vào ban đêm phải bố trí chiếu sáng và tổ chức nhóm thợ
điện trực phục vụ.

5.4. Tổ chức các bộ phận phục vụ yểm trợ:
- Kho xăng dầu;
- Tổ bảo trì bơm dầu mỡ hàng ngày cho mỗi xe máy đã làm việc hết một
ca trong ngày;
- Tổ sửa chữa xe máy, linh kiện thay thế thông thường.
5.6. Tổ chức bãi đậu xe thi công.
5.7. Tổ chức bãi đậu xe để sửa chữa, lán trại và kho bãi của tổ bảo trì bơm
dầu mỡ hàng ngày.
5.8. Bản vẽ mặt bằng thi công:
- Tuyến đường cho các xe máy ra vào khỏi khu vực thi công;
- Các tuyến thi công cho các xe máy đồng bộ, chiều rộng và chiều dài của
tuyến, hướng tiến của các xe máy.
5.9. Bảng cân đối khối lượng đào đất và đất lưu trữ để đắp lại và đất thải:
- Căn cứ trên khối lượng của dự toán;
- Căn cứ trên tình trạng thi công và thời gian thi công theo tiến độ thi
công;
- Căn cứ trên ước tính hao hụt do đầm nén chống lún đối với tải trọng củ
nền móng và thân công trình;
- Căn cứ ước tính hao hụt do rơi vãi trong khâu vận chuyển đất.
5.10. Vị trí các kho bãi chứa đất lưu trữ để đắp lại.
5.11. Vị trí các diện tích trũng cần đắp thêm đất để san lắp mặt bằng
ngoài ga-ba-ri đào móng cho công trình.
5.12. Vị trí bãi đất còn thừa sau khi đổ đất ở các diện tích trũng nói trên.
5.13. Lắp đặt các biển báo thi công:
- Các biển cấm;
- Các biển hướng dẫn:
+ Tuyến xe máy vào khu vực thi công;
+ Tuyến xe máy ra khỏi khu vực thi công;
+ Tuyến đến bãi đất trữ;
+ Tuyến đến các diện tích trũng ở khoản 5.11;

+ Tuyến đến các bãi đất thải ở khoản 5.12;
+ Tuyến đến các bộ phận phục vụ yểm trợ, kho xăng dầu, bãi sửa chữa, bãi đậu
xe máy, lán trại.
- Các biển phòng ngừa:
+ Đường trơn trượt;
+ Băng ngang đường xe máy;
+ Gần hoặc băng ngang dưới đường dây cao thế, trung thế;
+ Gần kho xăng dầu.
6. Cắm cọc định vị và lắp đặt ga-ba-ri:
6.1. Nhận cọc móng khớp với mặt bằng và mốc cao độ chuẩn từ bên A, lập
biên bản.
6.2. Cắm cọc định vị.
6.3. Lắp đặt ga-ba-ri để lưu trữ thông tin cho các cọc định vị trước khi nhổ
cọc, tháo dây để đào móng.
6.4. Lập sơ đồ mặt bằng cắm cọc định vị, có vị trí khống chế bằng các cao
độ chuẩn.
6.5. kiểm tra ga-ba-ri, mời bên A nghiệm thu bố trí mặt bằng móng. Phải
có biện pháp phòng ngừa trường hợp xe máy phạm lỗi, ủi mất một phần ga-ba-ri
thì có thể có thông tin để phục hồi ga-ba-ri.
B. ĐÀO MÓNG:
Bảng hướng dẫn công việc này chỉ nói về trường hợp thi công đào móng theo
phương pháp khô, tức là sử dụng cơ giới như máy đào, máy xúc, xe ủi đất, xe cạp
đất, xe ban đất.
Không nói về phương pháp đào ướt, tức là sử dụng cơ giới thuỷ lực.
Không nói về phương pháp khoan nổ mìn.
1. Chỉ thi công khi bên A duyệt biện pháp thi công.
2. Ban chỉ huy công trường lập phiếu phân công hàng ngày cho mỗi xe
máy căn cứ trên:
- Tiến độ thi công;
- Lệnh công tác phát sinh hoặc lệnh thay đổi công tác của bên A (nếu có);

- Các báo cáo hàng ngày nói ở các khoản 3, 4, 5 sau đây.
3. Các kỹ sư làm trưởng nhóm của các nhóm xe máy thi công đồng bộ báo
cáo hàng ngày:
- Khối lượng công tác đã thực hiện;
- Các sự cố về xe máy (nếu có);
- Các tai nạn lao động (nếu có);
- Các trở ngại bất ngờ liên quan vấn đề pháp lý như phát hiện cổ vật, thi
hài, hài cốt, tầng đá, tảng đá lớn, …
- Các đề nghị.
4. Tổ sửa chữa xe máy báo cáo hàng ngày:
- Xe nào đã sửa chữa trong ngày;
- Xe nào còn dự kiến sửa chữa, còn bao nhiêu ngày còn phải nằm ụ.
5. Tổ bảo trì bơm dầu mỡ báo cáo hàng ngày:
- Bơm dầu mỡ cho các xe nào;
- Phát hiện nghi vấn xe máy có thể hỏng.
6. Kỹ sư giám sát tiến độ thi công theo dõi và báo cáo, so sánh nhịp độ thi
công trong ngày so với tiến độ thi công đã thoả thuận với bên A.
7. Kỹ sư giám sát chất lượng thi công báo cáo chất lượng công tác đã thực
hiện hàng ngày.
8. Kỹ sư giám sát An toàn lao động (ATLĐ), Vệ sinh lao động (VSLĐ) báo
cáo hàng ngày:
- Việc tuân thủ các biện pháp ATLĐ và VSLĐ của các nhóm xe máy thi
công đồng bộ và của các công nhân;
- Các sự cố về ATLĐ và VSLĐ (nếu có)
9. Sau khi đã thi công cơ giới cho một phần khu vực, phải hoàn tất công
việc bằng biệnpháp thủ công để đạt yêu cầu về hình dáng góc cạnh ta-luy, cao
trình (giống như phần đào móng thủ công).
V. KIỂM TRA:
DMKT-01: Công tác đất.
VI. PHÊ DUYỆT:

Biên soạn Xem xét Phê duyệt
HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC
MS: HD-CT-02
Hiệu lực: Quý II/07
CÔNG TÁC
ĐÀO ĐẤT BẰNG THỦ CÔNG
I. MỤC ĐÍCH:
Hướng dẫn thi công, đào móng bằng phương tiện thủ công.
II. PHẠM VI:
Áp dụng cho các công trường đào móng bằng phương tiện thủ công.
III. TRÁCH NHIỆM:
BCHCT phải có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu công nhân kể cả Nhà thầu
phụ phải tuân thủ.
IV. HƯỚNG DẪN:
A. CHUẨN BỊ:
1. Nghiên cứu tư liệu khảo sát địa chất:
Loại đất sẽ đào móng, theo mặt cắt địa chất. Đất đồng bộ hay phức tạp.
Có lớp cát chuồi giữa hai tầng đất không, Đất mùn, Mực nước ngầm.
2. Nghiên cứu tư liệu khảo sát địa hình:
Nghiên cứu bình đồ khu vực xây dựng (nếu có), mặt đất tương đối bằng
phảng hay có độ dốc, dốc đổ về hướng nào, dốc đơn giản hay dốc phức tạp.
3. Nghiên cứu bản vẽ thi công:
Chủ yếu là loại móng gì, khối lượng bình quân của một móng, chiều sâu
bình quân đào móng, thiết kế xử lý đáy móng như thế nào, đóng cọc bêtông cốt
thép, cọc nhồi, cọc thép, cừ tràm,
4. Lập biện pháp thi công đào móng trên cơ sở các dữ liệu trên. Kể cả việc
bố trí đổ đất đào trên mặt đất phải đúng quy phạm về khoảng cách từ mép móng
đến chân đống đất. Nếu là công trình lớn và bố trí móng phức tạp, có thể là
chuyển hết đất đào ra ngoài phạm vi ga-ba-ri.
- Đường ra vào khu vực thi công;

- Vị trí bãi đổ đất đã đào lên;
- Vị trí mương thoát nước mặt;
- Độ dốc của mặt bằng thi công đào móng, dốc đổ về đâu;
- Nếu có mưa, bố trí máy bơm ở đâu, nước bơm về đâu, sử dụng ống
mềm, ống cứng hay mương thoát nước.
5. Giải phóng mặt bằng
5.1. Trong phạm vi ga-ba-ri công trình sẽ đào móng, phải chuẩn bị mặt
bằng thi công:
- Đập phá công trình cũ (nếu có), trừ khi có lệnh khác;
- Chặt hết cây, bứng gốc cây (nếu có), trừ khi có lệnh khác;
- Dọn sạch cỏ rác.
5.2. Trường hợp công trình lớn phải có sân bãi trữ đất đã đào lên, bãi đất
thải, đường vận chuyển đất bên ngoài phạm vi ga-ba-ri đào móng, phải chuẩn bị
mặt bằng cho các diện tích này.
6. Cắm cọc định vị và lắp đặt ga-ba-ri:
6.1. Nhận cọc móng khống chế mặt bằng và mốc cao độ chuẩn từ bên A,
lập biên bản.
6.2. Cắm cọc định vị.
6.3. Lắp đặt ga-ba-ri để lưu trữ thông tin cho các cọc định vị trước khi nhổ
cọc, tháo dây để đào móng.
6.4. Lập sơ đồ mặt bằng cắm cọc định vị, có vị trí khống chế bằng các cao
độ chuẩn.
6.5. kiểm tra ga-ba-ri, mời bên A nghiệm thu bố trí mặt bằng móng.
B. ĐÀO MÓNG:
1. Đúng ta-luy thiết kế.
2. Đúng kích thước đáy móng thiết kế.
3. Đúng cao trình đáy hố móng thiết kế.
3.1. Nếu đất đáy hố móng khô ráo hoặc ẩm vừa, đầm nện mặt đất đáy hố
móng đúng độ nén thiết kế và đúng cao trình thiết kế.
3.2 Nếu đáy hố móng có đầu cọc bêtông cốt thép, cọc nhồi, cọc thép phải

đúng cao trình thiết kế của móng bêtông cốt thép liên kết đầu cọc.
3.3. Nếu đáy hố móng có cừ tràm và đất mùn, nước, đầu cọc tràm phải
đúng cao trình thiết kế, phải long các đầu cọc đúng thiết kế.
4. Thi công móng, bể nước ngầm, nhà máy xử lý nước thải có nền móng
bêtông cốt thép và vách bể bêtông cốt thép, phải tuyệt đối tuân theo khoảng
cách thiết kế dành cho chông chòi và không gian cho thợ làm việc trong hố
móng.
5. Thi công mùa mưa, phải đào một hố thu nước ở một góc đáy hố để bơm
nước ra.
6. Thi công đào hào, mương sâu, phải chống đỡ, tấn đất đúng thiết kế và
quy phạm.
7. Đang đào móng, nếu gặp phải lớp cát không có trong mặt cắt địa chất,
phải ngưng ngay công tác đào và báo cáo cho bên A xử lý.
8. Trường hợp khi đào móng mà không có đá theo mặt cắt địa chất mà
gặp đá tảng, đá ong có thể đào lên được thì phải mời bên A chứng kiến, ghi sổ
Nhật ký công trình, để riêng đá trên mặt đất để tính khối lượng đào đá phát sinh.
9. Trường hợp đào móng mà gặp thi hài, xương người, phải ngưng ngay
và mời bên A lập biên bản và có biện pháp xử lý theo đúng pháp luật.
Trường hợp đào móng gặp cổ vật, di tích phải ngưng công tác ngay, mời
bên A lập biên bản và xử lý.
V. KIỂM TRA:
DMKT-01: Công tác đất
VI. PHÊ DUYỆT:
Biên soạn Xem xét Phê duyệt
2
HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC
MS: HD-CT-01
Hiệu lực: Quý II/07
Trang: 1/1
CÔNG TÁC

ĐẬP PHÁ THÁO DỠ
I. MỤC ĐÍCH:
Trình bày tiến trình cần tuân thủ để hoàn tất công tác đập phá, tháo dỡ, bảo đảm an toàn
cho công nhân và các công trình hoặc hạng mục kế cận.
II. PHẠM VI:
Áp dụng cho mọi công trường thi công, ngoại trừ các công trường chỉ làm công tác hoàn
thiện.
III. TRÁCH NHIỆM:
Ban chỉ huy công trường (BCHCT) phải có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu công nhân
kể cả Nhà thầu phụ phải tuân thủ.
IV. HƯỚNG DẪN:
A. CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN:
- Bản vẽ hiện trạng  Có  Không
- Biên bản bàn giao mặt bằng  Có  Không
- Các thông tin tự tìm hiểu:

.

.
B. NI DUNG HNG DN:
Yờu cu in y cỏc ni dung kim tra sau, s lng ni dung kim tra sau õy
l ti thiu. (Mc v s lng ni dung kim tra cú th cao hn v nhiu hn tu theo tiờu
chun ca hp ng).
STT Ch tiờu Cú
t
yờu cu
Khụng
ỏp dng
1 Bin phỏp che chn


2
Bin phỏp chng , gia c trỏnh st l (cỏc cụng trỡnh xung
quang, hng mc ang thi cụng)

3
Kim tra cỏc thit b thi cụng hng ngy trc khi s dng (dõy
cỏp cu, vn thng, ti, li mỏy ca, ct, )

4
Kim tra bo h lao ng cho cụng nhõn (dõy an ton khi lm
trờn cao, nún bo h, bao tay, giy, )

5
Sp xp cỏc vt liu sau khi p phỏ, thỏo d cú trt t, t
cỏc v trớ thun li di di, vn chuyn i.

6
Cỏc bin bỏo hoc ro cn cụ lp khu vc ang thi cụng
hoc khu vc nguy him.

V. KIM TRA:
Vic kim tra tin hnh theo Danh mc kim tra.
VI. PHấ DUYT:
Biờn son Xem xột Phờ duyt
Bộ xây dựng
Chơng trình bồi dỡng kỹ s
t vấn giám sát xây dựng
Bài giảng
Môn Học
Giám sát thi công và nghiệm thu

công tác hoàn thiện công trình
Ngời soạn :
PGs LÊ KIều
Trờng Đại học Kiến trúc Hà nội
Hà nội, 12-2002
giám sát thi công và nghiệm thu
các công tác hoàn thiện công trình

Ngời soạn bài giảng và trình bày:
PGs Lê Kiều
Chủ nhiệm Bộ môn
Công nghệ Xây dựng
Trờng Đại học Kiến trúc Hà nội
I. Phần mở đầu
1.1 Nhiệm vụ chung của giám sát thi công và nghiệm thu các công tác hoàn thiện
công trình

Hoàn thiện công trình là công tác phải tiến hành nhằm tạo cho công trình đáp ứng đợc
các mục tiêu sử dụng tiện nghi, mỹ quan.
Hoàn thiện công trình bao gồm nhiều công tác khác nhau nh trát hoặc bả bề mặt phủ
ngoài kết cấu, láng hoặc lát mặt nền , ốp tờng, sơn hoặc quét vôi lên tờng, trần nhà,
cắt và lắp kính, đánh bóng đồ gỗ và kim loại, chèn kẽ các khe , mạch, trải các lớp phủ
thảm . . . Hoàn thiện công trình là khâu cuối cùng của các công tác xây lắp nên chất l-
ợng mỹ quan cũng nh tiện nghi cuả công trình sẽ do chất lợng công tác hoàn thiện quyết
định khá nhiều.
Cũng nh qui trình giám sát và nghiệm thu các công tác xây lắp khác, giám sát và
nghiệm thu công tác hoàn thiện cần đợc giám sát nh là một khâu trong tổng thể quá
trình tạo ra sản phẩm xây dựng. Không thể tách rời riêng một khâu hoàn thiện mà cần
thiết gắn kết khâu hoàn thiện với mọi khâu trong quá trình tạo sản phẩm xây dựng.
Quá trình giám sát cần chú ý vào các bớc sau đây:

Kiểm tra vật liệu sử dụng trong từng công tác hoàn thiện, đối chiếu giữa các
yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu với catalogues của vật liệu đợc cung ứng,
đối chiếu giữa vật liệu đợc giới thiệu trong catalogues với hiện vật sẽ sử dụng.
Nếu thấy khác biệt hay có điều gì nghi ngờ về chất lợng cần có giải trình của
nhà thầu xây lắp và ngời cung ứng vật t.
Vật t sẽ sử dụng trong khâu hoàn thiện cần có nguồn gốc rõ ràng về nhà sản
xuất, ngời bán hàng và các chỉ tiêu kỹ thuật ghi rõ trong catalogues. Chất lợng
vật liệu phải phù hợp với catalogues và catalogues phải phù hợp với các yêu cầu ghi
trong hồ sơ mời thầu.
Vật t sử dụng cho hoàn thiện cần đợc vận chuyển từ nguồn cung cấp đến
công trình theo đúng chỉ dẫn về vận chuyển và bốc rỡ. Quá trình vận chuyển
vật t không đợc làm cho sản phẩm bị biến đổi tính chất , thay đổi hình
dạng, kích thớc hình học cũng nh các tác động khác làm biến đổi chất lợng của
sản phẩm. Khi bốc xếp phải đảm bảo nhẹ nhàng, vật t không bị các tác động
va đập cơ học, các thay đổi tính chất hoá học, sinh học so với các tiêu chí chất
lợng đã thoả thuận khi thơng lợng hợp đồng mua bán.
Vật t cần lu giữ, cất chứa thì nơi cất chứa, lu giữ phải phù hợp với các yêu cầu kỹ
thuật nêu trong hồ sơ mời thầu , các qui định về cất chứa trong catalogues.
Không để lẫn lộn vật t gây ra những thay đổi về tính chất của vật t trong
quá trình bảo quản và lu giữ.
Cần kiểm tra chất lợng các khâu công tác tạo ra kết cấu nền trớc khi hoàn
thiện. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện mặt bằng để tiếp nhận các khâu hoàn
thiện. Mặt tiếp nhận các công tác hoàn thiện phải đáp ứng các yêu cầu kỹ
thuật của công tác hoàn thiện đề ra nh mặt dán phải đủ nhám để bám chất
dính kết, đảm bảo phẳng, không có gồ ghề làm giảm chất lợng bề mặt lớp
hoàn thiện chẳng hạn.
Các công việc phải tiến hành trớc khi hoàn thiện phải đợc làm xong để sau
khi tiếp nhận công tác hoàn thiện không đợc đục, phá làm hỏng các lớp hoàn
thiện. Những việc này rất đa dạng và dễ quên nên ngời kỹ s t vấn giám sát chất
lợng cần yêu cầu nhà thầu lập biện pháp thi công hoàn thiện trong đó chú ý

đến việc chuẩn bị cho khâu hoàn thiện , qui trình hoàn thiện, các tiêu chí
phải đạt, phơng pháp kiểm tra để nhận biết chất lợng hoàn thiện , công cụ
kiểm tra cũng nh qui trình kiểm tra.

×