Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo của trường đại học cửu long theo quan điểm nhà sử dụng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.41 KB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  




ĐẶNG QUỐC CƯỜNG
MSSV: 4104742




ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐÀO TẠO
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG THEO
QUAN ĐIỂM NHÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp
Mã số ngành: 52340101




CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
LÊ THỊ DIỆU HIỀN
NGUYỄN QUỐC NGHI




11-2013



i

LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, tôi đã nhận được sự
chỉ dạy tận tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế – Quản
trị kinh doanh đã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết để có thể thực hiện
đề tài này. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gởi đến tất cả quý thầy cô đã tận
tình giảng dạy tôi trong thời gian qua lời biết ơn chân thành nhất, đặc biệt là
cô Lê Thị Diệu Hiền và thầy Nguyễn Quốc Nghi đã trực tiếp hướng dẫn tôi
thực hiện đề tài này. Bên cạnh đó tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
hỗ trợ trong quá trình thực hiện đề tài từ phía trường Đại học Cửu Long, các
anh chị học viên cao học, bạn bè và sự động viên từ người thân. Tôi xin gửi lời
cám ơn đến tất cả mọi người.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài này vẫn không thể tránh khỏi
những sai sót nhất định. Rất mong quý thầy cô thông cảm và góp ý sửa chữa
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện
ĐẶNG QUỐC CƯỜNG






ii

TRANG CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện
ĐẶNG QUỐC CƯỜNG






iii

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Phạm vi không gian 2
1.4.2 Phạm vi thời gian 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4.4 Nội dung nghiên cứu 3
1.5 Lược khảo tài liệu 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1 Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu 8
2.1.1 Chất lượng giáo dục 8
2.1.2 Cách tiếp cận đánh giá chất lượng giáo dục ĐH 10
2.1.3 Năng lực của sinh viên tốt nghiệp ĐH 13
2.1.4 Mối liên hệ giữa phân tích những đánh giá yêu cầu của DN đối với
việc nâng cao chất lượng đào tạo 14
2.1.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất 15
2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 20
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 21
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 24
3.1 Giới thiệu về MKU 24
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24
3.1.2 Phương châm, mục tiêu đào tạo 24



iv

3.1.3 Tầm nhìn và sứ mạng 24
3.1.4 Đội ngũ giảng viên 25
3.1.5 Cơ sở vật chất 26
3.1.6 Công tác nghiên cứu khoa học 27
3.1.7 Hợp tác quốc tế 28
3.1.8 Sơ đồ tổ chức 29
3.1.9 Chương trình đào tạo 29
3.2 Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp MKU 30

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
4.1 Đặc điểm của DN khảo sát 31
4.1.1 Loại hình DN và lĩnh vực hoạt động 31
4.1.2 Tuyển dụng 32
4.1.3 Vị trí công việc và thu nhập của SPĐT 35
4.1.4 Đào tạo lại 37
4.1.5 Thời gian thử việc 39
4.2 Đánh giá của nhà sử dụng lao động về chất lượng SPĐT của MKU 40
4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động đối
với SPĐT của MKU 43
4.4 Mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động đối với SPĐT của MKU 48
4.5 Một số giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động đối
với SPĐT của MKU 51
4.5.1 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 51
4.5.2 Đề xuất giải pháp 53
Chương 5: KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 66




v

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các tiêu chí đo lường mức độ đáp ứng chất lượng hoặc sự hài lòng
của DN đối với SPĐT 17
Bảng 2.2 Cỡ mẫu phân theo loại hình DN 20
Bảng 4.1 Loại hình và lĩnh vực hoạt động của các DN khảo sát 31

Bảng 4.2: Hình thức tuyển dụng của các DN khảo sát 32
Bảng 4.3 Những tiêu chí DN quan tâm khi tuyển dụng 34
Bảng 4.4 Ngành nghề đang làm việc của SPĐT 35
Bảng 4.5 Mức lương trung bình của SPĐT tại các vị trí công việc 37
Bảng 4.6 Nội dung các khóa đào tạo lại. 38
Bảng 4.7 Thời gian thử việc 39
Bảng 4.8 Mức độ thích ứng với công việc của SPĐT 40
Bảng 4.9 Mức độ đáp ứng với công việc của SPĐT 40
Bảng 4.10 Mức độ hoàn thành công việc của SPĐT 41
Bảng 4.11 Chất lượng SPĐT của các trường ĐH trong khu vực theo đánh giá
của DN 42
Bảng 4.12 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 44
Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố khám phá – ma trận xoay nhân tố 45
Bảng 4.14 Kết quả phân tích nhân tố khám phá – ma trận điểm nhân tố 46
Bảng 4.15 Kết quả phân tích hồi quy 47
Bảng 4.16 Mức độ hài lòng của DN đối với SPĐT của MKU 48
Bảng 4.17 Mức độ đáp ứng kỳ vọng của DN 50
Bảng 4.18 Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và DN 55
Bảng 4.19 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đối với nhà trường 56
Bảng 4.20 Các năng lực cần nâng cao ở sinh viên 59





vi

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Khung chất lượng giáo dục của UNESCO 9

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 19

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của MKU 29
Hình 4.1 Mức độ khó khăn khi tuyển dụng 33
Hình 4.2 Tỷ lệ DN bố trí công việc đúng chuyên ngành 36
Hình 4.3 Cơ cấu vị trí công việc của SPĐT 36
Hình 4.4 Tỷ lệ DN tổ chức đào tạo lại 37
Hình 4.5 Chất lượng SPĐT của các trường ĐH trong khu vực 43
Hình 4.6 Mô hình liên kết đào tạo theo nhu cầu xã hội 54





vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SPĐT : Sản phẩm đào tạo
DN : Doanh nghiệp/Nhà sử dụng lao động
MKU : Đại học Cửu Long
ĐH : Đại học
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long



1

CHƯƠNG 1


GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển nguồn nhân lực và một trong
những nguồn nhân lực quan trọng cho đất nước là sinh tốt nghiệp. Chính vì
thế, nền giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đã chú trọng, không
ngừng phát triển về số lượng trường Đại học – Cao đẳng. Hiện nay cả nước có
khoảng trên 400 trường, con số này không thể nói chính xác bởi số lượng
trường tăng lên rất nhanh, có thể nói mỗi tháng đều có trường mới được thành
lập, số trường trường tăng lên trong một năm là rất đáng kể [13]. Cùng với sự
phát triển về số lượng thì chất lượng đào tạo cũng được nâng lên đáng kể. Tuy
nhiên có một thực trạng cần quan tâm là hệ thống giáo dục Đai học – Cao
đẳng còn tồn tại nhiều vấn đề như: phương pháp dạy và học thụ động, hoạt
động nghiên cứu khoa học chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức, vẫn còn
khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, chưa chú trọng đào tạo các kỹ năng
mềm cho sinh viên. Điều này làm cho phần lớn sinh viên tốt nghiệp chưa đáp
ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng, vấn đề không chỉ nằm ở kiến thức
chuyên môn mà còn ở các kỹ năng, thái độ làm việc và khả năng thích ứng với
công việc là những mặt hạn chế của sinh viên tốt nghiệp. Một cuộc khảo sát
do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học
Xã hội và Nhân văn (ĐH quốc gia Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3000
cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006-2010) của ba
đại học: ĐH quốc gia Hà Nội, ĐH quốc gia TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy
những con số báo động. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc
làm, trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công,
42% lựa chọn một giải pháp an toàn là tiếp tục học lên hoặc học thêm một
chuyên ngành khác. Thậm chí, có 27% cử nhân được hỏi cho biết, họ rất khó
kiếm việc làm do ngành học của mình không phù hợp với thị trường. Số người
rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về ngành học cũng chiếm tới 18%[2].
Trước tình hình đó, trường Đai học Cửu Long (MKU) đã không ngừng cải tiến
và đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đầu ra cho sinh

viên của mình để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của đơn vị sử dụng lao
động và từng bước tạo được uy tín, danh tiếng của trường trong hệ thống các
trường đại học của vùng. Để tồn tại và phát triển trong môi trường giáo dục
cạnh tranh như hiện nay, ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến chất
lượng đào tạo thể hiện ở chất lượng đầu ra. Do vậy, tác giả quyết định đề xuất
đề tài nghiên cứu: “Đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo của trường Đại
học Cửu Long theo quan điểm nhà sử dụng lao động”. Thông qua bài



2

nghiên cứu sẽ giúp cho nhà trường biết được những nhận định của các doanh
nghiệp (DN) về chất lượng sản phẩm đào tạo (SPĐT) để từ đó nhà trường rút
ra những kinh nghiệm và tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng SPĐT của MKU
theo quan điểm của nhà sử dụng lao động để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo của nhà trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích thực trạng đào tạo nhân lực của MKU.
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà sử
dụng lao động đối với SPĐT của MKU.
(3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng SPĐT của MKU.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Sản phẩm đào tạo của MKU có đáp ứng được yêu cầu công việc của
nhà sử dụng lao động? Đáp ứng ở mức độ nào?
(2) Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà sử dụng
lao động đối với SPĐT?

(3) Giải pháp nào nâng cao chất lượng cho SPĐT nhằm đáp ứng tốt yêu
cầu công việc của nhà sử dụng lao động?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi không gian
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là khu vực có nhiều sinh viên tốt nghiệp
của MKU đang làm việc cụ thể là ĐBSCL và TP.HCM.
1.4.2. Phạm vi thời gian
Đề tài sử dụng cả hai số liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu thứ cấp sử dụng
trong phân tích thực trạng cơ sở đào tạo được thu thập từ MKU. Về số liệu sơ
cấp được thu thập từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2013.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những người trực tiếp quản lý và sử
dụng lao động trong các DN có lao động tốt nghiệp từ MKU làm việc từ sáu
tháng trở lên.



3

1.4.4. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phân tích những đánh giá của các DN về chất
lượng SPĐT của MKU. Xem xét sự khác biệt giữa mức độ hài lòng và mức
độ quan trọng của một số tiêu chí đo lường thông qua đánh giá của DN.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng mức độ hài lòng của DN đối với SPĐT
của MKU.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nhóm tác giả Quan Minh Nhựt, Phạm Lê Đông Hậu, Trần Thị Bạch Yến
(2012), Đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu
doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học trở lên.
Tạp chí khoa học Trường ĐH Cần Thơ số 22b năm 2012. Mục tiêu của nghiên

cứu nhằm đo lường mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp khu vực ĐBSCL về
chất lượng nguồn nhân lực đào tạo từ các trường ĐH. Bài nghiên cứu đã tiến
hành khảo sát 98 DN ở các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Thành
phố Cần Thơ có sử dụng lao động đã tốt nghiệp từ trường ĐH Cần Thơ. Để
các kết luận từ kết quả phân tích có giá trị, một sự so sánh cụ thể giữa chất
lượng kỳ vọng bởi DN và chất lượng đào tạo thực tế qua khảo sát được thực
hiện trong nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả cùng với kiểm định sự
khác biệt độc lập t-test được áp dụng với dữ liệu thu thập được từ các DN
trong năm 2011. Kết quả phân tích chỉ ra rằng yêu cầu về chất lượng đào tạo
của DN tương đối cao. Đối với chất lượng nguồn lực được đào tạo, các DN
trong khu vực đánh giá tương đối cao và thỏa mãn về mức độ đáp ứng so với
kỳ vọng. Tuy nhiên, các DN trong khu vực phần nào đánh giá chưa cao lắm
đối với một vài tiêu chí như khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm
cũng như khả năng đàm phán của sinh viên.
Ngô Thị Thanh Tùng (2009), Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với
công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005
thông qua ý kiến người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa
bàn Hà Nội. Luận văn Thạc Sĩ quản lý giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội. Tác
giả thực hiện nghiên cứu này nhằm đo lường mức độ đáp ứng với công việc
của sinh viên tốt nghiệp ĐH ngành kinh tế thông qua ý kiến người sử dụng lao
động. Thông qua kết quả khảo sát 150 DN trên địa bàn Hà Nội, các ngành
nghề thuộc nhóm ngành kinh tế được khảo sát bao gồm: Quản trị kinh doanh,
Marketing, Thương mại, Kế toán, Ngân hàng và Tài chính. Phương pháp
phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn và phỏng vấn sâu bán cấu trúc
được sử dụng để thu thập số liệu và thông qua phương pháp thống kê mô tả để
đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên kinh tế. Mô hình Rasch



4


cũng được sử dụng để đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo
lường. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành kinh
tế tuyển dụng vào làm đúng ngành nghề tại các DN là khá hạn chế so với số
lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Trong quá trình làm việc, sinh viên tốt
nghiệp ĐH kinh tế đáp ứng ở mức độ vừa phải các yêu cầu của công việc, tuy
nhiên, những sinh viên này thiếu những kỹ năng thực tế, nhóm 5 tiêu chí sinh
viên tốt nghiệp đáp ứng tốt nhất: (1) Thái độ tích cực đóng góp cho doanh
nghiệp; (2) Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; (3)
Khả năng thích nghi và điều chỉnh; (4) Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông
tin và (5) Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế. Nhóm 5 tiêu chí
sinh viên tốt nghiệp ĐH kinh tế đáp ứng kém nhất: (1) Khả năng bày tỏ ý kiến,
quan điểm cá nhân; (2) Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc; (3) Hiểu
biết về môi trường hoạt động của DN; (4) Tuân thủ kỷ luật lao động và (5)
Khả năng chịu áp lực công việc.
Athula Ranasinghe (2011), Employer Satisfaction towards Business
Graduates in Sri Lanka. 2011 International Conference on Social Science and
Humanity IPEDR vol.5 (2011) © (2011) IACSIT Press, Singapore. Nghiên
cứu được thực hiện để giải quyết các con số về việc làm và chất lượng của
sinh viên tốt nghiệp và mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với
sinh viên tốt nghiệp. Bài viết này nhằm điều tra mức độ hài lòng của người sử
dụng lao động khu vực tư nhân đối với sinh viên tốt nghiệp kinh doanh được
tuyển dụng ở Sri Lanka. Nghiên cứu điều tra 65 công ty kinh doanh khu vực
tư nhân là người sử dụng lao động có thể cung cấp cơ hội việc làm cho nhân
viên tiềm năng ở Sri Lanka. Các công cụ thống kê như thống kê mô tả, biểu
bảng, bảng tùy chỉnh và thử nghiệm ANOVA một chiều để phân tích dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ngoại trừ các kỹ sư và bác sĩ, thì sinh viên
tốt nghiệp kinh doanh có ít nhiều kỹ năng và phẩm chất cần thiết để làm việc
trong những nơi làm việc khu vực tư nhân. Nhưng những kỹ năng và phẩm
chất ấy không đạt tiêu chuẩn dự kiến của nhà sử dụng lao động khu vực tư

nhân. Trong số những kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp kinh doanh ở Sri
Lanka, sinh viên đặc biệt thiếu các kỹ năng với công nghệ thông tin, trình độ
ngoại ngữ và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế. Do đó, sinh viên tốt
nghiệp kinh doanh của Sri Lanka nên cải thiện các kỹ năng cần thiết, thái độ
và phẩm chất để tạo ra một nhu cầu tốt cho họ trong thị trường việc làm có sẵn
và để cân bằng trình độ chuyên môn với nhân viên lĩnh vực khác. Hạn chế của
nghiên cứu là chỉ có 65 nhà tuyển dụng là các công ty có đặc điểm khác nhau.
Do đó những người sử dụng lao động có thể có những trải nghiệm khác nhau,
thái độ, chính sách đối với sinh viên tốt nghiệp khác nhau cùng với nhận xét



5

cá nhân của họ. Do thời gian và nguồn lực hạn chế, nghiên cứu không giải
quyết ảnh hưởng của các bên liên quan khác.
Elena Doval and Oriana Doval (2009), Employer satisfaction regarding
the higher education quality: Spiru Haret University case study. Proceedings
of the 2009 EMUNI Conference on Higher Education and Research - Spiru
Haret University 2009. Bài viết này xem xét sự hài lòng của sử nhà dụng lao
động trong bối cảnh vai trò và nhiệm vụ của các trường ĐH trong phạm vi
kiến thức xã hội và dựa trên chất lượng giáo dục là các tài sản chiến lược
chính trong cuộc cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường. Nghiên cứu này
được dựa trên một cuộc khảo sát thí điểm phát triển với 530 nhà sử dụng lao
động và đo lường sự hài lòng của họ về các sinh viên và sinh viên tốt nghiệp
trường ĐH Haret Spiru (USH). Bài viết này tập trung vào các mục tiêu sau
đây: thứ nhất mô tả tóm tắt môi trường ĐH hiện tại và tương lai một cách
tương đối và nhiệm vụ liên quan đến việc đảm bảo chất lượng và làm thế nào
nó được phản ánh vào các chỉ số như sự hài lòng của người sử dụng lao và
hình ảnh trường đại học; thứ hai thiết lập các phương pháp nghiên cứu dựa

trên 25 câu hỏi; thứ ba trình bày và nhận xét kết quả khảo sát theo quan điểm 6
khía cạnh quan trọng: các tiêu chuẩn khuyến khích / sa thải lao động, số lượng
học sinh hoặc sinh viên tốt nghiệp làm việc, trình độ đào tạo (lý thuyết và thực
hành) của các sinh viên đại học và sinh viên tốt nghiệp, con đường sự nghiệp
của các học sinh / sinh viên tốt nghiệp trong tổ chức, thông tin liên lạc và quan
hệ với các trường đại học và các vấn đề tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy
thực tế là các nhà tuyển dụng hài lòng, điều này được chứng minh bởi một số
lượng lớn nhân viên - sinh viên tốt nghiệp USH đang làm việc cho họ và bởi
thực tế họ khuyên nên để các nhân viên khác theo học tại USH. Sử dụng lao
động muốn thuê sinh viên tốt nghiệp USH do đào tạo lý thuyết và thực tế rất
tốt của trường, bao gồm cả kỹ năng máy tính. Điều tra thí điểm này là một
thách thức cho tương lai, theo định kỳ, nghiên cứu được tiến hành để xác định
các điểm yếu trong hệ thống giáo dục, để tránh những trục trặc trong quá trình
nghiên cứu và giảng dạy khoa học và xác định các yếu tố cần thay đổi để cải
thiện hình ảnh trường ĐH và tính hữu dụng của nó trong xã hội.
Dianne Hagan (2003), Employer Satisfaction with ICT Graduates.
School of Computer Science and Software Engineering Monash University.
Nhà sử dụng lao động đã được khảo sát trong năm 2001 để tìm hiểu làm thế
nào họ hài lòng với sinh viên tốt nghiệp các khóa học đại học công nghệ thông
tin, và họ nhìn thấy những thiếu sót gì trong giáo dục của các trường này. Sự
sẵn lòng của người sử dụng lao để sử dụng sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH
phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của các công ty. Sinh viên tốt nghiệp được



6

xem là thường thiếu một trong những khía cạnh nhưng điều này ít ảnh hưởng
đến việc làm của họ. Thông qua kết quả của hơn 500 khảo sát trong số 3500
khảo sát được gửi đi, đạt tỷ lệ đáp ứng khoảng 14 %. Phương pháp phân tích

chủ yếu được sử dụng là thống kê mô tả. Nghiên cứu cho thấy các DN nhỏ có
xu hướng không sử dụng sinh viên tốt nghiệp công nghệ thông tin gần đây và
đang bi quan về khả năng sử dụng các sinh viên này trong tương lai, triển
vọng việc làm cho sinh viên tốt nghiệp mới trong tương lai gần là không tốt.
Tuy nhiên, 64% các nhà tuyển dụng hiện đang có sinh viên tốt nghiệp làm
thuê nói rằng họ rất có khả năng tiếp tục mở rộng quy mô trong tương lai.
Điều này có nghĩa rằng có một thị trường lao động hấp dẫn cho các sinh viên
tốt nghiệp trong tương lai. Các trường ĐH cần phải tiếp tục tập trung mở rộng
kiến thức và sự hiểu biết cho sinh viên để chuẩn bị cho sinh viên có đủ sự linh
hoạt để tìm hiểu công nghệ mới khi cần thiết. Các trường đại học cũng cần
phải trao dồi liên kết chặt chẽ hơn với đại diện ngành công nghiệp, để cải thiện
cơ hội của họ trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa công nghệ hiện tại và định
hướng tương lai trong việc giảng dạy của mình.
Đỗ Thị Thúy (2012), Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của
sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành điều khiển tàu biển và máy tàu biển của
trường Đại học hàng hải. Luận văn Thạc sĩ - ĐH Quốc gia Hà Nội. Mục đích
nghiên cứu của đề tài là thực hiện việc tìm hiểu mức độ đáp ứng công việc
trên biển của sinh viên chính quy đã tốt nghiệp Trường ĐH Hàng hải thông
qua trình độ kiến thức, kỹ năng làm việc và thái độ đối với công việc mà sinh
viên đã được trang bị khi còn học trong nhà trường, trên cơ sở phân tích, xử
lý, đánh giá các kết quả đã thu được để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo, công tác huấn luyện cho nguồn nhân lực đi biển của
ĐH Hàng hải, đảm bảo đưa ra được những sản phẩm nguồn nhân lực hoàn
thiện nhất đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc trên biển. Thông qua kết quả
khảo sát 192 cựu sinh viên ngành điều khiển tàu biển và 182 cựu sinh viên
ngành máy tàu biển và mô hình tương quan Alpha của Cronbach (Cronbach's
Coefficient Alpha) sử dụng để kiểm tra độ tin cậy, tính hiệu lực của công cụ
đo lường, hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định lượng và
phương pháp định tính, bộ công cụ để nghiên cứu định lượng là hai mẫu phiếu
xin ý kiến khảo sát của sinh viên thông qua phương pháp thống kê mô tả tìm

hiểu mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên về kiến thức, kỹ năng,
thái độ nghề nghiệp so với các yêu cầu công việc trên biển. Để tăng tính hiệu
quả cho bộ công cụ đo, trong bộ công cụ đo lường đề tài có sử dụng thang đo
định danh, thang đo Likert với 5 mức chia. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
mức độ nắm vững và thành thạo kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng
chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Trung Bình Khá so



7

với yêu cầu công việc trên biển , mức độ hữu ích và Tần suất sử dụng kiến
thức chuyên môn, kỹ năng chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng
mức độ Tốt so với yêu cầu công việc trên biển, về Thái độ nghề nghiệp của
sinh viên 2 ngành đi biển được đánh giá khá đồng đều nhau và đều đạt ở mức
độ Đáp ứng khá tốt. Điểm hạn chế của đề tài mới chỉ đánh giá được đối tượng
cựu sinh viên thuộc 3 khóa thuộc 2 ngành đi biển nên kết quả thu được chưa
đạt được mong muốn tối ưu nhất trong khi hiện nay, số lượng thuyền viên
đang làm việc cho các công ty vận tải biển trong nước cũng như nước ngoài là
rất lớn.
Phạm Thị Huyền (2007), Giáo dục đại học ở Việt Nam: Nhìn từ thị
trường lao động. Luận văn thạc sĩ - ĐH Kinh tế quốc dân. Bài nghiên cứu cho
rằng giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay cung không đáp ứng cầu về cả mặt số
lượng và chất lượng. Về số lượng, sự thiếu hụt nguồn nhân lực đạt chuẩn ở
hầu hết các ngành từ công nghệ thông tin đến các ngành kinh tế như tài chính
ngân hàng, marketing, du lịch hay đóng tàu. Về chất lượng, có thể nói tỷ lệ
sinh viên tốt nghiệp đại học đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc hiện tại là
rất thấp. Nghiên cứu này cũng trích dẫn các nghiên cứu của Ngân hàng thế
giới là tới 50% doanh nghiệp may mặc, hóa chất đánh giá lao động được đào
tạo không đáp ứng nhu cầu của mình. Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ

các cơ sở đào tạo cần được đào tạo lại ngay sau khi tuyển dụng, cá biệt, lĩnh
vực phần mềm cần đào tạo lại ít nhất 1 năm cho 80%-90% sinh viên tốt nghiệp
được tuyển dụng. Không chỉ phải đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ, người
sử dụng lao động còn phải huấn luyện cho nhân viên có thái độ làm việc, nhận
thức về trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc để có được quyền lợi mà họ
được hưởng, các kỹ năng cần thiết trong công việc như giao tiếp, thương
lượng, sử dụng máy tính ngoại ngữ.
Nhìn chung các nghiên cứu trên đều có một hạn chế chung đó là chỉ
khảo sát chất lượng SPĐT hoặc đo lường mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao
động đối với SPĐT thông qua một số tiêu chí tuy nhiên chưa đưa ra mô hình
định lượng cụ thể để xác định xem các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến mức độ
hài lòng của nhà sử dụng lao động đối với SPĐT và mức độ ảnh hưởng ra sao.
Với nghiên cứu này tác giả sẽ kế thừa các tiêu chí đo lường sự hài lòng của
các nghiên cứu trước đây để đưa ra mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của nhà sử dụng lao động đối với SPĐT.




8

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.1. Chất lượng giáo dục
Chất lượng là một khái niệm “đa chiều” và bao hàm nhiều yếu tố
(Bogue, 1998). Đó là một khái niệm nhiều mặt và bao trùm ba khía cạnh: (1)
mục tiêu, (2) quá trình triển khai để đạt được mục tiêu, (3) thành quả đạt được.
Tuy các quan niệm về chất lượng tổng quát có khác nhau nhưng đều có chung
một quan niệm: chất lượng là sự thỏa mãn một yêu cầu nào đó.

Cụm từ “chất lượng giáo dục” đã được đề cập rất nhiều trên các phương
tiện thông tin đại chúng, trong hoạt động chuyên môn của ngành giáo dục và
cũng gây tranh cãi nhiều trong dư luận - xã hội. Thế nhưng, hiện nay chúng ta
vẫn chưa có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh. Từ cách nhìn khác nhau, mỗi
nhóm người hay mỗi người cũng có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về chất
lượng giáo dục. Chẳng hạn như: giáo viên đánh giá chất lượng học tập bằng
mức độ mà học sinh nắm vững các kiến thức kỹ năng, phương pháp và thái độ
học tập của cá nhân. Học sinh có thể đánh giá chất lượng học tập bằng việc
nắm vững kiến thức và vận dụng vào thực hành các bài tập, bài kiểm tra, bài
thi Cha mẹ học sinh đánh giá chất lượng bằng điểm số kiểm tra - thi, xếp
loại. Người sử dụng SPĐT thì đánh giá chất lượng bằng khả năng hoàn thành
nhiệm vụ được giao, khả năng thích ứng với môi trường…
Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ
đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo. Do vậy
trong lĩnh vựa giáo dục nói chung hay đối với một cơ sở giáo dục nói riêng thì
định nghĩa: “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” là phù hợp nhất.
Theo Đặng Thành Hưng (2004, trang 10-12), chất lượng giáo dục là tổng
hòa các thuộc tính, đặc diểm bản chất của tất cả các bộ phận thuộc nền giáo
dục nhất định, làm cho nền giáo dục đó có khả năng đáp ứng các mục tiêu phát
triển đất nước bền vững, thỏa mãn nhu cầu lợi ích của nhân dân và sự phát
triển của người học [6].
PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị (Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh) cho
rằng, cách hiểu phổ biến hiện nay về chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục
tiêu đề ra của giáo dục. Mục tiêu giáo dục ĐH toàn diện gồm có: phẩm chất
công dân, lý tưởng, kỹ năng sống; tri thức (chuyên môn, xã hội, ngoại ngữ, tin
học ) và khả năng cập nhật thông tin; giao tiếp, hợp tác; năng lực thích ứng



9


Chất lượng
giáo dục

Chất lượng của các
nhân tố đầu vào

Chất lượng các
hoạt động giáo dục

Chất lượng thể
hiện ở các sản
phẩm đầu ra
với những thay đổi và khả năng thực hành, tổ chức và thực hiện công việc, khả
năng tìm việc làm và tự tạo việc làm có ích cho bản thân và người khác [22].
Theo khung chất lượng giáo dục của UNESCO đã khuyến cáo cộng đồng
quốc tế áp dụng trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng của hệ thống giáo dục bao
gồm ba khâu cơ bản:









Nguồn: Kỷ yếu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các trường sưu phạm Việt Nam, 2008
Hình 2.1: Khung chất lượng giáo dục của UNESCO
Từ khung chất lượng giáo dục trên ta thấy được chất lượng giáo dục của

một trường ĐH là tổng hợp chất lượng ban đầu của người học và người dạy
(sinh viên, giảng viên), nguồn lực của hoạt động giảng dạy và quá trình học
tập, chất lượng của các nguồn học liệu, trang thiết bị dạy học, phương tiện,
môi trường dạy học, không gian vật chất và tâm lý của nhà trường, bộ máy
quản lý quá trình đào tạo, các mối quan hệ quản lý và chuyên môn… và chất
lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên
chúng ta khó có thể đánh giá một cách toàn diện các yếu tố chất lượng đào tạo
(vì SPĐT có liên quan trực tiếp đến con người là nhân tố rất đa dạng và phức
tạp). Chúng ta chỉ có thể thâu tóm được những tiêu chí cơ bản và đại diện, chỉ
bao quát được những thành phần cần thiết nhất của giáo dục và đào tạo để
đánh giá chất lượng [5].
Như vậy có thể xem chất lượng giáo dục ở 4 thành phần cơ bản sau [17]:
Thứ nhất, yếu tố đầu vào của hệ thống giáo dục bao gồm: các nguồn vật
chất như cơ sở vật chất của nhà trường, sách, giáo trình, tài liệu học tập, trang
thiết bị, thư viện… Con người tham gia vào giáo dục như các nhà quản lý giáo
dục, giáo viên học sinh; đầu tư tài chính cho mỗi học sinh; tỷ lệ GDP dành cho
giáo dục…



10

Thứ hai, quá trình giáo dục của hệ thống: thời gian dành cho học tập,
phương pháp dạy; tương tác giữa giáo viên và học sinh; quy mô lớp học…
Thứ ba, kết quả giáo dục (sản phẩm đào tạo) những phẩm chất giá trí của
người học được đào tạo như kiến thức, kỹ năng… và sự trưởng thành của
người dạy trong quá trình giáo dục…
Thứ tư, các yếu tố ảnh hưởng: điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội; kiến
thứ về giáo dục cộng đồng, cơ sở hạ tầng, dân tộc tôn giáo; nguồn lực dành
cho giáo dục; sự mong đợi của công chúng…

2.1.2. Cách tiếp cận đánh giá chất lượng giáo dục ĐH
Để tiếp cận với khái niệm đánh giá chất lượng giáo dục dễ dàng, trước
tiên ta cần tìm hiểu về khái niệm đánh giá. Đánh giá là căn cứ vào các số đo và
các tiêu chí xác định đánh giá năng lực và phẩm chất của SPĐT để nhận định,
phán đoán và đề xuất các quyết định nhằm nâng cao không ngừng chất lượng
đào tạo, Đánh giá có thể là định lượng dựa vào các con số hoặc định tính dựa
vào các ý kiến và giá trị [1].
Theo TS Nguyễn Anh Dũng (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục)
thì đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông cần dựa vào các tiêu chí như chất
lượng đầu vào, quá trình giáo dục và chất lượng đầu ra của sản phẩm được
giáo dục đào tạo. Trong đó chú ý các yếu tố tác động như nội dung chương
trình và sách giáo khoa; số lượng cơ cấu và chất lượng nghề nghiệp của giáo
viên; phương pháp và thiết bị giáo dục và công tác kiểm tra đánh giá việc học
tập của học sinh [22].
Qua nghiên cứu về chất lượng giáo dục trung học chuyên nghiệp,
PGS.TS Nguyễn Đức Trí (Viện Chiến lược và chương trình giáo dục) đã có
quan niệm rằng, chất lượng giáo dục được đánh giá bằng đầu vào, đầu ra (sản
phẩm của giáo dục); "giá trị gia tăng" (sự tăng trưởng trong phát triển trí tuệ
và nhân cách người học); giá trị học thuật - tri thức (đội ngũ giáo viên của
trường có chất lượng, có uy tín thì trường được xem là có chất lượng) [22].
Chất lượng giáo dục phải được nhận diện cụ thể bằng hai tiêu chí: khối
lượng kiến thức và phương pháp truyền đạt [20].
 Khối lượng kiến thức gồm 3 phần:
. Phần kiến thức đại cương bắt buộc: do Bộ giáo dục của một quốc gia
quy định, phần lớn đây là khối kiến thức về khoa học xã hội nhân văn của
quốc gia đó.
. Phần kiến thức cơ sở chuyên ngành: do từng trường đại học quy định,
tập hợp khối kiến thức cơ bản về một ngành khoa học.




11

. Phần kiến thức chuyên sâu: do từng người thầy giảng dạy chịu trách
nhiệm.
 Phương pháp truyền đạt không chỉ mang tính kỹ thuật mà còn cả
một nghệ thuật. Nói chung trường ĐH không còn nặng triễu tính truyền thống
từ xã hội phong kiến. Thầy đến với sinh viên không phải là một bậc thánh
hiền mà với tư cách một người bạn, một người anh đi trước. Người thầy phải
biết đưa ra một vấn đề tranh cãi nhằn tiến tới sự thật. Một sự thật chính xác
hơn các sự thật mà người thầy đã từng tìm thấy trước đó.
Sinh viên tốt nghiệp ĐH chính là những sản phẩm của giáo dục đại học
"lưu hành" trong xã hội. Đây là một loại sản phẩm rất đặc biệt, đó là Con
người, là Nhân lực hiện đại. Việc đánh giá chất lượng của loại sản phẩm đặc
biệt này không dễ. Không thể chỉ đo chất lượng giáo dục đại học thông qua số
lượng sinh viên tốt nghiệp, số sinh viên đi làm hay thất nghiệp sau khi tốt
nghiệp, mà còn phải đo lường thông qua mức độ đáp ứng với công việc của
sinh viên khi ra trường, mức độ hài lòng của người sử dụng lao động. Cũng có
những ý kiến cho rằng, có thể thiết kế những kỳ thi để đánh giá năng lực
chung của người học, nhưng thực tế, khó có thể có một kỳ thi dùng chung cho
các lĩnh vực rất khác nhau như giữa xã hội-nhân văn và kỹ thuật. Hơn nữa, các
kỳ thi đánh giá năng lực chung sẽ làm cho nhà trường ít chú ý đến đào tạo
chuyên môn, trái với mục tiêu đào tạo chuyên môn hoá của giáo dục đại học.
Trên thế giới, tuỳ theo từng mô hình giáo dục ĐH của từng nước mà áp dụng
các phương thức đánh giá chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục khác
nhau. Cách tiếp cận đánh giá chất lượng giáo dục ĐH thông qua đánh giá sản
phẩm (outcome assessment) được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng bởi tính
chất đặc biệt của sản phẩm giáo dục đại học [21].
Ở Việt Nam, sau một thời gian nghiên cứu và thảo luận, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã thống nhất đưa ra bộ chỉ số thực hiện giáo dục ĐH Việt Nam

gồm 3 phần với 20 tiêu chí, mỗi tiêu chí có một số chỉ số có thể đo lường
được. Sản phẩm của giáo dục đại học được thể hiện cụ thể ở tiêu chí "Chất
lượng sinh viên tốt nghiệp". Tiêu chí này bao gồm 12 chỉ số cụ thể như
sau[11]:
1) Kết quả tốt nghiệp của sinh viên (điểm tốt nghiệp, phân loại tốt nghiệp)
2) Hiệu quả đào tạo (tỷ lệ tốt nghiệp so với số sinh viên năm cuối, tỷ lệ tốt
nghiệp so với số sinh viên nhập học từ năm thứ nhất, tỷ lệ tốt nghiệp đúng
thời hạn, thời gian hoàn thành khoá học)
3) Phẩm chất chính trị đạo đức của sinh viên tốt nghiệp



12

4) Năng lực chung của sinh viên tốt nghiệp (khả năng tư duy sáng tạo, sự tự
tin, kiến thức liên quan, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc
theo nhóm, khả năng tiếp nhận những tư tưởng mới, tinh thần hợp tác,
khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng, khả năng phân tích và đánh giá,
biết tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, khả năng tiếp tục học cao
hơn)
5) Kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp và khả năng giải
quyết vấn đề về chuyên môn tương xứng với trình độ được đào tạo
6) Sự liên quan giữa đào tạo và việc làm chuyên môn sau khi tốt nghiệp 1
năm, 5 năm và 10 năm
7) Thời gian trung bình tìm được việc làm đầu tiên phù hợp với chuyên môn
được đào tạo kể từ khi tốt nghiệp.
8) Thu nhập bình quân của sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm, 5 năm và 10 năm
công tác trong ngành được đào tạo.
9) Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp không có việc làm theo ngành được đào tạo (sau
1 năm, 5 năm)

10) Tỷ số sinh viên tốt nghiệp tiếp tục theo học cao hơn: chuyển tiếp sinh, tiếp
tục theo học bậc cao hơn sau 1 năm, 5 năm và 10 năm tốt nghiệp
11) Mức độ sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của
thị trường lao động
12) Mối quan hệ giữa khả năng đào tạo của trường và nhu cầu sử dụng của thị
trường lao động


 Nâng cao chất lượng giáo dục đại học
GS.TS Graeme - hiệu trưởng British University Vietnam.chia sẻ: “Để
nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, theo tôi cần 3 yếu tố quan trọng nhất, đó là
giáo trình, giáo viên và kỹ năng nghề. Cụ thể, về giáo trình phải đảm bảo
hướng dẫn cho học sinh từ kiến thức tới kỹ năng học áp dụng trong thực tế
như thế nào với nền kinh tế nơi học sinh đang sống và phát triển. Đối với đội
ngũ giáo viên phải đảm bảo về chất lượng giảng dạy. Về kỹ năng nghề phải
linh hoạt và phát triển, không chỉ dạy những cái đã biết mà phải dạy những cái
kỹ năng ngành nghề đó yêu cầu để đáp ứng nhu cầu xã hội. Đặc biệt, khi phát
triển khung cấu trúc chương trình thì phải tìm giá trị, nhu cầu mới để tái trúc
lại chương trình cho phù hợp thực tế” [4].



13

2.1.3. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp ĐH
2.1.3.1. Khái niệm
Khái niệm năng lực được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo
cách tiếp cận truyền thống (tiếp cận hành vi), năng lực là khả năng đơn lẻ của
cá nhân, được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng cụ
thể. Năng lực được đánh giá thông qua kết quả có thể quan sát được.

Theo Trần Trọng Thuỷ và Nguyễn Quang Uẩn (1998) năng lực là tổng
hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc
trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả
tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy [15].
Năng lực của sinh viên tốt nghiệp ĐH là những năng lực mà cá nhân
người tốt nghiệp có được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục đào tạo
ĐH. Như đã đề cập ở khái niệm năng lực, năng lực của người tốt nghiệp ĐH
cũng là một năng lực tổng hợp, bao gồm nhiều thành tố và có nhiều quan
điểm khác nhau về những thành tố cấu thành năng lực của người tốt nghiệp
ĐH.
2.1.3.2. Tiêu chí đánh giá năng lực của người lao động
Trong bài nghiên cứu này chỉ giới hạn đánh giá SPĐT theo quan điểm
của nhà sử dụng lao động nên tác giả chỉ đề cập đến những tiêu chí đánh giá
của người sử dụng lao động cụ thể là Hiệp hội các DN của Mỹ và Nhật:
1

Theo Hiệp hội các DN của Mỹ, người lao động cần có 7 năng lực then
chốt: 1/ Thu thập, phân tích và tổ chức thông tin; 2/ Truyền bá những tư tưởng
và thông tin; 3/ Kế hoạch hoá và tổ chức các hoạt động; 4/ Làm việc với người
khác; 5/ Sử dụng những ý tưởng và kỹ thuật toán học; 6/ Giải quyết vấn đề và
7/ Sử dụng công nghệ. Hiệp hội DN Mỹ cho rằng người lao động cần hội tụ
đủ các năng lực này và mức độ đạt được năng lực tổng hợp của bảy năng lực
thành tố sẽ tạo nên mức độ thành đạt khác nhau của người lao động. Việc đạt
được tốt hơn thành tố này hay thành tố khác trong năng lực sẽ tạo nên người
lao động với sự thích ứng khác nhau trong công việc.
Các DN Nhật Bản cũng có những tiêu chí khá rõ ràng khi đánh giá người
lao động, bao gồm: 1/ Nhiệt tình trong công tác; 2/ Sự hợp tác; 3/ Sự sáng tạo;
4/ Kiến thức chuyên môn; 5/ Có cá tính; 6/ Kiến thức thực tế; 7/ Thứ hạng học

1


Trích theo Ngô Thị Thanh Tùng, 2009. Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc
của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 thông qua ý kiến người
sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Đại học
Quốc gia Hà Nội, trang 26-27.




14

tập và 8/ Uy tín trường đào tạo. Các DN Nhật Bản là một trong số ít doanh
nghiệp quan tâm đến thứ hạng học tập và uy tín trường đào tạo trong khi đánh
giá năng lực của người lao động. Điều này có vẻ gần hơn cả với tâm lý của
người tuyển dụng lao động ở Việt Nam, tuy nhiên, những người sử dụng lao
động ở các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng đó không phải là điều quyết định
mức độ đáp ứng với công việc của người lao động.
2.1.4. Mối liên hệ giữa phân tích những đánh giá, yêu cầu của DN đối
việc nâng cao chất lượng đào tạo
Điều tra nhu cầu, yêu cầu và phân tích những đánh giá, mức độ hài lòng
của DN là công việc mà các trường đào tạo phải thực hiện dù quy mô của cơ
sở đào tạo lớn hay nhỏ. Việc nghiên cứu đó sẽ giúp hình thành nên một hệ
thống thông tin về thị trường lao động.
Để nâng cao chất lượng đào tạo thì cần phải thiết lập mối quan hệ chặt
chẽ giữa đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng SPĐT. Một trong những bí quyết
tạo dựng nên những thành tựu to lớn về kinh tế ở các nước công nghiệp phát
triển là có sự hợp tác chặt chẽ của các trường ĐH với các đơn vị sử dụng lao
động. Mối quan hệ hai chiều giữa trường ĐH và các đơn vị sử dụng lao động
còn thể hiện ở chỗ trường ĐH là kênh thông tin quan trọng để quảng bá cho
thương hiệu của DN, ngược lại, sự phát triển của doanh nghiệp khẳng định vị

thế cho một trường đại học trên thị trường lao động.
Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng SPĐT được thiết lập
tốt sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên:
2

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả đào tạo: 1/ Tăng cường hiệu quả trong, nhờ
nắm bắt được nhu cầu đào tạo và đơn đặt hàng của các DN mà cơ sở đào tạo
có kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, xưởng thực
hành cho phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo, góp phần
đạt hiệu quả trong đầu tư kinh phí. Người học có địa chỉ làm việc sau khi tốt
nghiệp, định hình được nội dung công việc của mình sau khi tốt nghiệp sẽ có
động cơ kích thích trong học tập, yên tâm và cố gắng học tập tốt; 2/ Tăng
cường hiệu quả ngoài của đào tạo: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sẽ
được tăng lên, các kỹ năng và kiến thức trang bị cho sinh viên gần với thực tế
hơn và sinh viên có khả năng thích ứng cao hơn. Nhờ đó, thời gian tìm việc và
thích ứng với công việc rút ngắn đi.

2

Trích theo Ngô Thị Thanh Tùng, 2009. Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc
của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 thông qua ý kiến người
sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Đại học
Quốc gia Hà Nội, trang 32-33.




15

Thứ hai, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo: thông

qua sự tham gia của các DN vào việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương
trình học tham gia vào công tác giảng dạy, hỗ trợ cơ sở vật chất và tài chính,
cải tiến tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng đầu ra, đồng thời, nhờ mối quan
hệ chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động, các trường ĐH cũng có những
đổi mới về quản lý. Các đơn vị đào tạo nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm
quan trọng của cơ sở sử dụng lao động trong việc nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo, đối với sự tồn tại và phát triển của cơ sở đào tạo. Ngược lại, vì
được tham gia vào các quá trình tạo ra sản phẩm của các cơ sở đào tạo nên các
đơn vị sử dụng lao động sẽ chủ động được nguồn nhân lực tương lai cho mình,
đồng thời có được những lao động phù hợp hơn cả với nhu cầu sử dụng, đáp
ứng tốt hơn với thực tế công việc.
2.1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Thông qua lược khảo tài liệu, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đều
đánh giá hiệu quả đào tạo theo hai góc độ chủ yếu: 1/Nhìn từ góc độ của cựu
sinh viên bằng cách xem xét khả năng, năng lực, mức độ thích ứng với công
việc của sinh viên tốt nghiệp đang lưu hành trong thị trường lao động thông
qua việc điều tra, khảo sát chính những cựu sinh viên này. Các nghiên cứu
điển hình theo hướng này như: Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2005), Nguyễn
Quốc Nghi (2011), Nguyễn Phạm Thị Lan Hương, Trần Triệu Khải (2010),
Đỗ Thị Thúy (2012), Phạm Xuân Thanh (2005) với bộ chỉ số thực hiện giáo
dục đại học… Các trường ĐH cũng đã đánh giá chất lượng đầu ra của mình
thông qua cuộc khảo sát ý kiến của cựu sinh viên như trường ĐH Khoa học xã
hội và nhân văn (2000) điều tra dấu vết của cựu sinh viên, Đánh giá chất
lượng đào tạo từ hướng tiếp cận cựu sinh viên của trường ĐH Bách khoa
TP.HCM (2002); 2/ Đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp nhìn từ góc độ
của nhà sử dụng lao động bằng cách đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng
nguồn nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp thể hiện ở mức độ đáp ứng với
công việc của sinh viên tốt nghiệp, mức độ hài lòng của các DN đối với lao
động. Các nghiên cứu điển hình theo hướng này như: Quan Minh Nhựt và ctg
(2012), Ngô Thị Thanh Tùng (2009), Hagan (2003), Elena Doval and Oriana

Doval (2009), Ranasinghe (2011), Trường ĐH kinh tế quốc dân (2005) với
công trình nghiên cứu Khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về sinh viên tốt
nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân, Điều tra công giới về thị trường việc
làm và tình hình sử dụng cựu sinh viên ngành nông học Trường Đại học Nông
nghiệp 1 Hà Nội do chính trường này thực hiện năm 2006.



16

Sau đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan gần nhất đến vấn
đề nghiên cứu trong đề tài này đã được tác giả tham khảo, kế thừa và làm cơ
sở để xây dựng mô hình nghiên cứu:
Mô hình của Benjamin Bloom (1956) đã phân biệt ba khía cạnh của hoạt
động giáo dục bao gồm: (1) Cung cấp nhận thức: các kỹ năng trí tuệ (Kiến
thức); (2) Tác động thái độ: sự phát triển trong các lĩnh vực tình cảm hoặc cảm
xúc (Thái độ); (3) Hình thành kỹ năng: các kỹ năng thuộc về chân tay hay thể
chất (Kỹ năng), Các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ này cũng chính là
mục tiêu của quá trình đào tạo, Có nghĩa là, sau một chương trình đào tạo, các
học viên cần thu được những kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ mới: Về nhận
thức (Bloom, 1956): Khía cạnh nhận thức bao gồm kiến thức và sự phát triển
các kỹ năng thuộc về trí tuệ. Về thái độ (Krathwohl, Bloom, Masia, 1973):
bao gồm hành vi mà ở đó chúng ta giải quyết mọi chuyện trên cơ sở tình cảm,
chẳng hạn như cảm xúc, các giá trị, sự trân trọng, lòng nhiệt tình, động lực và
thái độ. Về kỹ năng (Dave, 1975): bao gồm cử động thể chất, sự hợp tác và sử
dụng các lĩnh vực thuộc kỹ năng động cơ.
Theo Sharon (1998) sự hài lòng của người sử dụng lao đối với lao động
chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: (1) kỹ năng cụ thể, (2) kỹ năng cốt lõi, (3) đặc
điểm cá nhân, và (4) kỹ năng giao tiếp. Trong đó, sự hài lòng với những kỹ
năng cốt lõi là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với sự hài lòng của người

sử dụng lao động.
Đỗ Thị Thúy (2012) đánh giá mức độ đáp ứng với công việc trên biển
của sinh viên hàng hải thông qua 3 nhân tố: Kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Theo Đỗ Nghiêm Thanh Phương (2009) có 3 yếu tố tác động mức độ đáp ứng
với công việc của sinh viên tốt nghiệp: (1) Kiến thức chuyên môn, (2) Kỹ
năng chuyên môn, (3) Thái độ nghề nghiệp. Trong đó, mức đô đáp ứng về kỹ
năng chuyên môn có mối tương quan tuyến tính với mức độ đáp ứng với công
việc lớn hơn so với mức độ đáp ứng về kiến thức và thái độ. Trường ĐH Hoa
Sen (2011) khảo sát mức độ hài lòng của DN đối với sinh viên thực tập hoặc
đang làm việc tại các DN thông qua 4 nhân tố: (1) Kỹ năng, (2) Chuyên môn
và nghiệp vụ, (3) Phẩm chất cá nhân, (4) Năng lực khác.
Các nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chí đánh giá chất lượng, mức độ
đáp ứng với công việc cũng như đánh giá sự hài lòng của người sử dụng lao
động đối với SPĐT. Sau đây là bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá:



17

Bảng 2.1: Các tiêu chí đo lường mức độ đáp ứng chất lượng hoặc sự hài lòng
của DN đối với SPĐT.
Tác giả
(năm)
Tiêu chí
Quan Minh
Nhựt
(2012)
[10]
(1) Khả năng vận dụng kiến thức chung trong công việc,
(2) Khả năng làm việc độc lập, (3) Khả năng làm việc

nhóm, (4) Khả năng lập kế hoạch hoạt động chuyên môn,
(5) Khả năng giao tiếp (đàm phán), (6) Nhạy bén với môi
trường làm việc thay đổi, (7) Kiến thức cơ sở và chuyên
ngành, (8) Năng lực về tin học, (9) Năng lực về ngoại ngữ,
(10) Năng lực nghiên cứu (cải tiến – sáng kiến), (11) Năng
lực học tập ở bậc cao hơn, (12) Hạnh kiểm, (13) Trách
nhiệm trong chuyên môn, (14) Tinh thần cầu tiến trong
chuyên môn, (15) Tác phong làm việc, (16) Trách nhiệm
với đồng nghiệp, (17) Tuân thủ chủ trương- pháp luật của
Nhà nước, (18) Người lao động được định hướng nghề
nghiệp, (19) Kiến thức sâu và rộng, (20) kiến thức chắc về
lý thuyết, (21) Kiến thức vững trong thực hành, (22) Khả
năng giải quyết công việc tốt, (23) Tạo dựng được uy tín
cho Đại học Cần Thơ, (24) Đánh giá chung của nhà sử
dụng lao động về tất cả các nội dung trên.
Ngô Thị
Thanh Tùng
(2009)
[21]
(1) Khả năng giải quyết tình huống công việc thực t
ế, (2)
Khả năng tự triển khai được yêu cầu công việc từ cấp trên,
(3) Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ, (4) Hiểu
biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp,(5) Hiểu
biết về xã hội và pháp luật, (6) Khả năng tự học, tự đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn, (7) Khả năng tìm kiếm và
sử dụng thông tin, (8) Khả năng tự kiểm tra và đánh giá
công việc của mình , (9) Khả năng sử dụng ngoại ngữ
trong công việc, (10) Khả năng tiếp thu, lắng nghe các
góp ý, (11) Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân,

(12) Khả năng sáng tạo, (13) Khả năng tham gia các hoạt
động xã hội, (14) Khả năng thích nghi và điều chỉnh, (15)
Khả năng chịu áp lực công việc, (16) Nhiệt tình trong
công việc, (17) Thái độ tích cực đóng góp cho doanh
nghiệp, (18) Tuân thủ kỷ luật lao động


1/ Kỹ năng giao tiếp, 2/ Kỹ năng làm việc theo nhóm, 3/
Tính toàn vẹn, 4/ Khả năng trí tuệ, 5/ Sự tự tin, 6/ Tính

×