Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 124 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






TRẦN THỊ MỪNG




ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI, 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM








TRẦN THỊ MỪNG



ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG



CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 60.85.01.03


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÒNG


HÀ NỘI, 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả



Trần Thị Mừng












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong

Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai; Ban Quản lý đào tạo đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Thái Tân; UBND xã An Lâm, huyện
Nam Sách; UBND huyện Nam Sách, Phòng Thống kê huyện, Phòng Nông nghiệp
& PTNT huyện Nam Sách, BCĐ xây dựng Nông thôn mới của huyện đã giúp đỡ,
tạo điều kiện và cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết để nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng
người đã dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn
chỉnh bản Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản lý đất đai.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, khích lệ, sẻ chia, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống và trong quá
trình học tập, nghiên cứu!













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv


MỤC LỤC

Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng NTM và quy hoạch xây dựng NTM 3
1.1.1. Một số khái niệm 3
1.1.2. Chức năng của nông thôn mới 4
1.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới 7
1.1.4. Nội dung xây dựng nông thôn mới 8
1.1.5. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 8
1.1.6. Vị trí và phạm vi của xây dựng nông thôn mới 9
1.1.7. Vị trí, vai trò của quy hoạch xây dựng nông thôn mới 10
1.1.8. Cơ sở pháp lý về xây dựng NTM và quy hoạch xây dựng NTM 11
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng NTM 12
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xây dựng nông thôn mới 12
1.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 22
1.2.3. Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương 26
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
2.2. Nội dung nghiên cứu 29
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nam Sách 29
2.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Nam Sách 29
2.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã

Thái Tân và xã An Lâm 29
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

2.2.4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Nam Sách 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 30
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 30
2.3.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu 30
2.3.4. Phương pháp xây dựng bản đồ 31
2.3.5. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 32
2.3.6. Phương pháp so sánh 32
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nam Sách 33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 33
3.1.2. Các nguồn tài nguyên 35
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 37
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện 42
3.2. Đánh giá tình hình thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Nam Sách 43
3.2.1. Đánh giá thực trạng nông thôn huyện Nam Sách trước khi xây dựng quy
hoạch nông thôn mới 43
3.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Nam Sách 45
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Thái Tân và
xã An Lâm 51
3.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã
Thái Tân 51

3.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại
xã An Lâm 64
3.3.3. So sánh việc thực hiện quy hoạch đường ngõ, xóm trên địa bàn xã Thái
Tân và xã An Lâm 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

3.3.4. Nhận xét về việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn xã Thái Tân và xã An Lâm 84
3.4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn
mới và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nam Sách 88
3.4.1. Đề xuất một số giải pháp thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng
nông thôn mới 88
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Nam Sách 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
BCĐ Ban chỉ đạo
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CN Công nghiệp
CC Cơ cấu
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
DVNN Dịch vụ nông nghiệp

HTX Hợp tác xã
HĐND Hội đồng Nhân dân
KHKT Khoa học kỹ thuật
NN Nông nghiệp
NNPTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTM Nông thôn mới
PHTH Phổ thông trung học
SL Số lượng
TNMT Tài nguyên và môi trường
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
THCS Trung học cơ sở
UBND Ủy ban nhân dân
XD Xây dựng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Nam Sách qua 2 năm 2010 và 2013 38
3.2 Tình hình dân số và lao động 39
3.3 Thực trạng nông thôn huyện Nam Sách trước khi xây dựng quy hoạch
nông thôn mới (năm 2011) 44
3.4 Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn
huyện Nam Sách (tháng 6 năm 2014) 48
3.5 So sánh thực trạng nông thôn huyện Nam Sách và kết quả thực hiện
Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM của huyện trên địa bàn huyện
Nam Sách 49

3.6 Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm xã Thái Tân 52
3.7 So sánh chỉ tiêu và hiện trạng thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã
Thái Tân 53
3.8 Tình hình thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp xã Thái Tân 56
3.9 Tình hình thực hiện quy hoạch giao thông xã Thái Tân 59
3.10 Tình hình thực hiện quy hoạch điện nông thôn xã Thái Tân 60
3.11 Tình hình thực hiện quy hoạch cơ sở văn hoá xã Thái Tân 61
3.12 Tình hình thực hiện quy hoạch cơ sở giáo dục đào tạo xã Thái Tân 63
3.13 Tình hình thực hiện quy hoạch cơ sở thể dục, thể thao 64
3.14 Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm xã An Lâm 66
3.15 So sánh chỉ tiêu và hiện trạng thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã An Lâm 67
3.16 Tình hình thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp xã An Lâm 70
3.17 Tình hình thực hiện quy hoạch giao thông xã An Lâm 71
3.18 Tình hình thực hiện quy hoạch điện nông thôn xã An Lâm 74
3.19 Tình hình thực hiện quy hoạch cơ sở văn hoá xã An Lâm 75
3.20 Tình hình thực hiện quy hoạch cơ sở giáo dục – đào tạo xã An Lâm 76
3.21 So sánh hiệu quả hoạt động của Ban phát triển thôn 79
3.22 So sánh sự tham gia của người dân tại các cuộc họp xây dựng các
công trình giao thông thôn, xóm 79
3.24 Kết quả đạt được trong xây dựng đường ngõ, xóm 81
3.25 Kết quả huy động kinh phí cho xây dựng đường ngõ, xóm 82

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
3.1 Vị trí huyện Nam Sách trong tỉnh Hải Dương
33

3.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Nam Sách 2 năm 2010 và 2013
38
3.3 Đường trục thôn Giữa xã Thái Tân được mở rộng
58
3.4 Trạm y tế xã Thái Tân mới xây dựng
62
3.5 Trường THCS Thái Tân
63
3.6 Đường trục xã An Lâm
72
3.7 Đường trục thôn Bạch Đa - xã An Lâm sau khi được mở rộng
72
3.8 Trạm y tế xã An Lâm mới xây dựng
76
3.9 Trường THCS xã An Lâm
77
3.10 Sân vận động trung tâm xã An Lâm đang được san lấp
78





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã

hội của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống ở khu vực nông
thôn chiếm gần 70% dân số cả nước. Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn có ý
nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta
đã rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp nông thôn.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế của đất
nước, kinh tế khu vực nông thôn đã có nhiều khởi sắc rõ rệt. Tuy nhiên do trình độ sản
xuất còn thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho GDP của khu vực nông thôn
còn chậm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn còn yếu kém, lạc hậu và không
đồng bộ, chưa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế; Cơ cấu hạ tầng kết nối giữa các khu
vực còn yếu kém. Trước tình hình đó, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và giải
quyết những bất cập mà khu vực nông thôn đang gặp, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều
chủ trương, chính sách về đầu tư phát triển cho khu vực nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia chiếm vị trí hết
sức quan trọng. Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới là căn cứ để xây dựng nội
dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong đó công
tác lập quy hoạch là tiêu chí số 1 trong 19 tiêu chí về nông thôn mới được ban hành.
Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là một huyện thuộc đồng bằng sông Hồng
nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Hải Dương đã có bước chuyển biến tích cực trong
phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như:
Điện, đường, trường, trạm, Vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn
của huyện đang tạo ra một bộ mặt mới theo hướng rất tích cực.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh Hải Dương về việc triển
khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Nam Sách
đã tiến hành thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới huyện, giai đoạn 2010- 2020 vào ngày 10/3/2011. Sau khi thành lập,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới huyện

Nam Sách đã tích cực chỉ đạo 18 xã trên địa bàn huyện lập quy hoạch xây dựng
nông thôn mới. Đến tháng 6 năm 2012, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của
18/18 xã đã được lập và phê duyệt. Việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Nam Sách bước đầu có nhiều thuận lợi, như: được sự quan
tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng và chính quyền các cấp, được sự quan tâm và hưởng
ứng của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vẫn còn chậm do gặp phải không ít những
khó khăn, như: chất lượng công tác quy hoạch còn thấp, thiếu kinh phí để thực hiện
quy hoạch, nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế….
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá tình hình thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn
mới và việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Bộ tiêu chí quốc
gia về xây dựng nông thôn mới và việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng NTM và quy hoạch xây dựng NTM
1.1.1. Một số khái niệm
- Nông thôn:
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã (Thông tư
số 54/2009/TT-BNNPTNT).
- Nông thôn mới:
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020. Tại quyết định này, mục tiêu chung của Chương trình
được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng
bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô
thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân
tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật
chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện
đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định,
giàu bản sắc văn hoá dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.
- Quy hoạch nông thôn mới: Là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất,
dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn, theo tiêu chuẩn nông
thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; được mọi người
dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ, sâu sắc và quyết tâm thực
hiện (Trung tâm kiểm định chất lượng và kinh tế xây dựng Bắc Ninh, 2012)


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

- Xây dựng nông thôn mới:
Xây dựng Nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả về
nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực,
vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với
các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng
thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về xây dựng Nông thôn mới là
những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện
đại mà vẫn giữ đựơc nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam. Nhìn
chung: xây dựng làng Nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.
Xây dựng Nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu
phát triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả cao
nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so với mô
hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.
Xây dựng Nông thôn mới là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở
nông thôn đồng lòng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp, sản xuất
phát triển toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) và đời sống của người
dân được nâng cao; nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Có thể quan niệm: Xây dựng Nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm,
cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu
mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây
dựng so với mô hình nông thôn cũ truyền thống, đã có ở tính tiên tiến về mọi mặt
(Phan Xuân Sơn, 2008).
1.1.2. Chức năng của nông thôn mới
- Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại:

Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các
quốc gia. Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn. Chức năng cơ
bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm
cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng
dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện
đại (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là biến nông thôn trở
thành thành thị. Hướng tư duy áp dụng mô hình phát triển của thành thị vào xây dựng
nông thôn phần nào đã phủ nhận những giá trị tự có của nông thôn và khả năng phát
triển trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng nông thôn (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống:
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, làng xóm ở nông thôn được hình thành
dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, huyết thống. Quy tắc hành
vi của xã hội gồm những người quen này là những phong tục tập quán đã được hình
thành từ lâu đời, ở đó con người đối xử tin cậy lẫn nhau trên quy phạm phong tục
tập quán đó. Ở đó quan hệ huyết thống là mối quan hệ quan trọng nhất. Chính các
tập thể nông dân cùng huyết thống đã giúp họ khắc phục được những nhược điểm
của kinh tế tiểu nông, giúp bà con nông dân chống chọi với thiên tai đại họa. Cũng
chính văn hoá quê hương đã sản sinh ra những sản phẩm văn hoá tinh thần quý báu
như lòng kính lão yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị tiết kiệm, thật thà
đáng tin, yêu quý quê hương.vv , tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nông
thôn đặc thù. Các truyền thống văn hoá quý báu này đòi hỏi phải được giữ gìn và
phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù. Môi trường thành thị là nơi có tính mở cao,
con người cũng có tính năng động cao, vì thế văn hoá quê hương ở đây sẽ không còn
tính kế tục. Do vậy, chỉ có nông thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư
theo dân tộc, dòng tộc mới là môi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hoá

quê hương. Ngoài ra, các cảnh quan nông thôn với những đặc trưng riêng đã hình
thành nên màu sắc văn hoá làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như trời
đất giao hoà, thuận theo tự nhiên với sự tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát triển hài hoà
cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dân tộc (Phan Đình Hà, 2011).
Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn nên việc
xây dựng nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hoà vốn có của
nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn. Điều này không những hạn chế tác
dụng của chức năng nông thôn mà còn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh
quan nông thôn và cảnh quan văn hoá truyền thống (Phan Đình Hà, 2011).
- Chức năng sinh thái:
Nền văn minh nông nghiệp được hình thành từ những tích luỹ trong suốt một
quá trình lâu dài, từ khi con người thích ứng với thiên nhiên, lợi dụng, cải tạo thiên
nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải hứng chịu các ảnh hưởng xấu và
cuối cùng là tôn trọng tự nhiên. Trong nông thôn truyền thống, con người và tự
nhiên sinh sống hài hoà với nhau, chức năng người tôn trọng tự nhiện, bảo vệ tự
nhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự nhiên. Thành thị là hệ
thống sinh thái nhân tạo phản tự nhiên ở mức độ cao nhất. Quá trình mưu cầu cuộc
sống đầy đủ về vật chất đã khiến người thành thị càng ngày càng xa rời tự nhiên.
Nền văn minh công nghiệp đã phá vỡ mối quan hệ hài hoà vốn có giữa con người
với thiên nhiên, dẫn đến phá vỡ môi trường một cách nghiêm trọng (Cù Ngọc
Hưởng, 2006).
Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con người ngày càng xa rời tự
nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong môi trường nước và không khí. Nếu so sánh
với hệ thống sinh thái đô thị, thì hệ thống sinh thái nông nghiệp một mặt có thể đáp
ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thực hoa quả cho con người, mặt khác
cũng đáp ứng được các yêu cầu về môi trường tự nhiên. Thuộc tính sản xuất nông

nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông nghiệp mang chức năng phục vụ hệ
thống sinh thái. Đất đai canh tác nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo
nguyên vv phát huy các tác dụng sinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm
tiếng ồn, cải thiện nguồn nước, phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất (Cù
Ngọc Hưởng, 2006).
Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa
thành thị với nông thôn. Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuối
cùng, thành thị cũng là nơi thu được lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn.
Các cảnh quan tự nhiên tươi đẹp cùng với môi trường sinh thái có thể đáp
ứng được nhu cầu trở về với tự nhiên của con người. Nông thôn có thể bù đắp được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

những thiếu hụt sinh thái của thành thị. Môi trường tự nhiên yên tĩnh có thể điều
hoà cân bằng tâm lý con người. Môi trường sinh vật phong phú khiến con người có
thể cảm thụ được những điều tốt đẹp từ cuộc sống. Sự chung sống hài hoà giữa con
người với tự nhiên có tác dụng thanh lọc và làm đẹp tâm hồn. Đây cũng chính là
nguyên nhân khiến cho các khu du lịch sinh thái xung quanh các khu đô thị ngày
càng phát triển rầm rộ. Do vậy, phải nên xây dựng nông thôn mới với những đóng
góp tích cực cho sinh thái. Có thể coi chức năng sinh thái chính là thước đo một đơn
vị có thể coi là nông thôn mới hay không. Đồng thời phải phân biệt rõ không được
lẫn lộn ranh giới giữa nông thôn với thành thị (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
1.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới
Kinh tế xã hội phát triển, đầu tư phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ. Tuy
nhiên nông nghiệp nông thôn chưa được quan tâm đầu tư đúng hướng. Trong quá
trình phát triển còn nhiều bất cập, cần giải quyết. Để phát triển cân đối hài hòa giữa
các ngành cần xây dựng Nông thôn mới.
Do thực trạng ở nông thôn hiện nay: Phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, hạ
tầng kinh tế xã hội kém phát triển, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày một gia
tăng, nét đẹp văn hóa bị mai một mất đi,… thực tế một số nhóm người không muốn

ở nông thôn. Tình trạng nữ hóa lao động, già hóa nông dân khá phổ biến; “ngành
nông nghiệp ít người muốn vào, nông thôn ít người muốn ở, nông dân ít người
muốn làm”(Vũ Trọng Khải, 2012).
Do sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu: Manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến
còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông
sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng
khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ.
Do thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế
khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã
còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mới tại
địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộ
nghèo còn cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Do yêu cầu giảm sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Thu nhập bình
quân của người nông dân của cả nước chỉ bằng ½ bình quân chung, nhiều nơi còn
thấp hơn chỉ từ 200 – 300 USD.
Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để công
nghiệp hóa cần 03 yếu tố chính: Đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Trong 03 yếu tố này
thì có yếu tố đất đai và lao động kỹ thuật thuộc về nông nghiệp, nông dân, qua xây
dựng Nông thôn mới sẽ quy hoạch lại đồng ruộng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa.
Mặt khác, mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đặt ra đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông
nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó.
1.1.4. Nội dung xây dựng nông thôn mới
Theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ thì

xây dựng nông thôn mới gồm 11 nội dung về: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao
thu nhập; Giảm nghèo và an sinh xã hội; Đổi mới và phát triển các hình thức tổ
chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn;
Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; Xây dựng đời sống văn hóa,
thông tin và truyền thông nông thôn; Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn; Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội
trên địa bàn; Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
1.1.5. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-
BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 (liên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế
hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định
800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đã đề ra 6 nguyên
tắc trong xây dựng Nông thôn mới như sau:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng Nông thôn mới phải
hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới
ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

- Phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư địa phương
là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,
chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động
cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục
tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
- Thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới phải gắn với kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện

các quy hoạch xây dựng Nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền xây dựng.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân
cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của
Chương trình xây dựng Nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân và
cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện
và giám sát đánh giá.
- Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng
quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây
dựng Nông thôn mới.
1.1.6. Vị trí và phạm vi của xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới có thể tạm coi là một bộ phận, hợp phần của tổng
thể phát triển nông thôn. Nếu căn cứ vào diễn giải ngôn từ, nông thôn mới sẽ khác
biệt với nông thôn hiện nay, hoặc với nông thôn trước kia. Sự khác biệt đó hàm ý sự
thay đổi theo hướng tích cực của vùng nông thôn. Các thay đổi có thể về bộ mặt
nông thôn thể hiện ra bên ngoài nói chung, nhưng cũng có thể là các thay đổi về
chất lượng, về tinh thần tạo ra động lực thúc đẩy phát triển nông thôn tại vùng phạm
vi địa lý nhất định. Nếu phát triển nông thôn là vấn đề phát triển chung, có sự thống
nhất tương đối và có thể chia sẻ giữa các nước khác nhau trên thế giới, thì xây dựng
nông thôn mới có tính chất đặc thù. Không nhiều nước sử dụng và phát triển nội
dung này thành công trong phát triển nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Nổi bật hơn cả có trường hợp phong trào Làng Mới của Hàn Quốc. Khi đó
người nông dân trong các làng quê được khơi dậy và khai sáng tinh thần để làm
việc chăm chỉ trên cơ sở tính gắn kết cộng đồng, đoàn kết và kỷ luật cao, cộng đồng
làng của họ có thể thực hiện được các công việc khó khăn. Từ đó tạo ra sự thay đổi
của bộ mặt làng quê, người nông dân đồng thời cải thiện đáng kể điều kiện đời sống

vật chất và tinh thần. Kết quả thu được từ phong trào Làng Mới được coi là có vai
trò quan trọng, đóng góp đáng kể vào hiện đại hóa, phát triển khu vực nông thôn và
phát triển đất nước Hàn Quốc. Như vậy yếu tố Mới vừa là thay đổi tích cực về chất
- tinh thần người nông dân, vừa là thay đổi tích cực về hình thức - bộ mặt làng quê.
Trong đó thay đổi về chất có vai trò quyết định.
Xây dựng nông thôn mới tập trung vào tổ chức thực hiện các nội dung phát
triển nông thôn tại cấp cơ sở. Việc quản lý và thực hiện trên cơ sở cấp quản lý chính
quyền tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng dân cư. Nó có giới hạn về phạm vi địa lý với
vùng diện tích tương đối nhỏ, tương ứng với phạm vi sinh sống của mỗi cộng đồng
dân cư nông thôn. Xây dựng nông thôn mới là một quá trình liên tục, lâu dài. Các nội
dung sẽ bao trùm tất cả các hoạt động phát triển nông thôn tại cấp cơ sở. Có nhiều
bên với vai trò khác nhau sẽ tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới, đó là
người dân, Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác (Nguyễn Văn Hiệu, 2011)
1.1.7. Vị trí, vai trò của quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, quy hoạch và thực hiện quy hoạch
có vai trò quan trọng, nhằm bảo đảm cho việc sử dụng đất và xây dựng hạ tầng thiết
yếu, các khu dân cư khu vực nông thôn vừa theo hướng văn minh, hiện đại, vừa giữ
được bản sắc văn hóa làng, xã của địa phương.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới sẽ góp phần hạn chế và giảm thiểu các quy
hoạch chắp vá, tùy tiện, giữ gìn và phát huy các không gian kiến trúc truyền thống vốn
có của nông thôn Việt Nam, đồng thời đáp ứng yêu cầu của Chính phủ về nông thôn
mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện mục tiêu Nghị quyết của
Đảng về “tam nông”, phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới
thì vấn đề quy hoạch nông thôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.
Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới không chỉ liên quan đến nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

tiêu chí khác, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội cả vùng - huyện(Nguyễn Chí Hiếu, 2013).

1.1.8. Cơ sở pháp lý về xây dựng NTM và quy hoạch xây dựng NTM
- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ Tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới;
- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010- 2020;
- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ
Sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
Sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về Quy
định về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về Ban
hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về Ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009 của Bộ Giao thông
vận tải hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn;
- Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông
nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12

- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày
13/04/2011 hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/TTg ngày
4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng NTM
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xây dựng nông thôn mới
1.2.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc là nước nghèo, lạc hậu, người
dân khổ cực, thiếu đói triền miên. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp trong
khi lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 85
USD Mặc dù đã có nhiều biện pháp để tăng năng suất lương thực nhưng nhìn
chung nông thôn Hàn Quốc còn rất lạc hậu. Xã hội bị phân chia thành hai khối có
đời sống tinh thần khác hẳn nhau. Trong khi một bộ phận dân cư thành thị tích cực
học tập, với quyết tâm đổi đời thì đại bộ phận nông dân vẫn sống trong cảnh nghèo
nàn, mang trong mình tư tưởng bi quan, ỷ lại, lối thoát duy nhất của họ là rời bỏ quê
hương, di chuyển về đô thị (Đức Huy, 2009).
Xuất phát từ tình hình trên, phong trào “Saemaul Undong” ra đời với mục
đích biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn theo tinh thần:
Mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp
hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn
dựa trên nền tảng “khuyến khích người dân tự hợp tác để giúp đỡ nhau phát triển”,
theo quan điểm “viện trợ của Chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không
nghĩ cách tự giúp mình”. Tinh thần “Saemaul Undong” được xây dựng trên 3 trụ
cột: Chuyên cần – Tự giác – Hợp tác. Từ đó đến nay, phong trào Saemaul Udong đã
thu được những thành tựu rất to lớn, sau 40 năm đưa đất nước Hàn Quốc từ nghèo
đói sang một nước phát triển, nằm trong tốp G20 của thế giới với thu nhập bình
quân đầu người hơn 30.000 USD/năm(Đức Huy, 2009).
Trong thập niên 70, chính phủ nhìn thấy tiềm lực của Saemaul undong nhưng

do ngân sách hạn hẹp nên không thể đưa các dự án về nông thôn. Những khoản vốn
nhỏ giọt từ ngân sách chỉ đủ gói gọn trong 10 nội dung thí điểm phát triển nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

thôn trong đó tập trung vào việc: Mở rộng và nâng cấp đường giao thông; cải tạo và
nâng cấp nhà ở; chỉnh sửa, làm lại bếp và hàng rào; xây dựng cầu; cải tạo và nâng
cấp hệ thống thủy lợi để cấp nước sinh hoạt và sản xuất; xây dựng các khu vực giặt
giũ công cộng; xây dựng giếng nước; xây dựng cầu; cải tạo và nâng cấp hệ thống
thủy lợi để cấp nước sinh hoạt và sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
Để thực hiện các nội dung đó, Hàn Quốc chia thành các giai đoạn sau:
Năm thứ nhất: Chính phủ cấp cho 32 ngàn xã, mỗi xã 355 bao xi măng và
giao cho chính quyền xã tổ chức thực hiện. Các hoạt động khác được lấy từ ngân
sách địa phương và lực lượng lao động sẵn có. Sau một năm, 16 ngàn xã (50%) đạt mục
tiêu đề ra.
Năm thứ hai: Chính phủ tiếp tục cấp thêm cho những xã tự vươn lên bằng
chính sức mình 500 bao xi măng và 1 tấn thép. Kết quả là nhà tranh vách đất được
thay bằng nhà gạch, đường xá được mở rộng, đê điều được tu bổ, cầu cống được
xây dựng Đặc biệt, chương trình này đã giúp cho người dân nông thôn xóa được
mặc cảm, tự vươn lên, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế và đô thị.
Năm thứ ba: Chính phủ chia 32 ngàn xã làm 3 loại: Cơ sở - Tự lực – Tự lập
để hỗ trợ kinh phí dựa trên cấp độ phát triển của từng loại và tiếp tục phát triển các
dự án sau phù hợp với yêu cầu nông thôn mới.
Sau 8 năm triển khai phong trào Saemaul undong, nông thôn Hàn Quốc đạt
được những thành tựu to lớn: Cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,
với 42.000 km đường liên thôn, 69.000 km đường nội đồng; đời sống nông dân thay
đổi, thu nhập tăng lên 03 lần so với 7 năm trước đó, đạt 3000 USD/người/năm (năm
1977), cao hơn thu nhập bình quân của hộ dân ở thành phố. Khu vực nông thôn trở
thành xã hội năng động, có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và phát triển Thành quả
của phong trào Saemaul undong đã tạo tiền đề xây dựng xã hội Hàn Quốc ngày

càng hưng thịnh. Là quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển ở Đông Bắc Á,
song Hàn Quốc vẫn đảm bảo việc làm ổn định cho 2,3 triệu lao động nông nghiệp
(chiếm 11,6 % lao động cả nước).
Kinh nghiêm rút ra từ phong trào Saemaul undong là: Phát huy nội lực của
nhân dân với sự hỗ trợ giảm dần của Nhà nước để xây dựng nông thôn mới. Xây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài nhưng trước mắt tập trung hoàn thiện điều
kiện sống của người dân; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống,
đồng thời phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông thôn. Nhà nước hỗ trợ
nông dân thông qua hình thức cho vay với lãi suất phù hợp để phát triển sản xuất,
nâng cao thu nhập cho nông dân thông qua các hình thức: tăng năng suất cây trồng;
xây dựng vùng chuyên canh; xây dựng các hình thức hợp tác trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng rừng đa canh ; đào tạo đội ngũ cán bộ
phát triển nông thôn, đặc biệt là người lãnh đạo chương trình ở các xã; thực hiện tốt
dân chủ ở cơ sở để xây dựng nông thôn mới và xã hội hóa công tác bảo vệ, phát
triển môi trường nông thôn (Đức Huy, 2009).
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã chọn hướng phát triển
nông thôn bằng cách phát huy những công xưởng nông thôn thừa kế được của
những công xã nhân dân trước đây, thay đổi sở hữu và phương thức quản lý để phát
triển mô hình “công nghiệp hưng trấn”. Các lĩnh vực như chế biến nông lâm sản,
hàng công nghiệp nhẹ, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp đang ngày
càng được đẩy mạnh(Nguyễn Quang Dũng, 2009).
Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp
thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu đường. Chính phủ hỗ trợ,
nông dân xây dựng. Với mục tiêu “ly nông bất ly hương” Trung Quốc đã thực hiện
đồng thời 3 chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chương
trình đốm lửa, chương trình được mùa, chương trình giúp đỡ vùng nghèo.

Tại hội nghị toàn thể Trung Ương lần thứ 5 khóa XVI của Đảng Cộng Sản
Trung Quốc, năm 2005, lần đầu tiên Trung Quốc quyết tâm giải quyết vấn đề nông
thôn, chủ trương “Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa”. Đây là kế hoạch xây
dựng mới đã được Trung Quốc đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm
lần thứ XI (2006-2010). Năm mục tiêu của nông thôn xã hội chủ nghĩa là: “sản xuất
phát triển, cuộc sống dư dật, làng quê văn minh, thôn xã sạch sẽ, quản lý dân chủ”.
Đây không phải là xây dựng làng xã mới mà chú ý đến hiệu quả và hệ quả trước
mắt hơn là vào bề ngoài. Phải sử dụng sự thương lượng dân chủ hơn là dùng chỉ thị.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Nông thôn phải phát triển tùy theo khả năng và đặc điểm bản thân, Nhà nước chỉ hỗ
trợ bằng dự án(Nguyễn Quang Dũng, 2009).
Để thực thiện chủ trương “Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa”,
Trung Quốc đã đề ra 7 nhiệm vụ chính để tăng lợi nhuận cho nông dân, giảm gánh
nặng cho họ và cụ thể hóa nhiệm vụ, chiến lược đề ra thành 32 biện pháp có lợi cho
nông dân trong đó có phát triển nông nghiệp hiện đại, tăng thu nhập của nông dân
và cải tiến cơ sở hạ tầng nông thôn. Cụ thể như sau:
Nhà nước đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp, ngân sách cho phát triển nông
thôn tăng lên. Xây dựng một cơ chế để công nghiệp và đô thị thúc đẩy phát triển
nông thôn. Sự phân phối thu nhập quốc dân sẽ được điều chỉnh để cho việc tiêu thụ
thuế, đầu tư ngân sách, tài sản cố định và tín dụng sẽ tăng cho nông nghiệp và nông
thôn. Hỗ trợ từ vốn Nhà nước sẽ lớn và tăng liên tục. Phần lớn trái phiếu, vốn ngân
sách sẽ đi về phát triển nông thôn. Đặc biệt, đầu tư để cải tiến sản xuất và điều kiện
sống sẽ trở thành một luồng ổn định để tăng vốn cho xây dựng.
- Cơ sở hạ tầng: Thuế vào việc sử dụng đất canh tác sẽ tăng lên và nhiều thứ
thuế mới sẽ được áp dụng trong phát triển nông thôn. Sẽ có các quy định để đảm
bảo, điều tiết thu nhập thuế đất cho việc phát triển đất nông nghiệp. Phí thu từ sử
dụng đất sẽ được dùng chủ yếu vào các dự án phát triển đất nông nghiệp nhỏ và bảo
vệ nước. Chính phủ sẽ ưu tiên xây dựng các cơ sở hạ tầng cấp thiết cho đời sống

nông dân. Chương trình nước sạch sẽ được thực hiện nhanh hơn, trước hết ở các
vùng nước bị ô nhiễm. Năng lượng sạch sẽ được áp dụng rộng rãi. Mạng lưới điện
nông thôn sẽ được nâng cấp. Xây dựng đường nông thôn sẽ được xúc tiến.
- Chính sách: Hệ thống hỗ trợ nông nghiệp và nông dân sẽ được đảm bảo,
củng cố bằng cách tăng hỗ trợ trực tiếp. Hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất ở các vùng
trồng lương thực sẽ được tăng lên 50% của quỹ rủi ro lương thực vì đây là công cụ
quan trọng nhất để giữ giá lương thực. Ngoài ra còn hỗ trợ cho việc mua hạt giống
chất lượng cao và máy nông nghiệp. Cần xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh cung
cấp vật tư và bảo vệ thị trường để đảm bảo quyền lợi cho nông dân sản xuất lương
thực. Cần có biện pháp để liên tục có thể làm tăng thu nhập của nông dân vì đây là
cơ sở kinh tế của nông thôn mới. Việc chuyển lao động nông thôn cũng được chú ý.

×