Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

khảo nghiệm cơ bản bộ giống dõng lúa chống chịu mặn vụ đông xuân 2012 2013 tại huyện châu thành tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 71 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƢD



NGUYỄN THỊ KIỀU




KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN BỘ GIỐNG/DÕNG
LÖA CHỐNG CHỊU MẶN VỤ ĐÔNG XUÂN
2012-2013 TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH LONG AN







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH NÔNG HỌC











2014

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƢD



Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Nông Học



KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN BỘ GIỐNG/DÕNG
LÖA CHỐNG CHỊU MẶN VỤ ĐÔNG XUÂN
2012-2013 TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH LONG AN







Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
PGS. TS. Võ Công Thành Nguyễn Thị Kiều
ThS. Quan Thị Ái Liên MSSV: 3113312
Lớp: TT1119A2










2014




i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƢD
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Nông Học với đề tài:

KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN BỘ GIỐNG/DÒNG
LÖA CHỐNG CHỊU MẶN VỤ ĐÔNG XUÂN
2012-2013 TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH LONG AN




Do sinh viên Nguyễn Thị Kiều thực hiện

Xin trình lên Hồi đồng chấm luận văn tốt nghiệp













Cần thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn



PGs.Ts. Võ Công Thành



ii
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ

sƣ chuyên ngành Nông Học với đề tài:


KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN BỘ GIỐNG/DÕNG
LÖA CHỐNG CHỊU MẶN VỤ HÈ THU 2012-
2013 TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH LONG AN


Do sinh viên Nguyễn Thị Kiều thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Thành viên Hội đồng




………………………
……………………….
…………………………

DUYỆT KHOA
Trƣởng khoa Nông Nghiệp  SHƢD



…………………………………………….



iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây.


Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Kiều



iv
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ đã hết lòng yêu thƣơng, dạy bảo con và nuôi con khôn lớn nên
ngƣời.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGs.Ts. Võ Công Thành và Ths. Quan Thị Ái Liên đã tạo điều kiện, tận
tình hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn

Ks. Lê Minh Mẫn trạm khuyến nông huyện Châu Thành, tỉnh Long An
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình làm và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Gia đình ông Lê Văn Bƣờng nông dân xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu
Thành, tỉnh Long An.
Ktv. Võ Quang Trung, Ktv. Nguyễn Thanh Tâm, Ktv. Đái Phƣơng Mai,
Ktv. Đặng Thị Ngọc Nhiên và tập thể cán bộ phòng thí nghiệm Chọn Giống và
Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học, bộ môn Di Truyền-Giống Nông Nghiệp,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ đã nhiệt
tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại
Học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báo cho tôi trong suốt
thời gian tôi học ở trƣờng.
Cố vấn học tập cô Quan Thị Ái Liên đã truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm quý báo cho tôi trong suốt thời gian tôi học ở trƣờng, các bạn lớp
Nông Học K37 đã giúp đỡ và chia sẽ với tôi những kinh nghiệm trong học tập
cũng nhƣ quá trình làm luận văn.
Các Anh, Chị lớp Công Nghệ Giống Cây Trồng K36 và các bạn sinh
viên K37 tại phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh
Học, bộ môn Di Truyền-Giống Nông Nghiệp, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian tôi làm luận văn tốt nghiệp.




v
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều

Năm sinh: 18/08/1991
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Xã Trung An, huyện Thốt Nốt, Thành Phố Cần Thơ
Địa chỉ liên lạc: Ấp Thạnh Lộc 1, Xã Trung Thạnh, Huyện Cờ Đỏ, Thành
Phố Cần Thơ
Điện thoại: 01249864010
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm: 1998 đến 2003
Trƣờng: Tiểu Học Trung An 4.
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm: 2003 đến 2007
Trƣờng: Trung Học Phổ Thổng Trung An.
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm: 2007 đến 2010
Trƣờng: Trung Học Phổ Thông Trung An.















Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Ngƣời khai



Nguyễn Thị Kiều



vi
NGUYỄN THỊ KIỀU, 2014 “Khảo nghiệm cơ bản các giống/dòng lúa
chống chịu mặn vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại huyện Châu Thành,
tỉnh Long An”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp & SHƢD,
Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hƣớng dẫn: PGs. Ts. Võ Công Thành và Ths. Quan Thị Ái Liên.

TÓM LƢỢC
Châu Thành là một huyện nhỏ nằm ở phía nam của tỉnh Long An, là nơi
hợp lƣu của hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây gặp nhau và chảy qua địa
phận của xã Thuận Mỹ và Thanh Vĩnh Đông trƣớc khi chảy xuống Gò Công để
ra biển. Thanh Vĩnh Đông là một trong các xã vùng hạ thuộc huyện Châu
Thành, tỉnh Long An bị nhiễm mặn do sông Vàm Cỏ gây nên. Vì vậy đề tài
đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra giống/dòng lúa có khả năng chịu mặn tốt,
chống chịu sâu bệnh hại chính, có năng suất cao (4 tấn/ha) và phẩm chất tốt.
Thí nghiệm đƣợc thực hiện ngoài đồng trong vụ Đông Xuân từ tháng 11/2012
đến tháng 1/2013 tại xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An
và đƣợc bố chí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại, 5
nghiệm thức, trong đó có 4 giống/dòng lúa do phòng thí nghiệm cung cấp và 1

giống/dòng lúa đối chứng ở địa phƣơng (OM4900). Kết quả thí nghiệm đã
chọn đƣợc 2 giống/dòng lúa là CTUS4 và OM5629X TP6 chịu đƣợc bệnh đạo
ôn lá và đạo ôn cổ bông thuộc cấp 0, có khả năng chịu mặn tốt trong điều kiện
thực tế của địa phƣơng nhƣ: độ mặn nƣớc (EC)ở giai đoạn 14 ngày kể từ cấy là
3,13 dSm
-1
, giai đoạn 40 ngày kể từ cấy là 5,47 dSm
-1
, ở giai đoạn 69 ngày là
7,81 dSm
-1
và giai đoạn 83 ngày là 9,76 dSm
-1
; độ măn đất (Ece) ở giai đoạn
37 ngày sau khi gieo là 3,70 dSm
-1
và giai đoạn 47 ngày là 2,87 dSm
-1
; năng
suất đối với CTUS4 là 4,63 (tấn/ha), hàm lƣợng amylose (22,90%) và hàm
lƣợng protein (5,71%); còn đối với OM5629X TP6 năng suất thực tế 3,67
(tấn/ha), hàm lƣợng amylose (18,85%) và hàm lƣợng protein (7,37%).



vii
MỤC LỤC
Lời cam đoan iii
Lời cảm tạ iv
Quá trình học tập v

Tóm lƣợc vi
Mục lục vii
Danh sách hình ix
Danh sách bảng x
Danh sách những từ viết tắt xi
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Châu Thành 2
1.1.1 Vị trí địa lý 2
1.1.2 Khí hậu 4
1.1.3 Đất đai 4
1.1.4 Địa hình 6
1.1.5 Thủy văn 6
1.1.6 Đặc điểm mô hình canh tác của các xã vùng hạ 7
1.2 Đất mặn và ảnh hƣởng của mặn đến cây lúa 8
1.2.1 Đất mặn 8
1.2.2 Ảnh hƣởng của mặn đến cây lúa 8
1.2.3 Sự thích nghi của cây lúa đối với điều kiện mặn 11
1.3 Một số đặc tính nông học ảnh hƣởng tới năng suất của cây lúa 12
1.3.1 Chiều cao cây 12
1.3.2 Số bông/buội 12
1.3.3 Chiều dài bông 13
1.3.4 Số hạt chắc/bông 13
1.3.5 Phần trăm hạt chắc 13
1.3.6 Khối lƣợng 1000 hạt 14
1.4 Phẩm chất hạt gạo 14
1.4.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo 14
1.4.2 Hàm lƣợng amylose 15
1.4.3 Hàm lƣợng protein 15
1.4.4 Nhiệt trở hồ 16

1.4.5 Độ bền thể gel 17
1.4.6 Tính thơm 17
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 19
2.1 Phƣơng tiện 19
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19



viii
2.1.2 Vật liệu 19
2.1.3 Hóa chất và thiết bị 19
2.2 Phƣơng pháp 19
2.2.1 Bố trí thí nghiệm 19
2.2.2 Phƣơng pháp canh tác 20
2.2.3 Yêu cầu về đất 21
2.2.4 Mật độ cây 21
2.2.5 Phƣơng pháp đánh giá chỉ tiêu nông học 21
2.2.6 Đánh giá chỉ tiêu năng suất và các thành phần năng suất 21
2.2.7 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại chính 22
2.2.8 Đánh giá các chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo 26
2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu 30
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1 Tổng quát về vùng đất thí nghiệm ngoài đồng 31
3.2 Đánh giá tổng quát, đặc tính nông học và thành phần năng suất 32
3.2.1 Quá trình sinh trƣởng của cây lúa 32
3.2.2 Tình hình dịch hại trên ruộng thí nghiệm 33
3.2.3 Chỉ tiêu nông học 34
3.2.4 Thành phần năng suất 35
3.2.5 Năng suất thực tế, năng suất lý thuyết 37
3.3 Đánh giá phẩm chất gạo 38

3.3.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo 38
3.3.2 Hàm lƣợng amylose 39
3.3.3 Hàm lƣợng protein 40
3.3.4 Nhiệt trở hồ 40
3.3.5 Độ bền thể gel 41
3.3.6 Đánh giá mùi thơm của gạo 42
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43
4.1 Kết luận 43
4.2 Đề nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44




ix
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1
Bản đồ hành chính huyện Châu Thành tỉnh Long An
3
1.2
Bản đồ thể hiện địa điểm thí nghiệm
4
1.3
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Châu Thành tỉnh Long An
5
2.1
Sơ đồ bố trí thí nghiệm của 5 giống/dòng lúa vụ Đông-Xuân 2012-

2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An
20
3.1
Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm
39
3.2
Nhiệt trở hồ của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm
41
3.3
Độ bền thể gel của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm
42




x
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Phân loại đất bị ảnh hƣởng bởi mặn
8
2.1
Chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá
23
2.2
Tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất hạt gạo
26
2.3

Thang điểm đánh giá độ trở hồ của gạo trắng theo tiêu chuẩn IRRI
(1996)
27
2.4
Thang đánh giá độ bền thể gel của hạt gạo theo tiêu chuẩn IRRI
(1996)
27
2.5
Thang điểm đánh giá hàm lƣợng Amylose theo tiêu chuẩn IRRI
(1980)
28
2.6
Phân cấp mùi thơm theo thang đánh giá IRRI (1986)
29
3.1
Độ mặn nƣớc qua các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của 5
giống/dòng lúa thí nghiệm vụ Đông-Xuân năm 2012-2013 tại
huyện Châu Thành, tỉnh Long An
31
3.2
Độ mặn đất qua các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của 5
giống/dòng lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại
huyện Châu Thành, tỉnh Long An
32
3.3
Các giai đoạn sinh trƣởng của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm vụ
Đông-Xuân 2012-2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An
33
3.4
Tình hình dịch hại xuất hiện trên 5 giống/dòng lúa thí nghiệm của

vụ Đông-Xuân 2012-2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An
34
3.5
Các chỉ tiêu nông học của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm của vụ
Đông-Xuân 2012-2013 ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An
35
3.6
Các thành phần năng suất của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm của vụ
Đông-Xuân 2012-2013 ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An
37
3.7
Năng suất thực tế và năng suất lý thuyết của 5 giống/dòng lúa thí
nghiệm của vụ Đông-Xuân 2012-2013 ở huyện Châu Thành, tỉnh
Long An
38
3.8
Chiều dài và dạng hạt của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm của vụ
Đông-Xuân 2012-2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An
38
3.9
Hàm lƣợng amylose và protein của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm
của vụ Đông-Xuân 2012-2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long
An
40
3.10
Nhiệt trở hồ, độ bền thể gel và đánh giá mùi thơm của 5
giống/dòng lúa thí nghiệm vụ Đông-Xuân 2012-2013 tại huyện
Châu Thành, tỉnh Long An
42






xi
DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
dS/m Deci Siemens trên mỗi mét
dS/cm Deci Siemens trên mỗi cetimet
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
EC Electrical Conductivity (Độ dẫn điện)
ECe Độ dẫn điện trích bão hòa
IRRI International Rice Research Institute (Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo
Quốc Tế)
ĐC Đối chứng
SAR Sodium Absorption Ratio (tỷ lệ Natri hấp thu)
ESP Exchangeable Sodium Percentage (phần trăm Natri trao đổi)
TGST Thời gian sinh trƣởng
NSTT Năng suất thực tế
NSLT Năng suất lý thuyết



1


MỞ ĐẦU
Hiện nay, trƣớc tình hình mặn ngày càng xâm nhập vào nội đồng và lan
rộng làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của ngƣời dân,
đặc biệt là ngƣời dân ở ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo dự báo trong những năm gần đây dƣới tác động của biến đổi khí hậu thì

diện tích đất nhiễm mặn ngày càng tăng, khi đó ĐBSCL là vùng chịu ảnh
hƣởng nhiều nhất, diện tích đất nhiễm mặn ƣớc tính sẽ tăng lên khoảng 1,4-1,6
triệu ha (Viện quy hoạch thủy lợi, 2007). Trong đó, Long An là một trong
những tỉnh thuộc ĐBSCL có vùng chịu ảnh hƣởng đối với những biến đổi của
khí hậu.
Châu Thành là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Long An, là nơi hai
sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây gặp nhau. Hợp lƣu của hai sông này chảy
qua địa phận của xã Thuận Mỹ và Thanh Vĩnh Đông trƣớc khi chảy xuống Gò
Công để ra biển. Châu Thành có diện tích đất nhiễm mặn chiếm tỷ lệ 8,09%
diện tích 1.218 ha, đất nhiễm phèn chiếm tỷ lệ 9,16% diện tích 1.378 ha
(www.vi.wikipedia.org/wiki/Châu_Thành,Long_An). Châu thành có sự phân
bố khí hậu và địa hình khác nhau, đó là yếu tố chia Châu Thành ra làm 2 vùng
với đặc điểm tự nhiên, kinh tế khác biệt. Vùng thƣợng có địa hình tƣơng đối
cao, giao thông thông thƣơng, đƣợc ngăn mặn nên thích hợp cho việc trồng lúa
(3 vụ/năm) và rau màu, cây ăn trái, còn ở vùng Hạ có địa hình thấp, giáp biển
nên thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng của triều cƣờng và chƣa có đê ngăn mặn, vì
thế mô hình canh tác ở đây chủ yếu là trồng lúa (1 vụ/năm) và kết hợp nuôi
thủy sản là chính (Trạm Khuyến Nông huyện Châu Thành tỉnh Long An,
2013).
Diễn biến mặn ở vùng Hạ huyện Châu Thành khá phức tạp, vào mùa khô
nƣớc bắt đầu mặn từ tháng 11 đến tháng 4 dƣơng lịch hằng năm, ở đây nƣớc
có độ mặn cao nên ngƣời dân chủ yếu là nuôi thủy sản (chủ yếu là tôm), còn
vào mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 11 dƣơng lịch) độ mặn giảm ngƣời dân
cach tác lúa. Các giống lúa đƣợc trồng chủ yếu là OM3536, OM4900, Tài
Nguyên,…. Tuy nhiên, do ngƣời dân địa phƣơng lấy nƣớc vào để nuôi tôm
ngày càng nhiều nên diện tích đất nhiễm mặn ngày càng tăng làm cho các
giống lúa này bị ảnh hƣởng mặn và dần kém thích nghi với một số nơi (Trạm
Khuyến Nông huyện Châu Thành tỉnh Long An, 2013).
Chính vì thế đề tài “Khảo nghiệm cơ bản các giống/dòng lúa chống chịu
mặn vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An”

đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu chọn ra giống/dòng lúa có khả năng chịu mặn
tốt, chống chịu một số sâu, bệnh chính của vùng, cho năng suất cao và phẩm
chất tốt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng.


2


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Châu Thành
1.1.1 Vị trí địa lý
Phía bắc giáp huyện Tân Trụ, ranh giới là sông Vàm Cỏ Tây.
Phía nam giáp huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang.
Phía đông giáp huyện Cần Đƣớc, ranh hành chánh là sông Vàm Cỏ.
Phía tây giáp huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
Phía tây bắc giáp với thành phố Tân An.
(www.vi.wikipedia.org/wiki/Châu_Thành,Long_An) hình 1.1















3


Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường,
Hình 1.1 Bản đồ hành chính của huyện Châu Thành tỉnh Long An


4


1.1.2 Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ
tháng 5 đến tháng 11, lƣợng mƣa bình quân từ 1.350- 1.800 mm/năm. Mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình của năm là 27
0
C. Số giờ
nắng vào khoảng 2.350- 2.500 giờ/năm. Bình quân 6- 7 giờ/ ngày. Độ ẩm trung
bình từ 87- 89%. Tốc độ gió trung bình 2,8m/s, lớn nhất 3,8m/s.
1.1.3 Đất đai

Nguồn:Sở Tài Nguyên và Môi Trƣờng,
Hình 1.2 Bản đồ thể hiện địa điểm thí nghiệm


5


Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trƣờng,

Hình 1.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Châu Thành tỉnh Long An


6


Huyện Châu Thành có 4 nhóm đất chính:
Đất phù sa: diện tích 7.958 ha, chiếm 53,4% bao gồm gồm đất phù sa
sông Vàm Cỏ có tầng loang lỗ đỏ vàng (chiếm 21% diện tích 1.650 ha) và đất
phù sa sông Cửu Long có tầng loang lỗ đỏ vàng (chiếm 79% diện tích 6.308
ha). Phân bố khá tập trung ở các xã Hòa phú, Vĩnh Công, Hiệp Thanh, Dƣơng
Xuân Hội, Long Trì, An Lục Long và thị trấn Tầm Vu. Đất phù sa có độ pH=
4,5- 5,5, mùn tầng mặt từ khá đến giàu đạm tổng số từ 0,14- 0,22, nhiều dinh
dƣỡng nên canh tác lúa đƣợc 2- 3 vụ/năm.
Đất mặn: chiếm tỷ lệ 8,09%, diện tích 1.218 ha bao gồm nhóm đất ít mặn
276 ha (chiếm 23%) và nhóm đất mặn 942 ha (chiếm 77%). Phân bố ở các xã
ven sông nhƣ Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông, một phần Thanh Phú Long và rãi
rác ngoài đê của các xã Bình Quới, Phú Ngãi Tri. Đất mặn thích hợp với nuôi
trồng thủy sản hơn là canh tác lúa.
Đất phèn: chiếm tỷ lệ 9,16%, diện tích 1.378 ha. Phân bố ở các xã ven
sông Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Tây, xa nguồn nƣớc ngọt nên trồng trọt gặp nhiều
khó khăn, muốn canh tác lúa 2- 3 vụ cần có hệ thống thủy nông hoàn chỉnh,
tháo chua rửa phèn, kết hợp với việc sử dụng giống, phân bón, bố trí mùa vụ
hợp lý và kỹ thuật canh tác tốt.
Đất líp (đất xáo trộn): chiếm tỷ lệ 24,92%, diện tích 37.514 ha. Phân bố
hầu nhƣ khắp các xã. Đất líp hiện dùng làm đất ở, xây dựng cơ bản, trồng cây
lâu năm, cây ăn quả, chủ yếu là cây thanh long, dừa, mãng cầu.
1.1.4 Địa hình
Các xã vùng Thƣợng có địa hình cao nhƣ: Long Trì, An Lục Long, Hiệp
Thanh, Vĩnh Công, Hòa Phú nền mặt ruộng cao từ 1,0- 1,4m. Các xã vùng

Hạ nhƣ: Thanh Vĩnh Đông, Thuận Mỹ, Phú Ngãi Tri, Phƣớc Tân Hƣng, Bình
Quới nền mặt ruộng từ 0,5- 0,8m, riêng xã Thuận Mỹ có gò cao nằm ở bến
đò Thuận Mỹ- Cần Đƣớc, đỉnh gò cao 2,2m.
Cao độ trung bình toàn Huyện từ 0,8- 1,2m, cao ở phía đầu nguồn nƣớc
ngọt, thấp cuối nguồn, thuận lợi cho công việc dẫn nƣớc ngọt vào đồng ruộng
nhƣng thấp về cuối sông nên nƣớc mặn cũng dễ xâm nhập.
1.1.5 Thủy văn
Các kênh Hòa Phú, rạch Bà Lý, kênh Chiến Lƣợc, kênh 30/4, sông Vĩnh
Công tiếp nhận nƣớc ngọt từ hệ thống rạch Bảo Định và kênh Chợ Gạo, chất
lƣợng nƣớc khá tốt nhƣng lƣu lƣợng bị hạn chế.
Châu Thành cũng nhƣ các huyện phía nam của tỉnh Long An, ít chịu ảnh
hƣởng của mùa lũ, vào những tháng mƣa tập trung (tháng 10, 11) gặp triều
cƣờng thì lũ lụt mới xảy ra, thời gian ngắn và mức độ ảnh hƣởng không lớn,
các xã ven sông nhƣ: Thanh Phú Long, Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông nền địa


7


hình thấp (từ 0,5- 0,8m, hệ Hòn Dấu) nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng của triều
cƣờng trong mùa lũ, các xã có nền địa hình cao nhƣ Hòa Phú, Vĩnh Công (từ
1,0- 1,4m, hệ Hòn Dấu) ít bị ảnh hƣởng. Đặc điểm địa hình của huyện Châu
Thành là dốc thoai thoải theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam, cao ở đầu nguồn
nƣớc ngọt và thấp ở cuối nguồn. Huyện Châu Thành đã có hệ thống đê bao nên
đã ngăn đƣợc lũ. Ngập lũ cũng có tác dụng tích cực là đƣa nhiều thủy sinh vật
vào đồng ruộng, rửa mặn xổ phèn và tạo phù sa cho đất. Vì vậy, dọc theo đê
bao cần có cống điều tiết để kiểm soát mức ngập và thời gian ngập.
Nƣớc mặn Biển Đông qua sông Soài Rạp- Vàm Cỏ dẫn sâu vào nội đồng
theo 2 hƣớng chính là sông Vàm Cỏ Tây ở phía bắc và sông Trà ở phía nam.
Do xu hƣớng mực nƣớc biển dâng cao nên xâm nhập mặn cũng có xu hƣớng

tăng nhanh về hàm lƣợng và thời gian nhiễm mặn. Do các huyện phía bắc vùng
Đồng Tháp Mƣời nhƣ Vĩnh Hƣng, Mộc Hóa, Tân Thanh, Thanh Hóa sử dụng
nguồn nƣớc ngọt ngày càng tăng nên độ nhiễm mặn có xu hƣớng ngày càng
tăng.
Sông Vàm Cỏ Tây: nƣớc sông bị xâm nhập mặn từ tháng 1 đến tháng 2,
hàm lƣợng mặn 2g/l, từ tháng 3 đến tháng 5, hàm lƣợng mặn 4g/l.
Sông Vàm Cỏ và sông Trà: gần biển hơn nên độ mặn cũng cao hơn,
khoảng 4g/l, thời gian nhiễm mặn kéo dài 6- 7 tháng/năm.
Huyện Châu Thành đã có hệ thống cống ngăn mặn và điều tiết nƣớc, cần
tiếp tục nạo vét kênh, rạch dẫn nƣớc ngọt, bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp
lý để né mặn.
1.1.6 Đặc điểm mô hình canh tác của các xã vùng hạ
Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của các xã vùng hạ là 1.820 ha.
Trong đó tổng diện tích cấy lúa mùa địa phƣơng là 220 ha (giống lúa tài
nguyên), năng suất của các giống lúa ngắn ngày (IR50404, OM4900, )đạt
trung bình 3,5 tấn/ha/năm, ngoài ra trong những năm gần đây thì ngƣời dân ở
các xã vùng hạ còn trồng thêm giống OM4900 do khả năng chịu mặn tƣơng
đối thích hợp với điều kiện khí hậu ở đây. Diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm
khoảng 745 ha và diện tích lúa- tôm là 127 ha (1 vụ lúa 1 vụ tôm). Năng suất
lúa của mô hình lúa- tôm đạt trung bình 3 tấn/ha, giống lúa trồng trong mô
hình này chủ yếu là IR50404 và loại thủy sản đƣợc nuôi chủ yếu là tôm sú và
tôm thẻ chân trắng với năng suất đạt trung bình 1,2 tấn/ha (Trạm Khuyến Nông
huyện Châu Thành tỉnh Long An, 2013).






8





1.2 Đất mặn và ảnh hƣởng của mặn đến cây lúa
1.2.1 Đất mặn
Maas và Hoffman (1977), xác định đất mặn khi đất có đủ muối trong
vùng rễ để cho một dẫn điện trích bão hòa (Ece) là 4 mS cm
-1
ở 25
0
C. Đó là giá
trị ngƣỡng mà sản lƣợng lúa giảm đáng kể khi nồng độ muối tăng. Đất mặn
ven biển chủ yếu do sự tràn ngập của nƣớc biển và nƣớc thƣờng có pH thấp.
Tính mặn ở đây do nƣớc dẫn thủy hoặc nƣớc ngầm. Sự bốc hơi cao dẫn đến
muối tập trung ở vùng rễ và đất thƣờng có pH cao (Yoshida, 1981). Độ mặn ở
đất ven biển thay đổi theo thủy triều và lƣợng nƣớc mƣa (Jennings và ctv.,
1979).
Hội khoa học đất của Mỹ (SSSA 1979) đã xác định đất mặn là đất có độ
dẫn điện (EC) > 2 dSm
-1
, không kể đến hai giá trị khác: tỉ lệ hấp thu sodium
(SAR) và pH. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa khác nhau đều chấp nhận đất
mặn là đất có độ dẫn điện EC > 4 dSm
-1
ở điều kiện nhiệt độ 25
0
C, phần trăm
sodium trao đổi ESP kém hơn 15 và pH < 8,5 (USDA, 1954).
Donal A. Horneck (2007) lại có ý kiến đặc tính đất bị ảnh hƣởng bởi mặn

thành 3 nhóm đất: đất mặn (saline soil), đất kiềm (sodic soil), đất kiềm- mặn
(saline-sodic soil) dựa vào các chỉ tiêu ESP, SAR và độ mặn đất (Ece) theo
bảng phân loại dƣới đây.
Bảng 1.1 Phân loại đất bị ảnh hƣởng bởi mặn (Donal A. Horneck, 2007)
Đặc tính đất
Ece (dSm
-1
)
Tỷ lệ natri trao đổi
(ESP)
Tỷ lệ natri hấp thu
(SAR)
Không mặn
<4
<15
<13
Mặn
>4
<15
<13
Kiềm
<4
>15
>13
Mặn-Kiềm
>4
>15
>13
Đất mặn (saline soil) là đất có chứa đủ muối trung tính hòa tan ảnh hƣởng
xấu đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây trồng, còn đất kiềm thì chứa hàm

lƣợng muối natri cao có khả năng thủy phân kiềm (Szbolcs, 1974).
1.2.2 Ảnh hƣởng của mặn đến cây lúa
Ảnh hưởng ở giai đoạn nảy mầm và giai đoạn mạ
Độ mặn trì hoãn sự nảy mầm nhƣng không làm giảm đáng kể phần trăm
hạt nảy mầm cuối cùng (Akbar và Yabuno, 1974). Cây lúa đạt đƣợc sự chống
chịu trong thời gian sinh trƣởng dinh dƣỡng (Iwaki, 1956, Kaddah và Fakhry,
1961, Pearson và Bernstein, 1959). Sự chống chịu này thƣờng tƣơng quan với
tuổi mạ. Makihira và ctv., (1999), Valle và Babe (1947), nghiên cứu ảnh hƣởng
của mặn bắt đầu lúc 30, 60, 90 ngày sau khi cấy nhận thấy rằng mặn gây hại


9


nhiều nhất ở thời kỳ non nhất. Khi cây lúa già hơn sự chống chịu của chúng gia
tăng. Ở 90 ngày tuổi, cây lúa hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng bởi mặn, ngay cả
khi độ mặn trong đất cao bawbfd 1%. Pearson (1961), cây lúa rất kháng mặn
trong giai đoạn nảy mầm nhƣng lại nhiễm trong thời kỳ 2 lá đầu tiên và tính
kháng của nó lại tăng lên trong giai đoạn đẻ nhánh và vƣơn long, giảm xuống
giai đoạn nở hoa, trong giai đoạn chín nó ít bị ảnh hƣởng.
Sự nảy mầm khoảng 80- 100% xảy ra ở EC= 25- 30 mS cm
-1
ở 25
0
C của
dung dịch mặn sau 14 ngày (Pearson và ctv., 1966). Cây lúa mẫn cảm nhiều
trong giai đoạn cây mạ non (2- 3 lá) hơn trong thời gian nảy mầm, thời gian
nảy mầm kéo dài với việc gia tăng nồng độ muối vì nó lien quan trực tiếp đến
lƣợng nƣớc đƣợc hấp thu. Cây lúa mẫn cảm với mặn trong thời gian cây mạ 14
ngày tuổi, cho thấy triệu chứng stress nhƣ lá xoắn lại, hơi vàng chop lá xuất

hiện nhiều hơn ở các giống nhiễm (Akbar và Yabuno, 1974, Pearson và ctv.,
1966).
Ở giai đoạn mạ non, mặn gây ra sự khô và cuộn tròn lá, màu nâu của
chóp lá và cuối cùng làm cho cây mạ chết (Tagawa và Ishizaka, 1965). Nói
chung,triệu chứng gây hại của mặn xuất hiện trƣớc hết trên lá già, sau đó đến lá
thứ hai và cuối cùng đến lá trƣởng thành. Mặn ngăn cản sự kéo dài lá và sự
hình thành lá mới (Akbar, 1975).
Ảnh hưởng của mặn lên chiều cao cây lúa
Chiều cao cây lúa có mối tƣơng quan thuận có ý nghĩa với diện tích lá cờ
và trọng lƣợng hạt, nó cũng có mối tƣơng quan nghịch với số bông trên mỗi
bụi, số hạt/bông và độ thụ tinh của hạt (Thirumeni và Subramanian, 1999).
Chiều cao cây thay đổi đáng kể với mức độ mặn khác nhau, chiều cao cây
giảm khi mức độ mặn tăng (Khan và ctv., 1997). Javed và Khan (1975),
Saxena và Pandey (1981), cho rằng chiều cao cây giảm một cách tuyến tính với
việc gia tăng mức độ mặn. Akbar và ctv., (1972) cũng cho rằng trong suốt giai
đọan sinh trƣởng dinh dƣỡng, chiều cao cây, trọng lƣợng rơm, số chồi/cây,
trọng lƣợng khô của rễ và chiều dài rễ tất cả đều bị ảnh hƣởng bất lợi của mặn.
Sự tổn thƣơng do mặn gay gắt hơn ở nhiệt độ cao (30,7
0
C) và ẩm độ thấp
(63,5%) bởi gia tăng bốc thoát hơi nƣớc và hấp thu mặn của cây lúa (Ota và
Yasue, 1962).
Zelensky (1999), cho rằng sự ức chế cây lúa dƣới điều kiện mặn làm cho
chiều cao cây thấp hơn. Chiều cao cây cho thấy có mối tƣơng quan thuận một
cách ý nghĩa với diện tích lá cờ và trọng lƣợng hạt, nó cũng có mối tƣơng quan
nghịch với số bông/bụi, số hạt/bông và độ thụ tinh của hạt (Thirumeni và
Subramanian, 1999). Mặn làm giảm sinh trƣởng của cây thông qua các ảnh
hƣởng thẩm thấu, làm giảm khả năng hấp thụ nƣớc và điều này gây ra sự giảm



10


sinh trƣởng (Shereen và ctv., 2005), nếu lƣợng muối thừa đi vào trong cây thì
nồng độ muối tăng lên tới mức gây độc ở những lá già hơn gây ra sự già sớm
và giảm diện tích lá quang hợp của cây tới mức không thể duy trì sinh trƣởng
(Munns, 2002).
Một trong những lý do giảm chiều cao cây có thể là do nồng độ cao thật
sự của muối hòa tan trong đất và áp suất thẩm thấu đã tạo ra sự xáo trộn trong
việc hấp thu nƣớc và các chất dinh dƣỡng khác (Gain và ctv., 2004). Chiều cao
cây giảm ở các cây đƣợc bổ sung với NaCl và tỷ lệ mất mát của chúng là tỷ lệ
thuận với nồng độ của NaCl. Sự giảm tối đa đƣợc nhận thấy ở các cây nhận
nồng độ muối cao nhất (150 mM NaCl), trong đó chiều cao cây bị giảm 11,6%
và 10,2% ở 60 và 75 ngày tuổi (Khan và ctv., 2007).
Chiều cao cây giảm với việc gia tăng các mức độ mặn. Ảnh hƣởng của
mặn lên sự kéo dài của cây ở các giống khác nhau thì khác nhau có thể do khả
năng di truyền của giống (Hasamuzzaman và ctv., 2009). Chiều cao cây của
các kiểu gen khác nhau bị ảnh hƣởng đáng kể từ các mức độ mặn khác nhau.
Phần trăm chiều cao cây tƣơng đối bắt đầu giảm ở mức độ mặn 3 dSm
-1

(Razzaque và ctv., 2009).
Ảnh hưởng của mặn lên số chồi lúa
Theo Shereen và ctv. (2005), tất cả các đặc tính đóng góp cho năng suất
nhƣ khả năng sinh sản, số chồi, số bông và chiều dài bông đều giảm đáng kể
dƣới điều kiện mặn. Trong số những đặc tính trên thì khả năng sinh sản đƣợc
phát hiện nhƣ là nguyên nhân chủ yếu làm mất sản lƣợng dƣới điều kiện mặn.
Sự ức chế cây lúa trong điều kiện mặn dẫn đến chiều cao cây thấp hơn, số chồi
hữu hiệu giảm, trọng lƣợng hạt/bông thấp và gia tăng mạnh mẽ số hạt bất thụ
(Pushpam và Rangasamy, 2002, Zelensky, 1999).

Năng suất hạt phụ thuộc nhiều vào số chồi mang bông/bụi. Stress mặn đã
ảnh hƣởng nhiều đến sự phát triển và sức sống của chồi. số lƣợng chồi giảm
dần cùng với việc gia tăng mức độ mặn. Số chồi giảm mạnh ở 150mM NaCl.
Số bông/bụi lúa giảm cùng với việc gia tăng mức độ mặn. Số bông giảm đáng
kể đƣợc quan sát ở mức độ mặn 150 mM NaCl. Số lƣợng bông thấp hơn ở độ
mặn cao có thể do sự tích lũy của các chất đồng hóa thấp hơn đối với các cơ
quan sinh sản (Hasamuzzaman và ctv., 2009).
Ảnh hưởng của mặn lên chiều dài bông lúa
Ở độ mặn thấp (chẳng hạn 2
0
/
00
), chiều dài bông giảm đáng kể ở các
giống nhiễm mặn. Giống chống chịu mặn bị ảnh hƣởng ở 3
0
/
00
(Akbar và ctv.,
1972). Hasamuzzaman và ctv. (2009), đã ghi nhận chiều dài bông cũng bị ảnh
hƣởng bởi các mức độ mặn khác nhau. Chiều dài bông lúa giảm đáng kể đƣợc
quan sát sau mức độ 30 mM NaCl trở đi. Số bông trên đơn vị diện tích tùy


11


thuộc vào khả năng nhảy chồi của cây cũng nhƣ bị ảnh hƣởng bởi mặn. Kết
quả tƣơng tự đƣợc báo cáo trƣớc đó ở cây lúa bởi Marassi và ctv. (1989).
Ảnh hưởng của mặn lên số hạt chắc/bông và phần trăm hạt chắc
Việc xử lý mặn gây ra sự giảm số hạt/bông. Sự giảm đáng kể xảy ra ở

nồng độ 5
0
/
00
(Akbar và ctv., 1972). Theo Hasamuzzaman và ctv. (2009), số
hạt/bông giảm đáng kể ở độ mặn tăng. Số hạt/bông cao nhất đƣợc ghi nhận ở
điều kiện đối chứng và số hạt /bông thấp nhất đƣợc ghi nhận ở 150mM NaCl
của mức độ mặn. Zaibunnisa và ctv. (2002) và Zaman và ctv. (1997) cũng đã
báo cáo rằng hạt chắc/bông bị giảm bởi mặn. Phần trăm hạt chắc giảm với việc
gia tăng nồng độ muối. Việc giảm 50% hạt chắc xảy ra ở 4
0
/
00
, ngoại trừ giống
kháng Jhona 349 (Akbar và ctv., 1972).
Ảnh hưởng của mặn lên trọng lượng 1.000 hạt
Sự khác nhau đáng kể ở trọng lƣợng 1.000 hạt do stress mặn. Trọng
lƣợng 1.000 hạt tối đa là ở đối chứng trong khi trọng lƣợng thấp nhất nhận
đƣợc từ 150 mM NaCl. Điều này có thể do sự tích lũy của carbohydrate và các
chất khác thấp hơn (Hasamuzzaman và ctv., 2009). Khatun và Flowers (1995),
đã báo cáo rằng trọng lƣợng 1.000 hạt giảm cùng với việc gia tăng mức độ
mặn.
1.2.3 Sự thích nghi của cây lúa đối với điều kiện mặn
Ngưỡng chống chịu mặn
Ngƣỡng chống chịu mặn là một khái niệm đƣợc phát triển bởi Maas và
Hoffman (1977). Nơi năng suất không bị ảnh hƣởng bởi mặn, tốc độ phân phát
muối tới chồi có thể đƣợc cân bằng bởi việc tạo không bào, nó làm chậm lại sự
đi vào của muối theo cách loại trừ muối ở bề mặt rễ hay qua sự sinh trƣởng
cung cấp nơi cho muối đi vào bằng cách tạo ra nhiều không bào hơn (Volkmar
và ctv., 1997).

Nhiều môi trƣờng thay đổi có thể thay đổi trạng thái cân bằng theo hƣớng
thiếu cân băng muối đƣợc thể hiện nhƣ một thay đổi trong đặc điểm mức
ngƣỡng của cây trồng. Ảnh hƣởng tích cực của Ca
2+
lên tính chống chịu mặn
qua vai trò bảo vệ của nó trên chức năng màng tế bào. Nếu mức ngƣỡng chống
chịu là một chức năng của môi trƣờng thì sự chống chịu sẽ thay đổi hợp lý
(Volkmar và ctv., 1997). Cây lúa có thể sống trong điều kiện mặn ở ngƣỡng 3
dS m
-1
, đối với giống chống chịu mặn có thể chịu đƣợc ngƣỡng cao hơn.
Cơ chế chống chịu mặn
Mặn gây ra những triệu chứng chính cho cây lúa nhƣ: đầu lá trắng theo
sau bởi sự cháy chop lá (đất mặn), màu nâu của lá và chết lá (đất sodic), sinh
trƣởng của cây bị ức chế, số chồi thấp, sinh trƣởng của rễ kém, lá cuộn lại, tăng


12


số hạt bất thụ, số hạt/bông thấp, giảm trọng lƣợng 1000 hạt, thay đổi khoảng
thời gian trổ, chỉ số thu hoạch thấp, năng suất hạt thấp (IRRI, 2000).
Đối với cây lúa, tính trạng chống chịu mặn là một tiến trình sinh lý rất
phức tạp, thay đổi theo các giai đoạn sinh trƣởng khác nhau của cây (Akbar và
ctv., 1972). Phân tích diallel về tính trạng chống chịu mặn, ngƣời tag hi nhận
cả hai hoạt động gen cộng tính và không cộng tính với hệ số di truyền thấp
(19,18%) và ảnh hƣởng của môi trƣờng rất lớn (Gregorio và Senadhira, 1993,
Moeljopawirio và Ikehashi, 1993). Năng suất và tính chống chịu mặn ở giai
đoạn phát dục thể hiện rất khác nhau giữa các giống lúa so với tính chống chịu
mặn ở giai đoạn mạ (Mishra và ctv., 1990).

Mặn ảnh hƣởng đến hoạt động sinh trƣởng của cây lúa dƣới những mức
độ thiệt hại khác nhau ở từng giai đoạn sinh trƣởng phát triển khác nhau (Maas
và Hoffman, 1977). Nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng tính chống chịu mặn xảy
ra ở giai đoạn hạt nảy mầm, sau đó trở nên mẫn cảm trong giai đoạn mạ (tuổi
lá 2- 3), rồi trở nên chống chịu trong giai đoạn tăng trƣởng, kế đến là nhiễm
trong thời kỳ thụ phấn và thụ tinh, cuối cùng thể hiện phản ứng chống chịu
trong thời kỳ hạt chín (Pearson và ctv., 1966).
1.3 Một số đặc tính nông học ảnh hƣởng tới năng suất của cây lúa
1.3.1 Chiều cao cây
Theo Bùi Chí Bửu và ctv, (1992) kết luận có ít nhất năm nhóm gen điều
khiển tính trạng chiều cao của cây lúa. Chiều cao của cây lúa đƣợc kiểm soat
bởi đa gen và chịu ảnh hƣởng của hoạt động cộng tính (Kailaimani và ctv,
1987).
Theo Jennings và ctv, (1979), thì cho rằng hơn bất cứ đặc tính nào khác,
chiều cao và độ cứng của thân rạ là hai yếu tố quyết định đến tính đổ ngã. Nếu
thân rạ thấp và cứng thì lúa sẽ ít đỗ ngã. Ngƣợc lại, thân rạ cao và ốm yếu thì
dễ đổ ngã sớm, làm rối bộ lá, tăng hiện tƣợng rợp bóng, cản trở sự chuyển vị
các dƣỡng liệu và các chất quang hợp làm cho hạt bị lép dẫn đến năng suất
thấp. Tuy nhiên, không phải tất cả các cây lúa thân ngắn đều cứng rạ, nó còn
phụ thuộc vào các đặc tính nhƣ: đƣờng kính thân, độ dày thân rạ, mức độ bẹ lá
ôm lấy các lóng,
Thân cây lúa dày hơn thì có nhiều bó mạch hơn, nó sẽ cung cấp và tạo
khả năng vận chuyển chất khô tốt hơn. Cải thiện hình dạng cây nhằm tạo điều
kiện cho chúng tiêu thụ một khối lƣợng dinh dƣỡng khá lớn trong đất để đạt
năng suất cao (Clackson và Hanson, 1980).
1.3.2 Số bông/buội
Mức trội cao đƣợc ghi nhận rõ ràng đối với tính trạng số bông/buội ở bộ
giống lúa cao sản ( Nguyễn Thị Lang, 1994). Tuy nhiên, nó còn chịu ảnh

×