Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

đánh giá tình hình thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo nghị định 41 2010 nđ cp tại huyện sapa, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.27 KB, 125 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





TRẦN HỒNG THÁI


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
THEO NGHỊ ĐỊNH 41/2010/NĐ-CP TẠI HUYỆN SAPA,
TỈNH LÀO CAI


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




TRẦN HỒNG THÁI


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
THEO NGHỊ ĐỊNH 41/2010/NĐ-CP TẠI HUYỆN SAPA,
TỈNH LÀO CAI


CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG

HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương
tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện để tài.
Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2015
Học viên


Trần Hồng Thái














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi
đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và các
cá nhân trong và ngoài trường
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Kinh tế và PTNT, bộ môn Kinh tế Nông
nghiệp và chính sách và các Thầy, Cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy GS.TS. Đỗ Kim
Chung người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND huyện Sa Pa, Ngân
hàng Nông nghiệp huyện Sa Pa, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sa Pa, phòng
Nông nghiệp, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng thống kê và những hộ dân

đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi cung cấp số liệu, tư liệu khách quan và nói lên những
suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ
tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2015
Học viên


Trần Hồng Thái
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

MỤC LỤC
Lời cam đoan 1
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục sơ đồ ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Khái niệm, bản chất của chính sách tín dụng cho Nông nghiệp – nông thôn 4
2.1.2 Vai trò của chính sách tín dụng phục vụ phát triển NN-NT 8
2.1.3 Đặc điểm của chính sách tín dụng cho NN-NT 8
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về tình hình thực hiện chính sách tín dụng phát
triển nông nghiệp, nông thôn theo nghị định 41/2010/NĐ-CP 10
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp nông thôn 13
2.2 Cơ sở thực tiễn 16
2.2.1 Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số nước
trên thế giới 16
2.2.2 Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam 21
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 27
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 27
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 30
3.2 Phương pháp nghiên cứu 40
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

3.2.1 Khung phân tích 40
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 42
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 42
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 43
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 44
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
4.1 Tình hình thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn
theo nghị định 41 tại huyện Sapa, tỉnh Lào Cai 46
4.1.1 Tổ chức thực hiện nghị định 41 46
4.1.2 Phân công tổ chức thực hiện 47

4.1.3 Công tác thông tin tuyên truyền 52
4.1.4 Các hoạt động cung cấp tín dụng tại huyện Sa Pa 52
4.1.5 Phối hợp hoạt động giữa các ban ngành, các địa phương, các tổ chức
quần chúng 56
4.1.6 Kết quả cho vay và thực thi chính sách 57
4.2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng phát triển nông
nghiệp, nông thôn tại địa bàn 75
4.2.1 Điều kiện kinh tế hộ 76
4.2.2 Phong tục, tập quán lao động, sản xuất của các hộ tại địa phương 77
4.2.3 Thông tin về các tổ chức tín dụng tại địa phương 78
4.2.4 Thủ tục vay vốn tại các tổ chức tín dụng 79
4.3 Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tín
dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn 80
4.3.1 Định hướng 80
4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu 82
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88
5.1 Kết luận 88
5.2 Khuyến nghị 89
5.2.1 Đối với đối tượng được vay vốn 89
5.2.2 Đối với các tổ chức tín dụng chính thống tại địa phương 90
5.2.3 Đối với chính quyền địa phương 90
5.2.4 Đối với Nhà nước 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 94
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



NH Ngân Hàng
TCTD Tổ chức tín dụng
NN Nông nghiệp
PTNT Phát triển Nông thôn
NNNT Nông nghiệp Nông thôn
CSXH Chính sách Xã hội
CC Cơ cấu
SL Số lượng
UBND Ủy ban nhân dân
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TC Tổ chức
NĐ Nghị định
CO Chính phủ
BCHTW Ban chấp hành Trung Ương
NHTMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần
CSHT Cơ sở hạ tầng
HTX Hợp tác xã
PCGD Phổ cập giáo dục
PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
PCLB Phòng chống lụt bão
NLN Nông lâm nghiệp
TCTC Tổ chức tài chính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang


2.1 Tổng hợp một số chính sách tín dụng phát triển nông thôn hiện nay 23

3.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Sa Pa trong 3 năm 2012-2014 31
3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Sa Pa trong 3 năm
2012- 2014. 34
3.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện SaPa qua 3 năm 2012-2014 37
3.4 Số mẫu điều tra 43
4.1 Tình hình cho vay của NH Nông nghiệp và PTNT huyện Sa Pa qua
3 năm (2012- t6/2014) 58
4.2 Thực trạng tiếp cận vốn vay của các hộ điều tra 61
4.3 Nguyên nhân hộ không muốn vay vốn 62
4.4 Thực trạng tiếp cận vốn vay của các hộ đã từng vay vốn 63
4.5 Kênh thông tin người dân biết về chính sách tín dụng 63
4.6 Ý kiến của người dân về sự hiểu biết về chính sách theo NĐ41 64
4.7 Ý kiến về mức độ quan tâm tới chính sách của hộ được điều tra 64
4.8 Ý kiến về sự cần thiết chính sách của người điều tra 65
4.9 Ý kiến của hộ điều tra về thời gian vay vốn tại địa bàn 65
4.10 Ý kiến của hộ điều tra về mức độ vốn được vay tại địa bàn 66
4.11 Ý kiến của hộ điều tra về lãi suất vay 66
4.12 Ý kiến của hộ điều tra về thủ tục tiếp nhận đơn vay vốn 67
4.13 Ý kiến của hộ điều tra về thủ tục thẩm định đơn vay vốn 67
4.14 Ý kiến của hộ điều tra về thủ tục cho vay vốn 68
4.15 Ý kiến của hộ điều tra về quá trình giám sát triển khai tại ngân hàng 68
4.16 Ý kiến của hộ điều tra về thái độ cán bộ ngân hàng 69
4.17 Ý kiến của hộ điều tra về trình độ cán bộ ngân hàng 69
4.18 Đánh giá của hộ điều tra về công tác tuyên truyền chính sách của
nhà nước 71
4.19 Mức độ tiếp cận vốn của hộ điều tra tại Huyện Sa Pa năm 2014 72
4.20 Mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ điều tra huyện Sa Pa năm 2014 73
4.21 Sử dụng vốn ưu đãi theo nhóm ngành của nhóm hộ điều tra 73
4.22 Một số ý kiến về hiệu lực từ chính sách của các hộ điều tra 75
4.23 Thu nhập của hộ ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay 76

4.24 Sự hiểu biết của các hộ điều tra về các ngân hàng tại địa bàn 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

4.25 Đánh giá của các hộ điều tra về thủ tục vay vốn tại các TCTD 80
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang



3.1 Khung phân tích 42
4.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện Nghị Định 41 46
4.2 Quy trình vay vốn tại ngân hàng NN&PTNT 52
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn phát triển và góp
phần thiết thực nâng cao đời sống nhân dân, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã
ban hành, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách kinh tế quan trọng trong
đó có các chính sách về tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Trên Thực tế từ khi
thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của Chính phủ về một số chính sách
tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn và hiện nay là
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã cho thấy vai trò rất quan

trọng của tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp
nông thôn đối với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp, nông thôn
của Đảng ta trong thời gian qua. Cụ thể như góp phần đảm bảo an ninh lương
thực, nhiều sản phẩm nông nghiệp đã trở thành những hàng hoá xuất khẩu chủ
đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế; nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân, bộ mặt nông thôn từng bước được
đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại; góp phần xoá đói, giảm nghèo ở một bộ
phận nông dân gặp khó khăn và bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn.
Thị trường tài chính nông thôn Việt Nam đang được tiếp cận với nhiều
nguồn vốn như: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nông nghiệp lãi xuất ưu
đãi đầu tư các dự án; Vốn tín dụng lãi suất ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách. Trên 80% hộ nông dân các vùng miền trên cả nước đã được
tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau hơn
5 năm triển khai Nghị định 41, tín dụng phát triển NNNT đã có nhiều chuyển
biến tích cực. Năm 2012, tín dụng dành cho khu vực này tăng 12,52%, trong khi
tín dụng trong nền kinh tế chỉ tăng 8,9%; tỉ trọng cho vay chiếm khoảng 18%,
nếu tính cả cho vay theo các chương trình tín dụng chính sách thì chiếm khoảng
22%. Đến cuối năm 2013, tín dụng dành cho khu vực NNNT tăng khoảng 17%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

Tính đến hết tháng 02/2012, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Thông
tư 14 của các tổ chức tín dụng đạt 468.640 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 19%
so với tổng dư nợ toàn quốc. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn
thương mại đổ vào không nhiều do bản chất các hoạt động nông nghiệp và phát
triển nông thôn chứa nhiều rủi ro khách quan. Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
tại một số khu vực còn nghèo nàn (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012).
Theo như sự khẳng định của các nhà kinh tế, một nền kinh tế muốn giữ
được tốc độ phát triển nhanh và ổn định thì nhất thiết cần được đầu tư vốn thỏa
đáng, đầu tư được coi là chìa khóa trong chiên lược phát triển kinh tế của mỗi

quốc gia. Tuy nhiên, việc huy động vốn và sử dụng vốn như thế nào để phù hợp
với từng địa phương, nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực
hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, ổn định kinh tế, chính trị xã hội nông thôn là
một bài toán khó cho các cấp, các ngành. Đây cũng là một đòi hỏi cấp thiết nhằm
thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp
phần vào xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước.
Xuất phát từ những ý nghĩa trên, việc nghiên cứu thực trạng và đánh giá
tình hình thực hiện chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn là rất quan
trọng và cần thiết. Vì vậy tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình
hình thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo
nghị định 41/2010/NĐ-CP tại huyện Sapa, tỉnh Lào Cai.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp,
nông thôn theo nghị định 41/2010/NĐ-CP tại huyện Sapa, tỉnh Lào Cai từ đó đề
ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tín dụng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách, chính sách tín
dụng, nông nghiệp, nông thôn và những vấn đề liên quan.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

- Đánh giá việc thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp,
nông thôn theo nghị định 41/2010/NĐ-CP tại huyện Sapa, tỉnh Lào Cai và phân
tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn nghiên cứu
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng phát
triển nông nghiệp, nông thôn theo nghị định 41/2010/NĐ-CP tại huyện Sapa, tỉnh
Lào Cai
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo nghị định
41/2010/NĐ-CP tại huyện Sapa, tỉnh Lào Cai
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông
thôn theo nghị định 41/2010/NĐ-CP tại huyện Sapa, tỉnh Lào Cai
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên tại huyện Sapa,
tỉnh Lào Cai
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu đuợc tiến hành dựa trên số liệu từ
năm: 2011 – 2013
Thời gian thực hiện đề tài: từ 15/1/2014 đến 25/12/2014.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm, bản chất của chính sách tín dụng cho Nông nghiệp – nông thôn
2.1.1.1 Nông nghiệp, nông thôn
Khái niệm về Nông nghiệp
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông nghiệp là
phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực nông,
lâm, diêm nghiệp và thủy sản.
Cụ thể Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử
dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư
liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm

nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn
bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản (Chính phủ, 2010).
Khái niệm về Nông thôn
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn là
phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được
quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.Nông thôn Việt Nam
hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống.
Có rất nhiều khai niệm về nông thôn. Các khái niệm nay mang tính chất
tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế -
xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam,
chúng ta có thể hiểu:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông
dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác” (Nguyễn Trọng Đắc, 2005).
 Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều
quan điểm khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu và triển khai ứng dụng thuật ngữ
này ở các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển nông thôn
được đề cập đến từ lâu và có sự thay đổi về nhận thức qua các thời kỳ khác nhau.
Ngân hàng thế giới năm 1975 đã đưa ra nhận định: "Phát triển nông thôn
là một chiến lược nhằm cải thiện điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một
nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo
nhất trong những người dân sống ở vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự
phát triển".
Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát

triển kinh tế xã hội của chính phủ, thuật ngữ này có thể hiểu như sau: "Phát triển
nông thôn là một quá trình phát triển có chủ ý một cách bền vững về kinh tế xã hội
văn hóa và môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông
thôn và có sự hỗ trợ tích cực cùa Nhà nước và tổ chức khác".
2.1.1.2 Bản chất của chính sách tín dụng cho NN-NT
Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là một hợp
phần chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm hỗ
trợ tín dụng và tạo điều kiện để người dân được vay vốn minh bạch và thuận lợi
do vậy chính sách tuân thủ quy trình chính sách, nguyên tắc chung và một số
nguyên tắc riêng để thực hiện được mục tiêu đề ra.
- Bảo đảm tính hiệu quả, cung cấp nguồn vốn thuận lợi cho người dân
- Bảo đảm tính hiệu lực, thực hiện đúng chủ trương của nhà nước
- Bảo đảm tính khoa học, tạo điều kiện tiếp cận và vay vốn thuận lợi cho
người dân
- Bảo đảm tính công bằng, đưa ra mức vay và lãi suất phù hợp với điều
kiện của người dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

- Nguyên tắc cụ thể, thực hiện đúng quy trình, đảm bảo côn bằng, minh bạch
- Các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ đầu tư tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nhân dân trên nguyên
tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư (Phạm Vân Đình, 2009).
* Đối tượng, chủ thể của chính sách
- Chủ thể của chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn bao gồm các chủ thể sau đây:
+ Chủ thể định hướng chính sách là chủ thể đưa ra định hướng về việc
phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở đó các chủ thể tham gia vào
quá trình hoạch định chính sách sẽ xây dựng chính sách phù hợp với định hường
đề ra.

+ Chủ thể chịu trách nhiệm chính đối với quá trình hoạch định và thực
hiện chính sách là người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình hoạch định
và thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tùy
từng trường hợp, Chính phủ sẽ quyết định giao cho chủ thể nào là chủ thể chịu
trách nhiệm chính đối với quá trình hoạch định và thực hiện chính sách.
+ Chủ thể quyết định chính sách là người quyết định việc chính sách có
được thông qua hay không, có được ban hành triển khai vào thực tế hay không.
Thông thường đối với chích sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn thì Chính phủ là người quyết định chính sách.
+ Chủ thể chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách: Để triển khai
chính sách vào thực tế thì Chính phủ sẽ phải xác định các cơ quan chịu trách
nhiệm tổ chức thực thi chính sách. Căn cứ, chức năng nhiệm vụ của từng bộ, ban
ngành thì thường các Bộ, ngành sẽ chịu trách nhiệm đối với việc tổ chức thực thi
chính sách là Bộ Tài Chính, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân câc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Ngân hàng Nhà nước.
- Đối tượng của chính sách bao gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

+ Đối tượng cấp tín dụng: Các tổ chức được thực hiện cho vay phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn gồm các tổ chức tín dụng được tổ chức và hoạt
động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; các tổ chức tài chính quy mô
nhỏ; các ngân hàng, tổ chức tài chính được Chính phủ thành lập để thực hiện cho
vay theo chính sách của Nhà nước.
+ Đối tượng được cấp tín dụng: Tổ chức, cá nhân được vay vốn để phục
vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gồm
hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại; các
hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn; các tổ chức và cá nhân cung ứng

dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông,
lâm, diêm nghiệp và thủy sản và doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông
nghiệp hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch
vụ phi nông nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn
Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ sản xuất nông
nghiệp, nông thôn được ra đời nhằm thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày
05/8/2009 của Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân
và nông thôn. Những mục tiêu của chính sách tín dụng được thể hiện như sau:
 Mục tiêu tổng quát
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, đảm bảo sự
phát triển hài hoà giữa các vùng, nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất và
đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông
nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn,
có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng nông
thôn mới với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.
 Mục tiêu cụ thể
- Khơi thông nguồn vốn tới nông thôn, góp phần thực hiện giảm nghèo
bền vững, nâng cao đời sống người nông dân, và từng bước thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay vốn để đầu tư phát triển nông
nghiệp, nông thôn, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo.
Có sự bổ sung, phát triển và khắc phục những tồn tại các văn bản của quy định
trước đây, cụ thể là quá trình triển khai thực hiện quyết định số 67/1999/QĐ-TTg
ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân
hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2.1.2 Vai trò của chính sách tín dụng phục vụ phát triển NN-NT
 Vai trò

Chính sách vốn, tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tại những
tiền đề rất cơ bản cho việc đầu tư có sở hạ tầng, trang bị them cơ sở vật chất, kỹ
thuật phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp.
Chính sách góp phần giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh khai thác tốt
hơn các nguồn ngực như đất đai, lao động… và nâng cao hiệu quả trong sản xuất
nông nghiệp.
Chính sách vốn, tín dụng cho nông nghiệp còn tạo điều kiện huy động
được nhiều vốn để sản xuất chuyên môn hóa, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
chính sách tín dụng trong nông nghiệp, sẽ góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã
hội, tạo them việc làm, xóa đói giảm nghèo, bài trừ cac thủ tục lạc hậu, mê tín dị
đoan….
Chính sách vốn tín dụng nước ta nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn, giúp cho
việc mở rộng sản xuất nông nghiệp, tăng cao tốc độ phát triển của ngành nông
nghiệp (Phạm Vân Đình, 2009)
2.1.3 Đặc điểm của chính sách tín dụng cho NN-NT
2.1.3.1 Các tổ chức được thực hiện cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn bao gồm:
a) Các tổ chức tín dụng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật
Các tổ chức tín dụng;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

b) Các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, thực hiện việc cho vay các món tiền
nhỏ cho người nghèo và các đối tượng khác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn theo quy định của pháp luật;
c) Các ngân hàng, tổ chức tài chính được Chính phủ thành lập để thực hiện
việc cho vay theo chính sách của Nhà nước (Chính phủ, 2010).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10


2.1.3.2 Tổ chức, cá nhân được vay vốn ở khu vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm:
a) Hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn;
b) Cá nhân;
c) Chủ trang trại;
d) Các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn;
đ) Các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn
nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản;
e) Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp hoặc kinh
doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông
nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn (Chính phủ, 2010).
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về tình hình thực hiện chính sách tín dụng phát
triển nông nghiệp, nông thôn theo nghị định 41/2010/NĐ-CP
2.1.4.1 Giới thiệu
Chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT được ban hành theo Nghị
định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010, thay thế cho Quyết định 67/QĐ-TTg từ
năm 1999. NHNN cũng ban hành thông tư 14/2010/TT-NHNN ngày 14/06/2010
hướng dẫn thực hiện. Nghị định 41 ra đời để khắc phục những hạn chế, không
phù hợp với thực tế hiện nay của Quyết định 67 như: giá trị khoản vay tín chấp
nhỏ không đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất; chưa thu hút được
các NHTMCP cung cấp tín dụng cho khu vực NNNT; các đối tượng thuê đất,
hoặc chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được tiếp cận vốn tín
dụng theo chính sách Quyết định này…
Đối tượng vay vốn của Nghị định 41 mở rộng hơn với 6 nhóm: (i) hộ gia
đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; (ii) cá nhân; (iii) chủ trang trại; (iv)
các HTX, THT trên địa bàn nông thôn; (v) các tổ chức và cá nhân cung ứng các
dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm,
diêm nghiệp và thủy sản; (vi) các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông
nghiệp hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng
dịch vụ phi nông nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11

Các lĩnh vực vay ưu đãi bởi Nghị định 41 gồm 8 lĩnh vực: (i) cho vay các
chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; (ii) cho vay phát
triển ngành nghề tại nông thôn; (iii) cho vay đầu tư xây dựng CSHT ở nông thôn;
(iv) cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; (v) cho
vay để kinh doanh các sản phẩm dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy
sản; (vi) cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch
vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; (vii) cho vay tiêu dùng nhằm nâng
cao đời sống nhân dân ở nông thôn; (viii) cho vay theo các chương trình kinh tế
của Chính phủ. Như vậy, về cơ bản vốn ưu đãi có thể được cấp cho tất cả các lĩnh
vực sản xuất, đời sống của khu vực nông nghiệp nông thôn.
Định mức khoản vay: khách hàng có thể vay không có đảm bảo bằng tài
sản với mức (i) tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản
xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; (ii) tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ
kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ NNNT; (iii) tối đa
đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại. Nghị định
cũng chỉ rõ các hộ gia đình có thế dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
xác nhận của UBND xã về quyền sử dụng đất trong các khoản vay tín chấp.
Ngoài ra, Nghị định 41 còn có các chính sách tăng vốn và giảm rủi ro cho
TCTD tham gia cung cấp tín dụng NNNT; các quy định về sự tham gia của các
TCTD cung cấp tín dụng NNNT; quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân liên quan…
2.1.4.2 Tổ chức triển khai nghị định
Nghị định 41/2010/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2010.
Theo như quy định, việc tổ chức thực hiện Nghị định 41 của các cơ quan nhà
nước và tổ chức bao gồm Ngân hàng nhà nước Việt Nam; 8 Bộ tham gia bao
gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp;
UBND các cấp tỉnh, huyện, xã; Các tổ chức Chính trị - xã hội; các tổ chức tín

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

dụng. Như vậy, có thể thấy phía bên Ngân hàng Nhà Nước sẽ giữ vai trò chủ lực
trong hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn.
2.1.4.3 Phân công tổ chức thực hiện
Để tổ chức thực hiện nghị định 41 về phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn; NHNN&PTNT và NHCSXH đã giao nhiệm vụ chính thức cho các tổ
tín dụng. Các tổ tín dụng thực hiện phải đảm bảo được các yêu cầu: Bảo đảm về
mặt chính trị, pháp luật; có đủ nguồn nhân lực, vật lực, tài lực; Bảo đảm về thông
tin gián tiếp; được quản lý và phân bổ ngân sách; sáng tạo trong thực hiện, kết
hợp đúng đắn giữa các cấp, các ngành và các địa phương; có hệ thống báo cáo
thống kê, kế toán và hệ thống kiểm toán chặt chẽ; kiểm tra việc thực hiện chính
sách đó, có sự đánh giá chính sách một chẽ; kiểm tra việc thực hiện chính sách
đó, có sự đánh giá chính sách một cách khách quan.
2.1.4.4 Công tác thông tin tuyên truyền
Thông qua hệ thống thông tin đại chúng, các ngân hàng thực hiện chính
sách tuyên truyền, giúp cho mọi người hiểu biết về nội dung chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiểu nghĩa vụ và lợi ích của mình khi
thực hiện chính sách. Qua đó tạo được sự đồng tình ủng hộ của dân chúng, đặc
biệt là các tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho nông nghiệp nông thôn và những tổ
chức, cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn .
2.1.4.5 Các hoạt động cung cấp tín dụng
- Căn cứ vào Nghị định này và văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý
thực hiện việc hướng dẫn cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong toàn
hệ thống tổ chức tín dụng theo hướng rõ ràng, minh bạch và thủ tục đơn giản để tạo
điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng.
- Ban hành quy định, thủ tục cho vay không có tài sản bảo đảm để thực
hiện thống nhất trong hệ thống theo hướng thuận tiện, đơn giản, phù hợp với đối

tượng vay, mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với khách hàng vay trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

- Hướng dẫn việc thực hiện miễn giảm lãi suất đối với các khách hàng có
mua bảo hiểm trong nông nghiệp khi vay vốn tại tổ chức tín dụng, phù hợp với
chính sách khách hàng của mình.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động tại các vùng sâu, vùng xa, vùng nông
thôn, phù hợp với thực tế về khả năng tài chính và năng lực hoạt động của tổ
chức tín dụng; phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội tại địa
phương để thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay và giám sát quá trình sử dụng vốn
vay của khách hàng.
2.1.4.6 Phối hợp hoạt động giữa các ban ngành, các địa phương, các tổ chức
quần chúng
Các ngân hàng thực hiện chính sách thực hiện phối hợp với các ban
ngành, đoàn thể huyện để thực hiện nghị định 41 về phục phát triển nông nghiệp
nông thôn theo chiều dọc, chiều ngang thông qua hệ thống thông tin, thông qua
trao đổi gặp gỡ, hội họp
2.1.4.7 Kết quả cho vay và thực thi chính sách
Kết quả cho vay được thể hiện qua:
- Doanh số cho vay
- Lãi suất cho vay
- Điều kiện cho vay
- Đối tượng vay
- Đặc điểm của chủ hộ vay
- Thực trạng tiếp cận nguồn vốn
- Mức độ đáp ứng nhu cầu vay
- Thời hạn vay
- Ý kiến đánh giá của các hộ điều tra (Phạm Thị Thùy, 2012).

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp nông thôn
2.1.5.1 Năng lực điều hành và tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

phát triển nông nghiệp nông thôn của các ngân hàng
Năng lực điều hành của các ngân hàng thể hiện thông qua trình độ hoạch
định, điều hành nghị định và quản lý các tổ chức tín dụng trong khuôn khổ pháp
luật và mục tiêu của nghị định. Do đó, khi năng lực hoạch định và điều hành tổ
chức thực hiện nghị định của các ngân hàng tốt thì các ngân hàng sẽ thực hiện
các công cụ chính sách tốt hơn, và sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các
tổ chức tham gia vào việc thực hiện nghị định 41 về phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn (Phạm Thị Thùy, 2012).
2.1.5.2 Nhận thức của cán bộ ngân hàng và người dân đối với chính sách
Để thực hiện vai trò của mình trong việc tổ chức thực hiện nghị định về
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì các ngân hàng phải sử dụng đội
ngũ cán bộ công chức. Do đó, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức Ngân
hàng có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện nghị định.
Trình độ của cán bộ được thể hiện không chỉ là trình độ của từng cán bộ
riêng lẻ, mà đó là trình độ chung của toàn bộ đội ngũ cán bộ đối với tổ chức thực
hiện nghị định về phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đồng thời là sự
phối hợp, đào tạo và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cán bộ. Các ngân hàng muốn thực
hiện nghị định được tốt thì phải được thực hiện bởi nhiều cán bộ có trách nhiệm
và năng lực. Mỗi cán bộ phải có kiến thức rộng về các hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, ngân hàng, tài chính tiền tệ (Phạm Thị Thùy, 2012).
2.1.5.3 Sự phối hợp của chính quyền địa phương và năng lực tài chính của ngân hàng
Phát triển nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà
nước ta. Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có sự tham gia thực hiện xây dựng
chính sách của rất nhiều ban, ngành, đoàn thể, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Huyện

đoàn, Hội cựu chiến binh Việc đưa ra cơ chế phối hợp phù hợp với các tổ chức
có liên quan trong thực hiện nghị định về phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn sẽ giúp các ngân hàng tận dụng được các nguồn lực, nguồn thông tin trong
thực hiện vai trò của mình.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

Các tổ chức tín dụng là đối tượng chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng. Do
đó, các tổ chức tín dụng có mạnh có tốt thì việc thực hiện nghị định mới tốt được.
Để có thể thực hiện tốt nghị định thì các tổ chức tín dụng phải đảm bảo được
tiềm lực tài chính để cho vay nông nghiệp, nông thôn. Tiềm lực tài chính của tổ
chức tín dụng có tốt thì việc cho vay nông nghiệp, nông thôn mới đạt hiệu quả.
Tiềm lực tài chính của tổ chức tín dụng được thể hiện thông qua các yếu tố
như: mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, mức sinh lời, khả năng thanh toán.
Tiềm lực tài chính quyết định đến quy mô và tính đa dạng trong việc cung
cấp các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tín dụng và tiết kiệm. Tiềm lực tài chính tốt
giúp cho tổ chức tín dụng nâng cao uy tín, mở rộng quy mô khách hàng, tăng
khách hàng tiềm năng, tăng khả năng phát triển các dịch vụ ngoài tín dụng và tiết
kiệm. Tổ chức tín dụng còn có cơ hội mở rộng liên kết hợp tác với tổ chức tài
chính khác, với các nhà tài trợ, với các đơn vị khác, tạo đà phát triển nhanh
chóng các hoạt động của tổ chức, đa dạng hóa sản phẩm và quy mô tiếp cận.
Các tổ chức tín dụng nhận thức được những lợi ích của việc thực hiện nghị định
về phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới
tín dụng nông thôn thì quá trình triển khai chính sách sẽ gặp rất nhiều thuận lợi. Đồng
thời, khi đó, việc thực hiện, ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi sẽ hiệu quả hơn,
tránh tình trạng ban hành văn bản chỉ có một số đối tượng thực hiện.
Các tổ chức tín dụng xây dựng được hệ thống thông tin đảm bảo chất
lượng và hiệu quả cho lĩnh vực nông nghiệp sẽ là một yếu tố tác động tích cực
đến vai trò của các Ngân hàng. Thông tin do các tổ chức tín dụng cung cấp đòi
hỏi phải đầy đủ, kịp thời và chính xác vì đây là cơ sở để giúp các ngân hàng có

những đánh giá ban đầu đúng đắn về hoạt động của ngân hàng. Sự che đậy thông
tin, làm sai lệch thông tin sẽ dẫn đến các ngân hàng có cái nhìn sai lệch và dẫn
đến những quyết định không chính xác gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực
hiện nghị định (Phạm Thị Thùy, 2012).
2.1.5.4 Rủi ro trong sản xuất kinh doanh
- Những thay đổi về điều kiện xã hội có thể tác động đến cách lý giải vấn

×