Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

khảo sát sự hiện diện của escherichia coli sinh men ßlactamase phổ rộng trên gà khỏe tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 42 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y






NGUYỄN MINH LUÂN








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y


KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA ESCHERICHIA COLI
SINH MEN ß-LACTAMASE PHỔ RỘNG TRÊN
GÀ KHỎE TẠI HUYỆN KẾ SÁCH
TỈNH SÓC TRĂNG
Cần Thơ, 2015

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y







Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. BÙI THỊ LÊ MINH NGUYỄN MINH LUÂN
MSSV: 3103034
Lớp: CN10Y4A1 Khóa 36






KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA ESCHERICHIA COLI
SINH MEN ß-LACTAMASE PHỔ RỘNG TRÊN
GÀ KHỎE TẠI HUYỆN KẾ SÁCH
TỈNH SÓC TRĂNG


ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài “Khảo sát sự hiện diện của Escherichia coli sinh men β–lactamase phổ
rộng trên gà khỏe tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng” do sinh viên Nguyễn
Minh Luân thực hiện tại Bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng, trường Đại Học Cần Thơ từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014.


Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2015 Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2015
Duyệt Bộ Môn Giảng viên hướng dẫn


ThS. Bùi Thị Lê Minh


Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2015
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng












iii
LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Cần Thơ, thầy cô đã
dành bao tâm huyết để truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi vững
bước vào đời. Hôm nay ước mơ của tôi đã thành sự thật, với sự phấn đấu của bản
thân tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Trong suốt quá trình học tập cũng như
thời gian thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Trong
giây phút này đây tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành đến
những người đã quan tâm, lo lắng và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn:
Cô Bùi Thị Lê Minh – người đã hết lòng lo lắng, chỉ bảo, động viên tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy cô Bộ môn Thú Y, Bộ môn Chăn Nuôi đã tận tình truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm quý báu, lẫn nhận thức xã hội trong quá trình học tập tại trường.
Cha mẹ tôi – người đã nuôi nấng, dạy dỗ và luôn đặt niềm tin, hy vọng vào
tôi để tôi có được ngày hôm nay.
Các anh chị cao học khóa 19, các bạn bè của lớp Dược Thú y Khóa 36, đã
động viên, chia sẽ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!














iv
TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát sự hiện diện của Escherichia coli sinh men β–lactamase phổ
rộng trên gà khỏe tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện từ tháng 08
đến tháng 12 năm 2014 trên 24 mẫu phân gà ở trạng thái khỏe, trong đó gồm có 6
mẫu gà thịt một tuần tuổi, 6 mẫu gà thịt một tháng tuổi và 12 mẫu phân gà đẻ. Sau
khi lấy mẫu về chúng tôi xác định vi khuẩn E.coli sinh men ß-lactamase bằng
phương pháp đĩa kết hợp (CLSI, 2014) và kiểm tra độ nhạy của các chủng E. coli
ESBL phân lập được đối với kháng sinh. Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ E.coli
ESBL dương tính trên phân gà là 45,8%, trong đó tỉ lệ trên gà thịt là 75% và trên
gà đẻ là 16,7%. Kết quả kháng sinh đồ thu được cho biết vi khuẩn E. coli ESBL
nhạy cảm với các kháng sinh amikacin (100%), tetracycline (75,9%), doxycycline
(69%), fosfomycin (69%). Đề kháng mạnh với các kháng sinh như ampicillin
(100%), streptomycin (100%), trimethoprim/sulfamethoxazole (100%) gentamycin
(96,6%), cefalor (89,7%), cefuroxime và kanamycin (86%), cefotaxime và
norfloxacin (82,8%). Xét về tính đa kháng kháng sinh thì một số vi khuẩn có thể đề
kháng cùng lúc từ 7 đến 13 loại kháng sinh khác nhau, trong đó số vi khuẩn đề
kháng cùng lúc 11 loại kháng sinh chiếm đến 31,04%, tiếp theo là 10 loại kháng
sinh chiếm 24,13%, 8 loại kháng sinh là 17,24%, 12 loại kháng sinh chiếm
10,34%, 7 hoặc 9 loại kháng sinh là 6,9%, và 13 loại kháng sinh chiếm 3,45%.















v
MỤC LỤC
Trang tựa i
Trang duyệt ii
Lời cảm tạ iii
Tóm lược iv
Mục lục v
Danh mục viết tắt vii
Danh mục hình vii
Danh mục bảng ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Giới thiệu về vi khuẩn E.coli 2
2.1.1 Đặc điểm hình thái 2
2.1.2 Đặc điểm nuôi cấy 3
2.1.3 Đặc điểm sinh hóa 4
2.1.4 Sự đề kháng và tính gây bệnh của E. coli 4
2.2 Sơ lược về vi khuẩn E. coli ESBL 7
2.2.1 Giới thiệu về vi khuẩn sinh men β –lactamase phổ rộng 7
2.2.2 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn E. coli ESBL 9
2.2.3 Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli ESBL 9

2.2.4 Phương pháp phát hiện sự hiện diện E.coli ESBL 10
2.3 Kỹ thuật kháng sinh đồ Kirby- Bauer 11
2.3 Sơ lược một số kháng sinh nghiên cứu trong đề tài 11
2.3.1 Kháng sinh nhóm β -lactam 11
2.3.2 Kháng sinh nhóm aminoglycoside 13
2.3.3 Kháng sinh nhóm tetracyclline 14
2.3.4 Kháng sinh nhóm quinolone 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Phương tiện nghiên cứu 15

vi
3.1.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu 15
3.1.2 Dụng cụ và hóa chất 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu 16
3.2.1 Phương pháp thu thập mẫu 16
3.2.2 Phương pháp nuôi cấy phân lập vi khuẩn E. coli ESBL 16
3.2.3 Phương pháp lập kháng sinh đồ 18
3.2.4 Phương pháp phân tích thống kê 19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Kết quả Tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên gà thịt 20
4.2 So sánh tỉ lệ dương tính E. coli ESBL trên gà thịt và gà đẻ 21
4.3 Kết quả kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh 22
4.4 Tính đa kháng của vi khuẩn E.coli ESBL đối với các loại kháng sinh 25
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 27
5.1 Kết luận 27
5.2 Đề nghị 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
PHỤ CHƯƠNG 31














vii
DANH MỤC VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CLSI Clinical Laboratory Standard Institute
CFU Colony Forming Unit
E. coli Escherichia coli
ESBL Extended Spectrum ß-lactamase
MC MacConkey Agar
MHA Mueller - Hinton Agar
NA Nutrient Agar





















viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Vi khuẩn E. coli dưới kính hiển vi quang học ……………… 3
Hình 2.2: Thể viêm ruột …………………………………… ………… 6
Hình 2.3: Túi lòng đỏ không tiêu……………………………… ……… 6
Hình 2.4: Thể viêm rốn…………………………………………… …… 6
Hình 2.5: Viêm màng bao tim…………… ……………………………… 6
Hình 2.6: Viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng…………………… … 7
Hình 2.7: Thể viêm mắt………………………………………………… 7
Hình 2.8: Sơ đồ cấu trúc dạng vòng của kháng sinh nhóm ß-lactam…… 12
Hình 2.9: Sơ đồ sự tấn công của ß-lactamase vào vòng ß-lactam trong cấu trúc
kháng sinh nhóm ß-lactam…………………………………… 13
Hình 3.1: Qui trình phân lập vi khuẩn E. coli ESBL……… 18
Hình 4.1: Kết quả kháng sinh đồ của các mẫu E. coli ESBL phân lập……… 24
Hình 4.2: Kết quả kháng sinh đồ…………………………………………… 24
Hình 1: Khuẩn lạc E. coli trên môi trường MC……………………… 32
Hình 2: Sinh hóa khẳng định vi khuẩn E. coli 32
Hình 3: Đĩa kết hợp khẳng định E. coli ESBL……………………… 32

Hình 4: Khuẩn lạc E. coli trên môi trường NA 32












ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn đường kính vòng kháng khuẩn một số kháng sinh 19
Bảng 4.1: Tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên gà thịt 21
Bảng 4.2: Kết quả tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên gà thịt và gà đẻ 22
Bảng 4.3: Kết quả tính nhạy cảm của E. coli ESBL với kháng sinh 23
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra tính đa kháng của các chủng E. coli ESBL phân lập 25
























1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống lâu đời của người chăn nuôi, nó
đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đáp ứng nguồn thực phẩm dinh
dưỡng cho con người và đem lại lợi nhuận khá cao so với một số ngành chăn nuôi
khác. Hàng năm ngành chăn nuôi gà đã sản xuất một lượng thịt hơi chiếm khoảng 14-
15 % trong tổng lượng thịt hơi các loại, theo thống kê chăn nuôi Việt Nam năm 2013
số lượng thịt gà là 230,9 ngàn tấn và số lượng trứng là 4,3 tỷ quả
(). Vì vậy, trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi
gia cầm đang trên đà phát triển mạnh và đặc biệt là chăn nuôi gà theo mô hình công
nghiệp với quy mô lớn. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh cũng đồng nghĩa sẽ kéo theo
nhiều dịch bênh xảy ra, do đó đòi hỏi người chăn nuôi phải sử dụng nhiều kháng sinh
để phòng và trị bệnh.
Kháng sinh nhóm ß-lactam là kháng sinh được biết đến sớm nhất trong lịch sử kháng
sinh và có vai trò đặc biệt trong điều trị nhiễm khuẩn. Hiện nay nhóm kháng sinh này
có số lượng lớn và được sử dụng phổ biến nhất trong phòng và trị bệnh cho gia cầm.

Theo kết quả khảo sát việc sử dụng kháng sinh ở một số trại chăn nuôi gà tại tỉnh Hải
Phòng, trong số 38 loại kháng sinh được sử dụng tại các trại, kháng sinh nhóm ß-
lactam được sử dụng cho phòng bệnh là 32,6% và trị bệnh là 26,7% và có ít nhất 8
loại kháng sinh được sử dụng bổ sung vào thức ăn để kích thích tăng trọng (Phạm
Kim Đăng và ctv., 2012), do được sử dụng rộng rãi nên tỉ lệ vi khuẩn đề kháng các
kháng sinh này rất cao. Hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn gram âm sinh
men ß-lactamase phổ rộng đề kháng các kháng sinh nhóm ß-lactam. Kết quả nghiên
cứu ở Nigeria cho thấy tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên phân gà thịt là 22% (Duru
Carissa et al., 2013). Từ năm 2004 – 2007 ở Trung Quốc tỉ lệ phát hiện E. coli ESBL
trong phân gà là 18,5% (Lin Li et al., 2010). Hiện nay, ở Việt Nam việc nghiên cứu về
E. coli ESBL trên động vật nói chung cũng như gà nói riêng còn hạn chế.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên nên đề tài “Khảo sát sự hiện diện của E. coli
sinh men β–lactamase phổ rộng trên gà khỏe tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng”
được thực hiện với mục tiêu sau:
- Xác định tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên gà khỏe ở một số trại gà công nghiệp
thuộc huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng.
- Kiểm tra độ nhạy của các chủng E. coli ESBL phân lập được đối với kháng sinh.

2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Giới thiệu về vi khuẩn E. coli
Escherichia coli được gọi tên là E. coli thuộc họ Enterobacteriaeceae được bác sĩ
người đức Thoedore Escherich phân lập lần đầu tiên và đưa ra đặc điểm của vi khuẩn
vào năm 1885. E. coli là loài vi khuẩn quan trọng được tìm thấy trong phân (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1970).
Trong các vi khuẩn đường ruột, Escherichia coli là vi khuẩn phổ biến nhất, chúng
chiếm 80% vi khuẩn hiếu khí sống ở ruột (Trần Cẩm Vân, 2001). Vi khuẩn này xuất
hiện và sinh sống trong ruột động vật chỉ vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho đến khi
con vật chết. E. coli sinh sống bình thường trong đường ruột của người và động vật,

khi các điều kiện nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn, vệ sinh thú y kém, sức chống đỡ
bệnh tật của con vật yếu thì E. coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh (Đào
Trọng Đạt và ctv., 1999).
E. coli là vi khuẩn hiếu khí chủ yếu trong hệ tiêu hóa của hầu hết các loài động vật,
thường có 10
7
– 10
9
vi khuẩn này trên một gram phân. Hệ thống tiêu hóa của con vật
mới sinh sẽ nhanh chóng nhiễm vi khuẩn trong đó có E. coli tạo nên hệ vi sinh vật
đường ruột. Nồng độ vi khuẩn E. coli thường thấp ở ruột non, tăng dần và có nồng độ
cao nhất ở ruột già. Hầu hết E. coli là sinh vật sống cộng sinh, chúng sống trong
đường ruột nhưng không có hại cho vật chủ. Chỉ một phần nhỏ số chủng có thể sản
xuất yếu tố độc lực và gây hại con vật (Gyles and Fairbrother, 2010).
2.1.1 Đặc điểm hình thái
Theo Hồ Thị Việt Thu (2012), E. coli là một loại trực khuẩn hình gậy ngắn, kích
thước 2-3 μm x 0,6 μm. Trong cơ thể trực khuẩn có hình cầu đứng riêng lẻ đôi khi xếp
thành chuỗi ngắn. Có khi trong môi trường nuôi cấy còn thấy những trực khuẩn dài 4-
8 μm, những loại này thường gặp trong canh khuẩn già. Phần lớn E. coli di động do có
lông ở xung quanh thân nhưng một số không thấy di động. Vi khuẩn không sinh nha
bào, bắt màu Gram âm, có thể bắt màu toàn thân hoặc sẫm ở hai đầu khoảng giữa nhạt
hơn, có thể hình thành giáp mô khi gặp môi trường dinh dưỡng tốt, nhưng soi tươi có
thể không thấy được. Nếu cố định bằng axit osmic rồi quan sát dưới kính hiển vi thấy
tế bào E. coli có nhân, đó là một khối tối nằm trong nguyên sinh chất màu sáng.

3

Hình 2.1: Vi khuẩn E. coli dưới kính hiển vi quang học (X=100)
/>s/index_gram_stain_images.html
2.1.2 Đặc tính nuôi cấy

Escherichia coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, một số
chủng có thể phát triển được ở môi trường tổng hợp đơn giản nên chúng được chọn
làm mẫu để nghiên cứu về sinh vật học.
Theo Nguyễn Như Thanh và ctv. (1997), E. coli phát triển dễ dàng trên các môi
trường nuôi cấy thông thường, là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh
trưởng ở nhiệt độ 5-40
o
C, thích hợp là 37
o
C; pH 7,2- 7,4, phát tiển được ở pH 5,5-8.
Trên môi trường nước thịt vi khuẩn phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn màu tro
nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màng màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường
màu phân thối. Trên môi trường Meller Kauffman và môi trường Malasit, E. coli
không mọc. Trên môi trường Endo, E. coli có khuẩn lạc màu đỏ, có ánh kim hoặc
không có ánh kim.
Theo Nguyễn Ngọc Hải (2012), trên môi trường EMB (Eosin Methylen Blue Agar)
khuẩn lạc E. coli có màu tím ánh kim, hơi dẹt, trơn bóng, đường kính khuẩn lạc
khoảng 1-2mm sau 24 giờ nuôi cấy ở 37
o
C. Trên môi trường MC (MacConkey Agar)
vi khuẩn E. coli hình thành khuẩn lạc to, tròn đều, màu hồng nhạt, mặt khuẩn lạc hơi
lồi, kích thước 2-3mm.
Trên môi trường thạch NA sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, màu tro
trắng nhạt, hơi lồi, đường kính từ 2 – 3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc gần như nâu nhạt và
phát triển rộng ra (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970).


4
2.1.3 Đặc tính sinh hóa
E.coli lên men sinh hơi các loại đường glucoz, mantoz, galactoz, levuloz, lactoz,

fructoz…không sinh H
2
S, hoàn nguyên nitrat thành nitrit, không sử dụng urea, không
sử dụng citrat làm nguồn cung cấp carbon. Tất cả E.coli đều lên men đường lactoz
nhanh và sinh hơi, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt E. coli và Salmonella
(Nguyễn Như Thanh, 1997).
Theo Nguyễn Ngọc Hải (2012), có thể dùng các phản ứng IMViC như: Indol (Trypton
Agar), MR (Methyl Red), VP (Voges – Proskauer), Simmons Citrate, để phân biệt
E.coli với các vi khuẩn đường ruột khác.
Phản ứng Indol: Nhiều loài vi sinh vật có enzyme tryptophanase có khả năng phân
giải tryptophan trong môi trường tạo thành indol. Indol khi kết hợp với
paradimethylamino-benzaldehyd có trong thuốc thử kovacs sẽ tạo thành hợp chất
rosindol có màu đỏ.
Phản ứng MR (Methyl Red): Các nhóm vi khuẩn đường ruột có khả năng oxy hóa
đường glucose thành acid pyruvic, acid pyruvic lại tiếp tục chuyển hóa thành nhiều
loại acid hữu cơ khác như: acid acetic, acid lactic, acid succinic, làm cho pH của môi
trường nuôi cấy vi khuẩn hạ xuống dưới 4,5. Ở độ pH này chất chỉ thị màu methyl red
khi được nhỏ vào sẽ vẫn giữ màu đỏ. Như vậy dựa vào màu của methyl red người ta
có thể xác đinh được phản ứng dương tính (màu đỏ) hay âm tính (màu vàng).
Phản ứng VP (Voges - Proskauer): khác với phản ứng MR, một số vi khuẩn có khả
năng oxy hóa đường glucose tạo thành acid pyruvic, nhưng lại không chuyển hóa acid
pyryvic thành acid hữu cơ mà thành hợp chất acetyl methyl carbinol (acetoine).
Acetione trong môi trường kiềm cao sẽ bị oxy hóa thành diacetyl. Diacetyl sinh ra sẽ
kết hợp với nhóm guanin của arginin có trong pepton tạo thành phức chất có màu đỏ
với thuốc thử α-naphtol. Đây là cơ sở của việc đánh giá kết quả của phản ứng VP.
Phản ứng Simmons Citrate: Trong môi trường có chứa hợp chất sodium citrat
(Na
3
C
6

H
5
O
7
), một số vi khuẩn có khả năng sử dụng được citrat và làm thừa ra các gốc
Na
+
khiến cho môi trường trở nên kiềm và làm cho màu của chất chỉ thị xanh
bromothymol có trong môi trường sẽ chuyển từ xanh lá cây sang màu xanh dương.
2.1.4 Sự đề kháng và tính gây bệnh của E. coli
Kauffman (1947) người đầu tiên khám phá ra kiểu huyết thanh dưa trên 3 loại kháng
nguyên của E. coli là kháng nguyên thân O (somatic), kháng nguyên lông H
(flagellar), kháng nguyên vỏ K (capsular), ngoài ra còn có thêm kháng nguyên F. Cho

5
đến nay đã xác định được 174 kháng nguyên O (từ O1 – O181 với các O31, O47,
O67, O72, O93, O94, và O122 bị loại bỏ), 80 kháng nguyên K, 53 kháng nguyên H
(từ H1 – H56 với H13, H22 và H50 là không xác định) và hơn 20 kháng nguyên F.
- Kháng nguyên O: còn được gọi lá kháng nguyên thân, kháng nguyên bề mặt,
đây là kháng nguyên của vách tế bào, cấu tạo bởi polysaccharide. Nó được tìm thấy
trên các khuẩn lạc dạng S và chịu được nhiệt độ 100
o
C trong 2h, không bị cồn phá
hủy.
- Kháng nguyên H: còn được gọi là kháng nguyên lông, có tính chịu nhiệt cao,
được cấu tạo bởi protein. Tuy nhiên khi đung sôi ở nhiệt độ cao trong 2 giờ 30 phút
thì tính kháng nguyên, khả năng ngưng kết, kết hợp của kháng nguyên đều bị hủy.
- Kháng nguyên K: còn được gọi là kháng nguyên vỏ, kháng nguyên màng tế bào
được cấu tạo bởi polysaccharide hoặc protein.
E. coli có 2 loại độc tố là ngoại độc tố và nội độc tố:

- Ngoại độc tố là một chất không chịu được nhiệt dể bị phá hủy ở 56
o
C trong
vòng 10-30 phút. Dưới tác dụng của formol và nhiệt, ngoại độc tố chuyển thành giải
độc tố. Ngoại độc tố có tính hướng thần kinh và gây hoại tử, khả năng tạo độc tố sẻ
mất khi các chủng được giữ lâu dài hoặc cấy chuyền nhiều lần trên môi trường dinh
dưỡng.
- Nội độc tố là yếu tố gây ngộ độc chủ yếu của vi khuẩn đường ruột, chúng có
trong tế bào vi trùng và gắn vào trong tế bào vi trùng để gây bệnh. Nội độc tố có thể
chiết xuất bằng nhiều phương pháp: phá vỏ tế bào bằng cơ học, chiết xuất bằng
phenol hay dưới tác động cua enzyme.
E. coli cũng như các loại vi khuẩn không sinh nha bào khác đề kháng yếu với nhiệt
độ, ở 55
0
C sẽ bị diệt trong 1 giờ, 60
0
C trong 30 phút, và chết ngay khi đun sôi 100
0
C.
Các chất tiêu độc bình thường như phenol, formol, vôi…ở nồng độ thông thường
cũng làm E. coli chết rất nhanh. Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài, các chủng E. coli
độc có thể tồn tại đến 4 tháng (Nguyễn Như Thanh, 1997).
E. coli có sẵn trong ruột của động vật nhưng chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của con
vật suy giảm. Bệnh do trực khuẩn E. coli có thể xảy ra như một bệnh truyền nhiễm kế
phát trên cơ sở thiếu vitamin và các bệnh vius, kí sinh trùng. Theo Trần Cẩm Vân
(2001), trong đường tiêu hóa E. coli chiếm tỉ lệ cao nhất trong số vi khuẩn hiếu khí
(khoảng 80%).

6
Hầu hết các chủng E. coli phân lập từ gia cầm chỉ gây bệnh cho gia cầm, ít nguy hại

đến người và các động vật khác như: O1, O2, O35, O78, O18, O81, O115, O116 và
O132. Tuy nhiên loài gia cầm cũng mẫn cảm với chủng E. coli O157:H7 là một chủng
sinh độc tố Shiga gây hại cho người (Nguyễn Đức Hiền, 2009).
Theo Hồ Thị Việt Thu (2012), vi khuẩn E. coli hiện diện thường xuyên trong ruột và
được thải qua phân với số lượng lớn. Bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa, qua vết
thương ngoài da, qua niêm mạc bị tổn thương, ngoài ra bệnh còn có thể lây qua đường
trứng.
Triệu chứng và bệnh tích: Tùy vào con đường lây nhiễm khác nhau, vi khuẩn E. coli
gây bệnh với các thể khác nhau như:
- Trong đường tiêu hóa: chủ yếu xuất hiện thể viêm ruột, tiêu chảy.
- Ngoài đường tiêu hóa: với các thể bệnh như: thể viêm túi khí, thể bại huyết, thể
viêm vòi trứng, thể chết phôi, thể viêm rốn, thể viêm khớp, thể viêm màng não, thể
viêm mắt và thể phù đầu















Hình 2.2: Thể viêm ruột
(Nguyễn Thanh Hiền, 2013)




Hình 2.3: Túi lòng đỏ không tiêu
(
Hình 2.4: Thể viêm rốn
()
Hình 2.5: Viêm màng bao tim
(Nguyên Thanh Hiền, 2013)

7









Theo Nguyễn văn Hiệp (2000), khảo sát sự hiện diện của vi khuẩn E. coli trong môi
trường chăn nuôi gà công nghiệp và sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh cho biết có 131/366 mẫu khảo sát có sự hiện diện của E. coli chiếm 35,79%,
trong đó phân nhiễm 46,87%.
Theo kết quả nghiên cứu của Duru Carissa et al. (2013) có 45/159 mẫu swab phân lập
trên gà tại Nigeria nhiễm E. coli chiếm tỉ lệ 28,3%.
Theo Maryvonne (1999), trong 1 gram phân của gia cầm bình thường có khoảng 10
4
-
10

7
vi khuẩn E. coli.
2.2 Sơ lược về vi khuẩn E. coli ESBL
2.2.1 Giới thiệu vi khuẩn sinh men ß –lactamase phổ rộng
Men ß -lactamase phổ rộng (ESBL) được tìm thấy lần đầu tiên năm 1983 tại Đức. Kể
từ khi được phát hiện các nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn không ngừng thu hút sụ
quan tâm của các nhà khoa học bởi sự ảnh hưởng nghiêm trọng của nó gây ra. Vì vậy,
ESBL được xem như là một vấn đề toàn cầu, dù khi vi khuẩn đề kháng kháng sinh
theo cơ chế nào thì luôn có sự thay đổi theo thời gian và vùng địa lí. ESBL cũng vậy,
vào những thập niên 1980 và 1990 ESBL chủ yếu xuất hiện ở các nước phát triển.
Tuy nhiên, sau những năm 2000 thì tỉ lệ vi khuẩn sinh ESBL lại tăng cao ở các nước
đang phát triển. Theo đó khi các chủng vi khuẩn sinh ESBL thì đồng nghĩa với việc
chúng kháng lại rất nhiều các kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh nhóm ß -lactam do
hiện nay kháng sinh nhóm này được sử dụng với tỉ lệ rất cao. Đây thực sự là một gánh
nặng rất lớn trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do trực khuẩn gram âm
().
Hình 2.6: Viêm ống dẫn trứng,
viêm buồng trứng
()
Hình 2.7: Thể viêm mắt
()

8
Theo David L. Paterson et al. (2005), năm 1961 thế hệ penicillin phổ rộng đầu tiên ra
đời là ampicillin có tác dụng điều trị cả các trực khuẩn gram âm và gram dương. Chỉ
vài năm sau, vào năm 1963 tại Athens Hy Lạp người ta phân lập được chủng E. Coli
có sinh men ß-lactamase kháng ampicillin và được đặt tên là TEM-1. Năm 1965 cũng
ở nơi đây từ E. coli người ta phát hiện ra TEM-2 là do TEM-1 biến đổi một amino
acid. Nhờ TEM-1 và TEM-2 làm cho vi khuẩn gram âm kháng lại các kháng sinh
penicillin, ampicillin và cephalosporins thế hệ 1 trong một thời gian dài sau đó tại

châu Á và nhiều nơi trên thế giới.
Cho đến năm 1974 chủng K. pneumoniae có gen mã hóa men ß-lactamase trên
plasmide được phát hiện, enzyme có nhiều thay đổi về amino acid so với TEM-1 và
TEM-2 nên được đặt tên là SHV-1 (Sulphyryl Variable), như vậy vi khuẩn đã có
TEM-1, TEM-2 và SHV-1 nên các penicillin, cephalosporin thế hệ 1 đã bị kháng lại
rất nhiều.
Đầu những năm 1980 các kháng sinh ß-lactam phổ rộng như cephalosporin thế hệ 2,
thế hệ 3 được đưa vào điều trị các vi khuẩn kháng thuốc. Sự ra đời các kháng sinh ß-
lactam này đặt biệt là cephalosporin thế hệ 3, đã là một thành công lới của khoa học
trong công cuộc chiến đấu lâu dài với vi khuẩn gây bệnh có TEM-1, TEM-2 và SHV-
1. Nhưng rồi một loại men ß-lactamase có khả năng phân hủy các cephalosporin thế
hệ thứ 2, thế hệ 3 có nguồn gốc do TEM-1, TEM-2 và SHV-1 thay đổi một số
amino acid gọi được là ESBL xuất hiện.
Năm 1983 ở Đức phát hiện chủng K. ozaenae sinh men ß-lactamase phân hủy
cefotaxime được đặt tên là SHV-2, đây là trường hợp sinh ESBL đầu tiên được ghi
nhận. Năm 1984 đến 1987 tại Pháp đã phát hiện chủng K. pneumoniae có gen mã hóa
ESBL trên plasmide kháng cefotaxime đặt tên là CTX-1. Cũng vào những năm 1986
ở Nhật Bản và năm 1989 ở Đức phát hiện được E. coli sinh ESBL kháng cefotaxime
không phải TEM và SHV nên được đạt tên là CTX-M-1. Đáng ngại là CTX-M-1 có
khả năng phân hủy cephalosporin thế hệ 3 và 4.
Như vậy, với việc sử dụng các kháng sinh nhóm ß-lactam ngày càng nhiều đặc biệt là
các cephalosprin thế hệ 3 và có nhiều ESBL được mã hóa qua plasmide nên ngày
càng làm tăng nhiều chủng loại ESBL, điều này cảnh báo nguy cơ gia tăng vi khuẩn
đề kháng kháng sinh và việc hết kháng sinh điều trị trong tương lai gần. Ở một số
nước phát triển có nền chăn nuôi hiện đại, việc nghiên cứu vấn đề vi khuẩn sinh
ESBL đã được quan tâm và thực hiện nhiều, tuy nhiên ở Việt Nam việc nghiên cứu
vẫn còn hạn chế. Hiện nay ESBL thường gặp trong các chủng vi khuẩn đường ruột

9
như Klebsiella sp và E. coli, trong đó đặt biệt là vi khuẩn E. coli được phát hiện nhiều

nhất.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu về E. coli ESBL
Một số nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy tỉ lệ vi khuẩn E. coli ESBL dương tính trên
gà được thể hiện như sau:
Tại các tỉnh phía bắc Bồ Đồ Nha, kết quả khảo sát trên 76 mẫu phân gà thịt tại lò mổ
cho thấy tỉ lệ phát hiện của E. coli ESBL là 42,1% (Daniela Costa et al., 2009).
Theo kết quả nghiên cứu của Lin Li et al. (2010), khảo sát trên 347 mẫu swab từ lổ
huyệt của cả gà khỏe và gà bệnh tại các tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Bắc Kinh,
Hà Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên và Quảng Đông của Trung Quốc từ năm 2004 – 2007
cho tỉ lệ phát hiện của E. coli ESBL là 18,5%.
Tại Maiduguri thuộc Nigeria, kết quả nghiên cứu trên 190 mẫu phân gà đẻ khỏe cho tỉ
lệ nhiễm E. coli ESBL là 5,8% và trên 73 mẫu phân gà đẻ nhiễm bệnh cho tỉ lệ nhiễm
E. coli ESBL là 21,9% (Sunday A mamza et al., 2010).A.
Theo kết quả kháng sinh đồ của 12 chủng vi khuẩn E. coli ESBL trên gà ở Nigeria
năm 2010 cho thấy vi khuẩn E. coli ESBL nhạy cảm tốt với kháng sinh là ampicillin
(16,7%), cephalexin (50%), chloramphenicol (33,3%), cipropfloxacin (50%),
doxycycline (16,7%), tetracycline (16,7%), tylosin (33,3%). Vi khuẩn E. coli ESBL
đề kháng lại các kháng sinh là ampicillin (66,7%), cephalexin (50%),
chloramphenicol (66,7%), cipropfloxacin (16,7%), doxycycline (50%), lincomycin
(100%), penicillin (100%), tetracycline (83,3%), tylosintartrarte (100%), tylosin
(66,7%).
Theo kết quả nghiên cứu của Duru Carissa et al. (2013), tại tỉnh Owerri Nigeria trên
159 mẫu swab từ lổ huyệt của gà, bao gồm gà thịt, gà tây, và gà thả vườn địa phương,
cho thấy tỉ lệ nhiễm E. coli ESBL là 22%.
Theo kết quả kháng sinh đồ trên gà tại Nigeria năm 2013 trên 45 chủng vi khuẩn E.
coli làm kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn E. coli nhạy cảm tốt với kháng sinh sau:
imipenem (100%), ofloxacin (80%), cefepime (33,3%), amoxicillin-clavulanic acid
(26,7%) và nalidixic acid (26,7%). Theo kết quả kháng sinh đồ trên 10 chủng E. coli
ESBL phân lập được imipenem được xem là kháng sinh có hiệu quả nhất, tiếp theo là
ofloxacin (70%). Tỉ lệ đề kháng của kháng sinh đối với E. coli ESBL cao nhất là

ticarcillin (100%), ceftazidime (100%), amoxicillin-clavulanic acid (90%), nalidixic
acid (100%), cefotaxime (100%), ceftriaxone (90%), cefepime (90%).

10

Hiên nay, tại Việt Nam việc nghiên cứu về vi khuẩn E. coli ESBL vẫn còn hạn chế,
chủ yếu là những nghiên cứu sâu và rộng trên người. Việc nghiên cứu trên động vật
và gia cầm chưa được quan tâm nhiều và hiện vẫn chưa có số liệu nào cụ thể. Nghiên
cứu trên người về trực khuẩn đường ruột tiết β-lactamase phổ rộng (ESBL) gây nhiễm
khuẩn phân lập tại bệnh viện Chợ Rẩy. Cho thấy tỉ lệ nhiễm E. coli ESBL trên phân
bệnh nhân được phân lập là 53,7% (Võ Thị Chi Mai, 2010).
2.2.3 Phương pháp phát hiện sự hiện diện E. coli ESBL
Việc phát hiện các vi khuẩn gram âm sinh ESBL nhanh, chính xác của phòng xét
nghiệm vi sinh là việc làm hết sức cần thiết, phát hiện được sớm các vi khuẩn sinh
men ß-lactam để có biện pháp xử lí kịp thời, góp phần quan trọng trong việc sử dụng
kháng sinh để phòng và trị bệnh gia súc gia cầm trên thực tế được hiệu quả nhất.
Nhiều phương pháp phát hiện ESBL được đề nghi dựa trên nguyên tắt khuyếch tán
của Kirby-Bauer. Hiện nay các phương pháp được sử dụng rộng rãi như: phương pháp
đĩa đôi, phương pháp đĩa kết hợp, phương pháp ChromID ESBL agar, Băng giấy E-
test ESBL. Trong đề tài này, chúng tôi xác định việc sinh ESBL bằng phương pháp
đĩa kết hợp của Jacoby và Hans (1999), đây là phương pháp phổ biến và được sử dụng
nhiều nhất hiện nay.
Phương pháp đĩa kết hợp: phương pháp này được Jacoby và Hans mô tả lần đầu tiên
năm 1999. Bằng cách sử dụng hai loại đĩa kháng sinh là cephalosporin và
cephalosporin tương ứng phối hợp với clavulanic acid. Vi khuẩn tiết ESBL khi hiệu
số đường kính vòng vô khuẩn của đĩa cephalosporin phối hợp với clavulanic acid so
với đĩa cephalosporin ≥ 5mm. Các loại đĩa kháng sinh được sử dụng là cefotaxime (30
μg), cefotaxime clavulanic acid (30/10μg), ceftazidime (30μg), ceftazidime clavulanic
acid (30/10μg).
Theo tiêu chuẩn mới của CLSI (2014) yêu cầu phương pháp này cần phải thực hiện

trên cả hai hệ thống là: cefotaxime (30μg), cefotaxime clavulanic acid (30/10μg),
ceftazidime (30μg), ceftazidime clavulanic acid (30/10μg). Phương pháp này dể thực
hiện và ít tốn kém nhưng đòi hỏi phòng thí nghiệm phải có đĩa kháng sinh cefotaxim
clavulanic acid và ceftazidime clavulanic acid, một số trường hợp cho kết quả dương
tính giả do một số vi khuẩn sinh AmpC cũng xuất hiện sự gia tăng đường kính vòng
vô khuẩn khi có clavulanic acid.
Phương pháp đĩa đôi: phương pháp này được mô tả bởi ông Jarlier năm 1988. Dựa
trên nguyên tắt clavulanic acid ức chế ESBL nên làm giảm mức độ đề kháng của

11
cephalosporin và mở rộng vòng vô khuẩn của đĩa kháng sinh cephalosporin khi đặt
gần một đĩa kháng sinh chứa clavulanic acid. Vi khuẩn được cấy trên đĩa thạch MHA,
đặt đĩa cephalosporin (30μg) với đĩa amoxcillin clavulanic acid (20μg) cách nhau 20-
25mm trên mặt thạch. Có cộng hưởng khi có sự mở rộng vòng vô khuẩn của đĩa
cephalosporin ở vùng giao tiếp với đĩa chứa clavulanic acid. Ưu điểm của phương
pháp này là dể thực hiện, nhưng khuyết điểm là khó lựa chọn được khoảng cách tối ưu
giữa hai khoanh giấy của từng vi khuẩn, âm tính giả với các ESBL hoạt tính thấp và
có thể bỏ sót một số chủng vi khuẩn ESBL.
2.3 Kỹ thuật kháng sinh đồ Kirby- Bauer
Theo Nguyễn Ngọc Hải (2012), kháng sinh đồ được thực hiện bằng phương pháp
Kirby- Bauer dùng để kiểm tra tính nhạy cảm đối với kháng sinh của vi khuẩn dựa
trên nguyên tắc, các loại kháng sinh khác nhau được tẩm vào các khoanh giấy tuyệt
trùng với hàm lượng nhất định. Khi được đặt lên bề mặt thạch và ủ từ 16-18 giờ sẽ
khuyết tán ra xung quanh và kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt thạch,
tạo thành vùng ức chế. Dựa vào đường kính vùng ức chế để đánh giá mức độ nhạy
cảm của kháng sinh tương ứng. Đơn vị thước đo đường kính vòng vô khuẩn là mm.
Đo đường kính bằng cách áp thước lên mặt sau của đáy đĩa thạch
2.4 Sơ lược một số kháng sinh nghiên cứu trong đề tài
2.4.1 Kháng sinh nhóm β -lactam
Kháng sinh nhóm ß-lactam được biết đến sớm nhất trong lịch sử kháng sinh và có vai

trò đặc biệt quan trọng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Hiện nay nhóm ß-lactam
có số lượng kháng sinh lớn và được sử dụng phổ biến trên thị trường.
Kháng sinh nhóm ß-lactam được chia thành 2 phân nhóm penicillin và
cephalosporins.
- Phân nhóm penicillin: ampicillin, amoxicillin, sodium hoặc potassium penicillin G,
penicillin V, procaine penicillin G, Benzathyl penicillin, methicillin, oxacillin,
cloxacillin, dicloxacillin.
- Phân nhóm cephalosporin gồm có: Cephalosporin thế hệ 1, thế hệ 2, thế hệ 3 và thế
hệ 4.
+ Cephalosporin 1: Cefalotin, cefazolin, cefalexin, efradin, cefadroxil, cephalophin,
cephapirin…

12
+ Cephalosporin 2: Cefaclor, cefuroxim, cetotetan, cefonicid, caforanid, cefamandol,
cefprozil, cefoxitin, cefmetazol…
+ Cephalosporin 3: Cefotaxim, cefixim, cefoperazon, ceftazidim, ceftizoxim,
ceftriaxon, ceftiofur…
+ Cephalosporin 4: Cefepim, cefpirom, cefquinome…
Một số kháng sinh về mặt lý thuyết và thử nghiệm trên invitro không bị phân hủy bởi
ESBL gọi là cephamycin như: cefoxitin, cefotetan và cefmetazole.
Cấu trúc kháng sinh nhóm ß-lactam: Tất cả các kháng sinh nhóm ß-lactam đều có
vòng ß-lactam trong cấu trúc phân tử. Vòng ß-lactam có cấu trúc không gian hoá học
4 cạnh gồm 3 nguyên tử C và một nguyên tử N. Cấu trúc cơ bản là vòng thiazolidine
nối với vòng ß-lactam, vòng này lại được gắn với đuôi R. Sự thay đổi R tạo ra các
kháng sinh trong nhóm.







Penicillin Cephalosporins
Hình 2.8: Sơ đồ cấu trúc dạng vòng của kháng sinh nhóm ß-lactam.
Cơ chế tác dụng của kháng sinh nhóm ß-lactam: Vi khuẩn tổng hợp vách tế bào cần
enzyme transpeptidase (PBP: Penicillin Binding Protein), xúc tác tạo các liên kết chéo
trong hệ thống peptidoglycan cấu tạo vách tế bào. Kháng sinh nhóm ß-lactam gắn
được vào vị trí hoạt động của transpetidase này nên ức chế quá trình tổng hợp vách tế
bào vi khuẩn, từ đó vi khuẩn dễ dàng bị tiêu diệt.
Cơ chế đề kháng kháng sinh nhóm ß-lactam: theo Võ Thị Trà An (2010), đề kháng
với kháng sinh nhóm ß-lactam chủ yếu do (1) sự hiện diện của enzyme thay thế PBP
(penicillin binding protein) của vi khuẩn mà penicillin không gắn kết được, (2) Vòng
ß-lactam khi bị ESBL phá huỷ, kháng sinh sẽ tạo thành pencillinonic acid và
cephalosporic acid không còn hoạt tính kháng sinh.

13

Hình 2.9: Sơ đồ sự tấn công của ß-lactamase vào vòng ß-lactam trong cấu trúc
kháng sinh nhóm ß-lactam.
2.4.2 Kháng sinh nhóm aminoglycoside
Phân loại: gồm nhiều kháng sinh được sử dụng phổ biến hiện nay như: streptomycin,
gentamicin, kanamycin, amikacin, neomycin…
Cấu trúc kháng sinh nhóm aminoglycoside: Aminoglycoside có chứa cấu trúc vòng
aminocyclitol (aminocyclohexanol) nối với 1 hay nhiều phân tử đường amino. Do đó,
các kháng sinh nhóm này được xếp vào nhóm các aminocyclitol hay amino glycosidic
aminocyclitol.
Cơ chế tác dụng của kháng sinh nhóm aminoglycoside: Aminoglycoside trước hết
xâm nhập vào mô bào. Sau khi vào trong tế bào, aminoglycoside gắn kết với tiêu thể
30S của ribosome, chúng có thể gây ngừng tiến trình tổng hợp protein hoặc gây nên
việc đọc sai mã di truyền và tạo những protein không hoàn chỉnh hoặc protein không
có chức năng (Võ Thị Trà An, 2010).

Theo Võ Thị Trà An (2010), Hiện có 3 cơ chế liên quan đến đề kháng kháng sinh
nhóm aminoglycoside:
- Vô hoạt kháng sinh bởi các enzyme.
- Sửa đổi ribosome do đột biến ở protein S12 của tiểu đơn vị 30S.
- Giảm sự thẩm thấu kháng sinh vào tế bào.
2.4.3 Kháng sinh nhóm tetracyclline
Đây là nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến từ lâu do phổ kháng khuẩn rộng và
những ưu điểm về dược động học.

14
Gồm các kháng sinh như sau: tetracycline, oxytetracycline, chlotetracycline,
doxycycline.
Cấu trúc kháng sinh nhóm tetracycline: Kháng sinh nhóm này có cấu trúc 4 vòng 6
cạnh (sườn naphthacen, tetracene).
Cơ chế tác dụng của kháng sinh nhóm tetracycline: Các tetracycline có tác động tĩnh
khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn. Sau khi khuyếch tán
qua màng ngoài vi khuẩn, một hệ thống vận chuyển tích cực sẽ đưa thuốc vào bên
trong nguyên sinh chất. Tại đây, các tetracycline gắn kết với tiểu đơn vị 30S của
ribosome, sau đó chúng cản chở RNA vận chuyển mang aminoacyl (aminoacyl-
transfer RNA) gắn với điểm tiếp nhận trên phức hợp ribosome-RNA thông tin (Võ
Thị Trà An, 2010).
Theo Võ Thị Trà An (2010), có 2 cơ chế chính dẫn đến đề kháng kháng sinh nhóm
tetracycline ở vi khuẩn:
- Qua hệ thống bơm thoát dòng, nghĩa là đẩy kháng sinh từ trong ra ngoài, làm giảm
nồng độ kháng sinh bên trong tế bào chất của vi khuẩn.
- Thông qua các protein có khả năng bảo vệ ribosome, từ đó kháng sinh không gắn kết
được với ribosome.
2.4.4 Kháng sinh nhóm quinolone
Là nhóm kháng sinh tổng hợp có nguồn gốc từ acid carboxylic.
Phân loại: gồm các loại kháng sinh như acid nalidixic, flumequin, norfloxacin,

enrofloxacin, ofloxacin.
Cấu trúc kháng sinh nhóm quinolone: Các quinolone có nhân quinolein, nhóm ceton ở
vị trí para so với phân tử nitrogen nội vòng, nhóm –COOH ở vị trí C
3
.
Cơ chế tác dụng của kháng sinh nhóm quinolone: Nhóm quinolone ức chế tác dụng
của enzyme DNA gyrase làm cho hai mạch đơn của DNA không thể duỗi xoắn làm
ngăn cản quá trình nhân đôi của DNA.
Cơ chế đề kháng kháng sinh nhóm quinolone: Sự thay đổi do đột biến điểm tại các
gene mã hóa cho enzyme DNA gyrase hoặc topoisomerase IV dẫn đến giảm gắn kết
của kháng sinh với enzyme là một trong những cơ chế dẫn đến đề kháng với kháng
sinh quinolone. Những thay đổi ở thành tế bào vi khuẩn Gram âm dẫn đến giảm hấp
thu kháng sinh vào trong tế bào cũng dẫn đến đề kháng với quinolone.


15
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu
Thời gian thực hiện từ tháng 08 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014.
Địa điểm lấy mẫu: tại một số trại gà công nghiệp thuộc huyện Kế Sách tỉnh Sóc
Trăng.
Địa điểm phân tích mẫu: Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại học Cần Thơ.
Đối tượng nghiên cứu: gà thịt và gà đẻ khỏe.
3.1.2 Dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ: Ống đong, máy autoclave, tủ sấy vô trùng, tủ ấm, tủ sấy khô, bếp đun cách
thủy, đĩa petri, ống nghiệm, que cấy, que trang, đèn cồn, pipet, micropipet các loại,
bình tam giác, cốc thủy tinh, bình định mức, cân điện tử, kéo, kẹp, tâm bông vô trùng,

đũa thủy tinh, thước đo vòng vô khuẩn, thùng trữ lạnh, túi nylon, khẩu trang, găng tay
và một số dụng cụ khác.
Hóa chất sử dụng: cồn 70
o
, 90
o
, nước cất, Natri clorua, thuốc thử VP1, VP2, Methyl
red, Kovacs. Các môi trường sử dụng: Mac Conkey Agar (MC), Nutrient Agar (NA),
Nutrient Broth (NB), Simmons Citrate Agar, Voges Proskauer (VP), Methyl Red
(MR), Trypton Water (Indol), Glycerol, MHA (Muller- Hilton).
- Thuốc thử Kovacs: gồm p-Dimethylaminobenzaldehyde (p-DMABA) 10g/l, isoamyl
alcohol 150ml/l, HCl đậm đặc 50ml/l. Hòa tan p-DMABA trong dung môi, bổ sung và
khuấy từng phần nhỏ HCl cho đến khi đủ lượng, thuốc thử được chứa trong chai màu
tối tránh ánh sáng ở 4
o
C. Có thể thay thế isoamyl alcohol bằng amyl alcohol hoặc
butanol.
- Thuốc thử Methyl red: Methyl red 0,1g, ethanol 95% 300ml, nước cất vừa đủ
500ml. Hòa tan Methyl red vào 300 ml ethanol, thêm nước cất vừa đủ thể tích 500ml.
- Thuốc thử Voges – Proskauer (VP1): gồm α-naphtol 5g hòa tan với cồn tuyệt đối
100ml.
- Thuốc thử NaOH 40% (VP2): gồm NaOH 40g thêm nước cất vừa đủ thể tích
100ml.

×