Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

khảo sát sự hiện diện của escherichia coli sinh men ßlactamase phổ rộng trên gà khỏe tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.42 MB, 57 trang )








BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
!"#!"








LÊ KHÁNH DUY

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÔ CƠ, PHÂN HỮU
CƠ VÀ VÔI ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HOÁ HỌC
CỦA ĐẤT NHIỄM MẶN VÀ SỰ SINH TRƯỞNG CỦA
BA GIỐNG LÚA OM10252, OM6677 VÀ MNR4 TRÊN
ĐẤT MẶN DƯỚI ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI









CẦN THƠ - Tháng 11/2014





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT









BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
!"#!"









LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÔ CƠ, PHÂN
HỮU CƠ VÀ VÔI ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HOÁ
HỌC CỦA ĐẤT NHIỄM MẶN VÀ SỰ SINH
TRƯỞNG CỦA BA GIỐNG LÚA OM10252, OM6677
VÀ MNR4 TRÊN ĐẤT MẶN DƯỚI ĐIỀU KIỆN NHÀ
LƯỚI


Cán bộ hướng dẫn:
Gs. Ts. Võ Thị Gương
Ts. Tất Anh Thư
Sinh viên thực hiện:
Lê Khánh Duy
MSSV: 3108430
Lớp: Khoa Học Đất K36






CẦN THƠ - Tháng 11/2014






i

LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi, trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu của Dự án “Xây dựng hệ thống canh tác
thích hợp trên đất nhiễm mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre”
giữa Trường Đại học Cần Thơ và Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre. Đây là kết quả thí nghiệm vụ 1 trong nhà
lưới. Dự án có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho dự án.


Tác giả luận văn



Lê Khánh Duy
































ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Khoa Học Đất với đề
tài: “Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân hữu cơ và vôi đến một số đặc tính hoá

học của đất nhiễm mặn và sự sinh trưởng của ba giống lúa OM10252, OM6677
và MNR4 trên đất mặn dưới điều kiện nhà lưới”
Sinh viên thực hiện:
Lê Khánh Duy, MSSV: 3108430, Lớp: Khoa Học Đất K36.
(Thời gian thực hiện đề tài từ 2/2013 –6/2013)
Nhận xét của Cán bộ hướng dẫn:









Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.


Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Cán bộ hướng dẫn




Ts. Tất Anh Thư







iii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hội đồng chấm Luận văn Tốt nghiệp đã chấp thuận Luận văn Tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Khoa học đất với đề tài:
“Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân hữu cơ và
vôi đến một số đặc tính hoá học của đất nhiễm mặn và sự sinh trưởng của ba
giống lúa OM10252, OM6677 và MNR4 trên đất mặn dưới điều kiện nhà lưới”
Sinh viên thực hiện:
Lê Khánh Duy, MSSV: 3108430, Lớp: Khoa Học Đất K36.
Báo cáo trước Hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:









Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:………………………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Chủ tịch Hội đồng



















iv

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Đề tài: “Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân hữu cơ và vôi đến một số đặc
tính hoá học của đất nhiễm mặn và sự sinh trưởng của ba giống lúa OM10252,
OM6677 và MNR4 trên đất mặn dưới điều kiện nhà lưới”
Sinh viên thực hiện:

Lê Khánh Duy, MSSV: 3108430, Lớp: Khoa Học Đất K36.
Báo cáo trước Hội đồng.
Nhận xét của Giáo viên phản biện:









Kính trình hội đồ ng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.


Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Giáo viên phản biện















v

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên cha mẹ - người đã nuôi dạy con khôn lớn lòng biết ơn sâu sắc nhất!
Đề tài tốt nghiệp là kết quả của nhiều năm học tập, tiếp thu kiến thức tại nhà trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của Thầy cô, các
anh chị và các bạn.
Thành kính biết ơn TS Tất Anh Thư, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng -
Trường Đại học Cần Thơ đã định hướng, tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu
và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này. Quý Thầy, Cô Bộ
môn Khoa học đất – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng đã giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn, ThS.NCS Lâm Văn Tân, ThS Nguyễn Minh Chánh đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Ks. Nguyễn Hồng Giang, KS. Huỳnh
Mạch Trà My, các anh chị phòng phân tích Bộ môn Khoa học đất đã hướng dẫn và
giúp đỡ tôi thực tập và phân tích tại phòng phân tích Bộ môn Khoa học đất.
Sau cùng tôi xin cảm ơn bạn bè lớp Khoa học đất K36 đã động viên, chia sẽ, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thự c hiện luận văn.
Cần Thơ, tháng 11 năm 2014
Tác giả



Lê Khánh Duy















vi

TÓM TẮT TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: LÊ KHÁNH DUY
Sinh ngày: 13/12/1992
Nơi sinh: Xã Trinh Phú, Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng
Quê quán: Xã Ba Trinh, Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng
Họ và tên cha: LÊ HOÀNG GIANG
Họ và tên mẹ: HỒ THỊ LỜI
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian học từ năm 1999 đến năm 2004.
Nơi học: Trường Tiểu học Ba Trinh 1.
2. Trung học Cơ sở
Thời gian học từ năm 2004 đến năm 2007.
Nơi học: Trường Trung học Cơ sở Ba Trinh.
3. Trung học Phổ thông
Thời gian học từ năm 2007 đến năm 2010

Nơi học: Trường THPT Lê Quý Đôn
4. Đại học
Hệ đào tạo: Chính qui. Thời gian đào tạo từ năm 2010 đến năm 2014
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ
Ngành học: Khoa học đất
Tên luận văn tốt nghiệp: Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân hữu cơ và vôi đến
một số đặc tính hoá học của đất nhiễm mặn và sự sinh trưởng của ba giống lúa
OM10252, OM6677 và MNR4 trên đất mặn dưới điều kiện nhà lưới
Ngày và nơi bảo vệ luận văn tốt nghiệp: Tháng 11 năm 2014, Trường Đại học Cần
Thơ.
Người hướng dẫn: Ts. Tất Anh Thư




vii

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ i
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ii
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
iv
LỜI CẢM TẠ v
TÓM TẮT TIỂU SỬ CÁ NHÂN
vi
MỤC LỤC vii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH SÁCH BẢNG x
DANH SÁCH HÌNH xi
TÓM LƯỢC xii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 Sự xâm nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre và huyện Thạnh
Phú 2
1.1.1 Ở đồng bằng sông Cửu Long 2
1.1.2 Ở Bến Tre 3
1.1.3 Ở Huyện Thạnh Phú 5
1.2 Ảnh hưởng bất lợi của mặn lên môi trường đất 5
1.2.1 Ảnh hưởng lên cấu trúc của đất 5
1.2.2 Ảnh hưởng lên tốc độ thấm nước của đất 6
1.3 Ảnh hưởng bất lợi của mặn lên sinh trưởng cây lúa 7
1.4 Vai trò của phân hữu cơ 8
1.4.1 Cải thiện độ phì nhiêu trên đất nhiễm mặn 8
1.4.2 Cải thiện tính chống chịu mặn của cây trồng 9
1.5 Tác động của Ca
2+
đến việc cải tạo mặn và sự sinh trưởng, phát triển của cây
trồng 9
1.5.1 Đối với đất 9
1.5.2 Đối với cây trồng 11
1.6 Một số kết quả nghiên cứu về việc sử dụng Ca
2+
cải tạo đất mặn và gia tăng
sự sinh trưởng phát triển của lúa trên vùng đất mặn 11
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1 Phương tiện 12
2.1.1 Thời gian và địa điểm 12

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 12
2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
14
2.3 Thí nghiệm 1:
Ảnh hưởng của phân bã bùn mía và vôi đến sự thay đổi một số
đặt tính hoá học của đất và sự sinh trưởng, phát triển của giống lúa OM10252
trong điều kiện đất được cho ngập mặn liên tục ở nồng độ 6‰ 15
2.3.1 Chuẩn bị mạ và đất 16



viii

2.3.2 Bố trí thí nghiệm 17
2.3.3 Thu mẫu 17
2.3.4 Các phương pháp phân tích 18
2.4 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện mặn của giống lúa
OM10252 so với giống lúa OM6677 và MNR4 trong điều kiện đất được xử lý
mặn liên tục ở độ mặn 6‰. 19
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 19
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
Phần 1: Một số đặt tính đất đầu vụ trước khi xử lý mặn 20
Phần 2: Bố trí thí nghiệm trồng lúa 21
3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của phân hữu cơ ủ từ bã bùn mía và vôi đến sự
thay đổi một số đặt tính hoá họ c củ a đất và sự sinh trưởng, phát triển của giống
lúa OM10252 trong điều kiện ngập mặn 6‰ 21
3.1.1 Ảnh hưởng của phân hữu cơ ử từ bã bùn mía đến sự thay đổi một số đặt
tính hoá học của đất ngập mặn liên tục ở độ mặ n 6‰ 21
pH nước (1 : 1) 21
EC

e
(1 : 1) 22
Hàm lượng Natri trao đổi trên phức hệ hấp thu và giá trị ESP 23
Hàm lượng Kali trao đổi trong đất 25
Hàm lượng đạm hữu dụng trong đất (mg NH
4
+
+ NO
3
-
) 25
Hàm lượng lân hữu dụng trong đất 26
3.1.2 Ảnh hưởng của phân hữu cơ và vôi đến sự sự sinh trưởng, phát triển của
giống lúa OM10252 trên đất ngập mặn liên tục ở độ mặn 6‰ 27
Tỷ lệ sống 28
Chiều cao (cm) 28
Số chồi 29
3.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng sinh trưởng của 3 giống lúa: OM10252,
OM6677 và MNR4 trên đất nhiễm mặn được bón vôi và phân hữu cơ 30
3.2.1 Tỷ lệ sống 30
3.2.2 Chiều cao (cm) 31
3.2.3 Số chồi 32
CHƯƠNG 4 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ LỤC 39










ix

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CEC: Khả năng trao đổi cation (Cation Exchange Capacity)
CHC: Chất hữu cơ
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
EC: Độ dẫn điện (Electrical Conductivity)
ESP: Phần trăm Natri trao đổi (Exchangable Sodium percentage)
NT: Nghiệm thức


























x

DANH SÁCH BẢNG
BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG
1.1
Độ mặn (g/l) cao nhất trong mùa khô từ năm 2006-2010 tại một
số vị trí ở ĐBSCL
2
1.2
Kết quả quan trắc độ mặn sông Hàm Luông và Cổ Chiên năm 2012
5
2.1
Thành phần phân bã bùn mía
14
2.2
Sơ đồ bố trí thí nghiệm nhà lưới
15
2.3
Lượng phân bón cho các nghiệm thức

15
3.1
Một số đặc tính hoá học đất thí nghiệm
thu thập từ mô hình canh
tác lúa – tôm tại xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

20
3.2
Giá trị pH đất trong quá trình bố trí thí nghiệm
22
3.3
Độ dẫn điện trong đất trong quá trình bố trí thí nghiệm
23
3.4
Hàm lượng Natri trao đổi trong đất và giá trị ESP
24
3.5
Hàm lượng Kali trao đổi trong đất
25



















xi

DANH SÁCH HÌNH
HÌNH
TÊN HÌNH
TRANG
1.1
Bản đồ ranh giới mặn tỉnh Bến Tre
4
1.2
Ảnh hưởng của Na
+
lên sự phân tán keo đất trên đất nhiễm mặn
(Warrence và ctv., 2003)
6
1.3
Ảnh hưởng của muối trên sự hấp thu nước của cây. Hấp thu nước của
cây ở đất không mặn (A) và ở đất mặn (B) (Seelig, 2000)
7
2.1
Vị trí thu mẫu đất đầu vụ tại xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre
12

2.2
Vị trí thu mẫu đất thí nghiệm

14
2.3
Chuẩn bị khay mạ

16
3.1
Hàm lượng đạm hữu dụng trong đất
26
3.2
Hàm lượng lân hữu dụng trong đất
27
3.3
Tỷ lệ sống của lúa ghi nhận tại thời điểm thu hoạch
28
3.4
Chiều cao cây lúa ghi nhận tại thời điểm 50 ngày SKC
29
3.5
Số chồi lúa/chậu ghi nhận tại thời điểm 50 ngày KSC
30
3.6
Tỷ lệ sống của 3 giống lúa được ghi nhận tại thời điểm 50 ngày
SKC
31
3.7
Chiều cao của 3 giống lúa được ghi nhận tại thời điểm 50 ngày
SKC

32
3.8
Số chồi/chậu của 3 giống lúa được ghi nhận tại thời điểm 50
ngày SKC
33












xii

Lê Khánh Duy (2014), “Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân hữu cơ và vôi đến
một số đặc tính hoá học của đất nhiễm mặn và sự sinh trưởng của ba giống lúa
OM10252, OM6677 và MNR4 trên đất mặn dưới điều kiện nhà lưới”. Luận văn
kỹ sư Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần
Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Tất Anh Thư.
TÓM LƯỢC
Các vùng đất ven biển của Tỉnh Bến Tre trong đó có Thạnh Phú đang đối mặt với
tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào đồng ruộng, làm gia tăng diện tích đất
nhiễm mặn gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người
dân địa phương. Vì vậy, việc tìm ra được công thức phân bón hợp lý giúp cung cấp
dinh dưỡng cân đối, cải thiện đặc tính đất môi trường đất, cũng như đưa ra được

giống lúa mới thích ứng với độ mặn cao giúp tăng năng suất cây trồng trên vùng
đất nhiễm mặn là thực sự cần thiết thực hiện nhằm giúp nông dân sống trong vùng
ven biển có thể tăng thu nhập trong điều kiện thay đổi về môi trường đất, nước do
tác động của xâm nhập mặn. Thí nghiệm được thực hiện tại khu nhà lưới Bộ Môn
Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
từ tháng 2/2013 đến tháng 6/2013. Nhằm mục tiêu: (i) Đánh giá sự thay đổi một số
đặc tính hoá học đất bị xâm nhập mặn 6‰ và khả năng thích nghi của cây lúa
trong điều kiện mặn dưới tác dụng của các cấp độ phân bón vô cơ, hữ u cơ và vôi,
(ii) Đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện mặn của giống lúa OM10252 so với
giống lúa OM6677 và MNR4. Mẫu đất được thu thập tại xã Giao Thạnh, Huyện
Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre trên mô hình canh tác lúa – tôm, thu ở độ sâu 20cm. Thí
nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức với 4 lần lặp lại.
Các nghiệm thức được bố trí như sau: (1) 100% phân vô cơ, (2) Phân vô cơ + 5
tấn phân hữu cơ /ha, (3) Phân vô cơ + 5 tấn phân hữu cơ /ha + vôi 0,5 tấn/ha, (4)
Phân vô cơ + 5 tấn phân hữu cơ /ha + vôi 1 tấn/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy
đất bị nhiễm mặn khi bị ngập mặn với nước có độ mặn 6‰. Đất bị mặn sodic
vào giai đọan cuối vụ trồng. Bón phân hữu cơ và vôi giúp giảm nồng độ Na trao
đổi và giảm ESP trong đất, đồng thời tăng đạm hữu dụng, lân dễ tiêu trong đất.
Tuy nhiên với độ mặn cao 6‰, cây lúa không thể phát triển.
Trong cùng điều kiện ngập mặn 6‰ và cấp độ phân bón như nhau, giống
OM10252 có khả năng chống chịu mặn cao hơn giống OM6677 và MNR4. So
với giống OM6677 và MNR4 thì tỷ lệ sống, số chồi và chiều cao của giống
OM10252 khác biệt có ý nghĩa.



1

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp, thế mạnh là sản xuất lúa nước và đứng

hàng thứ 5 trên thế giới về sản lượng gạo (2009). Theo tổng cục thống kê (2012),
diện tích trồng lúa cả nước trong năm 2011 ước đạt 7,65 triệu ha với sản lượng 42,3
triệu tấn. Trong đó vùng ĐBSCL có diện tích trồng lúa năm 2011 trên 4 triệu ha
(hơn 50% diện tích cả nước)
.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều diện tích đất trồng lúa đang
bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhiễm mặn.

Theo báo cáo của Cục trồng trọt, tại đồng
bằng sông Cửu Long, xâm ngập mặn đã ảnh hưởng đến 620.000 ha trên tổng số
1.545.000 ha lúa đông xuân 2009-2010, chiếm 40% diện tích toàn vùng (tại các tỉnh
ven biển như Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và
Bến Tre). Trong đó, diện tích có nguy cơ bị xâm ngập mặn cao khoảng 100.000 ha,
chiếm 16% diện tích canh tác lúa của các tỉnh trên.
Huyện Thạnh Phú là huyện duyên hải thuộc tỉnh Bến Tre.
Hàng năm mặn
xâm nhập sâu vào nội đồng trong mùa khô, khi lưu lượng sông Cửu Long giảm
thấp, vào mùa nước kiệt khi lượng nước sông đ ổ ra biể n giả m xuống, quá trình xâm
nhập mặn tăng lên và kéo dài thời gian mặn từ 2 – 3 tháng/năm (UBND huyện
Thạnh Phú, 2005). Độ mặn cao nhất thường xảy ra trong các tháng 3 và 4 trên cả
hai sông Hàm Luông và Cổ Chiên đạt mức từ 10-20‰. Tác động của xâm nhập mặn
ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ, hệ thống canh tác, nhất là thay đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi trong phát triển nông nghiệp (Mavi và ctv., 2012; Pan và ctv., 2013). Sự
xâm nhập mặn ở các vùng ven biển đưa đến đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng,
do đất bị mặn và đất mặn sodic gây trở ngại đến tính chất hóa học, vật lý và cấu trúc
đất cũng như hoạt động của hệ vi sinh vật đất và tăng trưởng cây trồng (Liang và
ctv.,2005; Laudicina và ctv., 2009). Do
vậy,
việc phát triển nông nghiệp, nhất là cây
lúa, gặp nhiều khó khăn, năng suất thường bấp bênh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến

đời sống người dân nơi đây. Việc nghiên cứu, thí nghiệm và

xây dựng các mô hình
canh tác hiệu quả thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu cần
được áp dụng nhằm cải thiện năng suất cây trồng là rất cần thiết. Nhằm đánh giá sự
thay đổi mộ t số đặc tính hoá học đất dưới tác dụng của xâm nhập mặn và khả năng
thích nghi của cây lúa trong điều kiện mặn nên đề tài “Ảnh hưởng của phân bón
vô cơ, hữu cơ và vôi (CaO) đến sự thay đổi một số đặc tính hoá học của đất
nhiễm mặn và sự sinh trưởng của ba giống lúa OM10252, OM6677 và MNR4
trên đất mặn dưới điều kiện nhà lưới” được thực hiện.







2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sự xâm nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre và huyện Thạnh
Phú
1.1.1 Ở đồng bằng sông Cửu Long
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất thấp và phẳng được
tạo thành bởi sự bồi lắng của sông Mê Kông. Ngoại trừ những dãy cát và những
vùng dọc bờ sông, mặt đất của ĐBSCL không vượt quá 1m so với trung bình mực
nước biển dọc bờ biển và không vượt quá 2m so với trung bình mực nước biển ở
những vùng phía Bắc. Độ dốc chung của ĐBSCL khoảng 1%. Đây là điều kiện
thuận lợi để nước biển từ biển Đ ông và Vịnh Thái Lan xâm nhập vào ĐBSCL.

Theo Cao Văn Phụng và Nguyễn Văn Luật (1995), đất bị nhiễm mặn ở
ĐBSCL chiếm diện tích khá lớn so với diện tích toàn vùng, đứng thứ hai sau đất
phù sa, với diện tích 809.034 ha (21,38% tổng diện tích).
Trong mùa khô, sông Cửu Long chảy chậm đến nổi nước biển xâm nhập
vào những đoạn sông thấp hơn, làm nước bị lợ, không thích hợp cho việc phát triển
cây lúa (Ngô Ngọc Hưng, 2007). Theo Võ Quang Minh (1995), khoảng 2 triệu ha
đất bị đe doạ mặn trong mùa khô, nước mặn đã lắng sâu vào đât liền khoảng 5km.
Trong những năm gần đây xâm nhập mặn vào mùa khô ở ĐBSCL ngày càng tăng,
theo số liệu quan trắc của Viện Khoa học Thuỷ lợi miền nam đo đ ượ c như sau
(Bảng 1.1):
Bảng 1.1 Độ mặn (g/l) cao nhất trong mùa khô từ năm 2006-2010 tại một số vị trí ở
ĐBSCL
Năm
Vùng hai sông
Vàm Cỏ
Vùng cửa sông
Cửu Long
Vùng ven biển
Tây
Vùng bán đảo
Cà Mau
Trạm
Bến
Lức
Trạm
Tân An
Trạm
Trà
Vinh
Trạm

Cầu
Quan
Trạm
Xẻo Rô
Trạm

Quao
Trạm
Thạnh
Phú
Trạm
Đại
Ngãi
2010
12,6
11,2
10,7
11,8
23,3
15,4
15,2
11,5
2009
5,7
3,0
9,9
5,0
19,3
13,1
11,8

11,5
2008
7,4
6,6
9,9
10,0
15,6
8,4
11,6
6,9
2007
6,6
5,3
8,5
7,3
14,9
8,0
12,2
11,2
2006
4,2
2,9
7,4
8,0
15,3
7,7
9,8
5,5
(Nguồn: VKHTL miền Nam, Đài KTTV Khu vực Nam Bộ, năm 2011)




3

1.1.2 Ở Bến Tre
Bến Tre nằm ở phía Đông vùng ĐBSCL, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có
ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà
Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông (Địa chí Bến
Tre, 2001). Bến Tre có hệ thống sông rạch chằng chịt với trên 6.000 km và tiếp giáp
với biển Đông với hơn 65 km bờ biển, trải dài từ Ba Tri, Bình Đại đến Thạnh Phú,
ôm lấy 3 dãy cù lao Minh, Bảo và An Hóa (Địa chí Bến tre, 2001). Theo phân bố tự
nhiên, Bến Tre được chia thành 3 vùng sinh thái: vùng nước ngọt chiếm 37%, vùng
nước lợ chiếm 27% và vùng nước mặn chiếm 36%. Với đặc thù của vùng cù lao ven
biển, nên hàng năm Bến Tre phải đối mặt với tình trạng nước mặn xâm nhập sâu
vào đất liền, có năm nước biển tràn lên khắp cả tỉnh, làm ảnh hưởng rất lớn đến sản
xuất nông nghiệp, chế biến công nghiệp và sinh hoạt đời sống của hơn 1,4 triệu dân.
Theo báo cáo kết quả đánh giá tác động biến đổi khí hậu, 3 huyện ven biển
của tỉnh Bến Tre gồm: Bình Đạ i, Thạnh Phú và Ba Tri là những nơi bị ảnh hưởng
nặng nề do tác động của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản B2 (kịch bản trung bình
nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2009), đến năm
2050, nước biển dâng 30cm thì diện tích tự nhiên của huyện Bình Đại bị ngập
16,23% (tương đương với diện tích 60,27km
2
), Thạnh Phú là 15,61% (tương đương
với diện tích 60,01km2) và Ba Tri là 14,32% (tương đương với diện tích 47,43km
2
).
Theo đó, diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập là 7,8% (tương đương 23,19km
2
) trên

tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh, trong đó 3 huyện ven biển bị ảnh hưởng
nặng. Độ xâm nhập của nước biển vào đất liền gia tăng dần trong những năm gần
đây. Một cách tổng quát các đường đẳng mặn có thể phân chia ở các mức 4‰, 6-
10‰, 15-20 ‰; dựa vào sự xâm nhập mặn, có thể phân chia một cách tổng quát đất
đai 3 huyện ven biển thành 3 vùng sinh thái chính nông nghiệp chính có mức thích
nghi với cây trồng và thủy sản ở mức độ khác nhau. Đ iều nầy do đó đã ảnh hưởng
đến đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi ở các mức độ khác nhau. Đối với cây trồng,
theo Kỷ Quang Vinh (2011) dự báo vào nă m 2030, khoảng 45% đất của đồng bằ ng
sông Cửu Long có nguy cơ nhiễm mặn cục bộ. Nhiễm mặn gây hại rất lớn cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây lúa, trung bình năng suất lúa có thể giảm 20-25%,
thậm chí tới 50%.
Sự ảnh hưởng của BĐKH trong những năm gần đây thể hiện rõ qua vấn đề
xâm nhập mặn. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre năm 2005, vào
lúc cao điểm ranh mặn 4 ‰ ở các sông lớn vào sâu 50 km, ranh mặn 1 ‰ vào sâu
70 km, vào mùa khô hiện tượng nhiễm mặn gần như trọn địa bàn tỉnh Bến Tre (Sở
Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, 2005), một cách tổng quát các đường đẳng mặn
có thể phân chia ở các mức 4‰, 10‰, 20‰, 30‰.



4

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Bến Tre (2011), nước mặn đã
theo triều cường biển Đông và gió chướng xâm nhập sâu vào các sông chính của
tỉnh. Độ mặn đo được trên sông Hàm Luông tại xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú
cách cửa sông khoảng 25 km là 6,9‰. Trên sông Cửa Đại, tại vàm Giao Hòa, huyện
Châu Thành, cách cửa sông 42 km độ mặn đo được là 2,3‰; Trên sông Cổ Chiên
độ mặn 2‰ lên đến xã Thành Thới, huyện Mỏ Cày Nam, cách cửa sông khoảng 42
km (Hình 1.1). Độ mặn tại các vị trí này có khả năng duy trì ở mức bằng và cao hơn
trong vài ngày, sau đó giảm theo triều.


Hình 1.1 Bản đồ ranh giới mặn tỉnh Bến Tre
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, 2011)
Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, vụ đông xuân, tỉnh Bến Tre có tổng diện
tích lúa gieo sạ là 20.632 ha, trong đó có 2.615 ha vào thời kỳ lúa trổ bông bị ảnh
hưởng; ở các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại, Thạnh Phú và thành phố Bến
Tre, do ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn năng suất lúa giảm từ 30 - 60% (Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre, 2011). Sự xâm nhập mặn đã làm cho
nguồn nước ngọt trở nên khan hiếm. Việc thiếu nước ngọt sinh hoạt làm ảnh hưởng
đến đời sống, kinh tế của người dân, tại các xã ven biển.





5

1.1.3 Ở Huyện Thạnh Phú
Thạnh Phú là huyện ven biển, hàng năm đều bị mặn xâm nhập sâu vào nội
đồng trong các mùa khô, khi lưu lượng sông Cửu Long giảm thấp. Theo kết quả
nghiên cứu của Ian White (2002), dòng chảy của sông Cửu Long trong mùa khô
không đủ ngăn sự xâm nhập mặn và sự nhiễm mặn xảy ra trên một số diện tích đất
ở ĐBSCL, do đó xâm nhập mặn có khả năng kéo dài nếu mưa muộn. Theo số liệu
quan trắc của Khí Tượng Thủy văn Bến Tre năm 2012 ở các trạm trên địa bàn
huyện Thạnh Phú cho kết quả Bảng 1.2 sau:
Bảng 1.2 Kết quả quan trắc độ mặn sông Hàm Luông và Cổ Chiên năm 2012
Đơn vị tính độ mặn: ‰
Trạm
Sông
Tháng

2
2
3
3
4
4

5
6
6
Tiểu vùng





Phú Khánh
Hàm Luông
I
3,8
7,6
8,5
6,1
1,5
An Thuận
Hàm Luông
II
19,2
25,2
24,9

17,5
10,4
Hương Mỹ
Cổ Chiên
I
2,7
3,8
8,8
2,2
1,0
Bến Trại
Cổ Chiên
II
19,3
24,6
25,0
19,0
11,1
(Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Bến Tre, 2012)
Độ mặn cao nhất thường xảy ra trong các tháng 3 và 4 trên cả hai sông Hàm
Luông và Cổ Chiên đạt mức từ 10 - 20‰. Đầu tháng 4 năm 2012, Trung tâm Khí
tượng Thủy văn Bến Tre thông báo ranh mặn 4‰ đã xâm nhập sâu vào đất liền
khoảng 50 km; nước có độ mặn 1‰ bao phủ toàn tỉnh. Trên thực tế, các xã thuộc
tiểu vùng I của huyện đã được đầu tư thủy lợi ngăn mặn và dẫn ngọt hoàn chỉnh,
mỗi năm có 6 - 7 tháng nước ngọt, đủ bố trí sản xuất 2 vụ lúa, 1 lúa - 1 màu, hoặc
chuyên màu. Tuy nhiên, vào mùa khô lưu lượng các sông Hàm Luông và Cổ Chiên
bị cạn kiệt, bên ngoài đê bao độ mặn tăng cao, bên trong vùng ngọt hóa khô hạn
thiếu nước tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ xâm nhập mặn, độ mặn có khi lên tới 4‰
ở những vùng ven tuyến đê bao ngọt hóa (UBND huyện Thạnh Phú, 2013). Đối với
các xã thuộc tiểu vùng II có hệ thống đê bao chưa hoàn chỉnh thì bố trí chế độ canh

tác vùng lợ 1 lúa - 1 tôm và nuôi trồng thủy sản tùy theo độ mặn và thời gian bị
nhiễm mặn
1.2 Ảnh hưởng bất lợi của mặn lên môi trường đất
1.2.1 Ảnh hưởng lên cấu trúc của đất
Theo Warrence và ctv., (2003), đất mặn có thể ảnh hưởng đến tính chất vật lý
của đất do các cation kiềm Ca
2+
và Mg
2+
có vai trò làm cho các hạt đất mịn kết dính



6

với nhau trong một khối. Quá trình này được gọi là keo tụ và có lợi về mặt thoáng khí
đất, thuận lợi cho quá trình xâm nhập và sinh trưởng của rễ. Tăng hàm lượng các
cation Ca
2+
và Mg
2+
của dung dịch đất có ảnh hưởng tích cực lên sự ổn định cấu trúc
và đoàn lạp của đất, ở mức độ mặn cao có thể có tác động tiêu cực và có khả năng
gây chết cây.
Natri có tác động ngược lại, gây phân tán keo đất, sự trương nở của đoàn lạp
và phiến sét. Các lực liên kết những hạt sét lại với nhau bị phá vỡ khi có quá nhiều
ion Na
+
hiện diện giữa các phiến sét. Khi sự trương nở xảy ra, khoảng cách giữa các
hạt sét mở rộng gây ra sự phân tán đất. Sự phân tán đất làm cho các hạt đất bít các

tế khổng trong đất, dẫn đến giảm tốc độ thấm nước của đất. Khi đất bị ướt và khô
nhiều lần thì sự phân tán keo đất xảy ra, đất trở nên cứng gần giống như xi măng
với cấu trúc đất ít hoặc không có. Ba vấn đề chính mà Na
+
tạo ra sự phân tán là:
giảm tính thấm, giảm tính dẫn nước và tạo váng trên bề mặt đất (Warrence và ctv.,
2003).

Hình 1.2 Ảnh hưởng của Na
+
lên sự phân tán keo đất trên đất nhiễm mặn (Warrence
và ctv., 2003)
Warrence và ctv., (2003) cho rằng các muối góp phần vào độ mặn như Ca
2+

và Mg
2+
không gây ra tác động này do các cation này có xu hướng tụ họp các hạt
keo sét lại gần hơn nên giúp các keo đất kết tụ. Tăng lượng Ca
2+
và Mg
2+
có thể làm
giảm lượng Na
+
và cải thiện sự phân tán của đất.
1.2.2 Ảnh hưởng lên tốc độ thấm nước của đất
Đất phân tán không chỉ làm giảm lượng nước vào đất mà còn ảnh hưởng đến
thủy lực của đất. Thủy lực được đề cập là tốc độ của nước chảy xuyên qua đất. Loại
đất có cấu trúc tốt sẽ chứa một số lượng lớn các tế khổng cho phép lưu lượng nước

xuyên qua đất nhanh chóng. Khi Na
+
tạo ra sự phân tán đất gây mất cấu trúc đất, thủy



7

lực cũng sẽ giảm. Nếu nước không thể đi qua đất, các lớp đất mặt có thể trương nở và
nước bị giữ lại. Kết quả là đất không thoáng khí, có thể làm giảm hoặc ngăn chặn sự
sinh trưởng của cây trồng, giảm tốc độ phân hủy chất hữu cơ (Olk và Casman, 2002).
Sự phân hủy chất hữu cơ là nguyên nhân làm cho đất trở nên cằn cỗi, đất bị kiềm hóa
và bạc màu (Warrence và ctv., 2003).
Sự hình thành lớp váng trên bề mặt đất là sự biểu hiện của đất bị ảnh hưởng
Na
+
. Sự hình thành lớp váng này là do sự phân tán hóa học phụ thuộc vào độ mặn và
sự sodic hoá của đất, kết hợp tác động của giọt mưa hoặc nước tưới. Khi các hạt keo
sét phân tán trong dung dịch đất, chúng di chuyển vào các tế khổng lớn ở tầng đất
mặt, chặn nước và rễ di chuyển xuyên qua đất đồng thời tạo thành một lớp váng bề
mặt khi đất khô. Lớp váng bề mặt này hạn chế tính thấm nước và sự nảy mầm của
cây trồng.
1.3 Ảnh hưởng bất lợi của mặn lên sinh trưởng cây lúa
Những ảnh hưởng bất lợi của đất mặn lên sự sinh trưởng của cây lúa:
- Mặn làm tăng áp suất thẩm thấu dung dịch đất gây bất lợi sự hút nước và
dinh dưỡng của cây lúa. Sự tích lũy muối tạo áp suất thẩm thấu của dung dịch đất
tăng nhanh vượt hơn sứ c hút nước của mô thực vật, nước từ mô thực vật đ i ngược ra
ngoài dung dịch đất và làm cho hoạt động sinh lý cây không bình thường (Vũ Văn
Vụ và ctv.,1998). Nồng độ muối cao trong vùng rễ làm giảm lượng nước hữu hiệu
cho cây lúa và làm cây tiêu hao năng lượng hơn trong việc hấp thu nước hoặc nước

bị mất ra khỏi tế bào thực vật gây hiện tượng co rút và khô héo tế bào (Brady và
Weil, 2002).


Hình 1.3 Ảnh hưởng của muối trên sự hấp thu nước của cây. Hấp thu nước của cây
ở đất không mặn (A) và ở đất mặn (B) (Seelig, 2000)
- Nồng độ sodium cao gây mất cân đối dưỡng chất, cản trở sự hấp thu dinh
dưỡng của cây lúa. Trong cây, hàm lượng Na cao đưa đến tỉ lệ Na/K, Na/Ca, Na/Mg



8

cao gây rối loạn biến dưỡng dưỡng chất và tổng hợp Protein (Zidan và ctv., 1990 ;
Aslam và ctv., 2000).
- Độ hoà tan của Boron và các anion khác như HCO
-
3
, Cl
-
, SO
2-
4
…cao dể
gây độc cho cây trồng (Hass và Thomas, 1928 ; Gauch và Wadleigh, 1944).
- Các giống lúa chống chịu được mặn trong thời gian nảy mầm. Độ mặn có
thể làm chậm quá trình nảy mầm tuy nhiên độ mặn không làm giảm tỉ lệ nảy mầm
của lúa giống (Akbar và Yabuno, 1974). Cây lúa có thể chống chịu mặn trong thời
gian sinh trưởng dinh dưỡng (Iwaki, 1956; Pearon và Ernstein, 1959; Kaddah và
Fakhry, 1961). Theo Del Valle và Bade (1947), nghiên cứu ảnh hưởng của mặn

vào các thời điểm 30, 60, 90 ngày sau khi cấy nhận thấy rằng mặn gây hại nhiều
nhất ở thời kỳ non nhất. Khi cây già hơn sự chống chịu của chúng gia tăng. Ở 90
ngày, cây hầu như không bị ảnh hưởng bởi mặn trong đất. Dòng lúa chống chịu
mặn tích lũy nồng độ Na
+
cao hơn dòng mẫn cảm mặn. Đặc điểm của cây chịu mặn
có thể được xem xét trong việc nghiên cứu các giống lúa chống chịu mặn (Kanna,
1975)
Các triệu chứng chính của cây lúa khi ảnh hưởng bởi điều kiện mặ n: đầu
lá trắng theo sau bởi sự cháy chóp lá (đất mặn), màu nâu của lá và chết lá (đất
sodic), sinh trưởng của cây bị ức chế, số chồi thấp, sinh trưởng của rễ kém, lá cuộn
lại, tăng số hạt bất thụ, số hạt trên bông thấp, giảm trọng lượng 1000 hạt, thay đổi
khoảng thời gian trổ, chỉ số thu hoạch thấp, năng suất hạt thấp (Zelensky, 1999;
Grattan và ctv., 2002; Gain và ctv., 2004).
Đất mặn thường liên kết với tính sodic, nghĩa là lượng Na rất cao trên phức
hệ hấp thu của đất, gây trở ngại cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Gây
xáo trộn và mất cân đối về sự hấp thu nước và dưỡng chất và cả tính bất lợi về hoá,
lý đất. Tuy nhiên các trở ngại của đất mặn còn tùy thuộc vào loại cây trồng, cấu trúc
đất, khả năng giữ nước của đất và thành phần của muối (Võ Thị Gương, 2006).
1.4 Vai trò của phân hữu cơ
1.4.1 Cải thiện độ phì nhiêu trên đất nhiễm mặn
Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét từ 50% đến 60%, đất chặt,
thấm nước kém, khi bị ướt đất dẻo, dính, khi bị khô, đất nứt nẻ, cứng, chứa nhiều
muối tan NaCl, Na
2
SO
4
nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, làm ảnh
hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây trồng và hoạt động của vi
sinh vật ở đất mặn rất yếu. Việc bón phân hữu cơ có tác dụng rất tốt đối với đất mặn

ngoài giá trị cung cấp dinh dưỡng, phân hữu cơ dần dần cải thiện kết cấu đất, làm
cho đất thông thoáng tránh sự tạo váng. Vì thành phần cơ giới của đất mặn chủ yếu
là sét, nếu được bón nhiều phân hữu cơ thì đất trở nên tơi xốp hơn do đó trong điều



9

kiện mưa nhiều đất ít bị dính chặt hay ít bị ngập úng tạo điều kiện tốt cho rể cây
trồng phát triển (Nguyễn Thanh Hùng, 1984; Preston Sullivan, 2000). Bón phân hữu
cơ ở đất nhiễm mặn giúp giảm độ mặn của đất, chủ yếu gia tăng sự rửa trôi muối
trong đất (Havlin và ctv., 1999).
Bổ sung phân hữu cơ vào đất làm tăng mật số vi sinh vật trong đất, giúp đất
có cấu trúc tốt hơn (Võ Thị Gương và ctv., 2010; Dương Minh Viễn và ctv., 2011).
Bón phân hữu cơ đơn thuần hoặc bón kết hợp phân hoá học thì vi sinh vật đất ổn
định hơn, dẫn đến sự cân bằng dinh dưỡng trong đất được tốt hơn (Nguyễn Ngọc
Hà, 2000). Bón phân hữu cơ cho đất mặn giúp gia tăng sự khoáng hóa chất hữu cơ
trong đất, tăng hoạt động của enzyme gia tăng sự thoáng khí trong đất (Muhammad
và ctv., 2007). Hoạt động enzyme và sinh học được xem là chất chỉ thị trực tiếp của
sự gia tăng độ phì nhiêu đất do sự bón phân hữu cơ (Luo và Sun, 1994 và Lakhdar
và ctv., 2008) từ đó giúp gia tăng sự hút thu N và P của cây trồng.
Độ mặn đưa đến hạn chế độ phì nhiêu đất, do thiếu N, P và K (Lakhdar và
ctv., 2008). Bón phân hữu cơ giúp bổ sung các nguyên tố vi lượng và đa lượng, đáp
ứng sự thiếu hụt dinh dưỡng trong đất nhiễm mặn (Lakhdar và ctv., 2008). Theo Võ
Thị Gương và ctv. (2010) cung cấp thêm phân hữu cơ vào đất không những giúp gia
tăng hàm lượng đạm hữ u cơ dễ phân huỷ và đạm hữu dụng mà còn cung cấp thêm
cho đất một số nguyên tố vi lượng như Cu, Zn,… Ngoài việc cải tạo tình trạng dinh
dưỡng của đất, phân hữu cơ còn làm tăng lượng chất hữu cơ và mùn trong đất mà
phân hoá học không có được.
1.4.2 Cải thiện tính chống chịu mặn của cây trồng

Phân hữu cơ gián tiếp giúp gia tăng tính chống chịu mặn của cây trồng. Phân
hữu cơ có tác dụng tăng tính hoà tan của vôi khi được bón vào đất mặn vì việc cung
cấp Ca
2+

cho cây trồng có thể làm giảm nhẹ ảnh hư ởng của độ mặn trong đất
(Aslam và ctv., 2000). Sự cải thiện năng suất khi tăng cường Ca
2+
trong đất có thể
do Ca
2+
giúp giảm Na
+

tích lũy trong vách tế bào, giúp màng tế bào được liên kết
giảm sự rò rỉ màng, cải thiện tính chọn lọc ion, giảm ảnh hưởng của Na trong phân
chia tế bào (Zidan, 1990).
1.5 Tác động của Ca
2+
đến việc cải tạo mặn và sự sinh trưởng, phát triển của
cây trồng
1.5.1 Đối với đất
Đấ t mặn có độ phì nhiêu tiềm tàng khá cao, nhưng do chứa nhiều muối tan
nên hầu hết không trồng trọt được hoặc trồng trọt không có năng suất cao. Vì vậy,
đất mặn được coi là nguồn tài nguyên tiềm tàng cần được cải tạo.



10


Có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau như rửa mặn (biện pháp thuỷ lợi),
trồng các loại cây có khả năng chống chịu mặn (biện pháp sinh học) hoặc biện pháp
nông hoá. Đất mặn có chứa nhiều ion Na
+
không những trong dung dịch đất dưới
dạng muối tan như NaCl, NaHCO
3
, Na
2
SO
4
,… mà còn tiềm tàng trên bề mặt của
phức hệ hấp phụ có thể trao đổi. Hàm lượng Na
+
cao gây nên nhiều ảnh hưởng xấu
đến tính chất vật lý, hoá học và sinh học do đó ảnh hưởng đến cây trồng, cần được
cải tạo bằng cách loại trừ và thay thế ion Na
+
bằng Ca
2+
. Để cải tạo mặn người ta bón
các hợp chất có chứa canxi có phản ứng kiềm như thạch cao, vôi,…
- Khi bón CaSO
4
vào đất mặn phản ứng xảy ra như sau:


- Khi bón CaCO
3
vào đất mặn phản ứng xảy ra như sau:



- Khi bón CaO vào đất mặn phản ứng xảy ra như sau:
CaO + H
2
O (trong nước) → Ca(OH)
2



Sử dụng CaO có ưu điểm là tiết kiệm chi phí nhưng nhược điểm của nó là
làm kiềm hoá phản ứng đất, khó hoà tan trong nước và tác dụng chậm hơn so với
thạch cao. Để tăng tính hoà tan của CaO nên kết hợp việc bón thêm vào đất một
lượng H
2
CO
3
. Tuy nhiên, việc bón cùng lúc CaO với H
2
CO
3
thì rất khó vì phải tính
toán liều lượng. Biện pháp tốt nhất là để tăng tính hoà tan của CaO là tăng cường
bón phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng (tăng lượng H
2
CO
3
trong đất).
Đối với đất chua mặn bón vôi có tác dụng rất rõ, vừa khử được chua, vừa
rửa được mặn. Một vài dẫn chứng cho thấy khi bón vôi vào đất do tác dụng của CO

2

(có trong nước và đất) vôi sẽ hoà tan và phản ứng với các cation trong keo đất.
CaO + 2CO
2
+ H
2
O = Ca(HCO
3
)
2

(Keo đất) 2H
+
+ Ca(HCO
3
)
2
= (Keo đất) Ca
2+
+ 2CO
2
+ 2H
2
O
Ngoài ra, Ca
2+
có thể được cung cấp một cách trực tiếp (nồng độ Ca
2+
) hoặc

gián tiếp qua vệc cung cấp các dạng phân bón có tính acid, như Ca(NO
3
)
2
,
(NH
4
)
2
SO
4
, Urê bọc lưu hùynh hoặc nguyên tố S để hòa tan CaCO
3
hiện tại trong
đất. Thạch cao được xem là chất cải tạo hiệu quả trên các đất sodic.
Na
+
Na
+
+
CaSO
4

Ca
2+

+
Na
2
SO

4

(Dể rửa trôi)
Keo
đất

Keo
đất





Na
+
Na
+
+
CaCO
3

Ca
2+

+
Na
2
CO
3
(Dể rửa trôi)

Keo
đất

Keo
đất





Na
+
Na
+
+
Ca(OH)
2

Ca
2+
+
2NaOH

Keo
đất






Keo
đất




11

1.5.2 Đối với cây trồng
Việc bổ sung Ca
2+
vào môi trường sinh trưởng giảm đáng kể việc hấp thu
Na
+
ở chồi và sự di chuyển chúng tới chồi. Mức Ca
2+
bên ngoài cao có thể gia tăng
sự sinh trưởng và sự loại trừ Na
+
của rễ cây khi rể cây tiếp xúc với stress mặn
(LaHaye và Epstein, 1971).
Thành phần Ca
2+
trong dung dịch trồng bên ngoài thì đủ dưới điều kiệ n
không mặn nhưng trở nên thiếu dưới điều kiện mặn-sodic và có thể dẫn đến giảm
năng suất do mất cân bằng ion (Davitt và ctv., 1981). Nồng độ Na
+
cao trong môi
trường sinh trưởng ức chế sự hấp thu và vận chuyển Ca
2+

vì vậy gây ra sự thiếu Ca
2+
trong cây (Lynch and Lauchli, 1985). Việc cung cấp Ca
2+
phù hợp cùng với những
dưỡng chất khác cho cây có thể làm giảm nhẹ ảnh hưởng độc hại của mặn. Tuy
nhiên, sự cung cấp Ca
2+
quá mức kiểm soát cũng là một yếu tố giới hạn năng suất
(Aslam và ctv., 2000).
1.6 Một số kết quả nghiên cứu về việc sử dụng Ca
2+
cải tạo đất mặn và gia tăng
sự sinh trưởng phát triển của lúa trên vùng đất mặn
Kết quả nghiên cứu của Lê Huy Vũ (2008) về ảnh hưởng của bón Ca
2+
trên
sinh trưởng và sản sinh proline của một số giống lúa trên đất nhiễm mặn kết quả
cho thấy: Đ ất được giữ ẩm trước khi ngập mặn giúp lúa sinh trưởng tốt hơn so với
không giữ ẩm; khi sử dụng Ca
2+
dạng CaCO
3
với liều lượng 200kg/ha có hiệu quả
cao trong xử lý mặn ở đất phèn nhiễm mặn tại Hòn Đất giúp lúa sinh trưởng tốt.
Ngược lại, bón Ca
2+
dạng CaSO
4
với liều lượng 340kg/ha


giúp lúa sinh trưởng tốt
trên đất phù sa nhiễm mặn tại An Biên. Ở nồng độ 5‰ tỷ lệ sống của lúa đạt 40% ở
nghiệm thức bón CaCO
3
và 80% trên nghiệm thức bón CaSO
4
cho đất mặn ở An
Biên. Ở cùng nồng độ muối 5‰, nghiệm thức bón CaCO
3
và CaSO
4
(sức sống lúa
đạt 100%) tỏ ra nổi trội so với nghiệm thức không bón Ca
2+
, cho thấy vai trò nổi bật
của Ca
2+
trong việc cải tạo đất mặn ở Hòn Đất.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bo (2010) về ảnh hưởng của calcium
lên sinh trưởng và dinh dưỡng của cây lúa trên đ ất nhiễm mặn tại Phước Long –
Bạc Liêu kết quả cho thấy việc bón CaSO
4
với liều lượng 544 kg/ha hoặc CaO với
liều lượng 471 kg/ha làm tăng số bông trên m
2
, phần trăm hạt chắc, trọng lượng
1000 hạt dẫn đến tăng năng suất lúa.

×