Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

thử nghiệm hiệu quả phòng và trị bệnh viêm gan do virus của kháng thể igy trên vịt con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.88 KB, 61 trang )


i

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÖ Y






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:
THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ PHÕNG VÀ TRỊ
BỆNH VIÊM GAN DO VIRUS CỦA KHÁNG
THỂ IgY TRÊN VỊT CON

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS.TS HỒ THỊ VIỆT THU NGUYỄN THANH XUÂN
MSSV: 3103002
LỚP: THÚ Y – K36


Cần Thơ, 12/2014

ii
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÖ Y


….  ….

Đề tài: “Thử nghiệm hiệu quả phòng và trị bệnh viêm gan do virus
của kháng thể IgY trên vịt con”.
Do sinh viên: Nguyễn Thanh Xuân thực hiện tại phòng thí nghiệm virus
học, bộ môn Thú y và tại trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa
Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 6/2014
đến tháng 12/2014.



Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Duyệt bộ môn Duyệt giáo viên hƣớng dẫn



PGS.TS Hồ Thị Việt Thu



Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Duyệt khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng






iii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Cha, mẹ và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt
quá trình học tập cũng như luận văn này.
Cô Hồ Thị Việt Thu đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Anh Lê Trần Hoài Khanh, anh Phạm Công Uẩn đã tận tình hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn
Thầy Lê Hoàng Sĩ, cố vấn học tập, đã tận tình chỉ dạy và giúp đở tôi
trong suốt những năm học vừa qua.
Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô bộ môn Thú y,
khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt những năm học vừa qua.
Các bạn sinh viên lớp Thú y khóa 36 đã luôn gắn bó, cùng tôi vượt qua
khó khăn để hoàn thành khóa học này.
Xin gửi lời chúc đến quý thầy cô, người thân và bạn bè được dồi dào sức
khỏe, thành công trong công tác và hạnh phúc trong cuộc sống.



Nguyễn Thanh Xuân


iv
MỤC LỤC
Trang tựa i
Trang duyệt ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
TÓM LƢỢC x
Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh viêm gan do virus ở vịt trên thế giới
và trong nƣớc 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 2
2.2 Căn bệnh học 4
2.2.1 Phân loại 4
2.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu trúc của virus viêm gan vịt 4
2.2.3 Đặc tính nuôi cấy của virus 5
2.2.4 Sức đề kháng của virus viêm gan vịt 6
2.2.5 Đặc tính kháng nguyên của virus viêm gan vịt 7
2.3 Truyền nhiễm học 7
2.3.1 Loài mắc bệnh 7
2.3.2 Đường lây lan 7
2.4 Cơ chế sinh bệnh 8
2.5 Triệu chứng và bệnh tích 8
2.5.1 Triệu chứng 8
2.5.2 Bệnh tích 9
2.6 Chẩn đoán bệnh viêm gan vịt do virus 11

v
2.6.1 Chẩn đoán lâm sàng và bệnh tích 11
2.6.2 Chẩn đoán virus học 11
2.6.3 Chẩn đoán huyết thanh học 11
2.6.4 Chẩn đoán phân biệt 12
2.7 Phòng bệnh 12
2.7.1 Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y 12

2.7.2 Phòng bằng vaccine 12
2.8 Trị bệnh 13
2.9 Miễn dịch chống virus viêm gan vịt 14
2.9.1 Miễn dịch thụ động 14
2.9.2 Miễn dịch chủ động 14
2.10 Vai trò của kháng thể 15
2.10.1 Liên kết với kháng nguyên 15
2.10.2 Hoạt hóa tế bào miễn dịch 15
2.11 Kháng thể IgY 17
2.11.1 Sơ lược về IgY 17
2.11.2 Ưu điểm của IgY 18
2.11.3 Đặc tính của IgY 18
2.11.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu IgY 20
Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 21
3.1 Nội dung thí nghiệm 21
3.2 Phƣơng tiện thí nghiệm 21
3.2.1 Thời gian và địa điểm 21
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm 21
3.2.3 Dụng cụ, hóa chất và sinh phẩm 21
3.3 Phƣơng pháp thí nghiệm 22
3.3.1 Chuẩn độ và xác định liều gây chết 50% vịt con thí nghiệm
của DHV type I 22


vi
3.3.2 Thí nghiệm xác định liều bảo hộ 50% phôi vịt
(PD
50
: protection dose 50%) của kháng thể IgY
bằng phản ứng trung hòa trên phôi vịt 12 ngày tuổi 24

3.3.3 Thử nghiệm hiệu quả phòng bệnh viêm gan vịt do virus type I
bằng kháng thể IgY 26
3.3.4 Thử nghiệm hiệu quả trị bệnh viêm gan vịt do virus type I
của kháng thể IgY 27
3.3.5 Thống kê và xử lý số liệu 28
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Kết quả xác định liều gây chết 50% trên vịt thí nghiệm 29
4.2 Kết quả xác định liều bảo hộ 50% phôi vịt 12 ngày tuổi
của kháng thể IgY 30
4.3 Kết quả xác định hiệu quả phòng bệnh viêm gan vịt type I
của kháng thể IgY 31
4.3.1 So sánh hiệu quả phòng bệnh viêm gan vịt type I của
kháng thể IgY theo đường cấp 31
4.3.2 So sánh hiệu quả phòng bệnh viêm gan vịt type I của
kháng thể IgY theo liều cấp 32
4.4 Kết quả xác định hiệu quả trị bệnh viêm gan vịt type I của
kháng thể IgY 33
4.4.1 So sánh hiệu quả trị bệnh viêm gan vịt type I của
kháng thể IgY theo thời điểm cấp 33
4.4.2 So sánh hiệu quả trị bệnh viêm gan vịt type I của
kháng thể IgY theo liều cấp 34
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36
5.1 Kết luận 36
5.2 Đề nghị 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Phụ chƣơng 41

vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng
Trang
3.1
Bố trí thí nghiệm tính chỉ số LD
50
của DHV type I trên vịt
thí nghiệm
23
3.2
Bố trí thí nghiệm xác định liều bảo hộ 50% phôi vịt (PD
50
)
của kháng thể IgY
25
3.3
Bố trí thí nghiệm thử nghiệm hiệu quả phòng bệnh viêm
gan vịt type I bằng kháng thể IgY
27
3.4
Bố trí thí nghiệm thử nghiệm hiệu quả trị bệnh viêm gan vịt
type I của kháng thể IgY
28
4.1
Tỷ lệ vịt chết ở các nồng độ
29
4.2
Số phôi vịt chết qua các hiệu giá kháng thể trung hòa
30
4.3
Tỷ lệ bảo hộ vịt khi sử dụng kháng thể IgY để phòng bệnh

viêm gan vịt theo đường cấp
31
4.4
Tỷ lệ bảo hộ vịt khi sử dụng kháng thể IgY để phòng bệnh
viêm gan vịt theo liều cấp
32
4.5
Tỷ lệ bảo hộ vịt khi sử dụng kháng thể IgY để trị bệnh viêm
gan vịt theo thời điểm cấp
33
4.6
Tỷ lệ bảo hộ vịt khi sử dụng kháng thể IgY để trị bệnh viêm
gan vịt theo liều cấp
34

viii
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên Hình
Trang
2.1
Cấu trúc không gian của Picornavirus
4
2.2
Vịt chết ngoẹo đầu
9
2.3
Gan vịt bị xuất huyết
10
2.4

Cấu trúc của kháng thể
16
2.5
Cấu trúc của kháng thể IgG và IgY
19


ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ
Nguyên văn
Nghĩa tiếng Việt
DHAV-3
Duck hepatitis virus type III
Virus viêm gan vịt type III
ELISA
Enzyme-Linked
ImmunoSorbent Assay
Phản ứng miễn dịch gắn men
Fab
Fragment antigen binding
Phần nhận biết kháng nguyên
Fc
Fragment crystal
Tiểu phần có khả năng kết tinh
SPF
Specific – pathogen – free
Không có mầm bệnh đặc hiệu
OIE
Office international epizooties

Tổ chức thú y thế giới
ORF
Open reading frame
Khung đọc mở
NK
Natural killer
Tế bào diệt tự nhiên
LD
50
Lethal dose 50%
Liều gây chết 50%
PD
50
Protection dose 50%

Liều bảo hộ 50%
IgY
Egg yolk immunoglobulin
Globulin miễn dịch từ lòng đỏ
trứng
IgG
Immunoglobulin G
Globulin miễn dịch lớp G
IgA
Immunoglobulin A
Globulin miễn dịch lớp A
IgM
Immunoglobulin M
Globulin miễn dịch lớp M
IgE

Immunoglobulin E
Globulin miễn dịch lớp E
IgD
Immunoglobulin D
Globulin miễn dịch lớp D
RNA
Ribonucleic acid

CPE
Cytopathic effect
Bệnh tích tế bào
PBS
Phosphat buffered saline
Dung dịch đệm phosphate


x
TÓM LƢỢC
Đề tài “Thử nghiệm hiệu quả phòng và trị bệnh viêm gan do virus
của kháng thể IgY trên vịt con” được tiến hành từ tháng 06/2014 đến tháng
12/2014, nhằm khảo sát khả năng phòng và trị bệnh viêm gan vịt do virus type
I của kháng thể lòng đỏ trứng IgY trên vịt con. Qua thời gian nghiên cứu
chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:
Kháng thể IgY có tác dụng trong việc phòng bệnh viêm gan vịt type I. Tỷ
lệ bảo hộ vịt khi sử dụng kháng thể với liều 10 PD
50
là 80%, 30 PD
50
là 85%
và cao nhất là 95% khi ta sử dụng liều 50 PD

50
để phòng bệnh viêm gan vịt
type I. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bảo hộ vịt
của kháng thể K.T.V (Hanvet) là 70%. Tỷ lệ bảo hộ vịt khi ta sử dụng liều 50
PD
50
là 95%, cao hơn so với sản phẩm K.T.V (Hanvet) và sự sai khác này là
có ý nghĩa thống kê. Kháng thể được tiêm vào cơ ức cho tỷ lệ bảo hộ cao hơn
(93,3%) khi ta cấp kháng thể bằng đường uống (80%). Tuy nhiên, không có sự
sai khác về tỷ lệ bảo hộ vịt khi được cấp kháng thể qua những đường khác
nhau.
Kháng thể IgY có hiệu quả trong việc trị bệnh viêm gan vịt do virus type
I. Tỷ lệ bảo hộ vịt khi sử dụng liều 10 PD
50
là 80%, tỷ lệ bảo hộ đạt 90% khi ta
cấp kháng thể IgY với liều 50 PD
50
. Tỷ lệ bảo hộ thấp nhất là 60% khi ta sử
dụng kháng thể K.T.V (Hanvet). Sự sai khác giữa các nghiệm thức sử dụng
liều kháng thể 10 PD
50
, 30 PD
50
và 50 PD
50
là không có ý nghĩa thống kê. Tỷ
lệ bảo hộ vịt khi sử dụng kháng thể IgY với liều 50 PD
50
là cao hơn so với
kháng thể K.T.V (Hanvet) và sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê. Tác dụng

trị bệnh của kháng thể theo thời điểm cấp (sau 6h, sau 12h) đều đạt 86,6%.
Như vậy, kháng thể IgY có tác dụng cao trong việc phòng và trị bệnh
viêm gan vịt do virus. Hiệu quả phòng bệnh viêm gan vịt type I của kháng thể
IgY đạt 95% khi ta sử dụng liều 50 PD
50
và 93,3% khi ta cấp kháng thể qua
đường tiêm bắp. Hiệu quả trị bệnh viêm gan vịt type I của kháng thể IgY đạt
90% khi sử dụng với liều 50 PD
50
và 86,6% khi ta cấp kháng thể sau 6h và
12h công cường độc bằng chủng virus viêm gan vịt type I subtype 3. Hiệu quả
phòng và trị bệnh của kháng thể IgY cao hơn của sản phẩm K.T.V (Hanvet).
Tỷ lệ bảo hộ của kháng thể K.T.V trong phòng bệnh là 70% và trong việc trị
bệnh là 60%.



1
Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, chăn nuôi gia cầm đang có những bước tiến mạnh mẽ đặc biệt
là ngành chăn nuôi vịt. Hiện Việt Nam có đàn thủy cầm lớn thứ hai thế giới
với trên 80 triệu con. Trong đó, đồng bằng sông Hồng chiếm 26,68%, đồng
bằng sông Cửu Long chiếm 32,19% và khu vục Tây Bắc chiếm 2,17% trong
tổng đàn thủy cầm của Việt Nam. Hằng năm, số vịt tăng bình quân 7% với sản
lượng thịt hơi trên 280.000 tấn, sản lượng trứng đạt 2 tỷ quả. Chăn nuôi gia
cầm được chủ trương phát triển do ưu điểm là thu hồi vốn nhanh, hiệu quả
kinh tế cao góp phần đẩy nhanh công cuộc đổi mới đất nước trong thời kỳ hiện
nay.
Tuy nhiên, dịch bệnh đang là mối nguy hại lớn trên đàn vịt, ngày càng có
nhiều chủng virus khác nhau với khả năng biến dị cao đã và đang ảnh hưởng

trực tiếp lên đàn vịt. Trong đó có bệnh viêm gan vịt do virus, được xem là căn
bệnh vô cùng nguy hiểm đe doạ đàn vịt gây thiệt hại nghiêm trọng cho người
chăn nuôi. Theo Hồ Thị Việt Thu (2012), bệnh viêm gan do virus ở vịt là bệnh
truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh do nhiều type virus khác nhau là virus
viêm gan vịt type I, type II, type III. Bệnh xảy ra chủ yếu ở vịt con từ mới nở
đến 6 tuần tuổi với các bệnh tích đặc trưng như gan sưng, nhạt màu và xuất
huyết.
Do tính chất nguy hiểm của bệnh, nhiều sản phẩm kháng thể và vaccine
đã được nghiên cứu sản xuất và đưa vào ứng dụng thực tế trong phòng và trị
bệnh viêm gan vịt. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn xảy ra và là mối lo ngại cho
người chăn nuôi vịt cũng như các chuyên gia trong ngành. Trước tình hình đó,
phòng thí nghiệm virus học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu và tạo ra kháng thể kháng virus viêm
gan vịt bằng phương pháp tách chiết kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng gà sau khi
đã gây miễn dịch trên gà mẹ bằng chủng virus viêm gan vịt type I subtype 3.
Để khảo sát khả năng phòng và trị bệnh của chế phẩm, chúng tôi tiến hành đề
tài: “Thử nghiệm hiệu quả phòng và trị bệnh viêm gan do virus của kháng
thể IgY trên vịt con” với các mục tiêu sau:
- Xác định được khả năng phòng bệnh viêm gan vịt do virus của kháng
thể IgY từ lòng đỏ trứng gà.
- Xác định được khả năng trị bệnh viêm gan vịt do virus của kháng thể
IgY từ lòng đỏ trứng gà.


2

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh viêm gan do virus ở vịt trên thế giới và
trong nƣớc
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Năm 1945, lần đầu tiên một ổ dịch bệnh trên vịt con với bệnh tích gan
sưng to, xuất huyết được ghi nhận bởi Levine và Hofstad. Sau đó, Levine và
Fabricant (1949) đã nghiên cứu kỹ về nguyên nhân và tính chất bệnh trên vịt ở
đảo Long Island và New York, Mỹ. Đến năm 1950, Levine và Fabricant đã
chính thức phân lập được virus viêm gan vịt type I bằng phương pháp nuôi cấy
trên phôi gà.
Năm 1965 tại Norflok, Anh, việc tiêm phòng bằng vaccine viêm gan vịt
type I đã được thực hiện, tuy nhiên bệnh viêm gan trên vịt vẫn xãy ra. Sau đó,
bằng phương pháp bảo hộ chéo trên vịt con Asplin đã phân lập được virus
viêm gan vịt type II (Asplin, 1965).
Năm 1969 tại Long Island, Mỹ, bệnh viêm gan vịt đã xảy ra trên đàn vịt
đã được tiêm phòng bằng vaccine viêm gan vịt type I. Bệnh xảy ra nhẹ hơn,
với tỷ lệ chết trên vịt con hiếm khi hơn 30% (Toth, 1969). Năm 1979, Haider
và Calnek đã phân lập được chủng virus gây bệnh và đặt tên là virus viêm gan
vịt type III.
Kim et al. (2007), đã phát hiện một hệ gen mới và genotype mới khi
phân tích và so sánh với các chủng virus viêm gan vịt type I đã có.
Kim et al. (2009), nghiên cứu chế tạo vaccine nhược độc viêm gan vịt từ
chủng virus viêm gan vịt thuộc genotype 3 phân lập được bằng cách tiêm
truyền 100 lần qua phôi gà SPF. Kết quả cho thấy, virus viêm gan vịt nhược
độc an toàn cho vịt 1 ngày tuổi và có hiệu quả bảo hộ tốt.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Bệnh viêm gan vịt đã được ghi nhận tại Việt Nam vào năm 1978 nhưng
vẫn chưa phân lập được mầm bệnh (Trần Minh Châu và Lê Thu Hồng, 1985).
Năm 1983, Trần Minh Châu và cộng sự đã phân lập được virus viêm gan
vịt cường độc tại một ổ dịch ở Phú Xuyên–Hà Tây. Kết quả phân lập trên phôi
vịt 12 ngày tuổi được ghi nhận như sau: virus gây chết phôi 100%, thời gian
chết phôi từ 48-96 giờ, phôi có bệnh tích xuất huyết. Qua nuôi cấy trên phôi
gà, chủng virus này yếu đi, không gây bệnh cho vịt con (Trần Minh Châu và
cộng sự, 1985). Cũng trong năm 1985, Trần Minh Châu và cộng sự đã xây



3
dựng qui trình sản xuất vaccine từ 3 chủng virus vaccine viêm gan vịt nhược
độc: TN (Hunggari), E52 (Pháp) và VN (Việt Nam). Theo tác giả thì cả 3
chủng virus vaccine đều an toàn và có hiệu lực sử dụng khi miễn dịch cho vịt
con rồi thử thách với chủng virus cường độc thì bảo hộ được 70%–100% vịt
con (Trần Minh Châu và cộng sự, 1989).
Năm 1984, Lê Thanh Hòa và cộng sự đã nghiên cứu đặc tính sinh học
của virus vaccine viêm gan vịt nhược độc chủng TN của Asplin và ứng dụng
quy trình sản xuất vaccine của Hunggari vào Việt Nam. Theo báo cáo của tác
giả, vaccine đạt các chỉ tiêu an toàn và có hiệu lực khi sử dụng.
Nguyễn Văn Cảnh và cộng sự (2001), đã nghiên cứu về những biến đổi
bệnh lý viêm gan vịt do virus nhằm mục đích đưa ra một phương pháp chẩn
đoán chính xác bệnh. Kết quả được báo cáo như sau: bệnh tích điển hình về
đại thể chủ yếu là gan viêm, xuất huyết, hoại tử chiếm tỷ lệ 79,66%-100%,
bệnh tích vi thể điển hình ở gan có tế bào viêm dạng đơn nhân, xuất huyết,
hoại tử, tăng sinh ống dẫn mật với tỷ lệ là 100%.
Nguyễn Đức Lưu và Vũ Như Quán (2002), đã nghiên cứu ứng dụng của
kháng thể kháng virus viêm gan vịt để phòng trị bệnh. Và Tháng 8 năm 2001
Công ty Han–Vet đã chế tạo được sản phẩm kháng thể viêm gan vịt.
Một nghiên cứu về bệnh viêm gan vịt do virus trên các đàn vịt nuôi ở 10
huyện thuộc 4 tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh cho biết tỷ lệ vịt
chết rất cao 45.23% ở vịt 1-7 ngày tuổi, 34.4% ở vịt 8-21 ngày tuổi, 18.9% ở
vịt 22-42 ngày tuổi (Nguyễn Phục Hưng, 2004).
Năm 2007, Bùi Thanh Khiết đã nghiên cứu qui trình sản xuất vaccine
viêm gan vịt từ chủng virus vaccine nhược độc DH-EG-2000 và ứng dụng
phòng bệnh, can thiệp vào thực tế sản xuất.
Đoàn Thị Thanh Hương và cộng sự (2009), nghiên cứu đặc tính phân tử
của virus vaccine viêm gan vịt bằng việc khảo sát chuỗi gen kháng nguyên

VP1 của virus.
Năm 2010, bằng phương pháp giám định phân tử từ một ổ dịch ở Đồng
Nai. Đoàn Thị Thanh Hương và cộng sự đã phát hiện được virus viêm gan vịt
thuộc subtype 3 (DHVA-3). Và đến năm 2011, nhóm tác giả trên đã giãi mã
được toàn bộ hệ gen của virus và xác định được vị trí phân loại của virus.





4
2.2 Căn bệnh học
2.2.1 Phân loại
Bệnh viêm gan do virus ở vịt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do nhiều
loại virus gây ra với nhiều type khác nhau: type I, type II, type III.
 Viêm gan type I là RNA virus thuộc họ Piconaviridae, kích
thước khoảng 20-40 nm, không ngưng kết hồng cầu.
 Type II do Asplin phân lập năm 1965, đó là một astrovirus.
Virus type II chủ yếu được ghi nhận ở châu Âu.
 Type III do Toth phân lập năm 1969, là một picornavirus nhưng
không có mối quan hệ với virus viêm gan vịt type I.
Cho đến nay, theo tổ chức dịch tễ thế giới OIE (2010), bệnh viêm gan vịt
do virus viêm gan type I xảy ra khắp nơi trên thế giới, còn bệnh viêm gan vịt
gây ra bởi virus viêm gan vịt type II chỉ xảy ra ở nước Anh và type III chỉ mới
được công bố ở Mỹ.
2.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu trúc của virus viêm gan vịt
Virus viêm gan vịt có kích thước rất nhỏ, xuyên qua màng lọc Beckefeld
và Seitz (Levine và Fabricant, 1950)
Theo Reuss (1959) dưới kính hiển vi điện tử virus là những hạt tròn, bề
mặt xù xì, không có vỏ bọc, kích thước từ 20-40nm, gồm 32 capsomere.


Hình 2.1 cấu trúc không gian của Picornavirus
(Nguồn: http.expasy.org/viralzone/all_by_species/33.html)
Hệ gen của virus viêm gan vịt chứa acid ribonucleic (RNA) sợi đơn
dương có độ dài khoảng 7600-7700 nucleotide và đuôi poly A gồm 18
nucleotide ở đầu 3’, chứa duy nhất một khung đọc mở ORF ( open reading
frame) mã hóa cho một protein chung (polyprotein). Protein này, sau khi tổng


5
hợp trải qua nhiều lần phân cắt để tạo nên các protein sản phẩm độc lập
(Tseng et al, 2007).
Các protein VP1, VP2 và VP3 nằm ngay trên bề mặt kháng nguyên; còn
protein VP4 lặn sâu vào bên trong.
2.2.3 Đặc tính nuôi cấy của virus
Virus viêm gan vịt là loại ký sinh nội bào tuyệt đối. Để gây bệnh, cần sử
dụng huyễn dịch các cơ quan của vịt con chết do viêm gan vịt (gan, phổi,
thận…) đã được xử lý bằng kháng sinh. Có thể cấy chuyển virus viêm gan vịt
trên động vật cảm thụ, trên phôi trứng và trên môi trường tế bào (Trần Thị Lan
Hương, 2007).
2.2.3.1 Nuôi cấy trên phôi trứng
Virus có thể nuôi cấy trên nhiều phôi gia cầm.
Trên phôi vịt: Tiêm virus viêm gan vịt vào xoang niệu mô của phôi vịt
10-14 ngày tuổi. Sau khi gây nhiễm 24-72h, phôi chết với bệnh tích như phôi
còi cọc, xuất huyết dưới da đặc biệt là ở vùng đầu, bụng, chân, phôi phù, gan
sưng có màu đỏ hoặc hơi vàng, có thể có điểm hoại tử. Những phôi chết
muộn, nước xoang niệu mô có màu xanh nhạt và có bệnh tích rõ hơn. Ở phôi
vịt bị nhiễm virus viêm gan thường thấy nước ối có màu xanh và gan xanh-
đen, những bệnh tích này ít thấy ở phôi gà (Trần Thị Lan Hương, 2007).
Trên phôi ngỗng: Virus viêm gan vịt cũng có khả năng nhân lên trên phôi

ngỗng và gây chết phôi sau khi cấy virus vào xoang niệu mô 2-3 ngày
(Nguyễn Đường, 1990).
Trên phôi gà: Tiêm virus viêm gan vịt vào xoang niệu mô của phôi gà 9-
10 ngày tuổi. Phôi chết có bệnh tích còi cọc, phù phôi, xuất huyết dưới da.
2.2.3.2 Nuôi cấy trên môi trƣờng tế bào
Virus viêm gan vịt type I có khả năng nhân lên trên nhiều loại tế bào như
tế bào xơ phôi vịt, tế bào xơ phôi gà, thận phôi vịt, thận phôi gà, gan phôi vịt,
thận phôi ngỗng…
Sau khi gây nhiễm thấy hàm lượng virus tăng dần và sau một vài lần
hoặc nhiều lần cấy truyền trên tế bào thì thấy virus hủy hoại tế bào với biểu
hiện nhân bị co tròn, nguyên sinh chất đặc lại tạo không bào, tế bào vỡ ra rồi
chết. Căn cứ vào đó ta có thể đánh giá hiệu giá virus (Lê Thanh Hoà, 2002).




6
2.2.3.3 Nuôi cấy trên động vật cảm thụ
Virus viêm gan vịt type I phát triển tốt trên vịt con dưới 7 ngày tuổi. Sau
2-4 ngày nung bệnh, vịt thể hiện triệu chứng: mệt mỏi nghiêm trọng, nằm một
chổ, đầu ngoẹo ra đằng sau hay về một bên, co giật toàn thân rồi chết.
Huyễn dịch bệnh phẩm chứa virus viêm gan vịt được tiêm dưới da, tiêm
bắp, cho uống hoặc nhỏ mũi cho vịt. Trong vòng 18-48 giờ sau khi gây nhiễm,
thường dưới 24 giờ vịt thí nghiệm có biểu hiện triệu chứng và bệnh tích đặc
trưng của bệnh. Khi mổ khám quan sát bệnh tích đặc trưng ở gan thấy: gan
sưng nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ, trên mặt gan có những điểm xuất huyết, đôi
khi có những điểm hoại tử màu trắng xen kẽ. Quan sát những biến đổi vi thể
trên gan thấy tổ chức gan viêm tụ máu, tăng sinh ống mật, các mạch máu bị
sưng, các tế bào gan bị tích mỡ (Trần Thị Lan Hương, 2007).
Virus không có khả năng nhân lên ở các loài động vật khác như thỏ,

chuột lang, chuột bạch, chó…
2.2.4 Sức đề kháng của virus viêm gan vịt
Virus viêm gan vịt có sức đề kháng cao, không bị bất hoạt khi xữ lý bằng
ether, chloroform. Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, virus có khả năng
sống sót trong thời gian dài. Virus có khả năng tồn tại lâu bên ngoài môi
trường. Trong rơm lót chuồng, trong thức ăn, nước uống, virus có khả năng
tồn tại từ 10 đến 40 ngày. Virus tương đối ổn định ở nhiệt độ thấp nhưng bị
bất hoạt ở nhiệt độ cao. Ở 4
0
C tồn tại được 2 năm. Ở 50
0
C trong 1h không ảnh
hưởng đến hoạt lực virus, nhưng phần lớn virus bị vô hoạt ở 56
0
C trong 30
phút. Ở nhiệt độ 37
0
C, virus viêm gan vịt tồn tại được 21 ngày, khi cho virus
tác dụng với dung dịch formalin 0,01% thì virus viêm gan vịt vẫn tồn tại được
trong 8h. Virus bị vô hoạt hoàn toàn bởi formaldehyde 1% hay NaOH 1%
trong 3h, chloramin 3% trong 5h. Ở nhiệt độ -20
0
C virus tồn tại được khoảng
9 năm. Làm lạnh đến -38
0
C, giữ được khả năng lây lan của virus trong 8 tháng
hoặc lâu hơn (Reuss, 1959).
Virus viêm gan vịt có khả năng kháng trypsin và ammonium sulphate. Tế
bào chứa virus có thể tồn tại ở pH=3 trong 9h. Virus không bị vô hoạt bởi
lysin 2%, creolin 15%, naphthalysol, xyonaphtha. Ở điều kiện có 5% phenol

virus bị vô hoạt hoàn toàn. Trong phân virus có khả năng sống được 37 ngày
(Haider, 1979).





7
2.2.5 Đặc tính kháng nguyên của virus viêm gan vịt
Theo Asplin (1965), tính kháng nguyên của virus luôn thay đổi, virus viêm
gan vịt không làm ngưng kết hồng cầu gà, vịt, thỏ, cừu. Huyết thanh của vịt
nhiễm virus khỏi bệnh có khả năng trung hòa virus viêm gan vịt.
Không có trung hòa chéo giữa virus viêm gan vịt với huyết thanh kháng
virus viêm gan của người và chó.
2.3 Truyền nhiễm học
2.3.1 Loài mắc bệnh
Theo Nguyễn Xuân Bình (1995), bệnh viêm gan vịt do virus viêm gan
vịt type I gây ra chỉ xảy ra trên vịt con, với tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến
100%, tỷ lệ chết tùy theo lứa tuổi: vịt dưới 1 tuần tuổi tỷ lệ chết đến 95%, 1-3
tuần tuổi tỷ lệ chết 50%, đối với vịt 4-5 tuần tuổi tỷ lệ chết không đáng kể.
Theo OIE (2010), virus viêm gan vịt type I gây bệnh chủ yếu trên vịt con
dưới 6 tuần tuổi, nhạy cảm nhất là vịt dưới 3 tuần tuổi. Vịt trưởng thành không
có biểu hiện lâm sàng, cũng như giảm sản lượng trứng khi bị nhiễm virus.
Ngoài ra, virus có thể gây bệnh cho ngan, ngỗng. Vịt trưởng thành và các
loài gia cầm khác không mắc bệnh. Một số loài vịt hoang dã như le le, vịt trời
là những loài vật mang trùng, những loài vật này khi di cư có thể mang virus
đi xa hàng kilomet, chúng bài thải virus theo phân vào nguồn nước và làm lan
truyền bệnh.
2.3.2 Đƣờng lây lan
Trong tự nhiên bệnh thường lây qua thức ăn, nước uống và chất bài tiết

của vịt.
Virus viêm gan vịt có sức đề kháng mạnh với ngoại cảnh nên các yếu tố
lây truyền gián tiếp như con người, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp bị nhiễm trùng
trở thành nhân tố truyền bệnh nguy hiểm.
Trong ổ dịch lưu hành, vịt bệnh, vịt khỏi bệnh mang trùng chính là
nguyên nhân trực tiếp làm dịch phát sinh. Thời gian mang trùng của vịt rất dài,
vịt khỏi bệnh và vịt đã nhiễm virus có thể mang virus từ 8-10 tuần, có khi lâu
hơn.
Trong đàn vịt bệnh, virus viêm gan vịt type I lây lan rất nhanh từ vịt
bệnh sang vịt khỏe, tỷ lệ nhiễm có thể lên đến 100%. Tuy nhiên theo Asplin
(1958), virus không truyền lây qua trứng, vịt con được ấp nở từ những đàn vịt
mẹ nhiễm virus viêm gan vịt type I vẫn phát triển bình thường.


8
Theo Asplin (1961), virus có thể lây lan đến các nơi xa hơn do loài chim
hoang dã mang virus viêm gan vịt từ vùng này bay sang vùng khác. Ngoài ra,
chuột cống nâu cũng có thể là nguồn vật chủ dự trữ virus viêm gan vịt. Virus
xâm nhập vào cơ thể chuột cống nâu, tồn tại trong cơ thể khoảng 35 ngày, và
sau đó được bài thải ra bên ngoài trong khoảng thời gian 18-22 ngày sau khi
nhiễm.
2.4 Cơ chế sinh bệnh
Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp hoặc
qua vết thương rồi vào máu. Theo máu, virus đến các cơ quan nội tạng đặc
biệt là gan, đây là cơ quan thích hợp nhất đối với virus. Quá trình được biểu
hiện qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: virus gây rối loạn trao đổi chất ở gan, do quá trình trao đổi
mở ở gan đặc biệt là quá trình trao đổi cholesterol bị đình trệ làm cho lượng
glycogen trong gan giảm thấp nhưng lượng lipid lại tăng cao. Vì thế vịt con
thiếu năng lượng dẫn đến sức đề kháng bị giảm sút.

Giai đoạn 2: Là giai đoạn virus trực tiếp phá hoại tế bào gan, tế bào nội
mô huyết quản ở gan, gây ra xuất huyết đặc trưng. Virus nhân lên trong tế bào
gan, nhất là tế bào thuộc hệ võng mạc nội mô như tế bào Kuffer. Khi kiểm tra
thấy tổ chức gan bị phá hoại, cơ thể không được giải độc làm cho con vật chết
do ngộ độc (Bùi Thanh Khiết, 2007).
2.5 Triệu chứng và bệnh tích
2.5.1 Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 1-5 ngày, đôi khi kéo dài 8-13 ngày. Thời gian
nung bệnh phụ thuộc vào độc lực của virus, liều lượng và phương pháp gây
bệnh cũng như tình trạng cơ thể.
Triệu chứng đầu tiên xuất hiện sau 1-2h mắc bệnh, gây chứng xanh tím
niêm mạc, rối loạn vận động, co giật, vịt chỉ ngồi, sau đó nằm la liệt, nghiêng
sườn và nằm ngửa, chân thẳng dọc theo thân, đầu quặt ngửa lên lưng hoặc
ngoẹo sang bên sườn và vịt con thường chết ở tư thế này. Đây là một trong
những dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Trong trường hợp bệnh kéo dài, có thể do kế phát của vi khuẩn
salmonella, vịt bệnh ủ rủ cao độ và chết (Hồ Thị Việt Thu, Nguyễn Đức Hiền,
2012).
Bệnh kéo dài 2-3 ngày và có thể kéo dài hơn. Khi đã xuất hiện triệu
chứng thì vịt bệnh ít khi khỏi và phần lớn là bị chết. Những con ốm không có


9
triệu chứng lâm sàng sau khi khỏi bệnh sẽ hình thành kháng thể trong máu (Lê
Minh Trí và cs, 1999).
Bệnh viêm gan vịt do virus có tỷ lệ chết biến động từ vài phần trăm đến
90%. Vịt mắc bệnh do virus viêm gan vịt type I gây ra thường xảy ra đột ngột,
thời gian nung bệnh ngắn trong vòng 24h. Vịt chết tập trung vào ngày thứ 2-3-
4 sau khi mắc bệnh, tỷ lệ chết cao có khi lên đến 100% (Lê Minh Chí và cs,
1999).


Hình 2.2 Vịt chết ngoẹo đầu
(Nguồn: http://123.25.71.107:82/hoidap/vi/news/print/Chan-nuoi/Benh-viem-gan-
vit-do-Virus-13911/)
2.5.2 Bệnh tích
Bệnh tích đại thể:
Vịt chết thường có tư thế đặc biệt (opisthotonus) và bệnh tích tập trung
chủ yếu ở gan: gan viêm, sưng, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ (Hồ Thị Việt Thu,
Nguyễn Đức Hiền, 2012).
Trên bề mặt gan có hiện tượng xuất huyết lan rộng, không có ranh giới.
Các nốt xuất huyết bằng đầu đinh ghim, màu đỏ, đôi khi nhỏ li ti lan tràn khắp
bề mặt gan, các nốt xuất huyết cũng có thể quan sát được ở mặt dưới của gan.
Bên cạnh các điểm xuất huyết còn thấy những đám tụ máu đỏ, hoặc những
đám màu vàng nhạt do tổ chức gan bị thoái hóa (Hồ Thị Việt Thu, Nguyễn
Đức Hiền, 2012). Trong gan có thể gặp các ổ hoại tử do bệnh viêm gan kế


10
phát phó thương hàn. Lách có thể bị sưng, thận tụ máu hoặc lấm tấm xuất
huyết (Nguyễn Văn Cảm và cs, 2001).
Ngoài bệnh tích ở gan, còn có các bệnh tích thường gặp là: cơ tim nhợt
nhạt (giống như luộc chín), màng bao tim và túi khí bị viêm, thận tụ huyết
nhẹ, lách hơi sưng (Hồ Thị Việt Thu, Nguyễn Đức Hiền, 2012).


Hình 2.3 Gan vịt bị xuất huyết
( />viral_hepatitis.html)
Bệnh tích vi thể:
Trường hợp vịt bị bệnh ở thể cấp tính, sau khi nhiễm 24h thấy tế bào gan
bị thoái hóa, hoại tử, trong tế bào có các tiểu phần virus.

Biến đổi vi thể của bệnh thường xuất hiện ở gan và đại não. Gan có
những đám tế bào bị hoại tử, ống mật viêm tăng sinh quanh mạch và viêm
tăng sinh mô thần kinh đệm, lúc đầu là những bạch cầu có hạt sau đó là tế bào
lympho và các tương bào. Ở vịt con không chết có sự tái sinh của các tế bào
nhu mô gan. Sự tổn thương của tế bào gan ở vịt con mắc bệnh viêm gan do
virus giống những tổn thương như ở viêm gan của người (Bùi Thị Cúc, 2002).


11
Quan sát biến đổi vi thể ở gà 10 ngày tuổi chết do nhiễm virus viêm gan
vịt type I thấy tế bào hạt của nhiều cơ quan tăng sinh, gan có các điểm hoại tử,
tăng sinh ống mật, phù dưới da, không quan sát thấy các thể bao hàm trong tế
bào. Khi tiến hành làm tiêu bản vi thể thấy tế bào gan bị biến đổi, các tế bào
gan sắp xếp lộn xộn, các vi huyết quản xuyên tâm giản rộng chứa hồng cầu và
tế bào viêm. Có hiện tượng xuất huyết tràn lan trong nhu mô gan. Tế bào
lympho tăng sinh mạnh, có thể tập trung thành từng đám lớn hoặc rãi rác xen
kẻ với những tế bào gan. Một số tế bào gan mất đi phần nguyên sinh chất, chỉ
còn lại nhân, một số tế bào bị thoái hóa mỡ và thoái hóa không bào (Nguyễn
Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương, 2004)
Virus viêm gan vịt được tiêm vào xoang niệu mô phôi vịt 10-14 ngày
tuổi. Sau khi tiêm 24-72h phôi chết có biểu hiện xuất huyết dưới da, gan xuất
huyết và có nhiều điểm hoại tử.
2.6 Chẩn đoán bệnh viêm gan vịt do virus
2.6.1 Chẩn đoán lâm sàng và bệnh tích
Bệnh xảy ra trên đàn vịt con, xuất huyết đột ngột, tỷ lệ nhiễm cao. Vịt ủ
rũ cao độ, rối loạn vận động, chết ở tư thế đặc trưng, hai chân duỗi thẳng, đầu
ngoẹo lên lưng.
Mổ khám thấy gan bị sưng, xuất huyết, tim nhợt nhạt như tim luộc
(Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978).
2.6.2 Chẩn đoán virus học

Bệnh phẩm là gan, não của vịt pha với nước sinh lý thành nồng độ 20%,
xử lý kháng sinh diệt tạp khuẩn, lấy nước trong rồi gây nhiễm cho phôi: tiêm
0,2ml cho phôi gà 8-10 ngày tuổi hoặc phôi vịt 10-14 ngày tuổi. Nếu bệnh
phẩm có chứa virus thì phôi chết và có các bệnh tích đặc trưng trên phôi (Hồ
Thị Việt Thu, Nguyễn Đức Hiền, 2012).
Gây bệnh cho vịt con: cho đến nay phương pháp nhạy và có độ tin cậy
cao nhất là tiêm truyền bệnh phẩm cho vịt con 1-7 ngày tuổi.
2.6.3 Chẩn đoán huyết thanh học
Người ta sử dụng phản ứng huyết thanh học để chuẩn độ virus hoặc đánh
giá mức độ miễn dịch của vịt sau khi sử dụng vaccine hoặc điều tra dịch tể.
Có thể dùng các xét nghiệm sau: phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng kết
tủa khuếch tán trên thạch, phản ứng ELISA, phản ứng trung hòa.



12
2.6.4 Chẩn đoán phân biệt
Bệnh phó thương hàn vịt: có thể xảy ra ở vịt con 1 ngày tuổi có triệu
chứng tiêu chảy, co giật bất ngờ rồi chết, bệnh tích chủ yếu ở ruột, gan có
điểm hoại tử màu trắng, quan sát bệnh tích thấy chưa tiêu hết lồng đỏ trứng ở
vịt con, gan, lách, thận sưng, sung huyết, bệnh có thể phòng và trị bằng kháng
sinh. Vi khuẩn salmonella có thể nuôi cấy phân lập được trong phòng thí
nghiệm trên các môi trường thạch thông thường.
Bệnh dịch tả vịt: hai bệnh có triệu chứng giống nhau về tiêu chảy, lông
xù, khát nước. Nhưng dịch tả vịt xảy ra trên cả vịt con và vịt lớn, vịt bệnh còn
có triệu chứng phù đầu, mí mắt sưng, chảy nước mắt. Ngoài bệnh tích xuất
huyết ở gan, vịt còn có bệnh tích đặc trưng là xuất huyết và viêm loét đường
tiêu hóa (Hồ Thị Việt Thu, Nguyễn Đức Hiền, 2012).
Chứng nhiễm độc aflatoxin: Không có hiện tượng lây lan trong đàn, vịt
co giật, mệt mỏi, chết nhanh ở mọi lứa tuổi, khi thay đổi thức ăn thì bệnh

giảm. Bệnh tích chủ yếu là: xoang bụng và xoang bao tim tích nước, gan sưng
có màu nhợt nhạt, thận và lách xuất huyết.
2.7 Phòng bệnh
2.7.1 Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y
+ Khi chƣa có dịch
Chuồng trại chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi phải thường xuyên được tẩy
uế, sát trùng bằng formol 1% hoặc dung dịch NaOH 3%.
Tại vùng an toàn dịch nên tự túc con giống, trứng, vịt con phải được mua
từ đàn bố mẹ khỏe mạnh. Máy ấp phải được tiêu độc kỹ bằng xông hơi formol
(Hồ Thị Việt Thu, Nguyễn Đức Hiền, 2012).
+ Khi có dịch xảy ra
Phải đảm bảo đúng nguyên tắc chống bệnh nhằm cắt đứt một trong ba
khâu của quá trình sinh dịch.
Cấm vận chuyển, mua bán trong vùng có dịch.
2.7.2 Phòng bằng vaccine
Biện pháp quan trong nhất để khống chế dịch bệnh là dùng vaccine tạo
miễn dịch cho đàn vịt (Davis and Hannat, 1987).
Vaccine phòng bệnh viêm gan vịt có hai loại: vaccine nhược độc và
vaccine vô hoạt.



13
+ Vaccine nhƣợc độc
Virus cường độc dưới tác dụng của các yếu tố sinh học: tiêm truyền
nhiều lần qua động vật ít cảm thụ, qua phôi thì độc lực của virus giảm đi.
Virus vẫn có khả năng nhân lên trong cơ thể vật chủ nhưng không gây bệnh
nên được dùng để làm vaccine. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các chủng virus
viêm gan vịt cường độc sau khi đã cấy truyền qua phôi gà không còn khả năng
gây bệnh cho vịt con nhưng virus vẫn nhân lên trong tế bào các mô, so với

chủng virus viêm gan vịt cường độc thì mức độ nhân lên của virus này là thấp
hơn (Hwang, 1965).
Bằng phương pháp giảm độc trên phôi đã tạo ra nhiều chủng virus viêm
gan vịt nhược độc. Hiện nay vaccine viêm gan vịt type I, loại dùng chủ yếu ở
Châu Âu là loại đã được giảm độc sau 53-55 lần cấy truyền qua phôi gà 8-10
ngày tuổi, ở Mỹ là loại giảm độc sau 84-89 lần cấy truyền.
+ Vaccine vô hoạt
Ngoài vaccine nhược độc còn có vaccine vô hoạt. Vaccine viêm gan vịt
vô hoạt được sản xuất từ virus viêm gan vịt type I bằng cách nuôi cấy virus
trên phôi gà, thu hoạch dịch phôi, vô hoạt bằng BEI (Binary Ethylenimine)
(Woolcok, 2003). Bảo quản ở 4
0
C trong thời gian 20 tháng vẫn giữ được hiệu
lực của vaccine.
Nghiên cứu hiệu lực của vaccine viêm gan vịt vô hoạt, các tác giả đều
cho biết vaccine có khả năng tạo miễn dịch cao cho đàn vịt (Gough, 1981). Sử
dụng 3 lần vaccine viêm gan vịt type I vô hoạt nhủ dầu cho đàn vịt giống sẽ
tạo miễn dịch cho đàn vịt con.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đang sử dụng rộng rãi một loại
vaccine nhược độc viêm gan vịt do Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương sản
xuất. Qua khảo sát sinh học phân tử hệ gen bước đầu cho thấy, chủng virus
được sử dụng làm vaccine có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Ngoài ra, một chủng
virus vaccine nhược độc khác của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng
đã được nghiên cứu đầy đủ về đặc tính sinh học (Nguyễn Phục Hưng, 2004;
Nguyễn Bá Hiền, 2007), qui trình sản xuất (Bùi Thanh Khiết,2007; Nguyễn
Bá Hiên, 2007), đặc tính phân tử và đã được ứng dụng vào thực tế. Kết quả
nghiên cứu về sinh học phân tử cho thấy các loại vaccine sử dụng tại Việt
Nam đều thuộc genotype I.
2.8 Trị bệnh
Kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị. Khi có bệnh xảy ra cần loại

thải ngay các vịt bệnh, sử dụng huyết thanh từ các vịt khỏi bệnh tiêm cho các


14
vịt khỏe còn lại với liều 0,5ml/con, hoặc có thể sử dụng kháng thể K.T.V
(Hanvet) có bán sẳn trên thị trường.
2.9 Miễn dịch chống virus viêm gan vịt
Khi đưa virus vào cơ thể kháng thể chưa hình thành ngay lập tức mà phải
sau một thời gian tiềm tàng, dài hay ngắn phụ thuộc vào kháng nguyên chứa
trong vaccine và sự xâm nhập của kháng nguyên vaccine lần đầu hay lần thứ
2, 3,…hàm lượng kháng thể tăng dần, đạt mức cao nhất sau 2-3 tuần rồi giảm
dần và mất đi sau vài tháng hoặc vài năm.
Khi một kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể trước hết cơ thể bảo vệ
mình bằng cơ chế đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu. Tham gia vào cơ chế
này có vai trò của da, niêm mạc, dịch tiết của các tuyến, đặc biệt là có vai trò
của các tế bào làm nhiệm vụ thực bào. Sau đó, cơ thể bảo vệ mình bằng cơ chế
đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với hoạt động của các cơ quan, tế bào có thẩm
quyền miễn dịch, tạo kháng thể đặc hiệu để loại trừ kháng nguyên. (Nguyễn
Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương, 2004).
2.9.1 Miễn dịch thụ động
Ở gia cầm non hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Ngay từ
lúc mới sinh cơ thể chúng hoàn toàn không có khả năng chống lại các tác nhân
gây bệnh một cách đặc hiệu. Trạng thái miễn dịch chỉ có được sau khi cơ thể
vịt mẹ có miễn dịch và truyền kháng thể đặc hiệu cho con non qua lòng đỏ
trứng (Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương, 2004). Trong bệnh viêm gan
vịt, miễn dịch thụ động của vịt con được nhận từ mẹ đã được nghiên cứu
nhiều. Việc tiêm nhắc lại vaccine cho vịt mẹ sẽ tạo được kháng thể thụ động
tốt hơn cho vịt con. Theo Asplin (1958), dùng virus viêm gan vịt type I nhược
độc qua phôi gà, tiêm bắp cho vịt giống vào thời điểm 2-4 tuần trước khi lấy
trứng đem ấp sẽ tạo được miễn dịch thụ động cho vịt con. Ở vịt con hàm

lượng kháng thể thụ động sẽ giảm dần trong 2 tuần sau khi nở. Ở vịt mẹ hàm
lượng kháng thể phải đạt hiệu giá 1/64 trong phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ
động hoặc 1/32 trong phản ứng trung hòa mới có thể bảo hộ cho vịt con khỏi
mắc bệnh (Asplin, 1958)
2.9.2 Miễn dịch chủ động
Là loại miễn dịch thu được khi con vật bị mắc bệnh nhưng có đủ sức để
chống lại bệnh và khỏi bệnh hoặc là miễn dịch mà vịt có được sau khi tiêm
vaccine. Những vịt sống sót sau khi mắc bệnh đều có miễn dịch chắc chắn với
virus của type gây bệnh. Tạo miễn dịch chủ động cho đàn vịt bằng cách sử
dụng các loại vaccine nhược độc và vaccine vô hoạt. Vaccine sau khi vào cơ


15
thể sẽ đi đến các cơ quan miễn dịch như hạch, lách, tổ chức lympho dưới niêm
mạc và kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu.
Trong kháng thể dịch thể chống virus viêm gan vịt type I thì kháng thể
7S nhiều hơn kháng thể 19S. Vịt được tiêm vaccine có thể tạo được miễn dịch
chủ động chống lại bệnh. Sử dụng vaccine nhược độc viêm gan vịt tiêm cho
vịt 2-3 ngày tuổi và tiêm nhắc lại bằng vaccine vô hoạt vào thời điểm 22 tuần
tuổi sẽ tạo được lượng lớn kháng thể trung hòa. (Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị
Lan Hương, 2004).
2.10 Vai trò của kháng thể
Trong hệ đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 chức năng chính: liên kết
với kháng nguyên, kích hoạt bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch
(Campbell et al, 1995).
2.10.1 Liên kết với kháng nguyên
Các kháng thể có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu với một
kháng nguyên tương ứng nhờ các vùng biến thiên (Campbell et al, 1995).
Một thí dụ để miêu tả lợi ích của kháng thể là trong phản ứng chống độc
tố vi khuẩn. Kháng thể liên kết và trung hòa các độc tố, ngăn ngừa sự tương

tác của chúng với các thụ thể tế bào. Như vậy, các tế bào có thể tránh được các
rối loạn do các độc tố gây ra.
Tương tự như vậy, nhiều virus và vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám vào các
tế bào. Vi khuẩn sử dụng các phân tử bám dính là protein adhesin, còn virus sở
hữu các protein bám dính trên lớp vỏ của chúng. Các kháng thể kháng adhesin
và kháng protein vỏ virus sẽ ngăn chặn các vi sinh vật này gắn vào các tế bào
đích.
2.10.2 Hoạt hóa tế bào miễn dịch
Sau khi tương tác với kháng nguyên ở đầu biến thiên (Fab), kháng thể có
thể cố định trên các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định (Fc). Những tương tác
này có tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch (Campbell et al.,
1995). Như vậy, các kháng thể gắn với một virus hoặc một vi khuẩn có thể
liên kết với đại thực bào và khởi động hiện tượng thực bào. Các tế bào lympho
NK (Natural Killer) có thể thực hiện chức năng giải độc tế bào và ly giải các
vi khuẩn bị gắn kết với các kháng thể.
Các lớp kháng thể được phân thành 5 lớp hay isotype, tùy theo cấu tạo
của các domain hằng định của các chuỗi nặng, các chuỗi , , ,  và  lần

×