Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Bắc Việt GROUP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.73 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................5
Chương I: LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP.................................................................................................8
I. Khái luận chung về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.......8
1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh................................8
1.1- Khái niệm.....................................................................................8
1.2- Vai trò..........................................................................................9
2. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược nói chung .............................10
3. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.......11
II. Các loại chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp......................13
1. Chiến lược tổng hợp cấp công ty.......................................................13
1.1- Chiến lược tăng trưởng:.............................................................13
1.2- Chiến lược ổn định.....................................................................14
2. Chiến lược của các bộ phận kinh doanh...........................................15
3. Chiến lược sản phẩm..........................................................................15
3.1- Chiến lược Chuyên môn hóa......................................................15
3.2- Chiến lược Đa dạng hóa............................................................16
3.3- Chiến lược liên kết sản phẩm....................................................19
Chương II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
BẮC VIỆT GROUP............................................................................................22
I- Tổng quan Bắc Việt GROUP.............................................................22
1. Lịch sử hình thành.............................................................................22
2. Các loại hình kinh doanh...................................................................23
3. Các thành viên và quá trình phát triển của Bắc Việt GROUP........23
1
3.1- Các thành viên:..........................................................................23
3.2- Quá trình phát triển....................................................................24
II- Tình hình hoạt động của Bắc Việt GROUP trong giai đoạn 2005-
2008...........................................................................................................26
1. Tổng quan về chiến lược kinh doanh của Bắc Việt GROUP hiện


nay............................................................................................................26
2. Quá trình thực hiện chiến lược.........................................................27
3. Tình hình hoạt động của Bắc Việt GROUP trong giai đoạn 2005-
2008..........................................................................................................29
III. Đánh giá chung về chiến lược kinh doanh của Bắc Việt GROUP35
1. Những mặt tích cực............................................................................35
2. Những khiếm khuyết và khó khăn.....................................................36
2.1- Vấn đề vốn đầu tư lớn................................................................37
2.2- Vấn đề rủi ro trong kinh doanh..................................................37
2.3- Bỏ qua một số cơ hội kinh doanh...............................................38
Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CHO BẮC VIỆT GROUP..................................................................................40
I- Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược cho Bắc Việt
GROUP....................................................................................................40
1. Dự báo nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm mà công ty có
thể cung cấp.............................................................................................40
2. Năng lực hiện tại của công ty............................................................43
3. Tình hình kinh tế xã hội thời điểm hiện tại......................................44
II- Phương hướng hoàn thiện chiến lược cho Bắc Việt GROUP.......46
1. Tiếp tục thực hiện chiến lược đa dạng hóa đồng tâm......................46
1.1- Tiếp tục tập trung vào các mặt hàng sẵn có...............................46
1.2- Mở rộng sang sản xuất container ( 1 sản phẩm từ thép)............47
2
2. Thực hiện thêm chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang.............48
2.1- Sản xuất đồ nhựa tiêu dùng........................................................48
2.2- Góp vốn đầu tư mở trường đào tạo nghề...................................49
3. Điều kiện để thực hiện các phương hướng chiến lược trong tương
lai..............................................................................................................50
III- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cho Bắc Việt
GROUP....................................................................................................52

1. Nghiên cứu thị trường để lập ra chiến lược kinh doanh thích hợp 52
2. Nghiên cứu khoa học công nghệ áp dụng trong những hoạt động
sản xuất kinh doanh...............................................................................53
3- Tổ chức đào tạo, huấn luyện nhân lực phù hợp với các lĩnh vực
kinh doanh mà công ty hoạt động..........................................................54
KẾT LUẬN..........................................................................................................56
Tài liệu tham khảo:.............................................................................................57
3
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG
Hình 1: Doanh thu của Bắc Việt GROUP (2005-2008).....................................30
Hình 2: Lợi nhuận của Bắc Việt GROUP (2005-2008).....................................31
Hình 3: Tỷ trọng doanh thu của Bắc Việt GROUP trong năm 2008...............33
Hình 4: Tỷ trọng lợi nhuận của Bắc Việt GROUP trong năm 2008................33
Bảng 1: Doanh thu và lợi nhuận của Bắc Việt GROUP giai đoạn 2005-2008.29
Bảng 2: Doanh thu và lợi nhuận của Bắc Việt GROUP trong năm 2008........33
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiến cứu:
Cùng với sự phát triển của công ty thì việc đa dạng hóa sản phẩm là
tât yếu vì khi đa dạng hóa sản phẩm tự bản thân mình doanh nghiệp đã tạo
được khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, điều cốt yếu để công ty có thể
tồn tại và phát triển. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng hiện
nay, xu hướng đa dạng hóa đang dần trở thành xu hướng khách quan. Nhu
cầu thị trường về các loại sản phẩm rất phong phú, đa dạng, phức tạp và
thường xuyên thay đổi nên doanh nghiệp phải thích nghi với sự thay đổi đó.
Nâng cao của đời sống người tiêu dùng sẽ làm xuất hiện nhiều nhu cầu mới
từ đó tạo ra nhiều cơ hội sản xuất, kinh doanh mới rất có tiềm năng. Thêm
vào đó, sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật khiến cho vòng đời
của sản phẩm ngắn lại khiến cho doanh nghiệp phải có hướng đi mới nếu
muốn tiếp tục tồn tại và phát triển.

Hiện tại, Bắc Việt GROUP đang áp dụng chiến lược đa dạng hóa theo
chiều dọc, đa dạng hóa sản phẩm dựa trên một mặt hàng cơ sở là sắt thép.
Tuy nhiên khi đa dạng hóa theo chiều dọc, tất cả các hoạt động kinh doanh
của công ty đều liên quan đến một mặt hàng, cụ thể ở đây là sắt thép. Nếu thị
trường có biến động hoặc mặt hàng đó có sự thay đổi về giá bán (sắt thép bị
rớt giá), công ty có thể phải chịu nhưng thiệt hại vô cùng lớn. Ví dụ trong
đợt khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008, các dự án đầu tư đều bị ngừng lại.
Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh là sản xuất ra tư liệu sản xuất, vốn
đầu tư rất lớn nên ngành thép nói chung và Bắc Việt GROUP nói riếng chịu
ảnh hưởng trực tiếp, nhanh chóng và vô cùng nặng nề bởi đợt khủng hoảng
kinh tế này. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, các hoạt động đầu tư gần như
5
bị ngưng lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của Bắc Việt GROUP do đó
cũng bị ngừng trệ, vì vồn đầu tư lớn lại chủ yếu là vay từ ngân hàng nến khi
không thể duy trì sản xuất kinh doanh, chưa nói đến việc giá thép rơi tự do
từ 19.000 VNĐ/Kg xuống có lúc còn 7000VNĐ/Kg, thì ngay lãi suất ngân
hàng cũng đã là một gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp thép. Rõ ràng
chiến lược chỉ đa dạng hóa dựa trên một mặt hàng ban đầu là thép đã không
còn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
Trước tình hình này, yêu cầu tìm ra giải pháp về chiến lược cho công
ty là vô cùng bức thiết, vì có giải quyêt được các vấn đề về mặt chiến lược
thì công ty mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển.
2. Mục đích nghiến cứu:
Hiện tại Bắc Việt GROUP đang thực hiện tương đối tốt chiến lược đa
dạng hóa dựa trên một sản phẩm chủ đạo là sắt thép. Công ty luôn đặt mục
tiêu đạt được lợi nhuận cao, liên tục phát triển về quy và mở rộng về lĩnh
vực. Tuy nhiên trong giai đoạn cuối năm 2008, kết quả kinh doanh của công
ty không được khả quan cho lắm. Vậy làm thế nào để Bắc Việt GROUP có
thể tiếp tục hoạt động tốt trong tương lai? Đề tài hi vọng sẽ tìm ra nguyên
nhân của tình trạng khó khăn của Bắc Việt và đề xuất một số giáp pháp khắc

phục nhằm giúp công ty hoạt động có hiểu quả hơn.
3. Kết cấu của đề tài
Để trả lời câu hỏi chính của đề tài, ta phải trả lời 3 câu hỏi: Thứ nhất,
đâu là cơ sở lý thuyết để hoạch định chiến lược kinh doanh của Bắc Việt
GROUP? Thứ 2, tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh của Bắc Việt
GROUP hiện tại ra sao? Nguyên nhân của những khó khăn đang gặp phải?
Và cuối cùng, đâu là giải pháp để hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Bắc
Việt GROUP? Kết cấu dự kiến:
Chương I: Lý thuyết chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp
6
Chương II: Tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh của Bắc Việt GROUP
trong giai đoạn 2005-2008
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Bắc Việt
GROUP
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của Bắc Việt
GROUP. Với cơ sở lý thuyết từ lý thuyết về chiến lược kinh doanh cùng
những tài liệu thực tế thu thập được ở cơ sở thực tập, đề tài này sẽ làm sáng
tỏ những vấn đề tồn tại trong chiến lược kinh doanh của Bắc Việt GROUP
và đưa ra những giải pháp hoàn thiện nó để doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả hơn.
5. Những đóng góp của đề tài
Tìm ra nguyên nhân về mặt chiến lược của việc làm ăn không hiệu
quả của công ty, đề xuất giải pháp khắc phục để công ty có thể hoạt động tốt
hơn trong tương lai.
Chuyên đề thể hiện ý kiến cá nhân với hi vọng góp một phần hết sức
nhỏ bé vào việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm của Công ty cơ khí Hà Nội.
Tuy nhiên, do khả năng còn hạn chế, lý luận còn sơ đẳng, nhiều vấn đề chưa
được nêu ra hết, công tác khảo sát, nghiên cứu phương án không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ của thầy cô giáo đề tài của em

được hoàn thiện hơn.
Qua bài viết này, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
các thầy cô trong khoa Kế hoạch và Phát triển, đặc biệt là cô giáo - Thạc sỹ
Nguyễn Thị Hoa đã quan tâm, tận tình hướng dẫn em hoàn thiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
7
Chương I: LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
I. Khái luận chung về chiến lược kinh doanh trong doanh
nghiệp
1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh
1.1- Khái niệm
Xét về mặt lịch sử, chiến lược được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực
quân sự. Sau đó mới du nhập vào các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế, xã
hội. Từ những năm 50 của thế kỷ 20, chiến lược kinh doanh được triển khai
áp dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực quản lý. Và quản lý chiến lược đã thực
sự được khẳng định như một hướng, một phương pháp quản lý có hiệu quả.
Ngày nay, quản lý chiến lược đã được áp dụng rộng rãi tại các công ty ở các
nước có nền kinh tế phát triển.
Hiện cón khá nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh.
Nhưng chưa có khái niệm nào lột tả được đầu đủ bản chất của hoạt động
này.
Cách tiếp cận phổ biến hiện nay xác nhận: Chiến lược kinh doanh là
tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giáp pháp lớn về sản xuất
kinh doanh, về tài chính và về giải quyết nhân tố con người nhằm đưa hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lên một trạng thái mới cao hơn
về chất.
Có thể nói, tư tưởng chiến lược đã thay đổi và hoàn thiện dần, đặc biệt
trong 4 thập kỷ vừa qua. Lúc đầu xuất hiện các mô hình, các phương pháp
đánh giá thời cơ, cơ hội ... để tìm các phương án sử dụng hợp lý vào sản xuất

kinh doanh. Tiến đến việc xuất hiện các phương pháp dài hạn quản lý thực
8
hiện các mục tiêu kinh doanh từ các nỗ lực hoàn thiện quản lý sản xuất nội
bộ, khai thác nguồn lực nội sinh gắn với nguồn lực bên ngoài. Sau đó, các nỗ
lực hoàn thiện tư tưởng chiến lược lại hướng vào phát triển thị trường và
chiến lược Marketing. Ngày nay, việc nghiên cứu hoàn thiện tư tưởng chiến
lược đang hướng tới nỗ lực kết hợp xâu chuỗi các kết quả đã đạt được để
vận dụng một cách tổng hợp hơn vào môi trường hoạt động mới, đầy biến
động. Cùng với sự biến đổi của tư tưởng chiến lược là quá trình tìm tòi một
khái niệm chiến lược hoàn chỉnh. Song mọi nỗ lực còn đang ở phái trước và
quan niệm phổ biến được tạm thời chấp nhận cho đến nay.
1.2- Vai trò
Trong bất cứ phạm vi nào của quản lý, chiến lược kinh doanh vẫn
khẳng định được vai trò của nó trên các mặt:
Định hướng hoạt động dài hạn và là cơ sở vững chắc cho triển khai
hoạt động trong tác nghiệp. Thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược không
được thiết lập rõ ràng, có luậ cứ sẽ làm cho hoạt động mất hướng, chỉ thấy
trước mắt không gắn được với dài hạn, chỉ thấy cục bộ mà không thấy được
vai trò của cục bộ trong cái toàn bộ.
Tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu - triển khai, đầu tư
phát triển, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong thực tế, phần lớn các
sai lầm, trả giá về đầu tư, về nghiên cứu - triển khai ... có nguồn gốc từ chỗ
thiếu vắng hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược.
Tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh
doanh phù hợp với môi trường trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh các rủi
ro, phát huy các lợi thế của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Cải thiện căn bản tình hình vị thế của một công ty, một ngành, một địa
phương. Các lợi ích được xác lập cả về mặt tài chính và phi tài chính.
9
2. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược nói chung

Trong pham vi chiến lược kinh doanh và phat triển doanh nghiệp các
đaực trưng được quan niệm tương đối đồng nhất. Các đặc trưng cơ bản bao
gồm:
Chiến lược xây dựng các mục tiêu và phương pháp phát triển của
doanh nghiệp trong thời kỳ tương đối lâu dài ( 3 năm, 5 năm, thậm chí
dài hơn ...). Chính khung khổ của các mục tiêu và phương pháp dài hạn đó
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển liên tục và
vững chắc trong môi trương kinh doanh đầy biến động của nền kinh tế thị
trường.
Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo các phương hướng dài hạn,
có tính định hướng còn trong thực hành kinh doanh phải thực hiện phương
châm “ kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế”, “ kết hợp chiến
lược với sách lược và các phương án kinh doanh tác nghiệp”... Hoạch định
chiến lược là phác thảo khung khổ cho các hoạt động kinh doanh dài hạn của
doanh nghiệp trong tương lai dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được qua
quá trình phân tích và dự báo. Do vậy, sự sai lệch giữa các mục tiêu định
hướng và khung khổ chiến lược ban đầu phác thảo với hình ảnh kinh doanh
sẽ diễn ra trong thực tế là chắc chắn sẽ có. Soát xét tính hợp lý và điều chỉnh
các mục tiêu ban đầu cho phù hợp với các biến động của môi trường và điều
kiện kinh doanh đã thay đổi phải là việc làm thường xuyên của các doanh
nghiệp trong quá trình tổ chức kinh doanh.
Mỗi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng,
quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến
lược, đều phải được tập trung về người lãnh đạo cao nhất trong công ty.
Đặc trưng này được ước định bởi: Thứ nhất là tháp quản trị viên và thang
quyền lực tương ứng trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Thứ hai là
10
việc đảm bảo yêu cầu bí mật thông tin kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường. Trong thực tế, chỉ có người chủ doanh nghiệp ( chủ sở hữu: Doanh
nhân, đại hội cổ đông...) và những người được ủy quyền thay mặt chủ sở

hữu mới có quyền quyết định các vấn đề trọng yếu nhất của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng, lựa chọn, thực hiện
dựa trên cơ sở các lợi thế so sánh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi
doanh nghiệp phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh
của mình khi xây dựng chiến lược và thường xuyên soát xét các yếu tố nội
tại khi thực thi chiến lược.
Chiến lược kinh doanh trước hết và chủ yếu được xây dựng cho
các ngành nghề kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hóa,
truyền thống, thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó đặt doanh nghiệp vào
thế phải xây dựng, lựa chọn và thực thi chiến lược cũng như tham gia kinh
doanh trên những thương trường đã có chuẩn bị và có thế mạnh.
3. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Có nhiều cách thức đã được tổng kết để xây dựng chiến lược ở cấp
doanh nghiệp hay cấp đơn vị kinh doanh độc lập. Tuy nhiên. không có một
quy trình nào được coi là hoàn hảo mà cần nghiên cứu hoàn thiện tiếp. Tuy
cách thức tiến hành có khác nhau, song nội dung của các quy trình này về cơ
bản là đồng nhất với nhau. Trong thực tế, khi áp dụng người ta thường kết
hợp các quy trình. Quy trình 3 bước để hoạch định chiến lược doanh nghiệp:
Bước 1: Xác lập hệ thống dữ liệu thông tin lấy thông tin từ môi trường kinh
doanh, từ nội bộ doanh nghiệp... làm cơ sở cho xây dựng chiến lược. Có thể
sử dụng các kỹ thuật phân tích đã được tổng kết như:
Ma trận EFE: ma trận đánh giá các yếu tố của môi trường bên ngoài.
11

×