Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

kế toán tài sản cố định và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.79 KB, 130 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH






NGUYỄN THỊ THU CÚC

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301





Tháng 01 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH







NGUYỄN THỊ THU CÚC
MSSV: C1200219

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHAN THỊ ÁNH NGUYỆT

Tháng 01 - 2014

i
LỜI CẢM TẠ
…oo…

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho
em những kiến thức vô cùng quý báu để làm nền tảng cho việc nghiên cứu và

làm việc sau này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phan Thị Ánh Nguyệt
đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho em trong quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Chi nhánh Công ty cổ phần xây dựng
công trình giao thông 586 Cần Thơ đã tiếp nhận vào thực tập và giúp đỡ em
hoàn thành tốt thực tập tốt nghiệp và đề tài luận văn này.
Cuối cùng em xin kính chúc Quý thầy, cô dồi dào sức khỏe, thành công
trong công tác giảng dạy, nghiên cứu. Kính chúc các cô chú, anh chị trong
Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 Cần Thơ hoàn thành tốt
công việc, kinh doanh hiệu quả, giúp công ty đạt được tốc độ phát triển cao và
bền vững trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Thu Cúc


ii

TRANG CAM KẾT
…oo…

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014


Người thực hiện


Nguyễn Thị Thu Cúc

iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…oo…

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
Ngày … tháng … năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)


iv
MỤC LỤC

…oo…
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian: 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm tài sản cố định, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ 4
2.1.2 Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định . 5
2.1.3 Phân loại tài sản cố định 5
2.1.3.1 Sự cần thiết phân loại tài sản cố định 5
2.1.3.2 Phân loại tài sản cố định 5
2.1.4 Đánh giá tài sản cố định 6
2.1.4.1 Đánh giá theo nguyên giá của tài sản cố định 6
2.1.4.2 Đánh giá theo giá trị còn lại của tài sản cố định 9
2.1.5 Yêu cầu tổ chức quản lý tài sản cố định 9
2.1.5.1 Yêu cầu quản lý 10
2.1.5.2 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán TSCĐ 10
2.1.6 Kế toán tài sản cố định 10
2.1.6.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định 10
2.1.6.2 Kế toán tổng hợp tài sản cố định 13
2.1.7 Kế toán khấu hao tài sản cố định 16
2.1.7.1 Kế toán khấu hao tài sản cố định 16

Trang

v
2.1.7.2 Kế toán tổng hợp khấu hao TSCĐ 19
2.1.8 Kế toán hạch toán sửa chữa tài sản cố định 19
2.1.9 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 22
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 24
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 24
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CẦN THƠ 27
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 27
3.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 27
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 28
3.3.1 Cơ cấu tổ chức kinh doanh của Chi nhánh Công ty 28
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 29
3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 31
3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 31
3.4.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán 31
3.4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 32
3.4.2 Tổ chức hình thức kế toán và chế độ kế toán 32
3.4.3 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 34
3.5 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 35
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 38
3.6.1 Thuận lợi 38
3.6.2 Khó khăn 38
3.6.3 Định hướng phát triển 38
CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG 586 CẦN THƠ 40

4.1 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CẦN THƠ TRONG NĂM 2013 40
4.1.1 Kế toán tình hình tăng giảm tài sản cố định trong năm 2013 40
4.1.1.1 Kế toán tăng TSCĐ 40
4.1.1.2 Kế toán giảm TTSCĐ……………………………………………… 96

vi
4.1.2 Kế toán sửa chữa tài sản cố định 79
4.1.2.1 Chứng từ và lưu đồ sử dụng 79
4.1.2.2 Sổ sách 80
4.1.2.3 Hạch toán sửa chữa TSCĐ trong năm 2013 80
4.1.3 Kế toán khấu hao tài sản cố định 89
4.1.3.1 Chứng từ và lưu đồ sử dụng 89
4.1.3.2 Sổ sách 90
4.1.3.3 Hạch toán khấu hao TSCĐ trong năm 2013 90
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CẦN THƠ NĂM
2013 93
4.2.1 Đặc điểm và phân loại TSCĐ tại Công ty Cổ phần xây dựng công
trình giao thông 586 Cần Thơ năm 2013 93
4.2.2 Phân tích cơ cấu TSCĐ tại Công ty 94
4.2.2.1 Phân tích cơ cấu TSCĐ theo mục đích sử dụng 94
4.2.2.2 Phân tích cơ cấu TSCĐ theo hình thái biểu hiện 97
4.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cổ phần xây dựng công
trình giao thông 586 Cần Thơ năm 2013 100
4.2.3.1 Phân tích tình hình biến động TSCĐ tại Công ty 100
4.2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty 104
CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CẦN THƠ 108

5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 108
5.1.1 Đối với công tác kế toán TSCĐ 108
5.1.2 Đối với công tác quản lý, sử dụng TSCĐ 108
5.2 GIẢI PHÁP 109
5.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ 109
5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TSCĐ 110
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116
6.1 KẾT LUẬN 116
6.2 KIẾN NGHỊ 117

vii


DANH SÁCH BẢNG
…oo…



Bảng 3.1: Khái quát doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty năm 2011 đến
năm 2013 36
Bảng 4. 1. Bảng phân tích cơ cấu TSCĐ theo mục đích sử dụng từ năn 2011
đến năm 2013 95
Bảng 4.2 Bảng phân tích cơ cấu TSCĐ theo hình thái biểu hiện từ năm 2011
đến năm 2013 98
Bảng 4.3 Bảng phân tích tình hình biến động TSCĐ từ năm 2011 đến
năm 2013 101
Bảng 4.4 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ từ năm 2011 đến năm 2013
105





Trang


viii
DANH SÁCH HÌNH
…oo…



Hình 2.1 Kế toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình, vô hình 15
Hình 2.2 Kế toán khấu hao TSCĐ 19
Hình 2.3 Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ 21
Hình 2.4 Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 22
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 28
Hình 3.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty 31
Hình 3.3. Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 33
Hình 4.1 Chu trình kế toán tăng TSCĐ do mua sắm 42
Hình 4.2 Chu trình kế toán giảm TSCĐ do thanh lý 56
Hình 4.3 Chu trình kế toán khấu hao TSCĐ 79
Hình 4.4 Chu trình kế toán sửa chữa TSCĐ 89










Trang


ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
…oo…



Tài sản cố định TSCĐ
Sản xuất kinh doanh SXKD
Doanh nghiệp DN
Giá trị gia tăng GTGT
Khấu hao KH
Tài khoản TK
Đối ứng ĐỨ
Xây dựng cơ bản XDCB



1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở
vật chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản

xuất của xã hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu
lao động để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ
nhu cầu của con người. Đối với các doanh nghiệp (DN) TSCĐ là nhân tố đẩy
mạnh quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) thông qua việc nâng cao năng
suất của người lao động. Bởi TSCĐ được xem như là thước đo trình độ công
nghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của DN.
Trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ
đặc biệt được quan tâm. Đối với một DN, điều quan trọng không chỉ là mở
rộng quy mô TSCĐ mà phải biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có.
Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý thích đáng và toàn
diện đối với TSCĐ, đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ kết hợp với việc
thường xuyên đổi mới TSCĐ.
Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý
TSCĐ của một DN. Kế toán TSCĐ cung cấp những thông tin hữu ích về tình
hình TSCĐ của DN trên nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên những thông tin ấy,
các nhà quản lý sẽ có được những phân tích chuẩn xác để ra những quyết định
kinh tế. Việc hạch toán kế toán TSCĐ phải tuân theo các quy định hiện hành
của chế độ tài chính kế toán. Để chế độ tài chính kế toán đến được với DN cần
có một quá trình thích ứng nhất định. Nhà nước sẽ dựa vào tình hình thực hiện
chế độ ở các doanh nghiệp, tìm ra những vướng mắc để có thể sửa đổi kịp thời.
Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 Cần Thơ hoạt động
trong lĩnh vực xây lắp. TSCĐ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản
xuất kinh doanh của Công ty. Do đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh
(SXKD), các TSCĐ được sử dụng tại công ty hầu hết là các máy móc thiết bị
thi công. Trong những năm qua, công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn vào các loại
TSCĐ, đặc biệt là các loại máy móc thiết bị thi công, đồng thời từng bước hoàn
thiện quá trình hạch toán kế toán TSCĐ.

2
Nhận thấy được tầm quan trọng của kế toán TSCĐ và trên cơ sở đó em đã

chọn đề tài “Kế toán tài sản cố định và phân tích hiệu quả sử dụng kế toán
tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 Cần
Thơ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá khoản mục TSCĐ và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại
Chi nhánh Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 Cần Thơ từ
năm 2011 đến 2013. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán
TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Chi nhánh Công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu chung trên, những mục tiêu cụ thể cần đạt được là:
- Mô tả tình hình TSCĐ tại Công ty trong giai đoạn từ năm 2011 đến
2013.
- Đánh giá thực trạng sử dụng TSCĐ tại Công ty trong giai đoạn từ năm
2011 đến 2013.
- Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích và tiến hành phân tích tình hình biến
động chung về kế toán TSCĐ tại Công ty trong năm tài chính năm 2013.
- Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty từ đó thấy được ưu điểm
và những hạn chế cần khắc phục.
- Đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện và nâng cao hơn hiệu quả sử
dụng TSCĐ tại công ty dựa trên kết quả đã phân tích, đánh giá.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian:
Đề tài luận văn được thực hiện tại Công ty Cổ phần xây dựng công trình
giao thông 586 tại Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: từ ngày 06/01/2014 đến
ngày 28/04/2014.
- Thời gian của số liệu thu thập:
Số liệu phân tích là số liệu từ năm 2011 đến năm 2013.

Số liệu hạch toán kế toán là số liệu trong năm 2013.

3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu khoản mục TSCĐ hữu hình và phân tích hiệu
quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao
thông 586 Cần Thơ trong năm tài chính năm 2013.

4
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm tài sản cố định, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
Tài sản cố định là một trong những yếu tố cấu thành nên tư liệu lao động, là
một bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp cũng như trong một nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên,
không phải tất cả các tư liệu lao động trong một DN đều là TSCĐ. TSCĐ là
những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. [1, Tr 178]
Khi tham gia vào quy trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc điểm sau:
- Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh và vẫn giữ được hình
thái hiện vật ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
- Giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dần từng phần vào chi phí
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- TSCĐ hữu hình bị hao mòn vô hình trong quá trình sử dụng do các tiến
bộ về khoa học kỹ thuật. [1, Tr 179]
Tiêu chuẩn để nhận biết tài sản cố định Theo Thông tư số 45/2013/TT-
BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó;

+ Có thời gian sử dụng trên một năm.
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết
với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và
nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng
hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định
đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó
nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là
một tài sản cố định hữu hình độc lập.

5
Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả
mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu
hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn
đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.
2.1.2 Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định [Võ Văn Nhị (2009, trang 67)]

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy
đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di
chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua
sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ trong DN.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính
toán, phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao (KH) vào chi phí SXKD.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ,
phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra thực hiện kế

hoạch và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ.
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia
đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử
dụng TSCĐ ở DN.
2.1.3 Phân loại tài sản cố định
2.1.3.1 Sự cần thiết phân loại tài sản cố định
Do TSCĐ trong DN có nhiều loại với hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư,
công dụng và tình trạng sử dụng khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý
và hạch toán TSCĐ cần phải phân loại TSCĐ một cách hợp lý theo từng nhóm
với những đặc trưng nhất định.
2.1.3.2 Phân loại tài sản cố định
Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính
về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Theo quy định tại Điều 6. Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp
Căn cứ vào mục đích sử dụng của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến
hành phân loại tài sản cố định theo các chỉ tiêu sau:
(1) Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố
định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh
nghiệp.


6
(a) Đối với tài sản cố định hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:
Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc.
Loại 2: Máy móc, thiết bị.
Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý.
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
Loại 6: Các loại tài sản cố định khác.
(b) Tài sản cố định vô hình: quyền sử dụng đất quyền phát hành, bằng

sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết
quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu,
tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
(2) Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc
phòng là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục
đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp.
(3) Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ là những tài sản cố
định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà
nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.1.4 Đánh giá tài sản cố định
- Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên
tắc nhất định. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích
KH và phân tích hiệu quả sử dụng của TSCĐ trong DN.
- Căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sử dụng,
TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
2.1.4.1 Đánh giá theo nguyên giá của tài sản cố định
Theo chuẩn mực kế toán số 3 ban hành và công bố theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được
TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng.

7
a) Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
* TSCĐ hữu hình mua sắm
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các
khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao
gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc

đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng;
Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các
khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các
chi phí liên quan trực tiếp khác.
- Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương
thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại
thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua
trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh
lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của
chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.
* TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế
của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường
hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ
thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp
liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
* TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ
hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý
của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau
khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ
hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu
một tài sản tương tự. Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ
nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được
tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi
* TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận
ban đầu theo giá trị hợp lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị


8
hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các
chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
b) Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:
* Tài sản cố định vô hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+)
các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí
liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.
Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp,
nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời
điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm).
* Tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô
hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận
về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản
phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế
(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp
phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
* Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều
chuyển đến:
Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp
lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa
tài sản vào sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách
kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển.
* TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm:
Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản
tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù
giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi

phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng
đất nhận góp vốn.
* Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm:
Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là
toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình

9
phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách
rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy
định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2.1.4.2 Đánh giá theo giá trị còn lại của tài sản cố định
Theo chuẩn mực kế toán số 3 Ban hành và công bố theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Giá trị còn lại là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ (-) số khấu
hao luỹ kế của tài sản đó.
Giá trị còn lại của TSCĐ được tính theo công thức:



Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại thì giá trị còn lại của
TSCĐ cũng được xác định lại. Thông thường, giá trị còn lại của TSCĐ sau khi
đánh giá lại được điều chỉnh theo công thức:



Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại cũng có thể được xác định
bằng giá trị thực tế còn lại theo thời giá căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh
giá lại TSCĐ.
2.1.5 Yêu cầu tổ chức quản lý tài sản cố định
Việc tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc

tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn
TSCĐ đối với công tác quản lý và sử dụng hợp công suất của TSCĐ góp phần
thúc đẩy sản xuất, thu hồi vốn đầu ra nhanh để tái sản xuất. Như vậy đòi hỏi
phải quản lý TSCĐ là một yêu cầu cần thiết.
Việc quản lý TSCĐ cần phải tuân theo một số yêu cầu sau:
- Phải quản lý TSCĐ như là một yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh
góp phần tạo ra năng lực sản xuất của đơn vị.
- Quản lý TSCĐ như là một bộ phận vốn cơ bản đầu tư dài hạn của DN
với tính chất chu chuyển chậm, độ rủi ro lớn.
- Phải quản lý giá trị TSCĐ đã sử dụng vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Giá trị còn lại trên
sổ kế toán của
TSCĐ

=

Nguyên giá
của TSCĐ

-

Số hao mòn
luỹ kế của
TSCĐ

(2.1)
Giá trị còn lại của
TSCĐ sau khi đánh
giá lại


=

Giá trị còn lại
của TSCĐ
trước khi đánh
giá lại
Giá đánh giá lại của
TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ

X
(2.2)

10
2.1.5.1 Yêu cầu quản lý
Như chúng ta biết TSCĐ bao gồm cả hình thái vật chất và giá trị cho
nên TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị.
- Về mặt hiện vật đòi hỏi phải quản lý suốt thời gian sử dụng. Điều này
có nghĩa là phải quản lý từ việc mua sắm đầu tư, xây dựng đã hình thành, quá
trình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp cho đến khi không sử dụng được nữa.
- Về mặt giá trị phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc phân bổ
chi phí KH một cách khoa học, quản lý để thu hồi vốn đầu tư phục vụ cho việc
tái đầu tư TSCĐ, xác định chính xác giá trị còn lại để giúp cho công tác đánh
giá hiện trạng của TSCĐ để có phương hướng đầu tư, đổi mới TSCĐ.
2.1.5.2 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán TSCĐ
Xuất phát từ yêu cầu tổ chức quản lý TSCĐ trên thì sự cần thiết là người
quản lý phải tổ chức hạch toán TSCĐ một cách hợp lý. Để đảm bảo ghi chép
kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cung cấp những thông tin
hữu hiệu nhất cho quản lý thì cần tổ chức hạch toán TSCĐ một cách khoa học.

Vì vậy, tổ chức hạch toán là cần thiết.
2.1.6 Kế toán tài sản cố định
2.1.6.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định
[Nguyễn Phương Liên
(2010, trang 200-202)]
Yêu cầu quản lý TSCĐ trong DN đòi hỏi phải kế toán chi tiết TSCĐ. Đây
là khâu rất quan trọng và phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán TSCĐ.
Thông qua kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán sẽ cung cấp những chỉ tiêu quan
trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân bổ TSCĐ theo địa điểm sử dụng cũng
như tình hình bảo quản, trách nhiệm vật chất của các bộ phận và cá nhân trong
việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. Các chỉ tiêu quan trọng đó là căn cứ để DN
cải tiến trang bị và sử dụng TSCĐ, phân bổ chính xác số KH TSCĐ, nâng cao
trách nhiệm vật chất trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ.
Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ phải dựa vào cách phân loại TSCĐ, đồng
thời phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức SXKD, yêu cầu phân cấp quản lý, chế độ
hạch toán kinh tế nội bộ áp dụng trong DN.
Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ bao gồm:
- Đánh số TSCĐ;
- Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở các bộ phận kế toán và tại các đơn vị,
bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.

11
a) Đánh số tài sản cố định
- Đánh số TSCĐ là quy định cho mỗi loại TSCĐ một số hiệu theo những
nguyên tắc nhất định.
- Việc đánh số TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng TSCĐ. Đối
tượng TSCĐ là những TSCĐ hoàn chỉnh, bao gồm cả bản thân TSCĐ và
những phương tiện, thiết bị, dụng cụ kèm theo đảm bảo cho TSCĐ đó hoạt
động thực hiện những chức năng độc lập nhất định hay cùng thực hiện một
chức năng nhất định.

- Mỗi đối tượng ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay dự trữ đều
phải có số hiệu riêng. Số hiệu của mỗi đối tượng ghi TSCĐ không thay đổi
trong suốt thời gian bảo quản, sử dụng tại DN. Số hiệu của những TSCĐ đã
thanh lý hoặc nhượng bán không dùng lại cho những TSCĐ mới tiếp nhận.
- Số hiệu TSCĐ là một tập hợp số bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một
thứ tự và nguyên tắc nhất định để chỉ loại TSCĐ, nhóm TSCĐ và đối tượng
TSCĐ trong nhóm. Số hiệu TSCĐ có thể có nhiều cách quy định khác nhau.
Tuy nhiên cách đơn giản nhất là sử dụng hế thống tài khoản kế toán áp dụng
cho DN, quy định chi tiết từng đối tượng TSCĐ.
- Tác dụng của việc đánh số TSCĐ là thống nhất được giữa các bộ phận
liên quan trong việc theo dõi, quản lý và sử dụng TSCĐ, thuận tiện cho việc
sắp xếp TSCĐ theo các chỉ tiêu quản lý, tiện cho tra cứu, đối chiếu khi cần
thiết, đồng thời tăng cường và ràng buộc trách nhiệm vật chất của các bộ phận
và cá nhân trong bảo quản, sử dụng TSCĐ.
b) Kế toán chi tiết tài sản cố định
Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện theo từng đối tượng ghi TSCĐ ở
các bộ phận kế toán DN và các đơn vị, bộ phận bảo quản, sử dụng TSCĐ theo
cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật.
Kế toán chi tiết TSCĐ được tiến hành dựa vào các chứng từ về tăng giảm
TSCĐ, KH TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan. Theo chế độ kế toán hiện
hành, các chứng từ ban đầu về kế toán TSCĐ gồm có:
- Biên bản giao nhận TSCĐ mẫu 01 – TSCĐ/BB.
- Biên bản thanh lý TSCĐ mẫu 03 - TSCĐ/BB.
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành mẫu 04 –
TSCĐ/HD.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ mẫu 04 – TSCĐ/HD.

12



Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán DN
- Tại phòng (ban) kế toán DN, kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện trên
thẻ TSCĐ (mẫu 02 – TSCĐ/BB). Thẻ TSCĐ dùng để theo dõi chi tiết từng
TSCĐ của DN, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng
năm của từng TSCĐ.
- Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ bao gồm
bốn phần chính:
+ Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ: tên, kí mã hiệu; quy cách; số hiệu;
nước sản xuất; năm sản xuất; bộ phận quản lý, sử dụng; năm bắt đầu đưa vào
sử dụng; công suất thiết kế; ngày tháng năm và lý do đình chỉ sử dụng TSCĐ.
+ Ghi các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ ngay khi bắt đầu hình thành TSCĐ
và qua từng thời kì do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm hoặc tháo bớt các
bộ phận,… và giá trị hao mòn đã trích qua các năm.
+ Ghi số phụ tùng, dụng cụ, đồ nghề kèm theo TSCĐ.
+ Ghi giảm TSCĐ: ghi số, ngày tháng năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ
và lý do giảm.
Căn cứ để kế toán lập thẻ TSCĐ gồm:
- Biên bản giao nhận TSCĐ;
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ;
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;
- Biên bản thanh lý TSCĐ;
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.
Thẻ TSCĐ được lưu ở bộ phận kế toán DN trong suốt quá trình sử dụng
TSCĐ. Để tổng hợp TSCĐ theo từng loại, nhóm TSCĐ, kế toán còn sử dụng
“Sổ TSCĐ” Mỗi loại TSCĐ được mở riêng một sổ hoặc một số trang trong “Sổ
TSCĐ”.

Kế toán chi tiết TSCĐ tại các đơn vị, bộ phận sử dụng, bảo quản
TSCĐ
Tại các phòng, ban hay đội, công trường, phân xưởng hoặc các xí nghiệp

thành viên trực thuộc DN sử dụng “Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi
tình hình tăng, giảm TSCĐ do đơn vị mình quản lý và sử dụng. Căn cứ ghi sổ
này là các chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ.

13
2.1.6.2 Kế toán tổng hợp tài sản cố định
Ngoài kế toán chi tiết TSCĐ, để đảm bảo sự đồng bộ trong công tác kế
toán, giúp cho việc hạch toán chung toàn doanh nghiệp thì kế toán phải phản
ánh kịp thời, chặt chẽ, chính xác sự biến động về giá trị TSCĐ trên sổ kế toán
bằng việc hạch toán tổng hợp TSCĐ để kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm
TSCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản chính sau:

Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” dùng để phản ánh giá
trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại TSCĐ hữu hình của
doanh nghiệp theo đơn giá.
TÀI KHOẢN NÀY CÓ KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG GHI CHÚ NHƯ
SAU:
Nợ TK 211- TSCĐ HỮU HÌNH Có




















SDĐK
: Giá trị TSCĐ hữu hình
hiện có đầu kì.
- Nguyên giá của TSCĐ hữu
hìnhtăng do được cấp, do xây
dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành
bàn giao đưa sử dụng, do mua
sắm, do nhận vốn góp liên doanh,
do được tặng, biếu, viện trợ,…
- Điều chỉnh tăng nguyên
giá của TSCĐ do xấy lắp, trang bị
thêm hoặc do cải tạo nâng cấp.
- Điều chỉnh tăng giá TSCĐ do
đánh giá lại.
- Nguyên giá của TSCĐ giảm
do điều chỉnh cho đơn vị khác, do
nhượng bán, thanh lý hoặc góp
vốn liên doanh…
- Nguyên giá của TSCĐ giảm
bớt do tháo bớt một hoặc một số
bộ phận.

- Điều chỉnh giảm nguyên giá do

đánh giá lại TSCĐ.

SDCK
: Nguyên giá TSCĐ hữu
hình có ở DN.
SDĐK
: Giá trị TSCĐ hữu hình
hiện có đầu kì.
- Nguyên giá của TSCĐ hữu
hình tăng do được cấp, do xây
dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành
bàn giao đưa sử dụng, do mua
sắm, do nhận vốn góp liên doanh,
do được tặng, biếu, viện trợ,…
- Điều chỉnh tăng nguyên
giá của TSCĐ do xấy lắp, trang bị
thêm hoặc do cải tạo nâng cấp.
- Điều chỉnh tăng giá TSCĐ do
đánh giá lại.
- Nguyên giá của TSCĐ giảm
do điều chỉnh cho đơn vị khác, do
nhượng bán, thanh lý hoặc góp
vốn liên doanh…
- Nguyên giá của TSCĐ giảm
bớt do tháo bớt một hoặc một số
bộ phận.

- Điều chỉnh giảm nguyên giá do
đánh giá lại TSCĐ.


SDCK
: Nguyên giá TSCĐ hữu
hình có ở DN.

14
Tài khoản 211 có 6 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 2112 - Nhà cửa vật kiến trúc
- Tài khoản 2113 – Máy móc, thiết bị
- Tài khoản 2114 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn
- Tài khoản 2115 - Thiết bị, dụng cụ quản lý
- Tài khoản 2116 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
- Tài khoản 2118 –TSCĐ khác

Tài khoản 213 ‘‘TSCĐ vô hình’’ được dùng để phản ánh giá trị hiện
có, tình hình biến động tăng, giảm của các loại TSCĐ vô hình.
TÀI KHOẢN NÀY CÓ KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG GHI NHƯ SAU:

Nợ TK 213 - TSCĐ VÔ HÌNH Có









Tài khoản 213 ‘‘TSCĐ vô hình’’ có 7 tài khoản cấp 2 :
- Tài khoản 2131 – Quyền sử dụng
- Tài khoản 2132 – Quyền phát hành

- Tài khoản 2133 – Bản quyền, bằng sáng
- Tài khoản 2134 – Nhãn hiệu hàng hóa
- Tài khoản 2135 – Phần mềm máy vi
- Tài khoản 2136 – Giấy phép và giấy phep nhượng quyền
- Tài khoản 2137 – TSCĐ vô hình khác
SDĐK:
Giá trị TSCĐ vô
hình hi
ện có đầu k
ì
.

Nguyên giá TSCĐ vô hình
tăng.
Nguyên giá TSCĐ vô hình
giảm.

SDCK
: Nguyên giá TSCĐ
vô hình hiện có ở DN.

×