Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 101 trang )



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

*




NGUYỄN VIỆT HÀ




THÀNH PHẦN SÂU HẠI; ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN
PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC GÂN LÁ VẢI
CONOPOMORPHA LITCHIELLA BRADLEY (LEPIDOPTERA:
GRACILARIIDAE) TẠI LỤC NGẠN, BẮC GIANG








LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP















HÀ NỘI, 2014


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN
*




NGUYỄN VIỆT HÀ




THÀNH PHẦN SÂU HẠI; ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN
PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC GÂN LÁ VẢI
CONOPOMORPHA LITCHIELLA BRADLEY (LEPIDOPTERA:
GRACILARIIDAE) TẠI LỤC NGẠN, BẮC GIANG



Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số : 60.62.01.12





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP






Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Văn Liêm




HÀ NỘI, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagei

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực, chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào

khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn




Nguyễn Việt Hà











LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn TS.
Nguyễn Văn Liêm, Viện Bảo vệ thực vật, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đế

n các thày cô trong Ban Đào tạo
sau Đại học-Viện KHNN Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
học tập chương trình cao học cũng như hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm của thầy
giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ nhiệt tình và động viên của lãnh đạo Viện Bảo vệ
thực vật, lãnh đạo và cán bộ Bộ Môn Chẩ
n đoán giám định dịch hại và thiên địch
Viện Bảo vệ thực vật
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Việt Hà



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC HÌNH Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ
SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu 4
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 6
1.2.1. Tình hình sản xuất vải trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình sản xuất vải ở Việt Nam 9
1.3. Nghiên cứu về sâu hại vải trên thế giới 12
1.3.1. Nghiên cứu về thành phần sâu, nhện hại cây vải 12
1.3.2. Nghiên cứu về một số loại sâu hại chính: 14
1.3.3. Nghiên cứu về sâu
đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley 16
1.3.4. Các biện pháp phòng trừ: 17
1.4. Nghiên cứu về sâu hại vải ở Việt Nam 18
1.4.1. Nghiên cứu về thành phần sâu, nhện hại trên vải 18
1.4.2. Nghiên cứu về một số loài sâu hại chính: 20
1.4.3. Nghiên cứu về sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley 22
1.4.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ 23
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Vật liệu nghiên cứu 25
2.1.1. Dụng cụ nghiên cứu thí nghiệm 25
2.1.2. Vật li
ệu nghiên cứu 25
2.2. Địa điểm và thời gian 25


2.3. Nội dung nghiên cứu và các vấn đề cần giải quyết 25
2.3.1. Điều tra thành phần sâu hại vải tại vùng Lục Ngạn - Bắc Giang 25

2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella
Bradley tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang) 25
2.3.3. Nghiên cứu diễn biến mật độ của sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella
Bradley tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang 26
2.3.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ 26
2.4. Phương pháp nghiên cứ
u 26
2.4.1 Phương pháp điều tra thành phần sâu hại vải tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang) 26
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục gân lá vải
Conopomorpha litchiella Bradley tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang) 27
2.4.3. Nghiên cứu diễn biến gây hại của loài Conopomorpha litchiella Bradley tại vùng
Lục Ngạn (Bắc Giang) 29
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ: 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. Thành ph
ần sâu hại trên cây vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang) 33
3.2 Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu đục gân lá
Conopomorpha litchiella Bradley 39
3.2.1. Đặc điểm hình thái 39
3.2.2. Tập tính sống của sâu đục gân lá Conopomorpha litchiella Bradley. 42
3.2.3. Đặc điểm gây hại của loài Conopomorpha litchiella Bradley 43
3.2.4 Đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu đục gân lá Conopomorpha litchiella
Bradley 44
3.2.5. Khả năng sinh sản của sâu đục gân lá Conopomorpha litchiella Bradley 51
3.2.6. Tuổi thọ
của trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley 53
3.2.7. Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến thời gian sống của trưởng thành loài
Conopomorpha litchiella Bradley 54
3.2.8. Tập tính trú ngụ của trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley 55
3.3. Diễn biến mật độ trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley trên vải sớm

và vải chính vụ 56


3.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella
Bradley 59
3.4.1. Thời điểm phòng trừ: 59
3.4.2. Biện pháp phòng trừ: 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
KẾT LUẬN 70
KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Phụ lục 77



DANH MỤC BẢNG
TT
bảng
Tên bảng Trang
1.1 Mức xuất khẩu và sản lượng vải của một số nước trên thế giới 8
1.2 Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh phía Bắc, Việt Nam năm
2004
11
3.1 Số lượng loài sâu hại vải theo các bộ đã phát hiện được ở Lục
Ngạn, Bắc Giang (Vụ Hè Thu - năm 2013)
34
3.2 Thời gian phát sinh gây hại và mức độ
phổ biến của các loài sâu
hại chính trên cây vải Lục Ngạn, Bắc Giang(Vụ Hè Thu 2013)
35

3.3 Kích thước các pha phát dục của sâu đục gân lá Conopomorpha
litchiella Bradley tại Lục Ngạn, Bắc Giang (Vụ Hè Thu, 2013)
42
3.4 Thời gian phát triển của các tuổi sâu non loài Conopomorpha
litchiella Bradley (Lục Ngạn, Bắc Giang, Vụ Hè thu, 2013 và Hè
Thu 2014)
48
3.5 Vòng đời của sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella
Bradley (Lục Ngạn, Bắc Giang, Vụ Hè Thu 2013, 2014)
49
3.6 Khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái loài Conopomorpha
litchiella Bradley (Lục Ngạn, Bắc Giang, Vụ Hè Thu 2013,
2014)
51
3.7 Diễn biến đẻ trứng của trưởng thành cái loài Conopomorpha
litchiella Bradley (Lục Ngạn, Bắc Giang, Vụ Hè Thu 2013,
2014)
52
3.8 Tuổi thọ và tỷ lệ giới tính của trưởng thành loài Conopomorpha
litchiella Bradley (Lục Ngạn, Bắc Giang, Vụ Hè Thu 2013,
2014)
53
3.9 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến thời gian sống của trưởng
thành loài Conopomorpha litchiella Bradley (Lục Ngạn, Bắc
Giang, V
ụ Hè Thu 2013, 2014)
55


3.10 Nơi trú ngụ của trưởng thành loài Conopomorpha litchiella

Bradley (Lục Ngạn, Bắc Giang, Vụ Hè Thu 2013, 2014)
56
3.11 Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến phòng trừ loài
Conopomorpha litchiella Bradley (Lục Ngạn, Bắc Giang, 2013)
63
3.12 Ảnh hưởng của một số thuốc sinh học đến mật độ trưởng thành
loài Conopomorpha litchiella Bradley (Lục Ngạn, Bắc Giang,
Vụ Hè Thu, 2013)
65
3.13 Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc sinh họ
c với trưởng
thành loài Conopomorpha litchiella Bradley (Lục Ngạn, Bắc
Giang, Vụ Xuân Hè, 2013)
66
3.14 Ảnh hưởng của một số loại thuốc hoá học đến mật độ trưởng
thành loài Conopomorpha litchiella Bradley (Lục Ngạn, Bắc
Giang, Vụ Hè Thu, 2013)
67
3.15 Hiệu lực phòng trừ một số loại thuốc hoá học với trưởng thành
loài Conopomorpha litchiella Bradley (Lục Ngạn, Bắc Giang,Vụ
Hè Thu, 2013)
68



DANH MỤC HÌNH
TT
Hình
Tên hình Trang
3.1 Một số hình ảnh về các loài sâu hại trên vải 38

3.2 Trứng của loài Conopomorpha litchiella Bradley 39
3.3 Sâu non của loài Conopomorpha litchiella Bradley trên lá vải 40
3.4 Nhộng của loài Conopomorpha litchiella Bradley trên lá vải 40
3.5 Trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley trên lá vải 41
3.6 Triệu chứng gây hại của loài Conopomorpha litchiella Bradley 44
3.7 Thời gian phát triển pha sâu non loài Conopomorpha litchiella
Bradley
47
3.8 Vòng đời sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley 50
3.9 Diễn biến mật độ trưởng thành loài Conopomorpha litchiella
Bradley trên vải sớm tại Lục Ngạ
n, Bắc Giang (Vụ Xuân Hè,
2013)
57
3.10 Diễn biến mật độ trưởng thành loài Conopomorpha litchiella
Bradley trên vải chính vụ tại Lục Ngạn, Bắc Giang (Vụ Xuân
Hè, 2013)
58
3.11 Diễn biến mật độ trưởng thành loài Conopomorpha litchiella
Bradley trên cây vải sớm và vải chính vụ tại Lục Ngạn, Bắc
Giang (Vụ Hè thu, 2013)
60
3.12 Diễn biến mật độ trưởng thành loài Conopomorpha litchiella
Bradley trên cây vải và cây nhãn tại Lục Ngạn, Bắc Giang (Vụ
Hè thu, 2013)
62


MỞ ĐẦU



1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây vải là cây ăn quả đặc sản cổ truyền có giá trị dinh dưỡng cao và là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh Bắc Giang. Năm 2013, Bắc Giang với
tổng diện tích trên 31.000 ha, có sản lượng toàn tỉnh đạt trên 130.000 tấn quả tươi,
trong đó chỉ riêng huyện Lục Ngạn có sản lượng cao nhất 72.000 tấn
(www.bacgiangintrade.gov.vn)[15]. Hiện nay, diện tích trồng vải tỉnh Bắ
c Giang
nói chung và huyện Lục Ngạn vẫn đang tăng lên và đã trở thành cây chủ lực
trong việc thúc đẩy kinh tế và xã hội của huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Cùng
với sự gia tăng về diện tích trồng vải thì sự bùng phát gây hại của một số loại sâu
hại chính trên cây trồng này cũng ngày càng trở thành vấn đề quan trọng. Kết
quả nghiên cứu và thực tế sản xuất vả
i quả ở nước ta cho thấy sâu đục gân lá
nhãn Conopomorpha litchiella Bradley là đối tượng xuất hiện và gây hại thường
xuyên cho các vùng trồng vải, gây nhiều tốn kém trong công tác phòng trừ (Đào
Đăng Tựu và cs, 2000)[10].
Kết quả điều tra năm 1993 – 1994 đã ghi nhận loài này có mặt đều khắp
trên các vùng trồng nhãn tại đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Thị Thu Cúc,
2000)[3]. Chúng có thể tấn công đến 100% só cây trong vườn và có thể làm
thiệt hại đến 100% lá non trên cây. Tại Thái Lan, loài này cũng
được ghi nhận
đục gân lá vải và nhãn (Kuroko và Lewvanich, 1993)[26].
Trên cây vải, loài Conopomorpha litchiella thường được ít chú trọng vì
chúng không gây hại trực tiếp đến vải quả nhưng chúng lại gây hại rất đáng kể
cho các đợt lộc của cây vải, gây hại gián tiếp đến chất lượng vải quả. Hiện nay
việc phòng trừ loài dịch hại này và các loài sâu bệnh, nhện hại khác trên cây vải
ở Việt Nam hay các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc… đang còn gặp nhi
ều



khó khăn, việc phòng trừ chỉ dựa vào biện pháp hóa học là chủ yếu (Đào Đăng
Tựu và cs, 2000, 2003; Christopher 2002)[10][28]. Tuy nhiên, cho đến nay các
nghiên cứu chi tiết về đặc điểm sinh học sinh thái và phòng chống loài sâu hại
này ở nước ta còn rất ít được quan tâm, do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Thành
phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải
Conopomorpha litchiella Bradley (Lepidoptera: Gracillariidae) tại Lục Ngạn,
Bắc Giang”.
2. Mục tiêu và yêu cầu củ
a đề tài
Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục gân lá
vải Conopomorpha litchiella Bradley. Trên cơ sở khoa học đó, đề xuất các biện
pháp phòng trừ chúng có hiệu quả, toàn đối với con người và môi trường.
Yêu cầu của đề tài: Nắm được đặc điểm sinh học, diễn biến phát sinh gây
hại và đề xuất một số biện pháp phòng trừ loài Conopomorpha litchiella Bradley
có hi
ệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Cung cấp dẫn liệu mới về thành phần sâu, nhện hại trên cây vải ở vùng
Lục Ngạn (Bắc Giang) góp phần làm phong phú thêm những hiểu biết về dịch
hại trên cây vải ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung những dẫn liệu khoa học mới
về đặc
điểm sinh học của loài sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella
Bradley, làm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy phổ
biến kết quả đến cán bộ kỹ thuật và khuyến nông ở các vùng trồng vải.
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài



- Góp phần giảm bớt được thiệt hại do loài Conopomorpha litchiella
Bradley gây ra. Đồng thời, góp phần nâng cao được năng suất và chất lượng quả
vải, đóng góp vào việc ổn định và cải thiện đời sống của người dân ở vùng trồng
vải.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella
Bradley
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái, diễn biến số lượng loài Conopomorpha litchiella Bradley, đánh giá
hiệu quả của một số biện pháp bảo vệ thực vật với loài sâu hại này.





CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
Vải hay còn gọi là lệ chi là cây ăn quả đặc sản được trồng ở nhiều tỉnh ở
nước ta nhưng tập trung và chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, được trồng nhiều ở
Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nội. Trong sản xu
ất nông
nghiệp quả vải được thu hoạch vào tháng 5 – 6 dùng để ăn tươi hay sấy khô, hạt
vảithái mỏng phơi hay sấy khô còn được sử dụng làm thuốc. Chính vì vải mang
lại nhiều lợi ích nên trong những năm gần đây, cây vải cũng đã được phát triển
rộng lớn hơn không chỉ ở các tỉnh ở miền Bắc mà còn ở một số địa phương thuộc
vùng Tây Nguyên. Cây vải thu
ộc nhóm cây ăn quả á nhiệt đới, thích nghi với
điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta, được trồng xen, trồng thuần cho thu

nhập khá cao so với các loại cây ăn quả khác.
Là cây ăn quả lâu năm thích hợp với đất phù sa có tầng dầy, đất đồi thuộc
phù sa cô, sa thạch do biết những đặc tính của cây phù hợp với vùng chân đất ở
các huyện Lục Ngạn, Lục Nam đã đ
em cây vải từ đất tổ Hải Dương về trồng từ
những năm 90. Nhanh chóng nhận ra lợi ích to lớn của cây vải đem lại cho người
nông dân, tỉnh Bắc Giang đã xác định cây vải là cây ăn quả của chủ lực cung cấp
cho cả nước sản lượng vải lớn, thậm chí để xuất khẩu ra quốc tế nên đã đầu tư và
phát triển quá trình chuyển đổi c
ơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng phát
triển mạnh tập đoàn cây ăn quả ở Bắc Giang, cây vải thiều chính thức được chọn
làm cây ăn quả chủ lực. Xây dựng vùng trồng vải sản xuất hàng hoá là bước đột
phá quan trọng thúc đẩy kinh tế của các địa phương cũng như toàn tỉnh phát triển
một cách toàn diện, đặt biệt là ở các huyện nghèo nhưng có điều kiệ
n tự nhiên
phù hợp với cây vải.


Hiện nay việc mở rộng các vùng trồng vải cùng với việc thâm canh tăng
năng suất vải thiều ở các vùng trồng vải đã và đang gặp không ít khó khăn do sự
gây hại của các loài sâu hại trên cây vải, đặc biệt là sự gây hại nghiêm trọng của
sâu đục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley. Loài này có mặt và gây
hại ở hầu hết các vùng trồng vải ở nước ta, ảnh hưởng đến n
ăng suất và chất
lượng vải quả thương phẩm, gây thất thu lớn cho người sản xuất. Nhưng do quá
chú tâm vào việc phòng trừ dịch hại này mà người nông dân đã không chú trọng
nhiều đến quá trình phòng trừ sâu gân lá Conopomorpha litchiella Bradley cũng
có hình dáng kích thước gần giống với sâu đục cuống quả vải Conopomorpha
sinensis Bradley. Khác với sâu đục cuống quả vải chỉ gây hại mạnh trong quá
trình hình thành quả thì sâu đục gân lá Conopomorpha litchiella Bradley lại gây

h
ại mạnh trong quá trình phát triển lộc, lá làm cây hấp thu dĩnh dưỡng kém và
gián tiếp làm giảm năng suất, sản lượng vải quả vụ sau. Việc phòng trừ loài sâu
đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley gặp rất nhiều khó khăn do thông
tin về loài này còn hạn chế và chủ yếu vẫn dựa vào biện pháp hoá học là chính.
Với mục đích nâng cao năng suất chất lượng vải quả, hạn chế thấp nhất sự
thiệ
t hại do loài sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley gây ra, bảo
vệ sức khỏe con người và môi trường, việc đi sâu nghiên cứu đặc điểm phát sinh
phát triển của loài sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley từ đó đưa
ra biện pháp phòng trừ là một nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cho nghề trồng
vải ở tỉnh Bắc Giang nói riêng và trên cả nước nói chung. Kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ góp phần giải quyế
t các vấn đề khó khăn trong quản lý loài sâu đục
gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley trên cây vải hiện nay.




1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình sản xuất vải trên thế giới
Quả vải tươi được thị trường nhiều nước ưa thích. Hàng năm có khoảng
16000 tấn quả tươi hàng hóa chiếm khoảng 6,4% tổng sản lượng trên thế giới.
Cây vải (Litchi chinensis Sonn); thuộc Chi Vải Litchi; Họ Bồ Hòn
Sapindaceae, Bộ Bồ Hòn Sapindales, Phân lớp Hoa Hồng Rosidae; Lớp Ngọc
Lan Dicotyledoneae (Magnoliopsida); Ngành Ngọc Lan Magnoliophyta
(Angiospermae). Họ Bồ hòn có 140 – 150 chi với khoảng 2000 loài đượ
c phân
bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung chủ yếu ở Châu Á và Châu Mỹ
(Pandey, 1989; Schaffer, 1994) [29][31].

Cây vải có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc. Người ta thấy vải dại
trong rừng 4 tỉnh phía nam (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, đảo Hải Nam)
và có nơi vải mọc trong rừng trên diện tích rộng. Hiện nay, trên thế giới có trên
20 nước trồng vải nhưng sản xuất có tính chất hàng hóa thì chỉ có một số n
ước
như: Trung Quốc, diện tích trên 161681 ha, sản lượng 223.680 tấn; Ấn Độ: diện
tích 23.442 ha, sản lượng 15.000 tấn; Ôxtrâylia có khoảng trên 1 triệu cây, sản
lượng 35.000 tấn (1990); Mỹ năm 1981 sản lượng 2000 tấn. Ngoài ra vải còn
trồng nhiều ở Nam Phi, Malaixia, Braxin, Newzilân… Quả vải tươi được thị
trường nhiều nước ưa thích. Hàng năm có khoảng 16000 tấn quả tươi hàng hóa
chiếm khoảng 6,4% tổng sản lượng trên thế giớ
i. Song vì để lâu vỏ quả biến
màu, phẩm chất quả không tươi ngon như khi vừa hái nên cung không đủ cầu. Vì
vậy các nước muốn xuất khẩu tươi phải nghiên cứu kỹ thuật bảo quản vải tươi.
Trên thế giới đã có những cuộc cạnh tranh vải tươi ở thị trường như ở thị trường
Hồng Kông: Những năm đầu của thập kỷ 80 v
ải tươi ở thị trường Hồng Kông từ
tỉnh Quảng Đông chuyển đến, bình quân 4500 tấn/năm. Đó là những giống vải


ngon và quý như Nuamixu, Quế vị, Bạch lạp. Thời gian cung cấp kéo dài 2 tháng
rưỡi. Những năm gần đây vải của Đài Loan bán vào Hồng Kông ngày một tăng.
Năm 1980 chiếm 9,97% lượng quả vải toàn thành phố. Năm 1984 – 62,25% và
là lần đầu tiên vượt hẳn Quảng Đông với số lượng 4.244 tấn, trong khi đó Quảng
Đông chỉ có 2.559 tấn. Trước đây vải của Đài Loan chủ yếu dùng để làm đồ
hộp,
nhờ có những tiến bộ về kỹ thuật bảo quản vải tươi, bao gói và vận chuyển,
giống vải Hắc diệp đến với thị trường Hồng Kông sớm và kết thúc muộn hơn so
với vải của Quảng Đông. Cho đến giữa tháng 8 vẫn còn vải bán (theo Ung Thụ
Chương, 1991). Một đối thủ khác là Thái Lan năm 1984 lần đầu tiên dùng máy

bay chở giống vải chín sớ
m đến với Hồng Kông, sớm hơn 10 ngày so với giống
chín sớm Tam Nguyệt Hồng của Quảng Đông. Các năm 1985, 1986 cũng vậy,
vải của Thái Lan có mặt ở Hồng Kông sớm hơn vải ở Trung Quốc, mặc dù chất
lượng quả chưa phải tuyệt hảo nhưng vẫn bán được giá cao. Hiện nay, Quảng
Đông đang ra sức cải biến các khâu quan trọng trong sản xuất, cung ứng, thươ
ng
mại để giành lại vị trí của mình về mặt hàng vải tươi ở Hồng Kông.
Trung Quốc có sản lượng vải thiều cao nhất thế giới chiếm 63% tổng sản
lượng vải trên thế giới. Năm 2001, diện tích trồng vải của Trung Quốc đã lên đến
584.000 ha với sản lượng đạt 958.700 tấn, đến năm 2006 sản lượng đã đạt tới
1.446.000 tấn. Trong đ
ó, tỉnh Quảng Đông là tỉnh đứng đầu về cả diện tích và
sản lượng tương ứng là 303.080 ha và 793.200 tấn (Ghosh, 2000)[21].
Sau Trung Quốc là Ấn Độ đứng thứ hai trên thế giới về diện tích và sản
lượng vải với sản lượng chiếm khoảng 19% sản lượng vải thế giới nhưng thị
trường tiêu thụ chính vẫn là ở trong nước. Từ năm 2000 đến năm 2005 diện tích
vải của Ấn Độ là 56.200 ha, sản lượng đạt 425.000 đến 428.900 tấn, sản lượng
không tăng do Ấn Độ phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội. Các vùng trồng vải


chủ yếu của Ấn Độ là Bihar với sản lượng là 310.000 tấn, West Bengal (36.000
tấn), Tripura (27.000 tấn) và Uttar Pradesh (14.000 tấn) (Ghosh, 2000) [21].
Theo Minas (2002) [29] và GHD (2013) [25], năm 1999 diện tích vải ở
Thái Lan là 22.200 ha, sản lượng 85.083 tấn và đến năm 2007 sản lượng cũng
không thay đổi nhiều. Vùng sản xuất vải chủ yếu của Thái Lan là Phayao, Nan,
Chiang Mai, Lamphun, Phrae và Fang.
Năm 2008, Madagascar đã vươn lên mạnh mẽ trở thành nước có sản lượng
vải lớn thứ 5 thế giới v
ới sản lượng 80.000 tấn tăng hơn 55.000 tấn so với sản

lượng của năm 2000 và là xuất khẩu đứng thứ 5 thế giới với 21.650 tấn (GHD,
2013)[25].
Ngoài ra phải kể đến các nước khác như Đài Loan, Bangladesh, Nepal,
Úc, Mexico và một số nước ở Châu Phi như ba nước trồng vải theo hướng hàng
hoá gồm Nam Phi, Renyniong, Moritiuyt với mức xuất khẩu hàng năm luôn đạt
trên 1 vạn tấn (FAO, 2003; Huang, 2000; Knigh, 2000)[19][24][25].
Bảng 1.1. Mức xuấ
t khẩu và sản lượng vải của một số nước trên thế giới
STT Tên nước Năm Xuất khẩu (tấn) Sản lượng (tấn)
1 Trung Quốc 2006 295.000 1.446.000
2 Ấn Độ 2005 76.300 425.000
3 Việt Nam 2008 47.000 156.000
4 Thái Lan 2007 40.000 85.083
5 Madagascar 2008 21.650 80.000
6 Đài Loan 2007 11.961 80.000
7 Bangladesh 2007 1.500 13.000
8 Nepal 2008 2.000 14.000
Nguồn: GHD, 2013 [25]


Hiện nay, xuất khẩu vải trên thế giới còn hạn chế, mặc dù nhiều nước có
sản lượng lớn nhưng phần lớn sản lượng đó không được đưa vào dạng xuất khẩu
thương mại trên thế giới. Nước xuất khẩu vải chủ yếu là Trung Quốc. Trung
Quốc chiếm ưu thế về cả diện tích và sản lượng vải, đặc biệt các giố
ng vải chất
lượng tốt năng suất cao đều có ở đây. Úc là quốc gia có quy định về nhập khẩu
vải rất ngặt nghèo nên cả Trung Quốc và Thái Lan đều có các quy định riêng
trong xuất khẩu sang Úc trong suốt thời gian Úc đã qua mùa vải. Ngoài ra Trung
Quốc, Đài Loan và Mexico là những nước xuất khẩu vải sang Mỹ. Phần lớn sản
lượng vải thiều trên thế giới (90%) đều nằm trong nhóm nước đang phát triể

n.
Ngoại trừ các nước như Israel, Úc và Mỹ. Thực tế chỉ một tỷ lệ nhỏ sản lượng
vải được xuất khẩu. Sản lượng vải toàn cầu được ước lượng khoảng 2.3 triệu tấn.
Sản lượng vải sẽ tăng mạnh chủ yếu từ những nước có diện tích trồng vải lớn
như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan. Trung Qu
ốc, Đài Loan và Thái
Lan là những nước tích cực xuất khẩu vải sang các thị trường như Châu Âu,
Canada và Mỹ (GHD, 2013) [25].
Thị trường tiêu thụ vải lớn nhất trên thế giới phải kể đến Hồng Kông,
Singapore, hai thị trường này nhập vải quả chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan,
Thái Lan. Vải chất lượng tốt xuất sang Malaixia, Singapore, Mỹ, Ôxtrâylia, Nhật
Bản, Hồng Kông (Ghosh, 2000) [21]. Năm 2000 Thái Lan xuất khẩu 12.475 tấn
v
ải tươi và sấy khô trị giá 15,4 triệu đôla Mỹ sang Singapore, Mỹ, Hồng Kông,
Malayxia (Anupunt, 2003) [16].
1.2.2. Tình hình sản xuất vải ở Việt Nam
Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển cây ăn quả,
trong đó có vải là một trong những loại cây ăn quả phát triển mạnh nhất. Đến
năm 2004, vải chủ yếu được trồng ở miền Bắc, các vùng sản xuất v
ải quả hàng


hóa được biết đến nhiều như vải Thanh Hà – Hải Dương, Lục Ngạn, Lục Nam,
Yên Thế - Bắc Giang, Đông Triều, Yên Hưng và Hoành Bồ - Quảng Ninh. Diện
tích trồng vải chiếm 80,16% sản lượng chiếm 64,83% so với diện tích và sản
lượng vải quả ở miền Bắc năm 2005. Điều này cho thấy xu hướng phát triển sản
xuất hàng hóa vải quả ngày càng phát triển.
Vùng phân bố tự nhiên củ
a cây vải ở Việt Nam từ 18 – 19
o

vĩ bắc trở ra.
Cây vải trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng, trung du, miền núi Bắc bộ
và một phần khu 4 cũ. Những nơi trồng nhiều vải nhất như: Lục Ngạn (Bắc
Giang), Thanh Hà và Chí Linh (Hải Dương), Đông Triều (Quảng Ninh), Thanh
Hòa (Vĩnh Phúc), Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ (Hà Tây)… Có nhiều
giống vải được trồng ở Việt Nam nhưng chủ yếu là giống vả
i thiều.
Diện tích trồng vải ở nước ta hơn chục năm trở lại đây tăng lên nhanh
chóng. Trong tổng số 140.000 ha, trồng cây ăn quả ở miền Bắc, diện tích trồng
vải chiếm 80% (Nguyễn Văn Tuất và cs, 2009) [9].
Theo số liệu thống kê của Đại học Kinh tế Thái Nguyên năm 2012 [2], 9
tỉnh phía Bắc Việt Nam có diện tích trồng vải lớn trong năm 2004. Trong đó, các
tỉnh có diện tích tr
ồng vải tập trung gồm Bắc Giang (40.629 ha), Hải Dương
(14.245 ha), Lạng Sơn (7520 ha), Quảng Ninh (5200 ha) và Thái Nguyên (6900
ha),… (bảng 1.2). Cây vải được coi là cây chủ lực của một một số vùng như Lục
Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà và Chí Linh (Hải Dương)…(Nguyễn Văn Tuất và
cs, 2009)[18]. Một số địa phương như Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải
Dương) đã xây dựng được chỉ dẫn địa lý cho cây vải thiều của địa ph
ương mình.





Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh phía Bắc, Việt Nam
năm 2004
TT Địa phương Tổng diện
tích (ha)
Diện tích thu

hoạch (ha)
Sản lượng
(tấn)
1 Bắc Giang 40.629 33.401 68.907
2 Hải Dương 14.245 12.400 19.964
3 Quảng Ninh 5.200 3.900 6.500
4 Thái Nguyên 6.900 4.900 7.600
5 Lạng Sơn 7.520 5.620 8.900
6 Phú Thọ 1.603,7 1.280,5 7.374,7
7 Vĩnh Phúc 2.923 1.325 83,7
8 Hà Tây 1.501 833 4.906
9 Hoà Bình 1.420 795 1.946
Nguồn: Đại học Kinh tế Thái Nguyên (2006) [2]
Ở Việt Nam, cây vải là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế
cao. Vải quả thương phẩm là loại quả chất lượng cao, được thị trường trong nước
và trên thế giới ưa thích. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm quả vải: trước những
năm 1990, vải được tieu thụ chủ yếu ở trong nước và thị
trường tiêu thụ vải lớn
đó là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thành phố Hồ Chí Minh… Trong những
năm gần đây quả vải cũng đã được tiêu thụ ra nước ngoài như Trung Quốc,


Hồng Kông, Thái Lan, Lào, Campuchia và một số nước ở Châu Âu như Đức,
Pháp, Nga… tuy nhiên số lượng chưa nhiều, chiếm khoảng 30 – 35% tổng sản
lượng. Còn lại từ 65 – 70% được tiêu thụ ở thị trường trong nước. Đại đa số vải
được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, một số đem sấy khô làm đồ hộp. Việc tiêu thụ
quả vải tươi ra thị trường nước ngoài còn g
ặp nhiều khó khăn trong bảo quản,
chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Lương
tiêu thụ quả vải hiện nay ở Việt Nam mới đạt từ 0,1 – 0,8kg/người/năm, rất thấp

so với các nơi khác như Thụy Điển, Mỹ, Úc. Tiềm năng thị trường vải ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ
Chí Minh… là rất cao. Nếu các điều
kiện cơ sở hạ tầng cho bảo quản, chế biến được cải tiến để nâng cao chất lượng
sản phẩm thì có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, Việt nam có
nhiều lợi thế cho việc xuất khẩu vải sang Châu Âu, do đó kỹ thuật canh tác, chất
lượng quả, tiêu chuẩn đóng gói…, cần ph
ải được nâng cao để đáp ứng các đòi
hỏi của thị trường Châu Âu. Việt Nam nói chung và phía Bắc của Việt Nam nói
riêng có tiềm năng cao về sự phát triển của cây vải. Trong thực tế loại hoa quả
này đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nên kinh tế của quốc gia và
cuộc sống của người dân địa phương đặc biệt là vùng trồng vải thiều hàng hoá
Lục Ngạn (Bắc Giang).
1.3. Nghiên cứu về
sâu hại vải trên thế giới
1.3.1. Nghiên cứu về thành phần sâu, nhện hại cây vải
Trong nhiều năm qua đã có nhiều nước trên thế giới đã công bố kết quả
nghiên cứu sâu hại vải. Trong đó có Ấn Độ, Ôxtrâylia, Đài Loan, Trung Quốc,
Thái Lan là những nước có nhiều công trình nghiên cứu nhiều nhất về sâu, nhện
hại trên cây vải. Đây là những nước có sản lượng vải rất lớn và là nhữ
ng nước
chủ đạo trong xuất khẩu vải sang nhiều quốc gia trên thế giới nên các nghiên cứu


tập trung chủ yếu ở việc điều tra phát hiện, nhận dạng chẩn đoán thành phần sâu
hại và biện pháp phòng trừ an toàn và hiệu quả nhất. Các nghiên cứu về đặc điểm
sinh học, sinh thái của sâu trên cây vải rất ít được đề cập. Những nghiên cứu về
đánh giá tác hại của sâu hầu như không tài liệu nào đề cập đến. Trên một số
giống vải cũng mớ
i chỉ có kết quả thành phần sâu hại và nghiên cứu thuốc hoá

học để phòng trừ các đối tượng sâu hại chính.
Các loài dịch hại chủ yếu trên vải ở các nước châu Á và Thái Bình Dương
bao gồm sâu đục cuống quả, sâu đục quả, sâu đục lá, sâu cuốn lá, rệp hại hoa và
quả non, bọ xít, nhện, dơi hại qủa và ruồi đục quả (Menzel, 1998)[27].
Tại Ấn Độ, cây vải thiều là 1 trong những cây ăn quả
có sản lượng lớn
nhất và bị ảnh hưởng nặng bởi các loài dịch hại. Theo thống kê của FAO có
khoảng hơn 40 loài côn trùng, nhện hại được ghi nhận trên cây vải thiều ở các
giai đoạn phát triển khác nhau của cây. Trong đó có nhện nhỏ (Aceria sp.), sâu
đục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley, sâu đục gân lá
Conopomorpha litchiella Bradley, sâu đục quả Conopomorpha camiella Bradley
và bọ cuốn lá đỏ Apoderous sp. là những loài dịch hại chính (Minas, 2002)[29].

Đài Loan đã ghi nhận được 54 loài sâu hại trên vải, trong đó có 10 loài
được coi là dịch hại nguy hiểm (Hwang, 1996)[24]. Ở Trung Quốc đã phát hiện
được khoảng 120 loài dịch hại trên cây vải, trong đó có 58 loài sâu và nhện hại
(Schulte, 2007)[49]. Các loài dịch hại chính trên cây vải ở Trung Quốc gồm bọ
xít nhãn (Tessaratoma papillosa Drury), sâu đục cuống quả (Conopomorpha
sinensis Bradley), xén tóc đục thân (Aristobia testudo), muỗi năn (Dasineura sp.)
và nhện lông nhung (Eriophyes litchi Keifer) (Schulte, 2007) [31].
Ở Thái Lan, một số loài sâu hại gây hại nghiêm trọng trên cây vả
i như sâu
đục cuống quả vải (Conopomorpha sinensis Bradley), sâu đục gân lá


(Conopomorpha litchiella Bradley), bọ xít nhãn vải (Tessaratoma papillosa), sâu
đo (Othreis fullonia), sâu đục cành (Zeuzera coffeae). Ngoài ra còn ở một số loài
sâu hại thường xuyên gây hại khác như nhện lông nhung (Eriophyes litchii
Keifer), sâu róm (Oxyodes scrobiculata).
1.3.2. Nghiên cứu về một số loại sâu hại chính:

Sâu đục cuống quả vải: Conopomorpha sinensis Bradley, là loài sâu hại
được biết đến như sâu đục cành ở trung Quốc và sâu đục quả ở Thái Lan, đây là
dịch hại chính xuất hiện và gây hại thường xuyên trong suốt v
ụ quả. Loài dịch
hại này trước kia được ghi nhận là Acrocercops cramerella, chúng tấn công vào
quả vải, thậm chí ở cành. Trứng của sâu đục cuống quả vải rất nhỏ bé có kích
thước 0.4 x 0.2 mm và xuất hiện ngay trên quả sau thời kì ra hoa. Trứng nở ra
sau 3 -5 ngày, sâu non ngay lập tức đục vào trong quả hoặc lá hoặc cành. Chúng
đục quanh phần cuống và làm quả bị rụng. Tại Thái Lan, phải mất cả tuần để xác
định trứng của sâu đục cuống có trong lô hàng hay không vì chúng rất nhỏ gần
như không thể quan sát bằng mắt thường. Những quả bị sâu đục cuống sẽ bị nhặt
ra và tiêu hủy. Tại Đài Loan, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng ngài trưởng
thành có thể bị ngăn chặn tiếp xúc với quả nếu sử dụng túi nylon lưới nhưng
thực tế nó không được áp dụng nhiều do sự tốn kém về chi phí và công lao động
của người trồng vải là quá lớn. Người trồng vải được khuyến cáo nên chịu khó
thu nhặt cá quả rụng và tiêu hủy để tránh sự tích lũy quần thể trưởng thành trên
đồng ruộng.
Nhện lông nhung (Eriophyes litchii Keifer): các nghiên cứu về nhện lông
nhung cho thấy nhện lông nhung (Eriophyes litchii Keifer) là loài dịch hại rất
quan trọng trên cây vải tại vùng Hawaii, Pakistan (Jeppon, 1975) [34] và Đài
Loan. Nhện lông nhung (Eriophyes litchii Keifer) phân bố rộng khắp các vùng


trồng nhãn, vải trên thế giới (Jeppon, 1975) [34]. Các nghiên cứu đã chỉ rõ nhện
lông nhung gây hại trên lá non, hoa, quả non nhưng nặng nhất là ở các lá non và
hoa. Sợi lông nhung phát triển ở mặt sau lá là nguyên nhân làm cho lá bị co và
có thể rụng. Một vụ vải số lượng lá trên cây có thể bị nhện lông nhung tấn công
gây hại mạnh lên tới 32,55% (Wen, Lee and Lin, 19991)[36]. Nhện lông nhung
cũng gây hại trên hoa làm cho hoa, quả ngừng phát triển (Channabasavanna,
1966; Cheng, 2002) [17][18]. Nhện lông nhung 1 năm có khoảng 15 – 16 lứa gây

hại mạnh vào các tháng 6, 7 lúc cây ra lộc non, sau
đó mật độ chúng giảm dần,
chúng qua đông ở dạng trưởng thành (Xu and Li, 1996) [37]. Nhện lông nhung
lan truyền nhờ gió, hoạt động sản xuất của con người, qua một số loài côn trùng
như ong mật (Wen, 1991; Waite and McAlpine, 2003) [35][36].
Sâu đục vỏ (Indarbela quadrinotata Walker và Indarbela tetraonis
Moore) là loài sâu đa thực xuất hiện cả trên cam, quýt, ổi, mít xoài và thường
gặp trên cây nhãn và vải già, cằn cỗi. Sâu non nở ra gặm vỏ cây, sau đó đục vào
trong vỏ phá huỷ mạch dẫn, dẫ
n đến hỏng cây (FAO, 1989)[20].
Rệp muội Toxoptera aurantii Boyer de Fons được ghi nhận hại trên cây
có múi, nhãn và vải ở nhiều nước trên thế giới. Rệp non và rệp trưởng thành có
màu nâu đen hại ở lộc non, chùm hoa, quả non, hút dịch tế bào dẫn đến rụng lá
(FAO, 1989) [20].
Bọ xít Tessaratoma papillosa Drury gây hại chính trên cam, quýt, lựu,
bưởi, dong diềng, bạch đàn, thầu dầu nhưng cũng gây hại cả trên nhãn và vải.
Chúng phá vỡ lớp sáp ở mặt dướ
i lá và lộc non, hút dinh dưỡng trực tiếp làm cho
cành thậm chí cả quả bị héo và chết gây gẫy rụng. Sự gây hại của chúng không
nguy hiểm nhưng làm giảm sự phát triển của lá và gây vàng lá, do chất acid Xuid

×